Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở KÝ TÚC XÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 57 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở KÍ TÚC XÁ TRUNG
TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH ….

1


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT

1

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

2

Giáo dục và đào tạo

3

Giáo dục quốc phòng và an ninh

4

Quốc phòng và an ninh

5



Trung tâm Giáo dục Quốc phịng và an ninh

6

Kí túc xá

ĐHQG TP.HCM
GD&ĐT
GDQP&AN
QP&AN
TTGDQP&AN
KTX

2


MỤC LỤC
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ SINH
VIÊN Ở KÍ TÚC XÁ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN
NINH ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.......................8
1.1.... Một số khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý sinh viên ở KTX Trung
tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh...................................................................8
1.2...... Nội dung quản lý sinh viên ở KTX Trung tâm Giáo dục Quốc phòng
và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh........................................12
1.3. ..........Khái niệm nâng cao hiệu quả quản lý ở KTX Trung tâm Giáo dục
Quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh...................13
1.4......... Các nhân tố tác động đến quản lý sinh viên ở KTX Trung tâm Giáo
dục Quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.............14
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở KÍ TÚC XÁ TRUNG TÂM GIÁO

DỤC

QUỐC PHÒNG - AN NINH ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH........................................................................................................17
2.1. Thực trạng và ngun nhân cơng tác quản lý sinh viên ở KTX Trung
tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh ĐHQG TPHCM hiện nay.......................17
2.2. Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sinh viên ở KTX
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh ĐHQG TPHCM trong tình hình
mới.......................................................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................49
PHỤ LỤC...........................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................58

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những giải pháp để tăng cường củng cố QP&AN là nâng cao
chất lượng GDQP&AN cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho quốc phòng, cho chiến tranh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Quản lý tốt
mọi hoạt động của sinh viên khi học GDQP&AN sẽ góp phần nâng cao chất
lượng GDQP&AN hiện nay.
Tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên ở kí túc xá,
trung tâm giáo dục quốc phịng-an ninh Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh” vì :
- Lý do thứ nhất: Thực trạng công tác quản lý sinh viên ở KTX nói chung
trong cả nước và KTX ở các trung tâm GDQP&AN, cũng như KTX Trung tâm

Giáo dục Quốc phòng và an ninh ĐHQG TPHCM còn tồn tại những hạn chế
nhất định, có những yếu kém kéo dài chưa khắc phục được, ảnh hưởng đến chất
lượng môn học GDQP&AN và tiềm ẩn nảy sinh các vi phạm của sinh viên.
- Lý do thứ hai: Trước sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách
mạng nước ta trên các lĩnh vực, cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường, tác
động tiêu cực đến đời sống xã hội nói chung, sinh viên nói riêng, nên cần phải
quản lý tốt.
Để nâng cao chất lượng quản lý sinh viên ở TTGDQP&AN, với mong
muốn áp dụng những kiến thức quản lý con người mà bản thân đã được học và
thực tiễn trải nghiệm trong cuộc sống để nghiên cứu tìm ra những giải pháp
đúng đắn, phù hợp, quản lý tốt sinh viên ở TTGDQP&AN ngày càng tốt hơn,
góp phần xây dựng TTGDQP&AN vững mạnh về mọi mặt. Do đó tơi đã lựa
chọn đề tài " Nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý sinh viên ở kí túc xá, trung
tâm giáo dục quốc phòng - an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh" làm đề tài của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tổng quan vấn đề nghiên cứu bằng việc khái quát:
4


- Những nghiên cứu liên quan đến các hoạt động và quản lý các hoạt động
của sinh viên ở KTX nói chung.
- Những nghiên cứu liên quan đến quản lý sinh viên ở KTX Trung tâm
Giáo dục Quốc phòng và an ninh ĐHQG TPHCM nói riêng.
Trên phương diện nghiên cứu, đã có nhiều đề tài các cấp, luận văn thạc sỹ,
luận án tiến sỹ, sách tham khảo, bài báo khoa học nghiên cứu về vấn đề này.
Một số bài viết trên các tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học trong nước có liên
quan tới vấn đề nghiên cứu như:
Tác giả Nguyễn Văn Vọng: “Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh,
sinh viên trong giai đoạn mới”, đăng trên tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên

nghiệp, số 2/2001. Nghiên cứu đã khái quát bối cảnh mới của đất nước, vị trí của
cơng tác GDQP&AN, thực trạng GDQP&AN cho học sinh, sinh viên thời gian
qua và đề xuất các giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức, đổi mới chương
trình, giáo trình tài liệu, đào tạo, về bồi dưỡng giáo viên, về củng cố mở rộng
các TTGDQP&AN, về nghiên cứu khoa học và tăng cường đầu tư cho nhiệm vụ
Giáo dục Quốc phòng và an ninh.
Tác giả Nguyễn Nghĩa: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục quốc
phịng trong các trường phổ thơng ở Hà Nội hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số
27/2002. Bài viết này tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp như đổi mới tăng
cường sự lãnh đạo, đổi mới nội dung chương trình, hình thức phương pháp, tăng
cường đội ngũ giáo viên, bảo đảm chế độ chính sách, đổi mới cơ chế quản lý điều
hành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục quốc phịng ở các trường trung học phổ
thơng.
Tác giả Bùi Văn Ga: “Kết quả, kinh nghiệm đào tạo giáo viên giáo dục quốc
phòng - an ninh (2002-2012), giải pháp phát triển giáo dục quốc phòng - an ninh
những năm tiếp theo của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, Tạp chí Dân qn tự vệ Giáo dục
quốc phịng, số 58, tháng 7/2012.
Tác giả Nguyễn Thiện Minh: “ Những vấn đề cơ bản cần tập trung chỉ đạo nâng
cao chất lượng dạy, học giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên năm
học 2012-2013 và những năm tiếp theo”, Tạp chí Dân quân tự vệ Giáo dục quốc
5


phịng số 59, tháng 8, năm 2012.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học cơng bố trong nước về
quản lý học sinh, sinh viên như đã nêu trên, mà chủ yếu ở tầm vĩ mơ và cũng có
nhiều biện pháp cụ thể thiết thực, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về giáo
dục QP&AN của các tác giả, đã đề cập nhiều tới vấn đề quản lý về mơn học giáo
dục QP&AN ở những góc độ khác nhau, một số tác giả tập trung nghiên cứu lĩnh
vực nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN về nội dung, chương trình, phương pháp,

