Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.59 KB, 19 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI DOANH
NGHIỆP
I. Tiền lương và các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương
1. Các khái niệm tiền lương
Khái niệm về tiền lương rất đa dạng, nó tuỳ thuộc dưới nhiều góc độ. Dưới góc
độ kinh tế thì tiền lương cũng được hiểu rất khác nhau qua từng thời kỳ. Trong nền
kinh tế thị trường sức lao động trở thành thứ hàng hoá đặc biệt có thể trao đổi mua
bán trên thị trường. Do vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao
động, là giá trị của sức lao động, được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa
người sử dụng lao động và người lao động, và do người sử dụng lao động trả cho
người lao động.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) :“ Tiền lương là sự trả công hoặc thu
nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và
được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc
bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người
lao động theo hợp đồng lao viết hoặc bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện
hay sẽ phải thực hiện hoặc cho những dịch vụ dã làm ha sẽ phải làm ”.
Theo bộ luật lao động Việt Nam : “Tiền lương của người lao động do hai bên
thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất
lượng hoặc hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không thấp hơn
mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.”
Một số khái niệm liên quan đến tiền lương:
Tiền lương tối thiểu: Là khoản tiền đảm bảo cho người lao động làm công viêc
đơn giản nhất trong điều kiện lao đọng bình thường đủ bù đắp sức lao động giản
đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng.
Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động căn cứ vào kết quả làm việc, trình độ, kinh nghiệm của người lao động.
Tiền lương thực tế: Là số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ cần thiết mà
người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa.
Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện qua
công thức sau:


I
TLDN
I
TLTT
=
I
GC
Trong đó :
I
TLTT
: chỉ số tiền lương thực tế
I
TLDN
: chỉ số tiền lương danh nghĩa
I
GC
: chỉ số giá cả
Như vậy, nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi. Điều này có thể xảy
ra khi tiền lương danh nghĩa tăng lên (do có những thay đổi, điều chỉnh trong chính
sách tiền lương).
Đối với người lao động, mục đích của việc tham gia vào quan hệ lao động là
tiền lương thực tế chứ không phải là tiền lương danh nghĩa, vì tiền lương thực tế
quyết định khả năng tái sản xuất sức lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của
họ. Sự giảm sút tiền lương thực tế khi nền kinh tế đang có lạm phát cao (giá cả
hàng hóa tăng, đồng tiền mất giá) trong khi những thoả thuận về tiền lương doanh
nghĩa lại không điều chỉnh kịp là một số điển hình về sự thiếu ăn khớp giữa tiền
lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương
Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài bao gồm:
• Thị trường lao động: Yếu tố bên ngoài quan trọng nhất gây ảnh hưởng lớn đến tiền

lương là tình hình cung cầu, thất nghiệp trên thị trường lao động. Ngoài ra, sự thay
đổi cơ cấu đội ngũ lao động, các định chế về giáo dục và đào tạo cũng ảnh hưởng
đến mức tiền lương. Những yếu tố này ảnh hưởng đến số lượng tiền công mà
người lao dộng sẽ đưa ra để thu hút và gìn giữ người lao động có tay nghề cao.
• Sự khác biệt về tiền lương theo vùng địa lý mà tổ chức/doanh nghiệp đặt trụ sở: hi
xác định mức tiền lương cũng cần được quan tâm vì tiền lương phải phú hợp với
chi phí sinh hoạt của vùng địa lý.
• Các mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán: đây cũng là yếu tố ảnh
hưởng đến tiền lương, mỗi nơi có văn hóa, phong tục, tập quán khác nhau, các
mong đợi của xã hội cũng khác nhau chính vì vậy mà việc trả lương cần được
xem xét đến.
• Các tổ chức công đoàn: Công đoàn là một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao
động nên các cấp quản trị phải thảo luận với họ về các tiêu chuẩn được sử dụng để
xếp lương, các mức chênh lệch về tiền lương, các hình thức trả lương…Nếu doanh
nghiệp được công đoàn ủng hộ thì các kế hoạch về tiền lương dễ dàng được chấp
nhận.
• Luật pháp và các Qui định của Chính phủ: Khi xác định và đưa ra các mức tiền
lương, các điều khoản về tiền lương, tiền công và phúc lợi được qui định trong Bộ
luật Lao động đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ
• Tình trạng của nền kinh tế: Tiền lương có khuynh hướng tăng lên hoặc giảm xuống
theo tình trạng kinh tế đang suy thoái hay đang tăng trưởng.
Yếu tố thuộc về tổ chức:
• Tổ chức/doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất hoặc lĩnh vực kinh doanh nào, mỗi
ngành sẽ đòi hỏi về chất lượng lao động, độ phức tạp công việc, điều kiện làm
việc, thời gian làm việc, mức độ độc hại…là khác nhau. Nên tiền lương là sẽ cao
hay thấp là tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hay không, nếu doanh nghiệp có tổ chức công
đoàn thì việc trả lương cho người lao động phải được thảo luận với họ, các quyết
định về tiền lương phải thông qua công đoàn.
• Lợi nhuận và khả năng chi trả thù lao lao động của tổ chức, yếu tố này cũng ảnh

