Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

TÀI LIỆU dạy THÊM văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.78 KB, 137 trang )

BUỔI 1: Tiết 1-2-3 : BÀI TẬP VỀ VĂN BẢN “TRONG LÒNG MẸ”
TRƯỜNG TỪ VỰNG,BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Ngày soạn:
Ngày thực hiện: Lớp 8ª1..........; 8ª2............8ª3.......
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về Trường từ vựng ,bố cục của văn bản đồng
thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông
qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập.
- Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
Học
B/ Chuẩn bị:
- Gv: tài liệu tham khảo
- Hs: sách vở
C. Hoạt động dạy và học
I/ Kiến thức cơ bản:
Văn bản trích từ tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng : Những ngày
thơ ấu:
- Cảnh ngộ , những tâm sự xúc động của Hồng còn cho ta thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội
trọng đồng tiền, đầy thành kiến cổ hủ và ở đó tình máu mủ ruột thịt cũng thành khơ héo bởi
thói nhỏ nhen, độc ác
- Thể hiện tình yêu thương mẹ mãnh liệt của Hồng:
+ Phản ứng tâm lí trong cuộc đối thoại với bà cô.
+ Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lịng mẹ.
+ Nghệ thuật: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào, chân thành………
+ nắm vững và làm các bài tập về trường từ vựng và bố cục trong văn bản
II/ Luyện tập:
A. Văn bản : Trong lòng mẹ
1. Học văn bản Trong lòng mẹ, em hiểu thế nào về tình cảnh của mẹ con chú bé
Hồng?
( *HS đọc kĩ lại phần tóm tắt trong SGK để trả lời > Cả hai mẹ con đều khơng hạnh phúc
và vì hồn cảnh éo le mà hai mẹ con đành phải sống xa nhau)


2. Phân tích diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng trong cuộc đối thoại với người cô.
(* Cần phải hiểu tâm địa của người cô, người cô càng cố tình mỉa mai thì Hồng càng phẫn
uất, càng thương mẹ….HS bám sát văn bản để lần lượt phân tích các phản ứng tâm lí của
Hồng….Hồng đã bộc lộ lịng căm tức tột cùng bằng các chi tiết đầy ấn tượng)
3. Phát biểu cảm nhận của em về đoạn văn diễn tả niềm vui sướng khi gặp lại mẹ,
được nằm trong lòng mẹ của chú bé Hồng ở cuối đoạn trích.
( *Yêu cầu HS làm việc độc lập, PBCN cá nhân, sau đó GV yêu cầu viết thành đoạn văn
theo chủ đề trên)
4. Phân tích chất trữ tình thấm đượm ở đoạn trích Trong lịng mẹ.
( *ở mấy phương diện sau:
+ Tình huống và nội dung câu chuyện
1


+ Dòng cảm xúc phong phú của Hồng
+ Cách thể hiện của tác giả: kể + bộc lộ cảm xúc + hình ảnh thể hiện tâm trạng, so sánh giàu
sức gợi cảm, lời văn nhiều khi say mê, dạt dào khác thường…)
B. Trường từ vựng:
Bài 1: Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ in đậm dưới đây:
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, cịn xa lắm,
ngày đó con sẽ biết thế nào là khơng ngủ được. Cịn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng
như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối
mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo
Bài 2:
Từ nghe trong câu thơ sau thuộc trường từ vựng nào?
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng
Bài 3:
Các từ vựng sau đây đều nằm trong trường từ vựng "động vật" hãy xếp chúng vào trường từ
vựng nhỏ hơn.

Gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu, rống, xá, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lợn, mái,
bị, đi, hí, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lơng, nuốt.
Bài 4:
Tìm các từ thuộc trường từ vựng sau:
Hoạt động dùng lửa của người
Trạng thái tâm lí của người
Trạng thái tâm lí chưa dứt khốt của con người
Tính tình của người
Các lồi trú được thuần dưỡng
Gợi ý trả lời
Bài 1:
Trường từ vựng chỉ quan hệ ruột thịt: mẹ, con
Trường từ vựng chỉ hoạt động của người: uống, ăn, ngủ
Trường từ vựng chỉ hoạt động của môi người: hé mở, mút, chúm chím
Bài 2:
ẩn dụ nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác
Bài 3:
Trường từ vựng giống loài: gà, chim, cá, trâu, bò, khỉ, gấu
trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể của động vật: nanh, vuốt, đầu, vây, lông, mõm, đầu...
Trường từ vựng chỉ hoạt động của động vật: rống, nhai, gầm, sủa, hót, gáy, hí, rú, gặm, mổ,
nhấm,
Trường từ vựng chỉ giống: đực, cái,
Bài 4:
Hoạt động châm lửa của con người: châm, nhóm, bật, quẹt, vùi, thổi, dụi
Trạng thái tâm lí con người: vui, buồn, hờn ,giận...
Trạng thỏi tõm lý chưa dứt khoát của con người: dựng dằng, lụi thụi
Tớnh tỡnh của con người:Hiền lành, ngoan ngoón
C. Bố cục của văn bản:
2



Bài 1: Xác định bố cục của văn bản: Rừng cọ quê tôi
Bài 2:
Dựa vào những hiểu biết về bố cục của văn bản và cách trình bày ý, em hãy chia văn bản sau
đây thành các đoạn văn sao cho phù hợp:
" Trên quảng trường Ba Đình lịch sử..... viếng thăm "
Bài 3:
Cho đề văn sau: Tả cảnh mùa thu về trên quê hương em
a, Hãy lập dàn ý cho đề văn sau
b, Nói rõ trình tự sắp xếp ý của phần thân bài
Gợi ý trả lời
Bài 1:
Hs tự chia bố cục
Bài 2:
Mở bài : Câu đầu
Thân bài: Đoạn văn tiếp
Kết bài: câu cuối
Bài 3: Gv hướng dẫn hs lập dàn ý

BUỔI 2
Tiết 4-5-6
CỦNG CỐ VĂN BẢN “TỨC NƯỚC VỠ BỜ”
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn
những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và
làm bài tập.
Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
B/ Chuẩn bị:
- Gv: Tài liệu tham khảo

- Hs: sách vở
C. Hoạt động dạy và học
I/ Kiến thức cơ bản:
3


Vị trí đoạn trích: nằm trong chương 18 của tiểu thuyết, là gạch nối giữa hai chuỗi sự kiện: anh
Dậu bị trói ở sân đình vì thiếu tiền sưu, chị Dậu phải chạy vạy bán con bán chó, anh Dậu bị
ngất, bị khiêng trả về, rũ rượi như một xác chết. Sau đoạn này, chị Dậu sẽ bị bắt giải lên
huyện, khởi đầu cho những biến cố mới.
1. Đoạn trích cho ta thấy bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ người nhân danh nhà nước để hà
hiếp, đánh đập người dân lương thiện đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của
người phụ nữ nơng dân: giàu tình thương và tiềm tàng sức mạnh phản kháng.
2. Nghệ thuật: xây dựng tình huống, khắc họa tính cách nhân vật ( miêu tả hành động và
lời nói của nhân vật)
II/ Luyện tập:
A Văn bản: Tức nước vỡ bờ
1 Tác giả đã chọn thời điểm nào để cai lệ và người nhà lý trưởng xuất hiện? ý nghĩa của
việc lựa chọn này?
( *Ngơ Tất Tố đã rất có dụng ý khi chọn thời điểm để cai lệ và người nhà lí trưởng xuất
hiện. Lúc này anh Dậu vừa tỉnh dậy, người yêú ớt, vừa run rẩy cất bát cháo thì ……> tạo
độ căng giữa sự áp bức và sự chịu đựng của nạn nhân > làm xuất hiện hành động “tức
nước vỡ bờ” của chị Dậu ở phần cuối đoạn trích)
2 Tác giả tập trung tô đậm những chi tiét nào khi miêu tả cai lệ? Vì sao nói cai lệ ở đây
xuất hiện như một công cụ của một xã hội bất nhân?
(* Các chi tiết: thét, quát, chạy sầm sập, bịch và ngực chi Dậu, tát; những cụm từ miêu tả
thái độ: gõ đầu roi xuống đất, trợn ngược hai mắt, hầm hè, đùng đùng, sấn đến…> tạo ấn
tượng về sự hung dữ, thô bạo đến tàn nhẫn của cai lệ… Sự thảm thương của anh Dậu
không đủ sức lay động lịng trắc ẩn của hắn, lí lẽ và hành động của chị Dậu cũng không
thể khiến hắn đổi ý > Hắn đã mất hết mọi cảm nhận, mọi ý thức của một con người, hắn

