Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

VAI TRÒ của VÀNG và TIỀN GIẤY TRONG hệ THỐNG TIỀN tệ QUỐC tế LIÊN hệ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------

BÀI TẬP THẢO LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ 2
Đề tài: Vàng và tiền giấy trong hệ thống tiền tệ quốc tế - Liên hệ với Việt Nam

MỤC LỤC
1


Phần mở đầu 3
Phần nội dung

4

1. Lý thuyết chung......................................................................................................4
1.1.

Khái quát chung hệ thống tiền tệ quốc tế..........................................................4

1.2.

Các chế độ tiền tệ..............................................................................................5

2. Vị trí và vai trị của vàng và tiền giấy trong hệ thống tiền tệ quốc tế...............10
2.1.

Thực trạng vàng và tiền giấy trong hệ thống tiền tệ quốc tế............................10


2.2.

Vai trò của vàng và tiền giấy trong hệ thống tiền tệ quốc tế............................11

2.3.

Xu hướng phát triển của vàng và tiền giấy......................................................17

2.4.

Các vấn đề kinh tế nổi bật gắn với vàng và tiền giấy......................................22

3. Liên hệ Việt Nam..................................................................................................25
3.1.

Vàng trong hệ thống tiền tệ Việt Nam.............................................................25

3.2.

Tiền giấy trong hệ thống tiền tệ Việt Nam.......................................................30

Phần kết luận34
Tài liệu tham khảo 35

2


Phần mở đầu
Trong lịch sử phát triển của tiền tệ của cả thế giới, xã hội đã sử dụng các loại tiền tệ
như: hóa tệ, tín tệ, bút tệ và mới đây nhất là số tệ. Trong đó Vàng và tiền giấy là đại diện

tiêu biểu của các loại tiền tệ mà được chấp nhận rộng rãi và có vai trị quan trọng trong
phạm vi tồn thế giới. Vì vậy vàng và tiền giấy xuất hiện trong hệ thống tiền tệ xuyên
suốt theo chiều dài lịch sử gắn với nhiều bối cảnh, với những sự chuyển mình của quốc
tế. Hay thân thuộc hơn đó là sự hiện diện của vàng và tiền giấy xung quanh cuộc sống
của chúng ta. Bài viết này sẽ tập trung phân tích “Vàng và tiền giấy trong hệ thống tiền tệ
quốc tế và liên hệ với Việt Nam” nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về vàng và tiền giấy,
cũng như đi sâu vào những điểm ảnh trong bức tranh để thấy được tác động và vai trò của
chúng đối với nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
Mặc dù tập thể nhóm đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về tư liệu cũng như trình
độ nên bài viết này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể nhóm mong muốn và
chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp bổ sung của thầy và các bạn để bài viết được
hoàn thiện hơn!

3


Phần nội dung
1. Lý thuyết chung
1.1. Khái quát chung hệ thống tiền tệ quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Hệ thống tiền tệ quốc tế là một tập hợp các quy tắc, công ước quốc tế, công cụ,
phương tiện và các thể chế hỗ trợ nhằm tác động tới các quan hệ tài chính- tiền tệ. Nó là
mạng lưới tồn cầu của các chính phủ và các tổ chức tài chính đặt ra các quy định quốc tế
mà theo đó để các quốc gia trao đổi tiền tệ với nhau, cũng như nhằm xác định tỷ giá hối
đoái của các loại tiền tệ khác nhau cho hoạt động trao đổi nguồn lực quốc tế.
1.1.2. Vai trò
Mục tiêu của IMS là thúc đẩy và ổn định tăng trưởng tồn cầu thơng qua điểu chỉnh
các quan hệ tiền tệ quốc tế. Các thỏa thuận chính thức của IMS điều chỉnh các khía cạnh
chính của cán cân thanh toán (IMF, 2009c; 2010a) bao gồm: thỏa thuận hối đoái và tỷ giá
hối đoái; thanh toán quốc tế và chuyển tiền liên quan đến các giao dịch quốc tế hiện tại;

chuyển động vốn quốc tế; và dự trữ quốc tế. Qua đó IMS là tạo điều kiện thuận lợi cho
việc trao đổi các nguồn lực quốc tế một cách có hiệu quả, giúp cho các quốc gia có những
công cụ linh hoạt thay cho những biện pháp bảo hộ, hạn chế khắt khe.
1.1.3. Những căn cứ hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành bởi 2 yếu tố bao gồm: cách thức xây dựng tỷ
giá hối đốt và các hình thức dự trữ tiền tệ quốc tế. Các hệ thống tiền tệ quốc tế có thể kết
hợp giữa một số chế độ tỷ giá hối đối với một số hình thức dự trữ khác nhau.
1.1.3.1. Cách thức xây dựng chế độ tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá được xác định và duy trì một cách cố định (tại một thời điểm hay một khoảng
hẹp) trong một thời kỳ dài. Ngân hàng Trung ương thường được chỉ định là cơ quan xác
định và duy trì tỷ giá cố định. Tỷ giá áp dụng trong các hoạt động mua bán ngoại tệ trên
thị trường chính thức là tỷ giá được quy định bởi Ngân hàng Trung ương.
Các loại chế độ tỷ giá trong hệ thống kinh tế quốc tế:
 Chế độ tỷ giá cố định
4









Chế độ tỷ giá thả nổi
Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý
Chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh
Chế độ tỷ giá cố định và đồng thời linh hoạt trong phạm vi một biên độ
Chế độ tỷ giá bị trườn
Chế độ hai tỷ giá


1.1.3.2. Các hình thức dự trữ tiền tệ quốc tế
 Bản vị vàng: vàng được dùng làm dự trữ quốc tế
 Bản vị ngoại tệ: đồng tiền duy nhất có chức năng là phương tiện dự trữ quốc tế.
 Bản vị kết hợp: vàng hay đồng tiền nào đó được dùng làm dự trữ tiền tệ quốc tế
1.1.3.3. Các tiêu thức đánh giá hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc tế
Một hệ thống tiền tệ quốc tế được coi là hoạt động có hiệu quả nếu nó đạt được 2 mục
tiêu:
 Tối đa hóa sản lượng và mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất của thế giới
 Phân phối công bằng các lợi ích kinh tế giữa các quốc gia cũng như giữa các nhóm
lợi ích trong mỗi quốc gia.
Việc đánh giá hoạt động của một hệ thống tiền tệ có thể dựa vào 3 tiêu thức:
 Độ tin cậy
 Tính ổn định của hệ thống khi vận hành
 Khả năng thanh khoản
 Dự trữ tiền tệ quốc tế
1.2. Các chế độ tiền tệ
1.2.1. Chế độ bản vị vàng
Những đặc điểm trong hoạt động của chế độ bản vị vàng:
 Các quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng, đồng thời khơng
hạn chế mua và bán vàng tại mức giá quy định.
 Xuất khẩu và nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động.
5


