Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại của sở công thương bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 140 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chƣa từng đƣợc sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cám ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Bắc Ninh, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Bích Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngồi sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể để
hoàn thành bài luận văn.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các thầy, cơ giáo trong khoa Kế Tốn & QTKD, Ban quản lý đào tạo – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam; Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS.
Trần Hữu Cƣờng đã trực tiếp hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các phịng, ban, ngành của tỉnh, Sở
Cơng Thƣơng tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi nghiên cứu và thu thập tài liệu
trong thời gian tiến hành nghiên cứu thực tế phục vụ cho luận văn.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Bắc Ninh, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hồng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục từ viết tắt.......................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Abridgment dissertation masters ..................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2


1.4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại .......... 4
2.1.

Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại ..................................... 4

2.1.1.

Các lý luận cơ bản về xúc tiến thƣơng mại ......................................................... 4

2.1.2.

Các lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với xúc tiến thƣơng mại .............. 10

2.2.

Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại ............. 20

2.2.1.

Kinh nghiệm xúc tiến thƣơng mại của một số nƣớc trên thế giới ..................... 20

2.2.2.


Bài học kinh nghiệm từ công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng
mại của các nƣớc trên thế giới ........................................................................... 28

2.3.

Các nghiên cứu trƣớc có liên quan .................................................................... 31

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 32

3.1.1.

Khái quát về Sở Công Thƣơng Bắc Ninh .......................................................... 32

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh có ảnh hƣởng đến cơng tác
quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại ......................................................... 40

iii


3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 44

3.2.1.


Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................. 44

3.2.2.

Phƣơng pháp phân tích số liệu........................................................................... 46

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................... 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 48
4.1.

Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại tại sở công
thƣơng Bắc Ninh................................................................................................ 48

4.1.1.

Các hoạt động Quản lý Nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại của Sở Công
Thƣơng Bắc Ninh .............................................................................................. 48

4.1.2.

Kết quả công tác Quản lý Nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại của Sở Công
Thƣơng Bắc Ninh .............................................................................................. 70

4.2

Căn cứ đễ xuất giải pháp và giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà

nƣớc về xúc tiến thƣơng mại của sở công thƣơng Bắc Ninh............................. 77

4.2.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................... 77

4.2.2.

Giải pháp tăng cƣờng công tác Quản lý Nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại
của Sở Công Thƣơng Bắc Ninh ......................................................................... 87

Phần 5: Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 97

5.2.1.

Đối với Trung ƣơng ........................................................................................... 97

5.2.2.

Đối với UBND tỉnh ........................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục ......................................................................................................................... 100


iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

HN

Hà Nội

HCTL

Hội chợ triển lãm

HĐND

Hội đồng nhân dân

KM

Khuyến mại

KT-XH


Kinh tế - xã hội



Nghị định

NQ

Nghị quyết

NS

Ngân sách

NK

Nhập khẩu

NHHH

Nhãn hiệu hàng hóa

NSTW

Ngân sách Trung ƣơng

NXB, XB

Nhà xuất bản, Xuất bản


QLNN

Quản lý Nhà nƣớc

QTKD

Quản trị kinh doanh

SHTT

Sở hữu trí tuệ

SHCN

Sở hữu cơng nghiệp

TCCL

Tiêu chuẩn chất lƣợng

TP

Thành phố

TMĐT

Thƣơng mại điện tử

UBND


Uỷ ban nhân dân

XTTM, TM

Xúc tiến thƣơng mại, Thƣơng mại

XK

Xuất khẩu

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

SP

Sản phẩm

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Lao động trong ngành xúc tiến thƣơng mại của Sở Công Thƣơng Bắc
Ninh (2014 - 2016) ......................................................................................... 40
Bảng 3.2. Dung lƣợng mẫu điều tra ................................................................................ 45

Bảng 4.1. Chƣơng trình đề án về hội chợ triển lãm thƣơng mại đƣợc Sở Cơng
Thƣơng Bắc Ninh chủ trì thực hiện năm 2015 ............................................... 52
Bảng 4.2 : Công tác mở lớp đào tạo tập huấn cho các doanh nghiệp của Sở Công
Thƣơng Bắc Ninh ( 2013-2015) ..................................................................... 54
Bảng 4.3: Đánh giá sự quan tâm của doanh nghiệp, cơ sở SXKD khi tham gia
hoạt động xúc tiến thƣơng mại năm 2015 ..................................................... 56
Bảng 4.4: Tình hình cung cấp thơng tin của Sở Công Thƣơng Bắc Ninh ..................... 59
Bảng 4.5: Các kỳ hội chợ, triển lãm do Sở Công Thƣơng Bắc Ninh tổ chức và
tham dự ( 2013- 2015) ................................................................................... 60
Bảng 4.6: Kết quả hợp đồng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khi
tham gia Hội chợ Thƣơng mại Quốc tế Expo 2015 ........................................ 62
Bảng 4.7: Kết quả thực hiện công tác phát triển thƣơng hiệu tại Sở Công Thƣơng
Bắc Ninh ( 2013 – 2015) ................................................................................ 65
Bảng 4.8 : Công tác cấp xác nhận hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm
cho các doanh nghiệp của Sở Công Thƣơng Bắc Ninh ( 2013-2015) ............ 67
Bảng 4.9 : Công tác xác nhận hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại (KM) cho các
doanh nghiệp của Sở Công Thƣơng Bắc Ninh ( 2013-2015) ......................... 68
Bảng 4.10: Kết quả thanh tra, kiểm tra các vi phạm pháp luật khi tham gia các
hoạt động XTTM của Doanh nghiệp (2013– 2015) ....................................... 70

