Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài giảng Bài 24: Một số kĩ năng cơ bản cấp cứu hô hấp và tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.52 KB, 7 trang )

BÀI 24. MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN CẤP CỨU HƠ HẤP
VÀ TUẦN HỒN
Mục tiêu
1.Trình bày được các kĩ năng cơ bản trong xử trí hơ hấp và tuần hồn ở nạn
nhân chấn thương.
2.Thực hiện được một số kĩ thuật cơ bản trong xử trí hơ hấp và tuần hồn ở
nạn nhân chấn thương.
Nội dung

1. Đặt canyl miệng hầu
1.1. Mục đích

Thủ thuật đặt canyl miệng hầu nhằm mục đích khai thơng tắc nghẽn đường
thở để thơng khí tạm thời cho những nạn nhân hôn mê trong khi chờ đặt NKQ.
Nguyên nhân tắc nghẽn đường thở trong trường hợp này chủ yếu là do tụt lưỡi.
1.2. Kĩ thuật
(1) Lựa chọn canyl miệng hầu có kích thước thích hợp (đo từ góc miệng tới
bình nhĩ cùng bên của nạn nhân).
(2) Mở miệng nạn nhân bằng cách nâng cằm hoặc bằng ngón tay.
(3) Đặt dụng cụ đè lưỡi vào sâu trong miệng và phía trên lưỡi, đè lưỡi xuống
dưới, chú ý tránh gây phản xạ nôn ở nạn nhân.
(4) Đưa canyl miệng hầu vào sâu bên trong bằng cách nhẹ nhàng trượt canyl
theo đường cong của lưỡi cho tới khi đầu ngoài canyl nằm giữa hai mơi nạn nhân.
Canyl đúng vị trí sẽ nâng được lưỡi ra trước, khai thông đường thở.
(5) Rút dụng cụ đè lưỡi.
(6) Thơng khí cho nạn nhân bằng bóng qua mặt nạ.
2. Đặt canyl mũi hầu
2.1. Mục đích
Đặt canyl mũi hầu được chỉ định cho những nạn nhân có tắc nghẽn đường hơ
hấp trên nhưng vẫn cịn phản xạ nơn, ho sặc. Lúc này khó có thể đặt được canyl
miệng hầu.


2.2. Kĩ thuật
(1) Khám hai lỗ mũi nạn nhân loại trừ tắc nghẽn cơ học như polyp mũi, gãy
xương vùng hàm mặt, chảy máu, v.v.
(2) Chọn canyl có kích thước thích hợp.
(3) Dùng gel bơi trơn đầu canyl mũi hầu giúp cho việc đặt canyl dễ dàng hơn.
(4) Đặt đầu canyl vào trong lỗ mũi và điều chỉnh đầu canyl về phía sau hướng

170


CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

về phía tai của nạn nhân.
(5) Nhẹ nhàng đẩy canyl qua lỗ mũi sau vào vùng hạ hầu cho tới khi gờ ngoài
của canyl nằm sát lỗ mũi ngồi .
(6) Thơng khí cho nạn nhân bằng bóp bóng qua mặt nạ.

3. Thơng khí bằng bóng ambu qua mặt nạ
3.1. Mục đích
Thơng khí bằng bóp bóng ambu qua mặt nạ là kĩ thuật thơng khí nhân tạo tạm
thời chỉ định cho nạn nhân suy hô hấp nặng, nạn nhân thở chậm hoặc ngừng thở,
nạn nhân được gây mê.
3.2. Kĩ thuật
(1) Chọn mask có kích thước thích hợp vừa với mặt của nạn nhân.
(2) Nối dây dẫn oxy với bóng ambu và điều chỉnh lưu lượng oxy 6 – 12 lít/phút.
(3) Đảm bảo đường thở của nạn nhân đã thơng thống và an tồn bằng các
kĩ thuật đã được mô tả ở trên.
(4) Đặt mask lên trên mặt nạn nhân, dùng tay của mình giữ chặt đảm bảo
mask phủ kín mặt nạn nhân. Giữ mask bằng 2 tay nếu có khó khăn.
(5) Thơng khí cho nạn nhân bằng cách bóp bóng.

(6) Đánh giá mức độ thơng khí đầy đủ cho nạn nhân bằng cách quan sát
chuyển động lồng ngực nạn nhân.
(7) Bóp bóng nhanh 5 giây/lần nếu nạn nhân đang thiếu oxy.

Hình 25. Giữ mask mặt để thơng khí nhân
tạo bằng bóng ambu.

