Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh viết yếu lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 19 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, viết là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình
chuyển lời nói có âm thanh sang hình thức chữ viết. Khi đọc một văn bản viết,
điều đầu tiên gây cho người đọc khó chịu nhất là nét chữ xấu và viết sai chính
tả. Vấn đề này không phải chỉ xảy ra ở học sinh mà đôi lúc vẫn còn xảy ra ở
người lớn. Nói thế có nghĩa là vấn đề viết sai chính tả có thể xảy ra mọi lúc, mọi
nơi và ở mọi đối tượng. Tôi đã từng đi một số nơi, phát hiện một số hình ảnh cụ
thể về lỗi chính tả của một số pa-nô, áp phích, biển báo giao thông: “Xe mô tô,
xe máy, xe thô xơ chỉ được phép hoạt động trên tầng 1 cầu Thăng Long”; “Đoạn
đường thường sẩy ra tai nạn giao thông, chú ý quan sát, đề phòng”; “Cấm láy xe
lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm có
cài quay là bảo vệ chính mình”; “Đảng cộng sản Việt Nam người lảnh đạo...”

Hình 1: Hình ảnh biển báo giao thông sai lỗi chính tả.

Hình2: Hình ảnh biển báo giao thông sai lỗi chính tả.
1


Hình3: Hình ảnh pa-nô, áp phích sai lỗi chính tả.

Hình4: Hình ảnh pa-nô, áp phích sai lỗi chính tả.

Hình5: Hình ảnh pa-nô, áp phích sai lỗi chính tả.
2


Vậy nguyên nhân từ đâu mà có những sai sót này? Tôi thiết nghĩ, nguyên
nhân sâu xa là do những người làm ra các biển báo, pa -nô, áp phích này không
nắm được quy tắc viết chính tả từ Tiểu học.


Phân môn Chính tả là một phân môn có tầm quan trọng trong việc dạy
học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với
việc học môn Tiếng Việt và các môn học khác. Chính tả là hệ thống chữ viết
được xem là chuẩn mực của một ngôn ngữ. Vì vậy, muốn viết đúng chính tả, ta
phải tuân theo những quy tắc đã quy định. Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính
tả rất nhiều. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi không thể hiểu các em muốn diễn
đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng tới kết
quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế
khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát. Chính tả nói
riêng là rèn cho học sinh một số kĩ năng viết. Phân môn Chính tả được dạy
xuyên suốt trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học từ lớp 1đến lớp 5 với các
dạng bài chính tả như: tập chép, nghe đọc, nhớ viết…
Năm học 2014-2015, tôi được phân công dạy lớp 5A. Sau khi nhận lớp,
tôi phát hiện ra rất nhiều em yếu về phần viết chính tả. Trước tình trạng đó, tôi
vô cùng lo lắng và đặt ra câu hỏi: Làm cách nào để giảm bớt lỗi chính tả cho các
em ? Từ đó mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chính tả
cho học sinh viết yếu lớp 5” nhằm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh trong quá
trình viết và học tập.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận.
Chính tả là phân môn nhằm rèn cho học sinh kĩ năng viết, nghe, đọc và
làm các bài tập chính tả, rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Kĩ năng chính
tả thực sự cần thiết không chỉ đối với học sinh Tiểu học mà còn với tất cả mọi
người. Khi đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng
nội dung văn bản đó. Trái lại, một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người
đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản.
Viết chính tả đúng còn giúp học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho
việc học bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Chính tả còn bồi dưỡng cho học sinh
một số đức tính và thái độ cần thiết như: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng
tự trọng và tinh thần trách nhiệm.

2. Thực trạng về công tác viết chính tả của học sinh lớp 5A trường Tiểu học
Nga Thạch.
2.1. Một số lỗi chính tả mà học sinh lớp do tôi chủ nhiệm thường mắc phải:
Việc viết sai chính tả xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ là học sinh
Tiểu học, học sinh Trung học, sinh viên, đôi khi có cả một số giáo viên và
những người thành đạt. Qua tìm hiểu, tôi thấy học sinh của trường Tiểu học Nga
Thạch nói chung, học sinh viết yếu lớp 5A do tôi chủ nhiệm nói riêng thường
mắc một số lỗi khi viết chính tả đó là:
3


* Về dấu thanh:
Tiếng việt có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều học
sinh viết yếu chưa phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số
lượng tiếng mang 2 thanh này không ít và rất phổ biến.
Ví dụ: sữa xe đạp, hướng dẩn, dổ dành, lẩn lộn, ...
* Về âm đầu:
Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi âm dầu như: l/n (đi nàm, no
nắng...), g/gh (gê sợ, gi nhớ...), c/k (céo co...), ch/tr (cây che, chiến chanh...),
ng/ngh (ngỉ ngơi, nge nhạc...), s/x (xa mạc, sung phong...)
Trong các lỗi này, lỗi về s/x, ch/tr đối với lớp tôi là phổ biến hơn cả.
* Về âm cuối:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần như: an/ang
(cây bàn, bàng bạc...), ât/âc (chấc phát, nổi bậc...), ên/ênh (nhẹ tên, bên vực...),
at/ac (mặn chác, khác nước...), ăt/ăc (khuôn mặc, giặc quần áo...),...
* Về viết hoa danh từ riêng, tên riêng nước ngoài:
Hầu hết các em viết sai đều mắc lỗi không viết hoa danh từ riêng hoặc có
viết hoa danh từ riêng nhưng chưa viết đầy đủ các tiếng tạo thành tên riêng đó.
(Ví dụ : phố hàng Buồm )... Do các em chưa nắm được quy tắc viết hoa tên
người, tên địa lí Việt Nam. Lỗi sai viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài do