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Bích Hồng
Tên Luận văn: Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại của
Sở Công Thƣơng Bắc Ninh
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Với xu hƣớng tồn cầu hoá, quốc tế hoá đi cùng sự phát triển khoa học công
nghệ nhƣ hiện nay, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại đang phát triển một cách đa
dạng, phức tạp, đặt ra khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến
thƣơng mại nói chung và của sở cơng thƣơng Bắc Ninh nói riêng. Trong điều kiện của
nền kinh tế chuyển đổi của nƣớc ta, các yếu tố thị trƣờng nói chung chƣa đƣợc xác lập
hồn chỉnh, mặt khác công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế vẫn đang trong quá trình đổi
mới cả về hình thức, phƣơng thức và nội dung quản lý để ngày càng phù hợp hơn trong
việc thực hiện vai trò, chức năng của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhiều hoạt
động xúc tiến thƣơng mại chƣa đƣợc thực hiện hoặc chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của
các doanh nghiệp trong tỉnh... Công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực xúc tiến thƣơng
mại cũng còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển thƣơng mại của nền kinh tế nói
chung và yêu cầu hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng phạm vi thƣơng mại nói riêng. Đặc
biệt, công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại hƣớng tới xuất khẩu của tỉnh
hiện nay cũng chƣa hoàn toàn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp tham gia
hoạt động xuất khẩu, cũng nhƣ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp trong tỉnh khai
thác tiềm năng xuất khẩu. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng sự quan tâm của bản
thân, tôi chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại
của Sở Công Thương Bắc Ninh” làm đề tài luận văn của mình.
Mục đích nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu cụ thể là Góp phần
khái quát hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến
thƣơng mại; Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến
thƣơng mại tại Sở Công Thƣơng Bắc Ninh; Đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu
quả công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ các doanh nghiệp phát
triển thị trƣờng của Sở Công Thƣơng Bắc Ninh.
Phƣơng pháp nghiên cứu là: Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ
cấp, xử lý số liệu và phƣơng pháp phân tích số liệu theo thống kê mơ tả, so sánh.
Kết quả chính: Các nội dung Quản lý nhà nƣớc về XTTM của Sở Công Thƣơng
Bắc Ninh là: 1) Phối hợp xây dựng ban hành văn bản pháp luật về XTTM tỉnh Bắc


vii


Ninh (2) Phối hợp xây dựng Chƣơng trình đề án XTTM tỉnh Bắc Ninh (3) Tổ chức đào
tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng XTTM cho doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh (4)
Cung cấp thông tin về XTTM (5) Tổ chức và hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm (6) Hỗ
trợ xây dựng thƣơng hiệu tỉnh Bắc Ninh (7) Kiểm tra, giám sát hoạt động quảng cáo
thƣơng mại, khuyến mại tỉnh Bắc Ninh (8) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật,
chính sách về XTTM tỉnh Bắc Ninh.
Kết luận: Trên cơ sở những định hƣớng phát triển ngành thƣơng mại tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2020, nắm bắt xu hƣớng phát triển của thị trƣờng thƣơng mại tỉnh, và
đánh giá đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng, những thành công, tồn tại của công tác quản lý
Nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp sau: (1) Rút ngắn thời gian xây dựng các văn bản pháp luật về XTTM tỉnh (2)
Nâng cao chất lƣợng công tác cung cấp thông tin XTTM (3) Cải tiến công tác tổ chức
HCTL (4) Tăng cƣờng công tác hỗ trợ xây dựng và phát triển TMĐT (5) Tiếp tục đẩy
mạnh công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu (6) Bảo đảm tính trung thực trong
hoạt động quảng cáo thƣơng mại, khuyến mại (7) Nâng cao chất lƣợng kiểm tra, giám
sát việc thực hiện pháp luật, quy chế XTTM tỉnh (8) Biện pháp nâng cao chất lƣợng đội
ngũ cán bộ chuyên môn (9) Giải pháp khác: Ƣu tiên công tác đầu tƣ, quy hoạch phát
triển xúc tiến thƣơng mại; Tăng cƣờng mở rộng hợp tác, phối hợp với các Sở, ban,
ngành trong và ngoài tỉnh, tổ chức giao lƣu học hỏi kinh nghiệm thúc đẩy doanh nghiệp
xúc tiến thƣơng mại; Xây dựng một chiến lƣợc phát triển xúc tiến thƣơng mại cho tỉnh
Bắc Ninh...

viii


ABRIDGMENT DISSERTATION MASTERS

Author's name: Nguyen Thi Bich Hong
Name of the thesis: "Solution enhancement the State management of trade promotion
at Bac Ninh Industry and Trade Department"
Specialized: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational institutions: Vietnam National University of Agriculture
With the trend of globalization and internationalization as well as the
development of science and technology today, the trade promotion activities is being
diverse and complex. That caused of difficulties for the management of state trade
promotion in general and Bac Ninh Industry and Trade Departmentin particular.In terms
of our country's transformation economy, the general market factors have not been
fully established. Besides, the State management of economy is still in the innovation
process both in form, method and content management to implement the role and
functions of the state in market more and more suitably.Many trade promotion activities
have not been implemented or have not been attracted by local enterprises. The State
management of trade promotion is stildl inadequate compared to commercial
development requirements in general and expanding trade scope support requirementof
enterprises in particular.Especially, the State management of trade promotion is towards
the province's exports. It is alsonot entirely effective for businesses to involve in
exporting. As well as

it bringschances for local enterprisesto exploit the export

potential. From problems above and with my own interest, I choose the theme: "
Solution enhancement the State management of trade promotion at Bac Ninh Industry
and Trade Department " as my thesis.
Research objectives: This thesis was conducted with some specific objectives
as: contributing codified theoretical basis and practical to the State management of

trade promotion; Analyzing

and reflecting the current situation of the State

management of trade promotion at Bac Ninh Industry and Trade Department; Proposing
solution to improve the State management of trade promotion and support enterprises to
develop market.
Methods of approach include: Methods of collecting secondary

and

primary data, data processing methods and data analysis methods with descriptive
comparative statistics.

