Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm hình thái và sinh vật học của ruồi đục lá hành Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera: Agromyzidae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.06 KB, 6 trang )

kết quả nghiên cứu khóa học

BVTV - Số 1/2006

C IM HÌNH THÁI VÀ SINH VẬT HỌC CỦA
RUỒI ĐỤC LÁ HÀNH Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera: Agromyzidae)
MORPHOLOGICAL AND BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF THE STONE
LEEK LEAFMINER Liriomyza chinensis (Kato)
(Diptera: Agromyzidae)
Trần Đăng Hòa (1)
Takagi Masami(2)
Abstract
The stone leek leafminer, Liriomyza chinensis (Kato), has become a serious pest on Allium spp. in
Vietnam. However, the knowledge of L. chinenis is still limited.
The morphology of L. chinensis adults collected from Vietnam and Japan was described. To
distinguish different larval instars, some morphological characteristics such as the lengths of mouth
hook, cephalopharyngeal skeleton, body and mine were measured. The lengths of mouth hook and
cephalopharyngeal skeleton of first, second and third instars were 0.021 mm and 0.089 mm, 0.054 mm
and 0.165 mm, and 0.092 mm and 0.261 mm, respectively.
The biology of the leafminer on japanese bunching onion was investigated at constant temperatures
of 20, 25 and 30oC and a photoperiod of 16L: 8D. Developmental time for the immature stages was
35.3, 22.5 and 17.1 days at 20, 25 and 30oC, respectively; pupal development lasted slightly longer
than the combined egg and larval stages. The females laid a mean of 108 eggs and fed on 1013.9
punctures during an average lifespan of 9 days at 25oC.
Keywords: Liriomyza chinensis (Kato), mouth hook, cephalopharyngeal skeleton.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ruồi đục lá hành, Liriomyza chinensis (Kato),
gây hại nghiêm trọng trên hành (Allium spp.) tại
Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc (Chen et al.,
2003; Shiao, 2004; Spencer, 1973). Trong những


năm gần đây, ruồi đục lá hành gây hại trên hầu
hết các vùng trồng hành ở Việt Nam (Tran et al.,
2005a). Ruồi đục lá thường phát sinh nhanh và
lứa gối nhau nên nông dân đã sử dụng nhiều loại
thuốc trừ sâu với tần suất và nồng độ phun rất
cao nhưng hiệu quả trừ ruồi đục lá hành không
cao. Phun thuốc hóa học khơng đúng đã ảnh
1. Trường ĐHNL Huế
2. ĐH Kyushu, Nhật Bản

hưởng đến quần thể ong ký sinh và làm tăng tính
kháng thuốc của ruồi đục lá dẫn đến mật độ ruồi
tăng trên đồng ruộng (Tran & Takagi, 2005b;
Tran et al., 2005).
Nhận biết chính xác đặc điểm hình thái, các
đặc điểm sinh học sinh thái của ruồi đục lá hành
là cơ sở cho việc xác định các biện pháp phòng
trừ hợp lý. Bài viết này cung cấp một số dẫn liệu
về hình thái, thời gian vịng đời, khả năng sống
và đẻ trứng của ruồi đục lá hành.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Phương pháp nuôi sâu: Ruồi đục lá L.
chinensis được nuôi trên giống hành lá Allium

7


kết quả nghiên cứu khoa học


fistulosum L. ti phũng thớ nghiệm Côn trùng
thiên địch Đại học Kyushu, Nhật Bản. Mỗi cây
hành được trồng trong chậu nhựa đường kính
9cm. 15 chậu nhựa này đặt vào một khay nhựa
(32 x 44 x 6cm). Đặt các khay này trong nhà kính
có nhiệt độ 20±5oC và ẩm độ 60±10%. Thả 100
ruồi trưởng thành loài L. chinensis (50 đực +50
cái) vào lồng nhựa (45 x 30 x 45cm) có 6 cây
hành ở giai đoạn 2-3 lá. Sau 24 giờ, lấy các chậu
hành này ra, phủ một tờ giấy thấm (đường kính
11cm) trên mỗi chậu hành để ngăn sâu non hóa
nhộng trong đất. Sau đó đưa vào tủ nuôi sâu
(nhiệt độ 25oC, ẩm độ 70-80% và chế độ chiếu
sáng là 16h sáng và 8h tối). Có nhộng thì để vào
đĩa Petri (đường kính 9cm) có chứa đất ẩm và đặt
trong tủ nuôi sâu. Khi trưởng thành vũ hóa sử
dụng làm thí nghiệm tiếp theo.
Mơ tả hình thái của trưởng thành: Vào
tháng 3 và 6 năm 2004 và tháng 3 và tháng 7 năm
2005, các lá hành bị ruồi đục lá được thu từ vùng
trồng hành ở Thanh Hóa, Huế, Quảng Nam đem
về phịng thí nghiệm Bộ mơn BVTV (Trường
ĐHNL Huế). Ruồi trưởng thành vũ hóa từ các lá
hành bị hại được thu và bảo quản trong ethanol
70%. Mẫu vật được TS Akeo Iwasaki (Trung tâm
NCNN Hokkaido, Nhật Bản) giám định tên khoa
học. Hình thái của ruồi đục lá hành được mô tả
theo Spencer (1973) và Shiao (2004).
Phân biệt tuổi sâu non: Sau khi thấy đường
đục xuất hiện trên lá hành, tiến hành thu sâu non

