Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THÙY CHI

CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ TÌNH THÁI
TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƢỜI NƢỚC NGỒI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THÙY CHI

CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ TÌNH THÁI
TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƢỜI NƢỚC NGỒI

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 62 22 02 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ VĂN THI



Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những tƣ liệu và số liệu
trong luận án là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chƣa
đƣợc ai công bố.

Tác giả luận án

Phạm Thùy Chi


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài Các phương tiện biểu thị tình thái trong các
giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngồi, Tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên, giảng
viên Khoa Ngôn ngữ học; tập thể Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo; cán bộ, giảng
viên các Phòng, Ban chức năng Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Văn Thi - thầy giáo trực
tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo để Tơi hồn thành luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của Tôi và gia đình, ngƣời
thân đã ln động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hồn thành luận án này.
Trân trọng cảm ơn!
Phạm Thùy Chi



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 6
3. Đối tƣợng, phạm vi và nguồn ngữ liệu nghiên cứu ...................................................... 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................................. 10
6. Kết cấu của luận án .................................................................................................... 11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN . 12
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 12
1.1.1. Những nghiên cứu về tình thái trên thế giới ......................................................... 12
1.1.2. Những nghiên cứu về tình thái ở trong nước ........................................................ 13
1.1.3. Những nghiên cứu về giảng dạy tình thái tiếng Việt cho người nước ngoài ......... 17
1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm tình thái ............................................................................................... 18
1.2.2. Lý thuyết hành động ngôn từ ................................................................................ 28
1.2.3. Lý thuyết giao tiếp ................................................................................................ 34
1.3. Tiểu kết .................................................................................................................. 39
CHƢƠNG 2. CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ TÌNH THÁI TRONG TIẾNG VIỆT... 41
2.1. Một số vấn đề về phƣơng tiện biểu thị tình thái.................................................. 41
2.2. Một số nét khái quát về các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt .... 42
2.2.1. Phương tiện ngữ âm biểu thị ý nghĩa tình thái ..................................................... 42
2.2.2. Các phương tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái .............................................. 43
2.2.3. Các phương tiện ngữ pháp biểu thị ý nghĩa tình thái ........................................... 54
2.3. Những khó khăn trong việc phân định các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình
thái trong tiếng Việt ..................................................................................................... 56
2.4. Tiểu kết .................................................................................................................. 63

1



CHƢƠNG 3. KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ XỬ LÍ CÁC PHƢƠNG TIỆNBIỂU
THỊ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNHDẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI
NƢỚC NGOÀI ............................................................................................................. 65
3.1. Khảo sát các động từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài..................................................................................................................... 65
3.1.1. Cách gọi tên các động từ tình thái ........................................................................ 65
3.1.2. Về số lượng các động từ tình thái trong các giáo trình .......................................... 66
3.1.3. Về tần suất sử dụng các động từ tình thái trong từng giáo trình ............................ 69
3.1.4. Cách giải thích ý nghĩa, chức năng và hướng dẫn sử dụng các động từ tình thái
trong phần ngữ pháp của giáo trình................................................................................ 70
3.2. Khảo sát các phó từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài..................................................................................................................... 78
3.2.1. Về số lượng các phó từ tình thái trong các giáo trình ........................................... 78
3.2.2. Về tần suất sử dụng các phó từ tình thái trong từng giáo trình .............................. 81
3.2.3. Cách giải thích ý nghĩa, chức năng và hướng dẫn sử dụng các phó từ tình thái
trong phần ngữ pháp của giáo trình ............................................................................... 82
3.3. Khảo sát các trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngồi .................................................................................................................... 89
3.3.1. Về số lượng các trợ từ tình thái trong các giáo trình ............................................ 89
3.3.2. Về tần suất sử dụng các trợ từ tình thái trong từng giáo trình .............................. 91
3.3.3. Cách giải thích ý nghĩa, chức năng và hướng dẫn sử dụng các trợ từ tình thái trong
phần ngữ pháp của giáo trình ......................................................................................... 92
3.4. Khảo sát các tiểu từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài .................................................................................................................... 99
3.4.1. Về số lượng các tiểu từ tình thái trong các giáo trình ........................................... 99
3.4.2. Về tần suất sử dụng các tiểu từ tình thái trong từng giáo trình ............................ 101
3.4.3. Cách giải thích ý nghĩa, chức năng và hướng dẫn sử dụng các tiểu từ tình thái trong
phần ngữ pháp của giáo trình ....................................................................................... 103
3.5. Nhận xét ............................................................................................................... 111

