Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu hệ thống ERP và xây dựng ứng dụng cho doanh nghiệp bán lẻ trên nền tảng mã nguồn mở ofbiz

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.44 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Lê Trung Hiếu

TÌM HIỂU HỆ THỐNG ERP VÀ XÂY DỰNG ỨNG
DỤNG CHO DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN NỀN
TẢNG MÃ NGUỒN MỞ OFBIZ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mạng máy tính và Truyền thơng dữ liệu

HÀ NỘI – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Lê Trung Hiếu

TÌM HIỂU HỆ THỐNG ERP VÀ XÂY DỰNG ỨNG
DỤNG CHO DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN NỀN
TẢNG MÃ NGUỒN MỞ OFBIZ
Chun ngành: Mạng máy tính và Truyền thơng dữ liệu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Phạm Huy Hoàng



HÀ NỘI – NĂM 2018


Mục lục
Table of Contents
Mụclục..........................................................................................................................1
Phầnmởđầu..................................................................................................................6
1. Lýdochọnđềtài............................................................................................................6
2.

Mụcđíchnghiêncứu..............................................................................................6

3.

Đốitượngvàphạmvinghiêncứu...........................................................................7

4.

Phươngphápnghiêncứu.......................................................................................7

5.

Bốcụccủađềtài.....................................................................................................7

Chương1:TổngquanERP..............................................................................................8
1. Doanhnghiệplàgì?........................................................................................................8
2. Quytrìnhhoạtđộngdoanhnghiệp.................................................................................9
3. KháiniệmERP..............................................................................................................10
4. CácthànhphầncủaERP...............................................................................................11

5. ƯuvànhượcđiểmkhisửdụngERP.............................................................................15
6. TạisaodoanhnghiệpnênsửdụnghệthốngERP?........................................................16
Chương 2: Tổng quan về OFBiz.................................................................................18
1. GiớithiệumãnguồnmởOFBiz....................................................................................18
2. TìmhiểuvềFrameworkOFBiz......................................................................................19
3. SosánhvàđánhgiáFrameworkOFBizvớicácframeworkkhác...................................24
4. CácthànhphầncủaOFBiz............................................................................................28
5. TạisaolạichọnOFBiz?.................................................................................................30
Chuơng 3: Phân tích thiết kế và triển khai hệ thống bán hàng trong siêu thị Phú Gia
.....................................................................................................................................32
I. Kháiquátđềtài............................................................................................................32
II. Phântíchthiếtkế.........................................................................................................33
III. Triểnkhai.....................................................................................................................55
IV.
Kếtluận...................................................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN...................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68

LUẬN VĂN THẠC SĨ

1

LÊ TRUNG HIẾU


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu của tơi hồn tồn do tơi tự làm dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo TS.Phạm Huy Hoàng. Những kết quả tìm hiểu và nghiên
cứu trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất cứ cơng trình nào.

Nếu xảy ra bất cứ điều không đúng như những lời cam đoan trên, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm trước Viện và Nhà trường.
Ngày 22 tháng 11 năm 2018
Học viên

Lê Trung Hiếu

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2

LÊ TRUNG HIẾU


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Phạm Huy Hồng đã có những
hướng dẫn và góp ý q báu giúp em hồn thành luận văn của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo viện Công nghệ thông tin và
truyền thông trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hướng dẫn và đưa ra những lời
khuyên bổ ích.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và
người thân đã động viên, giúp đỡ trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!

LUẬN VĂN THẠC SĨ

3

LÊ TRUNG HIẾU



DANH TỪ CÁC TỪ TIẾNG ANH VÀ VIẾT TẮT
ERP (Enterprise Resource Planning)

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

CRM (Customer Relationship
Managetment)
MTO (Make To Order)

Quản lý quan hệ khách hàng
Sản xuất theo đơn đặt hàng

ETO (Engineer To Order)

Thiết kế theo đơn đặt hàng

ATO (Assemble To Order)

Lắp ráp theo đơn đặt hàng

MTS (Make To Stock)

Sản xuất để tồn kho

OFBiz (Open For Business)
CSDL

Cơ sở dữ liệu


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình


1: Các bộ phận kết nối với nhau thông qua trung tâm dữ liệu [6] ............................... 8
2: Mơ hình liên chức năng của quy trình hoạt động doanh nghiệp [6] ........................ 9
3: Mơ hình tổng quan của hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp. [6] ................ 11
4: Chức năng bán hàng và phân phối [6] ................................................................... 12
5: Các chức năng trong quản trị sản xuất (Internet)................................................... 13
6: Kiến trúc của OFBiz. [3]........................................................................................ 18
7: Kiến trúc của Entity Engine [3] ............................................................................. 20
8: Sơ đồ luồng xử lý của Service Engine [3] ............................................................. 21
9: Quy trình OFBiz định nghĩa "Screen" [3] ............................................................. 22
10: Kiến trúc Java [8] ................................................................................................. 25
11: Kiến trúc của PHP và Perl [8] .............................................................................. 26
12: Kiến trúc OFBiz [8] ............................................................................................. 26
13: Cấu trúc thư mục của OFBiz ............................................................................... 30
14: Mơ hình chức năng của phần mềm bán hàng ...................................................... 33
15: Quy trình quản lý bán hàng.................................................................................. 35
16: Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ của nhân viên bán hàng ........................................ 38
17: Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý khách hàng thân thiết ............................... 40
18: Biểu đồ hoạt động nhập kho ................................................................................ 41
19: Biểu đồ hoạt động xuất kho ................................................................................. 42
20: Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý sản phẩm .................................................. 44
21: Biểu đồ hoạt động quy trình quản lý giá bán ....................................................... 45
22: Biểu đồ hoạt động quy trình quản lý khuyến mại ................................................ 46
23: Biểu đồ hoạt động quá trình lập đơn hàng ........................................................... 48
24: Biểu đồ hoạt động quá trình quản lý trạng thái đơn hàng .................................... 50
25: Mô tả use case sử dụng mức gộp nghiệp vụ bán hàng......................................... 53
26: Mô tả use case sử dụng mức gộp quản lý khách hàng thân thiết ......................... 53
27: Mô tả use case sử dụng mức gộp quản lý kho hàng ............................................ 54
28: Mô tả use case sử dụng mức gộp quản lý sản phẩm ............................................ 54
29: Mơ hình use case mức gộp quản lý đơn hàng ...................................................... 55


