Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử cho học sinh thông qua tranh ảnh lịch sử trong dạy học bài 9 tiết 10 cách mạng tháng mười nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 40 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ LỊCH SỬ
CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG DỤNG TRANH
ẢNH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC BÀI 9 – TIẾT 10 “CÁCH
MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO
VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921)” – SGK LỊCH SỬ 11 – CƠ BẢN.

Tác giả sáng kiến:

ĐÀO MINH NGUYỆT

Mã sáng kiến:

31.57.03

Bình Xuyên,1 năm 2019


MỤC LỤC

1. Lời giới thiệu............................................................................................4
2. Tên sáng kiến:..........................................................................................6
3. Tác giả sáng kiến:....................................................................................6
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:..................................................................7


5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lịch sử....................................................7
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:..................7
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:................................................................7
7.1. Cơ sở lí luận của dạy học theo hướng phát triển năng lực sử dụng
ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy học 7
7.1.1. Khái niệm năng lực 8
7.1.2. Khái niệm năng lực sử dụng ngôn ngữ 9
7.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ 10
7.1.4. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ khi kết hợp sử dụng tranh,
ảnh lịch sử. 13
7.1.5.Các phương pháp sử dụng tranh, ảnh để nâng cao hiệu quả bài học
quả bài học qua dạy học lịch sử ở trường THPT (chương trình chuẩn) 19
7.2. Thực trạng dạy và học lịch sử ở bậc trung học phổ thơng nói chung và
trường THPT Bình Xun nói riêng 20
7.3. Biện pháp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho
học sinh khi dạy bài 9 - tiết 10: “Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử
cho học sinh thông qua tranh ảnh lịch sử trong dạy học bài 9 - tiết 10: “Cách
mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917
-1921” - SGK Lịch sử 11 - Cơ bản” 22
KẾT LUẬN................................................................................................25
PHỤ LỤC...................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................33
8. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có):Khơng có......................35
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.....................................35
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
2


tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội

dung sau:............................................................................................................36
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
36
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 37
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):................................................................38

3


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu.
Đổi mới giáo dục là một trong những vấn đề trọng tâm của sự nghiệp đổi
mới toàn diện của đất nước ta hiện nay. Đổi mới giáo dục “nhằm xây dựng
những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; phát
huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát
huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ trí thức khoa học và cơng nghệ hiện đại,
có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có
tính tổ chức và kỉ luật, có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa
xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”. (Chiến lược
phát triển giáo dục đào tạo trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII).
Đối với giáo dục ở bậc trung học phổ thông, chúng ta đã có sự đổi mới căn

bản về chương trình đào tạo, chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung
sang tiếp cận năng lực của người học, từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học
được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì thơng qua việc học.
Để thực hiện được điều đó, chúng ta đã có sự đổi mới về phương pháp dạy học,
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất cho học sinh. Đồng thời, chúng ta cũng đổi mới về kiểm tra, đánh giá,
chuyển từ cách đánh giá kết quả giáo dục nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra,
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong q trình học tập để có tác động
kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Như vậy, việc dạy học
và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học đang là
một xu thể phổ biến trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam, nhất là ở bậc trung học
phổ thông.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ được xem là một trong những năng lực quan
trọng của con người trong xã hội hiện nay và việc phát triển năng lực sử dụng
ngôn ngữ từ trong trường học, nhất là ở bậc trung học phổ thông đã trở thành
một xu thế giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam.
Trên thực tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ đã được phát triển trong rất nhiều
môn học khác nhau ở bậc trung học phổ thông nhưng đa phần đều mới chỉ dừng
4


lại ở việc phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ thơng qua tiến hành dạy học
theo nhóm nhỏ mang tính truyền thống, trong đó, giáo viên chia lớp thành các
nhóm nhỏ, mỗi nhóm tự nghiên cứu sách giáo khoa, hoàn thành nhiệm vụ học
tập trên giấy A0 trong khoảng thời gian giới hạn và trình bày kết quả làm việc
ngay trên lớp. Kết quả làm việc chỉ được đánh giá ngắn gọn thông qua lời nhận
xét của giáo viên. Với phương thức tiến hành như thế, nếu được tổ chức tốt, chỉ
phát huy được năng lực tiềm năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh qua làm việc