hoàn toàn chỉ là một con người- công cụ > người đọc thấy rõ tính chất bất nhân, độc ác
của bộ máy xã hội đương thời mà cai lệ là đại diện.)
1. Việc song song miêu tả anh Dậu, chị Dậu trong trích đoạn này có ý nghĩa gì?
( * 2 ý nghĩa:Cho thấy sự yêu thương chồng hết mực của chi Dậu + sự an phận, yếu đuối
của anh Dậu làm nổi bật sự quả quyết, sức mạnh phản kháng của chị Dậu…và thực chất
sự phản kháng của chị Dậu xuất phát từ tình yêu thương chồng)
B. Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Bài 1:
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“ Người ta nói đấy là bàn chân vất vả. Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào
cũng như bám vào đátđể khỏi trơn ngã. gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao
giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân
mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hịa
muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đơi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng
cũng rên vì nhức chân.”
( Theo ngữ văn 7 tập I)
a. Nội dung của đoạn văn là gì? Hãy thử đặt tiêu đề cho đoạn văn này?
b. Hãy tìm những từ ngữ chủ đề của đoạn văn?
c. Đoạn văn có câu chủ đề khơng? Nếu có , hãy chỉ ra câu đó?
d. Các câu trong đoạn được trình bày theo cách nào?
4


e. Có thể thay đổi vị trí các câu trong đoạn đó được khơng? Vì sao?
(* a,ĐV thể hiện những cảm xúc về người thân, người viết vừa miêu tả bàn chân của
bố vừa bày tỏ lịng thưong xót, biết ơn trước những hi sinh thầm lặng của bố. > Bàn chân
của bố
b.những từ ngữ: bàn chân, ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân, nhức chân…
a. Câu 1 là câu chủ đề
b. Theo phép diễn dịch

c. Các câu trong đoạn có vai trị khơng giống nhau> khơng thể thay đổi vị trí các
câu trong đoạn được.
Bài 2:
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“ Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho
mưa
phùn, khơng cịn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra
cửa sổ they những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm they rạo rực một niềm vui sáng
sủa. Trên giàn thiên lý, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng,
trên nền trời trong trong có những làn sáng hang hang rung động như cánh con ve mới lột.”
a. Nội dung của đoạn văn là gì?
b. Các câu trong đoạn văn được liên kết theo mơ hình nào?Vì sao?
c. Hãy viết một đoạn văn có cùng mơ hình với đoạn văn trên.
( * ĐV khơng có câu chủ đề, các câu trong đoạn cùng nói tới một nội dung: miêu tả
cảnh mùa xn ở miền Bắc. > Mơ hình song hành)
Bài 3:
Hãy viết đoạn văn theo mơ hình quy nạp với câu chủ đề sau: “ Mẹ là người quan
trọng nhất trong cuộc sống của tơi”.
Bài 4
Đoạn văn sau đây có trình tự sắp xếp lộn xộn
" 1 Phải bán con chị Dậu đứt từng khúc ruột.... đến cái Tửu, thằng Dần, cái Tý"
a. Em hãy xác định câu chủ đề
b. Sắp xếp lại thứ tự cho hợp lí
Gợi ý trả lời
Hướng dẫn hs làm bài tập
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN
Phần I: Luyện viết đoạn văn theo nội dung đọc - hiểu văn bản nghệ thuật.
Để đọc hiểu một tác phẩm văn học, bạn đọc nói chung và bạn đọc trong nhà trường là học
sinh nói riêng thường đọc hiểu theo một quy trỡnh chung:
Đọc và tỡm hiểu chung về tỏc phẩm: tỡm hiểu về tỏc giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm

tắt tác phẩm (nếu là tác phẩm tự sự), tỡm hiểu nhan đề tác phẩm…từ đó bước đầu xác định
chủ đề của tác phẩm.
Đọc và tỡm hiểu chi tiết: đọc phân tích từng phần như phân tích đoạn văn, đoạn thơ,
phân tích nhân vật, phân tớch hỡnh tượng, hỡnh ảnh, chi tiết, hiệu quả nghệ thuật của biện
phỏp tu từ,…từ đó đọc ra tư tưởng, thái độ tỡnh cảm của tỏc giả trước vấn đề xó hội, trước
hiện thực cuộc sống được gửi gắm trong tác phẩm. Trên cơ sở kiến thức về đọc hiểu tác
phẩm, để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng nói viết của bạn đọc học sinh về
những kiến thức đọc hiểu cụ thể, cần có những bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn.
5


Các loại đoạn văn cần luyện viết theo nội dung đọc - hiểu thường là:
1. Đoạn văn giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
2. Đoạn văn tóm tắt tác phẩm.
3. Đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
4. Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng, từ ngữ đặc sắc của tác phẩm.
5. Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật.
6. Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thật của biện pháp tu từ.
7. Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ.
Những bài tập luyện viết đoạn văn trong nhà trường thường có yêu cầu phối hợp giữa yêu cầu
về nội dung, đề tài với yêu cầu về hỡnh thức diễn đạt.

Buổi 3
Tiết 7-8-9:

CỦNG CỐ VĂN BẢN “LÃO HẠC”
CỦNG CỐ : TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

A/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu

hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời
câu hỏi và làm bài tập.
Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
6


-

Giúp HS khắc sâu khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh, biết nhận diện đúng từ
tượng hình, từ tượng thanh, vận dụng chúng phù hợp vào các tình huống giao tiếp.
B/ Nội dung:
I. Văn bản Lóo Hạc
* Kiến thức cơ bản:
Nam Cao là đại diện ưu tú của trào lưu VHHT phê phán trước năm 1945 ở Việt Nam.
Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài người nông dân trước CM.
Câu chuyện về cuộc đời và cái chết của lão Hạc>số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm
hồn đáng trọng của người nông dân .
Tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao thể hiện ở nhân vật ông giáo: gần gũi , chia
sẻ, thương cảm, xót xa và thực sự trân trọng người nơng dân nghèo khổ > NC cịn nêu
vấn đề cách nhìn và thái độ đối với con người.
NT: miêu tả tâm lý tinh tế, sâu sắc qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, dẫn
chuyện tự nhiên, tạo tình huống,kết thúc bất ngờ, kết hợp tả, kể với biểu cảm, triết lý,
ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà thấm thía.
* Luyện tập:
1. Phải bán chó, Lão Hạc mắt ầng ậc nước rồi hu hu khóc. Ơng giáo thì muốn ơm
chồng lấy lão mà ịa lên khóc. So sánh và chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng
những giọt nước mắt này.
( *Lão Hạc khóc trước tiên vì bán cậu vàng, lão mất đi chỗ dựa tinh thần của tuổi già cơ
độc, tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì già bằng này tuổi đầu rồi cịn
đánh lừa một con chó – tiếng khóc ân hân trước một việc mình thấy khơng nên làm > ý

thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc.
Ông giáo muốn ịa khóc trước tiên là vì thương cảm cho tình cảnh lão Hạc, sau nữa
cịn là tiếng khóc của người có cùng cảnh ngộ….
 Giọt nước mắt của hai người đều được chắt ra từ những khổ cực trong cuộc đời nhưng
cũng đầy tình yêu thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người)
2. Trước cái chết của lão Hạc, ông giáo cảm thấy: “ Cái chết thật dữ dội”. Vì sao?
( - Nó bắt nhân vật phải vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Mặc dù lão Hạc đã chuẩn
bị rất kĩ cho cái chết của mình nhưng sao nó vẫn đến một cách thật đau đớn.
Lão Hạc chết bằng cách ăn bả chó, chết theo cách của một con vật, khi sống làm bạn
với con chó và khi chết lại chết theo cách của một con chó.. > nó bắt người ta phải đối
diện trước thực tại cay đắng của kiếp người…)
Câu 3:
Lão Hạc bán chó cịn ơng giáo lại bán sách. Điều này gây cho em suy nghĩ gì?
( *Bi kịch của lão Hạc không phải cá biệt, phải từ biệt những gì đẹp đẽ và yêu thương là bi
kịch của kiếp người nói chung> khơng phải chuyện về người nơng dân hay trí thức mà là
chuyện về cuộc đời chung…..)
C/ Phần bổ sung cho tiết dạy:
II. Từ tượng hỡnh, từ tượng thanh
* Kiến thức cơ bản:
1. Cho HS nhắc lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh.Lấy ví dụ.
2. Tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh trong diễn đạt.
* Luyện tập:
7


Bài 1:
Tìm các từ tượng thanh gợi tả:
Tiếng nước chảy
Tiếng gió thổi
Tiếng cười nói

Tiếng bước chân
Bài 2:
Đọc một bài học trong SGK Toán, Vật lý hoặc Sinh học và cho biết trong các bài
học đó có nhiều từ tượng hình và tượng thanh khơng, tại sao?
( Khơng, vì chúng có khả năng gợi hình ảnh và âm thanh, có tính biểu cảm nên ít được
dùng trong các loại văn bản địi hỏi tính trung hịa về biểu cảm như văn bản khoa học,
hành chính…)
Bài 3:
Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình,từ nào là từ tượng thanh:réo rắt, dềnh
dàng,dìu dặt, thập thị, mấp mơ, sầm sập, ghập ghềnh, đờ đẫn, ú ớ , rộn ràng , thườn thượt ,
lọ mọ ,lạo xạo, lụ khụ .
Bài 4 ;
Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của các từ :
“ Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mơng, thanh thản một vùng trời
Khơng gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Qn tuổi già, tươi mãi đơi mươi !
Ngưịi rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.”
( Tố Hữu)
( *các từ : ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ,hốt hoảng, chập choạng này đặt
trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật, hành động trở nên cụ thể
hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn)
Bài 5:
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu tả cảnh sân trường giờ ra chơi trong đó
có sử dụng 3 từ tượng hình, 3 từ tượng thanh.

Buổi 4
Tiết 10-11-12

LUYỆN TẬP TĨM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
LẬP DÀN Ý,LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A/ Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm vững hơn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự thơng qua việc luyện tập
tóm tắt những văn bản tự sự đã học. Lập dàn ý và biết viết đoạn văn
8


Rèn kỹ năng vận dụng .
B/ Nội dung:
I/ Kiến thức cần nắm:
1/ Khái niệm:
Tóm tắt VBTS là dùng lời văn của mình để trình bày một cách ngắn gọn nội dung của
văn bản đó.
2/ Với những văn bản có cốt truyện, việc tóm tắt thường thuận lợi hơn những văn bản tự sự
khơng có cơt truyện.
3/ Do mục đích và yêu cầu khác nhau nên người ta có thể tóm tắt bằng nhiều cách khác nhau
và với độ dài khác nhau.
4/ Yêu cầu:
Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt.
Phản ánh trung thành nội dung của văn bản chính, khơng thêm bớt, khơng chêm xen ý
kiến bình luận của người tóm tắt…
Phải có tính hồn chỉnh
Phải có tính cân đối
5/ Muốn tóm tắt được văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đềcủa văn bản, xác định nội
dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lý, sau đó viết thành
văn bản tóm tắt.
II/ Luyện tập:
Bài 1
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên khơng có những đám mây
bàng bạc, lịng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lịng tơi như mấy
cành hoa tươi mỉm cười giưã bầu trời quang đãng.”
Đoạn văn trên có phải là bản tóm tắt văn bản tơi đi học khơng? Vì sao?
Bài 2
Có bạn đã tóm tắt văn bản “ Trong lòng mẹ” như sau:
“Người mẹ trở về gặp Hồng. Cậu bé được mẹ đón lên xe, được ngồi trong lòng mẹ. Phải bé
lại và lăn vào lòng một người mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm
cả sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vơ cùng.”
a. Bản tóm tắt này đã nêu được sự việc và nhân vật chính chưa?
b. Cần phải thêm những sự việc và nhân vật chính nào nữa để có thể hình dung được nội
dung cơ bản của đoạn trích Trong lịng mẹ?
c. Hãy tóm tắt đoạn trích ấy theo cách của em.
Bài 3
Hãy tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
( * GV tham khảo 2 bản tóm tắt dưới đây:
“ Gần đến ngày giỗ đầu của cha mà mẹ Hồng vẫn chưa về, người cô đã gọi Hồng đến nói
chuyện. Lời lẽ người cơ rất ngọt ngào nhưng khơng giấu nổi ý định xúc xiểm độc ác.
Hồng rất đau lòng và căm giận những cổ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ mình.Đến ngày giỗ
cha, mẹ Hồng đã trở về. Vừa tan học, Hồng được mẹ đón lên xe, ôm vào lòng. Hồng
9


mừng vì thấy mẹ khơng đến nỗi cịm cõi, xơ xác như người ta kể. Cậu cảm thấy hạnh
phúc, êm dịu vơ cùng khi được ở trong lịng mẹ.”
“ Chị Dậu nấu xong nồi cháo thì anh Dậu cũng vừ tỉnh lại. Cháo đã hơi nguội.Anh Dậu
run rẩy vừa định húp bát cháo thì cai lệ ập đến với roi song, tay thước, dây thừng. Chúng
thúc ép nhà anh Dậu nộp sưu. Chị Dậu van nài xin khất. Cai lệ quát mắng dọa dỡ nhà,
đánh chị Dậu rồi xông đến trói anh Dậu. Khơng thể chịu được, chi Dậu vùng lên đánh lại

tên cai lệ và người nhà lý trưởng.”
C/ Phần bổ sung cho tiết dạy:
Luyện tập:
Tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê ( Ngữ văn 7- tập 1)
(* Các sự việc chính:
+ Đêm trước ngày chia tay, Thành và Thủy rất buồn bã, Thủy khóc nhiều.
+ Sáng hơm sau, hai anh em đi ra vườn và nhớ lại những kỷ niệm…
+ Thành dẫn Thủy đến trường chia tay cô giáo chủ nhiệm và các bạn.
+ Hai anh em chia đồ chơi, nhường nhịn nhau 2 con búp bê.
+ Cuộc chia tay bất ngờ và đầy nước mắt.
Tóm tắt văn bản “ Lão Hạc”
(* “Lão Hạc là một nông dân nghèo. Gia tài của lão chỉ có mảnh vườn. Vợ lão mất từ lâu.
Con trai lão khơng đủ tiền cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su để lại cho lão con chó
Vàng làm bạn. ở quê nhà, cuộc sống ngày càng khó khăn. Laoc Hạc bị một trận ốm khủng
khiếp, sau đó khơng kiếm ra việc làm, lão phải bán con Vàng dù rất đau đớn. Tiền bán chó và
số tiền dành dụm được lâu nay, lão gửi ông giáo nhờ lo việc ma chay khi lão nằm xuống. Lão
còn nhờ ông giáo trông nom và giữ hộ mảnh vườn cho con trai sau này. Lão quyết không
đụng đến một đồng nào trong số tiền dành dụm đó nên sống lay lắt bằng rau cỏ cho qua ngày.
Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó nói là để đánh bả con chó lạ hay sang vườn nhà mình.
Mọi người, nhất là ông giáo đều rất buồn khi nghe chuyện này. Chỉ đến khi lão Hạc chết một
cách đột ngột và dữ dội, ông giáo mới hiểu ra. Cả làng không ai hay vì sao lão chết chỉ trừ có
ơng giáo và Binh Tư.”)
* Lập dàn bài cho một bài văn tự sự
1. Mở bài:
Cú thể giới thiệu nhõn vật và tỡnh huống xẩy ra cõu chuyện.. Cũng cú lỳc người ta bắt
đầu từ một sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ
đầu.
2. Thõn bài: Kể cỏc tỡnh tiết làm nờn cõu chuyện. Nếu tỏc phẩm truyện cú nhiều nhõn
vật thỡ tỡnh tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuyện
3. Kết bài: câu chuyện kể đi vào kết cục. Sự việc kết thúc, tỡnh trạng và số phận nhõn