nghiên cứu việc tổ chức, quản lý cơng tác giáo dục quốc phòng và an ninh. Nhưng
trước sự tấn công của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội vào mọi lúc mọi nơi và
mọi đối tượng kể cả sinh viên ở KTX, cho nên chúng ta phải có giải pháp phịng
ngừa từ xa; KTX của TTGDQP&AN có những đặc điểm, đặc thù của nó,thuận
lợi có, khó khăn có; có mặt khác phần nào với các KTX nói chung, nên cần
nghiên cứu để có giải pháp nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, huấn luyện,
rèn luyện sinh viên.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm hệ thống hóa nội dung công tác quản lý sinh viên ở KTX Trung
tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên tại KTX Trung tâm
Giáo dục Quốc phòng và an ninh.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sinh viên ở KTX Trung tâm
Giáo dục Quốc phòng và an ninh ĐHQG TPHCM nhằm góp phần nâng cao
chất lượng mơn học GDQP&AN cho sinh viên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những nguyên nhân
và rút ra những kinh nghiệm về quản lý sinh viên ở KTX Trung tâm Giáo dục
Quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sinh viên ở Trung
tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh.

6


5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể : Là những vấn đề, hiện tượng tâm lí có liên quan đến đối
tượng.
Đối tượng : Sinh viên ở KTX Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an

ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý sinh viên ở KTX Trung
tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Các số liệu minh chứng, sử dụng trong đề tài, lấy 2 năm trở lại đây (từ
năm 2014 đến năm 2016).
7. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản
- Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu tài liệu; phương pháp quan sát;
- Thu thập thơng tin, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá.
- Phương pháp luận.
- Phương pháp chuyên gia.
8. Đóng góp của đề tài
Giúp cho Đảng ủy - Ban Giám đốc trung tâm, cấp ủy, chỉ huy các phịng,
khoa trực thuộc nói chung; phịng cơng tác sinh viên nói riêng trong lãnh đạo,
chỉ đạo, quản lý sinh viên ở KTX trung tâm ngày càng tốt hơn, góp phần nâng
cao chất lượng mơn học GDQP&AN, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
9. Kết cấu của đề tài
Bao gồm: phần mở đầu, 2 chương, kết luận và kiến nghị, phụ lục, danh
mục tài liệu tham khảo.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở
KÍ TÚC XÁ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý sinh viên ở KTX
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh

1.1.1. Các khái niệm: quản lý; quản lý nhà trường, quản lý sinh viên và
phương pháp quản lý
1.1.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý có thể hiểu là hai q trình tích hợp vào nhau; q trình "quản" là
sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái "ổn định"; quá trình “lý” là sửa sang, sắp
xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”. Mà nội dung cốt lõi của đề tài
là nâng cao hiệu quả quản lý sinh viên tức là ln ln tìm cách nâng cao chất
lượng coi sóc, giữ gìn và nâng cao chất lượng sửa sang, sắp xếp, đổi mới nhằm
xây dựng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh ĐHQGTP.HCM vững
mạnh toàn diện.
C.Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự
chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu
vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc
trưởng”. Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để
đạt được mục đích chung. Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng
lao động mang tính đặc thù là tổ chức, điều khiển con người với các hoạt động
theo những yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là quản lý. Quản lý là
một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Từ khi con
người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không
thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng
hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới
những mục tiêu chung. Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất từ cộng
8


sản nguyên thủy đến nền văn minh hiện đại, trong đó quản lý ln là một thuộc
tính tất yếu lịch sử khách quan gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của
nó. Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của hệ thống xã hội đó là hoạt động lao

động tập thể, lao động xã hội của con người. Trong quá trình lao động con người
buộc phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể. Điều đó địi hỏi phải có
sự tổ chức, phải có sự phân cơng và hợp tác trong lao động, phải có sự quản lý.
Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa
trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu
chung đề ra. Mặc dù quản lý là một thuộc tính tất yếu gắn liền với xã hội nhưng
chỉ khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì quản lý mới được tách ra
thành một [1].
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, quản trị, quản giáo ví dụ:
Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng
dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục
tiêu đã đề ra"[3].
Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc : “Hoạt động quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
trong một tổ chức, làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục tiêu của tổ
chức”[4].
Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu
chung. Từ những quan niệm trên cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và
cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo
nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu chung. Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn
hoạt động của những người khác. Thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến và
được nhiều tác giả đề cập đến. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, tôi hiểu
khái niệm quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể
(người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể, đối tượng quản lý về các mặt
chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách,
9



nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều
kiện cho sự phát triển của đối tượng.
1.1.1.2. Quản lý trường học, quản lý sinh viên
Theo Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục đào tạo đối với
ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”[6].
Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp GD&ĐT, là cơ quan chuyên môn của
ngành GD&ĐT, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp,
nên việc quản lý nói chung và quản lý sinh viên nói riêng ở KTX phải chặt chẽ,
khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức
mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.
Vậy, quản lý trường học là quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động
học của học viên, hoạt động phục vụ việc dạy và việc học của cán bộ, nhân viên
trong trường, cũng như sự chấp hành nội quy, quy định.
Trong khuôn khổ của đề tài này, tập trung làm rõ các mặt công tác quản lý
của phịng cơng tác sinh viên đối với sinh viên ở KTX. Trung tâm GDQP&AN
cũng như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp... đều nhằm mục tiêu là đào
tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân,
có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào
tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quản lý sinh viên: Công tác quản lý sinh viên ở KTX là gồm quản lý con
người và quản lý cơ sở vật chất. Quản lý vật chất bao gồm tài sản của cá nhân và
của tập thể, của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh ĐHQGTP.HCM.
Quản lý sinh viên ở KTX trên nhiều lĩnh vực, khái quát thành các nội dung sau:
quản lý số lượng; chất lượng; quản quản lý về tư tưởng, lai lịch, chấp hành các
quy định, các mối quan hệ; động cơ học tập; nội dung học tập; phương pháp,
hình thức tổ chức học tập của sinh viên; kết quả học tập và rèn luyện; quản lý cả
nội dung lẫn hình thức các hoạt động nội khóa, ngoại khóa, hoạt động văn hóa

văn nghệ, thể dục thể thao, ngủ, nghỉ; quản lý đời sống vật chất tinh thần, quản
lý cả về mặt mạnh, điểm yếu của tập thể và từng con người trong KTX...Chủ thể
quản lý là Đảng ủy - Ban giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh
10


