Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Xây dựng đạo đức môi trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 172 trang )



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng
dẫn của PGS. TS Nguyễn Văn Phúc. Các số liệu, tư liệu, tài liệu được sử dụng trong
luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Hoàng Thị Thanh


LỜI CẢM ƠN!

Bản luận án này được hoàn thành với sự nỗ lực học tập, nghiên cứu khoa học
của bản thân cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên từ các thầy cơ, đồng
nghiệp, gia đình và bè bạn.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
giáo PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hồn thành
luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo trong khoa
Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà
Nội, những người đã định hướng, chỉ bảo, góp ý, gợi mở cho tơi những ý tưởng
khoa học, động viên, khích lệ tơi hồn thành luận án.


Tơi cũng gửi lời tri ân tới gia đình, bè bạn, những người ln bên cạnh, động
viên, khích lệ, chia sẻ, gánh vác cơng việc, tạo điều kiện để tơi hồn thành nhiệm vụ
khoa học của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Hoàng Thị Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

8

1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về đạo đức
môi trƣờng và xây dựng đạo đức mơi trƣờng
1. 1. 1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về đạo đức môi trường

8
8

1. 1. 2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về xây dựng
đạo đức mơi trường


14

1. 2. Những cơng trình nghiên cứu về thực trạng xây dựng đạo đức
môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay

19

1. 3. Những cơng trình nghiên cứu về giải pháp xây dựng đạo đức môi
trƣờng ở nƣớc ta hiện nay

23

1.3.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về bảo vệ môi
trường ở Việt Nam hiện nay

23

1.3.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục đạo đức môi
trường ở Việt Nam hiện nay

25

1.3.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng mơi trường
văn hóa, lối sống văn hóa

27

1. 4. Những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc và vấn đề đặt ra luận án
29


cần tiếp tục giải quyết
Chƣơng 2. ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG, XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MÔI
TRƢỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1

32


2.1. Đạo đức môi trƣờng

32

2. 1. 1. Khái niệm "đạo đức", khái niệm "môi trường"

32

2. 1. 2. Khái niệm “đạo đức môi trường”

36

2.1.3. Những đặc trưng cơ bản của đạo đức môi trường

45

2. 2. Các thành tố hợp thành xây dựng đạo đức môi trƣờng hiện nay

47


2.2.1. Mục tiêu của xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay

47

2.2.2. Thực chất xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay

49

2.2.3. Chủ thể xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay

57

2.2.4. Phương thức xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay

60

CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

69

3. 1. Những nhân tố tác động đến xây dựng đạo đức môi trƣờng ở Việt
69

Nam hiện nay
3.1.1. Tác động của tồn cầu hóa đến xây dựng đạo đức mơi trường ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay

69


3.1.2. Tác động kinh tế thị trường đến xây dựng đạo đức môi trường ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay

71

3.1.3. Tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với xây dựng đạo
đức môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

72

3.1.4. Tác động của lối sống, tập quán và truyền thống văn hóa đối với
xây dựng đạo đức mơi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
3. 2. Thực trạng xây dựng đạo đức môi trƣờng Việt Nam trong giai

2

75


đoạn hiện nay

77

3.2.1. Thành tựu trong xây dựng đạo đức môi trường và nguyên nhân

77

3.2.2. Hạn chế trong xây dựng đạo đức môi trường và nguyên nhân

85


3.3. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng đạo đức môi trƣờng ở Việt
100

Nam hiện nay
3.3.1. Luật pháp chưa phát huy hết vai trị trong xây dựng đạo đức mơi
trường

100

3.3.2. Cơng tác giáo dục đạo đức mơi trường cịn nhiều bất cập

103

3.3.3. Lối sống hiện nay còn tác động rất tiêu cực đến việc xây dựng đạo
đức môi trường

107

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

111

4.1. Tăng cƣờng vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức môi
trƣờng ở Việt Nam hiện nay

111

4.2. Đẩy mạnh hơn nữa và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục

đạo đức môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay

120

4.3. Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng mơi trƣờng văn hóa, lối sống
văn hóa

127

KẾT LUẬN

148

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC

162

3


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Quá trình hình thành và phát triển của xã hội lồi người đã có sự liên hệ ràng
buộc, gắn bó hữu cơ với mơi trường tự nhiên. Tự nhiên là điều kiện đầu tiên và tất
yếu quy định và tác động đến đời sống con người, con người ln gắn bó hữu cơ
với mơi trường tự nhiên, đồng thời phần nào ý thức được trách nhiệm của mình
trong bảo vệ và tơn tạo tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình lao động sản xuất và
thỏa mãn những nhu cầu của đời sống, con người đã và đang không ngừng tác động
vào tự nhiên, khai thác và hưởng thụ các giá trị của tự nhiên, đó cũng là q trình
làm biến đổi tự nhiên theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Để hạn chế những tác
động tiêu cực của con người đối với tự nhiên con người cần tăng cường nhận thức
và điều chỉnh hành vi của mình đối với tự nhiên sao cho vừa đáp ứng và thỏa mãn
những nhu cầu của đời sống đồng thời vừa mang lại “nền hịa bình" cho giới tự
nhiên. Để tạo ra sự hài hịa đó con người cần có đạo đức mơi trường.
Thuật ngữ “đạo đức môi trường” mới xuất hiện trong thế giới đương đại,
nhưng những tư tưởng về nó đã có từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Cho đến hiện nay đạo đức môi trường lại càng được quan tâm nghiên cứu
xuất phát từ những vấn đề bức xúc của thực tiễn, nó đã trở thành chủ đề được bàn
đến tại nhiều hội thảo khoa học và có vị trí nhất định trong nhiều lĩnh vực khoa học,
đồng thời đạo đức mơi trường cịn là một biện pháp, phương thức hữu hiệu để điều
chỉnh nhận thức và hành vi của con người trong ứng xử với giới tự nhiên. Đạo đức
mơi trường là phát huy tính tự giác, tự nguyện và tinh thần trách nhiệm của con
người trong bảo vệ môi trường.
Trong cuộc sống của người Việt Nam từ xưa đến nay, truyền thống tôn trọng,
bảo vệ tự nhiên, sống hài hòa với tự nhiên đã trở thành một nét đẹp văn hóa cao
đẹp. Tuy nhiên, nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên, ô