 NHTW phải ln duy trì một lượng vàng trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền
phát hành  vai trò của NHTW là mua vàng từ người cư trú và thơng qua đó phát
hành tiền ra lưu thơng  chế độ bản vị vàng đã hạn chế sự năng động của NHTW
trong việc điều tiết lượng tiền trong lưu thơng
Thời kỳ hồng kim của chế độ bản vị vàng

 Quy tắc thứ nhất được tuân thủ nghiêm ngặt: Trong suốt thời kỳ 1880- 1914,
khơng có một sự phá giá hay nâng giá nào giữa đồng tiền của các nước Anh, Mỹ,
Đức và Pháp  bằng chứng ghi nhận chế độ bản vị vàng như là trường hợp mẫu
mực và sát thực nhất của chế độ tỷ giá cố định .
 Quy tắc thứ hai liên quan đến các luồng chu chuyển vàng tự do giữa các quốc gia
cũng được tuân thủ: Các hàng rào thương mại vàng được rỡ bỏ, kiểm soát ngoại
hối và chu chuyển vốn rất ít áp dụng.
 Ngược lại với hai quy tắc đầu, quy tắc thứ ba về mối quan hệ giữa vàng và khối
lượng tiền phát hành không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt mặc dù đã có
điều luật thơng qua rằng phải có một tỷ lệ vàng tương ứng đảm bảo cho tiền phát
hành.
Hoạt động kinh tế vĩ mô dưới chế độ bản vị vàng có những đặc trưng:
 Tồn tại luồng vàng rịng chảy từ quốc gia có thâm hụt đến quốc gia có thặng dư
cán cân thanh tốn
 Cung ứng tiền tăng ở quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán sẽ tạo ra hiệu ứng
-

Tạo áp lực tăng giá

-

Lãi suất có xu hướng giảm

-

Tăng nhập khẩu từ quốc gia có thâm hụt cán cân thanh tốn

 Cung ứng tiền ở quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán sẽ tạo ra hiệu ứng
-


Tạo áp lực giảm giá

-

Lãi suất có xu hướng tăng

-

Giảm nhập khẩu từ quốc gia có thặng dư cán cân thanh tốn
6


 Quá trình này diễn ra thường xuyên liên tực, chừng nào cán cân thanh toán của tất
cả các nước chưa đạt được trạng thái cân bằng
1.2.2. Hệ thống Giơ-noa (1922-1939) (Chế độ bản vị vàng hối đoái)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tỷ giá hối đoái được thả nổi hồn tồn và dao động
thất thường với quy mơ và tần số rất lớn.
 Nhu cầu thiết lập một trật tự mới trong các quan hệ thương mại và tài chính quốc tế.
Quan điểm: phục hồi lại chế độ bản vị vàng + bổ sung các yếu tố mới (một đồng tiền
mạnh đóng vai trị là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế).
Chế độ bản vị vàng hối đoái:
 Áp dụng hệ thống tỷ giá thả nổi và bản vị vàng có giới hạn.
 Bảng Anh, đơla Mỹ và frăng Pháp cùng với vàng thực hiện chức năng dự trữ và
thanh toán quốc tế.
Năm 1925, Anh tuyên bố tái lập khả năng chuyển đổi ra vàng của đồng Bảng Anh và
xóa bỏ mọi hạn chế đối với việc xuất khẩu vàng.
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái:
 Khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao
 Các nước phá giá đồng tiền và từ bỏ chế độ bản vị vàng hối đoái: Anh và Đức
(1931), Mỹ (1933) và Pháp (1936)

 Chính sách “trút gánh nặng lên hàng xóm”: phá giá đồng tiền, áp dụng các biện
pháp thuế quan, hạn mức xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối
 Lĩnh vực tài chính - tiền tệ quốc tế rơi vào tình trạng hỗn loạn khơng kiểm soát
được, và thương mại quốc tế giảm sút ghê gớm
Tiền giấy không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thơng qua
ngoại tệ vàng.
Vàng được tích tụ trong các trung tâm tài chính lớn của thế giới, cụ thể là ở các nước
phát hành ngoại tệ vàng, và tạo nên nguồn dự trữ quốc tế duy nhất của quốc gia đó.
1.2.3. Hệ thống chế độ tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh
Lịch sử của IMS sau Chiến tranh được gắn chặt với vai trò trung tâm của USD
7


Động cơ tạo ra một trật tự tiền tệ quốc tế mới – Hệ thống Bretton Woods để tránh sự
tan rã của các mối quan hệ tiền tệ phạm vi quốc tế như đã từng xuất hiện vào những năm
1930s
Đặc điểm quan trọng của BWS:
 Hệ thống chế độ tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh
 Sự thành lập của Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF và Ngân hàng thế giới – WB
Theo thỏa ước về IMF, mỗi đồng tiền quốc gia được ấn định một tỷ giá trung tâm với
USD và được phép dao động với biên độ +/- 1%. Tỷ giá đồng USD cố định với vàng là
$35/ounce
1945: Chính phủ Mỹ nắm giữ 70% lượng vàng dự trữ của thế giới  NHTW nước
ngoài tin tưởng và sẵn sàng nắm giữ USD làm dự trữ vì Chính phủ Mỹ cam kết chuyển
đổi ra vàng khơng hạn chế với mức cố định $35/ounce  Đảm bảo duy trì sức mua của
USD ngang với sức mua của vàng
Mỗi quốc gia phải duy trì tỷ giá trung tâm của đồng bản tệ với USD nhưng trong
tường hợp cán cân thanh toán quốc tế mất cân đối cơ bản thì có thể tiến hành phá giá hay
nâng giá đồng tiền.
Nếu thay đổi tỷ giá ở mức cao hơn 10% cần có sự chấp thuận của IMF