ĐHQGTP.HCM trực tiếp là phịng cơng tác sinh viên. Đối tượng được quản lý
là sinh viên.
1.1.1.3. Khái niệm phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý được sử dụng như những công cụ quan trọng để
người quản lý thực hiện mục tiêu có kết quả. Khơng có phương pháp quản lý
vạn năng mà phải biết sử dụng nhiều phương pháp quản lý và sử dụng các
phương pháp đó có hiệu quả nhất, mới góp phần quản lý tốt mọi mặt, cho nên
địi hỏi người quản lý phải có phương pháp quản lý từng đối tượng, từng giai
đoạn, với từng phương pháp quản lý phù hợp; tránh tư tưởng rập khn, máy
móc.
1.1.2. Khái niệm ký túc xá sinh viên
Ký túc xá đôi khi cịn gọi là cư xá là những cơng trình, tòa nhà được xây
dựng để dành cho việc giải quyết nhu cầu về chỗ ở, tá túc cho các sinh viên của
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Những sinh viên ở KTX
thường là sinh viên xa nhà, xa q hoặc gặp hồn cảnh khó khăn và có nguyện
vọng được ở tại KTX, một số KTX dành cho các sinh viên nội trú.
Ký túc xá thường được xây dựng trong một khuôn viên tương đối độc
lập và thiết kế theo dạng nhà ở tập thể với nhiều phòng và nhiều giường trong
một phòng hoặc giường tầng, cùng với hệ thống nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm
công cộng hoặc các cơng trình tập thể khác. Hầu hết các KTX rất gần với khuôn
viên của nhà trường hơn so với nhà ở tư nhân. Sự thuận tiện này là một nhân tố
chính trong sự lựa chọn nơi ở, đặc biệt là đối với sinh viên năm đầu.
Ký túc xá của Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh được
xem là KTX hiện đại nhất Việt Nam. Trang bị đầy đủ tiện nghi giường tầng, tủ

sách, bàn học, ghế ngồi bàn vi tính riêng cho từng sinh viên. Hệ thống nhà vệ
sinh, phòng tắm sân phơi quần áo khép kín trong phịng ở. Mỗi tầng của sinh
viên đều có phịng sinh hoạt chung để sinh viên có thể họp nhóm, hội họp, xem
truyền hình cáp.
Theo tơi khái niệm về ký túc xá TTGDQP&AN là những cơng trình hạ tầng
cơ sở dành cho việc giải quyết nhu cầu về ăn, ở, ngủ, nghỉ và các hoạt động
11


ngoại khóa cho các đối tượng, về học tập mơn học GDQP&AN, theo quy định
của pháp luật.
Ký túc xá TTGDQP&AN được xây dựng trong khuôn viên
TTGDQP&AN, thiết kế theo dạng nhà ở tập thể, theo phân cấp quản lý như
trong quân đội.
1.2. Nội dung quản lý sinh viên ở KTX Trung tâm Giáo dục Quốc
phòng và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Phịng cơng tác sinh viên của các trường đại học, cao đẳng ... nói chung,
phịng cơng tác sinh viên, Trung tâm Giáo dục Quốc phịng và an ninh
ĐHQGTP.HCM nói riêng có chức năng tiếp nhận sinh viên nhập học, theo dõi,
đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của sinh viên; tổ chức hoạt động thi đua, khen
thưởng cho tập thể và cá nhân đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử
lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm quy chế, nội quy; phối hợp với gia đình
sinh viên để quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên; phân loại, xếp
loại sinh viên cuối mỗi khóa học.
Trong q trình quản lý, phịng cơng tác sinh viên của trung tâm phải phối
hợp với các tổ chức quần chúng, các lực lượng, giáo dục, thuyết phục, kích thích
vật chất và tinh thần… để phát huy sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của trung tâm,
bảo đảm thực hiện kế hoạch học tập, huấn luyện có chất lượng.
Cơng tác quản lý sinh viên ở KTX là gồm quản lý con người và quản lý
cơ sở vật chất. Quản lý vật chất bao gồm tài sản của cá nhân và của tập thể, của

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh. Quản lý sinh viên ở KTX trên nhiều lĩnh vực, khái quát thành các nội
dung sau: quản lý số lượng; chất lượng; quản quản lý về tư tưởng, lai lịch, chấp
hành các quy định, các mối quan hệ; động cơ học tập; nội dung học tập; phương
pháp, hình thức tổ chức học tập của sinh viên; kết quả học tập và rèn luyện;
quản lý cả nội dung lẫn hình thức các hoạt động nội khóa, ngoại khóa, hoạt động
văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, ngủ, nghỉ; quản lý đời sống vật chất tinh
thần, con người đi lại vào, ra trung tâm nói chung và sinh viên nói riêng, quản lý
cả về mặt mạnh, điểm yếu của tập thể và từng con người trong KTX... Chủ thể
12


quản lý là Đảng ủy, ban giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh,
ĐHQGTP.HCM trực tiếp là phịng cơng tác sinh viên. Đối tượng được quản lý là
sinh viên.
1.3. Khái niệm nâng cao hiệu quả quản lý ở KTX Trung tâm Giáo dục
Quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Theo tác giả từ khái niệm quản lý và nội dung quản lý sinh viên ở KTX đã
nêu ở trên, nâng cao hiệu quả quản lý có nghĩa là nâng cao chất lượng quản lý,
quản lý ngày càng tốt hơn, chặt chẽ hơn, mà muốn đạt được điều này tức là sự
tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể,
đối tượng bị quản lý về mọi mặt, đạt tới một trình độ nghệ thuật; đồng thời ln
hồn thiện hệ thống các luật lệ, quy định và biện pháp quản lý, nhằm một mục
đích chung và đạt được kết quả cao nhất, theo ý chí, mong muốn của chủ thể
quản lý.
Hay nói một cách khác cụ thể hơn về về khái niệm nâng cao hiệu quả
quản lý sinh viên ở KTX là: Là một hoạt động xã hội, dựa trên tính chất một
cộng đồng người, tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của tổ chức và
nhóm người quản lý lên việc quản lý sinh viên về mọi mặt, đồng thời luôn hoàn
thiện hệ thống các luật lệ, quy định và biện pháp quản lý, nhằm đạt được mục

tiêu chung với kết quả cao nhất của các nội dung quản lý, theo mong muốn của
chủ thể quản lý.
1.4. Các nhân tố tác động đến quản lý sinh viên ở KTX Trung tâm
Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
1.4.1. Những nhân tố tác động tích cực
- Từ cơ sở lý luận nêu trên chúng ta khảng định rằng quản lý là một tất
yếu khách quan của xã hội loài người, quản lý là một nghệ thuật và tồn tại hàng
vạn năm từ sơ khai cho đến xã hội phát triển văn minh tiến bộ như hiện nay và
quản lý cũng ln hồn thiện mình, không đứng yên một chỗ mà phát triển
không ngừng, mà tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cho nên ý thức xã hội
của con người nhìn chung ngày càng cao hơn, tốt hơn và tác động lại xã hội có
nhiều yếu tố tích cực hơn.
13