vật được nhận diện khá rừ.
Phương pháp cụ thể
1. Miêu tả trong văn tự sự
Miờu tả khụng chỉ làm nổi bật ngoại hỡnh mà cũn cú thể khắc hoạ nội tõm nhõn vật, làm
cho chuyện kể trở nờn đậm đà, lí thú
Trong văn tự sự thường có 4 yếu tố miêu tả đan xen vào các tỡnh tiết theo diễn biến của
cõu chuyện:
10


- Miờu tả cảnh vật- khụng gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ( Dế Mèn phiêu lưu kí
- đoạn miêu tả vùng cỏ may, vừ đài diễn ra cuộc thỡ đấu giữa Trũi và Mèn)
- Miờu tả ngoại hỡnh nhõn vật ( Miờu tả Dế Mốn)
- Miêu tả hành động nhân vật: ( hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, hành
động của chị Dậu…)
- Miờu tả tõm lớ, tõm trạng nhõn vật (tõm trạng nhõn vật chị Dậu trong cảnh bỏn con)
2.Biểu cảm trong văn tự sự
a. Sự biểu hiện và giá trị của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự
- Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tỡnh tiết, yếu tố miờu tả cảnh vật, nhõn vật… cũn cú
yếu tố biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận, hờn, lo õu, mong ước, hi vọng, nhớ
thương….) ln ln hồ quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến.
- Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua 3 dạng thức sau đây:
+ Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn do
người đọc cảm nhận được.
+ Cảm xúc được bày tở, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất.
- Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp. Đó là đoạn trữ tỡnh ngoại đề mà ta thường bắt
gặp trong một số truyện.
Chú ý: lúc đọc, lúc cảm thụ, lúc phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật (tiểu thuyết,
truyện ngắn, truyện thơ, nhất là tuỳ bút…) ta phải đặc biệt lưu ý tới cỏc yếu tố biểu cảm.
Luyện tập: Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lóo Hạc sang bỏo cho ụng

giỏo biết. Hóy đóng vai ơng giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lóo Hạc sang bỏo tin
bỏn chú với vẻ mặt và tõm trạng đau khổ.
Lóo Hạc ra về rồi. Nước mắt ứa ra nơi hai hừm mắt. Như một kẻ mất hồn. Thương lóo
quỏ. Cảnh già cụ đơn chỉ có con chó làm bạn sớm khuya, giờ lại bán đi. Cảnh cậu Vàng bị
thằng Xiên, thằng Mục bất ngờ túm lấy hai chân sau dốc ngược lên rồi trói lại, đơi mắt đờ
ra, dại đi, rên ư ử như khóc như van… cứ hiện ra trước mắt tơi. Và hỡnh ảnh lóo Hạc, sau
khi bỏo tin “cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!, “Mặt co rúm lại, cái đầu ngọeo về một bên, cái
miệng móm mém cất tiếng khóc hu hu của lóo làm cho tụi đau đớn và xúc động vơ cùng. Tơi
nghĩ về kiếp chó, kiếp cậu Vàng, nghĩ về kiếp người. Câu nói của lóo Hạc làm tụi day dứt và
thảng thốt mói: “thỡ ra tụi già bằng ngần này tuổi đầu rồi cũn đánh lừa một con chó, nó
khơng ngờ tơi nỡ tâm lừa nó!”.

Buổi 5
Tiết 13-14-15
PHÂN BIỆT TRỢ TỪ, THÁN TỪ, TÌNH THÁI TỪ
A/ Mục tiêu:
11


-

Giúp HS củng cố lại kiến thức về trợ từ, thán từ, tình thái từ, phân biệt sự khác nhau
giữa chúng thông qua việc luyện tập để nhân diện đúng.
Rèn kỹ năng vận dụng.

B/ Nội dung:
I/ Kiến thức cần nhớ:
1.Hs nhắc lại khái niệm trợ từ, thán từ, tình thái từ.
Lưu ý sự khác biệt:
- Trợ từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ trong câu tức là nêu đặc diểm của trợ từ luôn luôn

đứng trước những từ ngữ đó ( cố định)> có sắc thái tình cảm cố ý nhấn mạnh của người nói.
- Thán từ là từ loại đặc biệt chuyên biểu thị cảm xúc trực tiếp do người nói tự bộc lộ , khơng
tham gia cấu tạo cụm từ, cũng không kết hợp được với cụm từ trong câu > đứng tách rời, biệt
lập so với các thành phần khác trong cấu tạo câu.
- Tình thái từ là những từ đặt thêm vào câu để biểu thị mục đích nói trong các kiểu câu nghi
vấn, cầu khiến, cảm thán > đứng cuối câu, không tách khỏi cấu tạo câu, không thể làm thành
một câu đặc biệt như thán từ.
II/ Luyện tập:
Bài 1:
Chỉ ra các trợ từ trong các câu sau:
a. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lịng tơi đang có sự thay đổi lớn:
hôm nay tôi đi học.
b. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa.
c. Đột nhiên lão bảo tôi:
- Này! Thằng cháu nhà tơi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ơng giáo ạ!
( Nam Cao)
d. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà khơng thấy bóng chim đâu.
e. Người nhà lý trưởng hình như khơng dám hành hạ một người ốm năng, sợ hoặc
xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, mn nói mà khơng dám nói.
f. Tơi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tơi tự nhiên giật mình và lúng
túng.
g. – Có lẽ tơi bán con chó đấy, ơng giáo ạ!
h. Tơi chỉ ốm có một trận đấy thơi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông
giáo ạ!
( * từ gạch chân)
Bài 2:
Tìm các thán từ trong những câu sau đây:
a. Vâng! Ông giáo dạy phải!
b. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
c. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.

d. Này! Thằng cháu nhà tơi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ơng giáo ạ!
-à! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.
e.Ây! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy.
Bài 3:
Chỉ ra các tình thái từ được dùng trong các câu sau:
12


a. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm
sửa cho và thăm em bé chứ.
b. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
c. Bác trai đã khá rồi chứ?
d. Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu khơng có tiền nộp sưu cho ơng bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi
mắng thôi à!
Bài 4:
Viết đoạn hội thoại khoảng 10 dịng trong đó có sử dụng ít nhất 1 trợ từ, 1 thán từ, 1
tình thái từ.
Bài tập 5 Đọc các ví dụ sau và rút ra trật tự của trợ từ?
a. Tơi thì tơi xin chịu.
b. Chính bạn Lan nói với mình như vậy.
c. Ngay cả cậu cũng khơng tin mình ư?
- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: đứng ngay trước từ mà nó muốn nhấn mạnh;
- Trợ từ biểu hiện thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
Bài tâp 6: Tìm những câu văn, câu thơ có dùng thán từ thể hiện rõ hai đặc điểm trên.
a. Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa xuân đang đẹp nắng xanh trời.
b. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hố chơi với mợ mày khơng?
c. Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ.
Bài tập 7: Xác định ý nghĩa của trợ từ qua các ví dụ sau?