ix


Main results of thesis: The main contents of the State management of trade
promotion at Bac Ninh Industry and Trade Department contained: (1) Coordinating to
build and enact legislation of trade promotion in Bac Ninh province. (2) Coordinating
to build trade promotion project in Bac Ninh province. (3) Training to
impvovetechnique andskills for enterprises in Bac Ninh.(4) Providing information on
trade promotion. (5) Organizing and supporting trade fairs participation. (6) Branding
Bac Ninh Province. (7) Examining and supervising the commercial advertising and
promotional activities in Bac Ninh Province (8) Examining and supervising the
implementation of laws and policies on trade promotion in Bac Ninh province.
Conclusion:
On the basis of the development oriented trade Bac Ninh province to 2020,
grasping the development trend of the provincial commerce market, and assessing the
impact of factors, the successes and the State management of trade promotion problem,

In the future, the solutions below should be implemented synchronously such as:(1)
Shortening the time to build the legislation of provincial trade promotion. (2) Improving
the quality of trade promotion provided information.(3) Improving organization of trade
fairs. (4) Strengthening support to the construction and development of trade and
investment. (5)Continuing to build and develop the brand. (6) Ensuring truthfulness in
commercial advertising and promotionalactivities. (7) Improving inspection and
supervision quality of law, regulations implementation of provincial trade promotion.
(8) Improving the quality of staff.
Other solutions: Prioritizing the investment and development planning trade
promotion; Expanding cooperation, coordination with the local departments and agencies
as well as outside province, exchanging experiences to promote enterprise trade
promotion; Building up strategy to develop trade promotion at Bac Ninh province…

x


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với xu hƣớng tồn cầu hố, quốc tế hố đi cùng sự phát triển khoa học
công nghệ nhƣ hiện nay, xúc tiến thƣơng mại là con đƣờng duy nhất để các
doanh nghiệp tiếp cận với thị trƣờng thế giới, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm các
cơ hội kinh doanh và hạn chế đƣợc các rủi ro trong thƣơng mại, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng
cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp giải quyết đƣợc khó khăn trƣớc mắt. Sự phát triển nhanh chóng của các
hoạt động xúc tiến thƣơng mại khơng những xuất phát từ những yêu cầu tất yếu
khách quan của nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, đa dạng hoá, đa phƣơng hoá
các quan hệ kinh tế đối ngoại hƣớng về xuất khẩu mà còn đƣợc khơi nguồn từ sự
quan tâm của Đảng và Chính phủ cho hoạt động này. Để giúp các doanh nghiệp
thực hiện xúc tiến thƣơng mại đúng hƣớng, có định hƣớng phát triển theo đúng

pháp luật đồng thời điều hòa cung cầu, ổn định thị trƣờng, cạnh tranh lành mạnh,
giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, hành vi gian lận...cần có vai trị quản lý
không thể thiếu của Nhà nƣớc.
Trƣớc sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các hoạt động xúc tiến
thƣơng mại đang phát triển một cách đa dạng, phức tạp, đặt ra khơng ít khó khăn
cho cơng tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại nói chung và của sở cơng
thƣơng Bắc Ninh nói riêng. Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo và chỉ đạo
của của Tỉnh, cùng với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của Sở Công Thƣơng Bắc
Ninh hoạt động xúc tiến thƣơng mại trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích
cực. Các hoạt động XTTM đã đem đến cho doanh nghiệp trong tỉnh nhiều cơ hội
giao lƣu, trao đổi, ký kết hợp đồng, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cũng
nhƣ giới thiệu, quảng bá sản phẩm và hình ảnh của mình ra các thị trƣờng trong
và ngồi nƣớc. Mặt khác, đã góp phần nâng cao nghiệp vụ sản xuất kinh doanh
cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp cận và làm quen môi trƣờng,
luật pháp quốc tế, hiểu biết và nâng cao kỹ năng tiếp thị, cải thiện cơ cấu ngành
hàng, quảng bá thƣơng hiệu, tạo vị thế cho các doanh nghiệp khi tham gia vào
quá trình hội nhập...
Tuy nhiên trong điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi của nƣớc ta, một
mặt, các yếu tố thị trƣờng nói chung chƣa đƣợc xác lập hoàn chỉnh, mặt khác

1


công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế vẫn đang trong quá trình đổi mới cả về hình
thức, phƣơng thức và nội dung quản lý để ngày càng phù hợp hơn trong việc thực
hiện vai trò, chức năng của z Q thầy cơ đóng góp để bài viết của tơi đƣợc hồn
thiện hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý nhà nƣớc về

xúc tiến thƣơng mại tại Sở Công Thƣơng Bắc Ninh trong thời gian vừa qua, đề
xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng
mại cho Sở trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần khái quát hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơng tác quản lý nhà
nƣớc về xúc tiến thƣơng mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến
thƣơng mại tại Sở Công Thƣơng Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến
thƣơng mại, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trƣờng của Sở Công Thƣơng
Bắc Ninh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại tại Sở Công Thƣơng
Bắc Ninh trong thời gian vừa qua nhƣ thế nào?
- Những khó khăn chủ yếu trong cơng tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến
thƣơng mại tại Sở là gì?
- Để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại, trong
thời gian tới Sở cần áp dụng các giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến
thƣơng mại, bao gồm: Các vấn đề lý luận về xúc tiến thƣơng mại, quản lý nhà
nƣớc về xúc tiến thƣơng mại; Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý nhà
nƣớc về xúc tiến thƣơng mại; Tình hình thực hiện cơng tác xúc tiến thƣơng mại

2


nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trƣờng và quảng bá sản phẩm tại Sở
Công Thƣơng Bắc Ninh.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung:
+ Các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến
thƣơng mại.
+ Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại tại Sở
Công Thƣơng Bắc Ninh.
+ Giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về xúc tiến
thƣơng mại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trƣờng và quảng bá sản
phẩm tại Sở Công Thƣơng Bắc Ninh.
- Phạm vi không gian: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi
công tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trƣờng và quảng bá sản phẩm tại Sở
Công Thƣơng Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: Luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động quản lý nhà
nƣớc về xúc tiến thƣơng mại của Sở Công Thƣơng Bắc Ninh chủ yếu các số liệu
thứ cấp từ năm 2013-2015. Số liệu sơ cấp điều tra năm 2016. Đề ra các giải pháp
để đẩy mạnh hoạt động XTTM thời gian tới.