Các quốc gia thành viên phải cam kết chuyển đổi không hạn chế đồng bản tệ đối với
các giao dịch trên tài khoản vãng lai
Kể từ năm 1973, thế giới chuyển sang áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý:
 Vàng khơng cịn giữ chức năng là thuớc đo giá trị và là cơ sở để tính tốn tỉ giá hối
đối giữa các đồng tiền.
 Gia tăng mạnh các dòng vốn lưu chuyển quốc tế.
 Các tỉ giá hối đoái linh hoạt được chấp nhận bởi các thành viên của IMF.
 Các NHTW được phép can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh các dao
động không được phép.
 Vàng bị từ bỏ ra khỏi tài sản dự trữ quốc tế.
8


 Các nước kém phát triển được tiếp cận nhiều hơn với các nguồn quỹ của IMF.
1.2.4. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý
Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods tháng 3 năm 1973 thế giới chuyển sang áp
dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
Giai đoạn 1973 - 1978 được coi là giai đoạn chuyển tiếp đặc biệt vì chế độ tỷ giá thả
nổi quản lý chưa được sự công nhận quốc tế chính thức.
Năm 1976, chế độ thả nổi tỷ giá có quản lý được chính thức thừa nhận.
Tháng 4 năm 1978, tại Giamaica, đánh dấu sự ra đời của hệ thống tiền tệ quốc tế thứ tư
- hệ thống Giamaica mà thực chất là chế độ bản vị SDR.
Nguyên tắc hoạt động:
 Vàng hồn tồn bị loại khỏi thanh tốn quốc tế, giá vàng chính thức bị bãi bỏ,
khơng một đồng tiền nào gắn vàng nữa, các giao dịch với vàng trong khuôn khổ
IMF bị cấm (dự trữ vàng của IMF bị bán đi, hạn mức bằng vàng bị bãi bỏ và
chuyển sang tính bằng ngoại tệ).
 Từ năm 1974 các nguồn dự trữ và các giao dịch chính thức của IMF được tính
bằng SDR, thay vì tính bằng đơ la Mỹ.
 Các nước hoàn toàn tự do lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với

những mục tiêu của mình.
 Cho phép tồn tại các khối tiền tệ thu hẹp.
Vàng hoàn toàn bị loại khỏi thanh tốn quốc tế, giá vàng chính thức bị bãi bỏ, các giao
dịch với vàng trong khuôn khổ IMF bị cấm. Vàng chỉ được dùng để thanh toán các khoản
nợ quốc tế.
Từ năm 1974 các nguồn dự trữ và các giao dịch chính thức của IMF được tính bằng
SDR, thay vì tính bằng đơ la Mỹ. Tuy nhiên, đồng đơ la vẫn được sử dụng làm phương
tiện thanh toán quốc tế chủ yếu, là đồng tiền chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch
can thiệp trên thị trường hối đoái để điều chỉnh dao động ngắn hạn của tỷ giá hối đối.
Ngồi ra, đồng đơ la và một số đồng tiền khác được dùng để xác định mức ngang giá
chính thức đối với đồng tiền của một số quốc gia trên thế giới.
2. Vị trí và vai trị của vàng và tiền giấy trong hệ thống tiền tệ quốc tế
9


2.1. Thực trạng vàng và tiền giấy trong hệ thống tiền tệ quốc tế
2.1.1. Quy mô và cơ cấu của vàng trong hệ thống tiền tệ quốc tế
Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vàng đứng thứ ba, chiếm 11% dự trữ toàn cầu.
Trong thập kỷ qua, các ngân hàng trung ương đã mua hơn 4.300 tấn vàng, nâng tổng
lượng vàng nắm giữ của họ lên khoảng 34.000 tấn hiện nay. Riêng trong năm 2018, các
ngân hàng trung ương đã mua 651 tấn vàng, tăng 74% so với năm 2017 và là mức cao
nhất kể từ năm 1971 . Xu hướng này vẫn tiếp tục trong năm 2019, với lượng mua ròng
đạt 90 tấn trước khi kết thúc quý đầu tiên.
Trên thực tế, khoảng 80% vàng dự trữ trên thế giới hiện do ngân hàng trung ương và bộ
tài chính 25 quốc gia nắm giữ.
Theo báo cáo của Hiệp hội Vàng Thế giới (WGC), tính đến tháng 7/2020, top 10 quốc gia
dự trữ vàng nhiều nhất thế giới:
Mỹ

Đức


Italy

Pháp  Nga

 Trung
Quốc

Thụy


Nhật
Bản

Ấn 
Độ

Hà Lan

Dự trữ
vàng 
chính 
thức

 8.133,
5 tấn

3.363,
6 tấn


2.451,
8 tấn

2.43
6 tấn

 2.299,
2 tấn

1.948,
3 tấn

1.04
0 tấn

765,
2 tấn

654,
9 tấn

612,5 tấn

Tỷ lệ 
vàng 
trong 
dự trữ 
ngoại 
hối


78,9%

75,2%

70,8%

65%

22,6%

3,4% 

6,5%

3,1%

7,5%

70,9%

Lượng vàng dự trữ của Mỹ gần bằng 3 quốc gia đứng sau cộng lại. Họ cũng là nước có tỷ
lệ vàng trong dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới. Khoảng nửa số này hiện được cất giữ tại
kho vàng Fort Knox.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, đóng góp 12% tổng sản lượng
khai thác tồn cầu. Họ cũng là quốc gia tiêu thụ lớn nhất, do nhu cầu từ tầng lớp trung
lưu ngày càng tăng.

7 năm qua, Ngân hàng trung ương Nga mua vào lượng vàng rất lớn. Chỉ riêng năm
2017, họ mua hơn 200 tấn vàng để tránh phụ thuộc vào đôla Mỹ, do quan hệ Nga phương Tây xấu đi sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
10



2.1.2. Quy mô và cơ cấu của tiền giấy trong hệ thống tiền tệ quốc tế
Tính đến cuối quý IV/2019, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế lên tới 11.830 tỷ USD, sau
khi tăng lên mức dự trữ 11.658,5 tỷ USD trong quý trước đó. Tuy nhiên, dự trữ đã phân
bổ lại giảm xuống con số 11.078 tỷ USD, chiếm 93,65% tổng dự trữ ngoại hối quốc
tế.Trong đó, dự trữ dưới dạng USD đạt trên 6.745 tỷ USD, chiếm 60,89% tổng dự trữ
ngoại hối đã phân bổ, giảm từ tỷ trọng khoảng 70% vào cuối thế kỷ XX và trên 80%
trong những năm 1970, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với đồng euro - đồng tiền dự trữ thứ
hai - đồng tiền này chiếm tỷ trọng 20,54% trong tổng dự trữ ngoại hối đã phân bổ, tăng
nhẹ so với tỷ trọng 20,07% vào cuối quý trước; vai trò của yên nhật tiếp tục tăng dần từ
tỷ trọng 3,6% trong năm 2014 lên 5,6% trong quý III/2019 và 5,7% trong quý IV/2019.
Vai trò của nhân dân tệ (CNY) tăng khá nhanh với tỷ trọng 1,81% trong quý trước và
1,96% trong quý này.
Cơ cấu dữ trữ ngoại hối quốc tế quy đổi sang USD (tỷ USD)
Năm 2018