12 giờ /lần và cho vào lọ có ethanol 70%. Đo
kích thước cơ thể, chiều dài đường đục, móc
miệng và xương họng của sâu non các tuổi theo
Petitt (1990), Tran & Takagi (2005a).
Theo dõi thời gian phát dục các pha ở nhiệt
độ khác nhau: Cho 6 cây hành có trứng mới đẻ
của ruồi L. chinensis vào tủ nuôi sâu ở các nhiệt
độ ổn định là 20, 25 và 30oC, với chế độ 16h
sáng: 8h tối. Theo dõi thời gian trứng nở 12
giờ/lần. Sau khi trứng nở (đường đục xuất hiện),

8

VTV - Sè 1/2006
dùng bút dạ đánh dấu đường đục. Sử dụng các
sâu non nở cùng một thời gian để xác định thời
gian phát dục của sâu non. Theo dõi thờì gian
phát dục của chúng 12 giờ /lần. Khi nhộng xuất
hiện, thu chúng để riêng rẽ trong đĩa Petri (đường
kính 6cm) có đất ẩm. Theo dõi thời gian vũ hóa
trưởng thành. Ngay sau khi vũ hóa, cho 2 trưởng
thành đực và 1 trưởng thành cái vào một lồng
nhựa (35 x 20 x 25cm) có 1 cây hành. Khơng cho
ruồi ăn thêm. Đặt các lồng nhựa này trong tủ nuôi
sâu ở nhiệt độ 25oC, chế độ 16h sáng: 8h tối.
Thay cây hành hàng ngày. Nếu trưởng thành đực
chết thì cho trưởng thành đực mới vũ hóa vào
lồng cho đến khi trưởng thành cái chết. Hàng
ngày đếm số lượng vết châm và trứng do mỗi
trưởng thành cái đẻ; ghi nhận thời gian sống của

trưởng thành.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hình thái của trưởng thành
Tất cả 251 cá thể ruồi đục lá trên ruộng hành
thu được ở Thanh Hóa, Huế và Quảng Nam đều
thuộc loài ruồi đục lá hành Liriomyza chinensis
(Kato) (Diptera: Agromyzidae). Hình thái của
trưởng thành ruồi đục lá hành thu được ở Việt
Nam giống với ruồi đục lá hành nuôi ở Trung
tâm nghiên cứu nông nghiệp Fukuoka, Nhật Bản.
Trưởng thành là một loài ruồi nhỏ, sải cánh
rộng 1,6-1, 9 mm. Đầu, phía trước mặt, phía sau
mắt kép có màu vàng. Gốc lơng thẳng đứng phía
ngồi đỉnh đầu có màu đen, gốc lơng phía trong
có màu vàng. Đây là đặc điểm quan trọng để
phân biệt sự khác nhau của các loài đục lá thuộc
giống Liriomyza. Râu đầu 3 đốt có góc cạnh.
Mảnh cứng scutellum và mảnh ngực giữa
mesonotum có màu đen. Bụng có màu đen. Mặt
lưng bụng khơng có rãnh dọc màu vàng. Độ dài
của rãnh dọc này là đặc điểm cơ bản để phân biệt
L. chinenis với L. sativae, L. bryoniae, L.
huidobrensis, L. trifolii và L. brassicae (Shiao,


kết quả nghiên cứu khóa học

BVTV - Số 1/2006

2004). Trng thành cái có ống đẻ trứng cứng,

dài, màu đen (hình 1).

Hình 1. Phần bụng của ruồi đục lá hành
L. chinensis: Ruồi đực (1), ruồi cái (2)

Sâu non có 3 tuổi. để phân biệt tuổi sâu non,
có thể dựa vào kích thước cơ thể và độ dài đường
đục (bảng 1). Tuy nhiên, kích thước cơ thể và độ
dài đường đục có thể thay đổi tùy thuộc vào mật
độ sâu non trên một đơn vị diện tích lá. Khi mật
độ sâu non cao xảy ra hiện tượng cạnh tranh giữa
các cá thể nên kích thước sẽ giảm (Petitt &
Wietlisbach, 1992).