4



nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước, tác động đến mọi mặt của đời
sống xã hội, dẫn đến ơ nhiễm mơi trường và suy thối tài nguyên thiên nhiên. Thực
trạng trên bắt nguồn từ sự thiếu đạo đức mơi trường. Xuất phát từ thực tế đó tất yếu
phải xây dựng đạo đức mơi trường nhằm góp phần nâng cao nhận thức và hành vi
ứng xử đúng của xã hội đối với môi trường nhằm bảo vệ mơi trường sống của chính
chúng ta và các thế hệ con cháu sau này. Để có thể xây dựng đạo đức mơi trường
thành cơng cần phát huy vai trị của cộng đồng, trong đó đường lối và chính sách
của Đảng và Nhà nước là cơ sở quan trọng để định hướng và ban hành những chính
sách cụ thể liên quan đến bảo vệ môi trường, đồng thời phát huy vai trò của các tầng
lớp nhân dân và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh - những chủ thể có tác
động trực tiếp đến tài ngun và mơi trường. Thơng qua việc phát huy vai trị của
các chủ thể cần phải tiến hành xây dựng đạo đức môi trường bằng ba phương thức
khác nhau: phát huy vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường; phát huy vai trị
của giáo dục đạo đức mơi trường và xây dựng mơi trường văn hóa, lối sống văn
hóa. Qua việc xác định cụ thể chủ thể, phương thức xây dựng đạo đức môi trường
sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi đối với môi trường và con
người, góp phần phát triển bền vững đất nước.
Như vậy, xây dựng đạo đức mơi trường là góp phần xây dựng mối quan hệ
hài hòa giữa con người với tự nhiên, đồng thời xây dựng mối quan hệ giữa người
với người, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Cho đến hiện nay, để bảo vệ tài nguyên và môi trường bên cạnh những giải
pháp tổng thể của Nhà nước và các bộ, ban, ngành cần những nghiên cứu dưới góc
độ triết học chuyên sâu về xây dựng đạo đức môi trường để từ đó đề ra những giải
pháp cơ bản nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng trong bảo vệ môi
trường. Đây là hướng nghiên cứu thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách,
góp phần bảo vệ tài ngun và mơi trường hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu nào có tính tổng qt về xây dựng đạo đức mơi trường, do vậy chưa có
những kiến giải xác đáng và những giải pháp tổng thể nhằm xây dựng đạo đức môi

trường cho con người Việt Nam. Cùng với những nghiên cứu cụ thể từ các bình

5


diện khác nhau, việc nghiên cứu đề tài này từ góc độ triết học là cần thiết. Hy vọng
với cơng trình nghiên cứu này tác giả luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
cấp thiết trong xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn Xây dựng đạo đức môi trường ở
Việt Nam hiện nay làm đề tài cho luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận về đạo đức
mơi trường, xây dựng đạo đức mơi trường, phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân
và nhận diện vấn đề đặt ra, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên, luận án cần giải
quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo đức môi trường và xây
dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay.
- Khảo cứu thực trạng, phân tích nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong
xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đạo đức
môi trường ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu: xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: nhận thức và hành vi xây dựng đạo đức môi trường (tự
nhiên) ở Việt Nam từ khi đổi mới đất nước (1986) đến nay; chủ thể nghiên cứu là
Nhà nước, người dân và doanh nghiệp (cơ sở sản xuất kinh doanh).
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án

6


- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác
- Lênin về đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt
Nam về bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường và xây dựng đạo đức môi trường.
- Cơ sở thực tiễn: Luận án tham khảo các tài liệu liên quan đến thực trạng xây
dựng đạo đức môi trường hiện nay ở nước ta, các số liệu liên quan đến mơi trường
thực tế, các cơng trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lích sử, đồng thời sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống nhất phân tích, tổng hợp, lịch sử, logic,
diễn dịch, quy nạp, so sánh... để làm rõ vấn đề nghiên cứu
5. Đóng góp mới của luân án
- Chỉ ra thực chất của đạo đức môi trường, xây dựng đạo đức môi trường,
những chuẩn mực cơ bản, tầm quan trọng của xây dựng đạo đức môi trường và
những phương thức thực hiện việc này trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
- Trình bày và phân tích những vấn đề đặt ra trong xây dựng đạo đức môi
trường ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng đạo đức
môi trường ở Việt Nam hiện nay
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm rõ nội dung đạo đức môi trường, nội
dung xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ trong giảng
dạy về đạo đức môi trường; luận án cũng có ý nghĩa khuyến nghị đối với cơng tác
xây dựng đạo đức môi trường hiện nay.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục các cơng trình khoa học của tác giả liên
quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương với
12 tiết.