Hình 26. Thơng khí nhân tạo qua mask
mặt: một tay giữ mask, tay kia bóp bóng
ambu

4. Đặt nội khí quản đường miệng cho người lớn
4.1. Mục đích
Đặt nội khí quản nhằm kiểm sốt hồn tồn đường thở để thơng khí nhân tạo
kéo dài cho nạn nhân và bảo vệ đường thở khỏi sự trào ngược của dịch tiêu hóa,
máu và các dị vật khác.
4.2. Kĩ thuật
(1) Trước khi đặt nội khí quản (NKQ) cần thơng khí hỗ trợ tối đa qua mặt nạ với
oxy 100% cho nạn nhân, chuẩn bị sẵn sàng máy hút và ống hút.
(2) Bơm thử cuff NKQ để chắc chắn bóng cuff không bị thủng rồi hút làm xẹp cuff.

171


CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

(3) Lắp lưỡi có đèn soi thanh quản vào cán, kiểm tra độ sáng của bóng đèn.
(4) Yêu cầu người phụ dùng tay cố định đầu và cổ nạn nhân. Đầu-cổ nạn nhân
phải ở tư thể thẳng và trung gian trong quá trình làm thủ thuật.
(5) Giữ cán đèn soi thanh quản bằng tay trái.

(6) Đặt lưỡi có đèn soi thanh quản vào phía bên phải miệng nạn nhân, gạt lưỡi
sang trái.
(7) Tìm nắp thanh quản và 2 dây thanh âm bằng mắt thường.
(8) Nhẹ nhàng đặt ống NKQ vào trong khí quản, chú ý không tỳ đèn soi thanh
quản vào răng hay phần mềm xung quanh.
(9) Bơm cuff với 4 – 6ml để cố định ống NKQ, tránh bơm cuff quá căng.
(10) Kiểm tra vị trí của ống NKQ bằng thơng khí qua NKQ.
(11) Quan sát sự di chuyển lên xuống của lồng ngực theo nhịp bóp bóng.
(12) Dùng ống nghe để nghe ngực và bụng nạn nhân để đảm bảo ống NKQ
được đặt đúng vị trí.
(13) Nếu việc đặt NKQ thất bại sau vài giây, tạm dừng đặt NKQ và tiến hành
thơng khí hỗ trợ cho nạn nhân bằng bóng, và tiến hành đặt NKQ lại, không để nạn
nhân thiếu oxy trong lúc đặt NKQ.
(14) Nếu theo dõi được khí CO2 thở ra (đường biểu diễn ETCO2) thì đây là dấu
hiệu chắc chắn ống NKQ được đặt đúng chỗ

Hình 27. Thao tác đặt nội khí quản.

Hình 28. Ống nội khí quản được đặt đúng
chỗ trong khí quản

5. Đặt mask thanh quản
5.1. Mục đích
Mask thanh quản (mặt nạ thanh quản) là một phương tiện kiểm soát đường
thở dễ sử dụng và rất hiệu quả trong cấp cứu. Đặt mask thanh quản là lựa chọn
đầu tiên trong trường hợp đặt NKQ thất bại trong khi nạn nhân cần thơng khí nhân
tạo khẩn cấp. Tuy nhiên mask thanh quản khơng có khả năng bảo vệ hồn tồn
đường thở khỏi chất nơn, má, v.v.
5.2. Kĩ thuật
(1) Đặt đầu nạn nhân ở tư thế trung gian hoặc hơi ngửa. Một tay mở miệng

nạn nhân. Tay kia đưa mask qua các cung răng vào gốc lưỡi, tỳ mặt sau mask vào
khẩu cái cứng, đẩy mask trượt dọc theo khẩu cái cứng để vào vùng hạ hầu. Dừng

172


CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

lại khi gặp lực cản
(2) Bơm cuff theo đúng thể tích được hướng dẫn trên mask.
(3) Lắp ambu vào mask và bóp bóng ambu. Nhìn thấy ngực nạn nhân lên
xuống theo nhịp bóp bóng, mask khơng hở (khí khơng phì ra ngồi).
(4) Điều chỉnh vị trí mask nếu mask hở hoặc khơng thể thơng khí được
(5) Sau khi xác định mask đã nằm đúng vị trí, kín và đảm bảo thơng khí, cố
định mask bằng băng dính
(6) Có thể khơng đặt được mask thanh quản sau vài lần thử: cần rút mask, tiếp
thơng khí nhân tạo qua mask mặt và sử dụng các biện pháp kiểm sốt đường thở
khác (đặt ống nội khí quản, mở màng giáp nhẫn cấp cứu, v.v).

Hình 29. Mask thanh quản thơng thường

Hình 30. Động tác đặt mask thanh quản.
A: Cầm mask đúng cách, mở miệng nạn nhân và đưa mask qua các cung
răng, đẩy mask vào trong miệng. B: Giữ đầu nạn nhân hơi ngửa, đẩy mask trượt
dọc theo khẩu cái cứng để vào vùng hạ hầu. C và D: Dừng lại khi gặp lực cản;
mask đã nằm đúng vị trí.