3.2. Phân biệt tuổi sâu non
Bảng 1. Chiều dài móc miệng, xương họng, cơ thể và đường đục của
sâu non ruồi đục lá hành L. chinensis ở nhiệt độ 250C
Tuổi sâu non
Móc miệng
(mm)
Xương họng
(mm)
Cơ thể
(mm)
Đường đục
(mm)

Tuổi 1
0,021±0,0003
(0,018-0,026)

0,089±0,0014
(0,065-0,114)
0,685±0,023
(0,425-0,97)
6,4 ± 0,59
(2,3 - 13,9)

N
42
42
34
21

Tuổi 2
0,054±0,0004
(0,042-0,064)
0,165±0,0018
(0,126-0,203)
1,429±0,039
(0,831-2,35)
12,2 ± 0,89
(5,2 - 19,2)

N
103
103
105
21

Tuổi 3

0,092±0,0012
(0,076-0,113)
0,261±0,0037
(0,213-0,314)
2,61±0,066
(1,68-3,63)
37,2 ± 2,68
(10,8 - 63,9)

N
56
56
61
21

N (số cá thể theo dõi); (giá trị nhỏ nhất - giá trị lớn nhất)
Khi so sánh sự khác nhau giữa các tuổi sâu non
của ruồi đục lá L. trifolii, Minkenber (1999) nhận
thấy rằng chiều dài móc miệng của sâu non là một
đặc điểm phân biệt quan trọng. Tuy nhiên Head et al.
(2002) lại phát hiện có sự trùng lặp về chiều dài móc
miệng giữa sâu non các tuổi của ruồi đục lá L.
huidobrensis. Chúng tôi đã sử dụng cả hai chỉ tiêu
chiều dài móc miệng và xương họng (hình 2) để
phân biệt tuổi sâu non của ruồi đục lá hành L.
chinensis. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng khơng
có sự trùng lặp về chiều dài móc miệng và xương
họng giữa 3 tuổi của sâu non ruồi đục lá hành (hình
3).


Hình 2. Móc miệng và xương họng của sâu non
ruồi đục lá hành L. chinensis

Hình 3. Sự liên hệ giữa chiều dài móc miệng và
xương họng của sâu non các tuổi của ruồi đục lá
hành L. chinensis

9


kết quả nghiên cứu khoa học

3.3. Thi gian phỏt dc của các giai đoạn
trước trưởng thành
Thời gian phát dục của trứng, sâu non các
tuổi và nhộng của loài L. chinensis phụ thuộc
vào nhiệt độ. Trong khoảng 20-30 o C, nhiệt độ
càng cao thì thời gian phát dục càng ngắn
(bảng 2). Ruồi đẻ trứng trong mô lá. Thời gian
phát dục của trứng là 2,3; 3,4 và 5,5 ngày
tương ứng ở nhiệt độ 30, 25 và 20 o C. Sâu non

VTV - Sè 1/2006
tuổi 1 lột xác thành tuổi 2 sau 1, 2 đến 2,3
ngày. Thời gian phát dục của tuổi 2 là 0, 8 đến
2,6 ngày. Thời gian phát dục của tuổi 3 từ 1, 9
đến 2,9 ngày. Cuối tuổi 3, sâu non đục 1 lỗ
thốt ra ngồi đường đục, rơi xuống đất hóa
nhộng. Thời gian phát dục của nhộng là 10,9;
13,6 và 22,0 ngày ở nhiệt độ 30, 25 và 20oC

(tương
ứng).

Bảng 2. Thời gian phát dục các pha của ruồi đục lá hành
L. chinensis ở nhiệt độ khác nhau
Nhiệt độ
(oC)
20
25
30

Trứng
5,5±0,02 a
(224)
3,4±0,06 b
(50)
2,3±0,02 c
(339)

Thời gian phát dục các pha (ngày)
Sâu tuổi 1
Sâu tuổi 2
Sâu tuổi 3
2,3±0,06 a
2,6±0,05 a
2,9±0,09 a
(43)
(48)
(98)
1,5±0,06 b

1,7±0,05 b
2,3±0,07 b
(35)
(72)
(61)
1,2±0,03 b
0,8±0,03 c
1,9±0,07 b
(39)
(44)
(58)

Nhộng
22,0±0,1 a
(46)
13,6±0,08 b
(68)
10,9±0,09 c
(29)