LUẬN VĂN THẠC SĨ

4

LÊ TRUNG HIẾU


Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

30: Màn hình thơng tin khách hàng. .......................................................................... 55
31: Màn hình lịch sử giao dịch của khách hàng......................................................... 56
32: Màn hình nhập hàng tồn kho. .............................................................................. 56
33: Màn hình lịch sử nhập kho. ................................................................................. 56

34: Màn hình tạo sản phẩm ........................................................................................ 57
35: Màn hình tạo sản phẩm (Biến thể) ....................................................................... 57
36: Màn hình tạo sản phẩm (Đóng gói) ..................................................................... 57
37: Màn hình tạo sản phẩm (Giá bán) ........................................................................ 57
38: Màn hình tạo sản phẩm (Giá mua) ...................................................................... 58
39: Quản lý chính sách giá của sản phẩm. ................................................................. 58
40: Màn hình thiết lập khuyến mại. ........................................................................... 59
41: Tạo đơn bán hàng................................................................................................. 59
42: Màn hình duyệt đơn hàng. ................................................................................... 60
43: Màn hình xuất hàng. ............................................................................................ 61
44: Màn hình chọn bộ phận vận chuyển đơn hàng. ................................................... 61
45: Màn hình quản lý đơn hàng. ................................................................................ 62
46: Màn hình thanh tốn. ........................................................................................... 62

LUẬN VĂN THẠC SĨ

5

LÊ TRUNG HIẾU


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Nhờ sức ảnh hưởng của cách mạng cơng nghiệp 4.0, tình hình ứng dụng ERP đang
ngày càng tăng trưởng ở Việt Nam, ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong nghành
nghề khác nhau ứng dụng hệ thống này vào việc quản lý. Tuy nhiên các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn giải pháp ERP phù hợp với điều kiện
của doanh nghiệp mình. Họ thiếu thơng tin về hệ thống ERP, hiên tại các doanh
nghiệp lựa chọn ERP dựa vào 3 yếu tố: một là tên tuổi của giải pháp, hai là tên tuổi
của đơn vị triển khai, ba là sách báo, mạng… Do vậy để triển khai hệ thống ERP

thành cơng họ cần vứt bỏ các định kiến, nhìn vào bức tranh tổng quát, phân tích và
triển khai một cách trình tự và bài bản.
Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn cho rằng “Cần phải tin học hoá
doanh nghiệp” hoặc đi theo trào lưu hội nhập nên sốt sắng trong việc nâng cấp hệ
thống quản trị doanh nghiệp của mình nhưng thực sự chưa nắm hết cốt lõi của vấn
đề. Việc triển khai hệ thống ERP thành cơng sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hố tích
kiệm các chi phí tối đa trong các hoạt động của mình. Trên thực tế các doanh nghiệp
đang dẫn đầu thị trường hầu hết là các doanh nghiệp đã ứng dụng ERP thành cơng.
Xuất phát từ u cầu thực tế đó tơi đã chọn đề tài “Tìm hiểu hệ thống ERP và xây dựng
ứng bán hàng cho doanh nghiệp trên nền tảng mã nguồn mở OFBiz”.

2. Mục đích nghiên cứu
Ngày nay, doanh nghiệp chúng ta khơng cịn chỉ gói gọn trong một vùng địa lý
nhỏ, mà nó mở ra nhiều vùng, thậm chí nhiều quốc gia. Điều này địi hỏi cấp lãnh đạo
phải có hiểu biết trong việc áp dụng giải pháp công nghệ thông tin để quản lý, và hệ
thộng ERP là điều bắt buộc. Việc áp dụng hệ thống ERP nó khơng phải giải quyết
nhu cầu hiện tại mà phải đáp ứng sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong tương lai.
OFBiz cung cấp một khung sườn cho tổ chức yêu cầu sử dụng phần mềm nguồn
mở ERP. Nó có thể là sử dụng trực tiếp theo khung sườn có sẵn hoặc có thể tùy chỉnh
theo từng tổ chức có những yêu cầu riêng biệt. OFBiz là một phần mềm có sự kết nối
tự động tới những phần mềm nguồn mở thương mại và nó có thể sử dụng cho việc:
lập kế hoạch, quản lý quan hệ khách hàng (CRM), Thương mại điện tử, Hỗ trợ quản
lý chuỗi (Supply chain management), Quản lý thông tin nhà cung cấp, Quản lý tài

LUẬN VĂN THẠC SĨ

6

LÊ TRUNG HIẾU



sản. OFBiz là phần mềm miễn phí và được phát triển trên nền tảng Java. Phần mềm
này yêu cầu cần có những hiểu biết về những câu lệnh khi thực hiện cài đặt và tải,
nhưng nó cũng có một thuận tiện là khả năng truy cập hệ thống từ trình duyệt web.
Với việc nghiên cứu hệ thống mã nguồn mở OFBiz và các giải pháp về quản trị
nguồn nhân lực ERP, luận văn này tập trung tìm hiểu, ứng dụng vào phân tích, xây
dựng thử nghiệm một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng mã
nguồn mở OFBiz áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Lý thuyết và các ứng dụng thực tiễn, cũng như một số doanh nghiệp đã ứng
dụng ERP vào hệ thống của mình.
• Tìm hiểu hệ thống ERP, cách xây dựng và triển khai hệ thống.
• Tìm hiểu mã nguồn mở Apache OFBiz, các thành phần hỗ trợ quản lý hệ thống
ERP. Cách thức triển khai hệ thống cho doanh nghiệp.
• Phân tích thiết kế hệ thống bán hàng dựa trên hệ thống ERP.

4. Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập, phân tích các tài liệu có liên quan đến ERP và OFBiz.
• Nghiên cứu, thảo luận cùng giáo viên hướng dẫn để lựa chọn phương hướng
giải quyết đề tài.
• Nghiên cứu cách xây dựng và triển khai hệ thống ERP bằng OFBiz.
• Phân tích u cầu đặt ra, từ đó xây dựng chương trình minh họa cho đề tài.
• Kiểm tra, thử nghiệm và đánh giá kết quả.
• Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc triển khai xây dựng mơ hình hệ
thống ERP dựa trên mã nguồn mở OFBiz.

5. Bố cục của đề tài
-


Phần mở đầu

-

Chương 1

-

Chương 2

-

Chương 3

-

Kết luận và hướng phát triển

-

Tài liệu tham khảo

LUẬN VĂN THẠC SĨ

7

LÊ TRUNG HIẾU


Chương 1: Tổng quan ERP

1. Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là một thuật ngữ miêu tả một tổ chức kinh tế sử dụng các hình thức
kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Một doanh nghiệp là một nhóm người có chung
cùng một mục tiêu và có những nguồn lực của riêng mình nhằm đạt được mục đích
này.
Các hành vi của doanh nghiệp là một thực thể duy nhất, tuỳ theo mục đích
khác nhau mà chúng có cách tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Trong các cách tiếp
cận đó, doanh nghiệp thường được chia nhỏ thành các bộ phận dựa trên những chức
năng và mục đích thực hiện. Do vậy một doanh nghiệp thường bao gồm các bộ phận
như: bộ phận chế tạo và sản xuất, bộ phận lập kế hoạch sản xuất, bộ phận mua hàng,
bộ phận bán hàng và phân phối, bộ phận kế toán, bộ phận nghiên cứu và phát triển…
Những bộ phận này là những bộ phận riêng biệt nhưng có chung cùng một mục tiêu,
có đường lối riêng nhưng phù hợp với mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
Trong hoạt động doanh nghiệp, toàn bộ doanh nghiệp thường được coi như là
một hệ thống, còn các bộ phận là những hệ thống con. Thông tin của doanh nghiệp
sẽ được lưu giữ ở trung tâm (CSDL) và hiển thị cho tồn bộ các bộ phận (Hình 1).

Hình 1: Các bộ phận kết nối với nhau thơng qua trung tâm dữ liệu [6]
Sự trao đổi thông tin một cách minh bạch đảm bảo rằng các bộ phận không phải
làm việc cô lập, theo đuổi những mục tiêu độc lập của riêng họ. Mỗi bộ phận sẽ biết
được các bộ phận khác đang làm gì, tại sao họ lại làm vậy và cái gì cần được hồn
thành để thúc đẩy sự phát triển của công ty nhằm đạt được những mục tiêu chung. Hệ
thống quản lý doanh nghiệp (ERP) sẽ giúp đỡ tạo ra các nhiệm vụ đó một cách đơn

LUẬN VĂN THẠC SĨ

8

LÊ TRUNG HIẾU



giản bởi kết hợp hệ thống thông tin, tạo thành những dòng dữ liệu liền mạch giữa các
bộ phận với nhau, tự động thực thi các quy trình doanh nghiệp và giúp đỡ cho doanh
nghiệp trở thành một thể thống nhất.
2. Quy trình hoạt động doanh nghiệp
Một quy trình hoạt động doanh nghiệp là một tập hợp các hành động sử dụng
một hoặc nhiều đầu vào để tạo ra sản phẩm đáp ứng như cầu của khách hàng. Hầu
hết các doanh nghiệp thường phân chia thành các bộ phận khác nhau dựa trên mục
tiêu hoặc mục đích mà doanh nghiệp nhắm tới để thực hiện quy trình này.
Theo cách khác, quy trình doanh nghiệp là một quy trình liên chức năng, nghĩa
là khơng một nhóm hay một chức năng nào phải chịu trách nhiệm cho tồn bộ quy
trình, trách nhiệm đó được chia sẻ giữa các chức năng hoặc nhóm với nhau (Hình 2).

Hình 2: Mơ hình liên chức năng của quy trình hoạt động doanh nghiệp [6]
Bộ phận quản lý thông tin (Information Managetment) và bộ phận quản lý
nhân sự (Human Resources Managetment) cùng với một vài chức năng hỗ trợ khác
sẽ bao quát toàn bộ các bộ phận khác, giúp cho chúng thực hiện nhiệm vụ của mình
tốt hơn. Để một quy trình hồn thành thành cơng thì doanh nghiệp phải phản ứng tốt
với các nhiệm vụ của từng bộ phận, giúp chúng thực thi theo đúng quy trình kết hợp,
mà điều này thì khơng hề dễ dàng để thực hiện. Ngun nhân chính ở đây đó là do

LUẬN VĂN THẠC SĨ

9

LÊ TRUNG HIẾU


các nhân viên thuộc nhiều nhóm hay bộ phận khác nhau thường thực hiện cơng việc
của mình mà khơng kết hợp với các nhóm hay bộ phận khác như là một tập thể.

Một doanh nghiệp sẽ sử dụng rất nhiều quy trình khác nhau để đạt được mục
tiêu cuối cùng của mình. Trong đó 4 quy trình: thu mua, sản xuất, bán hàng và tài
chính là liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất và giao sản phẩm tới khách hàng.
Liên quan chặt chẽ với 4 quy trình trên là 4 quy trình thiết kế, lên kế hoạch,
lưu trữ và dịch vụ.
Bên cạnh đó cịn có 2 quy trình hỗ trợ quan trọng khác là: Quản lý nguồn nhân
lực và quản lý thơng tin. Chúng có nhiệm vụ quản lý con người và thông tin trong
doanh nghiệp
3. Khái niệm ERP
Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) là
hệ thống quản trị doanh nghiệp được tích hợp đầy đủ các tính năng của một doanh
nghiệp như: Vận tải, Sản xuất, Tài chính, Kế tốn và Quản trị nhân sự... Nó tổ chức
và tích hợp các quy trình hoạt động và thơng tin nhằm tối ưu hố việc sử dụng tài
nguyên như con người, vật liệu, tài chính và máy móc. ERP là một hệ thống ứng dụng
đa nhiệm, tích hợp các giải pháp doanh nghiệp với hệ thống quản lý hiện đại tuân
theo tiêu chuẩn quốc tế [6].
Đơn giản hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp như là một cơ sở dữ liệu,
một ứng dụng, một giao diện người dùng cho toàn bộ doanh nghiệp (bao gồm nhiều
hệ thống khác nhau như sản xuất, phân phối, tài chính và bán hàng), lấy các thơng tin
từ nhiều chức năng, bộ phận khác nhau. Nó cũng là cơng cụ hỗ trợ cho nhân viên và
quản lý có thể lập kế hoạch, theo dõi và quản lý toàn bộ doanh nghiệp. Một hệ thống
quản trị nguồn lực doanh nghiệp hiện đại sẽ củng cố cho nhà sản xuất khả năng hoàn
thành sản phẩm đúng dự định, sủ dụng tối đa công suất, làm giảm tồn kho và giao
hàng đúng hẹn.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