và năng lực giao tiếp cho một bộ phận nhỏ học sinh và ở mức độ nhất định.
Với đặc tính của mơn lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội khơ khan, có
rất nhiều các sự kiện lịch sử mang tính hàn lâm cao và khó nhớ, việc phát triển
năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh sẽ nâng cao hiệu quả dạy và học lịch
sử. Đặc biệt, với phương pháp dạy học sử dụng tranh ảnh lịch sử là chủ yếu để
phát triển tư duy ghi nhớ và năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử cho học sinh.
Ngoài ra, việc kiểm tra, đánh giá sản phẩm của nhóm rất đa dạng, khơng
chỉ đánh giá thơng qua người dạy - giáo viên mà cịn đánh giá thơng qua người
học - học sinh và trong đánh giá từ phía học sinh, không chỉ đánh giá từ bản thân
học sinh mà cịn đánh giá từ nhóm học sinh. Và việc đánh giá sản phẩm dựa trên
các tiêu chí cụ thể, trong đó khơng chỉ đánh giá sản phẩm mà cịn đánh giá cả
quá trình tạo ra sản phẩm, nhất là chú trọng đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực của người học, đặc biệt là năng lực sử dụng ngơn ngữ. Nhờ đó, thấy rõ
được hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ lịch sử của học sinh.
Cùng với xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói trên và trào lưu hội nhập
quốc tế, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy cần phải tổ chức cho học sinh học
tập và sử dụng ngôn ngữ thường xuyên để phát huy ngơn ngữ chun ngành.
Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà nghiên cứu đã và đang tìm hiểu về việc phát
triển ngôn ngữ cho học sinh qua nhiều cấp học, môn học như:
- Lê Phương Nga (2000), “Dạy học tập đọc ở tiểu học”, luận án tiến sĩ,
NXB giáo dục Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hạnh (2001), “Dạy đọc hiểu ở tiểu học”, luận án tiến sĩ, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội.
Một số văn bản, sách, tạp chí đề cập đến việc phát triển năng lực cho
học sinh.
- “The art and science of teaching: Comprehensive framework for effective
instruction” – tác giả Robert J. Marzano, dịch giả: GS. TS. Nguyễn Hữu Châu,
hiệu đính: Lê Văn Canh. Cuốn sách đã giới thiệu cho đọc giả biết cách lựa chọn,
sử dụng phương pháp dạy học hiệu quả để phát triển năng lực học sinh.


5


- “Classroom instruction that works” tác giả Robert J. Marzano, Debra J.
Pickering, Jane E. Pollock..., dịch giả: Nguyễn Hồng Vân.Tài liệu cung cấp cho
người đọc các phương pháp dạy học hiệu quả để phát triển năng lực học sinh.
- “Multiple intelligences in the classroom” - tác giả Thomas Armstrong,
dịch giả: GS.TS. Lê Quang Long. Tác giả đã tập hợp các tiềm năng của con
người vào trong 8 loại "trí tuệ" nhằm mang đến một cái nhìn nhân bản cũng như
đã tìm cách mở rộng phạm vi tiềm năng con người. Đó là sự gắn liền với khả
năng "giải quyết vấn đề" và khả năng sáng tạo của con người.
- Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.Tác giả cho rằng “Phát triển năng lực
của học sinh đồng nghĩa với việc giáo viên gắn học tập với cuộc sống hằng ngày,
thường xuyên sử dụng dạy học tình huống nhằm giúp học sinh tập dượt vào các
tình huống thực tế. Bên cạnh đó, phải giáo dục cho học sinh khơng vội vã bằng
lòng với giải pháp đầu tiên được đề xuất, khơng suy nghĩ cứng nhắc theo những
quy tắc lí thuyết đã học trước đó, khơng máy móc vận dụng những mơ hình
hành động đã gặp trong sách vở để ứng xử trước tình huống mới".
Tóm lại, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về dạy học
theo hướng phát triển kĩ năng học tập sử dụng ngơn ngữ hay chính là dạy học
theo định hướng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh với các cách
tiếp cận khác nhau và dưới các tên gọi khác nhau như: học tập nhóm nhỏ; học
tập theo quan điểm tương tác người học - 12 người học; giáo dục tự học... đều
khẳng định dạy học theo hướng phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ lịch sử vừa
phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, nhằm đáp ứng các yêu cầu,
nhiệm vụ học tập vừa phù hợp với xu thế phát triển của dạy học hiện đại. Tuy
nhiên, các cơng trình trên mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý luận chung, có rất ít
cơng trình nghiên cứu trực tiếp về dạy học theo định hướng phát triển năng lực
sử dụng ngôn ngữ cho học sinh trung học phổ thông và đặc biệt chưa có cơng