3.6. Tiểu kết ................................................................................................................. 114

2


CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT HƢỚNG PHÂN BỐ VÀ XỬ LÝ PHÙ HỢPCÁC
PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ TÌNH THÁI TRONGCÁC GIÁO TRÌNH DẠY
TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI .......................................................... 116
4.1. Định hƣớng phân định các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái cho các trình độ... 116
4.1.1. Vấn đề thuật ngữ cho các trình độ...................................................................... 116
4.1.2. Phân định các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong các trình độ, các bậc .. 118
4.2. Đề xuất cách chú giải hiệu quả trong giảng dạy các yếu tố tình thái............... 135
4.2.1. Đề xuất diễn giải các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình .......... 136
4.2.2. Giải thích minh họa ............................................................................................ 137
4.3. Đề xuất phƣơng pháp và thiết kếtài liệu giảng dạy các yếu tố tình thái.......... 139
4.3.1. Chọn phương pháp dạy ngữ pháp giao tiếp ....................................................... 139
4.3.2. Áp dụng ngữ pháp giao tiếp trong giảng dạy phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái . 139
4.4. Ứng dụng thiết kế một số kiểu bài luyện, bài tập thực hành các phƣơng tiện
biểu thị ý nghĩa tình thái ............................................................................................ 142
4.4.1. Dạng bài tập tạo lập thói quen ........................................................................... 143
4.4.2. Dạng bài tập nhận diện ...................................................................................... 144
4.4.3. Dạng bài tập tạo lập........................................................................................... 145
4.4.4. Dạng bài tập tình huống ..................................................................................... 146
4.5. Tiểu kết ................................................................................................................ 147
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ................................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 152
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 161


3


DANH MỤC KÝ HIỆU TƢ LIỆU KHẢO SÁT
STT

Tên tƣ liệu trích dẫn

Ký hiệu

1.

Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2004), Giáo trình tiếng Việt cho

8

người nước ngoài 3 (VSL 3), NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
2.

Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2004), Giáo trình tiếng Việt cho

9

người nước ngồi 4 (VSL 4), NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
3.

Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2008), Giáo trình tiếng Việt cho

4


người nước ngồi 1 (VSL 1) (Vietnamese as a second language),
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
4.

Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2008), Giáo trình tiếng Việt cho

5

người nước ngồi 2 (VSL 2) (Vietnamese as a second language),
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
5.

Vũ Thị Thanh Hƣơng (chủ biên) (2004), Tiếng Việt nâng cao dành

10

cho người nước ngoài (Vietnamese for Foreigners – Advanced
level), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
6.

Nguyễn Thiện Nam (1998), Tiếng Việt nâng cao (Intermediate

6

Vietnamese), NXB Giáo dục, Hà Nội.
7.

Vũ Văn Thi (2006), Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for Beginners),

1


NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8.

Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2001), Thực hành tiếng Việt - trình

7

độ B, NXB Thế giới, Hà Nội.
9.

Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2004), Thực hành tiếng Việt - trình

11

độ C, NXB Thế giới, Hà Nội.
10.

Đồn Thiện Thuật (chủ biên) (2014), Tiếng Việt - trình độ A T. 1,

2

NXB Thế giới, Hà Nội.
11.

Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2014), Tiếng Việt - trình độ AT. 2,
NXB Thế giới, Hà Nội.

4


3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Danh sách các động từ tình thái đƣợc sử dụngtrong các phần giải thích ngữ
pháp, bài tập và bài luyện của các giáo trình ..................................................................67
Bảng 3.2. Tần suất sử dụng các động từ tình thái trong phần hội thoại và bài đọc của
từng giáo trình………………………………………………………………………. ..68
Bảng 3.3. Danh sách các phó từ tình thái đƣợc sử dụngtrong các phần giải thích ngữ
pháp, bài tập và bài luyện của các giáo trình ..................................................................79
Bảng 3.4. Tần suất sử dụng các phó từ tình tháitrong phần hội thoại và bài đọc của từng
giáo trình ........................................................................................................................81
Bảng 3.5. Danh sách các trợ từ tình thái đƣợc sử dụng trong các phầngiải thích ngữ pháp,
bài tập và bài luyện của các giáo trình............................................................................89
Bảng 3.6. Tần suất sử dụng các trợ từ tình tháitrong phần hội thoại và bài đọc của từng
giáo trình ........................................................................................................................91
Bảng 3.7. Danh sách các tiểu từ tình thái đƣợc sử dụng trongcác phần giải thích ngữ
pháp, bài tập và bài luyện của các giáo trình ..................................................................99
Bảng 3.8. Tần suất sử dụng các tiểu từ tình tháitrong phần hội thoại và bài đọc của từng
giáo trình ......................................................................................................................102

