Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Sổ tư liệu về kỹ năng sống Thư viện THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 35 trang )

Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Lời nói đầu
Học sinh THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất,
sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui
chóng buồn. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua học tập ở trường, sinh hoạt
ở nhà là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em.
Giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng là điều
rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kỹ năng cho các em để các em có được cuộc
sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen xấu và hành vi
tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này.
Thư viện THCS Linh Trung đã sưu tập & tổng hợp lại làm cuốn tư liệu “Những kỹ
nắng sống cần thiết cho học sinh THCS” , trong cuốn tư liệu này gồm có: kỹ năng khám
phá bản thân(tôi là ai…), tôi sống để làm gì, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng phịng chống xâm
hại ….Để tiện lợi cho bạn đọc tìm các kỹ năng cuốn sổ tư liệu được chia làm 3 phần:

I – NHÓM KỸ NĂNG BẢN THÂN
1. Kỹ năng khám phá bản thân.
2. Kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc đời (Bạn sống để làm gì?)
3. Kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi mới lớn.
4. Kỹ năng điều hòa cảm xúc.
5. Kỹ năng quản lý thời gian.
6. Kỹ năng kiếm tiền quản lý chi tiêu.
7. Kỹ năng an toàn khi tự chơi.
1


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

8. Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể.
II. NHĨM KỸ NĂNG XÃ HỘI


1.
2.
3.
4.
5.

Kỹ năng thích nghi xã hội và tự lập.
Kỹ năng thoát hiểm.
Kỹ năng thể hiện lịng hiếu thảo.
Kỹ năng giao tiếp và trị chuyện có duyên.
Kỹ năng thực hiện phép xã giao và sự lịch sự.

III - NHÓM KỸ NĂNG NHÀ TRƯỜNG
1. Kỹ năng học tập hiệu quả.
2. Kỹ năng tư duy sáng tạo.
3. Kỹ năng làm việc nhóm.
4. Kỹ năng xây dựng lập trường.
5. Kỹ năng vượt qua áp lực trong học tập.

Nguồn tham khảo:
/> /> />2


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

/>
I – NHÓM KỸ NĂNG BẢN THÂN
1. Kỹ năng khám phá bản thân

Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

* Bạn thử trả lời những câu hỏi để xác định ưu khuyết điểm của bản thân như sau:
-

Tôi là ai?

-

Tôi sinh ra trên đời này đề làm gì?

- Tính cách của bạn ra sao? Có gì đặc biệt? Bạn bình thản, trầm tính, nóng nảy hay
hoạt bát?
- Ngoại hình như thế nào?
3


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

- Bạn giỏi/yếu lĩnh vực/bộ môn nào?

- Bạn có năng khiếu gì?
- Bạn sợ gì?
- Bạn đang ở vị trí nào trong học tập ở lớp?
- Điểm mạnh của bạn là gì? Bạn có thể cho mọi người thấy điểm mạnh đó bằng
cách nào?
- Khuyết điểm của bạn là gì? Bạn đã làm gì đối với khuyết điểm đó?
- Bạn có thể làm được việc gì tốt nhất hay tệ nhất?
Để khách quan, bạn cũng nên tham khảo ý kiến, đánh giá của bạn bè, người
thân, các hoạt động xã hội, học tập để biết rõ bản thân hơn.



Bạn nghĩ đến:

* Tầm quan trọng ưu tiên của công việc
1. Tại sao thực hiện công việc này mà không phải thực hiện việc kia?
2. Bạn bỏ ra bao nhiêu chi phí (thời gian, sức lực,…) cho việc này?
3. Khi bạn thực hiện xong thì bạn đang đến cột mốc mục tiêu nào?
4. Nếu bạn khơng thực hiện việc đó thì có ảnh hưởng gì đến kết quả?
4