trình nào nghiên cứu trực tiếp về dạy học theo hướng phát triển kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ cho học sinh trung học phổ thông trong môn Lịch sử
Với tất cả lí do trên, tơi chọn đề tài: “Phát triển năng lực sử dụng ngôn
ngữ lịch sử cho học sinh thông qua tranh ảnh lịch sử trong dạy học bài 9 tiết 10: “Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ
cách mạng (1917 -1921)- SGK Lịch sử 11 - Cơ bản” cho sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
2. Tên sáng kiến:
6


Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ Lịch sử cho học sinh thông qua việc
sử dụng tranh ảnh lịch sử trong dạy học bài 9 - tiết 10:“Cách mạng tháng mười
Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 -1921” - SGK Lịch
sử 11 - Cơ bản.
3. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên: Đào Minh Nguyệt
Sinh ngày: 12/12/1981
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ Lịch sử
Chức vụ, đơn vị cơng tác: Giáo viên trường THPT Bình Xun.
Điện thoại: 0332152828
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đào Minh Nguyệt.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong dạy học bộ môn Lịch sử. Ngồi ra, sáng kiến
cịn được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực
cho học sinh THPT
Giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề kết
hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực là vận dụng kiến thức liên mơn từ đó
hình thành và phát triển một số kĩ năng và năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học
sinh.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Tháng 11 năm 2019 (Học kì I, năm học 2019 - 2020).
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Cơ sở lí luận của dạy học theo hướng phát triển năng lực sử dụng
ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy học.
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về đổi mới giáo dục
đã được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản dưới đây:
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711 ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: " Tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.
7


Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo xác định " Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ
bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực
của người học”.
Những quan điểm nêu trên đã tạo tiền đề, cơ sở và mơi trường pháp lí thuận
lợi cho việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định
hướng năng lực của người học.
Trước khi tìm hiểu cụ thể biện pháp nhằm phát triển năng lực sử dụng ngôn
ngữ cho học sinh ở bài 9 - tiết 10: “Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và
cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 -1921” - SGK Lịch sử 11 - Cơ bản cần
phải hiểu rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.
7.1.1 Khái niệm năng lực:
Theo John Erpenbeck, năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập
qua giá trị cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm, củng cố qua
kinh nghiệm và hiện thực hóa qua ý chí.
Theo Weinert, năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá

nhân hay có thể học được … để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và
trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành cơng và có trách nhiệm các
giải pháp … trong những tình huống thay đổi.
Tóm lại, năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ
năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong
các tình huống đa dạng của cuộc sống.
Năng lực của học sinh, nhất là học sinh ở bậc trung học phổ thông là khả
năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ … phù hợp với lứa
tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công
nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em
trong cuộc sống.
Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa
tầng bậc nhưng nhìn chung, năng lực của học sinh gồm có năng lực chung và
năng lực chuyên biệt. Các năng lực chung cùng với năng lực chuyên môn tạo
thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể
sống và làm việc bình thường trong xã hội.
8


Năng lực chung được hình thành và phát triển do nhiều mơn học, liên quan
đến nhiều mơn học. Có 9 năng lực chung như sau
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo (Năng lực tư duy).
- Năng lực quản lý.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác, hội nhập.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực sử dụng ngơn ngữ.
- Năng lực tính tốn.
Năng lực chun biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên
cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt.
Năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử được hình thành trên cơ sở những
năng lực chung, kết hợp với đặc thù môn Lịch sử và chương trình giáo dục phổ
thơng.
Năng lực chun biệt cần hình thành và phát triển cho học sinh trong môn
Lịch sử ở cấp trung học phổ thông là:
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
- Năng lực thực hành bộ môn.
- Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng tác động giữa các
sự kiện lịch sử với nhau.
- Năng lực so sánh, phân tích, phản biện, khái qt hóa.
- Năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện
tượng, vấn đề, nhân vật lịch sử.
- Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những
vấn đề thực tiễn đặt ra.
7.1.2. Khái niệm năng lực sử dụng ngơn ngữ:
Trước khi tìm hiểu khái niệm năng lực sử dụng ngôn ngữ, chúng ta cần
phải hiểu khái niệm ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của lồi
người, phương tiện tư duy và cơng cụ giao tiếp xã hội.
9


Ngơn ngữ bao gồm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, trong thời đại hiện nay,
nó là cơng cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội và là công cụ
tư duy của con người.