- Cơ chế, hiến pháp, pháp luật của thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng
ngày càng hồn thiện hơn trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có việc quản lý xã
hội, quản lý nghành, quản lý GD&ĐT, quản lý sinh viên.
- Mơi trường đất nước hịa bình, đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa là điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước và con người,
đồng thời đặt ra yêu cầu cao trong việc nâng cao trình độ dân trí, trong học tập,
trong chấp hành kỷ luật lao động để sinh viên xác định ý thức học tập, rèn luyện
tốt hơn.
- Điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm từ nơi ăn, chốn ở, giảng đường,
bãi tập và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động ngoại khóa ngày càng được cũng
cố, bảo đảm tốt hơn về đời sống vật chất, tinh thần.
- Bề dày kinh nghiệm,Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh,
ĐHQGTP.HCM thành lập và đi vào hoạt động tính đến nay đã 18 năm; ổn định
ở địa điểm mới hiện nay đã hơn bảy năm, nên cũng đã có nhiều kinh nghiệm
trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn học GDQP&AN, trong quản lý

sinh viên ở KTX trung tâm.
Nói đến sinh viên là nói đến đội ngũ trí thức trong tương lai, là lực lượng
trẻ, có học thức, nhạy cảm với cái mới, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, là
những chủ nhân tương lai của đất nước, là từng lớp xã hội được gia đình, nhà
trường, xã hội hết sức quan tâm, chăm sóc. Trong cuộc sống xã hội, sinh viên
giữ nhiều vị trí: là sinh viên, là người anh, người chị, người em, người bạn nên
phải gương mẫu về mọi mặt.
1.4.2. Những yếu tố tác động tiêu cực
Sinh viên về vị trí xã hội chưa được xác định, bởi vì họ chưa có nghề
nghiệp ổn định, kinh tế chưa tự lập, mà hoạt động chính của họ là học tập và
bước đầu tham gia vào nghiên cứu khoa học, tham gia vào các hoạt động xã hội.
GDQP&AN, góp phần giáo dục, rèn luyện và trang bị thêm một số kiến thức
QP&AN, chứ không quản lý theo dõi được cả một quá trình của sinh viên học
tập 4 đến 5 năm. Nếu chúng ta nghĩ rằng ở KTX đối tượng chủ yếu là sinh viên
nhiều khi chúng ta ngộ nhận là một đối tượng, từ đó đánh giá một cách đơn
thuần là sinh viên cả cho nên tự giác, chăm ngoan, chấp hành tốt mọi mặt dể dẫn
14


đến chủ quan trong công tác quản lý; nhưng thực tiễn sinh viên cũng có nhiều
đối tượng tức là sinh viên tốt có, sinh viên chưa tốt có, hồn cảnh gia đình thuận
lợi có, gia đình khó khăn có, sinh viên có hồn cảnh này, hồn cảnh khác có, gia
đình bất hạnh có..., tức là sinh viên có nhiều đối tượng có nhiều hồn cảnh khác
nhau. Nếu như hiệu quả công tác quản lý sinh viên không cao, bị động đối phó,
xem nhẹ hoặc quan tâm chưa đúng mức, chưa nói là bng lỏng sẽ dẫn đến hậu
quả khơn lường vì mật độ số lượng sinh viên ngày một đơng, tác động của các
tiêu cực xã hội dễ phát sinh trong sinh viên nhiều loại tội phạm, do nhận thức
chưa tới, chưa hiểu hết hiến pháp và pháp luật, đặc biệt một số nam sinh viên
tính tình nóng nảy dễ bị kích động nên khơng làm chủ được hồn tồn hành vi
của bản thân, hoặc ý thức tự giác chưa cao của sinh viên cũng dẫn đến những vi

phạm. Nếu không khêu dậy tinh thần tự giác, tinh thần làm chủ trong mỗi con
người, trong mỗi sinh viên, để trở thành một phong trào xây dựng trung tâm;
tích cực phát hiện đấu tranh với tiêu cực, yếu kém hoặc nếu như chưa lấy những
tấm gương tốt trong mọi lĩnh vực, trong chấp hành nội quy .v.v để cảm hóa, giáo
dục sinh viên chưa tốt thì cũng chưa phát huy cao những yếu tố tích cực trong
đời sống xã hội nói chung, trong quản lý sinh viên nói riêng.
Kết luận chương 1
Khi nào sinh viên có ý thức tự giác, có tinh thần làm chủ mọi lúc mọi nơi,
trên mọi lĩnh vực thì khơng có đất sống cho các vi phạm, cho các tiêu cực;
nhưng điều này đòi hỏi chúng ta quán triệt giáo dục sinh viên hàng ngày, liên tục
cho đến khi trở thành tiềm thức và phẩm chất đạo đức của mỗi sinh viên.
Nếu quản lý sơ hở sẽ tác động xấu đến ý thức chấp hành, đến lối sống tự
do vô kỷ luật, bởi nhận thức của con người là dù mình có vi phạm, mình có làm
sai, nhưng khó vượt qua rào cản tâm lý là người vi phạm, mắc cỡ và sợ bị xử lý
kỷ luật, nên phải quản lý chặt chẽ mới nắm bắt được tình hình chấp hành của
sinh viên, hoặc là sinh viên phản ánh về tình hình chấp hành của sinh viên, tuy
chúng ta không bỏ qua tinh thần tự giác của sinh viên, nhưng rào cản tâm lý nêu
trên còn cao vì vậy chúng ta phải có sự kết hợp giữa phát giác và tự giác trong
quản lý sinh viên, thì mới nắm chắc thực trạng.
15


Sinh viên là tầng lớp trí thức, nhưng cũng có nhiều thành phần dân tộc,
tôn giáo khác nhau... sinh viên của trường này, trường khác cũng có những
đặc điểm , đặc thù khác nhau từ tỷ lệ nam, nữ; từ tính cách và ý thức chấp
hành các quy định, nên trong việc quản lý, rèn luyện cũng phải có phương
pháp khoa học tùy theo từng đối tượng sinh viên mà phải xử sự hết sức tế nhị,
có tính định hướng chính trị cao.