Năm 2019

Quý IV

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Tổng dự trữ ngoại

11.435,90
hối

11.610,61

11.373,60

11.658,48

11.829,54

Dự trữ đã phân bổ 10.727,03

10.897,83

10.021,03

11.927,43

11.078,43

USD

6.623,30

6.7 27,09

6.751,43

6.725,88


6.745,65

Euro

2.217,38

2.208,79

2.264,88

2.210,82

2.275,95

CNY

203.08

211,92

212,44

215,82

217,67

Yên Nhật

557,65


584,63

611,87

613,89

631,44

Bảng Anh

474,17

495,70

497,41

492,14

511,81

Dollar Australia

173,95

181,95

186,71

182,58


187,31

Dollar Canada

197,22

208,64

209,85

205,40

207,98

Frank Thụy Sỹ

15,29

15,27

15,53

15,93

16,98

11



Một số đồng tiền
264,99
khác

263,84

270,92

264,97

283,64

Dự trữ chưa phân
708,87
bổ

712,78

716,57

731,05

751,12

Nguồn: IMF
2.2. Vai trò của vàng và tiền giấy trong hệ thống tiền tệ quốc tế
2.2.1. Vai trò của vàng
2.2.1.1. Vàng là cơ sở làm thước đo chung xác định tỉ giá giữa các đồng tiền.
Hiện nay khi mà chính phủ của các nước sử dụng đồng tiền như một công cụ hỗ trợ
kinh tế và các mục đích khác, có khi họ định giá đồng tiền nước họ không đúng với giá

trị thực của đồng tiền đó, giả sử như là định giá thấp đồng tiền quốc nội với mục đích
khuyến khích xuất khẩu, ở đây Trung Quốc là một điển hình, cần có một thước đo chung
đánh giá lại giá trị đồng tiền đó trên thị trường, khơng một loại hàng hóa nào làm tốt điều
này hơn vàng.
Ví dụ năm 2000 một ounce vàng ở mỹ có giá là 1.500USD và ở Trung Quốc có giá
7.500NDT, như vậy theo cách tính ngang giá sức mua, 1 USD = 5 NDT. Thường thì giá
của vàng biến động ít theo chiều hướng tăng lên, sở dĩ giá vàng có tăng là do tỉ lệ lạm
phát của các đồng tiền. Đến năm 2020 do lạm phát và một số biến đổi về giá cả, 1 ounce
vàng ở Mỹ có giá 1.700USD, cịn ở Trung Quốc có giá là 10.200NDT, lúc này Ngân hàng
trung ương Trung Quốc xác định 1USD = 7 NDT. Điều này có đúng hay khơng, có phải
là Trung Quốc đang định giá đồng tiền của mình q thấp để khuyến khích xuất khẩu hay
khơng, dựa vào giá cả hàng hóa và các yếu tố khác của kinh tế, ở đây sử dụng ngang sức
mua của giá vàng ta xác định như sau: 1.700 USD = 10200 NDT, như vậy 1 USD=
10200/1700 = 6 NDT, dù thế nào, con số mà Trung Quốc đưa ra là quá cao, và các nhà
hoạch định kinh tế nói rằng Trung Quốc đang định giá thấp đồng tiền của nước mình.
2.2.1.2.

Vàng làm mỏ neo

Vai trị mỏ neo của vàng đã hoạt động hiệu quả trong lịch sử hệ thống tiền tệ. Mặc dù
hiện nay khơng cịn nước nào sử dụng chế độ bản vị vàng nhưng giả thuyết đưa vàng với
vai trò làm mỏ neo một lần nữa trở lại hệ thống tiền tệ rất thú vị. Có thể dễ dàng thấy
12


được những tác dụng rõ ràng trong việc cố định cơ sở vàng với lượng tiền đang lưu
thông. Cụ thể, nguồn cung vàng hạn chế làm cho các ngân hàng trung ương chỉ có thể
phát hành số lượng tiền giấy giới hạn. Do đó với vai trị là một mỏ neo tiền tệ cố định,
vàng có thể giúp ngăn chặn áp lực lạm phát.
2.2.1.3.


Vàng như một hàng rào hoặc nơi trú ẩn an tồn

Mặc dù ngày nay vàng khơng cịn vị trí chính thức trong hệ thống tiền tệ quốc tế,
nhưng nó vẫn tiếp tục đóng một vai trị quan trọng trong dự trữ quốc tế. Trong những
năm gần đây, tỷ lệ phần trăm đó đã tăng lên, khơng chỉ vì giá vàng tăng, mà cịn bởi vì
các ngân hàng trung ương đã trở thành người mua rịng, chứ khơng phải người bán ròng,
thỏi vàng. Xu hướng này tiếp tục trong những năm gần đây được thể hiện qua hình ảnh
dưới đây ứng với 4 nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Thổ Nhĩ Kì. Sở hữu một lượng
vàng thích hợp là một phần quan trọng trong chiến lược dài hạn của họ để giảm thiểu rủi
ro trước những biến động kinh tế.

2.2.1.4.

Vàng làm tài sản thế chấp

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền ở châu Âu và giá trị tài sản thế
chấp chất lượng cao giảm nhanh chóng, ngày càng nhiều các cơng ty đã tiến hành thanh
tốn bù trừ và các tổ chức tài chính đã bắt đầu sử dụng vàng làm tài sản thế chấp để hỗ
trợ các giao dịch của các doanh nghiệp. Với việc các nhà đầu tư ngày càng coi vàng như
13


một tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh thị trường bất ổn nghiêm trọng, một số công ty
thanh toán bù trừ như LCH.Clearnet, CME Group và IntercontinentalExchange - vốn
thường sử dụng tiền mặt và trái phiếu chính phủ làm bảo chứng - đã giới thiệu việc sử
dụng vàng trong những năm gần đây. Một cuộc phỏng vấn với một cơng ty thanh tốn bù
trừ cho thấy lý do của việc đưa vàng vào làm nguồn tài sản thế chấp là: đa dạng hóa
nguồn tài sản thế chấp và nhu cầu của khách hàng từ bên nắm giữ vàng – những muốn
sinh lợi từ vàng đang nắm giữ và có niềm tin vững chắc về sự sinh lợi đó.

