Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Chính sách đổi mới thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường đại học vào doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ KHA

CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI THÚC ĐẨY THƢƠNG MẠI HÓA
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀO
DOANH NGHIỆP
( NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRƢỜNG ĐẠI HỌC
BÁCH KHOA HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ KHA

CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI THÚC ĐẨY THƢƠNG MẠI HÓA
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀO
DOANH NGHIỆP
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRƢỜNG ĐẠI HỌC
BÁCH KHOA HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Luật

Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... 6
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 7
1. Lý do nghiên cứu............................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ 9
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 11
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 11
5. Mẫu khảo sát ................................................................................................... 12
6. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 12
7. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 13
9. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 14
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI VÀ THƢƠNG
MẠI HĨA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 15
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống đổi mới quốc gia ................................................ 15
1.1.1. Các khái niệm về đổi mới .................................................................. 15
1.1.2. Những vấn đề đặt ra cho đổi mới ...................................................... 18
1.1.3. Cấu trúc của hệ thống đổi mới quốc gia ........................................... 19
1.2. Các loại hình doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp trong hệ thống đổi
mới quốc gia ........................................................................................................ 24

1.2.1. Khái quát về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam ...................... 24
1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới quốc gia ............. 24
1.3. Giáo dục đại học và vài trò của trƣờng ĐH trong hệ thống đổi mới quốc gia25
1.3.1. Khái quát về nền giáo dục đại học ở Việt Nam ............................... 25
1.3.2. Vai trò của trường đại học trong hệ thống đổi mới quốc gia ........... 27
1.4. Chính sách đổi mới....................................................................................... 28
1.4.1. Khái niệm chính sách, chính sách đổi mới ....................................... 28
1.4.2. Tại sao cần có chính sách đổi mới .................................................... 32
1.4.3. Xây dựng chính sách lấy doanh nghiệp làm trung tâm .................... 33
1.5. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ............................................................ 34
1.5.1. Khái niệm thương mại hóa KQNC .................................................... 34
1.5.2. Đặc điểm của thương mại hóa KQNC .............................................. 36
1.5.3. Qúa trình thương mại hóa KQNC ..................................................... 37
1


1.5.4. Vai trị của thương mại hóa KQNC trong khối viện, trường và tổ
chức KH&CN .............................................................................................. 38
1.5.5. Các văn bản pháp luật, chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại
hóa KQNC ................................................................................................... 39
1.6. Kinh nghiệm quốc tế về thƣơng mại hóa thành cơng KQNC từ trƣờng
ĐH/Viện NC vào DN .......................................................................................... 41
1.6.1. Hoạt động thương mại hóa KQNC từ trường ĐH/Viện NC vào DN ở
Nhật Bản ...................................................................................................... 42
1.6.2. Hoạt động thương mại hóa KQNC từ trường ĐH/Viện NC vào DN ở
Hoa Kỳ......................................................................................................... 43
1.6.3. Hoạt động thương mại hóa KQNC từ trường ĐH/Viện NC vào DN ở
Cộng hòa Liên bang Đức ............................................................................ 45
Kết luận Chƣơng 1 .............................................................................................. 50
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI VÀ THƢƠNG MẠI

HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀO DOANH
NGHIỆP .............................................................................................................. 51
2.1. Thực trạng chính sách đổi mới ..................................................................... 51
2.3. Thực trạng thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN ở Việt Nam ..... 56
2.3.1. Hoạt động NCKH, thương mại hóa KQNC từ trường ĐH vào DN ở
Việt Nam nói chung ..................................................................................... 56
2.3.2. Hoạt động thương mại hóa KQNC từ trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội vào Doanh nghiệp................................................................................. 63
2.3.3. Những khó khăn trong hoạt động thương mại hóa KQNC từ trường
đại học vào doanh nghiệp ........................................................................... 71
2.4. Đánh giá tác động của chính sách đổi mới hiện có với hoạt động thƣơng mại
hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN ở Việt Nam .................................................. 75
Kết luận Chƣơng 2 .............................................................................................. 77
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI THÚC ĐẨY THƢƠNG
MẠI HĨA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀO DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 78
3.1. Những căn cứ và quan điểm đề xuất chính sách đổi mới lấy DN làm trung
tâm nhằm thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH và DN ..................... 78
3.1.1. Những căn cứ và quan điểm.............................................................. 78
3.1.2. Đề xuất khung chính sách thúc đẩy thương mại hóa KQNC từ trường
ĐH vào DN .................................................................................................. 79
3.2. Chính sách đổi mới định hƣớng doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thƣơng mại
hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN ...................................................................... 80
2


3.2.1. Chính sách thúc đẩy năng lực đổi mới cơng nghệ của các doanh
nghiệp .......................................................................................................... 80
3.2.2. Chính sách thúc đẩy đổi mới hoạt động nghiên cứu và quản lý tài sản
trí tuệ trong các trường ĐH ........................................................................ 82

3.2.3. Chính sách thúc đẩy sự gắn kết, hợp tác giữa trường ĐH và DN
trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu ...................................................... 83
3.3. Áp dụng mơ hình TLO của thế giới vào Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động
CGCN, thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN...................................... 84
3.3.1. Hoạt động thúc đẩy thương mại hóa KQNC ở một số nước trên thế
giới ............................................................................................................... 84
3.3.2. Áp dụng mơ hình TLO của thế giới vào Việt Nam nhằm thúc đẩy
thương mại hóa KQNC từ trường ĐH vào DN ........................................... 85
3.4. Chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc thơng qua việc hồn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật ............................................................................................. 86
Kết luận Chƣơng 3 .............................................................................................. 92
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 93
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 96
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 100

3


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ tận tình của Q thầy, cơ giáo, Ban Lãnh đạo, các Cán bộ Khoa Khoa
học Quản lý, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội và các đồng nghiệp, bạn bè. Đến nay, tôi đã hồn thành luận văn tốt
nghiệp, tơi xin bày tỏ sự trân trọng và lời cảm ơn TS. Hồ Ngọc Luật đã tận tình
giúp đỡ, hƣớng dẫn tơi thực hiện thành công luận văn này.
Tôi xin cảm ơn thầy, cô giáo Khoa Khoa học Quản lý, Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tơi hồn thành
chƣơng trình học tập.
Tơi xin cám ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên

tơi trong suốt q trình học tập. Tơi xin cảm ơn gia đình và những ngƣời thân đã
động viên và tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt các công việc trong suốt thời
gian qua.
Trong quá trình hồn thành luận văn, mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng
cũng khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự thông cảm của Quý
thầy cô và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn./.