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình thái tính nổi lên nhƣ là một trong những trọng tâm
nghiên cứu của ngơn ngữ học nói chung và ngơn ngữ học dạy tiếng nói riêng. Ngơn ngữ
học hiện nay khơng chỉ quan tâm đến những mơ hình ngơn ngữ học trừu tƣợng, tĩnh tại
mà cịn quan tâm cả đến ngôn ngữ trong hoạt động với tƣ cách là cơng cụ giao tiếp

tƣơng tác liên nhân. Vai trị của chủ thể giao tiếp, tính chủ quan trong giao tiếp đƣợc chú
trọng hơn trƣớc rất nhiều. Quan tâm đến các bình diện của tình thái sẽ giúp chúng ta
hiểu đƣợc bản chất của ngôn ngữ với tƣ cách là công cụ mà con ngƣời sử dụng để phản
ánh thế giới trong hoạt động nhận thức và giao tiếp xã hội. Trong giao tiếp xã hội, khơng
có tình thái, nội dung đƣợc thể hiện trong câu nói chỉ là những mảng ngun liệu rời rạc.
Một số cơng trình nghiên cứu cho thấy vai trị của tình thái trong hoạt động ngơn ngữ
càng đƣợc khẳng định, một số chức năng tình thái chỉ xuất hiện trong giao tiếp trực diện,
nghĩa là chúng khơng chỉ phụ thuộc vào ngƣời nói mà cịn phụ thuộc vào quan hệ tƣơng
tác, có tính đối thoại giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.
Tuy nhiên, cho đến nay, các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi chƣa đƣợc quan tâm một cách thích đáng và chƣa đƣợc
xây dựng một cách có hệ thống. Vì vậy, việc giảng dạy các phƣơng tiện này gây khơng
ít khó khăn cho cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học. Trong khi đó, tình thái lại là linh hồn của
phát ngơn, một ngƣời học chỉ có thể trở nên xuất sắc khi biết sử dụng hiệu quả các
phƣơng tiện này trong q trình giao tiếp.
Chính vì những lý do nêu trên, việc khảo sát, nghiên cứu các phƣơng tiện tình
thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi là rất cần thiết, có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn đáp ứng nhu cầu giảng dạy và biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Việt
cho ngƣời nƣớc ngồi hiện nay. Do vậy, chúng tơi chọn hƣớng nghiên cứu của luận án
là: Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái trong các sách dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài trên cơ sở các sách dạy tiếng Việt tiêu biểu từ năm 1980 đến nay. Qua đó,
nêu hƣớng xử lí và phân bố tối ƣu các phƣơng tiện này một cách hợp lí và hệ thống cho
các giáo trình tiếng Việt thực hành.
2. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiêncứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong các giáo trình dạy
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi nhằm tìm hiểu các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình

6



thái đƣợc phân bố và xử lí nhƣ thế nào trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngồi; đánh giá tính thỏa đáng của các phƣơng tiện tình thái đƣợc sử dụng trong
các giáo trình; phân định hợp lí các phƣơng tiện biểu thị tình thái vào các bậc, các trình
độ của giáo trình để giảng dạy hiệu quả các phƣơng tiện biểu thị tình thái cho ngƣời
nƣớc ngoài.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án cũng xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết liên quan
đến đề tài.
- Khảo sát định lƣợng và định tính các phƣơng tiện tình thái đƣợc sử dụng trong
các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Khảo sát cách thức diễn giải và
hƣớng dẫn sử dụng các phƣơng tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái cũng nhƣ sự phân
bố theo mục đích, cấu phần và trình độ của các giáo trình.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc thiết kế giáo trình và giảng dạy các
phƣơng tiện tình thái tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
3. Đối tƣợng, phạm vi và nguồn ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái
trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, các phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái là một phạm trù rất lớn
nênluận án tập trung, giới hạn phạm vi nghiên cứu là 4 loại phƣơng tiện từ vựng biểu thị
ý nghĩa tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi là: động từ
tình thái, phó từ tình thái, trợ từ tình thái và tiểu từ tình thái.
3.2. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu
Luận án thu thập tƣ liệu chủ yếutừ nguồn ngữ liệu các giáo trình tiếng Việt cho
ngƣời nƣớc ngoài hiện đại (từ năm 1980 đến nay). Cụ thể, tƣ liệu khảo sát trong luận án
đƣợc thu thập từ các giáo trình giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi là:
3.2.1. Sách trình độ A gồm có:
1. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2008), Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài

1 (VSL 1) (Vietnamese as a second language), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

7


2. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2008), Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài
2 (VSL 2) (Vietnamese as a second language), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
3. Vũ Văn Thi (2006), Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for Beginners), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2014), Tiếng Việt - trình độ A T. 1, NXB Thế
giới, Hà Nội.
5. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2014), Tiếng Việt - trình độ A T. 2, NXB Thế
giới, Hà Nội.
3.2.2. Sách trình độ B gồm có:
1. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2004),Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi
3 (VSL 3), NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2004), Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi
4 (VSL 4),NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thiện Nam (1998), Tiếng Việt nâng cao (Intermediate Vietnamese),
NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2001), Thực hành tiếng Việt - trình độ B, NXB
Thế giới, Hà Nội.
3.2.3. Sách trình độ C gồm có:
1. Vũ Thị Thanh Hƣơng (chủ biên) (2004), Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước
ngoài (Vietnamese for Foreigners – Advanced level), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2004),Thực hành tiếng Việt - trình độ C, NXB
Thế giới, Hà Nội.
Những giáo trình đƣợc luận án lựa chọn để khảo sát thuộc cả ba trình độ: sơ cấp,

trung cấp và cao cấp. Việc lựa chọn giáo trình thuộc cả ba trình độ để khảo sát, luận án
mong muốn có một cái nhìn tồn diện và hệ thống về các phƣơng tiện biểu thị tình thái
đƣợc giảng dạy và phân bố nhƣ thế nào hiện nay trong các giáo trình. Đồng thời, những
giáo trình đƣợc khảo sát cũng là những giáo trình đƣợc sử dụng giảng dạy phổ biến hiện
nay trong các cơ sở dạy tiếng nhƣ: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, Đại học Hà Nội, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Viện
Ngôn ngữ học…

8


Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số tƣ liệu khác nhƣ báo chí, truyện ngắn và
những tƣ liệu đƣợc quan sát, ghi chép trong quá trình giảng dạy và cuộc sống hàng ngày.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi áp dụng tổng hợp các phƣơng pháp
và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích diễn ngơn: là phƣơng pháp nghiên cứu xuyên suốt của
luận án. Với tƣ cách là một quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp, diễn ngơn khơng
chỉ bao gồm các yếu tố ngơn ngữ mà cịn bao gồm các yếu tố ngồi ngơn ngữ nhƣ ngữ
cảnh tình huống, yếu tố dụng học và tác dụng của các chiến lƣợc giao tiếp của ngƣời sử
dụng ngôn ngữ. Ý thức đƣợc sự chi phối của các nhân tố này, đặc biệt là nhân tố ngữ
cảnh tình huống, chúng tơi xem xét, xác định, phân tích, mơ tả các phƣơng tiện từ vựng
biểu thị ý nghĩa tình thái một cách toàn diện, trong các cảnh huống cụ thể.
- Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa: là phƣơng pháp phân tích mối quan hệ nghĩa
của các đơn vị từ vựng, nét nghĩa đƣợc sử dụng trong ngữ cảnh, nét ngữ nghĩa mang
tính lịch sử, văn hóa của các từ. Mỗi một phƣơng tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái
đƣợc sử dụng ở mỗi phát ngôn trong giao tiếp đều mang tính logic và mang ý nghĩa thể
hiện chiến lƣợc giao tiếp của ngƣời sử dụng. Từ tƣ liệu thu thập đƣợc trong q trình
khảo sát, chúng tơi tiến hành việc phân tích ngữ nghĩa của từng phƣơng tiện, trên cơ sở
đó phân xuất, quy loại các đơn vị vào các nhóm và các tiểu nhóm phƣơng tiện. Từ đó,