hưởng lớn đến tiền lương mà người lao động nhận được. Những doanh ghiệp mà
việc kinh doang thành công, lợi nhuận luôn tăng qua các năm thì tiền lương của
người lao động sẽ được đảm bảo hơn. Ngoài tiền lương người lao động có thể còn
có thưởng vào cuối năm nếu doanh nghiệp kinh doanh phát đạt. Còn nếu doanh
nghiệp việc kinh doanh thu lỗ thì khả năng chi trả hù lao của doanh nghiệp sẽ khó
khăn hơn, người lao động có thể nhận lương không ổn định.
• Qui mô của doanh nghiệp, qui mô lớn thì việc trả lương sẽ hệ thống, chặt chẽ hơn.
• Trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có trình độ trang
bị kỹ thuật cao thì thường đòi hỏi trình độ người lao động là cao, chính vì thế mà
tiền lương thường cao hơn.
• Quan điểm tổ chức của lãnh đạo. Đó là những nhân tố chính thuộc về doanh
nghiệp mà sự ảnh hưởng của những nhân tố đó tới việc xác định mức tiền lương là
không nhỏ. Doanh nghiệp đặt mức lương cao, thấp hay theo các mức lương trên
thị trường là tuỳ vào mực đích của doanh nghiệp. Một số công ty áp dụng mức
lương trung bình mà hầu hết các tổ chức khác đang trả cho người lao động. Vì với
cách đó doanh nghiệp vẫn thu hút được người lao động có trình độ lành nghề phù
hợp với yêu cầu công việc, đồng thời vẫn duy trì được vị trí cạnh tranh của công ty
bằng cách nâng giá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Có doanh nghiệp lại trả
lương thấp hơn mức lương hiện hành trên thị trường bởi vì: có thể doanh nghiệp
đang gặp khó khăn về tài chính, hoặc là ngoài tiền lương người lao động còn nhận
được các khoản trợ cấp khác. Nhưng trả lương thấp không có nghĩa là tiết kiệm
được chi phí, ngược lại doanh nghiệp sẽ tốn kém hơn bởi vì người lao động làm
việc không có năng suất, những người lao động giỏi sẽ rời tổ chức. Trả lương cao
thì sẽ thúc đẩy người lao động làm việc có chất lượng cao, năng suất lao động cao
và vì thế chi phí lao động của một đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn.
Yếu tố thuộc về công việc: Mức lương của người lao động phụ thuộc rất
nhiều vào công việc mà họ làm. Đây là nhân tố chính mà các doanh nghiệp rất chú
trọng, đặc biệt là giá trị thực của từng công việc cụ thể. Những yếu tố thuộc về
công việc cần được xem xét theo đặc trưng, nội dung của mỗi công việc cụ thể.
Những đặc trưng chung nhất cần được phaan tích và đánh giá cho mỗi công việc