hầu hết các em đều nhầm lẫn khi dùng dấu gạch nối “-” giữa hai bộ phận tạo
thành tên riêng đó (Ví dụ: Lu - i - Pa - xtơ; thành phố Lốt - Ăng - giơ - lét ) hay
không dùng dấu gạch nối giữa các tiếng trong từng bộ phận của tên riêng đó (Ví
dụ: Pa ri, thầy Vi rô khi ô, ...).
Học sinh viết yếu thường hay mắc lỗi này khi viết tên riêng chỉ tên người,
tên địa lý, tên riêng nước ngoài, nếu không được giáo viên nhắc nhở khi đang
viết chính tả thì khó có thể viết đúng được.
2.2. Kết quả của thực trạng trên:
Theo con số thống kê đầu năm, lớp 5A do tôi phụ trách tổng số gồm 30
học sinh, chất lượng khảo sát về chữ viết của các em như sau:
Tổng
số
học
sinh
30

HS viết
đúng,
đẹp
SL
9

%
30

HS viết
sai 1 đến
2 lỗi
SL
3


%
10

HS viết
sai 3 lỗi
SL
5

%
16.7

HS viết
sai 4 lỗi
SL
4

%
13.3

HS viết
sai 5 lỗi
SL
5

%
16.7

HS viết
sai từ 6

lỗi đến
trên 10
lỗi
SL
%
4
13.3

2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên
- Học sinh đọc còn yếu, phát âm chưa chính xác do phương ngữ địa phương và
các em phát âm như thế nào thì viết như vậy.
- Do học sinh chưa hiểu được nghĩa của một số từ vựng.
- Học sinh chưa nắm được những quy tắc viết chính tả cơ bản.
4


- Do khi viết các em còn lơ là, không tập trung vào bài viết, lâu ngày thành thói
quen cẩu thả "viết quen tay".
- Một bộ phận không nhỏ học sinh còn ham chơi, chưa chăm chỉ, không chịu suy
nghĩ, tư duy trong việc nói và viết một cách chuẩn mực Tiếng Việt.
- Một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc sửa lỗi cho học sinh viết
yếu mà chỉ chú trọng đến chất lượng mũi nhọn.
- Giáo viên vì bài vở nhiều, thời gian lại hạn hẹp, áp lực công việc khá lớn nên
việc sửa lỗi chính tả chưa toàn tâm, toàn ý, chưa có hiệu quả.
- Nhà trường chưa có hình thức khen thưởng cho các giáo viên có thành tích bồi
dưỡng các học sinh viết yếu kịp thời để động viên, khuyến khích và tạo động
lực, hứng thú cho các giáo viên có tâm huyết đối với các em viết yếu.
Xuất phát từ thực trạng trên, năm học 2014-2015, tôi đã mạnh dạn áp
dụng “Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh viết yếu lớp
5” cho các em học sinh viết yếu lớp 5A, trường Tiểu học Nga Thạch.

3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện.
Biện pháp 1: Luyện cho học sinh cách phát âm chính xác.
Muốn cho học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ
tiếng, đúng chuẩn, đồng thời luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh,
các âm đầu, âm cuối. Việc rèn phát âm cho các em học sinh viết yếu tôi đã thực
hiện thường xuyên, liên tục, xuyên suốt trong năm học ở tất cả các tiết học như
Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, ... Vì vậy, việc phát âm chính
xác cho các học sinh viết yếu có tác dụng không nhỏ trong quá trình viết của các
em. Tôi đã áp dụng cách phát âm cho các em bằng cách:
- Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu: Bằng phát âm mẫu của
mình, tôi đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn, các từ cần luyện, yêu cầu
học sinh phát âm theo.
- Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm:
+ Với cách hướng dẫn cách phát âm này, tôi mô tả cấu âm của một âm nào đó
rồi hướng dẫn học sinh phát âm theo. Với phụ âm cần mô tả vị trí của lưỡi,
phương thức cấu âm. Tôi đã tiến hành sửa từng âm: Sai phát âm /p-pờ/ thành /bbờ/, (p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về mặt cấu âm (môi - môi) nhưng khác
nhau về mặt thanh tính, /p/ là phụ âm vô thanh, /b/ là phụ âm hữu thanh. Để
luyện đọc đúng âm /p/, tôi đã hướng dẫn học sinh đặt lòng bàn tay trước miệng,
một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm vốn có sẽ cảm nhận được độ
rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra. Cho học sinh bậm hai
môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. Cho các em làm lại như
trên nhưng phát thành tiếng /p/ và lấy luôn ví dụ cụ thể để các em phát âm: Ví
dụ: ''đèn pin", “pí pa -pí pô'', “pọ pạ”,.... Cho học sinh đặt một tay lên thanh hầu
và lòng bàn tay trước miệng, các em sẽ dễ dàng nhận biết được sự khác biệt giữa
hai âm. Khi phát âm /p/, dây thanh rung mạnh và có luồng hơi từ miệng phát ra
đập vào lòng bàn tay.
+ Sai phát âm /n-nờ/, /l-lờ/ lẫn lộn: Học sinh Nga Thạch hay phát âm lẫn giữa l/n
và phần lớn các em không ý thức được mình đang phát âm âm nào. Để chữa lỗi
phát âm cho học sinh, tôi phải trực quan hoá sự mô tả âm vị và hướng dẫn học
sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào: /n/ là một âm mũi,