10

LÊ TRUNG HIẾU



Hình 3: Mơ hình tổng quan của hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp. [6]
4. Các thành phần của ERP
Theo [6], ERP bao gồm rất nhiều thành phần. Số lượng và đặt tính của từng phần
rất đa dạng tuỳ thuộc vào các gói ERP. Sau đây là những thành phần chính mà có ở
hầu hết các gói ERP: Quản lý tài chính, Bán hàng và phân phối, Quản lý sản xuất,
Quản lý nhân sự, Quản lý chất lượng, Quản lý ngun vật liệu…
4.1. Quản lý tài chính
Tồn bộ khái niệm về công nghệ thông tin đều dựa trên tiền đề là cung cấp thông
tin đúng cho đúng người tại đúng thời điểm, điều đó có thể tạo ra sự khác biệt rõ ràng
cho doanh nghiệp. Từ những dữ liệu kiểu tài chính các doanh nghiệp có thể nhận
được rất nhiều thơng tin quan trọng.
Chức năng quản lý tài chính của hệ thống ERP cung cấp sự hỗ trợ về phân tích và
tài chính cho hàng nghìn doanh nghiệp. Hệ thống này không chỉ bao gồm các chức
năng về tài chính mà nó cịn có chức năng về nhân sự, vận tải, quy trình doanh nghiệp
và liên kết tới mạng. Hàng trăm quy trình doanh nghiệp được quản lý trong hệ thống
này. Trong chức năng quản lý tài chính chúng được chia thành các chức năng nhỏ:
Kế tốn tài chính, quản lý đầu tư, kiểm sốt tài chính, quản lý tài sản.
4.2. Bán hàng và phân phối
Sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh là đặc thù của môi trường kinh doanh
ngày nay, việc làm giảm vòng đời sản xuất và thúc đẩy đổi mới cơng nghệ, thì các
doanh nghiệp càng phải sắp xếp quy trình kinh doanh hợp lý. Nói cách khác, doanh
nghiệp khơng chỉ tạo ra sản phẩm tốt nhất mà họ còn phải tập trung vào giá trị cốt lõi

LUẬN VĂN THẠC SĨ

11

LÊ TRUNG HIẾU



và quan hệ chặt chẽ với đối tác trên toàn bộ dây truyền sản xuất. Do đó việc tăng hiệu
quả của quá trình bán hàng và phân phối là nhân tố quan trọng đảm bảo doanh nghiệp
duy trì được lợi thế cạnh tranh, tăng cả tỉ suất lợi nhuận và dịch vụ khách hàng. Để
giúp đỡ cho doanh nghiệp chiếm lợi thế trong quá trình phân phối thì chức năng bán
hàng và phân phối của hệ thống ERP cung cấp đầy đủ và tốt nhất các thành phần cho
viêc quản lý đơn hàng và vận chuyển. Dưới đây là những giao dịch liên quán đến bán
hàng: Truy vấn bán hàng, đặt hàng, thoả thuận phác thảo, vận chuyển hàng, thanh
toán, hỗ trợ sau bán hàng.
Dựa trên cách cấu hình hệ thống của doanh nghiệp mà các chức năng này thực
hiện hoàn toàn tự động hoặc một vài chức năng sẽ được thực hiện thủ cơng. Tồn bộ
dữ liệu của q trình này sẽ được lưu giữ lại trong hệ thống nhằm phục vụ cho các
quy trình khác.

Hình 4: Chức năng bán hàng và phân phối [6]
Thơng thường thì chức năng bán hàng và phân phối bao gồm các chức năng con
sau: Quản lý dữ liệu chính, quản lý đơn hàng, quản lý kho, phân phối, thanh toán,
định giá, hỗ trợ bán hàng, vận chuyển, giao dịch.
4.3. Quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất là một quy trình sản xuất từ những ngun liệu thơ thành
một sản phẩm hồn thiện. Trong quy trình sản xuất thì các máy móc, cơng cụ và
thiết bị các loại là những công cụ được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

12

LÊ TRUNG HIẾU



Có 4 loại hình sản xuất được sử dụng trong quy trình sản xuất, tuỳ thuộc vào
u cầu của cơng việc hay nhu cầu của doanh nghiệp, thì hình thức nào được sử
dụng. Đó là: Make to Order (MTO), Make to Stock (MTS), Engineer to Order
(ETO), Assembley to Order (ATO). (Hình 5).

Hình 5: Các chức năng trong quản trị sản xuất (Internet)
-

Make To Order (MTO) (Sản xuất theo đơn hàng)
Đây là quy trình chỉ được thực hiện sản xuất khi nhận được yêu cầu
đặt hàng từ khách hàng. Lợi ích của quy trình này là hồn thiện được sản
phẩm đúng theo yêu cầu của khách hàng, giá bán và tồn kho sẽ được cắt
giảm.

-

Make To Stock (MTS) (Sản xuất để tồn kho)
Đây là quy trình sản xuất sử dụng các hình thức dự báo về chiến lược
kinh doanh, nhằm tạo ra các sản phẩm phù hợp với các dự báo kinh
doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

-

Engineer To Order (ETO) (Thiết kế theo đơn hàng)
Đây là quy trình sản xuất sản phẩm từ thiết kế, lắp ráp, hoàn thiện sau
khi nhận được đơn hàng từ khách hàng.