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

5. Những điều tốt đẹp/ hậu quả gì mà bạn có thể nhìn thấy được?

* Địa điểm thực hiện cơng việc
1. Làm bài tập nhóm ở đâu (nhà bạn, sân trường, thư viện,…)?
2. Đi đá banh ở đâu?
* Chi phí cho nội dung cơng việc
- Bạn cần bao nhiêu thời gian để làm bài, để đi chơi, để nghỉ ngơi.
- Tiền bạc. Cần xem lại trong kế hoạch của mình có cần phải photo tài liệu, dự
liên hoan sinh nhật.
* Người nào?
- Làm bài với ai?
- Ai cùng chạy tiếp sức với bạn ngày mai? Đã thảo luận kế hoạch chưa?
- "Tắc tị/bí" khi làm bài thì cần gặp ai?
- Ai sẽ giúp bạn? Nếu khơng có người đó thì người khác sẽ là…?
* Phương tiện/cơng cụ
- Sách bài tập hay sách giáo khoa nào?
- Sử dụng máy tính hay có thể tính nhẩm?
- Đi học bằng xe đạp hay ba mẹ đưa đón?

5


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

- Danh sách công thức hay cẩm nang toán học nào mà bạn cần?
* Phương pháp thực hiện
1. Có sách nào tham khảo? Lên mạng tìm tài liệu và lên thư viện?
2. Chèn hình minh họa vào bài làm bằng cách nào nhanh nhất?
3. Phương pháp đọc và ghi nhớ hiệu quả hai bài lịch sử?
4. Cách tóm tắt bài văn này như thế nào?
5. Cách giải dạng bài tập đó có thuộc dạng nào?
6. Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào trong khi thí nghiệm?
* Kiểm tra, điều chỉnh
- Nhìn lại kế hoạch, cơng việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề gì… để
kịp thời sửa đổi sai sót là điều mà chúng ta nên làm. Những câu hỏi mà bạn cần trả
lời như:
- Có những bước cơng việc nào cần phải kiểm tra? Thơng thường thì có bao
nhiêu cơng việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.
- Có những điểm nào cần kiểm tra (mục tiêu, nội dung, phương pháp, công cụ,
…)?
- Thiết nghĩ, con đường thành cơng của mỗi chúng ta rất khó mà nói trước
được, nhưng bạn đừng để lãng phí những gì mình có và tiếc nuối, hối hận nhé! Hãy
cố gắng hết sức mình, để mình có thể "trưởng thành" và biết cách biến tri thức nhân
loại thành tri thức của bản thân.
- Khi quá trình phản hồi kết thúc, bạn ghi nhớ bằng cách viết ra những điểm
chính quan trọng nhất. Chú ý liệt kê những ưu điểm hoặc khuyết điểm nổi bật nào đó
mà trước đây bạn chưa nhận ra.
2. Kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc đời (Bạn sống để làm gì?)


Bạn hãy thử nghĩ đến mục tiêu của cuộc đời mình bằng cách trả lời câu hỏi sau:
- Bạn muốn đạt được điều gì (nghề nghiệp, tiền bạc, địa vị, kiến thức,…)
6


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Bạn mơ ước gì?
* Chia mục tiêu lớn này thành những mục tiêu nhỏ để dễ hoàn thành vì có mục
tiêu dài hạn và ngắn hạn. Ví dụ như trong học kỳ (4-5 tháng) này, mục tiêu của bạn là
đạt loại giỏi; vậy trong tuần này, ít nhất bạn phải hồn thành 20 bài tập tốn
* Phân chia mục tiêu theo đúng lơ-gíc (sao cho điểm đến cuối cùng là mục tiêu
lớn) giúp bạn quản lí thời gian, khối lượng công việc tốt hơn.
* Mục tiêu của bạn rõ ràng và khả thi. Bạn đã xác định mục tiêu rõ ràng rồi thì
bạn cần biết là mục tiêu đó có khả năng đạt được được hay khơng? Để làm rõ, bạn
hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để biết “lượng sức mình”.
WOOP thực chất là sự kết hợp viết tắt của 4 chữ: Wish (Mong muốn),
Outcome (Kết quả, Obstacle (Trở ngại), và Plan (Kế hoạch). WOOP là một
phương pháp tâm lý thực tế, dễ thực hiện, đã được nghiên cứu và chứng minh có thể
giúp chúng ta tìm thấy, đạt được ước mơ của mình và thay đổi thói quen thường ngày.
Ở trường, WOOP có thể thay đổi rõ rệt động lực, thành tích, bài tập về nhà, và
cả điểm số trung bình (GPA) của học sinh. WOOP giúp học sinh xây dựng thói quen
tự chủ, nhờ đó, các em đạt được điểm số cao hơn, sống khỏe mạnh hơn, biết vun đắp
các mối quan hệ tốt hơn. WOOP có thể hữu ích với bất kì loại mong muốn nào, dù là
những ước mơ to tát như “mình muốn làm chủ bút tờ báo của trường” hay nhỏ nhoi
như “mình muốn đạt điểm A mơn khoa học ở học kỳ này”. Khi được sử dụng thường
xun, WOOP sẽ dần dần hình thành thành thói quen mà các nhà giáo dục hay gọi là
“student agency” – hay động lực khiến học sinh tự làm chủ con đường học tập của
mình.
WOOP vận hành qua 4 bước rất đơn giản: học sinh tự đặt ra mục tiêu dành cho