16



Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
SINH VIÊN Ở KÍ TÚC XÁ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
- AN NINH ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Thực trạng và ngun nhân cơng tác quản lý sinh viên ở KTX
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh ĐHQG TPHCM hiện nay
2.1.1. Đặc điểm, tình hình Trung tâm Giáo dục Quốc phịng và an ninh
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh, ĐHQGTP.HCM thành lập
ngày 25 tháng 12 năm 1997, năm 1998 mới chính thức đi vào hoạt động. Từ
năm 1998 đến năm 2000, công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện sinh viên do
phịng tổ chức-hành chính-chính trị trực tiếp điều hành; giảng viên ở các Phòng,
Khoa luân phiên quản lý, như vậy rất bất cập và chất lượng quản lý giáo dục, rèn
luyện không cao, cho nên đến tháng 6 năm 2000 Đảng ủy, Ban giám đốc trung
tâm đề nghị với ĐHQGTP.HCM quyết định thành lập ban quản lý sinh viên
chuyên trách, trực thuộc phịng đào tạo, tuy có nâng cấp lên một bước mới,
nhưng hiệu quả quản lý, giáo dục, rèn luyện chưa được như mong muốn, cực
chẳng đã chẳng qua chuyển từ phòng này quản lý sang phòng khác quản lý, điều
hành, nên vẫn còn tồn tại những bất cập trong lãnh đạo, điều hành quản lý; để
làm chuyển biến tình hình tháng 10 năm 2005 đến nay thành lập phịng cơng tác
sinh viên trực thuộc ban giám đốc trung tâm và kiện tồn bộ máy phịng cơng
tác sinh viên có một hệ thống chặt chẽ, có tính tương đối độc lập, có một vị thế
mới; ngày càng hoạt động có hiệu quả, nâng cao chất lượng mọi mặt góp phần to
lớn vào hồn thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của trung tâm. Đảng ủy, Ban
giám đốc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nên chất lượng quản lý, giáo dục,
rèn luyện sinh viên nói riêng và các mặt cơng tác khác ngày càng chuyển biến
tích cực. Đảng ủy, Ban giám đốc xác định nhiệm vụ cho phòng công tác sinh
viên là cơ quan chức năng giúp ban giám đốc tổ chức thực hiện các mặt công tác

quản lý, giáo dục, rèn luyện sinh viên trong các đợt học GDQP&AN, nhiệm vụ
được giao cụ thể như đã nêu ở các quy chế, quy định của trung tâm.
17


Đến học tập và rèn luyện tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh
ĐHQGTP.HCM, sinh viên được ăn ở, sinh hoạt tập trung, được biên chế thành
các đại đội gồm 10 tiểu đội, có một cán bộ đại đội trưởng, hai cán bộ đại đội phó
và 10 tiểu đội trưởng do sinh viên kiêm nhiệm, được bình bầu từ sự tín nhiệm
của tập thể đại đội và được quán triệt chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của đại đội trưởng , đại đội phó, tiểu đội trưởng và các thành viên (chiến sỹ).
sinh viên được sinh hoạt, học tập, rèn luyện trong mơi trường văn hóa qn sự
thực sự dân chủ, có cơ hội thực hành cơng việc quản lý chỉ huy thông qua hướng
dẫn của thầy, cơ góp phần vào cơng tác quản lý chung. Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ kiêm chức luôn được bồi dưỡng về công tác quản lý,
chỉ huy đơn vị tiểu đội, đại đội.
Tại trung tâm, việc học tập môn học GDQP&AN không chỉ đơn thuần là
học tập, nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng, về công tác QP&AN, về
quân sự và kỷ năng quân sự cần thiết, về kiến thức chính trị, kinh tế, mà sinh
viên còn được rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong chỉ huy, năng lực quản
lý điều hành, tính nề nếp khoa học, một số kỹ năng sống...
Đặc thù của môn học GDQP&AN thời gian ngắn 4 tuần, tiếp xúc với môi
trường học tập và rèn luyện, sát với môi trường quân đội, sống trong môi trường
tập thể, rèn luyện bản thân phải ghép mình vào những nội quy, quy định; thời
lượng học tập nhiều, số lượng sinh viên đơng, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ít, lại
thường xun thay đổi ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến tâm tư, trách nhiệm và
hiệu quả công tác; cơ sở vật chất trong khu nội trú có lúc quá tải như nơi ăn, ở
v.v, nên cũng gặp phải không ít khó khăn trong cơng tác đảm bảo đời sống vật
chất và tinh thần cho sinh viên, cũng như công tác quản lý sinh viên ở ký túc xá.
Thói quen của sinh viên ở mỗi gia đình, KTX các nhà trường, khi đến

trung tâm học tập và rèn luyện được điều chỉnh và thay đổi trong môi trường
quân sự, các chế độ, điều lệnh, điều lệ của quân đội được duy trì thực hiện
nghiêm túc và vận dụng phù hợp với tính chất, đặc điểm của đơn vị quản lý sinh
viên. Công tác tư tưởng đối với người chiến sĩ trong quân đội, nhất là chiến sĩ
mới, mới xa nhà đi làm nghĩa vụ bao nhiêu lo toan vất vả...thì trước hết phải làm
công tác tư tưởng và tổ chức các hoạt động vui chơi làm sao để họ vơi đi nỗi
18