a. Nó hát những mấy bài liền.
b. Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.
c. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
d. Ngay cả bạn thân nó cũng ít tâm sự.
e. Anh tơi tồn những lọ là lọ.
Gợi ý:
- Trường hợp a, e: trợ từ nhấn mạnh sự quá ngưỡng về mức độ;
- Trường hợp b, c, d: Nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy.
Bài tập 8: Đặt câu sử dụng trợ từ, thán từ?
Đặt câu A! Mẹ đã về!
Eo ơi, con lươn những 20kg.
* Đặt câu có các tình thái từ biểu thị thái độ khác nhau?
Đặt câu
- Con nhất thiết phải đi ạ!
 Miễn cưỡng
- Đã khuya lắm rồi mẹ ạ!
 Kính trọng
- Con hay ngại việc nhất đấy nhé!  Thân mậ

13


Buổi 6
Tiết 16-17-18

CỦNG CỐ VĂN BẢN “CÔ BÉ BÁN DIÊM”
VÀ VĂN BẢN “ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ”

A/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu

hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời
câu hỏi và làm bài tập.
Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
B/ Nội dung:
*/ Kiến thức cần nhớ:
A. Văn bản: “ Cô bé bán diêm”
1. Giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm:- Anđecxen là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch và
thế giới. Ông có sở trường về những truyện viết cho trẻ em.- Truyện của ông, dù là truyện
thần tiên hay truyện đời, đều bắt nguồn từ cuộc sống và đều chứa đựng một ý nghĩa nhân loại
rất sâu sắc. Nhân vật của ông, từ thần tiên cho đến người đời, từ muông thú đến những vật
tưởng như vô tri vô giác đều có một sinh mệnh và một linh hồn vơ cùng phong phú. Cho nên,
truyện của ông, dù viết ở những thế kỉ trước mà đến nay người đọc vẫn thấy gần gũi, chân
thật. Đúng như Pautôpxki - nhà văn Liên Xô nổi tiếng đã nhận xét: "Trong mỗi truyện cổ tích
cho trẻ con của ơng cịn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu hết ý
nghĩa... Ông là nhà thơ của những người nghèo khổ. Ơng là một ca sĩ bình dân. Cả cuộc đời
14


ông chứng tỏ rằng kho báu của nghệ thuật chân chính chỉ có ở trong tri thức của nhân dân và
khơng ở một nơi nào khác".2. Tóm Tắt truyện “Cơ bé bán diêm”:- Học sinh tóm tắt;3.
Khái quát những thành công về nội dung và nghệ thuật của truyện “Cô bé bán diêm”a.
Nội dung:- Tryện ngắn đã tái hiện được hiện thực về tình cảnh khốn khổ của “Cơ bé bán
diêm”, đồng thời vẽ lên thế giới mộng tưởng với những khát khao đến tội nghiệp của “Cô bé
bán diêm”:+ Khát khao được sống trong tình yêu thương.+ Khát khao được thoát khỏi cuộc
đời buồn đau, khổ ải.- Cũng qua đó, ta hiểu được tấm lịng trắc ẩn và niềm cảm thương chân
thành của nhà văn đối với những số phận phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh
b. Nghệ thuật :
- Nghệ thuật đối lập, hình ảnh tương phản
- Hình ảnh ảo - thực đan xen.
- Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.

4. Đánh dấu vào những câu trả lời đúng:
Câu 1. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để làm nổi bật hoàn cảnh của Cô bé bán
diêm?
a. Ẩn dụ
b. Tương phản
c. Liệt kê
d. So sánh
Câu 2. Nghệ thuật nổi bật nhất trong cách kể chuyện của Anđecxen ở truyện “Cô bé bán
diêm”
a. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau.
b. Sử dụng nhiều hình ảnh tương phản
c. Sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình.
d. Đan xen giữa hiện thực và mộng ảo
Câu 3. Sự thơng cảm, tình thương u của nhà văn dành cho “Cô bé bán diêm” được thể
hiện qua những chi tiết nào?
a. Miêu tả mộng tưởng qua mỗi lần quẹt diêm;
b. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
c. Miêu tả thi thể cô bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
d. Cả ba nội dung trên đều đúng.
5. Cho đoạn văn - Học sinh đọc đoạn văn:
“Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm ……. Họ đã về chầu Thượng đế”
a. Dấu hiệu nào cho biết thứ tự các lần quẹt diêm? Ngữ “đánh liều” cho ta biết tình trạng cơ
bé đó như thế nào?
- Đoạn trích kể về những lần quẹt diêm của cô bé
- Dấu hiệu: Đánh liều quẹt một que diêm.
Em quẹt tất cả những que diêm cịn lại
- Ngữ “đánh liều” cho ta biết tình trạng cơ bé lúc đó: q rét, khơng chịu nổi nữa, buộc phải
quẹt diêm để sưởi ấm cho đỡ rét.
b. Đoạn trích trên được biểu đạt theo phương thức nào?
A. Miêu tả

B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Kết hợp tự sự + miêu tả + biểu
cảm
c. Tại sao Anđecxen lại đặt tình huống: Cô bé đi bán diêm mà không phải bán một thứ hàng
nào khác? Ý nghĩa của hình ảnh nghệ thuật này là gì?
Gợi ý: Nhà văn đã để cho cô bé đi bán diêm mà không phải là một thứ hàng nào khác là một
dụng ý. Vì diêm là nguồn gốc của ánh sáng, của sự ấm áp, đối lập với bầu trời đêm giao thừa
15


tối tăm, buốt giá, đối lập với cuộc sống đen tối, lạnh lùng của đất nước Đan Mạch thế kỷ
XIX, khi chủ nghĩa tư bản cịn đang ngự trị. Đó cũng là cách tác giả thể hiện thái độ phủ nhận
đối với cái xã hội bất công đương thời, đồng thời thể hiện niềm tin và khát vọng sống tốt đẹp
cho những con người khốn khổ.
6. Có ý kiến cho rằng: Những que diêm nhỏ bé kia đã trở thành "những que diêm hi
vọng" của tâm hồn trẻ thơ. Em có đồng ý với ý kiến đó:
Trong tăm tối khổ đau, những que diêm nhỏ bé thực sự là "những que diêm hi vọng" của tâm
hồn trẻ thơ, bởi vì:
- Ánh sáng ấy xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng
của kiếp mình, sống trong niềm vui giản dị với những niềm hi vọng thiêng liêng.
- Ánh sáng lửa diêm đã thắp sáng những ước mơ đẹp đẽ, những khát khao mãnh liệt của tuổi
thơ, đem đến thế giới mộng tưởng với những niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự, những gì mà
em bé khơng thể có được ở cuộc sống trần gian.
 Ngọn lửa diêm có ý nghĩa xoá mờ hiện thực, phủ nhận hiện thực, thắp sáng lên và giúp em
bé vươn tới một thế giới tưởng tượng khơng cịn cơ đơn, khổ đau và đói rét.
7. Đằng sau ngòi bút kể, tả khách quan là những thái độ rất rõ ràng của tác giả. Em hãy
chỉ rõ.
- Miêu tả hồn cảnh của em bằng nỗi xót xa, thương cảm.
- Miêu tả những mộng tưởng của em bé với thái độ trân trọng, nâng niu.