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CGCN:

Chuyển giao công nghệ

DN:

Doanh nghiệp

CNH - HĐH:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐH:

Đại học

ĐH BKHN:


Đại học Bách khoa Hà Nội

KH&CN:

Khoa học và Công nghệ

KQNC:

Kết quả nghiên cứu

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NC&TK/ R&D:

Nghiên cứu và triển khai
Research and Experimental Development

SHTT:

Sở hữu trí tuệ

TLO:

Technology Lisencing Office
Văn phịng Chuyển giao công nghệ

5



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Hình/Bảng biểu

Trang

Hình 1.1: Mơ hình hệ thống chính sách đổi mới……….…………………............31
Hình 1.2: Chuyển đổi một ý tƣởng khoa học thành sản phảm sử dụng trong
công nghiệp……………………………………………………............................. 35
Hình 1.3: Sơ đồ liên kết Nhà nƣớc/Chính phủ - Doanh nghiệp - Trƣờng đại
học/Viện Nghiên cứu ………………………………………………….…….…... 49
Hình 2.1: Sơ đồ thực trạng chính sách đổi mới qua hệ thống pháp luật Việt Nam
……………………...…………………………………….......................................53
Biều đồ 2.2: Đơn sáng chế và giải pháp hữu ích phân theo chủ thể……...….…... 59
Biểu đồ 2.3: Số lƣợng bằng độc quyền sáng chế theo chủ thể……………....….....60
Biểu đồ 2.4: Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo chủ thể…………………..…60
Hình 2.5: Biểu đồ so sánh số lƣợng đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu
ích của nhà nông với số lƣợng đơn của các đơn vị là trƣờng ĐH/Viện NC……....61

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Việt Nam đã và đang bƣớc vào hội nhập kinh tế thế giới nói chung và khoa
học và cơng nghệ (KH&CN) thế giới nói riêng. Song song với quá trình phát
triển đất nƣớc cũng nhƣ sự phát triển về KH&CN, lực lƣợng cán bộ KH&CN đã
trƣởng thành lớn mạnh hơn cả về số lƣợng và chất lƣợng, dần thích nghi với các
cơ chế mới, có khả năng làm việc trong mơi trƣờng cơng nghệ tiên tiến và cạnh
tranh gay gắt. Tuy nhiên, đứng trƣớc bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế

quốc tế ngày càng nhanh và mạnh mẽ hiện nay thì nền KH&CN nƣớc ta còn
khoảng cách khá xa so với các nƣớc phát triển, chƣa tạo ra đƣợc những năng lực
KH&CN thực sự cần thiết là nền tảng và động lực cho q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc (CNH-HĐH).
Trong những năm gần đây, KH&CN đã trở thành nhân tố có tác động
quyết định đối với sự tăng trƣởng và phát triển của kinh tế - xã hội. Để tiếp thu
những thành tựu KH&CN của các nƣớc phát triển thì các khái niệm chuyển giao
cơng nghệ (CGCN), thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu (KQNC) đã đƣợc nhiều
nhà nghiên cứu biết đến và đặc biệt quan tâm. Hơn nữa, thƣơng mại hóa KQNC
góp phần tích cực thúc đẩy phát triển thị trƣờng KH&CN và đẩy nhanh ứng
dụng KQNC vào cuộc sống. Trong khi đó, CGCN là đƣa kiến thức kỹ thuật ra
khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó - trƣờng Đại học (ĐH) hay Viện Nghiên cứu
(NC) đến nơi có nhu cầu tiếp nhận cơng nghệ - Doanh nghiệp (DN) và nó có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam khi chúng ta đang
từng bƣớc CNH - HĐH đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hoạt
động CGCN và thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN mới chỉ diễn ra ở
quy mô nhỏ, chƣa đi sâu, rộng và phổ biến ở từng ngành nghề, lĩnh vực trong
phạm vi cả nƣớc. Đặc biệt, CGCN giữa trƣờng ĐH hay tổ chức KH&CN và DN
là động lực thúc đẩy việc thƣơng mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ. Hoạt động này thƣờng diễn ra theo 03 cách: Một là, bán
7


quyền sử dụng sáng chế; Hai là, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học
theo đặt hàng; Ba là, thành lập các DN trong trƣờng ĐH.
Hơn nữa, công nghệ cịn đƣợc coi là cơng cụ nhằm tăng sức cạnh tranh và
chất lƣợng mọi loại sản phẩm, hàng hóa; trong đó, các Trƣờng ĐH chính là nơi
chủ yếu tạo ra cơng nghệ và tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, vấn đề liên kết, hợp tác và
CGCN để thƣơng mại hóa KQNC vẫn cịn ở mức thấp. Từ phía trƣờng ĐH, nhu
cầu và khả năng liên kết và hợp tác với DN của các trƣờng ĐH chƣa cao do