nhớ nhà, ông bà, cha mẹ, anh em, quê hương; nhưng sinh viên công tác tư tưởng
về lĩnh vực này không đáng ngại, mà việc tổ chức học tập, hoạt động ngoại khóa
và quản lý làm sao, khơng để sinh viên vi phạm như đánh bài ăn tiền, cá độ hoặc
truy cập trang web đen...cho nên công tác quản lý quân nhân cũng có những khó
khăn, cũng có những thuận lợi nhất định và công tác quản lý sinh viên cũng có
những thuận lợi cơ bản, nhưng khơng tránh khỏi khó khăn. Sinh viên ở KTX
trung tâm khác với KTX các trường ở chỗ, KTX các trường chủ yếu là ngủ nghỉ
còn việc học tập do sinh viên tự giác học là chính, hoạt động ngoại khóa chủ yếu
do ban cơng tác sinh viên tự tổ chức là chính, cịn KTX trung tâm trực tiếp duy
trì các hoạt động chặt chẽ vì đây là chế độ quy định trong mơi trường quân sự,
nên đặt ra cho việc quản lý sinh viên những nội dung cần phải nghiên cứu nâng
cao hiệu quả quản lý sinh viên trong tình hình hiện nay. Thứ 2 hàng tuần duy trì
đều đặn chế độ chào cờ, để nhận xét mạnh yếu mọi mặt tuần qua từ việc học tập
cho đến chấp hành nội quy, quy định và các hoạt động khác, đồng thời biểu
dương kịp thời những tập thể, cá nhân học tập kết quả cao, chấp hành tốt; phê
bình tập thể, cá nhân vi phạm; sau đó triển khai, quán triệt nhiệm vụ tuần tới đạt
kết quả cao. Chẳng những triển khai nhiệm vụ đầu tuần mà hàng ngày đều tổ
chức giao ban cán bộ từ đại đội trưởng (do sinh viên kiêm nhiệm) và toàn thể
cán bộ, giáo viên chủ nhiệm, viên chức, người lao động của phịng cơng tác sinh
viên , để nhận xét thực hiện nhiệm vụ trong ngày và triển khai nhiệm vụ ngày
mai, nhất là khắc phục các hư hỏng của cơng trình phục vụ đời sống, sinh hoạt,

học tập của sinh viên, vệ sinh khu vực ký túc xá...
Đối tượng sinh viên đến học tập môn học GDQP&AN thường là đối
tượng sinh viên năm thứ nhất, nên từ nhận thức và ý thức, mới từ học sinh phổ
thông trở thành sinh viên nên sự hiểu biết, sự giác ngộ, sự chấp hành v.v không
thể bằng các sinh viên đã được học tập, rèn luyện nhiều năm trong trường cao
đẳng, đại học và lại là con em ở nhiều miền Bắc - Trung - Nam tập trung về
thành phố học tập, trên thực tế có nhiều sinh viên có nhiều thay đổi về lối sống,
phong cách sống, thậm chí có sinh viên đua địi theo thói quen xấu dẫn đến vi
phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật. Điều khác biệt giữa học tập môn GDQP&AN
19


ở trung tâm với học tập tại các nhà trường, đó là sinh viên được ăn ở, sinh hoạt,
học tập trong mơi trường qn sự chính quy, thống nhất; cơng tác quản lý, rèn
luyện sinh viên được thực hiện thông qua việc duy trì nghiêm túc các chế độ
sinh hoạt trong ngày, trong tuần, từ khi báo thức đến khi tắt đèn đi ngủ, tuy
khơng duy trì đầy đủ và yêu cầu cao như huấn luyện trong các đơn vị quân đội,
nhưng cũng phù hợp với đối tượng là sinh viên. Trung tâm cũng chưa buộc mọi
sinh viên đến học tập môn GDQP&AN phải ở nội trú, mà ở nội trú hay ngoại trú
do điều kiện và nguyện vọng của sinh viên; ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng
và an ninh ĐHQGTP.HCM chưa làm được như TTGDQP&AN Đại học Huế là
duy trì ăn tập trung, do trung tâm đảm nhiệm thu tiền ăn trước từ sinh viên thì
càng chính quy hơn, mà ở đây là hiệp đồng với căng tin theo dịch vụ mua bán
giữa căng tin với sinh viên, có thể bán phiếu hàng ngày, hàng tuần, hay cả khóa
học là thỏa thuận giửa sinh viên với căng tin, có sự giám sát của trung tâm, trực
tiếp là phịng công tác sinh viên.
2.1.2. Thực trạng công tác quản lý sinh viên ở KTX Trung tâm Giáo dục
Quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.1. Mặt mạnh
Thực hiện chỉ thị số 12/CT-TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng đối với cơng tác GDQP&AN trong tình hình mới và nghị định số
116/2007/NĐ-CP của chính phủ về GDQP&AN, mơn học giáo dục quốc phịng
được chính thức đổi tên thành mơn học GDQP&AN, kiến thức giáo dục an ninh
được lồng ghép trong giáo dục quốc phòng nên đội ngũ giáo viên 100% sĩ quan
trong quân đội biệt phái về giảng dạy môn học này.
Căn cứ công văn số 3829/BGDĐT-GDQP ngày 19 tháng 6 năm 2012 của
BGD&ĐT về thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng
và an ninh ĐHQG TP.HCM, ban hành quyết định số: 1184/QĐ-ĐHQG-TCCB
ngày 26 tháng 10 năm 2012 đổi tên Trung tâm Giáo dục Quốc phòng
ĐHQGTP.HCM thành Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
20


Hiện nay trung tâm có bộ máy được tổ chức chặt chẽ và thống nhất, có
thể nói là một mơ hình phù hợp và hiệu quả nhất của Trung tâm Giáo dục Quốc
phòng và an ninh. Theo quyết định số 470/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 29 tháng 4
năm 2009 của Ban giám đốc ĐHQG TP.HCM gồm: Ban giám đốc, biên chế 3
người, giám đốc là người của đại học quốc gia (dân sự) đó là Thạc sỹ - Bí thư
Đảng ủy - Giám đốc trung tâm Trịnh Tấn Hồi; 2 phó giám đốc là sĩ quan biệt
phái Đại tá Nguyễn Tấn Hưng và Đại tá Nguyễn Văn Cừ; thành lập hai Khoa,
Khoa chính trị và Khoa quân sự, trong các Khoa dự kiến kiện tồn các tổ bộ
mơn, Khoa chính trị hai tổ bộ mơn đó là: bộ mơn đường lối qn sự và bộ mơn
cơng tác quốc phịng an ninh của đảng; khoa quân sự cũng dự kiến chia ra hai tổ
bộ mơn đó là: tổ qn sự chung và tổ kỹ - chiến thuật bộ binh; có bốn phịng
chức năng (phịng hành chính tổng hợp, phịng kế hoạch tài chính, phịng đào
tạo, phịng cơng tác sinh viên); tổng số cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao
động thuộc biên chế chính thức gồm 78 người; riêng phịng cơng tác sinh viên
có 30 người, ngay từ những buổi đầu mới thành lập lãnh đạo trung tâm hết sức
quan tâm đến việc tổ chức và tạo điều kiện để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ

nói chung, cán bộ giảng dạy nói riêng, trong đó có phịng cơng tác sinh viên, do
đó trung tâm đã tổ chức: lớp sư phạm bậc 2 và sau đó là lớp lý luận dạy học đại
học cho 42 cán bộ, giảng viên; lớp tin học nâng cao cho 28 cán bộ, giảng viên,
ngồi ra cịn tham gia các lớp học khác cho các đối tượng của trung tâm, đến
nay có 4 đồng chí trình độ thạc sĩ, có 12 đồng chí đang theo học thạc sỹ có 67
đồng chí có bằng đại học, 100% cán bộ, giảng viên, viên chức đã qua đào tạo;
Đảng ủy, ban giám đốc trung tâm chẳng những rất quan tâm đào tạo nâng cao
trình độ mà cịn khuyến khích nghiên cứu các đề tài khoa học, đặc biệt các đề tài
phục vụ cho việc nâng cao chất lượng học tập, huấn luyện môn học GDQP&AN
cũng như nâng cao hiệu quả quản lý sinh viên; điều thuận lợi nữa không kém
phần quan trọng giảng viên là sĩ quan trong quân đội biệt phái về trung tâm nên
đều có khả năng và kinh nghiệm trong việc quản lý con người, duy trì các chế độ
quy định và vận dụng những kiến thức được học được trải nghiệm về điều lệnh,
điều lệ của quân đội, kỷ năng chỉ huy lãnh đạo ở đơn vị quân đội trước đây vào
21


nhiệm vụ hiện nay. Riêng phịng cơng tác sinh viên có 9 sĩ quan biệt phái, tổ
chức biên chế gồm một trưởng phịng, hai phó trưởng phịng, các giáo viên chủ
nhiệm; nhân viên y tế hai người y sỹ; bộ phận điện nước và bảo đảm vật chất
cho sinh viên 5 người. Có một đặc thù và cũng là một thuận lợi lớn cán bộ
thuộc phịng cơng tác sinh viên vừa là người thầy, người chỉ huy và người quản
lý sinh viên nên có điều kiện nắm bắt tình hình sinh viên và giúp đỡ sinh viên
trong học tập.
Khu vực học tập, huấn luyện gồm có: 15 phịng học, có gắn camera theo
dõi;một phịng thi trên máy vi tính; một hội trường 500 chỗ ngồi, 16 bãi tập có
mái che và 4 bãi tập ngoài trời, trong thời gian tới sẽ xây dựng có mái che phục
vụ tốt cho sinh viên huấn luyện trong bất cứ thời tiết mưa, nắng; một trường bắn
súng hơi. Riêng khu KTX có 5 dãy nhà 4 tầng bảo đảm cho khoảng 3500 sinh
viên nội trú và có hai nhà ăn sinh viên, căng tin, nhà giặt ủi quần áo, phòng y tế,

hệ thống bãi tập thể dục thể thao, sân bóng chuyền, bóng đá... Theo như dự án
cơng trình xây dựng của trung tâm mới hoàn thành giai đoạn một cũng tương
ứng với 50% kinh phí xây dựng, quy mơ xây dựng; nếu mà sau khi xây dựng
hồn chỉnh thì chắc chắn phục tốt cho mọi hoạt động của trung tâm, sẽ góp phần
nâng cao chất lượng học tập, quản lý sinh viên.
Chức năng nhiệm vụ của trung tâm, liên kết giáo dục môn học QP&AN
cho các trường (kể cả tập trung về trung tâm và giáo viên của trung tâm đi
GDQP&AN cho sinh viên tại các trường), tính đến nay được hơn 550.000 sinh
viên đạt kết quả cao trong học tập chính trị, huấn luyện quân sự và rèn luyện lễ
tiết tác phong ý thức chấp hành kỷ luật. Gắn liền với sự ra đời, xây dựng, trưởng
thành, phát triển của Trung tâm Giáo dục Quốc phịng và an ninh
ĐHQGTP.HCM, trong đó một trong những mặt được xác định và quan tâm sâu
sắc của Đảng ủy, ban giám đốc trung tâm đó là công tác quản lý giáo dục, rèn
luyện sinh viên, một mảng công tác rất quan trọng, với phương châm “ lấy sinh
viên là đối tượng trọng tâm trong mọi hoạt động của trung tâm”. Nhiệm vụ
chính trị trọng tâm của trung tâm là GDQP&AN cho sinh viên, cho nên kết quả

22


học tập, rèn luyện của sinh viên là thước đo hồn thành nhiệm vụ của trung tâm,
vì vậy trước hết phải làm tốt cơng tác quản lý sinh viên.
Diện tích khuôn viên của trung tâm là 29,17 ha, tọa lạc trên một khu vực
có vành đai rõ ràng , khơng quá gần với các cơ quan , trường khác và khu dân cư
có tường rào bao xung quanh.
Quốc phịng và an ninh là môn học đặc thù trong các trường Đại học, cao
đẳng, vì ngồi hoạt động giảng dạy GDQP&AN, cịn có các hoạt động ngoại
khóa, duy trì nền nếp ăn, ở và sinh hoạt tập trung gắn với môi trường Quân đội
là điều kiện tốt cho việc quản lý sinh viên.
Từ chức năng, nhiệm vụ nêu trên phịng cơng tác sinh viên hàng năm thực

hiện tốt một số công tác sau đây:
- Tổ chức tiếp nhận sinh viên mỗi đợt từ 1.500 đến 4.000 sinh viên chu
đáo, trách nhiệm và nhanh chống sắp xếp ổn định tổ chức, biên chế đại đội, tiểu
đội cấp phát tài liệu, quân trang, sắp xếp nơi ăn ở, sinh hoạt, tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho sinh viên trong học tập, rèn luyện. Về quản lý quân số, sắp
xếp biên chế chặt chẽ, chính xác, cân đối một đại đội thường 150 sinh viên đến
160 sinh viên, buổi sáng trước khi đến giảng đường, bãi tập và buổi chiều hoạt
động ngoại khóa phịng cơng tác sinh viên tổ chức kiểm tra qn số, tác phong
mang mặc, ở lớp học giảng viên kiểm tra quân số, tác phong một buổi ít nhất
một lần; quy chế thi xác định nếu nghỉ học khơng có lý do chính đáng vượt quá
thời gian cho phép và các vi phạm khác theo quy định của Bộ GD&ĐT lả cấm
thi, nên sinh viên chấp hành về thời gian tham gia học tập rất tốt.
- Duy trì tốt các chế độ rèn luyện ngoại khóa như: Tập thể dục buổi sáng,
vệ sinh, sắp đặt nội vụ, tổ chức nghe thời sự, chiếu phim phục vụ sinh viên, văn
nghệ thể thao đi vào nề nếp, vừa rèn sức khỏe, vừa xây dựng tinh thần đoàn kết,
tinh thần tập thể cho sinh viên.
- Đặc biệt duy trì nghiêm túc việc rèn luyện điều lệnh đội ngũ, tập duyệt
đội ngũ phục vụ tốt các ngày bế giảng khóa học, được ban giám đốc và các
trường liên kết đánh giá cao.
- Thành lập và phát huy hiệu quả Ban công tác QP&AN, dần dần để các
em sinh viên tự chỉ huy, tự quản lý đại đội của mình dưới sự giám sát của giáo
viên chủ nhiệm, phát huy cao tinh thần tự quản của sinh viên chính là phát huy
23