6. Mở màng giáp nhẫn
6.1. Mục đích
Là thủ thuật tối cấp cứu nhằm thơng khí, cung cấp oxy cho nạn nhân trong

tình trạng thiếu oxy nặng trong khi các biện pháp thơng khí nhân tạo khác thất bại.
6.2. Kĩ thuật

173


CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

(1) Đặt nạn nhân nằm ngửa, cổ thẳng. Sờ tìm gờ giáp hình chữ V (sụn giáp)
và màng giáp-nhẫn (vùng giới hạn giữa sụn giáp và sụn nhẫn). Sẵn sàng các dụng
cụ cần thiết.
(2) Sát trùng và gây tê tại chỗ nếu nạn nhân tỉnh.
(3) Dùng bàn tay trái để cố định sụn giáp và đảm bảo sự cố định này cho đến
khi NKQ được đặt xong.
(4) Dùng dao rạch một đường ngang ở da phía trên màng giáp nhẫn, và tiếp
tục cẩn thận rạch qua màng giáp nhẫn.
o
(5) Đặt cán dao mổ vào trong đường cắt và quay 90 để mở đường thở (có thể
dùng kẹp cầm máu hay dụng cụ tách khí quản để thay thế).
(6) Đặt một ống NKQ có cuff, kích thước thích hợp (số 4 – 6) hay ống mở khí
quản (số 5, 6) qua lỗ mở màng giáp nhẫn, hướng và đẩy ống này vào trong lịng
của khí quản.
(7) Bơm cuff và tiến hành thơng khí cho nạn nhân.
(8) Quan sát lồng ngực lên xuống và nghe phổi để đánh giá sự thơng khí.
(9) Cố định chắc ống NKQ hoặc ống mở khí quản.
(10) Khơng được cắt hay lấy bỏ sụn giáp nhẫn.

7. Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi
7.1. Mục đích
Là kĩ thuật cơ bản để duy trì đường truyền tĩnh mạch, nhằm mục đích truyền

dịch, máu và thuốc trong cấp cứu và điều trị.
7.2. Kĩ thuật
(1) Chọn một vị trí thích hợp mu tay, vùng trước cẳng tay, trước xương chày,
tĩnh mạch hiển.
(2) Buộc ga rô ở phía trên vùng định đặt kim truyền (đường truyền).
(3) Sát trùng vùng da định đặt đường truyền
(4) Chọc tĩnh mạch bằng kim có khẩu kính lớn 16 - 20G.
(5) Nếu có máu ra luồn đường truyền vào tĩnh mạch qua kim chọc, tháo bỏ
kim và ga rô.
(6) Nên tiến hành lấy máu làm xét nghiệm ở giai đoạn này.
(7) Nối đường truyền vào dây truyền.
(8) Đường truyền đúng vị trí khi hạ thấp chai dịch có máu ra theo dây truyền
dịch và dịch chảy tốt.
(9) Cố định đường truyền và dây truyền .

8. Đặt đường truyền tĩnh mạch đùi: kĩ thuật seldinger
8.1. Mục đích
Kĩ thuật này nhằm đặt đường truyền vào tĩnh mạch lớn (được coi là tĩnh mạch
trung tâm) trong cấp cứu và hồi sức nạn nhân nặng hoặc gặp khó khăn khi đặt
đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
8.2. Kĩ thuật

174


CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

(1) Đặt nạn nhân nằm ngửa.
(2) Sát trùng vùng da xung quanh nơi định chọc và trải một khăn vơ trùng lên
trên vùng đó. Đi găng vơ trùng khi tiến hành thủ thuật này.