Trung bình của một giai đoạn phát dục ở các nhiệt độ khác nhau có cùng chữ là khơng khác nhau
có ý nghĩa bởi phương pháp so sánh Turkey’s HSD, phân tích phương sai (ANOVA) một nhân tố,
P<0,05.
Giá trị trong ngoặc là số cá thể theo dõi
Khi áp dụng các biện pháp hóa học cũng như
sinh học để phịng trừ một lồi sâu hại thì hiệu
lực tiêu diệt sâu khác nhau giữa các tuổi sâu. Hầu
hết các loại thuốc trừ sâu có hiệu lực cao hơn đối
với sâu non tuổi 1 so với sâu non tuổi 3 của ruồi
đục lá L. trifolii (Parrella et al., 1982). Petitt &

Wietlishbach (1993) đã tìm thấy khả năng ký
sinh sâu non tuổi 2 và tuổi 3 ruồi đục lá L.
sativae của ong Opius dissitus (Hym:
Braconidae) là cao hơn so với tuổi 1. Vì vậy, số
liệu về thời gian phát dục của ruồi đục lá hành L.
chinensis ở các điều kiện nhiệt độ (bảng 2) có thể

sử dụng để điều tra xác định tỷ lệ các giai đoạn
phát dục của ruồi đục lá trên đồng ruộng, từ đó xác
định thời gian áp dụng các biện pháp phòng trừ
hợp lý.
3.4. Thời gian sống, khả năng ăn thêm và
đẻ trứng của trưởng thành
Ở nhiệt độ 25oC, trưởng thành cái sống trung
bình 9 ngày. Trong khoảng thời gian đó, mỗi
trưởng thành cái đẻ được 108 trứng và châm
1013, 9 vết châm để ăn thêm. Ruồi trưởng thành
cái đẻ trứng sau khi vũ hóa 2,4 ngày và sau đẻ
trứng sống trung bình 0,6 ngày (bảng 3).

Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh học của ruồi đục lá hành L. chinensis ở 25oC

10


kết quả nghiên cứu khóa học

Ch tiờu theo dừi
n thờm (số vết châm)
Thời gian sống (ngày)

Đẻ trứng (số đường đục)
Thời gian trước đẻ trứng (ngày)
Thời gian sau đẻ trứng (ngày)
Số cá thể theo dõi

BVTV - Sè 1/2006
Các giá trị theo dõi (TB±SE)
1013,9 ± 199,1 (191 - 2592 )
9,0 ± 1,1 (4 - 14)
108,0 ± 22,3 (17 - 281)
2,4 ± 0,7 (0 - 8)
0,6 ± 0,2 (0 - 2)
11

Giá trị trong ngoặc là giá trị nhỏ nhất - giá trị lớn nhất
Sự gây hại của ruồi đục lá hành L. chinensis
trên cây hành rất giống với các loài ruồi đục lá
khác thuộc giống Liriomyza: sâu non đục trong
lá, ăn biểu bì lá; trưởng thành cái dùng ống đẻ
trứng châm lên lá để đẻ trứng hoặc ăn thêm.
Trưởng thành ăn dịch tiết ra từ các vết châm
(Parrella, 1987). Trưởng thành cái chỉ đẻ trứng
vào khoảng 10% số vết châm (Tran & Takagi,
2005a). Vết châm trên lá làm giảm quang hợp
của cây và có thể làm chết cây con (Elmore &
Ranney, 1954). Vì vậy khả năng ăn thêm của
trưởng thành cũng là một chỉ tiêu để đánh giá
thiệt hại do ruồi đục lá gây nên. Thời gian sống
và khả năng đẻ trứng của ruồi đục lá phụ thuộc
vào nhiệt độ và thức ăn (Parrella, 1987). Trong

thí nghiệm này trưởng thành khơng được ăn
thêm. Tuy nhiên, trên đồng ruộng, trưởng thành
có thể ăn thêm mật hoa, chất bài tiết của rệp…
nên thời gian sống có thể kéo dài và khả năng đẻ
trứng có thể nhiều hơn. Một số nghiên cứu đã
khẳng định sự tương quan thuận giữa tính ăn