Ngơn ngữ học có khía cạnh tâm lý học, ngơn ngữ hình thành có vai trị
nhiều nhân tố: xã hội, tâm lý, dân tộc.
Ngôn ngữ học tâm lý nghiên cứu những mối quan hệ qua lại giữa nhân
cách với cấu trúc chức năng của ngơn ngữ. Về một khía cạnh nào đó mối quan
hệ giữa nhân cách với ngơn ngữ như yếu tố cấu thành hình thành thế giới của
con người.
Theo từ điển sử dụng ngôn ngữ phát triển năng lực sử dụng ngơn ngữ là
cách học sinh trình bày vấn đề trước lớp hoặc trong các hoạt động nhóm để làm
việc nhằm tạo ra một kết quả chung trong q trình học tập.
Các định nghĩa về ngơn ngữ đều thống nhất về nội hàm với những dấu hiệu
cơ bản sau đây:
- Có mục đích chung trên cơ sở mọi người cùng có lợi.
- Cơng việc được phân cơng phù hợp với năng lực của từng người.
- Bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ nguồn lực và thông tin, tự nguyện
hoạt động.
- Các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau, trên cơ sở trách nhiệm cá
nhân cao.
- Cùng chung sức, giúp đỡ hỗ trợ, khích lệ tinh thần tập thể và bổ sung cho
nhau.
Như vậy, năng lực sử dụng ngôn ngữ là một trong các năng lực chung cần
hình thành và phát triển cho học sinh, nhất là học sinh ở bậc trung học phổ
thông. Năng lực sử dụng ngơn ngữ được hình thành và phát triển thông qua dạy
học của giáo viên và học tập của học sinh.
7.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Quán triệt quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” với đặc trưng
cơ bản là: Mọi hoạt động dạy học hướng vào phát triển tối đa năng lực vốn có
của người học, chú ý tới nhu cầu và hạnh phúc của người học. Trong đó, giáo
viên đóng vai trị là người trọng tài, cố vấn, người hướng dẫn, người tổ chức,
người kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh. Học sinh là người tự
tổ chức, tự điều khiển, tự đánh giá hoạt động học tập của mình. Và theo hướng

10


tiếp cận lý luận dạy học hiện đại, tôi chung quan điểm với các nhà nghiên cứu
Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Đặng Thành Hưng, Trần Thị Tuyết Oanh,…
cho rằng: Dạy học là q trình trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều
khiển, lãnh đạo) của thầy, học sinh tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển,
quá trình nhận thức nhằm đạt được các mục tiêu học tập.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học định
hướng kết quả đầu ra là xu hướng giáo dục quốc tế hiện nay. Dạy học theo định
hướng phát triển năng lực nhấn mạnh vai trị của người học với tư cách là chủ
thể có nghĩa là:
Về phương pháp: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức hỗ trợ học sinh tự lực
và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng khả năng giải quyết vấn đề, khả năng
giao tiếp. Chú trọng sử dụng các quan điểm phương pháp dạy học tích cực, các
phương pháp dạy học thực nghiệm thực hành…
Về hình thức dạy học: Tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Kết quả học sinh với vai trò chủ thể đạt được là các chuẩn kiến thức, kĩ
năng của chương trình đã được Bộ giáo dục quy định, trong đó chú trọng đến
khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn và kết quả
này có tính đến sự tiến bộ, thái độ trong q trình học tập. Nói một cách khác
kết quả học tập của học sinh đạt được là “bốn H”: Học để biết - Học để làm Học để cùng chung sống và Học để tự khẳng định.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý về hoạt động
trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình
huống của cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn và
nâng cao hứng thú cho người học.
Trên cơ sở hiểu dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tôi cho rằng
dạy học theo hướng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ là q trình dạy học

trong đó dưới sự chủ đạo của người dạy (tổ chức, cố vấn, tham gia, kiểm tra,
đánh giá, …), người học được chia thành những nhóm nhỏ tích cực cùng nhau
tiến hành các hoạt động học tập để đạt được kết quả học tập tốt nhất, qua đó vừa
nắm được kiến thức vừa hình thành các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
Như vậy, dạy học theo hướng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ là một
quá trình xã hội gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học, nhằm tới mục tiêu
kép là vừa phát triển kiến thức, vừa phát triển các kỹ năng.
11


Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực sử dụng ngơn ngữ giáo
viên giữ vai trị chủ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy, tổ chức, điều
khiển, hướng dẫn các hành động học tập thông qua sử dụng ngôn ngữ đồng thời
tham gia cùng với học sinh trong quá trình học tập nhằm giúp họ hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập có ý thức, chủ động, tích cực và
sáng tạo, chung sức, giúp đỡ, động viên, khuyến khích, ràng buộc lẫn nhau, cùng
nhau đạt mục đích học tập của nhóm. Ở đây, tính chất giao lưu, trao đổi giữa học
sinh với học sinh được coi trọng, thông qua phương thức này để khai thác các
nguồn lực mà trong dạy học truyền thống bị coi nhẹ đồng thời giúp cho học sinh
phát huy những kĩ năng sử dụng từ ngữ chuẩn xác trong quá trình giao tiếp.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ phải đảm bảo
các yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, dạy học phải tạo dựng được sự hứng thú trong học tập cho học
sinh. Trong dạy học phải tạo dựng được sự giao lưu giữa học sinh với nhau
trong nhóm, theo cách mà khi sử dụng ngôn ngữ đúng theo chuyên ngành họ
mới có thể thành cơng (hoặc ngược lại); nghĩa là các thành viên trong nhóm học
tập sẽ cùng nhau hiểu bài hoặc không hiểu bài. Mỗi học sinh trong nhóm có 2
trách nhiệm cơ bản: thực hiện nhiệm vụ được giao và giúp các thành viên trong
nhóm hồn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, dạy học phải đảm bảo sự rõ ràng của kiến thức lịch sử trong quá
trình học tập.
Thứ ba, dạy học phải đảm bảo học sinh có trách nhiệm cá nhân cao. Dạy
học theo hướng phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ phải tổ chức sao cho mỗi
học sinh đều phải có đóng góp nhất định vào hoạt động chung của giờ học.
Người học có thể tự mình thực hiện thành cơng một hoạt động tương tự. Điều
này cũng đặt ra yêu cầu dạy học phải nhận xét, đánh giá được tính hiệu quả của
việc sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành.
Thứ tư, dạy học phải đảm bảo các kỹ năng giao tiếp trong học học tập.
Trong dạy học hướng vào phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, yêu cầu tất cả
mục tiêu, nội dung, phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học phải cùng phát
huy cộng hưởng phát triển được các kĩ năng học tập sử dụng ngơn ngữ như xác
lập vị trí cá nhân trong nhóm, kỹ năng giao tiếp, chia sẻ, giải quyết các quan
điểm bất đồng trong học tập … để tất cả học sinh có thể gắn kết, tín nhiệm, tin
tưởng lẫn nhau nhằm tiến hành nhiệm vụ học tập có hiệu quả.

12


Thứ năm, đảm bảo có phản hồi và điều chỉnh trong dạy học. Kiểm tra, đánh
giá phải được thực hiện thường xuyên nhằm phản hồi những thông tin cho cả
người học và người dạy. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dựa trên nội dung tri
thức mà cả thái độ, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Người học phải được đánh giá
trong những hoạt động mà họ đã thực hiện. Q trình này giúp duy trì và củng
cố, hồn thiện các quan hệ giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt hiệu quả cao
nhất, đồng thời điều chỉnh các hoạt động khơng hiệu quả trong q trình hoạt
động học tập sử dụng ngôn ngữ.
7.1.4. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh khi kết hợp sử
dụng tranh, ảnh lịch sử trong giảng dạy.
Tranh, ảnh lịch sử là phương tiện đắc lực trong các bài giảng lịch sử nhằm

hỗ trợ cho giáo viên hoàn thành các mục tiêu của bài học. Đồng thời là phương
tiện giúp học sinh dễ hiểu bài và hứng thú hơn với bài học. Ngồi ra tranh, ảnh
lịch sử có tác dụng tích cực trong việc hình thành năng lực sử dụng ngơn ngữ
cho học sinh trong các bài học. Tuy nhiên khi sử dụng tranh ảnh lịch sử để giảng
dạy cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất: Việc sử dụng tranh, ảnh lịch sử góp phần vào việc cụ thể hóa
những sự kiện cơ bản đã được trình bày trong sách giáo khoa.
- Ví dụ: Hình ảnh những người nơng dân Nga đầu thế kỉ XX thể hiện rõ phần
nào hiện thực về tình hình kinh tế nước Nga lạc hậu và kiệt quệ do chiến tranh,
nạn đói xảy ra ở nhiều nơi.
Thơng qua hình ảnh này giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét từ đó sẽ
định hướng cho học sinh lựa chọn những từ ngữ phù hợp để diễn đạt và thể hiện
chính xác kiến thức lịch sử về tình hình kinh tế nước Nga trước cách mạng.