5


khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung, còn khi phát âm âm /l /mũi không
rung. Sau đó, tôi cho học sinh luyện phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc la,
lo, lô, lu, lư,... Khi bịt chặt mũi, học sinh không thể phát âm các tiếng na, no, nô,
nu, nư. Cho học sinh luyện nói câu “con lươn nó lượn trong lọ”, “cái lộc bình nó
lăn lông lốc”, ... Hoặc hướng dẫn học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi lên
phía bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng, còn khi phát âm /n/ thì đưa đầu lưỡi
vào mặt trong của hàm răng. Sau đó, tôi cho học sinh luyện nói các câu “lúa lên
lớp lớp lòng nàng lâng lâng”, ...
- Hướng dẫn cho học sinh chữa lỗi bằng âm trung gian: Là cách chuyển từ âm
sai về âm đúng qua âm trung gian. Cách này tôi dùng để chữa từ thanh nặng về
thanh hỏi, thanh sắc về thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh, tôi đã làm
công việc tạo mẫu luyện cho các em phát âm riêng từng thanh hỏi, thanh ngã.
Khi luyện cho các em phát âm các tiếng có thanh hỏi-thanh ngã, tôi đã thực hiện
bước sau đây: Đầu tiên ghép các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi
thanh. Ví dụ: sỏi thỏi gỏi; bã, đã, giã, mã. Tiếp theo, tôi ghép các tiếng cùng
thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. Ví dụ: thảo, phải, kẻo (âm tiết nửa
mở); ngõ, khẽ, cũ (âm tiết mở). Cuối cùng ghép bất kỳ âm đầu các vần với các
thanh .
- Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh: Chẳng hạn, âm vực của
thanh huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh không) nên tập hát thanh sắc (hoặc
thanh không) thành thanh huyền rất thuận lợi. Ví dụ: Tôi cho học sinh đọc đúng
thanh huyền bằng cách tập cho các em câu hát: ''Bé bé bằng bông, hai má hồng
hồng ''.
- Việc rèn phát âm tôi không chỉ hướng dẫn cho các em thực hiện trong tiết Tập
đọc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong các tiết học khác.
- Với những học sinh đọc yếu thì thường viết sai chính tả nhiều. Trong giờ Tập
đọc, tôi rèn cho các em luyện phát âm hoặc cho đánh vần những tiếng, từ các em

đọc sai. Sau đó, tôi giao việc ở nhà cho học sinh là tập đọc một đoạn nào đó và
viết đoạn đó vào vở (Vì học sinh lớp 5 trường tôi chỉ học 7 buổi/tuần). Hôm sau,
học sinh đem lên lớp cho giáo viên hoặc tổ trưởng kiểm tra vào 15 phút kiểm tra
bài đầu giờ.
- Với những học sinh có vấn đề về phát âm như nói ngọng, nói lắp..., tôi lưu ý
học sinh chú ý nghe thầy phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải phát
âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh yếu viết đúng chính tả.
Khi học sinh đã nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm và đã phát âm
đúng, chuẩn, rõ ràng thì có tác dụng không nhỏ trong quá trình viết đúng của các
em bởi các em đọc thế nào thì viết như vậy.
Biện pháp 2: Củng cố cho học sinh quy tắc, ghi nhớ một số mẹo luật chính
tả, viết đúng mẫu chữ quy định, hướng dẫn cách trình bày bài viết.
Củng cố quy tắc và một số luật chính tả là giúp cho học sinh nắm vững
các quy tắc trong quá trình viết, đồng thời các em nắm thêm một số mẹo để áp
dụng khi viết một cách thành thạo.

6


Hình 6: Bài viết chính tả đầu năm học 2014-2015 của học sinh lớp 5A.

Hình 7: Bài viết chính tả đầu năm học 2014-2015 của học sinh lớp 5A.

Hình 8: Bài viết chính tả đầu năm học 2014-2015 của học sinh lớp 5A.
7


- Để khắc phục được tình trạng học sinh hay mắc lỗi chính tả thì tôi tập trung
vào các loại bài chính tả phân biệt. Qua loại bài chính tả phân biệt này học sinh
được ôn luyện nhiều lần, nắm chắc được các quy tắc chính tả, mẹo chính tả.