mình, tưởng tượng hình ảnh chính bản thân mình nếu đạt được mục tiêu đó, nghĩ về
những trở ngại có thể xảy ra, và lên kế hoạch đối phó với những trở ngại này.
7


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Bước 1: Mục tiêu (Wish)
Một điều gì đó mà em khát khao đạt được. Một ước mơ đủ làm em phấn khích,
đủ thử thách, nhưng khơng q viển vông.
Trước tiên, nghĩ về năm học sắp tới, mục tiêu lớn nhất mà em muốn đạt được
và nghĩ rằng có thể đạt được trong năm học này là gì? Ước mơ đó nên đủ thách thức,
nhưng vẫn có khả năng trở thành hiện thực. Để đặt ra mục tiêu phù hợp nhất, em có
thể nghĩ đến mơ hình SMART:


Specific (Cụ thể)



Manageable (Có thể đo lường được)



Attainable (Có khả năng đạt được)



Relevant (Phù hợp với bản thân)




Time-sensitive (Phù hợp với thời gian cho phép)
Ví dụ: “đọc ba cuốn sách trong vịng một tháng”, hay “mỗi tuần hồn thành ít
nhất một bài thi thử SAT” , hay “nâng điểm số trung bình (GPA) lên 3.0 trước kì thi
cuối kì”
8


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Nếu em có quá nhiều mục tiêu, hãy lựa chọn cái nào quan trọng nhất. Mục tiêu
đó có thể là về trường học, về những mối quan hệ, về sức khỏe, cơng việc, hay bất cứ
điều gì quan trọng đối với em. Hãy đặt ra một mục tiêu thật cụ thể, gói gọn nó trong
vịng từ 3 đến 6 từ, và ln giữ nó trong đầu.

Bước 2: Kết quả
Viễn cảnh tốt đẹp nhất của bản thân em sau khi đạt được mục tiêu của mình.
Giờ đây, hãy thử xác định và tưởng tượng kết quả tốt nhất em có được nếu đạt mục
tiêu đã đề ra. Đâu là điều tuyệt vời nhất, kết quả lý tưởng nhất mà em sẽ đạt được nếu
thực hiện các mong muốn ấy? Nếu đạt được mục tiêu, em sẽ tiến bộ thế nào? Điều tốt
nhất, tích cực nhất em sẽ nhận được là gì? Đạt được mục tiêu, em có thấy hạnh phúc
khơng? Xác định kết quả tốt nhất, tóm tắt lại trong 3 đến 6 từ và ghi nhớ trong đầu.
Ví dụ: “Mình sẽ có nhiều năng lượng hơn và khơng tự ti về bản thân”, hoặc
“Mình sẽ đạt được điểm GPA đủ cao để ứng tuyển vào các trường đại học hàng đầu”.
Bước 3: Trở ngại
9


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”