13


Thứ hai: Sử dụng tranh, ảnh lịch sử góp phần vào việc tạo biểu tượng lịch
sử cho học sinh.
Ví dụ: Hình ảnh Lênin, người lãnh đạo cách mạng đã góp phần vào việc tạo
biểu tượng lịch sử cho học sinh. Qua hình ảnh Lênin học sinh thấy được vai trị
to lớn của lãnh tụ đối với sự thành công của cách mạng

14


Lênin - Lãnh tụ lãnh đạo cách mạng.
Thứ ba: Sử dụng tranh, ảnh lịch sử góp phần giúp học sinh hiểu được bản
chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Ví dụ: Hình ảnh hàng vạn người phụ nữ Nga đau khổ tiễn chồng và người

thân ra trận và hình ảnh những người lính Nga chết trận.

15


16


Những hình ảnh này cho thấy những mất mát, đau thương của người dân
Nga trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Đồng thời tố cáo tội ác của Nga
hoàng và giai cấp tư sản Nga trong việc đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh
đế quốc phi nghĩa.
Thông qua những hình ảnh trên học sinh sẽ hiểu được tình thế của Nga
trước cách mạng và thấy được tính tất yếu của Cách mạng tháng Mười ở Nga
Thứ tư: Sử dụng tranh, ảnh góp phần vào việc giáo dục tư tưởng chính trị,
tình cảm, đạo đức cho học sinh.
Ví dụ: Hình ảnh cuộc sống đói khổ của người dân Nga trước cách mạng.

17


Cuộc sống nghèo khổ của người dân Nga trước cách mạng
Ví dụ: Hình ảnh nhân dân Nga nổi dậy tấn cơng cung điện Mùa Đơng – Trụ
sở của Chính phủ tư sản lâm thời.

Thơng qua nhữn hình ảnh trên học sinh thấy được tình cảnh của người dân
Nga trước cách mạng. Từ đó hình thành cho học sinh sự cảm thông quý trọng,
thương yêu những người dân lao động. Đồng thời giúp học sinh nhận thức rõ
sức mạnh và vai trị của quần chúng nhân dân trong sự thành cơng của một cuộc
cách mạng.

Thứ năm: Sử dụng tranh, ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.

18


Ví dụ: Hình ảnh vào lúc 9h 45 phút ngày 25 -10 chiến hạm Rạng Đông nổ
sung làm hiều lệnh tấn công cung điện Mùa Đông.

Chiến hạm Rạng Đông

19


Cung điện mùa Đơng
Thơng qua những hình ảnh trên, học sinh sẽ được quan sát chiến hạm làm
nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Mười Nga và sự nguy nga tráng lệ của
cung điện mùa Đông ở Nga. Từ đó học sinh sẽ hứng thú với bài học và chủ động
tự tìm hiểu những kiến thức liên quan đến hình ảnh.
7.1.5. Các phương pháp sử dụng tranh, ảnh để phát triển năng lực sử
dụng ngôn ngữ cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (chương
trình chuẩn)
Đảm bảo mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học
Căn cứ vào chức năng, nhiêm vụ của bộ môn Lịch sử, căn cứ vào mục tiêu
đào tạo, mục tiêu của từng bài học bao gồm ba mặt: giáo dưỡng (bồi dưỡng về
kiến thức), giáo dục (thái độ, tình cảm, tư tưởng, đạo đức), và phát triển (năng
lực nhận thức, trong đó quan trọng là năng lực tư duy và rèn luyện kĩ năng, kĩ
xảo…) cho học sinh.
Ví dụ: như khi giảng bài 9 - tiết 10: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917
và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 -1921) - SGK Lịch sử 11 - Cơ bản
mục tiêu bài học được xác định như sau:

1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
20


- Nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga
lần thế kỉ XX, hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng:
Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.
- Nắm được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai
và Cách mạng tháng Mười 1917.
- Thấy được nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười
Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với
cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.
- Giáo dục cho HS thấy tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên
Xô.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng
Mười.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới và
nước Nga.
- Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
4. Hình thành và phát triển năng lực học sinh.
-Vận dụng kiến thức đã học: Cách mạng tư sản kiểu cũ để lập bảng với
Cách mạng tư sản kiểu mới (Cách mạng tháng 2), Cách mạng xã hội chủ nghĩa
(Cách mạng tháng 10), liên hệ với Cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng giải
phóng dân tộc ở nước ta được nêu trong cương lính chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam năm 1930.

Tác động của tháng Mười Nga đối với sự phát triển của phong trào cách
mạng, giải phóng dân tọc ở thuộc địa, đặc biệt là Cách mạng Việt Nam.
7.2. Thực trạng dạy và học lịch sử ở bậc trung học phổ thơng nói chung
và trường THPT Bình Xun nói riêng.
Cho đến nay, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi
mới phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng đã được tiến hành ở bậc trung học
phổ thơng xong cịn chậm, chưa mang lại hiệu quả cao, chưa chú ý hình thành
các năng lực cần thiết cho học sinh.
21


Qua điều tra thực tế, tôi thấy số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo
trong việc phối hợp các phương pháp dạy - học cũng như sử dụng các phương
pháp dạy - học phát huy năng lực học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về
truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết
các tình huống thực tiễn chưa thực sự được quan tâm. Trong dạy học lịch sử
hiện nay, nhiều giáo viên cịn gặp khó khăn, chưa tìm được cho mình những biện
pháp thích hợp để hình thành và phát triển năng lực học sinh đặc biệt là phát
triển năng lực sử dụng ngơn ngữ cho học sinh.
Về phía học sinh, đa số các em khơng có khả năng thuyết trình các vấn đề
lịch sử trước lớp vì khơng đủ tự tin hoặc do lo sợ, e ngại. Ngoài ra nhiều em học
sinh chưa biết cách tóm tắt, khái quát các vấn đề lịch sử do khó khăn trong việc
sử dụng ngôn ngữ hoặc do hạn chế về việc sử dụng ngơn ngữ khi trình bày. Điều
này được thể hiện rất rõ khi tôi tiến hành khảo sát thực tế thông qua việc phát
phiếu điều tra cho học sinh.

Phiếu 1: Phiếu khả năng thuyết trình trước lớp các vấn đề lịch sử cho
học sinh lớp 11A3 theo nội dung sau:
Có 3 nội dung: Tự tin; Không tự tin; Lo sợ, e ngại.
Các khả năng thuyết trình

vấn đề lịch sử

STT
1

Tự tin

2

Khơng tự tin

3

Lo sợ, e ngại

Đánh dấu (X) vào khả năng của em khi
trình thuyết trình vấn đề lịch sử

Kết quả khảo sát về khả năng thuyết trình trước lớp các vấn đề lịch sử của học sinh như sau:

Lớp

Sĩ số

Tự tin
SL

%
22


Không tự tin

Lo sợ, e ngại

SL

SL

%

%


11A3

36

5

13.9

25

69.4

6

16.7

Qua khảo sát trên tôi nhận thấy: Học sinh không tự tin, e ngại, lo sợ khi

thuyết trình vấn đề lịch sử trước lớp chiếm tỉ lệ cao: Không tự tin là 69.4% , lo
sợ, e ngại là 16.7% còn tự tin chỉ chiếm 13.9%.
Phiếu 2: Phiếu điều tra khả năng sử dụng từ ngữ để tóm tắt, khái quát
vấn đề lịch sử cho học sinh 11A3 theo nội dung: Dễ dàng sử dụng từ ngữ để
tóm tắt, khái quát; Hạn chế về từ ngữ khi tóm tắt, khái quát; Khơng biết sử
dụng từ ngữ để tóm tắt, khái qt.
STT

Các khả năng tóm tắt, khái
quát một vấn đề lịch sử.

1

Dễ dàng sử dụng từ ngữ để
tóm tắt, khái quát.