3


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ XÖC TIẾN THƢƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI
2.1.1. Các lý luận cơ bản về xúc tiến thƣơng mại
2.1.1.1. Một số khái niệm về xúc tiến thƣơng mại
Xúc tiến thƣơng mại – XTTM (trade promotion) đƣợc hiểu và định nghĩa
với nhiều cách khác nhau:
Xúc tiến thƣơng mại theo quan điểm truyền thống của PGS.TS Hoàng
Minh Đƣờng (2005): “Xúc tiến thƣơng mại là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao
đổi thông tin giữa bên bán và bên mua, hoặc qua khâu trung gian, nhằm tác động

tới thái độ và hành vi bn bán, qua đó thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng
hóa, dịch vụ”. Theo quan điểm này, xúc tiến thƣơng mại gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động thông tin thƣơng mại và nghiên cứu thị trƣờng.
- Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, triển lãm và khuyến mại hàng hóa
và dịch vụ.
- Tổ chức và tham gia các đoàn khảo sát thị trƣờng nƣớc ngoài.
- Đón tiếp và tổ chức cho các đồn thƣơng mại và thƣơng nhân nƣớc
ngoài vào khảo sát thị trƣờng nội địa.
- Đại diện thƣơng mại tại nƣớc ngoài.
Theo TS. Phạm Nguyên Minh (2010) - Viện Kinh tế Thƣơng mại TP.Hồ
Chí Minh: “Xúc tiến thƣơng mại là những hoạt động hỗ trợ thiết yếu tác động
(trực tiếp hoặc gián tiếp) đến q trình sản xuất, phân phối lƣu thơng hàng hố
hoặc cung ứng dịch vụ nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và
cung ứng dịch vụ để tăng hiệu quả hoạt động thƣơng mại, đáp ứng nhu cầu giao
thƣơng ngày càng cao của xã hội‟‟ .
Trong “Marketing căn bản” của Philip Koler (2007): “Xúc tiến thƣơng
mại là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt
động trao quyền, chuyển tải đến khách hàng những thông tin cần thiết về doanh
nghiệp, phƣơng thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu
đƣợc từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng nhƣ những thông

4


tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt
nhất làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng”.
Theo PGS.TS Hoàng Minh Đƣờng, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc - giáo trình
Quản trị doanh nghiệp thƣơng mại (2016): "Xúc tiến thƣơng mại là hoạt động
thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ bao gồm hoạt
động khuyến mãi, quảng cáo thƣơng mại, trƣng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ

và hội chợ triển lãm thƣơng mại".
Theo quan điểm của Trung tâm Thƣơng mại quốc tế (ITC) thì “Xúc tiến
thƣơng mại là tất cả các biện pháp có thể tác động, hỗ trợ, khuyến khích phát
triển thƣơng mại”.
Trong các quan niệm trên thì quan niệm của ITC là quan niệm hiểu theo
nghĩa rộng và khá toàn diện trên cả tầm vĩ mô, vi mô với 3 chủ thể tham gia chủ
yếu là: Chính phủ, các tổ chức hoạt động XTTM và các doanh nghiệp. Do vậy
trong điều kiện hiện nay nên hiểu XTTM theo quan niệm của ITC là phù hợp với
thực tế đang có nhiều biến động.
Bên cạnh khái niệm về XTTM nhƣ đã nêu ở trên, có rất nhiều khái niệm
về các hoạt động hỗ trợ tƣơng tự nhƣ: Xúc tiến xuất khẩu, phát triển thƣơng mại,
thuận lợi hóa thƣơng mại... Các hoạt động này trong một số hồn cảnh có thể
hiểu giống nhƣ XTTM nhƣng về cơ bản, XTTM là một khái niệm mang ý nghĩa
rộng và việc áp dụng khái niệm nào là theo quan điểm của từng quốc gia hoặc tổ
chức thực hiện hoạt động XTTM.
2.1.1.2. Vai trò của xúc tiến thƣơng mại
a. Vai trò của xúc tiến thương mại đối với quốc gia
Đối với nền kinh tế thị trƣờng, XTTM có một vai trị quan trọng, nó tạo ra
những thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, mang lại thu nhập cho nền kinh
tế. Trên thực tế, ở hầu hết tất cả các nƣớc kể cả các nƣớc phát triển, chính phủ
đều trực tiếp tiến hành một số hoạt động XTTM, nhất là hoạt động thơng tin. Mặt
khác, theo quy định của WTO, chính phủ các nƣớc thành viên có mức thu nhập
GNP bình quân đầu ngƣời từ 1000USD trở lên không đƣợc phép trợ cấp trực tiếp
cho xuất khẩu nhƣng có thể trợ cấp cho hoạt động XTTM hoặc tiến hành một số
hoạt động XTTM để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân ngày càng
nhiều quốc gia thành lập tổ chức XTTM của Chính phủ, hiện nay trên thế giới có
khoảng 130 nƣớc có tổ chức này.