2.2.1.5.

Vàng làm chỉ số chính sách

Vàng có thể đóng một vai trò quan trọng hơn nữa trong hệ thống tiền tệ quốc tế: với tư
cách là một chỉ báo chính sách hoặc tiền đề cho việc ra quyết định. Ví dụ nhận thấy như:
giá vàng có xu hướng tăng bất cứ khi nào có dấu hiệu rối loạn trong hệ thống tiền tệ liên
quốc gia dựa trên tiền định danh.
2.2.2. Vai trò của tiền giấy trong hệ thống tiền tệ quốc tế
2.2.2.1. Vai trị của đồng Đơ la trong hệ thống tiền tệ quốc tế
 Đồng đơ la đóng một vai trò như một phương tiện trung tâm trong trao đổi trong
hệ thống tiền tệ quốc tế.
Đồng đô la là một loại tiền tệ giao dịch hàng đầu trên thị trường ngoại hối. Với 88%
thị phần trong khối lượng thị trường tài chính và thương mại quốc tế vào năm 2019 - gấp
hơn hai lần so với đồng euro - đồng đô la tiếp tục thống trị các thị trường này Khối lượng
giao dịch trên thị trường ngoại hối đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua, ngụ ý rằng số
lượng lớn các giao dịch được đo lường liên quan đến hoặc liên quan đến đồng đô la.
Nhiều quốc gia duy trì chế độ tỷ giá hối đối cố định giá trị của đồng nội tệ của họ với
đồng đô la. Trong thương mại quốc tế, đồng đô la được sử dụng rộng rãi để lập hóa đơn
và thanh tốn các giao dịch xuất nhập khẩu trên khắp thế giới.
 Đồng Đô La chiếm tỷ trọng cao trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia
Mặc dù USD khơng cịn đóng vai trị quan trọng như trong những năm sau khi Hệ
thống Bretton Woods được hình thành, khi mà hầu hết các đồng bản tệ trên thế giới đều
neo tỷ giá với đồng tiền này. Cho đến nay, USD vẫn tiếp tục là đồng tiền quan trọng nhất
trong giỏ các đồng tiền dự trữ quốc tế. Trên thế giới, USD được coi là nơi trú ẩn an toàn
14


nhất, tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong việc tích trữ giá trị, nhất là đối với người dân
và những chính phủ đang gặp khó khăn về tài khóa và bất ổn chính trị.

Ngày 31/3/2020, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cơng bố báo tổng hợp tình hình dự trữ
ngoại hối quốc tế tính đến cuối năm 2019. Theo báo cáo đó tính đến cuối q IV/2019,
tổng dự trữ ngoại hối quốc tế lên tới 11.830 tỷ USD, dự trữ đã phân bổ là 11.078 tỷ USD,
chiếm 93,65% tổng dự trữ ngoại hối quốc tế Trong đó, dự trữ dưới dạng USD đạt trên
6.745 tỷ USD, chiếm 60,89% tổng dự trữ ngoại hối đã phân bổ
 Đồng đô la giúp giảm chi phí giao dịch do tính quy mơ
Trong thị trường tài chính và thương mại quốc tế, khối lượng giao dịch cao hơn góp
phần làm giảm chênh lệch giá mua và giá bán thấp hơn và giảm chi phí giao dịch ngầm
định cho việc sử dụng đơ la - những lợi thế do đó củng cố việc sử dụng đồng đơ la trong
các giao dịch này. Mơ hình tự củng cố này minh họa cho hiện tượng quán tính được mơ tả
trước đó - một khi một loại tiền tệ được thiết lập tốt, nó khơng dễ bị thay thế khỏi vai trò
này. Mọi người đều sử dụng đồng đơ la vì mọi người khác đang sử dụng đồng đơ la. Yếu
tố thứ hai ít phụ thuộc vào lịch sử hơn. Người dùng có xu hướng ưa chuộng tiền tệ của
các quốc gia có nền kinh tế lớn và tốc độ tăng trưởng sản lượng và việc làm tương đối ổn
định, cũng như lạm phát thấp và ổn định. Cuối cùng, người dùng có thể có xu hướng
chọn đồng đơ la vì nó được liên kết với tiền tệ của chính họ thơng qua chế độ tỷ giá hối
đối của họ và vì các hàng hóa quan trọng được định giá bằng đô la.
 Đô la Mỹ với tư cách như một cơng cụ chính sách nước ngồi
Vai trị của đồng đơ la Mỹ trong các giao dịch quốc tế và sự kiểm sốt hiệu quả của
chính phủ Hoa Kỳ đối với cơ sở hạ tầng đối với việc thanh tốn bù trừ và thanh tốn bằng
đơ la Mỹ mang lại cho Hoa Kỳ một công cụ tiềm năng mạnh mẽ để cưỡng chế kinh tế
quốc tế. Chính phủ Hoa Kỳ có thể sử dụng quyền tài phán của mình đối với hệ thống
thanh tốn bằng đơ la Mỹ để thực thi việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối
với các đối thủ của mình. Nga, Iran, Venezuela và Triều Tiên là đối tượng của các biện
pháp trừng phạt mà việc thực thi được thực hiện phần lớn nhờ vai trị của đồng đơ la Mỹ
trong nền kinh tế toàn cầu.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ có phạm vi đáng kể vì cả các tổ chức tài
chính Hoa Kỳ và ngồi Hoa Kỳ đều miễn cưỡng giao dịch với các thực thể và quốc gia bị
15



trừng phạt vì sợ bị các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ phạt tiền hoặc bị từ chối tiếp cận hệ
thống thanh tốn bằng đơ la Mỹ. Các ngân hàng ngoài Hoa Kỳ dựa vào mối quan hệ của
họ với các ngân hàng Hoa Kỳ và quyền truy cập của họ vào cơ sở hạ tầng hệ thống thanh
toán bằng đô la Mỹ do Hoa Kỳ quản lý để thực hiện các giao dịch quốc tế thay mặt cho
khách hàng của họ.
2.2.2.2.