chúng tơi vận dụng phƣơng pháp phân tích quy nạp từ tƣ liệu để tìm ra những đơn vị
đƣợc lặp lại trong các giáo trình cũng nhƣ trong các cấu phần của các giáo trình. Dựa
trên sự phân tích này, chúng tơi đƣa ra các cách thức giải thích của các giáo trình đối với
đối tƣợng nghiên cứu, từ đó đề xuất cách diễn giải hiệu quả hơn.
- Phƣơng pháp mô tả: mơ tả việc trình bày các cách thức diễn giải, cách thức sử
dụng các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong phần ngữ pháp của các giáo trình. Đồng
thời, phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng thông qua các hình thức biểu bảng để làm nổi
bật những đặc trƣng cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: đƣợc sử dụng liên tục và xuyên suốt trong luận
án. Từ kết quả sau khi thống kê, phân loại và so sánh, luận án phân tích, tổng hợp nhằm đề
xuất sự phân định hợp lí các phƣơng tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái vào các giáo
trình thuộc các trình độ cũng nhƣ đề xuất phƣơng pháp giảng dạy và thực hành hiệu quả.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu khác:
9


- Thủ pháp thống kê, phân loại: luận án thống kê, phân loại các đơn vị từ vựng
biểu thị ý nghĩa tình thái bao gồm: các động từ tình thái, các phó từ tình thái, các trợ từ
tình thái và các tiểu từ tình thái. Việc thống kê, phân loại này nhằm đƣa ra những đánh
giá, nhận xét khách quan và khoa học về đối tƣợng nghiên cứu.
- Thủ pháp so sánh: thủ pháp này đƣợc dùng để so sánh cách đƣa, cách giải thích
các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình. Việc so sánh này nhằm tìm ra
những nét tƣơmg đồng cũng nhƣ khác biệt trong việc giải thích các phƣơng tiện biểu thị
tình thái trong các giáo trình.
- Thủ pháp điều tra: luận án sử dụng thủ pháp điều tra sử dụng bảng hỏi (anket) để điều
tra, khảo sát đánh giá, lấy ý kiến của các giảng viên về việc phân định các phƣơng tiện biểu
thị tình thái vào các bậc, các trình độ cho giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi.
- Việc sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp và thủ pháp trên trong quá trình thực
hiện đề tài là hết sức cần thiết. Việc phối hợp, hỗ trợ giữa các phƣơng pháp, thủ pháp
trong nghiên cứu, thu thập tƣ liệu, số liệu sẽ có tác dụng lớn đến kết quả của luận án.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa lý luận
Về phƣơng diện lý thuyết, trên cơ sở xem xét và tổng kết các vấn đề lý thuyết có
liên quan đến đề tài, luận án góp phần làm sáng rõ thêm một số khía cạnh về các phƣơng
tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt nói chung và các phƣơng tiện từ vựng biểu
thị ý nghĩa tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt thực hành cho ngƣời nƣớc ngồi
nói riêng. Cụ thể, luận án có những đóng góp nhƣ sau về mặt lý luận:
- Xác định đƣợc vai trò của các phƣơng tiện tình thái trong tiếng Việt và việc dạy tiếng.
- Xác định và đánh giá đƣợc sự phân bố và xử lý phƣơng tiện tình thái thể hiện
trong giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi.
- Đề xuấthƣớng phân bố và xử lý hiệu quả các phƣơng tiện tình thái trong giáo
trình tiếng Việt ở các trình độ.
- Đề xuất phƣơng pháp giảng dạy hiệu quả về tình thái tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngoài.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án khảo sát đơn vị ngôn ngữ hết sức quen thuộc, thể hiện ở sự cần thiết phải
sử dụng chúng trong suy nghĩ, diễn đạt và giao tiếp hàng ngày, nhƣng cũng lại là đơn vị

10


khó nắm bắt và giải thích. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần tích cực vào việc
giảng dạy cũng nhƣ biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Đồng
thời, kết quả của luận án cũng có thể là những tham khảo hữu ích cho công tác biên soạn
từ điển, biên dịch, phiên dịch, so sánh đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác…
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm có bốn chƣơng
nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận.
Chƣơng 2: Các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt.

Chƣơng 3: Khảo sát sự phân bố và xử lí các phƣơng tiện biểu thị tình thái trong
các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
Chƣơng 4: Đề xuất hƣớng phân bố và xử lí phù hợp các phƣơng tiện biểu thị tình
thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi.