Cũng qua bài chính tả so sánh này, học sinh nắm vững từng cách viết, từ đó hạn
chế được các lỗi sai.
* Ví dụ : Khi dạy bài chính tả phân biệt dấu hỏi, dấu ngã: Tôi cung cấp cho học
sinh quy luật bổng-trầm, hệ bổng gồm các thanh: ngang, hỏi, sắc; hệ trầm gồm
các thanh: huyền, nặng, ngã.
Do vậy khi gặp một tiếng mà học sinh chưa biết là thanh hỏi hay thanh ngã, tôi
hướng dẫn cho các em tạo ra một từ láy. Nếu tiếng đó láy với tiếng bổng ta có
thanh hỏi, nếu tiếng đó láy với tiếng trầm ta có thanh ngã.
* Ví dụ : Mở (trong mở mang) -Thanh hỏi ; Nghỉ (nghỉ ngơi) - Thanh hỏi
Mỡ (trong mỡ màng) -Thanh ngã ; Nghĩ (nghĩ ngợi) - Thanh ngã
Ngoài ra, tôi cho học sinh hiểu nếu tạo ra một từ ngữ có ý nghĩa sẽ nắm được
nghĩa và hình thức chữ viết của từ.
* Ví dụ : Deo dai, em thử điền thanh hỏi (,) sẽ thành Dẻo dai. Dẻo dai: là từ có
nghĩa chỉ sự bền bỉ của sức lực, vậy ta điền thanh hỏi (,). Nếu điền thanh ngã sẽ
thành Dẽo dai, dẽo dai không có nghĩa nên không thể điền thanh ngã.
- Đối với những từ Hán -Việt, phát âm không phân biệt dấu hỏi, dấu ngã. Gặp
những từ bắt đầu bằng một trong các phụ âm: m, n, nh, v, l, d, ng và ngh thì đánh
dấu ngã. Để giúp học sinh nhớ được điều này, tôi hướng dẫn học sinh nhớ câu:
“Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã” để khi viết, các em sẽ xác định được phải
đánh dấu ngã.
* Ví dụ : Vĩ nhân, cần mẫn, nhã nhặn, lãnh đạm, vãng lai, phụ lão, dã man, ngôn
ngữ, tín ngưỡng ... (Trừ "ngải" trong "ngải cứu"), còn những từ bắt đầu bằng các
phụ âm khác, hoặc không có phụ âm đầu thì đánh dấu hỏi.
* Ví dụ : đảo điên, tưởng tượng, kiểu cách, …
Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ viết bằng dấu ngã.
* Ví dụ: kỹ (kỹ thuật, kỹ xảo), bãi (bãi bỏ, bãi khóa).
hữu (bằng hữu, hữu nghị), phẫu (phẫu thuật, giải phẫu ).
tiễn (tiễn đưa, tiễn biệt).
Khi dạy bài chính tả phân biệt k/q/c, tôi yêu cầu học sinh tự tìm ra những từ có
âm đầu là k/q /c, từ các ví dụ cụ thể mà học sinh nắm lại quy tắc chính tả.

- Chữ cái c: Luôn đứng trước các vần bắt đầu các nguyên âm: a, ă, ,â o, ô, u, ư, ..
* Ví dụ : Cần cù, còn, cặm cụi, cũng ...
- Chữ cái k: Luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các nguyên âm: e, ê, i, ...
* Ví dụ: Kính, kể, kèo, ...
- Chữ cái q: Luôn kết hợp với u thành qu (đọc là quờ). Qu luôn đứng trước hầu
hết các nguyên âm (trừ các nguyên âm o, u, ư).
* Ví dụ : Quan trọng, quanh quẩn.
- Với những tiếng khó, tôi áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những
tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ.

* Ví dụ: Khi viết tiếng “muống” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, tôi yêu
cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
Muống = M + uông + thanh sắc

8


Muốn = M + uôn + thanh sắc.

So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “muống” có âm cuối là “ng”, tiếng “muốn”
có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ không viết sai.
- Ngoài ra, tôi cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả. Mẹo luật chính tả
là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật, chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên
khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm
quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i,
e, ê, iê, ie. Ngoài ra, tôi cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch: Tôi hướng dẫn cho học sinh nắm được đặc điểm đó là đa số
các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch. Ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi,
chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé,… chồn, chí, chuột, chó,
chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi,…

+ Để phân biệt âm đầu s/x: Tôi hướng dẫn cho học sinh nắm được đặc điểm đó là đa số
các từ chỉ tên các loài cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, su
su, sa nhân, sơn trà, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa,… sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu,
sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô,…
+ Luật bổng-trầm: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của 2 yếu tố ở cùng một hệ
bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ được 2 nhóm này, tôi dạy cho học
sinh thuộc 2 câu thơ:
Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào.
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng,
ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc,
hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại). Ví dụ:
* Bổng
Ngang + hỏi: Nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo, vui vẻ, …
Sắc + hỏi: Nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ, …
Hỏi + hỏi: Lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, thủ thỉ, rủ rỉ, …

* Trầm:
Huyền + ngã: Sẵn sàng, lững lờ, vồn vã, ...
Nặng + ngã: Nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo,…
Ngã + ngã: Dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo,…
+ Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn: Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững
chắc: Gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh
choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh…
+ Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng đoàng, loảng
xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, ùng oàng, quang quác, ăng ẳng, ằng ặc, oăng
oẳng, răng rắc, sằng sặc, pằng pằng, eng éc, beng beng, chập cheng, leng keng, reng reng,
phèng phèng, lẻng kẻng, lẻng xẻng, ùng ùng, đùng đùng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch,
thình thình, rập rình, xập xình, huỳnh huỵch…
+ Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân.

+ Vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ: ngoằn ngoèo, khoèo chân.

Để khắc phục tình trạng viết sai về danh từ riêng, tên riêng nước ngoài, tôi đã
tiến hành hướng dẫn chi tiết cho học sinh về cách viết. Cụ thể:
* Tên người, tên địa lý Việt Nam:
- Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các tiếng tạo thành tên riêng đó.
+ Ví dụ: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai,...
9


- Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn
là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết
hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
+ Ví dụ: Ông Gióng, Bà Trưng, Đồ Chiểu, Đề Thám, ...
-Tên địa lý: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các tiếng tạo thành tên riêng đó.
+ Ví dụ: Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ, ...
- Tên địa lý được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận
vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được
coi là danh từ riêng chỉ tên địa lý và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lý.
+ Ví dụ: Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc, Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn
Tây, Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thủy, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu, ...
- Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các tiếng tạo thành tên riêng đó.
+ Ví dụ: Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, ...
- Tên người, tên địa lý và tên các địa tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu
số có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận
tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các tiếng.
+ Ví dụ: Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi, Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng, Y-rơpao, Chư-pa,...
- Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và
các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.
+ Ví dụ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Thường

vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ...
- Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của
nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.
+ Ví dụ: (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu, (bác) Nồi Đồng,
(cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu, (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng,...
* Tên người, tên địa lý nước ngoài:
-Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên
địa lý Việt Nam.
+ Ví dụ: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha,
Triều Tiên,...
- Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát
theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và
có gạch nối giữa các âm tiết.
+ Ví dụ: Phơ-ri-đơ-rich Ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin, Mát-xcơ-va, I-tali-a, An-giê-ri,...
* Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài:
- Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể
Việt Nam.
+ Ví dụ: Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nôxốp, Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh,...
- Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt, tùy từng trường hợp có thể ghi
thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên không viết tắt .
10


+ Ví dụ: WB (Ngân hàng Thế giới), hoặc WB (World Bank),...
* Hướng dẫn học sinh cách trình bày một bài viết chính tả: Chữ viết của giáo
viên là trực quan sinh động nhất đối với học sinh Tiểu học, do đặc điểm tâm lý
của học sinh Tiểu học dễ bắt chước. Do đó, tôi rất coi trọng việc viết chữ, trình
bày trên bảng lớp là trực quan sinh động về chữ viết mẫu mực của mình cho học

sinh noi theo. Do vậy việc khổ công rèn luyện viết đúng, viết đẹp, viết rõ ràng
đúng quy trình là tiêu chí đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học,
trong mỗi lần trình bày bảng sao cho khoa học, đẹp mắt. Ngoài yêu cầu về viết
đúng, viết đẹp tôi còn luôn chú ý tạo sự thống nhất trong cách trình bày bảng ở
từng phân môn khi thể hiện bài dạy của mình. Thông qua việc viết và trình bày
bảng lớp để từ đó quy định cách trình bày bài viết trong vở của học sinh nhằm
tạo ra sự thống nhất, chuẩn mực từ các chi tiết nhỏ nhất (gạch chân, kẻ hết bài,
kẻ hết buổi, cách ghi đề bài, cách trình bày bài thơ lục bát, thơ tự do và bài văn
xuôi,...).

Hình 9: Giáo viên trình bày bảng trong tiết chính tả.
Biện pháp 3: Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ để viết đúng.
Để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh thì việc giải nghĩa từ cũng rất quan
trọng. Việc giải nghĩa từ tôi thường thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập
đọc, Tập làm văn,… nhưng nó cũng là viêc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi mà
học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.
- Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt
câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái
nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh,…

* Ví dụ: Phân biệt chiêng và chiên.
+ Giải nghĩa từ chiêng: Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh cái
chiêng hoặc miêu tả đặc điểm (chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi,
âm thanh vang dội).

11


+ Giải nghĩa từ chiên: Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ chiên hoặc giải thích bằng
định nghĩa (chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào chảo dầu, mỡ, đun trực tiếp

trên bếp lửa).

- Giáo viên có thể treo tranh minh họa để vừa kích thích hứng thú học tập của
học sinh, vừa giúp học sinh dễ nhớ từ hơn. Với những từ nhiều nghĩa, tôi phải đặt từ
đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ cho học sinh hiểu.