Vai trò của Euro trong hệ thống tiền tệ quốc tế

 Thúc đẩy hệ thống tiền tệ quốc tế phát triển theo hướng đa cực
Sự ra đời của đồng EURO sẽ thúc đẩy hệ thống tiền tệ quốc tế phát triển theo hướng
đa cực, trong đó các phương thức hợp tác giữa các cực tiền tệ quan trọng là yếu tố bảo
đảm cho sự ổn định toàn cầu. EURO ra đời sẽ làm cho vai trị độc tơn của USD giảm đi
đáng kể. Thế giới sẽ bớt lệ thuộc hơn vào đồng USD, rủi ro về biến động tỷ giá sẽ được
phân tán, hệ thống tiền tệ thế giới do vậy sẽ có cơ sở ổn định hơn. Đến cuối năm 1995, có
56,4% dự trữ ngoại tệ quốc tế USD, 25,8% bằng ECU và 7,1% bằng JPY. Tỷ trọng sử
dụng USD, ECU, JPY trong tổng các giao dịch trên thị trường ngoại hối thế giới tháng 4
năm 1995 tương ứng 41,5%, 35% và 12%; trong tổng kim ngạch buôn bán quốc tế năm
1992 là 48%, 31% và 5%. Trong thời gian tới tỷ trọng sử dụng đồng USD, ECU là JPY
trên thị trường ngoại hối thế giới sẽ thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng đồng EURO.
 Góp phần chuyển dịch sự cân bằng của hệ thống tiền tệ tồn cầu
EURO ra đời cịn được coi như một nhân tố mới góp phần chuyển dịch sự cân bằng
của hệ thống tiền tệ toàn cầu hướng về một thế giới tiền tệ 3 cực EURO, USD và JPY. Sự
thống trị riêng “hoàng đế USD” trong thế giới tiền tệ sẽ sớm chấm dứt. EURO đã ra đời,
yên Nhật đã được kích hoạt và sẽ trở nên tích cực hơn. Ba đồng tiền này sẽ cùng vươn tới
hoàn thiện chức năng tiền tệ quốc tế của mình và nhờ đó, thế giới sẽ cùng hưởng lợi.
EURO sẽ góp phần lập lại cân bằng cho hệ thống tiền tệ quốc tế vốn đang bị mất cân đối
nghiêm trọng do sự lệ thuộc quá mức vào USD.
 Tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch ngoại hối.

EURO sẽ làm biến mất các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối trực tiếp giữa các đồng tiền
nội bộ khối với nhau hoặc các giao dịch gián tiếp qua USD.
Đối với các cá nhân, các tổ chức tham gia hoạt động thương mại, đầu tư trong khối EU
sẽ tiết kiệm khoản chi phí chuyển đổi giữa các đồng NCU khi họ có hoặc lúc họ cần.
16


Ngồi tiết kiệm chi phí về mặt tài chính có thể tính được cịn các chi phí khác khơng kém
phần quan trọng như thời gian, chi phí cơ hội...
 Giảm rủi ro và chi phí bảo hiểm rủi ro.
Đối với các nhà đầu tư, các thương nhân hay bất kỳ ai có thu nhập tương lai bằng đồng
ngoại tệ ln luôn tồn tại rủi ro ngoại hối. Để tránh các rủi ro này, họ phải tiến hành các
hoạt động bảo hiểm rủi ro ngoại hối và thay vào đó phải chịu chi phí bảo hiểm đó.
 Tác động tới dự trữ quốc tế.
Các nước này đang dần dần đa dạng hoá quan hệ dự trữ ngoại tệ để tránh sự lệ thuộc
lớn vào đồng đô la Mỹ. Mức độ chuyển dịch dự trữ sang đồng EURO của mỗi nước là
khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ quan hệ kinh tế của họ với EU. Ngồi ra cịn phụ thuộc
vào khả năng kinh tế của EU và biến động của đồng EURO trên thực tệ. Có thể khẳng
định rằng, nếu diễn ra sự dịch chuyển dự trữ ngoại tệ USD sang EURO thì quá trình này
cũng chỉ diễn ra từ từ mà thôi, ngân hàng Nhà nước sẽ tránh bán số lượng lớn USD để
mua EURO trong một thời gian ngắn vì nó sẽ làm giảm giá trị của khoản dự trữ bằng
USD còn lại do USD giảm giá và gây các xáo trộn lớn. Dự trữ ngoại tệ bằng đồng EURO
có tăng lên hay khơng? Một ngun tắc cơ bản là một đồng tiền muốn có vai trị quan
trọng trong dự trữ ngoại tệ thì quốc gia phát hành nó phải trong tình trạng thiếu hụt tài
khoản vãng lai. Nói cách khác, nếu các khoản dự trữ bằng đồng tiền tăng lên thì khả năng
cung cấp ngoại tệ đó cũng tăng lên. Mỹ đã đảm bảo tuân thủ nguyên tắc này trong nhiều
năm qua với những khoản thâm hụt tài khoản vãng lai.
2.3. Xu hướng phát triển của vàng và tiền giấy
2.3.1. Xu hướng phát triển của vàng
Nhu cầu sở hữu vàng có xu hướng tăng

Đồ thị dưới cho thấy nhu cầu về vàng cũng như lượng vàng được cung cấp không thay
đổi nhiều trong suốt 10 năm (2010 – 2019) nhưng mức giá có biến động mạnh:
 Giá vàng tăng mạnh từ năm 2010-2012 (chạm đỉnh năm 2012)
 Từ 2012 đến 2015 giá vàng có xu hướng đi xuống và chạm đáy năm 2015
 Giai đoạn 2015-2019 chứng kiến sự phục hồi của giá vàng

17


Tuy nhiên, với đồ thị lượng cung – cầu vàng tính theo quý, gía vàng đã tăng mạng từ
Quý 4 năm 2019 và đã gần chạm đến giá tại đỉnh năm 2012 ( 1722 USD/ ounce) do:
 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên nhu cầu dự trữ vàng tăng cao cùng với
việc nguồn cung vàng bị gián đoạn do hoạt động sản xuất vàng trên toàn cầu đã
phải tạm ngừng vào tháng trước khi các chính phủ yêu cầu đóng cửa tất cả các
doanh nghiệp khơng thiết yếu trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19
cũng ảnh hưởng một phần đáng kể lên giá vàng
 Bên cạnh đó, các gói cứu trợ kinh tế trị giá gần 10 nghìn tỷ USD trên tồn cầu
trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sẽ có tác động đáng chú ý đến giá cả hàng
hóa và dịch vụ.
 Đặc biệt, Fed đã bất ngờ công bố hạ lãi suất nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước tác
động của đại dịch COVID-19 khiến giá vàng tế giới ngay lập tức nhảy vọt về vùng
1.632,03 – 1.652,81 USD/ozt.