7


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. 1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về đạo đức môi
trƣờng và xây dựng đạo đức môi trƣờng
1. 1. 1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về đạo đức môi trường
Ở nước ta trong những năm gần đây các nhà khoa học đã bắt đầu quan tâm
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đạo đức môi trường. Bước đầu các tác giả
mới chỉ kịp chủ yếu tập trung đề cập đến đạo đức môi trường mà chưa nghiên cứu
sâu về xây dựng đạo đức môi trường. Những nội dung cơ bản của các cơng trình
nghiên cứu đó là như sau:
Thứ nhất, về tầm quan trọng của đạo đức mơi trường
Đạo đức mơi trường có vai trị quan trọng trong điều chỉnh nhận thức, hành vi
và cách ứng xử của con người với môi trường. Các bài Tư tưởng của các nhà sáng
lập chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên với
phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay [85] của tác giả Nguyễn Văn Thanh
(2012), hay Phật giáo với đạo đức lối sống xanh [91] của tác giả Hoàng thị Thơ
(2017) đều khẳng định: đạo đức môi trường đã trở thành chủ đề được bàn đến tại
nhiều hội thảo khoa học và có vị trí nhất định trong nhiều lĩnh vực khoa học, đồng
thời đạo đức mơi trường được nhìn nhận như một biện pháp hữu hiệu nhằm điều
chỉnh một cách tự giác hành vi của con người. “Để có sự phát triển bền vững, cịn
phải bổ sung vào lý luận đạo đức nội dung mới là đạo đức sinh thái, đồng thời nâng
cao đạo đức sinh thái cho con người trên hành tinh hiện nay” [85; tr. 29]. Đạo đức
môi trường tập trung vào việc nâng cao vai trò của con người một cách tự giác và tự
nguyện với việc phát huy cao nhất trách nhiệm của con người trong bảo vệ môi

trường [91; tr. 55].
Thứ hai, về khái niệm đạo đức môi trường
Thuật ngữ đạo đức môi trường ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ XX từ
những vấn đề bức xúc của thực tiễn, các vấn nạn môi trường. Xung quanh thuật ngữ
này cịn nhiều tranh luận. Thực tế là hiện có khơng nhiều các nghiên cứu về đạo đức

8


môi trường hay đạo đức sinh thái. Tùy vào từng mối quan tâm nghiên cứu riêng, các
tác giả đã tiếp cận khái niệm “đạo đức mơi trường” ở những góc độ khác nhau.
Trong Báo cáo tổng kết đề tài Giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh trung học
cơ sở [11] của tác giả Dương Quang Ngọc (2009); Đạo đức sinh thái và việc giáo
dục đạo đức sinh thái cho cán bộ chủ chốt cấp huyện các tỉnh phía Bắc nước ta
hiện nay [39] của tác giả Vũ Trọng Dung (2004); Môi trường và giáo dục bảo vệ
môi trường [52] của tác giả Lê Văn Khoa (chủ biên, 2009); Bảo vệ mơi trường từ
góc độ đạo đức [76] của tác giả Nguyễn Văn Phúc (2010); và Đạo đức môi trường
[78] của cùng tác giả Nguyễn Văn Phúc (2013); Đạo đức sinh thái trong hoạt động
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vì sự phát
triển bền vững [100] của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm (2005); Đạo đức môi trường
ở nước ta lý luận và thực tiễn [19] của tác giả Vũ Dũng (2011) đã khẳng định
những nội dung cơ bản sau:
Một là, đạo đức mơi trường được hình thành trong q trình con người tác
động vào tự nhiên, do vậy con người cần ứng xử sao cho hài hòa, thân thiện với môi
trường tự nhiên.
Hai là, đạo đức môi trường là một dạng cụ thể của đạo đức xã hội, đạo đức
mơi trường giữ vai trị điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên,
định hướng nhận thức và hành vi của con người đối với giới tự nhiên.
Về mặt khái niệm các tác giả đã có những định nghĩa khác nhau về đạo đức
mơi trường:

Dưới góc độ triết học, tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm đã khẳng định: Đạo đức
môi trường là ý thức, quan niệm, tư tưởng, tình cảm đạo đức; là những quan hệ của
con người với tự nhiên; là những nguyên lý, nguyên tắc, chuẩn mực quy định, điều
chỉnh hành vi của con người trong quá trình biến đổi và cải tạo thiên nhiên nhằm
phục vụ sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội trong những điều kiện xã hội tự nhiên nhất định [96; tr. 25].
Dưới góc độ tâm lý học tác giả Vũ Dũng khẳng định: Đạo đức môi trường là
tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh

9


hành vi của mình với mơi trường sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con
người, với tiến bộ xã hội và với sự phát triển môi trường một cách bền vững, thể
hiện sự tôn trọng của con người đối với môi trường [19; tr. 5].
Cuốn giáo trình Đạo đức mơi trường [78] của tác giả Nguyễn Văn Phúc
(2013) và bài Bảo vệ mơi trường từ góc độ đạo đức [76], cũng của tác giả Nguyễn
Văn Phúc (2010) đều khẳng định: Đạo đức môi trường là một phương diện của đạo
đức nói chung, là một hệ thống các chuẩn mực đạo đức điều chỉnh quan hệ giữa con
người (xã hội) và tự nhiên vì sự phát triển bền vững. Theo tác giả, cơ sở và thực
chất của đạo đức mơi trường là giải quyết hài hịa các quan hệ lợi ích trong khai
thác và bảo vệ mơi trường tự nhiên. “Đạo đức môi trường... là sự thể hiện và thực
hiện đạo đức của con người, loài người trong lĩnh vực quan hệ giữa con người với
tự nhiên” [76; tr. 23].
Dưới góc độ tiếp cận về hình thức biểu hiện, tác giả Hồ Sĩ Quý (2005) trong
bài Về đạo đức môi trường [81] đã khẳng định lại quan điểm của Aldo leopold về
đạo đức học môi trường, trong đó có ý: “Một hành động chỉ được coi là thiện nếu
nó nhằm bảo vệ sự tồn vẹn, ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật; ngược lại
thì là sai lầm”. Tác giả còn đề cập đến một số quan niệm đạo đức môi trường bao
gồm: đạo đức duy sinh vật (Biocentric Ethics) gắn liền với tên tuổi của Paul W.
Taylor và đạo đức duy sinh thái (Ecocentric Ethics) gắn liền với tên tuổi của Arne