11


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về tình thái trên thế giới
Tình thái là một vấn đề rất rộng và phức tạp mà các nhà logic học, ngôn ngữ học
đều quan tâm. Các nhà logic học là những ngƣời đi đầu trong nghiên cứu vấn đề tình
thái. Ngay từ thời cổ đại, Aristotle đã bàn về mệnh đề tình thái và gắn tình thái với sự
phân loại các phán đoán, các mệnh đề logic dựa trên những đặc trƣng cơ bản của
mối liên hệ giữa hai thành phần chủ từ và vị từ, xét ở góc độ phù hợp của phán
đốn với thực tế.
Đến năm 1932, việc đƣa khái niệm tình thái vào ngơn ngữ học mới đƣợc thể hiện
rõ. Ch. Bally đã chủ trƣơng phân biệt trong câu hai yếu tố: nội dung biểu thị có tính chất
cốt lõi về ngữ nghĩa của câu; thái độ của ngƣời nói đối với nội dung ấy. Trong tác phẩm
Linguistique générale et linguistique francaise, Ch. Bally dùng thuật ngữ dictum để chỉ
nội dung cốt lõi của câu và modus hay modalité để chỉ thái độ của ngƣời nói, tức tình
thái [Hồng Tuệ, 2001, tr. 734].
Khi bàn về tình thái, nhà ngơn ngữ học Vinogradov cho rằng “tình thái thuộc vào
số những phạm trù ngôn ngữ học trung tâm, cơ bản” và xem tình thái nhƣ một phạm trù
ngữ pháp độc lập, tồn tại song song với phạm trù vị tính, biểu thị những mối quan hệ
khác nhau của thơng báo với thực tế. Tác giả cịn cho rằng: “Mỗi câu đều mang một ý
nghĩa tình thái nhƣ dấu hiệu cấu trúc cơ bản, tức chỉ ra quan hệ đối với hiện thực”. Nội
dung thơng báo, có thể đƣợc ngƣời nói hiểu nhƣ là hiện thực hay phi hiện thực, là đã tồn

tại trong quá khứ, trong hiện tại, hay là điều sẽ đƣợc thực hiện trong tƣơng lai, là điều
mà ngƣời nói mong muốn hay địi hỏi đối với ai đó…
Theo cách định nghĩa của Xirotinina, tình thái lại nằm trong vị tính của câu. Đối với
các ngơn ngữ biến hình thì “Thời tính, tình thái tính và ngơi tính nằm trong cấu trúc vị tính
và cùng nhau tạo nên cái gọi là vị tính mà nếu thiếu nó thì khơng thể có thơng báo”.
Theo quan điểm của Gak, tình thái phản ánh mối quan hệ của ngƣời nói đối với nội
dung phát ngơn và nội dung phát ngơn đối với thực tế. Tình thái biểu thị nhân tố chủ
quan của phát ngơn; đó là sự khúc xạ của một phân đoạn thực tế qua nhận thức của
ngƣời nói.

12


Liapol thì xem “Tình thái là phạm trù ngữ nghĩa chức năng thể hiện các dạng quan
hệ khác nhau của phát ngôn với thực tế cũng nhƣ các dạng đánh giá chủ quan khác nhau
đối với điều đƣợc thông báo” [dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp, 2012, tr. 84-85].
Halliday trong tác phẩm An Introduction to Functional Grammar cũng có nhiều ý
kiến bàn về tình thái. Một mặt, ơng chú trọng vào phạm trù thức (mood), mặt khác, ông
đặt ra yêu cầu về việc cần phải xem xét tính tình thái qua việc sử dụng động từ. Với
phạm trù động từ, tác giả hi vọng sẽ giải thích đƣợc những gì cịn sót lại của tính tình
thái mà nếu chỉ dùng riêng khái niệm vị tính thì chƣa giải quyết trọn vẹn. Thành phần
thức gồm hai tiểu thành phần: (i) chủ ngữ (subject) là một cụm danh từ, (ii) tác tử hữu
định (finite) là một phần của cụm động từ. Thành phần hữu định là một trong số ít
những tác tử động từ biểu đạt thì (tense) (ví dụ: is, has) hay tình thái (ví dụ: can, must).
Đặc biệt, Searle đã dùng lí thuyết hành động ngơn từ để thảo luận những vấn đề
thức và tình thái. Searle nêu ra năm phạm trù cơ bản của hành động tại lời là: xác quyết,
khuyến lệnh, kết ƣớc, tuyên bố và biểu lộ. Cách tiếp cận vấn đề của Searle đã cung cấp
một khung ngữ nghĩa rộng lớn cho việc thảo luận các vấn đề về tình thái. Bởi vì, với
cách tiếp cận này thì vai trị của ngƣời nói, với tƣ cách là chủ thể nhận thức, chủ thể tác
động trong quan hệ liên nhân đƣợc đặc biệt nhấn mạnh. Lý thuyết hành động ngôn từ là