- Miêu tả thái độ vơ tình của những người khách qua đường mà ngầm bộc lộ sự bất bình,
phẫn nộ
B Văn bản: “ Đánh nhau với cối xay gió
1.Giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm:
Xecvantec có biệt hiệu "người cụt tay trong trận Lêpantơ". Ơng đã từng tham gia qn đội và
từng bị bọn cướp biển bắt và cầm tù. Trở về nước, ơng là một viên chức nhỏ, gia đình có
nhiều khó khăn về kinh tế. Chính vì vậy, ơng phải viết sách để kiếm thêm tiền và trong hoàn
cảnh đó, ơng đã cho ra đời tiểu thuyết Đơnkihơtê bất hủ.
"Đôn Kihôtê" của Xecvantec là một kiệt tác gồm hai phần: phần I có 52 chương, xuất bản
năm 1605; phần II gồm 70 chương, xuất bản năm 1615. Tác phẩm đã thể hiện được tư tưởng
nhân đạo và nghệ thuật xây dựng tác phẩm của nhà văn, nhất là nghệ thuật khắc hoạ nhân vật.
Trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió", bằng tài năng xây dựng nhân vật rất độc đáo,
Xecvantec đã khắc hoạ rõ nét tính cách của Đônkihôtê và Xanchô Panxa. Đây là cặp nhân vật
bất hủ mà Xecvantec đã góp vào văn học nhân loại.
1. Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đơn Kihơtê ở vào tình trạng như thế nào?
A. Hồn tồn tỉnh táo
C. Mê muội đến mức mù quáng
B. Không tỉnh táo lắm
D. Đang say rượu
Câu 2: Ý nào khơng nói lên mục đích của cuộc giao chiến giữa Đơn Kihơtê với những cối xay
gió?
A. Thu được chiến lợi phẩm để trở nên giàu có. B. Đánh bại kẻ thù để trở nên vinh
quang.
C. Quét sạch cái giống xấu xa khỏi mặt đất. D. Để chứng tỏ sức mạnh của mình.
Câu 3: Câu nói sau đây của Đơn Kihơtê giúp em hiểu gì về con người lão?
16


"... Ta khơng kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng khơng được rên rỉ,

dù xổ cả ruột ra ngoài."
A. Đây là một người hồn tồn khơng biết sợ ai hay một thế lực nào?
B. Đôn Kihôtê coi thường tất cả mọi sự đau đớn.
C. Đôn Kihôtê muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ.
D. Đôn Kihôtê đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt Xanchô Panxa.
Câu 4: Em đánh giá như thế nào về những ước vọng của Đôn Kihôtê được thể hiện trong
đoạn trích?
A. Chính đáng và tốt đẹp.
C. Ngớ ngẩn và điên rồ
B. Tầm thường và xấu xa.
D. Không phù hợp với thời
đại.
Câu 5: Trong đoạn trích, Xanchơ Panxa là người như thế nào?
A. Là một con người xấu xa.
B. Là một người có tính cách khơng rõ ràng.
B. Là một giám mã yếu đuối.
D. Là một con người vừa có mặt xấu vừa
có mặt tốt.
Câu 6: Cách nào không phải là cách nhà văn dùng để làm nổi bật cá tính của Đơn Kihơtê và
Xanchơ Panxa?
A. Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập.
B. Để cho nhân vật tự bộc lộ mình.
C. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật khác.
D. Trực tiếp đưa ra những lời đánh giá về nhân vật.
Câu 7: Nội dung tư tưởng của đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" là gì?
A. Thơng qua việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn thể hiện Đơn Kihơtê vừa là
một người đáng trách, vừa là một người đáng thương.
B. Thông qua việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác
thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn Kihôtê.
C. Thông qua việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn ca ngợi tính cách dũng cảm

của Đôn Kihôtê.
D. Thông qua việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn làm rõ sự tương phản về
mọi mặt giữa Đôn Kihôtê và Xanchô Panxa.
2. Lập bảng so sánh sự đối lập giữa hai nhân vật Đôn Kihôtê và Xanchô Panxa được thể
hiện trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió".
 Đơn Kihơtê và Xanchô Panxa là cặp nhân vật tương phản về mọi mặt: xuất thân, hình dáng,
mục đích lí tưởng, hành động, tính cách,...
3. Xây dựng cặp nhân vật tương phản song song bên nhau, nhà văn có dụng ý:
- Đem đến cho người đọc lời nhắc nhở: Mỗi người đều phải biết phát huy những ưu điểm,
khắc phục những nhược điểm của bản thân để hướng tới sự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn
mình.
- Hơn nữa, qua từng nhân vật, tác giả đã thể hiện rất rõ thái độ của mình đối với nhiều hạng
người trong xã hội đương thời.
+ Qua nhân vật Đôn Kihôtê, tác giả phê phán những lí tưởng hiệp sĩ đã trở nên lỗi thời qua
hàng loạt những suy nghĩ, hành động nực cười, hài hước.
+ Qua nhân vật Xanchô Panxa, tác giả cảnh tỉnh mọi người trước lối sống thực dụng, chăm
chút quá đến những nhu cầu của bản thân, khiến con người trở nên tầm thường, ích kỉ.
17


- Viết bộ tiểu thuyết này, Xecvantex đã cố tình nhại lại những tiểu thuyết hiệp sĩ đang nhan
nhản trong đời sống xã hội đương thời để nhằm phê phán, chế giễu, thậm chí kết tội loại tiểu
thuyết đó.
4. Viết một đoạn văn về nhân vật Đôn Kihôtê trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay
gió".
- HS viết bài.

Buổi 7
Tiết 19-20-21
CỦNG CỐ VĂN BẢN “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG”

VÀ VĂN BẢN “ HAI CÂY PHONG”

A/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu
hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời
câu hỏi và làm bài tập.
Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
B/ Nội dung:
*/ Kiến thức cần nhớ:
I Văn bản: Chiếc lá cuối cùng
. Tìm hiểu chung
-Tác giả: 1862 – 1910, nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn.Truyện của ông phần lớn hướng
về những người nghèo khổ, bất hạnh với tình u thương sâu xa và có kết cấu chặt chẽ, hấp
dẫn.
-Truyện sáng tác khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Đoạn trích chiếm khoảng 1/4 phần cuối tác phẩm.
-Ngôi kể: ngôi thứ 3-Tạo cho sự việc mang tính chất khách quan.
-Phương thúc biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
b.Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
- Bị bệnh nặng, nghèo, mang tâm trạng yếu đối gần như bất lực trước bệnh tật. Cô chỉ trông
đợi chiếc lá cuối cùng của cái dây leo già cỗi kia rụng xuống thì cơ lìa đời. Cơ chán nản, mệt
mỏi và tuyệt vọng bng xi
- Lúc nhìn thấy chiếc lá cuối cùng chưa rụng vào sáng hôm sau, Giôn-xi Ngạc nhiên nhưng
rồi lại trở lại tâm trạng ban đầu
18


- Lần thứ hai, khi trời vừa hửng sáng Giôn-xi lại kéo mành lên hành động đó thể hiện tâm
trạng tàn nhẫn, lạnh lùng, thờ ơ với chính bản thân mình
- Khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn dai dẳng kiên cường chống chọi lại khắc nghiệt của thiên