5



Tóm lại, vai trị chủ yếu của XTTM đối với quốc gia vẫn thể hiện qua
những chính sách của Chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại.
Đồng thời, việc xuất hiện các tổ chức XTTM của Chính phủ cũng khẳng định vai
trị quan trọng khơng thể thiếu của XTTM đối với nền kinh tế quốc gia, đặc biệt
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Vai trò của XTTM đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, hỗ trợ và cung cấp các thông tin nghiệp vụ cần thiết và chính
xác là một trong những yêu cầu cấp thiết. Các thông tin về các hiệp định
thƣơng mại, thuế quan, hàng rào phi thuế quan là rất cần thiết và hữu ích. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thƣờng ít đƣợc thơng tin đầy đủ.
Vì thế, vai trị của xúc tiến thƣơng mại là phải cập nhật và nắm vững thông tin để
cung cấp cho doanh nghiệp một cách kịp thời và chính xác.
Thứ hai, tăng cường vai trò là cầu nối giúp doanh nghiệp nghiên cứu
thị trường và tìm kiếm khách hàng. Hoạt động trong lĩnh vực XTTM phải
nhanh nhạy với những thay đổi của thị trƣờng, nắm bắt và dự báo xu hƣớng
thị trƣờng để tƣ vấn và hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả. Doanh nghiệp cần
tìm hiểu kỹ thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng nƣớc ngoài để nâng cao
chất lƣợng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. XTTM sẽ làm cầu nối đƣa doanh
nghiệp đi nghiên cứu mở rộng thị trƣờng, giúp doanh nghiệp hiểu và thận
trọng hơn khi lựa chọn bạn hàng, thị trƣờng và phƣơng thức kinh doanh khi ký
kết hợp đồng.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác huấn luyện, đào tạo nâng cao năng lực
cho doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thơng tin một cách có hiệu quả .
Tăng cƣờng cơng tác đào tạo nghiệp vụ thƣơng mại điện tử để doanh nghiệp
có khả năng sử dụng cơng cụ này. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến đào tạo
nghiệp vụ chuyên mơn để nâng cao hơn nữa khả năng và trình độ quản lý của
doanh nghiệp.
Thứ tư, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá. Vấn đề xây dựng và

phát triển thƣơng hiệu cũng là một yêu cầu cấp thiết, khẳng định vị thế, uy tín
của hàng hố và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực thâm
nhập, duy trì và phát triển thị trƣờng cả trong nƣớc và nƣớc ngoài.

6


2.1.1.3. Một số hoạt động xúc tiến Thương mại
a. Quảng cáo thương mại
Từ điển “Quảng cáo” (1992) định nghĩa: “Quảng cáo là một loại thơng tin
phải trả tiền, có tính đơn phƣơng, khơng dành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện
pháp và phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn
hiệu, một xí nghiệp, một cơ quan bất kỳ… đƣợc nêu danh trong quảng cáo”.
Điều 2 Pháp lệnh quảng cáo 2012 quy định: “Quảng cáo là giới thiệu đến
ngƣời tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm dịch vụ có
mục đích sinh lời và dịch vụ khơng có mục đích sinh lời”.
Luật Thƣơng mại năm 2005 định nghĩa: “Quảng cáo thƣơng mại là hoạt
động xúc tiến Thƣơng mại của thƣơng nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt
động kinh doanh hàng hóa dịch vụ của mình”. Vì thế, cần phân biệt quảng cáo
Thƣơng mại với quảng cáo thông thƣờng. Có thể hiểu hoạt động của thƣơng
nhân sử dụng các phƣơng tiện nhằmgiới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; hoạt động quảng cáo cho thƣơng nhân khác để
thu phí dịch vụ là hoạt động quảng cáo thƣơng mại.
Phƣơng thức quảng cáo có thể kể đến là: Báo chí và tập san; Các loại ấn
phẩm (catalo, sách, bƣu ảnh, lịch, thiệp chúc mừng nhân dịp ngày lễ..); Tranh,
băng rơn, áp phích, bảng đèn điện … quảng cáo ngồi trời; Phát thanh, vơ tuyến
truyền hình, điện ảnh; Gửi tặng phẩm, quà biếu; Quảng cáo thông qua trƣng bày
hội chợ triển lãm..
b. Khuyến mại
Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 quy định khuyến mại là hoạt động xúc tiến

thƣơng mại của thƣơng nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ
bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Cách thức thực hiện xúc
tiến thƣơng mại tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc bán
hàng và cung ứng dịch vụ là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Theo quy định của Luật Thƣơng mại 2005, khuyến mại có các đặc điểm
cơ bản sau:
+ Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mãi là thƣơng nhân. Để tăng cƣờng cơ
hội thƣơng mại, thƣơng nhân đƣợc phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến
mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thƣơng nhân khác để kinh

7


doanh. Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại
giữa thƣơng nhân có nhu cầu khuyến mại và thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ.
+ Cách thức xúc tiến thƣơng mại: là dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định. Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái
cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thƣơng trƣờng, tùy thuộc vào
điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thƣơng nhân dành cho khách
hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá.. hoặc là lợi
ích phi vật chất khác. Khách hàng đƣợc khuyến mại có thể là ngƣời tiêu dùng
hoặc các trung gian phân phối.
+ Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch
vụ. Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hƣớng tới mục tiêu lơi
kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm
mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh
nghiệp, tăng lƣợng hàng đặt mua… thơng qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp
trên thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ.
c. Hội chợ triển lãm thương mại
Theo giáo trình Quản Trị Doanh nghiệp thƣơng mại (2016): “Hội chợ triển

lãm thƣơng mại là hoạt động xúc tiến thƣơng mại đƣợc thực hiện tập trung trong
một thời gian và một địa điểm nhất định để thƣơng nhân giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa, hợp đồng dịch vụ tác dụng hội chợ triển lãm”
Vai trò của hội chợ triển lãm:
+ Trong những năm gần đây hội chợ triển lãm diễn ra rất nhiều và trở nên
phổ biên, phạm vi không chỉ trong nƣớc mà cịn ngồi nƣớc, hội chợ triển lãm là
nơi để các doanh nghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp, đẳng cấp, thƣơng hiệu của
doanh nghiệp mình. Thơng qua các giai thƣởng, chứng nhận giúp củng cố hình
ảnh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
+ Doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình,
đồng thời có cơ hội thu thập thơng tin cần thiết về khách hàng, về đối thủ cạnh
tranh. Có thể nói đó là một sân chơi rất bổ ích cho các doanh nghiệp, học hỏi các
đối tác đặc biệt là đối tác nƣớc bạn trong cơng tác marketing, để có biện pháp xử
lí phù hợp với biến động kinh doanh.