Những khó khăn em nghĩ sẽ cản trở mình đạt được mục tiêu.
Tiếp theo, em hãy thử tưởng tượng tất cả những khó khăn về mặt tinh thần.
Đâu là trở ngại tinh thần lớn nhất của em? Điều gì sẽ khiến em khơng thể thực hiện
mục tiêu của mình? Đó có thể là cảm xúc, niềm tin hay một thói quen xấu. Hãy suy
nghĩ thật kỹ để tìm ra điều đó là gì.
Ví dụ: “Mỗi khi về nhà mình rất mệt nên khơng muốn đọc sách gì cả”, hay
“Facebook dễ dàng khiến mình bị xao nhãng và mất tập trung”
Khi bàn về trở ngại, nhiều học sinh có thể tự hỏi: “Vậy nếu em không thể tự
vượt qua được trở ngại của mình thì sao?” Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ở đây, chúng ta
đang nhấn mạnh đến trở ngại về mặt tinh thần. Khi nói về trở ngại tinh thần – những
trở ngại xuất phát từ chính bản thân các em, các em hồn tồn có thể kiểm sốt và
vượt qua chúng. Chúng ta thường khó có thể thay đổi được những yếu tố khách quan
bên ngoài. Nhưng chúng ta lại hồn tồn có thể thay đổi được thái độ, cách chúng ta
đối diện với những khó khăn. Nếu học sinh gặp vấn đề trong việc xác định những trở
ngại của mình, hãy thử chia nhỏ vấn đề của em ra thành nhiều vấn đề nhỏ hơn, dễ
kiểm sốt hơn, để từ đó có thể tìm cách khắc phục.

Bước 4: Kế hoạch

10


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Cuối cùng, hãy đối mặt với thực tế. Làm thế nào em có thể biến Mục tiêu của
mình thành hiện thực? Hãy xây dựng một kế hoạch Nếu-thì đơn giản.
Em có thể làm gì để vượt qua những trở ngại tinh thần của mình? Xác định một suy
nghĩ, hay một hành động cụ thể mà em có thể làm để vượt qua trở ngại đó. Biến nó
thành một kế hoạch cho bản thân mình: Nếu/ Khi _____ (gặp phải trở ngại), thì mình

sẽ _____ (hành động để vượt qua trở ngại đó).
Ví dụ: “Khi thức dậy mỗi buổi sáng, mình sẽ ngay lập tức xỏ chân vào giày và
chạy bộ, ngay cả khi mình khơng có hứng”, hay “Nếu mình bị xao nhãng trong khi
làm bài tập, mình sẽ tắt hết các trang web gây mất tập trung và quay trở lại làm
bài.”

Kết luận
WOOP đã được chứng minh là một công cụ tuyệt vời giúp chúng ta thay đổi
thói quen, nhờ đó đạt được mục tiêu đề ra. Đây là sự kết hợp giữa ý chí của bản thân

11


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

đi kèm với hành động thực tế. Nói một cách ngắn gọn, WOOP có thể tóm lại bằng
một câu hỏi đơn giản nhưng đầy sức mạnh:
“Điều gì sẽ ngăn cản em biến mục tiêu của mình thành hiện thực?”
Chúng tơi khuyến khích các em hãy cố gắng biến WOOP trở thành một thói
quen của mình. Càng sử dụng, các em càng thành thạo với WOOP và dễ dàng đạt
được mục tiêu của mình hơn. Hãy chọn ra một mục tiêu, và cụ thể hố nó theo mơ
hình WOOP.