18


19


2.3.2. Xu hướng phát triển của tiền giấy

Vị thế của các đồng tiền mạnh trong tương lai
 Thứ nhất, sự suy yếu của đồng USD ?
Giá trị của tiền nằm ở giá trị bảo chứng của đồng tiền đó. USD là một đồng tiền mạnh
do được định giá bởi dầu mỏ (1971 đến nay) – petrodollars
Thỏa thuận của Mỹ và Arab Saudi: Mỹ bảo kê và đồng ý cung cấp vũ khí cho Arab
Saudi, bảo vệ ngai vàng hồng tộc của Arab Saudi khỏi Israel thời đó. Arab Saudi chỉ
thanh tốn cho việc mua dầu mỏ bằng đơ la Mỹ và mở cửa đầu tư tiền dư thừa từ việc bán
dầu vào chứng khốn nợ của Hoa Kỳ. 1975 tồn bộ OPEC đều thực hiện hai điều khoản
trên để đổi lấy cam kết của Mỹ  Dầu mỏ được thanh tốn hồn tồn bằng USD  Giá trị
USD tăng do cầu tăng. Để có USD dùng để mua dầu, sản phẩm của các nước phải được
ưu tiên xuất sang Mỹ để thu về USD  Người tiêu dùng nước Mỹ được hưởng lợi
Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 đến nay xảy ra đại dịch COVID-19 đã kích hoạt một
cuộc suy thối kinh tế mang tính lịch sử khiến sức mạnh đồng USD đang được cảnh báo
là sẽ giảm dần và đứng trước nguy cơ mất vị trí chủ chốt trong rổ tiền dự trữ của thế giới.
Và khi đại dịch diễn ra, các nhà đầu tư và các công ty trên khắp thế giới đã đổ xô vào
một đồng tiền mà họ đã tin tưởng, đồng đô la Mỹ đã đẩy giá trị của đồng bạc xanh lên
cao nhưng chỉ vài tháng sau, đồng tiền này đã hứng chịu một một sự sụt giảm tồi tệ nhất
trong vòng 10 năm trở lại đây, chạm mốc thấp nhất so với các đồng tiền khác kể từ năm
2018. Giá trị của đồng đơ la Mỹ giảm 5% trong tháng 7 có thể được coi là khá khiêm tốn
nhưng so với sự ổn định của thị trường ngoại hối thì điều này có thể coi là khá nghiêm
trọng.

20


 Thứ hai, đồng Euro đang lên.
Sự suy giảm của USD ngược lại với đồng Euro, đồng tiền này đã tăng thêm 10% kể từ
tháng 5. Vào tháng 7, các nhà lãnh đạo EU đã thống nhất một gói cứu trợ đối với dịch
bệnh Covid-19 cho toàn khối mà trong đó xoay quanh việc lần đầu tiên gộp chung khoản
nợ của các nước thành viên thành một chuỗi quy mô lớn các trái phiếu tập trung. Nhưng

hiện tại, đồng euro chỉ chiếm khoảng 20% lượng dự trữ ngoại tệ trên thế giới. Mức đỉnh
là 28% đạt được vào năm 2009.
 Thứ ba, Trung Quốc tìm sức mạnh cho đồng nhân dân tệ.
Theo dự báo của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, đồng nhân dân tệ (CNY) có thể trở
thành loại tiền tệ lớn thứ ba toàn cầu chỉ sau đồng USD và đồng euro và thực tế thì đồng
CNY cũng đã tăng giá đáng kể từ đầu năm đến nay, khi mà Bắc Kinh có chính sách tỷ giá
hối đối tăng mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, gần đây, Nga và Trung Quốc đã tiến tới liên minh
"hạ bệ" đồng USD, một phần bằng cách ký kết các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song
phương với các NHTW của EU, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina và Belarus.
Nhưng cho dù Bắc Kinh nỗ lực đưa đồng CNY vượt qua USD thì động thái này vẫn
chỉ đem lại kết quả hạn chế.
 Kết luận: Chưa có đồng tiền tệ nào có thể thế chỗ USD

21


Hiện tại, Mỹ vẫn sở hữu thị trường vốn có quy mô và thanh khoản lớn nhất thế giới, hệ
thống tài chính linh hoạt và thái độ ưa thích trên tồn cầu, từ đó thúc đẩy việc sử dụng
đồng USD và đồng tiền này vẫn chiếm khoảng 62% dự trữ ngoại hối của thế giới, dù đã
giảm so với mức đỉnh hơn 85% vào những năm 1970 và USD đang là đồng tiền được sử
dụng trong 88% các giao dịch tiền tệ, theo báo cáo gần nhất của Bank of International
Settlements. Đối với nhiều nhà đầu tư quốc tế, và đặc biệt là các NHTW quản lý dự trữ
ngoại hối, nắm giữ USD có nghĩa là nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ (trong trường hợp
của Trung Quốc, các số liệu mới nhất cho thấy, 58% dự trữ ngoại hối của Trung Quốc
tính đến cuối năm 2015 được định danh bằng USD).
Và theo các nhà phân tích, nguyên nhân cho sự sụt giảm của chỉ số đô la Mỹ kể từ
tháng 3 có thể khơng phải nằm ở tình trạng dự trữ của đồng tiền này, mà đó là do lãi suất
thấp và các gói kích thích kinh tế khổng lồ của Liên minh châu Âu đã tạo ra sự thay đổi
đáng kể đối với đồng Euro.