-


Assembley To Order (ATO) (Lắp ráp theo đơn hàng)
Đây là quy trình sản xuất lắp ráp sản phẩm theo yêu cầu đặt hàng của
khách hàng một cách nhanh chóng và cho phép tuỳ chỉnh sản phẩm theo
một mức độ nhất định.

4.4. Quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự là yếu tố vô cùng quan trọng cho bất kể sự thành công nào của
doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh trong những năm tới đây, với sự phát

LUẬN VĂN THẠC SĨ

13

LÊ TRUNG HIẾU


triển mạnh về kinh tế và cơng nghệ nó sẽ tác động đến bộ phận quản lý nhân sự cũng
tương tự như các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Do vậy bộ phận nhân sự luôn
luôn cần đánh giá và tối ưu hố quy trình quản lý của mình.
Hệ thống quản lý nhận sự cần phải đáp ứng được các yêu cầu đặt biệt của doanh
nghiệp và cùng lớn mạnh liên tục cùng sự gia tăng nhân sự của doanh nghiệp. Nó cần
phải bao gồm các chức năng cần thiết trong thực tiễn kinh doanh. Nó phải đủ linh
hoạt cho phép doanh nghiệp có thể cải tiến quy trình kinh doanh phù hợp với nhu cầu
của doanh nghiệp.
Tuỳ theo hệ thống ERP mà chức năng quản lý nhân sự có các chức năng con khác
nhau. Sau đây sẽ là chức năng con phổ biến trong hệ thống ERP: Quản lý cá nhân,
quản lý tổ chức, kế toán tiền lương, quản lý thời gian, sự phát triển cá nhân.
4.5. Quản lý chất lượng
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 định nghĩa ra các chức năng quản lý chất lượng và các
yếu tố bên trong hệ thống quản lý chất lượng. Các chức năng này sẽ hỗ trợ các yếu tố

thiết yếu của hệ thống, cịn các chức năng tích hợp khác sẽ bổ sung cho chức năng
này.
Chức năng quản lý chất lượng bao gồm các chức năng con sau: Lập kế hoạch
chất lượng, giám sát chất lượng, kiểm soát chất lượng.
Chức năng quản lý chất lượng sử dụng khả năng tích hợp của hệ thống để liên
kết các nhiệm vụ của nó với các chức năng khác như là chức năng quản lý vật liệu,
sản xuất, bán hàng/phân phối và kế toán chi phí. Một nhiệm vụ kiểm sốt được thực
hiện dựa trên hố đơn của sản phẩm như là một khn mẫu quản lý, chức năng quản
lý chất lượng thường tích hợp với dữ liệu chính và quy trình của các chức năng sau:
Quản lý vật liệu, sản xuất, bán hàng và phân phối
4.6. Quản lý vật liệu
Chức năng quản lý vật liệu sẽ tối ưu hố tồn bộ q trình mua vật liệu dựa trên
chức năng xử lý theo luồng, cho phép tự động đánh giá nhà cung cấp, làm giảm bớt
q trình mua hang và chi phí kho bãi với sự tính tốn tồn kho và quản lý kho bãi và
tích hợp với hố đơn. Sau đây là các luồng làm việc chính trong chức năng quản lý
vật liệu: Các hoạt động trước khi mua, mua vật liệu, đánh giá nhà cung cấp, quản lý
kho, xác minh hoá đơn và kiểm tra vật liệu.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

14

LÊ TRUNG HIẾU


5. Ưu và nhược điểm khi sử dụng ERP
5.1. Ưu điểm
Sử dụng hệ thống ERP cho doanh nghiệp có rất nhiều lợi ích trực tiếp và lợi ích
gián tiếp. Lợi ích trực tiếp bao gồm việc cải thiện việc kết hợp thông tin để đưa ra
những quyết định hiệu quả, đáp ứng nhanh hơn những yêu cầu từ khách hàng... Lợi

ích gián tiếp bao gồm hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn, ưu đãi của khách hàng được
cải thiện, khách hàng hài lịng... Đó là những lợi ích mà chúng ta nhận thấy, cịn có
rất nhiều lợi ích mà chúng ta không định lượng được. Dưới đây là một số ưu điểm mà
hệ thống ERP đem lại cho doanh nghiệp.[6]
• Tích hợp thơng tin
• Giảm thời gian hồn thành sản phẩm
• Trả hàng đúng hẹn
• Khách hàng hài lịng hơn
• Hiệu năng nhà cung cấp được cải thiện
• Cải thiện tính linh hoạt
• Giảm chi phí chất lượng
• Phân tích và lập kế hoạch tốt hơn
• Cải thiện thơng tin và các quyết định chính xác hơn
• Ln sử dụng cơng nghệ mới nhất
5.2. Nhược điểm
Triển khai một hệ thống ERP thường liên quan đến một số lượng rủi ro nhất định.
Dưới đây sẽ là những rủi ro và các cách được sử dụng trong ERP để làm giảm bớt
các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi triển khai hệ thống này. Đây là một vấn đề
hết sức quan trọng vì xác định rủi ro và có chiến lược làm giảm bớt rủi ro là điều quan
trọng cho doanh nghiệp vì nó là một rào cản sự thành cơng khi triển khai ERP.
Hệ thống ERP đã thay đổi cơ bản các cơng việc trong doanh nghiệp. Kích cỡ và
sự phức tạp trong triển khai ERP làm cho việc quản lý dự án khó hơn. Trên thực tế
quản lý ERP về cơ bản có 3 vấn đề: con người, quy trình và cơng nghệ [6]. Một gói
ERP có thể ảnh hưởng tới tồn bộ doanh nghiệp và có thể tác động hầu như toàn bộ
con người làm việc trong doanh nghiệp. Hệ thống ERP sẽ giới thiệu một quy trình
mới và doanh nghiệp sẽ có những thay đổi theo quy trình đó và doanh nghiệp sẽ thực