nhiên, Giôn-xi đã Nhìn chiếc lá hồi lâu, cơ gọi Xiu để tâm sự “ có cái gì đấy…muốn chết là
một tội.”. Cô thèm ăn cháo, uống sữa, ước mơ vẽ vịnh Naplơ...
- Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng hồi sinh ở Giơn –xi: Thuốc men, sự chăm sóc nhiệt tình của
bạn, khâm phục sự gan góc kiên cường của chiếc lá. Đó cịn là q trình đấu tranh của bản
thân Giơn-Xi để chiến thắng cái chết. Chiếc lá cuối cùng ấy đã đem lại nhiệt tình tuổi trẻ của
Giơn-xi, trở lại cho cơ, là phương thuốc màu nhiệm kỳ diệu. Nó như một tia lửa, một động
lực làm phát sinh, nội lực giúp Giơn-xi thay đổi tâm trạng, có được tình yêu cộng sống và đấu
trang để chiến thắng bệnh tật.
c. Cụ Bơmen
-Là một hoạ sĩ nghèo, kiếm tiền bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ
một kiệt tác nhưng 40 năm nay chưa thực hiện được.
- Cụ Bơ-men ngó ra ngồi cửa sổ nhìn dây thường xuân sợ sệt khi thấy dây thường xuân đang
rụng dần hết lá. Có lẽ lúc này cụ đang nghĩ phải làm gì để cứu con bé tội nghiệp.
- Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết lạnh lẽo, cụ vẽ âm thầm, lặng lẽ
bằng chứng là: “Người ta tìm thấy chiếc thang … trộn lẫn…”
- Đó là một kiệt tác vì:
+ nó giống như thật đến nỗi 2 hoạ sĩ thật cũng không nhận ra.
+ Nó ra đời trong hồn cảnh khắc nghiệt của một tình yêu thương mạnh mẽ và sự hy sinh cao
thượng.
+ Nó thổi vào tâm hồn Giơn –xi hơi ấm và nghị lực, giúp cô vượt qua cái chết trở về sự sống.
Bức vẽ là một tác phẩm nghệ thuật hướng tới con người
- Cụ không hề nghĩ đến việc mình đang làm nghệ thuật, đang thực hiện cơng trình để có lưu
danh mà chỉ đơn giản là may ra có thể cứu được cơ bé Giơn-xi đáng thương. Điều đó càng
làm tăng thêm giá trị nhân văn của tác phẩm và làm nổi bật đức hy sinh và lòng vị tha của
Bơ-men :Yêu thương lo lắng hết lòng cho số phận của Giôn-xi. Bức vẽ là một kiệt tác bởi
nó đã cứu sống một con người. Để hồn thành nó người hoạ sĩ khơng chỉ dùng bút lơng, bột
màu mà bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh cao quý. Cụ đã đánh đổi cả mạng sống của
mình để giành lại sự sống cho Giôn –Xi.
*Cụ Bơ-men trở thành người châm ngòi, người khơi nguồn làm rực lên ngọn lửa tình u
cuộc sống vĩnh cửu cho Giơn-xi nhưng chính nó đã đầy nhanh người sáng tạo ra nó về cõi hư

vơ. cái nghĩa cử ấy của cụ Bơ-men chính là một kiệt tác; khơng có bố cục, đường nét, sắc
màu nhưng thật kỳ diệu và bất diệt.
* Nhà văn muốn ca ngợi tình u thương, tấm lịng vị tha của những con người nghèo khổ
trên đất Mỹ nói riêng, trên mọi miền trái đất nói chung
-Nghệ thuật chân chính phải hướng tới con người và vì con người.
Luyện tập:
1. Giơn xi đã nói khi ngắm nhìn chiếc lá mà cụ Bơmen vẽ: “ Muốn chết là một
tội”nhưng cụ Bơmen đã đánh đổi sinh mạng của mình để vẽ nên chiếc lá này. Điều
tưởng như mâu thuẫn này đã gây cho em những suy nghĩ gì?

19


(* HS có thể có nhiều lý giải nhưng nhìn chung có thể trả lời bằng gợi ý : Cụ Bơmen lựa
chọn cái chết vì người khác, cái chết ấy gieo mầm cho sự sống, nó hồi sinh ý thức sống
cho Gion xi…..)
2. Bí mật về chiếc lá cuối cùng chỉ được tiết lộ ở phần kết của câu chuyện. Hãy chỉ ra
ý nghĩa nghệ thuật của cách kết thúc truyện này?
( - Tạo ra sự bất ngờ cho người đọc, khiến cho truyện trở nên hấp dẫn đến những dòng
cuối cùng.
Giúp ta chứng kiến sự lo lắng, quan tâm đến xót xa của Xiu giành cho Gion xi.
Khiến ta nghĩ tới một triết lý thật đẹp và giàu tính nhân văn: cuộc sống còn ẩn chứa
bao điều đẹp đẽ mà chúng ta chưa biết đến ….)
3 .Chi tiết nào trong truyện khiến em xúc động nhất? Vì sao?
4. Đọc thêm cho HS nghe phần đầu của truyện (đã bị lược bớt) trong Tuyển tập truyện
ngắn OHenri.( hoặc Tư liệu Văn 8)
Bài 1:
Cho đề văn sau: “Hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em đối với một con vật ni mà em
u thích”.
Một bạn HS đã triển khai phần thân bài như sau:

-ý 1: Gà lai tre không được bố mẹ tôi để ý đến ( xen yếu tố biểu cảm)
-ý 2: Lí do gà lai tre xuất hiện ở nhà tôi.( Miêu tả màu lông của gà, dáng vẻ của gà)
-ý 3: em bé ( em tôi) được ăn bột quấy với lòng đỏ trứng. Cả nhà khen gà lai tre.( miêu tả:
màu sắc, hình ảnh những quả trứng gà, biểu cảm: qua lời khen của mọi người, cảm xúc trào
dâng trong tôi)
-ý 4: Bất ngờ phát hiện gà lai tre đẻ trứng, qua một ngày tìm gà vì tưởng gà lạc mất ( xen yếu
tố biểu cảm và miêu tả)
1. Em có tán thành cách triển khai đề bài như bạn HS trên đây khơng? Vì sao?
( *sắp xếp ý lộn xộn > sắp xếp lại: 2- 1- 4- 3)
Bài 2
Lập dàn ý cho đề văn: “Hãy kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ em rất vui lòng”
II/ Nội dung: Văn bản” Hai cây phong”
1/ Kiến thức cơ bản:
1. Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm- có vai trị dẫn nhập, tạo khơng khí cho
tác phẩm. Đồng thời, qua việc giới thiệu hai cây phong do thầy Đuy sen trồng- tác giả
đã khéo léo gợi ra nhân vật chính cũng như chủ đề tác phẩm.
2. Văn bản miêu tả vẻ đẹp rất sinh động của hai cây phong từ cảm nhận đầy rung động và
nghệ sĩ của người kể chuyện- người đã để lại tuổi trẻ của mình bên gốc cây phong.
3. Nghệ thuật: cái nhìn hội họa, nghệ thuật nhân hóa, những liên tưởng táo bạo và đầy
chất thơ.
II/ Luyện tập:
1. Người kể chuyện miêu tả hai cây phong từ thời gian quá khứ hay hiện tại? ý nghĩa
nghệ thuật của cách miêu tả này là gì?
(* Người kể chuyện miêu tả hai cây phong từ điểm nhìn của thời gian hiện tại: nhiều năm
đã trôi qua, cho đến tận ngày nay…đồng thời cũng miêu tả từ điểm nhìn của thời gian quá
khứ: thuở ấy, năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè.Trong cảm nhận của tôi, hình
20


ảnh hai cây phong vẫn đẹp đẽ nguyên vẹn bất chấp mọi thay đổi, nó vẫn mãi thuộc về một

thế giới đẹp đẽ, nó trở thành một phần đẹp nhất trong cuộc đời người họa sĩ.)
2. Những đặc điểm gì của hai cây phong khiến người kể chuyện luôn nhớ và mong
ước được trở về bên nó để lắng nghe tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất?
(* Đây là câu hỏi mở, ngay cả người kể chuyện cũng cảm thấy khơng biết giải thích ra
sao, song về cơ bản, hai cây phong hiện lên qua hai vẻ đẹp chính : chúng có tiếng nói
riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu ( DC: SGK); hai
cây phong trên đồi cao, khi bọn trẻ trèo lên đó, một thế giới đẹp đẽ vơ ngần …..> hai cây
phong chính là hiện thân cho những gì đẹp đẽ nhất của tuổi thơ: bí ẩn, tràn đầy rung động
tinh tế, khát khao…..)
3. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong văn bản “Hai cây phong.”

Buổi 8
Tiết 22-23-24
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ.
I.Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố những kiến thức cơ bản về phần TV. Cụ thể là ôn tập về các biện pháp tu từ đã học.
- Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng cac sbiện pháp tu từ đó 1 cách hợp lý.
II.P.tiện thực hiện:
1.Đồ dùng: Bảng phụ.
2.Tài liệu: - Sgk Ngữ văn 8.
21


- Sách năng cao Ngữ văn THCS.
III.Cách thức tiến hành:
PP: Đàm thoại + Thuyết trình + Thảo luận + Thực hành luyện tập.
IV.Tiến trình dạy- học:
Tiết 22

NĨI Q.