2

Hạn chế về từ ngữ khi tóm tắt

3

Khơng biết sử dụng từ ngữ để
tóm tắt, khái quát

Đánh dấu (X) vào khả năng của em khi
tóm tắt, khái quát một vấn đề lịch sử

Kết quả khảo sát về khả năng sử dụng từ ngữ tóm tắt, khái quát một vấn đề lịch sử
của học sinh như sau:


Lớp

11A3

Sĩ số

36

Dễ dàng sử dụng
từ ngữ để tóm
tắt, khái qt.

Hạn chế về từ
ngữ khi tóm tắt

Khơng biết sử dụng
từ ngữ để tóm tắt,
khái quát

SL

%

SL

%

SL


%

7

19.5

26

72.2

3

8.3

Bảng khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh lớp 11A3 dễ dàng sử dụng từ ngữ để
tóm tắt, khái quát vấn đề lịch sử chiếm tỉ lệ thấp (19.5%). Số lượng hạn chế khi
sử dụng từ ngữ, không biết cách sử dụng từ ngữ để tóm tắt, khái quát vấn đề lịch
sử chiếm tỉ lệ cao (80.5%). Đặc biết số học sinh không biết sử dụng từ ngữ khi
tóm tắt, khái quát một vấn đề lịch sử là khó khăn lớn đối với giáo viên trong quá
trình giảng dạy.
Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông, trực
tiếp tham gia giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 11, tơi ln suy nghĩ và tự xác
định cho mình làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học
23


phát huy được năng lực của học sinh trong môn lịch sử nói chung và góp phần
nâng cao chất lượng mơn học, từ đó tơi tiến hành thử nghiệm trên bài 9 - tiết 10
- Lịch sử lớp 11 - cơ bản nói riêng. Có rất nhiều năng lực chung và chun biệt
của mơn lịch sử cần hình thành và phát triển cho học sinh nhưng trong sáng kiến

kinh nghiệm này, tôi chú trọng vào việc sử dụng phương pháp dạy học nhóm,
vận dụng kiến thức liên mơn … để hướng tới hình thành và phát triển năng lực
sử dụng ngơn ngữ cho học sinh.
7.3. Biện pháp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho
học sinh
Khi dạy bài 9 - tiết 10: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu
tranh bảo vệ cách mạng (1917 -1921) - SGK Lịch sử 11 - Cơ bản mục tiêu bài
học được xác định như sau:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga
lần thế kỉ XX, hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng:
Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.
- Nắm được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai
và Cách mạng tháng Mười 1917.
- Thấy được nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười
Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với
cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.
- Giáo dục cho HS thấy tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên
Xô.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng
Mười.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới
và nước Nga.
- Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
24



4. Hình thành và phát triển năng lực học sinh.
-Vận dụng kiến thức đã học: Cách mạng tư sản kiểu cũ để lập bảng với
Cách mạng tư sản kiểu mới (Cách mạng tháng 2), Cách mạng xã hội chủ nghĩa
(Cách mạng tháng 10), liên hệ với Cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng giải
phóng dân tộc ở nước ta được nêu trong cương lính chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam năm 1930.
Trong dạy học lịch sử để giáo viên xác định đúng mục tiêu bài học và kiểm
tra đánh giá theo các cấp độ tư duy thì cần chú ý tới các từ khóa tương ứng với
các cấp độ tư duy như sau:
- Nhận biết: Với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, nhận biết...
- Thông hiểu: Với các động từ: hiểu được, giải thích, phân biệt, tại sao, vì
sao, hãy lí giải, khái quát...
- Vận dụng thấp: Với các động từ: xác định, khám phá, dự đoán, vẽ sơ đồ,
lập niên biểu, phân biệt, chứng minh...
- Vận dụng cao: Với các động từ: bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài
học lịch sử, liên hệ thực tiễn...
Việc xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng rất quan trọng, giúp giáo viên có
định hướng trong quá trình dạy học để đạt được mục tiêu bài học cũng như hình
thành được các năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng học sinh
mà giáo viên có sự nâng chuẩn sao cho phù hợp.
Khi dạy bài 9 - tiết 10: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu
tranh bảo vệ cách mạng (1917 -1921) - SGK Lịch sử 11 tôi đã xây dựng bảng mơ tả
như sau:

Nội dung

Tình hình nước
Nga trước cách

mạng

Nhận biết

Thông hiểu

(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

Sự lạc hậu của
kinh tế, khủng
hoảng của chính
trị xã hội.

25

Vận dụng
thấp
(Mô tả yêu
cầu cần đạt)

Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)



×