Naess. Tác giả cho rằng, trong từng lĩnh vực khoa học cụ thể đề cập đến vấn đề đạo
đức môi trường ở giác độ tiếp cận khác nhau, đạo đức môi trường định hướng hành
vi và nhận thức của con người về một thế giới đang kêu cứu và cần những hành
động cụ thể để bảo vệ trái đất này.
Thứ ba, về kết cấu của đạo đức môi trường
Đạo đức môi trường phản ánh những yêu cầu của xã hội đối với cá nhân đồng
thời phản ánh năng lực tự ý thức cao của cá nhân và các chủ thể xã hội trong việc
bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững. Trong các bài Đạo đức sinh thái
từ lý luận đến thực tiễn [96] của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm (1999) và Đạo đức
sinh thái trong hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

10


mơi trường vì sự phát triển bền vững [100] của cùng tác giả này (2005); Xây dựng ý
thức sinh thái – yếu tố bảo đảm cho sự phát triển lâu bền [10] của tác giả Phạm Văn
Boong (2001) và Đạo đức môi trường và chủ nghĩa vị lợi [46] của tác giả Nguyễn
Thị Lan Hương (2016) đều khẳng định:
“Đạo đức sinh thái (đạo đức môi trường) là một dạng của đạo đức. Về mặt cấu
trúc, đạo đức sinh thái cũng bao gồm phần lý thuyết và phần thực tiễn: đó là ý thức,
quan niệm, tư tưởng, tình cảm đạo đức; là những quan hệ của con người đối với tự
nhiên; là những nguyên lý, nguyên tắc, chuẩn mực quy định, điều chỉnh hành vi của
con người trong quá trình biến đổi và cải tạo thiên nhiên nhằm phục vụ sự tồn tại,
phát triển của con người và xã hội trong những điều kiện xã hội - tự nhiên nhất
định” [96; tr. 25].
Về mặt lý luận, đạo đức môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên từ phương diện đạo đức nhằm xác lập nên những chuẩn mực đạo đức
định hướng cách thức ứng xử của con người với giới tự nhiên. Về mặt thực tiễn, đạo
đức mơi trường góp phần điều chỉnh hành vi con người trong ứng xử với giới tự
nhiên nhằm giảm thiểu những tác hại môi trường do các hoạt động của con người

gây ra. Như vậy, về thực chất đạo đức môi trường là mối quan tâm tới thái độ của
con người và ảnh hưởng của con người đối với sinh giới [46; tr. 56]
Về cơ bản đạo đức môi trường gồm có hai bộ phận hợp thành cơ bản là ý thức
đạo đức môi trường và hành vi đạo đức môi trường:
Một là, ý thức đạo đức sinh thái là sự nhận thức một cách tự giác của con
người về tự nhiên (các yếu tố của tự nhiên và quy luật hoạt động của chúng), về vị
trí vai trị của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và về trách nhiệm, nghĩa vụ
của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó; về quan hệ
đạo đức sinh thái thể hiện trước tiên qua quan hệ lợi ích.
Hai là, hành vi đạo đức sinh thái là biểu hiện cao nhất của đạo đức sinh thái.
Hành vi đạo đức được điều chỉnh bởi một hệ chuẩn (hệ thống các chuẩn mực), các
giá trị đạo đức sinh thái. Hệ thống các chuẩn mực, tiêu chuẩn đạo đức sinh thái

11


được hình thành trên cơ sở ý thức đạo đức sinh thái và quan hệ đạo đức sinh thái
[98; tr.21- 22].
Thứ tư, về các đặc điểm của đạo đức môi trường
Phần lớn các tác giả Báo cáo tổng kết đề tài Giáo dục đạo đức môi trường
cho học sinh trung học cơ sở, mã số B2006 - 37- 30 [11], (Chủ nghiệm đề tài: Tiến
sĩ Dương Quang Ngọc 2009); Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường [52] (Lê
Văn Khoa (chủ biên, 2009); Đạo đức sinh thái từ lý luận đến thực tiễn [96] của tác
giả Phạm Thị Ngọc Trầm (1999); và Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái trong điều
kiện kinh tế thị trường [98] cũng của Phạm Thị Ngọc Trầm (2002) quan niệm đạo
đức môi trường có các đặc điểm cơ bản sau:
Một là, tính lợi ích. Đạo đức mơi trường có nguồn gốc sâu xa từ trong cơ sở
tồn tại xã hội - đó là lợi ích. Tuy nhiên, đạo đức mơi trường phải bắt nguồn từ lợi
ích của cả con người và giới tự nhiên.
Hai là, tính giá trị. Trong đạo đức mơi trường lợi ích và giá trị phải được xem

xét trên cơ sở giới tự nhiên bao giờ cũng là khách thể, nó ln có lợi ích và giá trị:
giá trị nội tại và giá trị sử dụng. Giá trị nội tại của mọi sinh vật, mơi trường đó chính
là sự sống và phục vụ sự sống dù ở hoàn cảnh xã hội nào nó cũng khơng thay đổi,
cịn giá trị sử dụng là do con người tìm ra và nhận thức được, do vậy nó phụ thuộc
vào hồn cảnh xã hội và năng lực con người.
Ba là, trách nhiệm xã hội là nội dung cơ bản của đạo đức môi trường (trách
nhiệm môi trường). Trong bài Trách nhiệm môi trường - một phương diện của trách
nhiệm xã hội [44] tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2009) khẳng định:
Về mặt thời gian, trách nhiệm môi trường xuất hiện khi con người bắt đầu ý
thức được rằng những hành vi, hoạt động của mình đang tác động hủy hoại đến mơi
trường, đe dọa sự sống của họ. Vì vậy họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình
đối với con người, xã hội và tự nhiên
Về mặt học thuật, trách nhiệm môi trường với tư cách nội dung cốt lõi của
đạo đức môi trường đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trách
nhiệm con người chỉ đầy đủ khi họ phải chịu thêm trách nhiệm với môi trường.