thiếu động lực và thiếu cơ chế gắn kết, sản phẩm KH&CN còn ít, kém chất
lƣợng và thậm chí gần nhƣ vẫn còn đang ở dạng phôi thai, năng lực và trang
thiết bị còn hạn chế, thời gian nghiên cứu dài trong khi nhu cầu của DN cần sớm
có cơng nghệ,…Trong khi đó, DN Việt Nam phần lớn là DN vừa và nhỏ, có quy
trình sản xuất đơn giản, nguồn tài chính hạn chế, khó có điều kiện liên kết…
Ngồi ra, liên quan đến vấn đề bảo mật kinh doanh, nhiều DN vẫn chƣa thật sự
tin tƣởng vào các trƣờng ĐH. Bên cạnh đó, nhận thức và bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ (SHTT) cịn hạn chế nên đã ảnh hƣởng khơng nhỏ đến việc thƣơng mại
hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN.
Trong những năm vừa qua, thƣơng mại hóa KQNC khoa học và phát triển
công nghệ đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ Đảng, Nhà nƣớc và cả các DN.
Thực tế cho thấy rằng, việc thƣơng mại hóa KQNC đã đạt đƣợc những thành
công nhất định trong từng trƣờng hợp, lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu cụ thể.
Song nhìn chung, thƣơng mại hóa KQNC và chuyển giao cơng nghệ, phát triển
công nghệ vào sản xuất, đời sống ở nƣớc ta cịn rất khó khăn.
Với những u cầu đặt ra và mong muốn hoạt động thƣơng mại hóa
KQNC từ trƣờng ĐH vào DN ngày càng phát triển, tạo ra đƣợc nhiều DN kinh
doanh cơng nghệ mới, nhiều cơng trình nghiên cứu mang tính thực tiễn và
chuyển giao thành cơng cho DN, vì thế cần phải có những chính sách thích hợp,
đặc biệt chính sách đổi mới để thúc đẩy hoạt động CGCN và thƣơng mại hóa
KQNC cho DN. Đặc biệt, để khoa học và công nghệ ngày càng gắn kết với hoạt
động sản xuất, kinh doanh và khẳng định đƣợc vai trò trong sự nghiệp xây dựng
8


và phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý cần
triển khai những giải pháp, chính sách mang tính đồng bộ, vừa đáp ứng đƣợc
nhu cầu trƣớc mắt, vừa mang tính đột phá tạo tiền đề phát triển cho những năm
tới.
Hiện nay, các chính sách thúc đẩy các hoạt động trên đang đƣợc Nhà

nƣớc ngày càng quan tâm xây dựng và ban hành, nhƣng thực tế cho thấy, các
chính sách này chƣa thực sự đủ mạnh và đồng bộ, cho nên các nghiên cứu của
trƣờng ĐH cũng chƣa hoàn toàn hƣớng tới nhu cầu của khách hàng, của thị
trƣờng; các chính sách chƣa lấy DN làm trung tâm, làm định hƣớng trong q
trình xây dựng chính sách nên đã làm hạn chế hiệu quả của chính sách; vì vậy,
tác giả Luận văn đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các chính sách đổi mới lấy
DN làm trung tâm nhằm thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH, trong
đó nghiên cứu trƣờng hợp là Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐH BKHN)
vào các DN ở Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu
Chuyển giao cơng nghệ và thƣơng mại hóa KQNC là những vấn đề đƣợc
rất nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế quan tâm.
Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực CGCN và thƣơng mại hóa KQNC đã có
rất nhiều tác giả, nhiều cơng trình khoa học, báo chí đề cập đến. Một số tác
phẩm, cơng trình nghiên cứu liên quan đến CGCN và thƣơng mại hóa KQNC
nhƣ: “Khoa học và cơng nghệ hướng tới thế kỷ XXI - Định hướng và chính sách”
(GS.TS Vũ Đình Cự - chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000); “Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường vào Việt Nam” (TS.
Lê Văn Hoan, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1995); “Chuyển giao công nghệ
và quản lý công nghệ” (TS. Nguyễn Văn Phúc - chủ biên, Nhà xuất bản Khoa
học - Kỹ thuật, Hà Nội, 1998); Ngồi ra, cịn có các bài viết trên tạp chí nhƣ
“Đẩy mạnh thương mại hóa KQNC trong trường đại học” (Chƣơng trình Đối tác
Đổi mới sáng tạo - IPP, 2012); “Thúc đẩy thương mại hóa KQNC và phát triển ở
Việt Nam”, (Nguyễn Quang Tuấn (2010), Tạp chí Cộng sản); “Thương mại hóa
9


cơng nghệ, đại học - doanh nghiệp cịn nhiều hạn chế” (Truyền thông Khoa học
và Công nghệ, cập nhật 21/02/2014); “Đẩy mạnh ứng dụng KQNC trong trường
đại học” (Báo Đất Việt) và nhiều bài báo trên các tạp chí Hoạt động KH&CN,

Tạp chí Tia sáng,…Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề
về lý luận và thực tiễn trong CGCN ở Việt Nam nói chung và hoạt động CGCN,
thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN nói riêng. Một số nghiên cứu đã
đề xuất một số giải pháp và chính sách thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa và
CGCN từ nƣoi nghiên cứu vào DN sản xuất. Tuy nhiên, các hoạt động CGCN,
thƣơng mại hóa KQNC đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế và chƣa đồng bộ, chƣa có
chính sách thích hợp, chƣa lấy DN làm trung tâm để định hƣớng trong xây dựng
chính sách, đặc biệt các chính sách đổi mới thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC từ
trƣờng ĐH vào DN.
Trong thời gian gần đây, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về
chính sách thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu, đặc biệt từ trƣờng đại học vào
doanh nghiệp nhƣ “Chính sách nhà nước thúc đẩy thương mại hóa KQNC khoa
học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước” (Nguyễn Quang Tuấn
(tập 3, số 3, 2014), Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ);
“Thương mại hóa sản phẩm khoa học và cơng nghệ thủ đơ” (Khánh Chi, Báo
Đại biểu nhân dân, số tháng 7/2014); “Đại học Quốc gia Hà Nội thương mại
hóa sản phẩm KH&CN” (Hồng Hạnh, Báo dân trí); Đề tài cấp Bộ “Thúc đẩy
ứng dụng và thương mại hóa các kết quả R&D” (Cục Ứng dụng và Phát triển
công nghệ, Bộ Khoa học và Cơng nghệ, 2014) … Tuy nhiên, các cơng trình
nghiên cứu này mới phần nào đề cập đến một số chính sách cơ bản thúc đẩy hoạt
động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu, chƣa đi sâu vào thúc đẩy thƣơng mại
hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN. Các chính sách đƣa ra chƣa thực sự phù hợp
với tình hình hiện tại của Việt Nam.
Một số cơng trình nghiên cứu quốc tế nhƣ “Public research
commercialization, entrepreneurship and new technology based firms: an
integrated model” (Hindle Kevin and John Yenchen (2004)); “The effect of
10