LUẬN VĂN THẠC SĨ

15


LÊ TRUNG HIẾU


thi mọi thứ tốt hơn. Chỉ có một giải pháp duy nhất để tránh rủi ro này là tái cấu trúc
hoặc tuỳ chình lại hệ thống ERP. Nhưng tuỳ chỉnh lại sẽ dẫn tới khả năng khơng
tương thích trong hầu hết hệ thống. Trong một số trường hợp điều đó sẽ tốt hơn cho
doanh nghiệp để loại bỏ các quy trình tồn tại và có thể tiếp cận được với công nghệ
mới từ hệ thống ERP. Để đưa ra một quyết định cần thay đổi những gì hoặc cần giữ
lại cái gì thường là những nhiệm vụ khó khăn và có những quyết định sai lầm dẫn tới
sự thất bại trong triển khai ERP.
5.2.1. Rủi ro liên quan đến con người
Con nguời bao gồm người lao động, quản lý, tư vấn hay nhà cung cấp, tất cả đều
là những nhân tố quan trong quyết định thành công hay thất bại của hệ thống ERP.
Triển khai hệ thống ERP liên quan đến sự thay đổi và bản chất con người chống lại
sự thay đổi. Do vậy quá trình triển khai thường mắc phải sự chống đối nhất định nào
đó. Người dùng sẽ hồi nghi về hệ thống mới. Vì một hệ thống ERP thành cơng thì
sự hợp tác của con người chắc chắn là điều cần thiết.
5.2.2. Rủi ro liên quan đến quy trình
Hệ thống ERP sẽ có rất nhiều quy trình mới và nó sẽ loại bỏ bớt đi các quy trình
hiện tại khơng phù hợp. Đây là ngun nhân chính khi triển khai hệ thống ERP nhằm
cải thiện, xắp sếp và giúp các quy trình doanh nghiệp hiệu quả, năng suất và có tính
ứng dụng cao. Quản lý các quy trình này hiệu quả là một nhân tố giúp cho sự thành
công của doanh nghiệp. Sau đây là các vấn đề chính: chương trình quản lý, tái thiết
kế quy trình nghiệp vụ, giai đoạn chuyển tiếp, thực hiện các lợi ích.
5.2.3. Rủi ro liên quan đến cơng nghệ
Cơng nghệ ngày nay đang phát triển với tốc độ kinh ngạc, các nhà cung cấp ERP
cũng ln đưa ra những tính năng mới nhất ứng với sự phát triển của công nghệ để
có thể duy trì được sự cạnh tranh. Các doanh nghiệp có triển khai ERP cũng nên theo
sát các công nghệ mới nhất và cập nhập các yêu cầu mới đó có thể tồn tại và phát

triển tốt hơn. Các rủi ro công nghệ thường liên quan đến: chức năng phần mềm, công
nghệ lỗi thời, quản lý danh mục ứng dụng, củng cố và cập nhập công nghệ mới.
6. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống ERP?
Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu và quy trình hoạt động của riêng
mình. Để thích nghi và lớn mạnh trong một xã hội phát triển thì các doanh nghiệp

LUẬN VĂN THẠC SĨ

16

LÊ TRUNG HIẾU


đều cần phải có cơng nghệ với nhiều chức năng hồn thiện, bởi vì nó chính là cây
cầu nối giữa quy trình hoạt động với con người trong một doanh nghiệp. Với một
doanh nghiệp lớn có nhiều các bộ phận và nhóm người có thể hoạt động một cách
thành cơng và trơn tru thì hệ thống ERP phải có trách nhiệm đồng bộ dữ liệu, cung
cấp thông tin và kết nối giữa các bộ phận lại với nhau. Hệ thống ERP còn là sự
kết hợp của phần mềm với các hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích thực
hiện việc quản lý. Nhờ có phần mềm ERP thì tồn bộ chuỗi các dự án và các quy
trình quan trọng sẽ được sắp xếp và thực hiện một cách hiệu quả.
Vậy, tại sao lại cần hệ thống ERP? Những lý do sau đây sẽ là cách giải thích
tốt nhất tại sao một doanh nghiệp lại cần triển khai hệ thống ERP.
-

Hệ thống ERP cho phép doanh nghiệp có thể thực hiện việc quản lý một
cách tự động, quản lý chặt chẽ các nhiệm vụ hàng ngày của các bộ phận
khác nhau và giải phóng các cơng việc nhàm chán, lập đi lập lại của các
nhân viên, giúp họ có thể tập trung cho các công việc sáng tạo hơn.


-

Một lý do nữa là nó giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả bằng cách
giảm bớt các quy trình thủ cơng, dễ gây lỗi...

-

Kết nối các bộ phận tốt hơn, năng suất lao động cao hơn

-

Quản lý thông tin tốt hơn

-

Hệ thống ERP giúp cho sự kết nối giữa các bộ phận được dễ dàng hơn, từ
các nhân viên làm việc với khách hàng tới các bộ phận cấp cao, quản lý –
đây chính là thước đo hiệu suất của cơng ty.

Tóm lại, các doanh nghiệp cần thực thi hệ thống ERP là bởi vì họ cần cải tiến
quy trình quản lý kinh doanh bên trong và hiệu suất kinh doanh của cả doanh
nghiệp. Họ cũng muốn giảm chi phi lương, chi phí CNTT và cải thiện sự tương
tác giữa con người trong doanh nghiệp.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