thêm, thời gian sống và khả năng đẻ trứng của
sâu đục lá (Minkenberg, 1990; Tran & Takagi,
2005a).
IV. KẾT LUẬN
- Ruồi đục lá hành ở Việt Nam là loài
Liriomyza
chinenis
(Kato)
thuộc
họ
Agromyzidae, bộ hai cánh Diptera. Sâu non của
L. chinensis có 3 tuổi. Dựa vào kích thước móc
miệng và xương họng để phân biệt tuổi sâu non
là chính xác nhất.
- Thời gian phát dục pha trứng, sâu non các
tuổi và nhộng của L. chinensis phụ thuộc vào
nhiệt độ. Trong khoảng 20-30 0C, nhiệt độ
càng cao thì thời gian phát dục càng ngắn.
Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành
là 35,3; 22,5 và 17,1 ngày tương ứng ở nhiệt
độ 20, 25 và 30 o C.
- Ở nhiệt độ 25oC, trưởng thành cái sống
trung bình 9 ngày, đẻ 108 trứng và châm 1013, 9

vết châm để ăn thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chen, X. X., X. Y. Lang, Z. H. Xu, J. H. He
and Y. Ma, 2003. The occurrence of leafminers
and their parasitoids on vegetables and weeds
in
Hangzhou
area,
Southeast
China.
BioControl, 48: 515-527
Head, J., K. F. A. Walters and S. Langton,

2002. Utilisation of morphological features in
life table studies of Liriomyza huidobrensis
(Dipt., Agromyzidae) developing in lecttuce. J.
Appl. Ent., 126: 349-354
Parrella, M. P., 1987. Biology of Liriomyza.
Ann. Rev. Entomol., 32: 201-224

11


kết quả nghiên cứu khoa học

Parrella, M. P., K. L. Robb and P.
Morishita, 1982. Response of Liriomyza trifolii
(Diptera: Agromyzidae) larvae to insecticides,
with notes about efficacy testing. J. Econ.

Entomol., 75: 1104-1108
Petitt, F. L., 1990. Distinguishing larval
instars of the vegetable leafminer, Liriomyza
sativae (Diptera: Agromyzidae). Flo. Entomol.,
73: 280-286
Petitt, F. L. and D. O. Wietlisbach, 1992.
Intraspecific competition among same-aged
larvae of Liriomyza sativae (Diptera:
Agromyzidae) in lima bean primary leaves.
Environ. Entomol. 21: 136-140
Petitt, F. L. and D. O. Wietlisbach, 1993.
Effects of host instar and size on parasization
efficiency and life history parameters of Opius
dissitus. Entomol. Exp. Appl., 66: 227-236
Shiao, S. F., 2004. Morphological diagnosis
of
six
Liriomyza
species
(Diptera:
Agromyzidae) of quarantine importance in

VTV - Sè 1/2006
Taiwan. Appl. Entomol. Zool., 39: 27-39
Spencer, K. A., 1973. Agromyzidae
(Diptera) of economic importance. Dr. W. Junk
B. V., Publishers, The Hague
Tran, D. H. and M. Takagi, 2005a.
Developmental biology of Liriomyza chinensis
(Diptera: Agromyzidae) on Onion. J. Fac.

Agr., Kyushu Univ., 50: 375-382.
Tran, D. H. and M. Takagi, 2005b.
Susceptibility of the stone leek leafminer
Liriomyza chinensis (Dip.: Agromyzidae) to
insecticides. J. Fac. Agr., Kyushu Univ., 50:
383-390
Tran, D. H., M. Takagi and K. Takasu,
2005. Toxicity of selective insecticides to
Neochrysocharis
formosa
(Westwood)
(Hymenoptera: Eulophidae), a parasitoid of the
American serpentine leafminer Liriomyza
trifolii (Burgess) (Diptera: Agrizomydae). J.
Fac.Agr. Kyushu Univ. 50: 109-118.

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ NHIỆT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NẤM Fusarium lateritium GÂY ĐỐM QUẢ THANH LONG
HEAT TREATMENT ON Fusarium laterium DAMAGING DRAGON FRUITS
Trần Thị Việt Hà (1), Nguyễn Hữu Đạt (1),
Bùi Cách Tuyến (2) ), Lê Đình Đơn (2)
Abstract
Dragon trees growing in Bình Thuận and Long An province in Vietnam were infected with Fusarium
fungus to cause several spots on surface of fruits, which named as Dragon fruit spot disease. Agent attacks on
fruits in field condition and still develops during storage and marketing leading to reduce the price and loss the
quality. This study we treated the infected dragon fruits using vapor heat method at 46.5°C for 5, 10, 20, and
30 min. After treated, the fruits were storied in 25°C and 5°C for examination of spore survive, disease area,
and development of fungal hypha inside of fruit tissues. Results indicated that a long exposure to heat was to
reduce the disease area, to inhibit the spore germination and hypha development. We found that at 5°C, the
growth of Fusarium lateritium was arrested leading to a suggestion that storage condition could play an


12



×