organizational culture on technology commercialization performance: a

conceptual framework” (Dhewanto Waran, Michael Vitale, Amrik Sohal
(2009))… cũng đã đề cập đến hoạt động thƣơng mại hóa KQNC nhƣng chƣa đi
sâu vào các chính sách thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH
vào DN.
Do vậy, việc nghiên cứu các chính sách đổi mới trên cơ sở lấy DN làm
trung tâm để thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN, nghiên cứu
trƣờng hợp Đại học Bách Khoa Hà Nội là cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là đƣa ra các chính sách đổi mới trên
cơ sở lấy DN làm trung tâm, nhằm thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng
ĐH vào DN ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, tác giả đã đề ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu nhƣ sau:
 Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới, chính sách đổi mới
và hoạt động thƣơng mại hóa KQNC ở Việt Nam.
 Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về hoạt động thƣơng mại
hóa KQNC ở Việt Nam,
 Đánh giá thực trạng thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN
nói chung và từ trƣờng ĐH BKHN vào DN nói riêng trong những
năm gần đây,
 Đề xuất một số chính sách đổi mới lấy DN làm trung tâm, nhằm
thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN ở Việt Nam
trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình đổi mới
và thƣơng mại hóa KQNC ở Việt Nam nói chung và hoạt động thƣơng
mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH BKHN vào DN từ năm 2000 đến nay.
11



 Phạm vi không gian: Đổi mới và thƣơng mại hóa KQNC ở Việt Nam
nói chung và từ trƣờng ĐH BKHN vào DN nói riêng.
 Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng đổi
mới và thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH BKHN vào DN, từ đó, hình
thành chính sách đổi mới lấy DN làm trung tâm để thúc đẩy thƣơng mại
hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN ở Việt Nam.
5. Mẫu khảo sát
 Mẫu khảo sát: Các số liệu và biểu đồ đƣợc phân tích và tổng hợp từ số
liệu cung cấp bởi trƣờng ĐH BKHN, VCCI, Tổng Cục Thống kê, Hiệp
Hội Doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ KH&CN, Cục
Sở hữu trí tuệ...các nghiên cứu về hoạt động thƣơng mại hóa KQNC và
chuyển giao cơng nghệ từ khu vực nghiên cứu vào DN, các báo cáo của
các tổ chức quốc tế về hoạt động thƣơng mại hóa KQNC…
 Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề về
đổi mới, thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu, chính sách đổi mới, tác
động chính sách đổi mới hiện có đối với thƣơng mại hóa KQNC ở Việt
Nam nói chung và các quy định nội bộ về thƣơng mại hóa KQNC cứu từ
trƣờng ĐH vào DN nói riêng (cụ thể là nghiên cứu trƣờng hợp Trƣờng
Đại học Bách Khoa Hà Nội).
6. Câu hỏi nghiên cứu
 Câu hỏi chủ đạo: Chính sách đổi mới phải nhƣ thế nào để thúc đẩy
thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN?
 Các câu hỏi cụ thể:
o Thực trạng thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN hiện nay
nhƣ thế nào?
o Những chính sách hiện có đã góp phần thúc đẩy thƣơng mại hóa
KQNC từ trƣờng ĐH vào DN chƣa?
12



7. Giả thuyết nghiên cứu
 Giả thuyết chủ đạo: Chính sách đổi mới phải lấy DN làm trung tâm để
thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN.
 Các luận cứ cụ thể:
1. Việc thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN hiện nay ở
nƣớc ta chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, cịn ở quy mơ nhỏ và tồn
tại nhiều hạn chế.
2. Hiện nay, đã có một số chính sách đổi mới song các chính sách này
cịn chung chung, thiếu tính khả thi, chƣa lấy DN làm trung tâm,
chƣa hƣớng tới nội dung thƣơng mại hóa KQNC, nhất là thƣơng
mại hóa KQNC từ khu vực ĐH vào DN. Một số chính sách đổi mới
hiện nay là:
o Chính sách ƣu đãi thuế
o Chính sách phát triển thị trƣờng công nghệ
o Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động thƣơng mại hóa KQNC
o Chính sách phát triển nhân lực nghiên cứu của trƣờng ĐH và
nhân lực quản trị công nghệ của DN
o Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu và hoạt động
CGCN, thƣơng mại hóa KQNC
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp tiếp cận của đề tài: Nghiên cứu sử dụng các tiếp cận logic
và có hệ thống trong quá trình thu thập và xử lý luận cứ và chứng minh
giả thuyết nghiên cứu về việc tìm ra chính sách thích hợp thúc đẩy
thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN ở Việt Nam.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu và xử lý thông tin: Tiến hành thu thập
và phân tích các tài liệu, số liệu về hoạt động thƣơng mại hóa KQNC của
Việt Nam nói chung và hoạt động thƣơng mại hóa KQNC của trƣờng ĐH
BKHN cho DN nói riêng. Từ đó, đánh giá chính sách phù hợp thúc đẩy
13



thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN ở Việt Nam trong thời
gian tới.
 Phương pháp phỏng vấn sâu, xin ý kiến chuyên gia: Tham vấn, xin ý
kiến chuyên gia, cán bộ quản lý công nghệ ở DN, giảng viên của trƣờng
ĐH BKHN, một số trƣờng ĐH có hoạt động CGCN khác và DN trên địa
bàn Hà Nội và lân cận. Tác giả luận văn tiến hành phỏng vấn sâu 12
chuyên gia, giảng viên tại Trƣờng ĐHKBHN, Trƣờng Đại học Công
nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ; 03 giảng viên tại Trƣờng Quản lý Khoa học và Công nghệ, Bộ
Khoa học và Công nghệ; 10 cán bộ quản lý, nghiên cứu viên trong các
DN trên địa bàn Hà Nội về hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu
tại trƣờng ĐH và DN.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, Luận văn đƣợc kết cấu theo
các chƣơng sau đây:
o Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách đổi mới và thƣơng mại hóa kết
quả nghiên cứu.
o Chƣơng 2: Thực trạng chính sách đổi mới và thƣơng mại hóa KQNC từ
trƣờng đại học vào doanh nghiệp.
o Chƣơng 3: Đề xuất chính sách đổi mới thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC
từ trƣờng ĐH vào DN ở Việt Nam.