17

LÊ TRUNG HIẾU



Chương 2: Tổng quan về OFBiz
1. Giới thiệu mã nguồn mở OFBiz
OFBiz là một ứng dụng quản lý doanh nghiệp có khả năng tuỳ biến cao, phù
hợp với các nhu cầu quản lý của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với một kiến trúc
cho phép tuỳ biến cao, các nhà phát triển có thể dễ dàng tuỳ chỉnh và mở rộng
theo từng nhu cầu của doanh nghiệp mình. Nó bao gồm ít nhất 15 ứng dụng về
quy trình quản lý doanh nghiệp, trong đó đặt biệt là ứng dụng về thương mại
điện tử. Bên cạnh đó nó bao gồm các ứng dụng như quản lý kế toán, quản lý tài
sản, quản lý kho, quản lý sản xuất, quản lý đơn hàng, quản lý nhân sự, quản lý
quan hệ khách hàng, quản lý nội dung... tất cả được viết thành các ứng dụng
đóng gói bên trong mã nguồn mở OFBiz. OFBiz là một hệ thống quản lý doanh
nghiệp (ERP) thực tế và đã được chứng minh thông qua việc được nhiều doanh
nghiệp lớn sử dụng, với chi phí hợp lý.
OFBiz cũng giống như ERP, đều được tổ chức theo một kiến trúc. Như hình
(Kiến trúc OFBiz), Framework của OFBiz được thiết kế với 3 thành phần:
Entity Engine, Service Engine, Tool/Utilities. [7]

Hình 6: Kiến trúc của OFBiz. [3]

LUẬN VĂN THẠC SĨ

18

LÊ TRUNG HIẾU


-

Entity Engine: Chịu trách nhiệm miêu tả và trình bầy dữ liệu theo kiến

trúc cơ sở dữ liệu quan hệ. Khơng giống như hầu hết hệ thống miêu tả
quy trình ERP, thường sử dùng rất nhiều kiểu thiết kế bảng dữ liêu để
miêu tả, thì OFBiz sử dụng cấu hình file XML và một kiến trúc dữ liệu
quan hệ đơn giản để thể hiện dữ liệu.

-

Service Engine: Cung cấp một giao diện API để thể hiện và chạy các
ứng dụng service. Một service thường khơng có nhiều hơn một quy trình:
nhận đầu vào, thực hiện xử lý và trả về kết quả. Hầu hết các service được
thiết kế với tập luật ECA (Event-Condition-Action) để giao tiếp với các
service khác, bao gồm cả các service mà người phát triển tạo ra.

-

Tool/Utilities: Bao gồm rất nhiều các công cụ nhằm thực hiện các chức
năng phát triển ở tầng view (phần thể hiện kết quả cho người dùng).

Bao quanh Framework OFBiz là rất nhiều các ứng dụng về quản lý quy trình
ERP như là: quản lý kế toán, quản lý sản xuất, nhân sự…
Kiến trúc của OFBiz như hình, cũng được thiết kế tương tự như các ứng
dụng xử lý quy trình ERP. Với một Framework là lõi nhằm tương tác với hệ
thống bên dưới và với cơ sở dữ liệu quan hệ, bên trên Framework là tầng xử lý
quy trình ERP.
2. Tìm hiểu về Framework OFBiz
Framework OFBiz giúp đỡ các doanh nghiệp có thể phát triển các ứng dụng quy
trình quản lý doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Dưới đây là các thành phần chính
trong framework, nó sử dụng ứng dung Apache Tomcat nên khả năng mở rộng dễ
dàng.[3]
2.1 Entity Engine

Lưu trữ dữ liệu thành cơng và an tồn là chìa khố quan trọng đằng sau bất kể
chiến lược quản lý dữ liệu nào. Biết được điều đó OFBiz đã đưa ra việc quản lý dữ
liệu một cách cẩn trọng và loại bỏ tất cả các chức năng tẻ nhạt và lỗi của quá trình
quản lý cho các nhà phát triển ứng dụng, thêm vào đó là các trình tích hợp với thiết
kế và thực thi có khả năng mở rộng của ứng dụng Entity Engine.
Entity Engine là một ứng dụng cơ sở dữ liệu phát triển độc lập và là một
framework triển khai được tích hợp đầy đủ vào dự án OFBiz. Nó xử lý tồn bộ chức

LUẬN VĂN THẠC SĨ

19

LÊ TRUNG HIẾU


năng quản lý dữ liệu hang ngày cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp một cách an tồn và bảo mật. Nó bao gồm các chức năng chính sau: kết nối
đồng bộ tới số lượng CSDL khơng giới hạn, quản lý số lượng kết nối không giới hạn,
giám sát các giao dịch trong CSDL, xử lý các điều kiện lỗi của CSDL.
Sức mạng thật sự của Entity Engine là cung cấp cho ứng dụng OFBiz tất cả các
cơng cụ, tiện ích và giao diện (API) cần thiết cho phép dễ dàng đọc và thêm dữ liệu
vào nhiều cơ sở lưu giữ dữ liệu khác nhau dựa trên cấu hình theo một cách nhất quán
và dễ dàng mà không cần quan tâm là cơ sở dữ liệu nào, vị trí lưu trữ dữ liệu hay kiểu
dữ liệu nào. Nó được thể hiện ở hình dưới đây:

Hình 7: Kiến trúc của Entity Engine [3]
2.2 Service Engine
OFBiz được mô tả là một ứng dụng có kiến trúc hướng dịch vụ (SOA-Service
Oriented Architecture). Trước đây nó được thiết kế nhằm xây dựng hệ thống máy tính
doanh nghiệp phức tạp sử dụng kiến trúc hướng dịch vụ. OFBiz đã triển khai một số

tính năng của kiến trúc hướng dịch vụ này. Nó bao gồm các tính năng sau:
• Một Service Engine có khả năng nhận biết ngữ cảnh được hiển thị cho
việc sử dụng trên toàn bộ framework hoặc trên các giao diện bên ngồi
framework nếu được cấu hình. OFBiz sẽ xử lý tồn bộ các nhiệm vụ đó
một cách minh bạch cho cả người cung cấp lẫn người sử dụng.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