gồm: Kỹ năng, trách nhiệm, sự cố gắng và điều kiện làm việc.
• Kỹ năng: Đó là các yếu tố như: mức độ phức tạp của công việc, sự khéo léo chân
tay, khả năng sáng tạo, tính linh hoạt, khả năng quản lý… mà công việc đòi hỏi.
• Trách nhiệm: Một số vấn đề mà công việc đòi hỏi người lao động phải có trách
nhiệm như: tiền, tài sản, sự cam kết trung thành…
• Sự cố gắng: Yêu cầu về thể lực và trí lực, sự căng thẳng của công việc, quan tâm
đến những điều cụ thể, chi tiết. Những mối quan tâm khác được yêu cầu khi thực
hiên công việc.
• Điều kiện làm việc: Các điều kiện của công việc như ánh sáng, tiếng ồn, độ rung
chuyển, nồng độ bụi…Độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Các điều
kiện đó có ảnh hưởng tốt cũng như xấu đến sức khoẻ, khả năng làm việc của con
người lao động và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động, công tác.
Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động:
• Sự hoàn thành công việc: Người lao có thành tích xuất xắc, năng xuất cao thường
được trả lương cao hơn. Tùy vào mức độ hoàn thành công việc mà có biện pháp trả
lương phù hợp hơn.
• Thâm niên công tác: Người lao động có thâm niên lâu năm trong nghề cũng
thường được nhận mức lương cao hơn.
• Kinh nghiệm: Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến mức tiền lương và cần được xem
xét khi trả lương.
• Thành viên trung thành: Người lao động mà luôn gắn bó với công ty trong giai
đoạn khó khăn và thăng trầm của tổ chức để vượt qua khó khăn và dành được
thắng lợi, khi trả lương phải tính đến yếu tố này.
• Tiềm năng: Những người lao dộng mới có thể chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có
khả năng làm được những công việc khó ngay nhưng trong tương lai họ có tiềm
năng thực hiện được. Do vậy khi trả lương nên xem xét nhân tố này.
II. Các hình thức trả công trong doanh nghiệp hiện nay
1.Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức trả lươg theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động
dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời

gian (giờ hoặc ngày) thực tế làm việc theo tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu
đã được xây dựng trước.
Được áp dụng chủ yếu cho các công việc có tính chất như sau:
• Đối với người lao động làm công tác quản lý, vì tính chất công việc của họ là khó
định mức được cụ thể.
• Đối với những công việc mà năng suất phụ thuộc chủ yếu vào máy móc thiết bị mà
ít phụ thuộc vào người lao động. Ví dụ: Những công việc dây truyền tự động.
• Đối với những công việc khó tiến hành định mức để trả lương cho người lao động.
• Đối với những công việc đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải cao.
• Đối với những hoạt động sản xuất thử, tạm thời…
Hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản dễ hiểu khi tính
toán, dễ quản lý. Người lao động và nhà quản lý có thể giải thích và hiểu được
lương mà người lao động nhận được. Tuy nhiên, hình thức trả lương theo thời gian
cũng có nhược điển đó là chưa thực sự gắn kết kết quả thực hiện công việc với thu nhập
mà họ nhận được. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức trả công theo theo thời gian có
thể được khắc phục nhờ chế độ thưởng.
* Các hình thức trả lương theo thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn
Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà trong đó
tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc vào mức lương cấp bậc và thời
gian thực tế làm việc của người lao động.
Công thức : TL = L
cb
x T
Trong đó:
TL : Tiền lương thực lĩnh của người lao động.
L
cb
: Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian.
T : Thời gian thực tế làm việc của người lao động (giờ, ngày, tháng)


Có ba loại tiền lương theo thời gian giản đơn:
• Lương giờ được tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc thực tế.
Lương ngày được tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc
thực tế trong tháng. Lương tháng được tính theo mức lương cấp bậc tháng.
Chế độ trả lương này còn mang tính bình quân, vì vậy mức độ khuyến khích
người lao động hăng hái tham gia công việc là kém.
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng.
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng là chế độ trả lương có sự kết
hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng, tiền thưởng có
thể được tính khi người lao động đạt và vượt mức những chỉ tiêu số lượng và chất
lượng đã quy định.
Hình thức trả lương này chủ yếu áp dụng cho những công nhân phụ và
những công nhân chính làm những khâu có trình độ cao hoặc sản phẩm đòi hỏi
chất lượng cao.
Công thức : TL
ct
= TL + Tiền thưởng = L
cb
x T + Tiền thưởng

Trong đó:

×