.
A.Tổ chức lớp:
B.KT bài cũ:
Sự chuẩn bị sách vở của h/s.
C.Giảng bài mới:
Hôm nay cô và các em lại đi ôn tập về các biẹn pháp tu từ đã học ở lớp 8.
I.Lý thuyết.
?Nhắc lại: T/nào là nói quá ?
1.Khái niệm:
Nói quá là 1 biện pháp tu từ phóng
đại mức độ, qui mơ, t/chất của sự vật
hiện tượng được miêu tả để nhấn
mạnh, gây ấn tượng, tăng sức b/cảm.
?Cho 1 ví dụ có biện pháp nói q?
2.Phân biệt nói q với nói khốc.
?Nói q và nói khốc có điểm gì giống và khác
nhau?
- Gv cho h/s thảo luận.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Giống: Cùng là cách nói phóng đại
qui mơ, tính chất, mức độ của sự vật,
sự việc…
* Khác: Về mục đích nói.
- Nói q: Là 1 biện pháp tu từ , nói
quá nhằm làm tăng sức b/cảm cho sự
diễn đạt.
- Nói khốc: Là 1 cách nói q xa sự
thật, người nói nhằm mđích khoe

khoang, nói những điều khơng có
thực trong c/sống.
II.Luyện tập:
* Bài tập1: Tìm thành ngữ so sánh có
- GV cho h/s thảo luận nhóm.
dùng phép nói quá.
- Trong Tgian 5 phút yêu cầu các nhóm trưởng
nộp phiếu học tập.
- Nhóm nào tìm đúng và nhiều nhất ( từ 10
thành ngữ trở lên) Gv có thể cho điểm nhóm đó.
22


- VD 1 số thành ngữ so sánh có dùng phép nói
quá:

- Ăn như rồng cuốn.
- Ăn vụng như chớp.
- Đen như cột nhà bếp.
- Đắt như tôm tươi.
- Vững như bàn thạch.

* Bài tập 2: Tìm phép nói q trong
các câu sau:
a. Có chồng ăn bữa nồi mười
Ăn đói ăn khát mà nuôi lấy chồng.

a. ăn bữa nồi mười.
b. Hai đứa nó giống nhau như hai giọt
nước.

b. giống nhau như hai giọt nước.
c. Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông.
c. đội trời, đạp đất.

=> Cả gan làm điều gì kém cỏi trước những
người hiểu biết, tin thơng hơn mình.

* Bài tập 3: Xđịnh phép nói quá và
nêu ý nghĩa.
a. Người sao một hẹn thì nên
Người sao 9 hẹn thì quên cả 10.
-> Nhấn mạnh thái độ trách móc.
b. Tơi và nó ln như hình với bóng.
-> Nhấn mạnh sự gắn bó, thân thiết.
c. Mặt nó cắt khơng cịn giọt máu.
-> Tạo ấn tượng cảm xúc sợ hãi,
khiếp đảm.
* Bài tập 4: Giải nghĩa các thành ngữ
nói quá sau rồi đặt câu .
a. Múa rìu qua mắt thợ.
- Nó chẳng làm được thì thơi nhưng
lại thích múa rìu qua mắt thợ.

=> Chắt lọc để chọn lấy cái quý giá, tinh tuý
nhất trong các tạp chất khác.

b. Đãi cát tìm vàng.
- Chi bằng lớp ta cứ tranh thủ thời
gian để đãi cát tìm vàng.


- GV yêu cầu h/s xđịnh các biện pháp nói quá.
? Dùng phép nói q như vậy có tác dụng gì
trong diễn đạt?

=> Tức giận đén quá mức.

=> Gan dạ, dũng cảm khơng nao núng trước

c. Bầm gan tím ruột.
- Nó cãi như vậy làm cho mẹ nó bầm
gan tím ruột.
d. Gan vàng dạ sắt.
- Hành động của Lượm đúng là gan
23


khó khăn, nguy hiểm.
TIẾT 23,24:

vàng dạ sắt.
NĨI GIẢM, NĨI TRÁNH.
I.Lý thuyết.
?Nhắc lại: T/nào là biện pháp nói giảm, nói
1.Khái niệm:
tránh?
Nói giảm, nói tránh là cách nói giảm
nhẹ mức độ, quy mô, t/chất của sự
vật, sự việc, hiện tượng hoặc dùng
cách nói diễn đạt khác với tên gọi

vốn có của sự vật, sự việc.
?Cho Vd về nói giảm, nói tránh?
VD: - Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
- Cụ tôi mất đã được 3 năm rồi.
2. Tác dụng:
?Nói giảm, nói tránh có tác dụng gì?
- Giảm nhẹ nỗi đau buồn trong lời
nói.
- Biểu lộ thái độ lịch sự, nhã nhặn,
tránh sự thơ tục.
3.Sử dụng nói giảm, nói tránh :
?Người ta thường sử dụng nói giảm, nói tránh
trong những trường hợp nào?
- Trong c/sống hàng ngày.
- Trong văn chương.
?Theo em khi nào khơng nên nói giảm, nói
tránh?
(- Khi phê phán 1 việc làm xấu trong c/s.
- Khi trình bày, tường thuật 1 vấn đề.
- Khi đưa ra mệnh lệnh.)
- Gv lưu ý: Nói giảm, nói tránh là 1 NT trong
gioa tiếp ứng xử. Vì vậy phải có vốn từ ngữ
phong phú và cách ăn nói trang nhã mới có cách
nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ.
II.Luyện tập:
- Gv chép các VD ra dùng bảng phụ để h/s tiện
* Bài tập1: Thay từ ngữ nói giảm,
theo dõi và làm BT được nhanh hơn.
nói tránh cho phù hợp trong các câu
a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong

sau:
nay mai thơi.
a.Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể đi
b.Ơng ta muốn anh đi khỏi nơi này ngaylập tức. trong nay mai thôi.
c.Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.

b. Ơng ta khơng muốn nhìn thấy anh
ở đây nữa.

d. Mẹ cậu bao giờ thì mổ.

c.Bố tơi làm bảo vệ cho nhà máy.

e.Đây là trường học dành cho những người mắt

d.Mẹ cậu bao giờ thì phẫu thuật.
24


mù, tai điếc.

- Gv chép BT ra bảng phụ:
a. Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.

b.
c.

Bác Dương thôi đã thơi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lịng ta.


Bấy lâu anh bận chi là
Núi Thái Sơn em lở anh đã biết chưa ?

e.Đây là trường học dành cho những
người khiếm thính, khiếm thị.
* Bài tập 2: P.tích tác dụng của biện
pháp nói giảm, nói tránh.
a.Nửa chừng xuân thoắt gãy cành
thiên hương. => Nói về cái chết bất
ngờ của 1 cơ gái đẹp tuổi cịn trẻ.
Đây là cách nói nói giảm, nói tránh
để vừa giảm nhẹ sự đau đớn cho cái
chết của người trẻ tuổi vừa nói được
hình thức của cơ gái.
b. Là tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng
trước tin sét đánh, đột ngột.
c.Núi Thái Sơn: ẩn dụ cho cha mẹ ->
Cách nói thơng tin về cái chết của
cha mẹ 1 cách tế nhị.

D.Củng cố:
- Nhắc k/niệm về biện pháp nói giảm, nói tránh?
- Nói giảm, nói tránh có tác dụng gì? Khi nào khơng nên nói giảm, nói tránh?
E.Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà ôn tập lại kiến thức của tồn bài.
- Tìm những cách nói nói giảm, nói tránh thường dùng trong c/sống.
- Xem trước kiến thức của phép tu từ “ Chơi chữ”.

Buổi 9
TIẾT 25-26- 27:

ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
I. Tỡm hiểu chung về văn bản thuyết minh
25


×