Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

TOM TAT TRUYEN NGAN LOP 9 ON THI VAO THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.13 KB, 3 trang )

Chuyện người con gái Nam Xương
Ngày xưa có chàng Trương Sinh vừa cưói vợ xong đã phải đầu quân đi lính, để lại quê
nhà người mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (còn gọi là Vũ Nuơng) đang mang thai.
Vũ Nuơng ở nhà sinh con, nuôi con, săn sóc, phụng dưỡng mẹ chồng, lo liệu thuốc thang
rất chu tất khi mẹ chồng ốm. Thế rồi, chẳng may, bà cụ bạc phước qua đời. Nàng lại lo ma
chay chu đáo.
Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trẻ nghi vợ không chung thuỷ. Vũ
Nương bị oan, khơng thể thanh minh được, đành gieo mình xuống sơng Hoàng Giang tự
vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng đứa con trai ngồi buồn bên ngọn đèn dầu. Đứa trẻ chỉ
vào chiếc bóng trên tường và bảo đó là cha của nó, là người hay đến hằng đêm. Lúc đó
Trương Sinh tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ.
Phan Lang- người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua
biển Nam Hải, nên khi chạy loạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để tạ ơntình cờ gặp Vũ Nương dưới Thuỷ cung. Hai người nhận ra nhau, cùng tâm sự. Khi Phan
Lang trở về trần gian, Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng và lời nhắn cho Trương Sinh. Trương
Sinh nghe kể, liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu
hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.
***********************
Làng
Ơng Hai là một người nơng dân yêu tha thiết cái làng Chợ Dầu của mình. Cuộc kháng
chiến chống Pháp bùng nổ. Do yêu cầu của uỷ ban kháng chiến, vì gánh nặng gia đình,
ơng Hai phải đưa vợ con đi tản cư.
Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng mình một cách đầy tự hào. Trước
cách mạng, ơng u làng vì làng ông giàu đẹp. Sau cách mạng, ông Hai đã được giác ngộ.
Giờ đây, ơng u làng vì làng ơng là một làng kháng chiến. Nhưng rồi một hôm, tin làng
Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây đến với ông quá đột ngột, khiến ông Hai vô cùng buồn
khổ, đau đớn, tủi nhục. Suốt mấy ngày sau, ông không dám bước chân ra ngồi. Lúc nào,
ơng cũng sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ. Tin làng theo giặc đã làm nảy sinh một
cuộc xung đột nội tâm gay gắt, quyết liệt trong ơng giữa một bên là tình u làng quê và
một bên là lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến. Bế tắc, tuyệt vọng, ơng Hai chỉ cịn biết
trút nỗi lịng mình vào những lời tâm sự với thằng con út.
Thế rồi, tin làng theo giặc được cải chính, ơng Hai hết sức vui mừng, sung sướng. Ơng


đã hồ hởi đem chuyện làng mình, nhà mình bị Tây đốt đi khoe với mọi người.
***********************
Lặng lẽ Sa Pa
Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông
nghiệp trẻ đang vui vẻ trò chuyện.
Đến Sa-pa, bác tài xế cho xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó,
bác lái xe giới thiệu với nhà họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên 27 tuổi làm cơng tác khí
tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái
lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Qua cuộc trị chuyện, tâm tình ngắn ngủi ấy, giữa họ
đã có sự cảm thơng, q mến, thân tình. Nhà họa sĩ định vẽ chân dung anh nhưng anh từ


chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn. Đó là ơng kĩ sư vườn rau Sa-pa và anh cán
bộ lập bản đồ sét.
Thế rồi, 30 phút đã trôi qua, ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình
với bao tình cảm lưu luyến.
***********************
Chiếc lược ngà
Đầu năm 1946, ông Sáu- một nông dân Nam Bộ thốt li gia đình đi kháng chiến. Khi đi,
đứa con gái đầu lòng và cũng là đứa con duy nhất của ông chưa đầy một tuổi.
Mãi đến ngày hịa bình lập lại năm 1954, ơng mới có dịp trở về nhà thăm vợ con. Lúc
này, bé Thu đã lên tám tuổi. Thế nhưng, con bé lại không nhận ra cha mình do cái vết sẹo
trên mặt khiến ơng khơng giống như người trong ảnh mà má nó vẫn thường đưa cho nó
xem. Trong ba ngày phép ngắn ngủi đó, ơng Sáu khơng đi đâu xa, lúc nào cũng ở nhà
quanh quẩn bên con, tìm cách âu yếm, vỗ về con với khao khát, mong mỏi được nghe con
gọi một tiếng “ba”. Thế nhưng con bé nhất định không chịu gọi. Mãi cho đến lúc ông Sáu
sắp lên đường trở lại đơn vị, bé Thu mới nhận ra cha và đeo chặt lấy ông.
Trở lại căn cứ, ông Sáu mang theo nỗi ray rứt, ân hận vì trót lỡ đánh con và lời dặn thân
thương của con bé. Ông tranh thủ thời gian rảnh rỗi, dồn tâm trí, cơng sức và tình yêu
thương con vào việc làm cây lược. Có cây lược rồi, ơng mong sớm gặp lại con để tận tay

trao cho nó. Nhưng ơng chưa kịp gặp con thì đã bị trúng đạn trong một trận càn của địch.
Trước lúc hy sinh, ơng thị tay vào túi móc lấy cây lược, trao lại cho một người đồng chí
thân thiết với cái nhìn nhắn gửi.
Sau này, tình cờ trong một lần đi công tác, bác Ba- người bạn chiến đấu thân thiết của
ông sáu đã gặp lại bé Thu- giờ đã trở thành một cô giao liên dũng cảm gan dạ, trao lại cây
lược. Giữa hai người đã nảy nở tình cảm cha con.
***********************
Bến quê
Nhĩ - nhân vật chính của truyện - từng đi khắp mọi nơi trên trái đất. Nhưng dến cuối đời
anh lại bị cột chặt trên giường bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi khơng thể tự mình
dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ.
Chính những ngày nằm liệt giường ấy, Nhĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp đầy quyến rũ của bãi
bồi bên kia sông- nơi bến quê thân thuộc. Đồng thời, cũng đến lúc nằm một chỗ, đón nhận
sự săn sóc ân cần, chu đáo đến từng miếng ăn, ngụm nước của chị Liên, Nhĩ mới cảm
nhận được hết nỗi vất vả, sự tần tảo cũng như tình yêu thương và đức hi sinh thầm lặng
của người vợ hiền thục. Trong lòng anh bỗng trào dâng một nỗi khát khao vô vọng: được
đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông. Anh nhờ cậu con trai giúp anh thỏa nỗi khát
khao. Nhưng thằng Tuấn- con anh không hiểu ý bố lại đam mê cờ thế nên đã để lỡ chuyến
đò duy nhất trong ngày. Từ tình huống này, Nhĩ chiêm nghiệm ra được cái quy luật phổ
biến của đời người về những điều vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống.
Cuối truyện, khi thấy con đò ngang chạm mũi vào bờ bên này, Nhĩ thu hết chút tàn lực
cuối cùng của mình để nhơ người ra ngồi cửa sổ, đưa cánh tay gầy guộc khốt khoát y
như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó, rồi trút hơi thở cuối cùng.
***********************


Những ngôi sao xa xôi
Phương Định- một cô gái Hà nội, vào chiến trường, cùng với Nho và chị Thao lập thành
tổ thanh niên xung phong “Trinh sát mặt đường”.
Họ đóng quân trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tại một vùng trọng điểm trên

tuyến đường lửa Trường Sơn. Công việc của họ là thường xuyên bám trụ trên cao điểm,
theo dõi máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí những
quả bom chưa nổ và phá bom để thông đường, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Cuộc sống giữa chiến trường dù rất khắc nghiệt và nguy hiểm,
nhưng họ vẫn giữ được nét tươi trẻ, hồn nhiên, lãng mạn, mơ mộng của tuổi trẻ. Và đặc
biệt là họ sống gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí đồng đội trong sáng, thủy
chung.
Phần cuối truyện, trong một lần phá bom, Nho bị thương, chị đã được 2 người đồng đội
của mình tận tình chăm sóc, cứu chữa.
***********************



×