2.4. Các vấn đề kinh tế nổi bật gắn với vàng và tiền giấy

22


2.4.1. Đơ la hóa
Đơla hóa (tiếng Anh: Dollarization) là hiện tượng người dân của một nước sử dụng
ngoại tệ của một nước khác làm đồng tiền pháp định thay cho nội tệ nước mình do có tính
ổn định cao hơn.
Đơla hóa thường xảy ra ở các nước đang phát triển có chính phủ trung ương yếu hoặc
mơi trường kinh tế khơng ổn định. Ví dụ, người dân của một quốc gia đang trải qua lạm
phát tăng vọt có thể sẽ chọn sử dụng một loại tiền tệ có tính ổn định như đồng đôla Mỹ để
thực hiện các giao dịch hàng ngày, vì lạm phát sẽ khiến đồng nội tệ của họ giảm sức
mua.
Ưu điểm của đơ la hóa như cắt siêu lạm phát ngay lập tức, nhanh chóng giúp giảm lãi
suất huy động, ổn định ngân sách quốc gia, tăng cung ngoại tệ, thúc đẩy chu chuyển hàng
hóa quốc tế, giảm bớt rủi ro tỷ giá, giảm chi phí sử dụng vốn
Nhược điểm của tình trạng đơla hóa là có thể tạo ra những tác động tiêu cực đối với
tăng trưởng bền vững, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương bởi khủng hoảng kinh tế thế
giới; làm giảm chất lượng hoạch định và thực thi CSTT; giảm hiệu quả của chính sách tỷ
giá, tạo ra nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng, hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào chính
sách kinh tế của Mỹ và qua đó khơng có khả năng phản ứng lại các cú sốc của hệ thống
tài chính và trong ngắn hạn khơng đảm bảo được năng lực cạnh tranh của quốc gia, đồng
thời hạn chế vai trò “người cho vay cuối cùng” của NHTW.
Hiện tượng đơla hóa có thể xảy ra hồn tồn hoặc đơla hóa một phần. Đơla hóa hồn
tồn diễn ra sau một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn như trong các trường hợp ở Ecuador,
El Salvador và Zimbabwe. Câu chuyện về tờ tiền một trăm nghìn tỷ đơla
($100.000.000.000.000) của Zimbabwe là một ví dụ thú vị về lợi ích của nền kinh tế
được đơla hóa.
2.4.2. Biến động của vàng trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, vàng được coi là tài sản trú ẩn an tồn. Rủi ro
địa chính trị gia tăng, căng thẳng thương mại leo thang đã đẩy giá vàng tăng vọt. Không
chỉ các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức cũng đang tích cực tăng lượng nắm giữ
vàng trong danh mục của mình. Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), tính
đến cuối tháng 11/2019, tài sản của các quỹ ETF chuyên đầu tư vào vàng đã tăng đến
35% trong năm 2019, do liên tiếp tăng lượng nắm giữ cùng với việc giá vàng tăng
23


mạnh.Cụ thể, các quỹ này đã mua ròng thêm 385 tấn vàng, quy đổi là 18,6 tỉ đô la Mỹ,
tương đương tăng 13,9% trong năm 2019, trong đó các quỹ tại những nền kinh tế phát
triển lâu đời như Anh hay Đức tăng lần lượt là 15% và 12%.
Thậm chí ngay cả các NHTƯ cũng đang trở lại mua ròng trên thị trường kim loại quý
này, nhằm đa dạng kho dự trữ ngoại hối trong bối cảnh các nền kinh tế đang thi nhau làm
suy yếu đồng tiền của mình, cũng như trước tình trạng lợi suất âm ngày càng lan rộng.

Diễn biến giá vàng thế giới trong năm 2019 - Nguồn: Kitco
2.4.3. Giá vàng bất thường theo dịch Covid-19
Từ đầu tháng 2 (khi dịch Covid-19 bùng phát ngoài Trung Quốc) đến nay, giá vàng đã
có diễn biến tăng - giảm đột biến, có lúc giá vàng đã tiến sát ngưỡng kỷ lục 1.700
USD/oz song lại có lúc giảm xuống dưới ngưỡng 1.500 USD/oz. Diễn biến trên thị
trường vàng thế giới cũng khiến giá vàng trong nước dao động mạnh kể từ đầu tháng 2
đến nay. Có lúc, giá vàng bán ra ở mức gần 50 triệu đồng/lượng nhưng có thời điểm giá
vàng bán ra chỉ còn hơn 43 triệu đồng/lượng.
Sự bất thường của giá vàng do nhiều yếu tố tác động, đáng chú ý nhất là biến động của
thị trường chứng khốn, thị trường tiền tệ, hàng hóa tồn cầu do diễn biến bất thường của
dịch Covid-19.
Giới chuyên gia dự báo rằng, diễn biến dịch Covid-19 còn nhiều bất thường là mối đe
dọa về suy thối kinh tế tồn cầu và áp lực lạm phát thấp, từ đó có thể kéo giá vàng thế
24



giới giảm xuống mức 1.300 USD/oz. Giá vàng cịn có triển vọng giảm thấp trong quý II
khi các nhà đầu tư muốn tích trữ tiền mặt thay cho vàng.
Vàng ln là nơi trú ẩn an toàn được giới đầu tư tìm tới trong 3 cuộc khủng hoảng gần
nhất là 1990 - 1991, 2001 và 2007 – 2009 theo nhận định của Giles Coghlan, chiến lược
gia trưởng thị trường tiền tệ tại hãng môi giới HYCM
3. Liên hệ Việt Nam
3.1. Vàng trong hệ thống tiền tệ Việt Nam
3.1.1. Tổng quan về vàng trong thực tiễn sử dụng ở Việt Nam
Có thể thấy trong lịch sử Việt Nam thì vàng đã xuất hiện từ rất sớm với vai trò gắn liền
với chức năng tiền tệ và trang sức như các nền văn minh khác. Thời phong kiến vàng và
bạc là một trong những hàng hóa đặc biệt được đem ra trao đổi, mua bán giữa các quốc
gia trên thế giới. Ngoài ra thì việc đồng nội tệ bất ổn cũng là một lý do khiến xu hướng
coi vàng là một phương thức dự trữ giá trị hiệu quả trong mắt người dân. Bên cạnh đó thì
vàng thường được dùng như trang sức hay nguyên liệu để chế tác các đồ tinh xảo, có giá
trị cao như: khun tai, vịng, dát vàng tượng Phật,
Tuy nhiên, vàng chỉ cịn có chức năng khơng đầy đủ (tức chỉ có chức năng thước đo
giá trị và dự trữ, mà khơng cịn có chức năng thanh tốn và lưu thông) của tiền tệ quốc tế,
nên vàng không phải là tiền tệ thế giới, cũng không phải là đồng tiền quốc gia.
Ngồi ra thì vàng cịn là một hình thức thể hiện cho quyền lực (ngai vàng, hồng bào,
kim ấn,…) ở các thời đại phong kiến.
3.1.2. Quản lý vàng ở Việt Nam trong từ năm 1975 đến năm 2013
Quản lý vàng ở Việt Nam từ 1975-2013 Việt Nam có truyền thống tích trữ và giao dịch
vàng trong dân rất cao do kinh nghiệm đối phó với chiến tranh, loạn lạc và lạm phát cao...
Theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ, vàng miếng là
vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu
của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản
xuất, hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. Từ
sau năm 1975, ở Việt Nam, Nhà nước dùng các biện pháp hành chính mạnh để kiểm sốt

25


×