Cuối cùng, em có thể tham khảo và tải về bản thiết lập mục tiêu WOOP mẫu
dưới đây để được hướng dẫn qua từng bước của phương pháp này.
12


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”


13


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

3. Kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi mới lớn

Đây được xem là kỹ năng sống quan trọng hàng đầu đối với học sinh ở độ tuổi
trung học cơ sở vì nó sẽ giúp trẻ tự lập và trưởng thành hơn. Đối với kỹ năng này, đầu
tiên địi hỏi trẻ phải có những nhận thức đúng về bản thân mình, có thể tự thực hiện
những cơng việc sinh hoạt hằng ngày như: vệ sinh cá nhân, lựa chọn trang phục phù
hợp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp. Ở một mức độ cao hơn, trẻ cũng cần được
dạy những phương pháp tự vệ khi gặp kẻ xấu, bị lạm dụng, bắt cóc,… để ứng phó với
các tình huống khẩn cấp. (Bạn có biết chăm sóc cơ thể mình khi mụn, lơng, mùi hơi,
kinh nguyệt xuất hiện? Bạn có biết giữ giọng khi bể tiếng? Bạn có biết ứng xử khi
người ấy địi hỏi? Có bao nhiêu cách phịng tránh chuyện có em bé?)
Các chun gia thừa nhận rằng, nhiều phụ huynh mặc định rằng đứa con 10
hoặc 11 tuổi của mình sẽ học cách giữ gìn vệ sinh cá nhân một cách tự nhiên. Nhưng,
trên thực tế, có rất nhiều điều cha mẹ nên thảo luận với trẻ trước khi quá muộn: tầm
quan trọng của việc tắm hàng ngày, sử dụng lăn khử mùi, thay quần áo, cạo râu/lông,
vệ sinh răng miệng và hiểu về chính cơ thể mình. Hãy nhớ làm gương cho con và
ln giải thích cho trẻ lý do tại sao trẻ cần làm một số việc nhất định.

14


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

4.


Kỹ năng điều hòa cảm xúc

Trẻ khi bước vào bậc trung học cơ sở thường có xu hướng nổi loạn, muốn thể
hiện cá tính và có một cái tơi vơ cùng mạnh mẽ. Do đó, các bạn học sinh cần được
dạy để hiểu rõ hơn về cảm xúc của chính mình và biết cách làm chủ, kiểm sốt bản
thân tránh khỏi những suy nghĩ và hành động tiêu cực.
Không chỉ tuổi teen mà nhiều người trưởng thành thiếu kỹ năng chấp nhận và kiểm
sốt cảm xúc của mình, như giận dữ, stress, lo âu. Các kỹ năng điều hòa cảm xúc bao
gồm khả năng nhận biết cảm xúc/cảm giác, hiểu về tình huống mình đang phải đối
mặt, quản lý cảm xúc và tìm kiếm trợ giúp khi cần. Việc nhận biết buồn không phải là
dấu hiệu của sự yếu đuối và rằng cảm xúc có thể hỗ trợ việc xử lý các tình huống sẽ
giúp trẻ rất nhiều trong cuộc sống sau này.
5. Kỹ năng quản lý thời gian (Bạn đang là nô lệ của thời gian hay là ơng chủ của

nó?)
15


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt
động cụ thể, chi tiết từng bước cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra. Vì thời
gian có hạn, bạn càng có kỹ năng quản lý thời gian tốt, quỹ thời gian sử dụng càng
hiệu quả. Sự hiệu quả của việc quản lý thời gian được đánh giá dựa trên kết quả công
việc làm ra, không dựa trên thời gian hoàn thành nhanh hay chậm.
Kỹ năng quản lý thời gian cần được bắt đầu rèn luyện từ những thói quen nhỏ
nhặt nhất như: luôn luôn đúng giờ, sắp xếp công việc theo thời gian biểu hợp lý. Điều
này sẽ giúp trẻ hồn thành cơng việc đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao hơn.
Kỹ năng quản lý thời gian vô cùng quan trọng: trẻ nên học cách lập kế hoạch, đặt
ưu tiên và làm việc một cách hiệu quả. Cố gắng trao cho trẻ một số cơng cụ có thể

giúp trẻ quản lý thời gian tốt hơn như chuông điện thoại hay các ứng dụng lịch đặc
biệt. Nhớ rằng quyết định làm gì và khi nào làm trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn
viết chúng ra giấy. Hãy tặng trẻ món quà là một chiếc đồng hồ, giúp trẻ kiểm soát
những lần xao nhãng, thiếu tập trung và luôn luôn nêu gương sáng cho trẻ.
6. Kỹ năng kiếm tiền quản lý chi tiêu