12


Trách nhiệm môi trường không đơn thuần là trách nhiệm với giới tự nhiên, mà cịn
là trách niệm với chính con người, bởi vì bảo vệ mơi trường chính là bảo vệ lợi ích
của mình và lợi ích của các thế hệ tương lai [xem 44].
Trong cuốn Đạo đức môi trường [51] các tác giả Nguyễn Đức Khiển, Nguyễn
Kim Hoàng (2011) đã khẳng định: “Đạo đức học môi trường chú trọng vào nền tảng
đạo đức của trách nhiệm đối với mơi trường” [51; tr.139]. Các tác giả cịn khẳng
định: có ba lý thuyết ban đầu về trách nhiệm đạo đức đối với môi trường: thuyết đầu
tiên là thuyết nhân bản vị, xem con người là trung tâm, tất cả mọi trách nhiệm về
mặt môi trường đều xuất phát từ lợi ích của con người mà thôi; thứ hai là thuyết
sinh bản vị, tất cả một hình thức của sự sống đều đương nhiên có quyền được tồn
tại; thứ ba, sinh thái bản vị cho rằng môi trường đáng được quan tâm về mặt đạo

đức chứ không phải chỉ được quan tâm vì những lợi ích của con người (hay của các
động vật) [51; tr. 139 - 140].
Bốn là, trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp. Trong bài Trách nhiệm
môi trường – một phương diện của trách nhiệm xã hội [44] (2009); Trách nhiệm
mơi trường của doanh nghiệp - nhìn từ góc độ lý luận [42] (2012); Đạo đức mơi
trường và chủ nghĩa vị lợi [46] của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2016); Bảo vệ
mơi trường từ góc độ đạo đức [76] tác giả Nguyễn Văn Phúc (2010) đều khẳng
định: Về thực chất, đó là trách nhiệm của doanh nghiệp trong những hoạt động sản
xuất và kinh doanh liên quan đến mơi trường. Trong đó trách nhiệm mơi trường mà
doanh nghiệp hướng đến trước hết là môi trường hoạt động cho chính các thành
viên, thứ hai là mơi trường sống trong phạm vi hoạt động và tác động của doanh
nghiệp, thứ ba: những vấn đề liên quan đến an toàn sản phẩm. Từ đó tác giả đề cập
đến các nội dung cơ bản sau: Trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp không tách
rời trách nhiệm con người và ngược lại; Ngồi ra tác giả cịn đề cập đến vai trị của
trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp: thực hiện trách nhiệm môi trường trực
tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và đảm bảo sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp; thực hiện tốt trách nhiệm môi trường sẽ tăng cường hình ảnh của
doanh nghiệp về mặt đạo đức [45; tr. 40 - 45].

13


Bảo vệ môi trường thông qua đạo đức môi trường có tính tự giác và tự
nguyện, do sự thơi thúc của lương tâm, trách nhiệm với sự khẳng định bảo vệ môi
trường là bổn phận của cả cộng đồng nhân loại. Đạo đức môi trường đối lập với chủ
nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vị lợi, đạo đức môi trường mang lại lợi ích cho số đơng,
tạo ra cơng bằng và mang lại hạnh phúc cho con người.
Năm là, trách nhiệm mơi trường cịn thể hiện ở mỗi cán bộ đảng viên
Trong bài Đạo đức môi trường [53] tác giả Vũ Lân (2016) đã khẳng định:
mỗi cán bộ đảng viên, nhất là những người lãnh đạo, quản lý đất nước phải có trách

nhiệm trước con cháu và các thế hệ mai sau về sự sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài
nguyên và môi trường. Suy cho cùng đạo đức môi trường cũng nằm trong phạm vi
bao quát của đạo đức cách mạng, mà sự thể hiện nội hàm của nó tập trung vào một
số dấu hiệu cơ bản: cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, đồng thời đạo đức cách
mạng của cán bộ đảng viên cần được nhấn mạnh và cụ thể hóa bằng các khía cạnh
đạo đức mơi trường; đạo đức môi trường là một nội dung, một yếu tố của con người
có văn hóa, một đất nước có văn hóa. Đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên
phải bao gồm cả đạo đức môi trường [53; tr. 55]. Không những vậy trong bài Vấn
đề xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường [98] tác giả Phạm
Thị Ngọc Trầm (2002) đã khẳng định “Đạo đức môi trường cần phải được coi như
phẩm chất của con người hiện đại” [98; tr.18]. Ngoài ra trong bài Giáo dục đạo đức
sinh thái đối với căn bộ chủ chốt [9] tác giả Lê Bỉnh (2005) đã khẳng định: “Vi
phạm đạo đức sinh thái phải được coi như vi phạm đạo đức xã hội, phải xử lý kỷ
luật một cách thích đáng” [9; tr. 34].
1. 1. 2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về xây dựng đạo
đức mơi trường
Đã có những cơng trình đề cập đến đạo đức môi trường và đưa ra phương
hướng xây dựng đạo đức môi trường, tuy nhiên, trong triển khai thực tế cịn ít cơng
trình bàn sâu về vấn đề này. Trước hết phải thấy rằng, Nhà nước đã ban hành khơng
ít các văn bản về xây dựng đạo đức môi trường, bảo vệ môi trường. Ngày 17/ 8/
2004 Thủ tướng chính phủ đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững

14


ở Việt Nam“ (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), trong đó bàn về giáo dục
mơi trường, thực hiện dưới nhiều hình thức với các chủ thể và đối tượng khác nhau.
Các hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề xây dựng đạo đức môi trường được tổ chức
đều tập trung vào giáo dục đạo đức môi trường. Về thực chất xây dựng đạo đức môi
trường được thể hiện ở các nội dung:

Thứ nhất, nội dung xây dựng đạo đức môi trường
Xây dựng đạo đức môi trường là vấn đề của con người, do con người và vì
con người, do vậy con người cần chủ động xây dựng đạo đức môi trường với những
biện pháp và cách thức nhất định, đồng thời cần có sự hỗ trợ của pháp luật, giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ. Nhìn chung, theo các tác giả xây dựng đạo đức
mơi trường với mục tiêu cao nhất là phát triển bền vững trong đó có sự gắn kết hài
hịa cả bốn mục tiêu: kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường. Xây dựng đạo đức môi
trường là rất cần thiết, “đạo đức môi trường là một phương diện, một lĩnh vực đạo
đức của con người, loài người; nền tảng của nó là lợi ích bền vững của con người,
lồi người. Vì vậy, xây dựng đạo đức mơi trường là vấn đề của con người, do con
người và vì con người” [77; tr. 26]. Việc xây dựng đạo đức môi trường cần được
tiến hành ở tất cả các thành tố của nó: ý thức đạo đức mơi trường, (chuẩn mực đạo
đức môi trường, tri thức đạo đức môi trường, tình cảm đạo đức mơi trường) và hành
vi đạo đức môi trường.
Về xây dựng chuẩn mực đạo đức môi trường (sinh thái): Nhìn chung các tác
giả đề cập các chuẩn mực, tiêu chí, ngun tắc xây dựng đạo đức mơi trường căn cứ
vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Trong bài Giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh trung học cơ sở [70]
tác giả Dương Quang Ngọc (2009) đã đưa ra những giá trị đạo đức môi trường đóng
vai trị là những chuẩn mực đạo đức mơi trường trong giáo dục cho học sinh trung
học cơ sở: Tiết kiệm trong tiêu dùng và thân thiện với môi trường; Khai thác, sử
dụng đi đôi với tái tạo tự nhiên; Sống hịa hợp với thiên nhiên; Bình đẳng trong
hưởng thụ các nguồn tài ngun và lợi ích mơi trường; Hợp tác và chia sẻ các trách
nhiệm bảo vệ môi trường; Tự giác và trung thực trong bảo vệ môi trường [xem 70]

15


Trong cuốn Đạo đức mơi trường [78] của mình tác giả Nguyễn Văn Phúc
(2013) đã đưa ra các chuẩn mực đạo đức môi trường như sau: Tôn trọng và bảo vệ

sự hài hoà của hệ thống con người - xã hội - tự nhiên; Sử dụng tài nguyên tiết kiệm
và có hiệu quả; Tự giác và tự nguyện nâng các u cầu pháp lí về bảo vệ mơi trường
thành các yêu cầu đạo đức; Công bằng trong khai thác và bảo vệ môi trường; Nâng
cao tinh thần tương trợ và phối hợp hành động giải quyết các sự cố môi trường; Giữ
gìn mơi trường sống xanh, sạch, đẹp trong đời sống thường nhật; Thực hành lối
sống văn hoá, thể hiện quan hệ hài hoà giữa mức sống và ý nghĩa cuộc sống.
Trong cuốn Đạo đức môi trường ở nước ta lý luận và thực tiễn [19] tác giả Vũ
Dũng (2011) đưa ra các tiêu chí đóng vai trị là những chuẩn mực đạo đức môi
trường như sau: Đạo đức môi trường là hành vi thực hiện các chuẩn mực đạo đức môi
trường; ý thức về nghĩa vụ của con người đối với việc bảo vệ môi trường; Ý thức tự
giác, tự nguyện của chủ thể đối với việc bảo vệ môi trường; Sự tác động của lương
tâm chủ thể đối với việc bảo vệ môi trường; Bảo vệ môi trường gắn liền với việc hài
hịa lợi ích giữa con người và tự nhiên; Chia sẻ trách nhiệm để duy trì sự tồn vẹn
của mơi trường tồn cầu.
Thực tế các tác giả mới chỉ đề cập về mặt khái niệm xây dựng đạo đức mơi
trường, chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về nội dung xây dựng ý thức đạo
đức môi trường, xây dựng hành vi đạo đức môi trường.
Thứ hai, chủ thể xây dựng đạo đức môi trường
Trong bài Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường tự
nhiên trong thời kỳ đổi mới [68], tác giả Nguyễn Thị Nga (2014); hay trong bài
Trách nhiệm mơi trường của doanh nghiệp - nhìn từ góc độ lý luận [45] tác giả
Nguyễn Thị Lan Hương (2012) đều khẳng định chủ thể chính trong xây dựng đạo
đức mơi trường chính là Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Để xây dựng đạo
đức môi trường cần thiết phải dựa trên các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về bảo vệ môi trường.
Thứ ba, phương thức xây dựng đạo đức môi trường