8


Hội chợ, triễn lãm thƣơng mại tổ chức tại Việt Nam phải đƣợc đăng ký và
phải đƣợc xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại
tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ƣơng, nơi tổ chức HCTL. Tất cả các loại hàng
hóa dịch vụ khơng thuộc diện cấm theo quy định của pháp luật đều đƣợc tham
gia hội chợ, triển lãm thƣơng mại ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài.
d. Xây dựng thương hiệu
Thƣơng hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công
ty, một sản phẩm hay dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh: mơ tả nhận diện (brand
identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand
personality). Thƣơng hiệu ràng buộc với ngƣời tiêu dùng qua mối quan hệ
thƣơng hiệu-ngƣời tiêu dùng (brand-consumers relationship).

Xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu là một công cụ quan trọng trong xúc
tiến thƣơng mại. Thƣơng hiệu làm cho khách hàng, kể cả khách hàng quốc tế
cách xa nƣớc xuất khẩu hàng nghìn dặm, tin tƣởng vào chất lƣợng, yên tâm khi
sử dụng sản phẩm. Vai trò của việc xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu là tạo lòng
trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, giúp bảo vệ ngƣời bán chống lại
các đối thủ cạnh tranh, giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn, tạo thuận lợi khi
tìm thị trƣờng mới.
e. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu
Theo MC CARTHY, Thị trƣờng có thể hiểu là “một nhóm khách hàng
tiềm năng với những nhu cầu tƣơng tự (giống nhau) và những ngƣời bán đƣa ra
sản phẩm khác nhau với cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó”. Đó là
hƣớng tới khách hàng, mục tiêu tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng
để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa. Cũng theo MC CARTHY, thị trƣờng xuất khẩu của
doanh nghiệp đƣợc định nghĩa: là “tập hợp những khách hàng nƣớc ngoài tiềm
năng của doanh nghiệp tức là những khách hàng nƣớc ngoài đang mua hoặc sẽ
mua sản phẩm của doanh nghiệp ấy”. Qua khái niệm này doanh nghiệp không chỉ
xác định đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp là hƣớng tới khách hàng với nhu cầu
đặc trƣng của họ mà còn xác định rõ nhu cầu, cơ cấu nhu cầu đó mang đặc tính
cơ bản của thị trƣờng quốc tế, bị chi phối bởi tập qn văn hố, ngơn ngữ lối
sống, điều kiện tự nhiên của các nƣớc đó...Hoạt động XTTM địi hỏi hiệu quả
trong q trình kiểm sốt và tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
Hoạt động này sẽ làm giảm mức độ phụ thuộc vào một thị trƣờng đối với doanh

9


nghiệp qua đó phân tán các rủi ro, đồng thời tăng hiệu quả trong việc mở rộng thị
trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.1.2. Các lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với xúc tiến thƣơng mại
2.1.2.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước. Quan niệm Quản lý Nhà nước

về xúc tiến Thương mại
1) Khái niệm chung về quản lý nhà nƣớc
Theo Giáo trình Quản lý Nhà nƣớc về kinh tế, GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
(2012): “Quản lý nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nƣớc,
đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nƣớc đối với các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các
mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và
nhiệm vụ của nhà nƣớc trong công cuộc chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã
hội chủ nghĩa”. Hoạt động quản lý nhà nƣớc do các cơ quan hành chính nhà nƣớc
từ trung ƣơng đến địa phƣơng tiến hành. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng
cần có sự tổ chức và quản lý tƣơng ứng. Hoạt động xúc tiến thƣơng mại cũng
nhƣ vậy.
2) Quan niệm Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại
Tất cả các nền kinh tế thị trƣờng của các nƣớc đã và đang phát triển đều
có sự quản lý, điều khiển, can thiệp của Nhà nƣớc ở những phạm vi và mức độ
khác nhau và bằng các phƣơng thức khác nhau. Nhà nƣớc sử dụng quyền lực của
mình trong điều hành và quản lý thƣơng mại thông qua ban hành và sử dụng các
cơng cụ kế hoạch hóa, chính sách, luật pháp và các quyết định khác về thƣơng
mại để tác động tới các chủ thể ngƣời bán, ngƣời mua trên thị trƣờng. Sự tác
động của các hệ thống quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại đến đối tƣợng
trao đổi luôn đặt trong mối quan hệ với môi trƣờng cụ thể, xác định trong từng
thời kỳ.
Quản lý nhà nước về XTTM là tổng hợp các chính sách và biện pháp mà
các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng nhằm khắc phục hoặc hạn chế những tiêu
cực (hay nói theo ngơn ngữ kinh tế học là khuyết tật) của thị trường trong lĩnh
vực XTTM, góp phần làm cho các hoạt động XTTM đạt hiệu quả cao cả về kinh
tế - xã hội, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan hoặc chịu
những tác động bởi hoạt động này. Xét về bản chất quản lý nhà nƣớc về xúc tiến
thƣơng mại là hoạt động hỗ trợ của nhà nƣớc nhằm giúp các doanh nghiệp trong