Nhiều teen đã trở nên giàu sụ khi biết dùng một ít tiền làm cho đẻ ra một đống
tiền. Còn bạn, từ một đống tiền bạn sẽ làm gì?
16


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Bạn có thể dạy trẻ một số kỹ năng tài chính cơ bản ngay từ khi trẻ học đếm.
Trước 13 tuổi, trẻ nên đủ khả năng tiết kiệm tiền từ khoản tiêu vặt hàng tuần, biết về
giá của một số vật dụng cơ bản trong gia đình, hiểu về sự khác biệt giữa thẻ tín dụng
và thẻ ghi nợ, có thể đưa ra quyết định về việc chi tiêu và tiết kiệm.

 Làm các việc nhà cơ bản

17


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Một số chuyên gia tâm lý học cho rằng, trẻ có thể làm rất nhiều việc nhà từ khi
còn nhỏ, như lau dọn bàn sau bữa tối hoặc thu gom quần áo cho vào máy giặt. Trước
13 tuổi, trẻ nên đủ khả năng là quần áo, lấy quần áo từ trong máy giặt ra, thay ga
giường, rửa xe ô tô, lau chùi phòng tắm và dọn bếp gọn gàng. Cha mẹ nên kiên trì và
đưa ra những yêu cầu cụ thể, đồng thời khơng qn khích lệ trẻ để duy trì thói quen

làm việc nhà.
 Nấu ăn

Nấu nướng là một kỹ năng quan trọng mà trẻ sẽ cần khi trưởng thành. Có rất
nhiều cơng thức nấu ăn đơn giản dành cho những người mới bắt đầu như trứng rán,
súp, rau luộc… Trước 13 tuổi, trẻ nên đủ khả năng nấu một bữa ăn gia đình, thực hiện
một cơng thức nấu ăn đơn giản và có thể sử dụng thành thạo các vật dụng trong bếp.
Đừng quên dạy trẻ về việc giữ gìn vệ sinh cũng như những quy tắc an toàn cơ bản khi
làm bếp.
 Đi mua sắm đồ để nấu ăn
18


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Đưa trẻ đi mua thực phẩm cùng bạn sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng thiết yếu
như lên thực đơn cho một bữa tối gia đình, viết danh sách những đồ cần mua và cân
đối ngân quỹ. Hãy dạy trẻ cách đọc nhãn dinh dưỡng và cách tìm, lựa chọn món đồ
có giá cả tốt, hợp lý. Đừng quên đặt ra các giới hạn. Một nghiên cứu của Đại học
Kansas (Hoa Kỳ) cho thấy, 50% trẻ nhỏ đi theo cha mẹ mua sắm thực phẩm đòi được
mua thứ gì đó và chỉ có 50% phụ huynh cố gắng từ chối u cầu đó.
7.

Kỹ năng an tồn khi tự chơi

Đây được coi là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc phụ huynh trong thời
gian gần đây. Hiện nay do tính chất của cơng việc cũng như điều kiện của mỗi gia
đình, việc tự chơi của các con rất phổ biến. Trong quá trình chơi, các con có thể gặp
phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đình như phích nước, ổ điện,
bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những đồ vật nhỏ. Các con cần hiểu được đâu

là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu là đồ vật an tồn và đồ vật khơng an
tồn,…
19


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

8.

Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể

Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây
nguy hại đến trẻ. Có 4 hình thức của xâm hại trẻ em: Thể chất, Tình dục, Tinh Thần,
Xao Nhãng. Xâm hại trẻ em là vấn đề tồn cầu, nó xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới
và có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào.
Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể xác và
tâm lý đối với nạn nhân. Những hậu quả đó cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng
và toàn xã hội.
Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan
tâm đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Để
đảm bảo cho con có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách
phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức cần
thiết. Cha mẹ hãy giúp con hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể, nếu
bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao?...
 6 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em

Cha mẹ thường dạy trẻ nhiều kỹ năng sống như tự lập trong hoạt động hàng ngày,
chia sẻ, làm việc nhóm… nhưng lại quên mất việc giáo dục cho trẻ cách bảo vệ bản
thân khỏi xâm hại. Các chuyên gia về trẻ em và giới tính kiến nghị những kỹ năng
cần phải giáo dục cho trẻ, đặc biệt là trẻ em tiểu học.