14


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI VÀ
THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống đổi mới quốc gia

1.1.1. Các khái niệm về đổi mới
Đổi mới - Innovation là một từ có nguồn gốc Latin “Nova” có nghĩa là
mới, thƣờng gặp trên các sách báo nghiên cứu quản lý và phát triển KH&CN
trên thế giới, đặc biệt là trong khối các nƣớc thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) từ những năm 1980 trở lại đây. Thuật ngữ “Innovation” trong
tiếng Anh đƣợc dịch ra tiếng Việt là “đổi mới”, tuy nhiên, trong phạm vi của
Luận văn, tác giả sử dụng thuật ngữ “đổi mới” với nghĩa là đổi mới sáng tạo nhƣ
trong Luật KH&CN đã nêu rõ để tránh sự nhầm lẫn với “một chương trình cải
cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào
thập niên 1980” [theo Wikipedia].
Theo cách hiểu thông thƣờng, đổi mới đƣợc hiểu là việc áp dụng những ý
tƣởng mới vào tổ chức, hoặc đổi mới cũng có thể đƣợc hiểu là sự mở đầu cho
một giải pháp nào đó khác với các giải pháp đã và đang đƣợc triển khai, hay đổi
mới là việc sử dụng các kiến thức mới nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
mới để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, thị trƣờng.
Trong cuốn từ điển Tiếng Việt, xuất bản năm 1996, thuật ngữ “đổi mới”
đã xuất hiện và đƣợc hiểu là “Đổi mới là sự thay đổi cho khác hẳn trước, tiến bộ
hơn để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển”.
Trên thế giới, đổi mới cũng đã đƣợc nghiên cứu từ rất lâu bởi các nhà
kinh tế học cổ điển nhƣ Marx, List, Veblen. Tuy nhiên, chỉ đến khi Joseph
Schumpeter, nhà kinh tế ngƣời Áo, đƣa ra khái niệm về đổi mới vào năm 1934
thì tầm quan trọng của đổi mới mới đƣợc nhấn mạnh thực sự. Theo J.
Schumpeter, đổi mới là “q trình thương mại hóa những yếu tố mới hoặc sự kết
hợp những yếu tố cũ trong các tổ chức cơng nghiệp, có liên quan tới vật liệu
15


mới, quy trình mới, thị trường mới hoặc cơ cấu tổ chức mới, phần lớn được khởi
xướng bởi người chủ doanh nghiệp”. Cũng theo đó, ơng quan niệm rằng DN
chính là động lực của hệ thống tƣ bản chủ nghĩa và quá trình đổi mới sẽ đƣợc

xem nhƣ là một q trình phá hủy nhƣng có tính sáng tạo. Phá hủy sáng tạo
đƣợc hiểu là một quá trình mà qua đó các cấu trúc kinh tế cũ dƣờng nhƣ bị phá
hủy và dựng lên một cấu trúc kinh tế mới. Theo Schumpeter, đổi mới khơng
mang tính ngoại sinh mà đổi mới nằm ngay trong hệ thống kinh tế, nó là kết quả
của sự cạnh tranh giữa các công ty nhằm thu đƣợc lợi nhuận độc quyền từ việc
đổi mới. Với mục đích thu lợi nhuận độc quyền nên các cơng ty hay DN liên tục
tìm kiếm các cách tạo ra những sản phảm mới, quy trình sản xuất mới và dịch vụ
mới để vƣợt đối thủ cạnh tranh và làm cho họ tụt hậu. Do vậy, qua lý thuyết của
J. Schumpeter, thì đặc điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa tƣ bản chính là sự
cạnh tranh dựa trên sự đổi mới liên tục của các DN, chứ không phải sự cạnh
tranh của các DN bằng giá cả theo lý thuyết kinh tế tân cổ điển.
Theo quan điểm của Otto Lin, 1999, “Innovation” đƣợc coi nhƣ là một
quá trình biến đổi hay chuyển đổi nguồn tri thức có đƣợc thơng qua các hoạt
động sáng chế, phát minh để trở thành của cải, trong khi đó sáng chế/phát minh
là q trình tiêu tốn các nguồn lực và tài nguyên. Do vậy, vai trò của đổi mới và
hoạt động phát minh/sáng chế là khác nhau. Sáng chế (invention) là một giải
pháp kỹ thuật mang tính mới về ngun lý kỹ thuật, có tính sáng tạo và áp dụng
đƣợc (theo Wikipedia). Tuy nhiên, không phải lúc nào sáng chế cũng đƣợc công
nhận để cấp bằng và thƣờng rất ít khi tạo ra những sản phẩm/quy trình mới đƣợc
thị trƣờng chấp nhận. Trong khi đó, đổi mới là khái niệm mơ tả q trình tạo ra
sáng chế và các hoạt động thử nghiệm, sản xuất thử để từ chỗ chỉ là những ý
tƣởng (ideas), bản vẽ thô ban đầu trở thành những sản phẩm và dịch vụ mới
đƣợc thƣơng mại hóa và đƣợc thị trƣờng công nhận, chấp nhận. Do vậy, chức
năng của “đổi mới” chính là hoạt động khai thác, sử dụng có hiệu quả các sáng
chế thành các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội. Hay hiểu theo một cách khác,
hoạt động khoa học (phát minh) và công nghệ (sáng chế) là dùng tiền của, tài
16