10


nền kinh tế mở rộng hoạt động thƣơng mại, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu.
Mục tiêu của quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại gắn liền với q
trình kinh tế xã hội, các lợi ích cần đạt đƣợc từ thƣơng mại trong từng thời kỳ cụ
thể . Mục tiêu quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại bị chi phối bởi mục tiêu
quản lý kinh tế xã hội mà Đảng, Nhà nƣớc đã vạch ra. Mục tiêu bao trùm của
quản lý nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại là thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ổn định,
bền vững và đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội.
Đối tƣợng của quản lý Nhà nƣớc về xúc tiến thƣơng mại là:
+ Các hoạt động XTTM của các doanh nghiệp chủ yếu là các hoạt động
thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tham gia HCTL và khuyến mại.
+ Các hoạt động XTTM của các tổ chức hỗ trợ thƣơng mại chủ yếu là các
hoạt động cung cấp thông tin, quảng cáo, tƣ vấn, đào tạo, tổ chức hội nghị, hội
thảo, hội chợ triển lãm, các đoàn đi khảo sát thị trƣờng ở nƣớc ngoài.
2.1.2.2. Chức năng của quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại
- Chức năng hoạch định: Vai trò của chức năng hoạch định là để định
hƣớng hoạt động thƣơng mại của các chủ thể tham gia thị trƣờng. Bao gồm các
nội dung cơ bản: hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch phát triển thƣơng mại, phân
tích và xây dựng các chính sách thƣơng mại quy hoạch và định hƣớng chiến lƣợc
phát triển thị trƣờng, xây dựng hệ thống pháp luật có liên quan đến thƣơng mại:
xác lập các chƣơng trình, dự án cụ thể hóa chiến lƣợc, đặc biệt là các lộ trình hội
nhập và khu vực quốc tế. Giúp cho các danh nghiệp có phƣơng hƣớng hình thành
phƣơng án, chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh trên thị trƣờng.
- Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thƣơng mại: Nhà
nƣớc bằng việc thiết lập các cơ quan, hệ thống tổ chức, quản lý, sử dụng bộ máy
này để hoạch định các chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách, các văn bản pháp luật
về quản lý thƣơng mại. Đồng thời, sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực
hiện những vấn đề thuộc về chức năng quản lý Nhà nƣớc nhằm đƣa chính sách

và pháp luật vào thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, hiện thực hóa quy hoạch
và kế hoạch.
- Chức năng điều tiết các hoạt động thƣơng mại và can thiệp thị trƣờng:
Mục đích của chức năng này là nhằm điều tiết các hoạt động thƣơng mại, điều
tiết thị trƣờng để các hoạt động này cũng nhƣ thị trƣờng phát triển cân đối, hài
hòa, bền vững đúng theo định hƣớng Nhà nƣớc.

11


- Chức năng kiểm soát: Phát hiện những nguy cơ, lệch lạc, chệch hƣớng
hoặc vi phạm pháp luật và các quy định Nhà nƣớc (nhƣ buôn bán hàng cấm ,kinh
doanh các dịch vụ không đƣợc cấp phép, gian lận thƣơng mại bn lậu, làm hàng
giả…), từ đó đƣa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cƣờng hiệu
quả của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại.
2.1.2.3. Vai trò của Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại
* Nhà nƣớc tạo môi trƣờng và điều kiện cho xúc tiến thƣơng mại phát
triển: Môi trƣờng ở đây bao gồm cả môi trƣờng về thể chế pháp lý, môi trƣờng
kinh tế, văn hóa – xã hội và mơi trƣờng kỹ thuật – cơng nghệ. Trong q trình
chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, chúng ta thƣờng quá nhấn mạnh đến môi trƣờng
thể chế pháp lý, môi trƣờng kinh tế mà chƣa để ý đến mơi trƣờng văn hóa xã hội,
mơi trƣờng kỹ thuật công nghệ đối với phát triển thƣơng mại. Trong điều kiện
hiện nay, Nhà nƣớc cần tập trung tạo lập đồng bộ các điều kiện về môi trƣờng
cho phát triển thƣơng mại. Môi trƣờng thƣơng mại và cạnh tranh phụ thuộc rất
nhiều vào chính sách luật pháp và thủ tục hành chính. Các thơng tin về chiến
lƣợc kế hoạch hóa thƣơng mại nếu bị thiên sai lệch trong quá trình phổ biến cho
các doanh nghiệp; các quy định chính sách nếu bị phân biệt đối xử sẽ bóp méo
cạnh tranh; thủ tục hành chính rƣờm rà, khuân khổ pháp lý nếu không đầy đủ
đồng bộ, nhất quán, minh bạch sẽ gây trở ngại cho thƣơng mại trên nhiều mặt.

Do vậy, Nhà nƣớc có vai trị quan trọng trong việc tạo lập, cải thiện môi trƣờng
kinh doanh, nhất là trong điều kiện mơi trƣờng kinh doanh ln có sự vận động,
biến đổi không ngừng.
* Nhà nƣớc định hƣớng cho sự phát triển của thƣơng mại, hƣớng dẫn hoạt
động trao đổi của các chủ thể: Nhà nƣớc định hƣớng, hƣớng dẫn các doanh
nghiệp trong các hoạt động đầu tƣ và kinh doanh trên thị trƣờng nội địa và quốc
tế, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế cho sự phát triển thƣơng mại. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế, cải thiện đời sống dân cƣ và nâng cao phúc lợi xã hội. Việc định hƣớng
đó của Nhà nƣớc thơng qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc,
quy hoạch và kế hoạch phát triển.
* Nhà nƣớc can thiệp và thực hiện điều tiết quan hệ thị trƣờng, các hoạt
động xúc tiến thƣơng mại: Các quan hệ thị trƣờng, các hoạt động trao đổi tự nó