Dạy trẻ ranh giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm

20


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Dạy trẻ em đâu là ranh giới tiếp xúc cơ thể. Khơng cho ai chạm vào vùng kín
của mình cũng như khơng chạm vào vùng kín của bất cứ ai. Cần phải ghi nhớ cả 2
trường hợp này vì nhiều bậc phụ huynh bỏ quên trường hợp thứ 2 và không ngờ rằng
đây mới là điều kẻ lạm dụng xúi giục con làm đầu tiên.


Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày của chúng

Sẽ là quá khó với trẻ để nhận ra đâu là tình huống nguy hiểm và cần phải tránh xa.
Thay vào đó, hãy thường xuyên tâm sự với trẻ về những hoạt dộng hàng ngày của
con. Tạo thói quen giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ bất kỳ chủ đề nào với bố mẹ. Nếu
nhận thấy hành vi không được chấp nhận hoặc hành vi đáng ngờ qua lời kể của trẻ,
bạn có trách nhiệm phải xử lý các hành vi đó.
 Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể

Nhiều bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng do quá non
nớt. Cha mẹ cần phải sớm dạy cho trẻ về các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả vùng
kín của con. Việc này nên được thực hiện từ sớm, khi trẻ khoảng 3 tuổi cho tới khi
lớn. Với mỗi độ tuổi, cả cha mẹ và nhà trường cần có cách thức cũng như mức độ dạy
sao cho phù hợp. Ví dụ như những trẻ cịn nhỏ, khơng cần phải giải thích kỹ mà chỉ
dạy trẻ nhớ kỹ tên các bộ phận cơ thể, với những trẻ lớn hơn bắt đầu dạy trẻ nhiều

hơn về các bộ phận trên cơ thể, nơi nào nhạy cảm không ai được nhìn hay sờ vào,…


Kỹ

năng xử lý khi

gặp

phải tình huống

nguy

hiểm

21


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Trẻ em thường ngại khi từ chối người khác, đặc biệt là bạn hơn tuổi hoặc người
lớn vì sợ hay e ngại bị ghét, bị cô lập và dễ hoảng sợ khi bị dọa nạt…Cần phải dạy trẻ
những kỹ năng từ chối người khác, kỹ năng thoát khỏi các tình huống nguy hiểm. Ở
nhà, cha mẹ có thể dạy con bằng cách đưa ra các tình huống và hỏi con sẽ xử lý thế
nào nếu gặp phải, hướng dẫn con cách xử lý tốt nhất. Ở trường học hiện nay cũng đã
tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về vấn đề này để trẻ có thể đặt câu hỏi cho các
chuyên gia và được hướng dẫn cách thốt khỏi tình huống nguy hiểm.


Dạy trẻ cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại

Trẻ em biết rõ thủ phạm xâm hại mình là ai. Nhưng vì nhiều lý do, trẻ thường

giữ im lặng về việc bị xâm hại. Nói với trẻ rằng con sẽ khơng gặp phải bất kỳ rắc rối
gì nói chuyện với bạn, và hãy làm theo lời hứa này, tránh trừng phạt vì những điều
con lên tiếng. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông
báo cho cha mẹ và người thân biết. Một điều rất hiệu quả trong việc để con thơng báo
tình huống của mình chính là tạo ra ám hiệu riêng giữa mình và trẻ. Điều này sẽ
22


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

khiến trẻ em cảm thấy an tâm hơn khi đối tượng là những người thân thuộc và thường
xuất hiện ở nhà của trẻ.
Ngồi việc để trẻ nói ra khi bị xâm hại, cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện của trẻ,
ví dụ như đột nhiên hoảng sợ khi ai đó chạm vào người, khơng thích tiếp xúc hay
tránh xa những người mà trước đây bé rất quý mến,…chú ý đến hành vi sẽ giúp bố
mẹ và nhà trường nhanh chóng phát hiện ra tình huống mà trẻ gặp phải.