Ngoài ra, thông qua phân môn Luyện từ và câu, tôi giúp cho học sinh hiểu được
nghĩa của từ một cách chính xác.
Ví dụ : líu hay níu
- Líu: Chim hót líu lo.
- Níu: Đừng níu áo nhau.
Ví dụ : đổ hay đỗ
- Xe đổ: Xe bị lật nghiêng.
- Xe đỗ: Xe dừng lại không chạy nữa.
Ví dụ: vỏ hay võ .
- Vỏ : bóc vỏ, vỏ chai,...
- Võ : võ nghệ, võ đoán, vò võ,...
- Qua phân môn Luyện từ và câu, tôi giúp cho các em hiểu về câu từ đó biết
chấm câu, sau dấu chấm câu biết viết hoa chữ cái đầu câu, biết viết hoa các danh
từ riêng.
Biện pháp 4: Sử dụng các dạng bài tập chính tả để học sinh ghi nhớ một số quy tắc
chính tả.
Đối với biện pháp này, tôi đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh
tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Từ đó,
học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ, góp phần không nhỏ vào quá trình viết
của các em.
- Bài tập trắc nghiệm:
* Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả:
a. Hướng dẩn
b. Hướng dẫn

c. Giải lụa
d. Dải lụa
e. Oan uổng
f. Oan uổn
* Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống trước
những chữ viết sai chính tả:
Rau muốn
Rau muống
Chải chuốc
Chải chuốt
Giặc quần áo
Giặt quần áo
* Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả:
A
B

bênh
trái
bên
vực
bện
tật
bệnh
tóc
- Bài tập chọn lựa:
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Cháu bé đang uống ……… (sửa, sữa).
Học sinh …...........mũ chào thầy giáo. (ngả, ngã).
Đôi …… này đế rất …….. (giày, dày).
12



Sau khi ……. con, chị ấy trông thật …… (xinh, sinh).
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Học sinh …. đèn học bài….. đêm khuya (trong, chong).
Lan thích nghe kể……….hơn đọc……….. (truyện, chuyện).
Trời nhiều …….., gió heo ………lại về. (mây, may).
- Bài tập phát hiện:
* Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Xuân diệu là một nhà thơ trử tình nổi tiếng.
Cả phòng khéc lẹc mùi thuốc lá.
Lá vàng bay liệng trong gió chiều.
Bức tườn bị nức ngang nức dọc.
- Bài tập điền khuyết:
* Điền vào chỗ trống:
l/n: lành…. ặn, nao…úng,…anh lảnh
s/x: chim…ẻ, san…ẻ, …ẻ gỗ. …uất khẩu, năng….uất.
ươn/ương: bay l…..., b…. chải, bốn ph….. , chán ch……
iêt/iêc: đi biền b…....., thấy tiêng t..., xanh biêng b…..
* Điền tiếng láy thích hợp vào chỗ trống:
Hắn bỡ…….. trước cuộc sống mới lạ.
Buổi trưa hè, trời nắng chói …….
Dây leo chằng………, chắn cả lối đi.
Tiếng gà kêu quang ………
- Bài tập tìm từ:
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ
đồng âm, từ trái nghĩa.
* Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ươt hoặc ươc có nghĩa như sau:
Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ: ......................................................................
Thi không đỗ:.....................................................................................

Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh:........................................

* Tìm các từ chỉ hoạt động:
Chứa tiếng bắt đầu bằng r: ........................................................
Chứa tiếng bắt đầu bằng d: ........................................................
Chứa tiếng bắt đầu bằng gi: ........................................................
Chứa tiếng có vần ươt:
........................................................
Chứa tiếng có vần ươc:
........................................................
* Tìm từ ngữ chứa thanh hỏi hoặc thanh ngã có ý nghĩa như sau:

Trái nghĩa với từ thật thà: ........................................................
Đoạn đường nhỏ hẹp trong thành phố: ........................................................
Cây trồng để làm đẹp: ........................................................
Khung gỗ để dệt vải: ........................................................

- Bài tập phân biệt:
* Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau:
nồi - lồi: ........................................................
no - lo: ........................................................
bàn - bàng: ........................................................
13


ngả - ngã: ........................................................
- Bài tập giải câu đố
* Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
Mặt….. òn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng… ên cao
Đêm về đi ngủ, ….ui vào nơi đâu?
(là gì?)
* Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm rồi giải câu đố sau:
Cánh gì cánh chăng biết bay
Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi
Đôi ngàn vạn giọt mồ hôi
Bát cơm trắng deo, đia xôi thơm bùi. (là gì?)

Từ hệ thống bài tập trên, các em học sinh viết yếu củng cố được nhiều
kiến thức về viết chính tả, giúp các em dần dần nâng cao kỹ năng viết của bản thân
trong học tập.