12


không phải bao giờ cũng cân đối và hiệu quả. Theo quy luật thị trƣờng, các chủ
thể kinh doanh luôn quan tâm tới việc bố trí nguồn lực đến nơi có điều kiện sản
xuất và thƣơng mại thuận lợi, bán đƣợc giá cao, tìm kiếm lợi nhận dẫn tới việc
phân bổ nguồn lực mất cân đối giữa các vùng miền. Do vậy, nhà nƣớc phải điều
tiết các quan hệ trao đổi, các hoạt động thƣơng mại để hạn chế nhƣợc điểm trên
nhằm đảm bảo tính cân đối và để mọi ngƣời dân đều đƣợc hƣởng thành tựu kinh
tế xã hội, để nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân .
* Nhà nƣớc hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp
thƣơng mại: Nhà nƣớc là ngƣời tiếp cận, can thiệp và giải quyết các mâu thuẫn
trên thị trƣờng. Nhà nƣớc mới có khả năng và cần thiết phải giải quyết các mâu
thuẫn giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong mua bán, nhập khẩu- xuất
khẩu, trung thực- bất hợp pháp, hàng thật- hàng giả..Nhà nƣớc dựa vào các chuẩn
mực về pháp luật, các định chế cần thiết để thực hiện và cƣớng chế việc thi hành

luật, giả quyết tranh chấp thƣơng mại thông qua hệ thống luật pháp và hệ thống
hành pháp.
* Nhà nƣớc thực hiện vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt các
hoạt động XTTM
Thơng qua thực hiện các chức năng của quản lý, nhà nƣớc sẽ giám sát,
kiểm tra và phát hiện những biểu hiện sai lệch, những mâu thuẫn bất hợp lý trong
quá trình thực hiện mục tiêu để từ đó đƣa ra các giải pháp điều chỉnh sự phát
triển cho phù hợp. Các mục tiêu của thƣơng mại mang tính bền vững bao gồm
mục tiêu về kinh tế xã hội, về mơi trƣờng văn hóa, trong đó mục tiêu kinh tế
khơng chỉ là số lƣợng mà cịn thể hiện ở chất lƣợng của tăng trƣởng thƣơng
mại.Việc kiểm soát và điều chỉnh thực hiện mục tiêu phát triển thƣơng mại địi
hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, ngành, giữa trung ƣơng địa phƣơng, cả
trong nƣớc và quốc tế, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại
dịch vụ, trong các vấn đề buôn lậu và gian lận thƣơng mại.
2.1.2.4. Nội dung Quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại
Tại điều 9, điều 10, điều 11 Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày
15/11/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản
lý và thực hiện chƣơng trình XTTM quốc gia, hoạt động XTTM của Chính phủ
bao gồm 28 nội dung chia làm 3 mảng hoạt động XTTM bao gồm : Nội dung
chƣơng trình XTTM định hƣớng XK; nội dung chƣơng trình XTTM thị trƣờng
trong nƣớc và nội dung chƣơng trình XTTM miền núi, biên giới và hải đảo.

13


Căn cứ quyết định nêu trên, Cục xúc tiến Thƣơng mại (Bộ Công Thƣơng)
đƣợc giao nhiệm vụ hƣớng dẫn và tổng hợp các nội dung hoạt động XTTM cụ
thể của các Bộ, ngành, các Hiệp hội trong nƣớc thành chƣơng trình XTTM quốc
gia hàng năm trình Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai thực hiện. Đối với
các địa phƣơng, dựa trên cơ sở quyết định nêu trên, tùy theo tình hình và điều

kiện thực tế của địa phƣơng xây dựng và ban hành Quy chế XTTM của địa
phƣơng làm căn cứ để xây dựng chƣơng trình XTTM của địa phƣơng và tổ chức
triển khai thực hiện hàng năm. Nhƣ vậy, phạm vi hoạt động XTTM của Chính
phủ rất rộng, nhằm đạt nhiều mục tiêu khác nhau, tuy nhiên mục tiêu quan trọng
nhất vẫn nhằm hỗ trợ phát triển thị trƣờng, cả thị trƣờng xuất khẩu và thị trƣờng
trong nƣớc, đặc biệt hỗ trợ DN phát triến SXKD, nâng cao sức cạnh tranh. Các
nội dung cụ thể nhƣ sau:
a, Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xúc tiến Thương mại
- Trên cơ sở pháp luật Nhà nƣớc, các văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ và các văn bản quản lý, hƣớng dẫn của Bộ Công thƣơng, cơ quan
quản lý Nhà nƣớc về Xúc tiến Thƣơng mại trên địa bàn xây dựng các dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành và trình UBND tỉnh/ thành phố
thơng qua; trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về
xúc tiến Thƣơng mại trên địa bàn tỉnh/ thành phố ban hành các văn bản hƣớng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật đối với các hoạt động xúc tiến Thƣơng mại
trên địa bàn tỉnh/ thành phố theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức phổ biến, hƣớng dẫn, giáo dục pháp luật thƣơng mại đối với
thƣơng nhân trên địa bàn tỉnh/ thành phố để đảm bảo việc thực hiện đúng quy
định của pháp luật về xúc tiến thƣơng mại.
- Ban hành các văn bản hƣớng dẫn các phòng kinh tế thành phố, huyện về
nghiệp vụ chuyên môn thực hiện Xúc tiến Thƣơng mại và thực hiện các chủ
trƣơng chính sách pháp luật liên quan đến xúc tiến Thƣơng mại.
b, Phối hợp xây dựng chương trình, đề án xúc tiến Thương mại
Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại tỉnh/ thành phố là chƣơng trình đƣợc
xây dựng trên cơ sở định hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ xuất khẩu hàng hóa, phát
triển thị trƣờng trong nƣớc, kích cầu nội địa và thƣơng mại nông thôn, các khu,
cụm công nghiệp, phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch, đề án, chƣơng trình phát
triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ đƣợc UBND tỉnh phê duyệt. Góp phần

14



×