Nói cho trẻ biết nguy hiểm có thể đến từ những người quen biết
Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu: Hàng xóm, người thân,

trường học,… – Những người bé yêu quý và tin tưởng. Người Việt thường có thói
quen cấu, véo hay sờ những vùng nhạy cảm của trẻ và cho đó chỉ là một hành động
bình thường, thế hiện tình yêu thương. Tuy nhiên, đó là một dạng xâm hại trẻ em và
có thể khiến trẻ tưởng lầm đó là cách thể hiện tình u thương và khơng nhận ra sự
nguy hiểm. Cha mẹ cần kiểm sốt ngay những hàng động đó và dặn con thơng báo
nếu có bất kỳ ai thực hiện động chạm như vậy.
II. NHÓM KỸ NĂNG XÃ HỘI

1.

Kỹ năng thích nghi xã hội và tự lập
Giúp cho teen biết hòa nhập với cuộc đời, biết tự sống, tự phục vụ và tự lo cho

bản thân trong bất kỳ hồn cảnh nào.
Với trẻ nhỏ, hãy bắt đầu bằng chính tấm gương là bạn, khích lệ trẻ biết chia sẻ,
cư xử lịch thiệp và tôn trọng người lớn tuổi. Các sự kiện trong gia đình là dịp tốt để
dạy trẻ cách làm một người chủ nhà chuẩn mực. Bạn cũng đừng quên dạy trẻ về cách
ứng xử bên bàn ăn. Nhớ rằng, trong xã hội hiện đại, những quy tắc ứng xử văn minh
trên thế giới ảo cũng quan trọng như trong thế giới thật.
23


Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

Hình thành thói quen tn thủ các nghi thức ứng xử phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều
cho con bạn trong cuộc sống hàng ngày khi trẻ bước vào giai đoạn thiếu niên. Chúng
còn là tiền đề cho thành công trong sự nghiệp của trẻ và tạo thuận lợi để trẻ hòa hợp
tốt hơn với cộng đồng, xã hội.
Biết đường tới những vị trí chính hoặc gần nhà.

Trong tương lai không xa, đứa trẻ tuổi teen của bạn đã có thể tự mình rong ruổi
trên những cung đường. Do đó, hãy dạy trẻ biết cách sử dụng các công cụ định
hướng, cách đọc bản đồ. Trước 13 tuổi, trẻ nên đủ khả năng ghi nhớ phương hướng,
đọc các biểu tượng trên bản đồ và tự định hướng cho mình. Có rất nhiều nguồn tài
ngun trên mạng giúp việc đọc bản đồ trở nên thú vị hơn

24



Sổ tư liệu “Những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS”

2. Kỹ năng thoát hiểm (Hướng dẫn teen ứng xử với những nguy hiểm tự nhiên như cháy

nhà, động đất, bão lụt, chìm thuyền... và cách tự vệ khi gặp cướp, lưu manh, lừa đảo,
yêu râu xanh...)
3. Kỹ năng thể hiện lòng hiếu thảo (Giúp teen khỏi ngượng ngùng “đơ như cây cơ” khi

cần bày tỏ tình cảm với ông bà, bố mẹ và biết nhiều cách để “bày tỏ trái tim”)

4.

Kỹ

năng
giao tiếp và trị chuyện có dun (Giúp teen làm cho mọi người mê mệt với khả năng
giao tiếp và ăn nói)
-

Kỹ năng này sẽ giúp các học sinh tự tin và có ý thức hơn trong cách ứng xử, giao
tiếp. Từ đó tạo dựng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp với những người
xung quanh.

-

Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói,
viết hoặc sử dụng ngơn ngữ cơ thể phù hợp với hồn cảnh và văn hóa, đồng thời biết
lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến
bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời

nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.
Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều
chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kỹ năng này giúp chúng ta có
25


×