Biện pháp 5. Tổ chức cho học sinh học theo tổ - nhóm và yêu cầu học sinh
tự phát hiện ra lỗi chính tả rồi sửa lỗi cho nhau.
Trong một số tiết Luyện Tiếng Việt của tuần, tôi đã tổ chức cho các em
học sinh viết yếu chính tả học theo tổ-nhóm, và yêu cầu các em trong tổ tự phát
hiện ra các lỗi để sửa cho nhau. Mỗi lần sửa như vậy, bản thân mỗi học sinh có
thể nắm vững thêm một số quy tắc chính tả để các em vận dụng trong quá trình
học tập tốt hơn.
- Qua quá trình giảng dạy, tôi tổ chức cho học sinh học theo tổ nhóm hoặc phân
thành “đôi bạn cùng tiến” học tập để các em hướng dẫn lẫn nhau (giáo viên luôn
nhắc nhở và kiểm tra các em đều phải có một quyển vở rèn chính tả).
Ví dụ: Mỗi tuần, ngày thứ Ba có tiết chính tả thì ngày thứ Năm hoặc ngày thứ
Sáu các nhóm học tập (hoặc đôi bạn học tập) sẽ đọc trước phần viết đúng rồi đọc
toàn bài viết. Qua đó học sinh đọc để hiểu được nội dung bài và nghĩa của từ
cần ghi nhớ. Học sinh sau khi nắm được nội dung bài và các từ cần ghi nhớ, các
em lấy "Quyển vở rèn chính tả" ra viết vào, tiếp theo là đổi bài kiểm tra lẫn
nhau.


14


Hình 10: Học sinh đang tự sửa lỗi chính tả trong nhóm.

Hình 11: Học sinh đang tự sửa lỗi chính tả trong nhóm.
- Vào ngày thứ Tư, trong lúc 15 phút đầu giờ, tôi giao cho các em sẽ tiến hành
viết và kiểm tra chéo nhau lần nữa, củng cố lại những từ còn viết sai.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện ra những lỗi viết sai và tự bản
thân các em sửa lỗi qua các hình thức khác nhau.
- Giáo viên đọc lại bài văn hay khổ thơ mà trong đoạn bài yêu cầu học sinh viết
cho học sinh soát lỗi.
15


- Giáo viên cho học sinh phát hiện ra lỗi chính tả qua các dạng bài tập khác
nhau. Ví dụ: Chép một đoạn bài có viết sai chính tả, yêu cầu học sinh viết lại
cho đúng .
Ví dụ trong bài Kì diệu rừng xanh: lắng trưa đả rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu
vẫn ẫm nạnh, ánh lắng nọt qua ná trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào
rào chuyễn động đến đấy. những con vượn bạc má ôm con gọn ghẻ chuyền
nhanh như tia chớp…
Qua bài viết trên, tôi cho học sinh tự sửa lỗi chính tả, cụ thể là l viết là n, ngược
lại n viết là l , dấu hỏi viết dấu ngã, dấu ngã viết dấu hỏi.
Từ những cách nêu trên, giúp học sinh quen dần với cách phát hiện ra lỗi
và tự sửa lỗi, dần dần các em sẽ nhớ cách viết đúng, thấy được các từ viết sai để
tránh. Từ đó, các em đã được mắt nhìn, tay viết các chữ khó rất nhiều lần và hạn
chế được các lỗi sai ở học sinh.
Biện pháp 6: Chấm chữa bài, phối hợp với phụ huynh nhận xét theo Thông
tư 30 đối với bài viết của học sinh. Động viên phụ huynh quan tâm tới bút,

vở, thước, ...của các em.
Đối với chấm chữa bài, phối hợp với phụ huynh nhận xét bài viết của học
sinh theo Thông tư 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo có tác dụng tạo hứng thú cho
học sinh trong quá trình học tập, đồng thời mọi phụ huynh cũng nắm được các
lỗi sai của con em mình để có hướng khắc phục, động viên khi các em viết bài ở
nhà.
Khi chấm chữa bài và nhận xét, tôi đặc biệt chú ý đến chữ viết, chữ phải
mẫu mực, đúng, đẹp không được viết cẩu thả (dù rất vội khi có người dự giờ).
Việc chữa lỗi cho học sinh tôi chữa một cách tỉ mỉ, cụ thể, kết hợp với lời phê
chính xác, mang tính khích lệ, động viên học sinh để học sinh tự tin vào bản
thân khi viết bài và nhận ra những tồn tại cần khắc phục. Từ đó, đã giảm áp lực
cho học sinh, không còn những điểm số khô cứng, những trang vở sống động
hơn với những lời nhận xét thể hiện sự quan tâm của thầy đối với học sinh. Vì
vậy, có học sinh cho biết: "Em thích đọc lời nhận xét của thầy hơn là cho điểm
vì qua đó em có thể biết những hạn chế để khắc phục, sửa chữa”. Bên cạnh đó là
những lời động viên khuyến khích, giúp học sinh tự tin và phấn đấu học tốt hơn.
Tôi nhận thấy ưu điểm của Thông tư 30 nên đã áp dụng một cách có hiệu quả
vào chính phân môn Chính tả. Từ khi áp dụng thông tư, học sinh tiếp thu bài nhẹ
nhàng, không bị áp lực. Đối với học sinh, lời nhận xét rất quan trọng. Hằng
ngày, trong giờ học, tôi luôn quan sát các em để có cơ sở ghi nhớ vào sổ tay theo
dõi chất lượng. So với thời gian trước, tôi bận rộn hơn, nhưng bù lại học sinh
thoải mái hơn trong tiết học. Đối với học sinh, bắt đầu quen dần với cách đánh
giá bằng nhận xét của tôi nên các em không yêu cầu giáo viên chấm điểm như
trước. Các em rất thích thú vì tự đánh giá bài viết của mình và được tham gia
nhận xét các bạn trong mỗi tiết học. Việc không còn chấm điểm số hàng ngày đã
giảm áp lực điểm số, giúp các em thấy thoải mái, hứng thú, tự tin hơn trong quá
trình học tập phân môn chính tả nói riêng và các môn học khác nói chung. Vì
vậy, thực hiện thông tư 30 trong quá trình giảng dạy môn chính tả, học sinh
được khích lệ từ những cố gắng nhỏ của bản thân bằng lời nhận xét trực tiếp hay
16