16



Trong các cơng trình: Giáo dục đạo đức sinh thái đối với căn bộ chủ chốt [9]
của tác giả Lê Bỉnh (2005); Báo cáo tổng kết đề tài Giáo dục đạo đức môi trường
cho học sinh trung học cơ sở, mã số B2006 - 37- 30 [11] của tác giả Dương Quang
Ngọc (2009); Giáo dục môi trường qua môn địa lý [34] của các tác giả Nguyễn Phi
Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng (2004); Đạo đức sinh thái và việc giáo dục đạo đức
sinh thái cho cán bộ chủ chốt cấp huyện các tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay [39]
của tác giả Vũ Trọng Dung (2004); Giáo dục đạo đức sinh thái và xây dựng mơi
trường văn hóa trong lịch trình thế kỷ XXI [42] của tác giả Đỗ Huy (2007), nhìn
chung các tác giả đều cho rằng: Có nhiều phương thức xây dựng đạo đức mơi
trường trong đó có ba phương thức cơ bản, đó là giáo dục đạo đức mơi trường trong
gia đình, nhà trường và xã hội; Pháp luật trong vai trị xây dựng đạo đức mơi
trường; Lối sống văn hóa trong vai trị xây dựng đạo đức mơi trường. Trong đó giáo
dục đạo đức mơi trường đóng vai trị trực tiếp quyết định đối với việc xây dựng đạo
đức môi trường.
Một là, giáo dục đạo đức mơi trường trong gia đình, nhà trường và xã hội
Về tính tất yếu của giáo dục đạo đức mơi trường
Trong những năm vừa qua do những nguyên nhân chủ quan và khách quan,
chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức sinh thái, thậm chí coi đây
là việc không quan trọng. Muốn thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức môi trường
cần quan tâm đến giáo dục đạo đức sinh thái cho cán bộ chủ chốt và học sinh, sinh
viên [9; tr. 33].
Cần phải quan tâm đến giáo dục đạo đức sinh thái vì sự phát triển bền vững
cả của con người và giới tự nhiên” [74; tr. 20- 23]. Học sinh trung học cơ sở là đối
tượng cần quan tâm đến giáo dục đạo đức môi trường. Bởi con người chưa ý thức
được được tầm quan trọng của tài nguyên môi trường đối với cuộc sống cũng như
chưa có những hành vi đúng đắn với mơi trường. Giáo dục trong giai đoạn này
mang tính quyết định đối với sự hình thành nhân cách. Việc giáo dục đạo đức môi
trường sẽ tồn tại song hành cùng các em trong suốt cuộc đời [11; tr. 8 -12].
Về nội dung giáo dục đạo đức sinh thái


17


Trong các cơng trình Đạo đức sinh thái và việc giáo dục đạo đức sinh thái cho
cán bộ chủ chốt cấp huyện các tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay [39] của tác giả Vũ
Trọng Dung (2004); Giáo dục đạo đức sinh thái và xây dựng mơi trường văn hóa
trong lịch trình thế kỷ XXI [42] của tác giả Đỗ Huy (2007) về cơ bản đều có những
nhân định chung thống nhất: Nội dung giáo dục đạo đức sinh thái trong giai đoạn
hiện nay nhằm hình thành và giáo dục chuẩn mực đạo đức sinh thái; Thực hiện hành
vi đạo đức sinh thái là thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của con người đối với mơi
trường; qua đó đấu tranh phê phán những hành vi phản đạo đức sinh thái
Về giáo dục đạo đức sinh thái đối với cán bộ chủ chốt, tác giả Lê Bỉnh đã
khẳng định: Cần đảm bảo tính cơ bản, hệ thống trong giáo dục đạo đức sinh thái;
kết hợp chặt chẽ giáo dục chính quy với các hình thức giáo dục khơng chính quy và
phát huy vai trị của các phương tiện thơng tin đại chúng; tích cực hoạt động tự học,
tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ chủ chốt [9; tr. 33- 34].
Hai là, pháp luật trong vai trò xây dựng đạo đức mơi trường
Tác giả Nguyễn Thị Bích (2017) với bài Tình trạng vi phạm pháp luật về mơi
trường trong khai thác khoáng sản và một số giải pháp, kiến nghị [7]; tác giả Lê
Quang Đồng (2017) với bài Công tác phòng ngừa đấu tranh với tội phạm vi phạm
pháp luật vè bảo vệ mơi trường trong tình hình hiện [28]; tác giả Nguyễn Minh
Quang (2014) với bài Công tác quản lý và sử dụng tài nguyên ở nước ta hiện nay:
thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục [79] đã khẳng định:
Để bảo vệ môi trường, nhất thiết phải tuân thủ nghiêm túc pháp luật bảo vệ
môi trường, đặc biệt là Luật bảo vệ môi trường 2014. Cần tăng cường hiệu lực của
luật bảo vệ môi trường, của các quy định có tính pháp quy về bảo vệ môi trường
thông qua các chế tài xác định, cụ thể, khả thi.
Luật bảo vệ môi trường là một công cụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường có tính pháp quy; đồng thời, đảm bảo cho các giá trị và chuẩn mực đạo đức
được khẳng định và phát huy.

Ba là, lối sống văn hóa trong vai trị xây dựng đạo đức môi trường

18


Ngồi giáo dục và pháp luật thì lối sống văn hóa có ảnh hưởng lớn và cũng là
phương thức cơ bản để xây dựng đạo đức môi trường. Trong bài Thiên chúa giáo
với việc bảo vệ môi trường tự nhiên [36] tác giả Phan Thị Hiên và Đinh Ngọc Thạch
(2016); Trong bài Phật giáo với đạo đức lối sống xanh [91] tác giả Hoàng Thị Thơ
(2017); tác giả Hàn Trần Việt (2014) với bài Mối liên hệ giữa phát triển bền vững
tăng trưởng xanh và kinh tế xanh [105]; Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Tuấn
(2014) với bài Viêt Nam thực hiện tăng trưởng xanh: hướng tiếp cận phù hợp trong
điều kiện tồn cầu hóa [104]; Nguyễn Phước Tương (2014) với bài Ơ nhiễm mơi
trường trái đất [102] đều đã khẳng định:
Con người phải có những điều chỉnh lớn về hành vi ứng xử của mình với tự
nhiên. “Bảo vệ, chăm sóc mơi trường là một thách thức đối với tồn thể nhân loại
hơm nay. Đó là một vấn đề thuộc nghĩa vụ chung, được dành cho hết thảy mọi
người” [36; tr. 55]. Tác giả Hoàng Thị Thơ khẳng định: “đạo đức lối sống xanh đề
cao mối quan hệ qua lại phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa con người với môi trường
trong cùng một hệ thống chỉnh thể sống” [91; tr. 54]. Như vậy, theo tác giả đạo đức
môi trường hướng đến đề cao trách nhiệm và ứng xử thơng minh với mơi trường.
Lối sống mới, có ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi sống và tiêu dùng xanh của
con người trong xã hội hiện đại ngày nay. “Để đạt được sự phát triển bền vững sẽ
đòi hỏi phải có hiệu suất trong sản xuất và phải có những thay đổi trong các mẫu
hình tiêu thụ… tăng cường các mẫu hình tiêu thụ lâu bền, mà các nước đang phát
triển phải đóng vai trị chủ đạo để đạt mục tiêu này” [102; tr. 419].
1. 2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng xây dựng đạo đức môi
trƣờng ở nƣớc ta hiện nay
Tác giả Hồ Sỹ Quý (1999) trong cuốn Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
trong sự phát triển xã hội [80]; tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm (2004) trong bài Về