nguyên để tạo ra tri thức mới trong khi “innovation” là hoạt động sử dụng tri

thức để làm ra tiền của hay nói theo một cách khác, đổi mới chính là biến tri
thức thành tiền.
Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đổi mới còn đƣợc
hiểu là: “Đổi mới là một quá trình lặp khởi đầu bằng sự nhận ra được thị trường
mới và/hoặc cơ hội dịch vụ mới cho một sáng chế dựa trên công nghệ dẫn đến
sự triển khai sản xuất và các nhiệm vụ tiếp thị và các yếu tố này phải nỗ lực hết
sức cho thành cơng thương mại của sáng chế đó” [OECD, 1991].
Với định nghĩa này thì khái niệm đổi mới của OECD đã bao trùm lên cả
hai khía cạnh trung tâm của đổi mới. Một là, đổi mới là cả một quá trình bắt đầu
từ sáng chế qua triển khai sản xuất thử nghiệm, sản xuất thử loạt seri 0 và đƣa ra
thị trƣờng để thƣơng mại hóa các sản phẩm và cuối cùng là thƣơng mại hóa
thành cơng, đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Hai là, đổi mới bao gồm cả việc lần đầu
tiên đề xuất ý tƣởng mới và thậm chí cả những cải tiền về sau. Do vậy, có thể
hiểu là, đổi mới là q trình biến đổi một ý tƣởng thành một sản phẩm mới, dịch
vụ mới hay thậm chí cả một quy trình sản xuất mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện
có để đƣa ra thị trƣờng, hay cải tiến hình thành một quy trình vận hành mới hoặc
quy trình đƣợc cải tiến và sử dụng trong cơng nghiệp và thƣơng mại, cũng có
khi hình thành cả một dịch vụ xã hội mới.
Theo Nelson, 1993, “Innovation” - Đổi mới là quá trình “chuyển ý tưởng
thành sản phẩm mới hoặc sản phẩm hoàn thiện đưa ra trên thị trường, thành
quy trình đưa vào hoạt động hoặc hồn thiện trong công nghiệp và thương mại,
hoặc đưa ra cách tiếp cận mới về dịch vụ xã hội”.
Do vậy, đổi mới - “Innovation” có thể hiểu là nó vừa chứa đựng các yếu
tố khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, sản xuất và kinh doanh, đồng thời lại
vừa thể hiện các khía cạnh về mặt tổ chức, văn hóa và xã hội ở nhiều phạm vi
khác nhau nhƣ ngành, vùng, công ty, quốc gia và quốc tế. Đổi mới cũng có thể
cịn đƣợc xem nhƣ là việc sáng tạo ra một cái gì đó mới trong những điều kiện
17



nhất định và đó khơng phải là hiện thực chỉ xảy ra tại các nƣớc phát triển mà còn
là hiện thực ở ngay cả những quốc gia chậm phát triển nhất.
Tóm lại, hiện đã có nhiều cách hiểu hay những khái niệm khác nhau về
đổi mới. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, tác giả đã khái quát khái niệm
về đổi mới nhƣ sau, đổi mới là quá trình biến các ý tưởng thành các sản phẩm
mới, dịch vụ mới hay quy trình sản xuất mới và sau đó được thị trường chấp
nhận, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Do đó, cốt lõi của đổi mới có
thể đƣợc hiểu là, muốn có đổi mới thì điều kiện cần và đủ là phải có ý tƣởng
mới và tri thức để khai thác thành cơng ý tƣởng đó. Hay nói theo một cách khác
đổi mới chính là tri thức đƣợc thƣơng mại hóa thành cơng.
1.1.2. Những vấn đề đặt ra cho đổi mới
Đối với một Quốc gia, DN hay tổ chức thì đổi mới để tăng khả năng cạnh
tranh của quốc gia, DN hoặc tổ chức đó. Thơng thƣờng, để tăng sức cạnh tranh
của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm mục đích thu nhiều lợi nhuận hơn, các DN
thƣờng đƣa ra mức giá thấp hơn hoặc buộc phải tạo ra sự khác biệt cho sản
phầm và dịch vụ của mình. Do đó, đổi mới sản phẩm và dịch vụ là nhằm tạo ra
giá trị mới cho sản phẩm hay dịch vụ đó hoặc tạo ra một thị trƣờng mới cho sản
phẩm và dịch vụ của DN, tổ chức. Nhờ việc tăng sức cạnh tranh này mà DN sẽ
thu đƣợc nguồn lợi nhuận nhờ giá thành thấp nhất hay có sản phẩm độc đáo
nhất.
Mặt khác, đối với nền kinh tế của một Quốc gia, trong hoạt động kinh
doanh buôn bán luôn luôn xuất hiện các sản phẩm thay thế mà các sản phẩm này
thƣờng có các tính năng, tác dụng tƣơng đƣơng, có khi chất lƣợng thậm chí cịn
tốt hơn, có nhiều đặc điểm nổi bật và hình thức hấp dẫn hơn cả các sản phẩm
hiện đang có trên thị trƣờng. Do vậy, sản phẩm thay thế đó sẽ thu hút đƣợc
nhiều khách hàng mua hơn các sản phẩm hiện có trên thị trƣờng.
Tại thời điểm đó, nếu cơng ty khơng tiến hành đổi mới sẽ rơi vào tình
trạng khơng tiêu thụ đƣợc các sản phẩm của mình, hoạt động kinh doanh bị trì
18