20

LÊ TRUNG HIẾU


• Nó bao gồm nhiều phương thức gọi: nội tuyến (inline) hoặc đồng bộ với
chương trình gọi; out-of-band hoặc bất đồng bộ từ logic xử lý của người
gọi hay các nhiệm vụ đã được lên lịch trình sẵn cho việc thực thi.
• Một chuỗi các dịch vụ cho nền tảng hướng dịch vụ và thực thi các luồng
làm việc phức tạp. Các service sẽ được cấu hình cho việc gọi dựa trên các
sự kiện hoặc trình kích hoạt từ bên ngồi.
• Các cơng cụ tạo và triển khai Service bao gồm lựa chọn, xác nhận đầu vào
và đầu ra dựa trên điều kiện đầu vào của tham số, xác nhận và uỷ quyền
đươc tích hợp với quy trình đăng nhập của người dùng và vẫn duy trì các
cuộc gọi Service.
Trái tim của việc thực thi hướng dịch vụ của OFBiz đó là ứng dụng Service
Engine. Sử dụng thiết kế hướng đối tượng Factory Pattern, OFBiz cung cấp một công
cụ quản lý Service dễ dàng mở rộng, hỗ trợ số lượng Service đồng thời lớn và bất kì
cơng cụ của bên thứ 3 nào bao gồm: Java, Groovy, Javascript, JPython, and the OFBiz
"simple" Service (dựa trên OFBiz Mini-Language.). Service Engine có thể được gọi
từ bất kì đâu trong framework để xử lý chi tiết các Service, dưới đây là sơ đồ xử lý
của Service Engine:


Hình 8: Sơ đồ luồng xử lý của Service Engine [3]
2.3 Giao diện người dùng

LUẬN VĂN THẠC SĨ

21

LÊ TRUNG HIẾU


Người dùng muốn giao tiếp với các ứng dụng OFBiz thì phải thơng qua việc sử
dụng trình duyệt web. Để xây dựng một giao diện người dùng (User Interface) cho
một ứng dụng OFBiz thì cần xây dựng một hoặc nhiều trang web HTML được sử
dụng bởi một trình duyệt web. Trong khi đó OFBiz cung cấp một vài cơ chế để xây
dựng các trang web HTML, hiện tại việc sử dụng cơng cụ tiện ích OFBiz Screen để
tạo ra các “screens” OFBiz là tốt nhất. Công cụ này sử dụng cấu hình tiện ích OFBiz
Screen như là đầu vào và tạo ra các trang HTML web được gọi là “Screens” như là
đầu ra.
Làm thế nào một ứng dụng OFBiz biết được một “Screen” nào được sử dụng khi
xây dựng một trang web HTML? Bằng cách sử dụng một ánh xạ từ trình điểu khiển
(Controller) trong file controller.xml, OFBiz sẽ biên dịch một yêu cầu (request) từ
thanh công cụ (URL) trên trình duyệt cho một định nghĩa “screen” cụ thể đã được
định nghĩa. Điều này được thể hiện như sau:

Hình 9: Quy trình OFBiz định nghĩa "Screen" [3]
1. Một người dung gửi yêu cầu HTTP or HTTPs từ thanh công cụ (URL) của
trình duyệt web. Ứng dụng OFBiz sẽ biên dịch yêu cầu đó một cách tự
động.
2. Controller Servlet sẽ ánh xạ các yêu cầu từ trình duyệt bằng cách sử dụng

file controller.xml để xác định các sự kiện hoặc view nào cần được xử lý.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

22

LÊ TRUNG HIẾU


3. Các yêu cầu từ URL sẽ được gửi trình xử lý View của OFBiz (OFBiz
View Handler). Trình xử lý này sẽ quyết định liệu view nào được sinh ra
dựa trên định nghĩa screen.
4. Những đoạn mã (script) ứng với các dữ liệu đã điệu định sẵn xe được chạy
và kết quả sẽ được đặt vào context của view
5. Các yêu cầu từ HTTP/HTTPs sẽ được trở lại cho trình duyệt. Nó bao gồm
1 trang web HTML được sinh ra trừ trình duyệt.
2.4 Mini Language
Ứng dụng OFBiz đã được xây dựng và phát triển khá lâu, vì vậy nó một ngôn
ngữ riêng là minilang (Mini-Language). Minilang giúp cho các nhà phát triển giảm
bớt thời gian thực thi các tác vụ đơn giản và lập đi lập lại. Các đoạn mã (code) khơng
cần thiết phải biên dịch bởi vậy có thể sẽ được thực thi nhanh hơn, điều này sẽ phá
vỡ quy trình vịng đời biên dịch của JAVA. Minalang mang tới các lợi ích trong việc
thay đổi các đoạn code mà khơng cần biên dịch lại ứng dụng. Một trình duyệt chỉ cần
refresh lại thì sẽ thấy thay đổi.
Nó đơn giản và thuần hơn so với những đoạn code Java, dễ dàng đọc và thay
đổi cho người sử dụng, ngay cả khi họ có thể chưa quen với hệ thống.
Tuy nhiên Minilang cũng có một số nhược điểm riêng của nó. Nó khó có thể
gỡ lỗi (debug) trong một số trường hợp. Khi sử dụng Eclipse hoặc Java IDEs nó có
thể kết nối tới ứng dụng OFBiz và sử dụng ứng dụng gỡ lỗi từ xa (Remote Application
Debugger) hoặc các cơng cụ gỡ lội khác và ta có thể gỡ lỗi theo từng dòng một, kiểm

tra sự hợp lý của giá trị đầu vào. Nhưng điều này thì khơng thể với Minilang. Mặc dù
có vài kĩ thuật sẽ giúp đỡ việc gỡ lỗi theo từng bước, nhưng do độ phức tạp dịch vụ
cung cấp của chúng tang lên nên việc sử dụng Minilang trở lên ít khả thi hơn và thời
gian gỡ lỗi đã đã bắt đầu lớn hơn so với lợi ích của việc triển khai nhanh q trình
thực thi các đoạn mã (code). Minilang cũng có giới hạn của nó vì vật chỉ có một vài
quy trình ở đó được lập trình sử dụng Minilang.
Ngun nhân chính cho việc sử dụng Minilang đó là nó phù hợp với những
thao tác đơn giản, đặt biệt là các thao tác như thêm sửa xoá (Create, Read, Update,
Delete), xác nhận và thao tác dữ liệu. Nó sẽ khơng được sử dụng nhiều ngồi các khả
năng này, cịn trong pham vị này thì khả năng của Minilang là vượt trội.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

23

LÊ TRUNG HIẾU


×