cách tiếp cận triết học – xã hội đối với hiện trạng môi trường sinh thái nhân văn ở
việt Nam: các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp [99]; các tác giả Trần Phúc Thăng
và Lê Thị Thanh Hà (2014) trong bài Vấn đề xung đột môi trường ở nước ta hiện
nay [87]; các tác giả Nguyễn Thị Bích (2017) trong bài Tình trạng vi phạm pháp

19


luật về mơi trường trong khai thác khống sản và một số giải pháp, kiến nghị [7];
Lê Quang Đồng (2017) với bài Cơng tác phịng ngừa đấu tranh với tội phạm vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong tình hình hiện nay [28]; các tác giả Hà
Huy Thành, Lê Cao Đoàn (đồng chủ biên, 2011) trong bài Vấn đề môi trường trong
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Việt Nam [88]
đã khẳng định quá trình xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta được thể hiện qua
ba chủ thể với những biểu hiện về ý thức và hành vi đạo đức môi trường dựa trên ba
phương thức xây dựng đạo đức môi trường cơ bản: pháp luật về bảo vê môi trường,
giáo dục đạo đức môi trường và lối sống văn hóa, mơi trường văn hóa
Thứ nhất, vai trị của nhà nước trong xây dựng đạo đức mơi trường ở Việt
Nam hiện nay
Về pháp luật bảo vệ môi trường: từ khi đổi mới đất nước đến nay, Đảng và
Nhà nước đã và đang khơng ngừng hồn thiện bổ sung về chủ trường, đường lối,
chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường
cịn tồn tại những hạn chế và bất cập chủ yếu là những hạn chế về ban hành và thực
thi pháp luật, đồng thời nhiều địa phương buông lỏng cấp phép đầu tư tràn lan.
Công tác giáo dục đạo đức môi trường chưa được các cấp các ngành quan
tâm đúng mức. Điều nay được thể hiện ở các cơng trình như Giáo dục đạo đức sinh
thái đối với cán bộ chủ chốt [9] của tác giả Lê Bỉnh (2005); Báo cáo tổng kết đề tài
Giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh trung học cơ sở, mã số B2006 - 37- 30
[11] của tác giả Dương Quang Ngọc (2009) nhìn chung các tác giả cho rằng:

Một là, Đảng và Nhà nước đã ban hành những quan điểm, đường lối lãnh đạo,
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ tài ngun và mơi trường,
qua đó định hướng nhận thức, ý thức đạo đức môi trường.
Hai là, việc giáo dục đạo đức môi trường ở nước ta chưa được quan tâm đúng
mức, chưa ngang tầm những đòi hỏi, yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Ba là, nước ta chưa xây dựng chương trình giáo dục riêng về đạo đức môi
trường, giáo dục đạo đức môi trường mới chỉ được lồng ghép vào một số môn học.

20


Bốn là, đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt, “do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan, chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức sinh thái. Bởi
vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập trong nhận thức và
giải quyết mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi
trường sống” [9; tr. 33].
Các bộ, ban, ngành đã không ngừng quan tâm đến xây dựng mơi trường văn
hóa và lối sống văn hóa, lối sản xuất hiện đại, tuy nhiên vẫn đang tồn tại nhiều bất
cập trong lối sống và lối sản xuất. Đồng thời, hội nhập quốc tế, đăc biệt là hội nhập
kinh tế quốc tế đang tạo ra những mặt trái có khả năng gây tổn thất cho mơi trường:
các nước phát triển đẩy cơng nghệ lỗi thời, ít thân thiện môi trường sang các nước
đang phát triển; xuất khẩu chất thải sang các nước đang phát triển; giao lưu quốc tế
là con đường truyền nhiễm, lây lan các dịch bệnh nguy hiểm [88; tr. 456 - 457].
Thứ hai, vai trò của người dân trong xây dựng đạo đức môi trường ở Việt
Nam hiện nay
Hiện nay, người dân đã phần nào có ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ mơi
trường, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi
trường vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra.
Do lợi ích kinh tế trước mắt, nhận thức về tầm quan trọng của tài ngun mơi
trường cịn nhiều hạn chế trong nhân dân, đặc biệt ý thức chấp hành pháp luật chưa

nghiêm, đôi khi người dân chưa được tiếp cận với hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi
trường, tính thụ động trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, nguy hiểm
hơn là thái độ bàng quan trước những vấn đề môi trường diễn ra hàng ngày đang là
những cản trở lớn đối với xây dựng đạo đức môi trường, đồng thời cũng tạo ra lực
cản đối với công tác giáo dục đạo đức mơi trường.
Lối sống văn hóa trong cộng đồng dân cư hiện nay còn tồn tại những bất cập
xen lẫn những thành tựu nhất định. Các bài viết: Vấn đề lợi ích và lợi ích nhóm
trong khái thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay [29] của tác
giả Hồ Công Đức (2015); Nguyễn Văn Huyên (2003) với bài Lối sống người Việt
dưới tác động của tồn cầu hóa hiện nay [47]; Nguyễn Thị Huyền (2014) với bài

21


×