(3) Tìm tĩnh mạch đùi bằng cách sờ tìm mốc động mạch đùi. Tĩnh mạch đùi
nằm ngay sát phía trong của động mạch đùi (theo thứ tự từ ngoài vào trong là thần
kinh, động mạch, tĩnh mạch). Sau khi sờ thấy động mạch đùi, đặt một ngón tay lên
trên động mạch xác định mốc giải phẫu và tránh chọc kim vào động mạch.
(4) Nếu nạn nhân tỉnh, cần tiến hành gây tê tại chỗ trước khi chọc.
(5) Nối kim chọc có khẩu kính lớn với một xy lanh 10 ml có 1 - 2ml nước muối
sinh lý. Kim chọc được hướng về phía đầu nạn nhân, chọc qua da vào tĩnh mạch đùi.
(7) Hướng kim về phía đầu và ra sau, từ từ đẩy kim trong khi nhẹ nhàng hút
xy lanh.
(8) Khi thấy máu chảy vào xy lanh, tháo xy lanh và dùng một ngón tay bịt kín
đầu kim để phịng ngừa tắc mạch do khí.
(9) Luồn dây dẫn (sendinger) vào lịng kim chọc và tháo bỏ kim chọc. Sau đó
đặt đường truyền qua dây dẫn (guidewire).
(10) Tháo bỏ dây dẫn và nối đường truyền với dây truyền. Kiểm tra vị trí của
đường truyền bằng cách hạ chai truyền có máu ra theo đường truyền.
(11) Cố định đường truyền đúng vị trí (nên dùng kim khâu cố định), băng kín
vùng này.
(13) Chụp Xquang ngực và bụng xác định vị trí của đường truyền nếu cần thiết.
(14) Lưu đường truyền trong vòng 3 ngày. Rút đường truyền càng sớm càng
tốt sau khi đã thực hiện được mục đích điều trị để hạn chế các biến chứng có thể
xảy ra.

9. Đặt đường truyền nội tủy xương: trên xương chày
9.1. Mục đích
Thủ thuật này chỉ áp dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở xuống, tạm thời do khơng thể
chọc được tĩnh mạch vì các lý do khác nhau. Đặt đường truyền nội tuỷ xương chỉ
nên hạn chế cho những trường hợp hồi sức cấp cứu bệnh nhi và cần dừng lại ngay
sau khi chọc được tĩnh mạch.
9.2. Kĩ thuật
(1) Đặt nạn nhân nằm ngửa, chọn chi dưới khơng bị thương. Cần đặt đệm phía

o
dưới gối để có thể tạo ra góc gập gối khoảng 30 và cho phép gót chân nạn nhân
nằm thoải mái.
(2) Xác định vị trí cần chọc: mặt trước trong của đầu trên xương chày ở khoảng
1 – 3cm phía dưới chỗ lồi củ xương chày.
(3) Sát trùng kĩ vùng da xung quanh vị trí định chọc và trải khăn lên trên. Đi
găng vô trùng khi thực hiện thủ thuật này.
(4) Nếu nạn nhân tỉnh, tiến hành gây tê tại chỗ tại vị trí chọc.
o
(5) Lúc đầu chọc với một góc 90 (dùng 1 kim chọc tuỷ xương ngắn khẩu kính
lớn hoặc kim chọc tuỷ sống ngắn, 18G có nịng) qua da và màng xương hướng về

175


CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

phía bàn chân và cách xa bản sụn khớp.
o
(6) Sau khi chọc tới xương, hướng kim một góc 45 – 60 so với bản sụn. Xoáy
nhẹ nhàng, đẩy kim qua vỏ xương vào trong tủy xương.
(7) Tháo nòng và nối kim với 1 xi lanh 10ml đã có sẵn khoảng 6ml dung dịch
nước muối 9‰. Hút nhẹ nhàng xi lanh. Nếu có tuỷ xương chứng tỏ chắc chắn kim
đã vào trong khoang tuỷ.
(8) Bơm nước muối sinh lý qua kim để đẩy máu cục có thể làm tắc kim. Nếu
nước muối chảy qua kim dễ dàng và khơng có dấu hiệu sưng phồng, kim đã được
đặt ở vị trí thích hợp. Ngồi ra, dấu hiệu khác thể hiện kim chọc được đặt đúng vị
trí là kim chọc đứng thẳng không cần đỡ và dung dịch truyền chảy tự do khơng có
dấu hiệu của dịch thốt vào tổ chức dưới da.
(9) Nối kim chọc với dây truyền có khẩu kính lớn và bắt đầu tiến hành truyền

dịch. Kim chọc sau đó được cẩn thận xốy vào trong khoang nội tuỷ xương cho
o
đến đầu ngoài của kim. Nếu dùng kim tù, cần cố định kim ở góc 45 - 60 so với bề
mặt trước trong chân bệnh nhi.
(10) Bôi mỡ kháng sinh và băng bằng gạc vô trùng. Cố định kim và dây truyền
đúng vị trí.
(11) Đánh giá thường xuyên vị trí của kim chọc đảm bảo rằng kim đã chọc luôn
nằm bên trong khoang nội tuỷ. Đặt đường truyền nội tuỷ xương chỉ dùng tạm thời
cho các trường hợp cấp cứu nhi và cần dừng ngay khi thực hiện thành công chọc
tĩnh mạch.
Câu hỏi lượng giá cuối bài:

1. Trình bày các kĩ năng cơ bản trong xử trí hơ hấp ở nạn nhân chấn thương?
2. Trình bày các kĩ thuật cơ bản trong xử trí tuần hoàn ở nạn nhân chấn
thương?

176



×