trệ và nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này, cơng ty có thể đứng trên bờ vực phá
sản. Vì vậy, công ty buộc phải đổi mới nếu muốn tồn tại và phát triển đƣợc trên
thị trƣờng đầy sức cạnh tranh đó. Mặt khác, trình độ con ngƣời ngày càng phát
triển, nhu cầu đối với những mặt hàng tốt, mới, lạ, đa năng, tiện lợi, an toàn và
bảo đảm ngày một cao, đặc biệt ở các nƣớc phát triển Châu Âu nhƣ Đức, Pháp,
Bỉ hay Phần Lan….
Hơn nữa, đổi mới để tăng khả năng cạnh tranh khơng chỉ của chính các
DN, Cơng ty mà cịn của cả Quốc gia đó. Đổi mới sản phẩm và dịch vụ sẽ tạo ra
giá trị mới cho sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tạo ra thị trƣờng mới cho sản
phẩm. Từ đó, DN thu đƣợc lợi nhuận, nền kinh tế phát triển, đời sống con ngƣời
đƣợc cải thiện, nâng cao. Do vậy, đổi mới là tất yếu.
1.1.3. Cấu trúc của hệ thống đổi mới quốc gia
1.1.3.1. Khái niệm về hệ thống
Theo Wikipedia, hệ thống đƣợc hiểu là tập hợp các phần tử có quan hệ
hữu cơ với nhau, có tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để
trở thành một chỉnh thể.
Theo lý thuyết hệ thống, hệ thống là tập hợp các phần tử có liên hệ tƣơng
tác trong một môi trƣờng xác định nhằm thực hiện một mục tiêu (hoặc một số
mục tiêu) định trƣớc [Vũ Cao Đàm, Bài giảng Lý thuyết hệ thống].
Theo Lundvall, ông cho rằng hệ thống đƣợc xem nhƣ là một định nghĩa
rất rộng, với sự tích hợp của nhiều yếu tố cần thiết để lý giải sự khác biệt trong
hoạt động đổi mới công nghệ của các quốc gia: “Định nghĩa rộng bao gồm tồn
bộ các bộ phận và khía cạnh của cơ cấu kinh tế và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng
tới sự học hỏi cũng như tìm kiếm và thăm dò - những hệ thống như hệ thống sản
xuất, tiếp thị, tài chính, bản thân chúng là những bộ phận có rất nhiều điều cần
phải học hỏi. Định nghĩa về hệ thống đổi mới phải luôn luôn mở và linh hoạt để
kết hợp tất cả những bộ phận và quá trình có liên quan”.

19



Do vậy, có thể hiểu rằng, ý tƣởng sử dụng thuật ngữ “hệ thống” cho thấy
đổi mới là kết quả của một q trình năng động trong một mơi trƣờng có cấu
trúc. Hệ thống chứa đựng nhiều yếu tố của q trình đổi mới và những yếu tố
này khơng tách rời mà tƣơng tác và thay đổi thông qua sự học hỏi, tìm hiểu. Nhƣ
vậy, đổi mới đƣợc coi nhƣ là một q trình học hỏi tƣơng tác và tích lũy kiến
thức.
1.1.3.2. Khái niệm về hệ thống đổi mới quốc gia
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống đổi mới quốc gia
(National Innovation System - NIS). Theo nghĩa rộng, hệ thống đổi mới quốc
gia là một quá trình tích lũy liên tục, khơng chỉ gồm những đổi mới cơ bản và
những cải tiến mà còn cả việc phổ biến và sử dụng đổi mới. Khi đó, đổi mới
đƣợc coi là sự phản ánh của việc học tập tƣơng tác trong quá trình sản xuất và
kinh doanh.
Theo nghĩa hẹp, hệ thống đổi mới quốc gia đƣợc xem nhƣ là một trong
bốn trụ cột chủ yếu của nền kinh tế tri thức, đồng thời nó cũng là một cơng cụ
hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ KH&CN
nói riêng và của tồn nền kinh tế quốc gia nói chung, chủ yếu bằng thơng qua
đổi mới cơng nghệ. Đó là một mạng lƣới bao gồm tất cả các cơ sở KH&CN, liên
kết, nối mạng với nhau, cũng là tổng hợp các hệ thống đổi mới của vùng, ngành,
DN với sự phối hợp ngang, dọc, trên phạm vi cả nƣớc. Chỉ có hệ thống đổi mới
quốc gia nhƣ vậy, mới có điều kiện để các nhà lãnh đạo quốc gia biết đƣợc danh
mục các mặt hàng chủ yếu, các công nghệ cần phát triển, các bƣớc đi về kinh tế
đối ngoại cần tiến hành,… sẽ đảm bảo thắng lợi trong thời gian trƣớc mắt (3-5
năm) và về lâu dài.
Có thể nói, hệ thống đổi mới quốc gia là động lực phát triển thị trƣờng
KH&CN. Nếu khơng có hệ thống này, hoặc có, nhƣng hoạt động chƣa hiệu quả
thì thị trƣờng KH&CN rất dễ bị biến động, dẫn tới khủng hoảng”…


20


Hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm các thiết chế, các hệ thống tổ chức ở
tầm quốc gia có sự gắn bó hữu cơ về khoa học, đại học với sản xuất nhằm thúc
đẩy việc tạo ra và ứng dụng nhanh các KQNCvào đổi mới sản xuất và phát triển
nền kinh tế quốc gia. Trong hệ thống đổi mới quốc gia, các chủ thể bao gồm
Chính phủ/Nhà nƣớc, các DN, trƣờng ĐH, Viện Nghiên cứu và Triển khai
(R&D) và cá nhân, tập thể liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp nhịp
nhàng nhằm thúc đẩy việc tạo ra các tri thức mới, vận dụng tri thức vào thực tiễn
và biến tri thức thành giá trị.
Theo OECD, hệ thống đổi mới là một hệ thống các cơ quan thuộc cả các
lĩnh vực công và lĩnh vực tƣ nhân, hoạt động với mục đích khai phá, du nhập,
biến đổi và phổ biến các cơng nghệ mới. Đó chính là hệ thống có tính tƣơng hỗ
lẫn nhau giữa các DN công và tƣ nhân, các trƣờng ĐH, các Viện NC và các cơ
quan thuộc chính phủ, nhằm mục đích hƣớng tới sự phát triển của KH&CN trên
phạm vi toàn quốc.
Ngoài ra, ta cịn có một số khái niệm về “hệ thống đổi mới” của các nhà
kinh tế học nổi tiếng nhƣ sau:
“Hệ thống đổi mới là tập hợp các tổ chức khác nhau, liên kết hoặc cá lẻ,
góp phần vào việc phát triển và phổ biến công nghệ mới; tạo nên cơ sở để
Chính phủ hoạch định và thực thi các chính sách đổi mới cơng nghệ. Đó là hệ
thống các tổ chức có quan hệ với nhau để tạo lập, lưu trữ và chuyển giao kiến
thức, kỹ năng…về công nghệ mới” [Metcalfe, 1995].
“Hệ thống đổi mới là một mạng lưới tổ chức thuộc khu vực chính phủ và
tư nhân, hoạt động và tương tác để tạo lập, du nhập, cải tiến và phổ biến công
nghệ mới” [Freeman, 1987].
1.1.3.3. Chức năng của hệ thống đổi mới quốc gia
Khi xét chức năng của hệ thống đổi mới quốc gia, ta tìm hiểu về chức
năng của hệ thống đổi mới nói chung. Hệ thống đổi mới có chức năng quan