trên vở của học sinh. Với việc chỉ ra những hạn chế của học sinh, tôi kịp thời có
các biện pháp hỗ trợ để học sinh nhanh chóng khắc phục và chữ viết tiến bộ hơn.

Hình 12: Bài viết của học sinh lớp 5A gần cuối năm học 2014-2015

Hình 13: Bài viết của học sinh lớp 5A gần cuối năm học 2014-2015
Ngoài việc đánh giá học sinh, tôi đã phối kết hợp cùng phụ huynh, hướng dẫn
chi tiết cho phụ huynh nắm được nội dung Thông tư 30 để kết hợp đánh giá bài
viết của con em mình. Từ đó, mọi phụ huynh đã quan tâm hơn quá trình viết của
17


con em mình, nắm được các lỗi mà các em hay mắc phải để động viên, sửa
chữa, uốn nắn cho các em khi ở nhà, đồng thời mua sắm dụng cụ học tập phục
vụ cho phân môn chính tả đầy đủ, có chất lượng hơn.
Trong quá trình viết, tôi còn thường xuyên nhắc nhở cho học sinh cách cầm bút,
cách đặt vở, nhắc nhở khoẳng cách giữa mắt và vở, uốn nắn tư thế ngồi,... Từ
đó, góp phần không nhỏ trong quá trình nâng cao chất lượng viết cho học sinh
viết yếu của lớp tôi chủ nhiệm.

Hình 12: Hình ảnh giờ viết chính tả của học sinh lớp 5A
4. Kiểm nghiệm..
Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận
thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt trong việc nắm bắt các quy luật chính tả,
đặc biệt là các tiếng có phụ âm đầu l/n, gi/r/d, tr/ch, s/x và thanh hỏi, thanh ngã.
So với đầu năm, tỉ lệ viết đúng đạt trên 90%. Ngoài ra, các em còn thể hiện sự
viết đúng, viết đẹp trong bài chính tả nói riêng và các bài tập của môn học khác
nói chung.

Trong tiết học Chính tả, không khí lớp học trở nên hào hứng, sôi nổi, các
em học sinh không còn rụt rè, e ngại mà đã có sự tự tin, hăng hái phát biểu ý
kiến xây dựng bài.
Vì vậy, sau một năm áp dụng “Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chính
tả cho học sinh viết yếu lớp 5”, kết quả viết của các em học sinh lớp 5A do tôi
chủ nhiệm cuối năm học 2014-2015 như sau:
Tổng
số
học

HS viết
đúng,
đẹp

HS viết
sai 1 đến
2 lỗi

HS viết
sai 3 lỗi

HS viết
sai 4 lỗi

HS viết
sai 5 lỗi

HS viết
sai từ 6
lỗi đến

18


sinh
30

SL
18

%
60

SL
7

%
23.3

SL
3

%
10

SL
2

%
6.7


SL
0

%
0

trên 10
lỗi
SL %
0
0

Tuy việc “Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh viết yếu” cần một quá
trình lâu dài, xuyên suốt, song với kết quả đạt được như trên tôi vẫn cảm thấy rất
vui vì công việc mình làm bước đầu đã đạt hiệu.
III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận.
Sau một năm nghiên cứu, áp dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy không
những việc viết đúng chính tả của các em học sinh được nâng lên mà còn thúc
đẩy hứng thú, phong trào học tập của tất cả các em trong lớp do tôi chủ nhiệm
ngày càng nâng cao. Nhiều phụ huynh học sinh trước đây không mấy quan tâm
đến chữ viết của con em mình thì nay thấy được sự tiến bộ của các em đã rất
phấn khởi, quan tâm nhiều đến chữ viết của các em.
Tóm lại, sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người
giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nóng vội. Vì có những học sinh tiến bộ ngay trong
vài tuần nhưng cũng có những học sinh tiến bộ rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài
tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ
thất bại.

2. Đề xuất.

Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi không có tham vọng đưa ra các biện
pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ xin nêu một số kinh
nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi tích luỹ được trong năm học qua, mong muốn nhận
được ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 08 tháng 4 năm 2015

.........................................................
.........................................................
.........................................................
.........................................................
.........................................................

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết

Lê Đình Nam

19



×