cao tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần tự giác học tập, rèn luyện của sinh viên,
đã có những trường hợp sinh viên buồn chuyện gia đình...nên hịng tìm đến cái
chết, tự vẫn nhưng do giáo viên chủ nhiệm sâu sát phát hiện kịp thời, thấy phịng
đó đỏ đèn quá giờ quy định, khuya rồi mà sinh viên không tắt đèn đi ngủ nên
kiểm tra phát hiện được sinh viên vào phòng vệ sinh, lấy dao lam cắt tĩnh mạch

nên cứu chữa kịp thời thoát chết trong gây lát.
- Chăm lo sức khỏe cho sinh viên, động viên, kiểm tra thường xuyên chế
độ ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh phòng dịch, khám cấp thuốc, kịp thời sơ cứu, cấp cứu,
chuyển tuyến trên theo yêu cầu, không để xảy ra sai sót; vệ sinh an tồn thực
phẩm tốt, 10 năm nay không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt sức khỏe
cho sinh viên để tham gia học tập với quân số cao nhất.
- Luôn tạo sân chơi vui vẻ, đồn kết, tổ chức các giải thi đấu bóng chuyền,
bóng đá, những ván cờ giữa thầy và trị rộn ràng những tiếng reo hị cổ vũ tạo
khơng khí vui tươi, góp phần thúc đẩy q trình học tập, rèn luyện của sinh viên
ngày càng đạt kết quả cao.
- Tổ chức và vận động tốt sinh viên quyên góp với tinh thần “ lá lành đùm
lá rách”, tương thân tương ái, giúp đồng bào bị bão lụt, thiên tai hàng chục triệu
đồng và xây dựng trung tâm, như trong những năm qua, trước khi bế giảng mỗi
khóa học, phát động phong trào quyên góp tặng ghế đá, hoặc trồng cây lưu
niệm, đến nay khn viên KTX đã có hàng trăm ghế đá và hàng trăm cây ăn quả
và cây lấy gỗ được sinh viên tặng.
Thời gian qua trung tâm cùng phịng cơng tác sinh viên đã tổ chức đối
thoại với sinh viên với một số hình thức, nội dung, ví dụ như thăm dò chất lượng
giảng dạy của giảng viên, nắm bắt phản ánh góp ý của sinh viên cho các giảng
viên, thông qua giao ban, chân thành, cởi mở, dân chủ sẵn sàng tiếp thu, khắc
phục yếu kém và cũng đã tổ chức được những buổi sinh hoạt đóng góp cho nhà
ăn có đầy đủ thành phần 5 bên từ Đảng ủy, ban giám đốc trung tâm, cơ quan
chức năng của trung tâm, phịng cơng tác sinh viên , đại diện sinh viên và người
đứng đầu nhà ăn 1 và nhà ăn 2, từ đó làm cho tình hình chuyển biến tiến bộ về
mọi mặt từ giá cả, chất lượng bữa ăn, vệ sinh, tinh thần thái độ phục vụ..., nhưng
chưa thường xuyên.
24


Riêng năm 2015, công tác quản lý sinh viên được tổ chức chặt chẽ, các

chế độ quy định được duy trì nghiêm túc, có nhiều chuyển biến tích cực và đạt
được chất lượng cao, vì vậy số lượng tập thể và cá nhân sinh viên hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng tăng; số sinh viên vi phạm khuyết điểm
phải xử lý kỷ luật giảm so với các năm trước. Cụ thể có 36 tập thể cấp đại đội
được khen thưởng, 197 sinh viên được tặng giấy khen, 394 sinh viên được biểu
dương, giảm đến mức thấp chỉ còn 1 sinh viên bị xử lý kỷ luật. Có được sự
chuyển biến tích cực như trên là do những năm gần đây làm tốt công tác sơ kết,
tổng kết qua đó chỉ ra các hạn chế, yếu kém để khắc phục kịp thời; hàng ngày
duy trì chế độ giao ban các đại đội trưởng nhận xét cụ thể; sáng thứ hai hàng
tuần tổ chức chào cờ biểu dương, phê bình, chấn chỉnh kịp thời. Cuối khóa học
bình xét tổng kết khen thưởng cơng minh.
Phịng cơng tác sinh viên bằng sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, giảng viên,
công nhân viên, người lao động và sinh viên đã đạt được nhiều thành tích, được
tặng nhiều phần thưởng cao quý :
- Bằng khen của Giám đốc ĐHQGTP.HCM về thành tích xuất sắc trong
công tác GDQP&AN năm 2001-2010.
- Giấy khen của Đảng ủy ĐHQGTP.HCM về thành tích xuất sắc trong
cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Tập thể đạt danh hiệu: “Lao động tiên tiến” từ năm học 2010 đến năm
học 2014.
Cũng như đánh giá nhận xét của Ban giám hiệu các trường thành viên,
liên kết giáo dục môn học GDQP&AN, đối với việc tổ chức học tập của Trung
tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh ĐHQGTP.HCM như sau: “Học tập bài
bản, có chất lượng, sát với tình hình hình thực tế quân đội, gắn chặt học tập với
rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lễ tiết tác phong, xưng hô chào hỏi”. Không thể
phủ nhận được số sinh viên đã học tập, rèn luyện ở TTGDQP&AN , sau mỗi
khóa học trở về trường, sinh viên đã trở nên cứng cáp hơn, chững chạc hơn, có
kỷ luật tự giác hơn hẳn, tiến bộ về mọi mặt và là những kỷ niệm quý giá khó
quên của cuộc đời sinh viên.
Tập thể TTGDQP&AN được tặng thưởng các danh hiệu đó là: Huân

chương bảo vệ Tổ quốc hạng nhì, hạng ba; huân chương lao động hạng ba; bằng
25


×