trọng đó là học hỏi hoặc tƣơng tác.
21


Theo Edquist, trong nghiên cứu của ông đã đề cập đến ba chức năng liên
quan đến thể chế trong hệ thống đổi mới, đó là “thể chế làm giảm sự không chắc
chắn bằng cách cung cấp thông tin; quản lý xung đột và hợp tác; khuyến khích
đổi mới”. Trong khi đó, McKelvey (1997) đã xác định chức năng của hệ thống
đổi mới dựa theo thuyết tiến hóa, bao gồm 3 chức năng phân biệt rõ ràng “duy
trì và truyền tải thông tin; tạo ra sự mới lạ dẫn đến sự đa dang và lựa chọn
phương án trong nhiều phương án đưa ra”.
Johnson (1997) đã đƣa ra 08 chức năng cơ bản của hệ thống đổi mới, đó
là (1) khuyến khích các DN đổi mới; (2) cung cấp các nguồn lực (vốn, năng
lực); (3) hướng dẫn, chỉ đạo nghiên cứu/tìm kiếm (có ảnh hưởng tới định hướng
mà các thành tố triển khai các nguồn lực); (4) xác định tiềm năng tăng trưởng
của đổi mới (cần thiết để thu hút các nguồn lực; xác định khả năng công nghệ
và khả năng thương mại hóa); (5) thúc đẩy q trình trao đổi thơng tin và tri
thức (đưa ra các phản hồi về hoạt động của hệ thống và kết quả); (6) kích thích
hay tạo ra thị trường; (7) giảm bất ổn định xã hội (giải quyết hoặc ngăn chặn
xung đột giữa các công ty và cá nhân); và (8) tạo điều kiện cho đổi mới được
đưa ra thị trường.
Trong một nghiên cứu của Lundvall et al., ông đã khẳng định rằng cần
phải tập trung vào các khía cạnh của việc xây dựng năng lực và áp dụng các
cách tiếp cận chức năng, bởi lẽ, một là, quan điểm tiếp cận chức năng có thể so
sánh đƣợc hoạt động giữa các hệ thống đổi mới dƣới tập hợp các thể chế khác
nhau quan điểm chức năng cho phép một phƣơng pháp có hệ thống hơn trong
việc mô tả các thành tố quyết định đến tính đổi mới. Hai là, quan điểm tiếp cận
chức năng có thể so sánh đƣợc hoạt động giữa các hệ thống đổi mới dƣới tập
hợp các thể chế khác nhau. Ba là, quan điểm chức năng cung cấp rõ ràng về các
mục tiêu chính sách cũng nhƣ các cơng cụ để hồn thành mục tiêu.

Nhƣ vậy, có thể nói rằng mục đích chính của hệ thống đổi mới quốc gia
chính là tạo lập mạng lƣới các đối tác kinh tế hoạt động hiệu quả. Các nƣớc khác
22


nhau có hệ thống đổi mới quốc gia khác nhau. Doanh nghiệp ln đóng vai trị
quyết định.
Các thành phần trong hệ thống đổi mới quốc gia:
- Doanh nghiệp/công ty: bao gồm các công ty hay DN thuộc khối nhà nƣớc,
khối tƣ nhân, liên doanh, có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, các hãng lớn, DN vừa
và nhỏ, trong nƣớc và ngoài nƣớc,…
- Tổ chức giáo dục: bao gồm giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp, các cơ
sở đào tạo/dạy nghề trong và ngoài nƣớc khác…
- Các Viện nghiên cứu: gồm các Viện NC cơ bản, NC ứng dụng và triển
khai…thuộc chính phủ hoặc tƣ nhân, trong và ngồi nƣớc.
- Các cơ quan Chính phủ, các Bộ, Ngành, cơ quan ngang Bộ
- Các thị trƣờng khác nhau khác…
1.1.3.4. Một số đặc trưng cơ bản của hệ thống đổi mới quốc gia
- Hoạt động KH&CN phải luôn gắn với hoạt động kinh tế - xã hội của đất
nƣớc;
- Hoạt động KH&CN phục vụ theo nhu cầu của DN, lấy nhu cầu của DN
làm thƣớc đo cho hoạt động nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh
tồn cầu hóa hiện nay, tốc độ thay đổi công nghệ đã tăng lên đáng kể và thời
gian từ lúc mới hình thành phơi nghiên cứu đến lúc thƣơng mại hóa đã đƣợc rút
ngắn đáng kể. Do vậy, hoạt động KH&CN đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu
cấp thiết của DN. Mặt khác, các DN ngày càng xích lại gần nhau hơn thể hiện
qua sự hợp tác không chỉ giữa các DN với nhau mà còn giữa DN với trƣờng ĐH
và với Viện NC và tăng cƣờng mạng lƣới công nghiệp, do vậy DN dễ dàng thích
nghi và đổi mới thành cơng.
- Đặc trƣng của hệ thống đổi mới quốc gia còn thể hiện ở mối quan hệ

giữa các tổ chức trong nƣớc và ngoài nƣớc trong hoạt động KH&CN;

23


×