lý thuyết đặc biệt quan tâm đến quan hệ giữa ngƣời nói với những gì đƣợc nói, vì thế lý
thuyết này đã trở thành khung để thảo luận những vấn đề của tình thái.
Lyons thì cho rằng, tình thái logic đƣợc biểu thị qua khái niệm tính khả năng và
tính tất yếu, cịn trong ngơn ngữ, tình thái đƣợc nhận thức qua hai phạm trù cơ bản là
tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái đạo nghĩa (deontic modality). Tình
thái nhận thức phải đƣợc thể hiện thơng qua tính tất yếu và khả năng về tính xác thực
của mệnh đề, có liên quan đến tri thức và niềm tin. Tình thái đạo nghĩa thì có liên quan
đến chức năng xã hội của phép tắc hay là nghĩa vụ. Và ơng xem tình thái là “thái độ của
ngƣời nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay các sự tình mà mệnh đề đó
miêu tả” [Lyons, 1995, tr. 823].
Sự khác nhau trong quan niệm về tình thái nhƣ trên cho thấy tính phức tạp của vấn
đề về tình thái. Đồng thời cũng cho thấy cách giải quyết vấn đề nội dung ý nghĩa của
tính tình thái có sự khác nhau giữa các tác giả.
1.1.2. Những nghiên cứu về tình thái ở trong nước
Trƣớc đây, trong suốt một thời gian dài, tình thái khơng đƣợc các nhà nghiên cứu
trong nƣớc quan tâm và nghiên cứu một cách thấu đáo. Sở dĩ có tình trạng này là vì,
13


trong suốt một thời gian dài, tình thái đƣợc xem thuộc lĩnh vực lời nói (parole) chứ
khơng thuộc ngơn ngữ (langue) theo quan điểm của Saussure. Vì sự phân biệt rạch ròi
giữa parole và langue nên các nhà nghiên cứu ngữ pháp khơng động tới nó [Hồng Tuệ,
2001, tr. 729].
Hiện nay, các nhà nghiên cứu trong nƣớc đã quan tâm nhiều đến vấn đề tình thái.
Có rất nhiều các bài viết, các chuyên luận nghiên cứu về vấn đề tình thái. Tuy nhiên,
hiện nay, trong giới Việt ngữ học chƣa có nhiều cơng trình tập trung nghiên cứu tồn
diện vềvấn đề này. Đồng thời, cách hiểu về tình thái trong giới Việt ngữ học chƣa hồn
tồn thống nhất, thậm chí có sự hiểu lầm. Nhận xét về vấn đề này, Cao Xn Hạo đã viết:
“Hai chữ tình thái nếu có đƣợc sự quan tâm lại thƣờng đi đôi với những định kiến sai lạc.
Sự hiểu lầm phổ biến nhất là nghĩ rằng tình thái là những sắc thái tình cảm, cảm xúc của

ngƣời nói trong khi phát ngơn” [Đỗ Hữu Châu – Cao Xuân Hạo, 1995, tr. 66].
Điểm qua các bài viết, các cơng trình nghiên cứu, chúng tơi thấy vấn đề tình thái
đƣợc các tác giả đề cập với những mức độ khác nhau, có những khảo sát, phân tích về
vấn đề tình thái ở nhiều phƣơng diện khác nhau. Tiêu biểu là các tác giả nhƣ Phan Mạnh
Hùng (1982), Hoàng Tuệ(1984, 1988), Nguyễn Minh Thuyết (1986, 1995), Nguyễn Đức
Dân (1987, 1998), Lê Đông (1991), Hồ Lê (1992), Cao Xuân Hạo (1991, 1999, 2001,
2002), Phạm Hùng Việt (1996), Nguyễn Văn Hiệp (1994, 1998, 2001, 2002, 2012),
v.v… Quan điểm chung của các tác giả này là có sự phân biệt rõ ràng giữa hai phạm trù
ngơn liệu và tình thái. Tuy nhiên, khi đi vào từng vấn đề cụ thể, mỗi tác giả lại có những
kiến giải khác nhau.
Nguyễn Đức Dân đã bàn về vấn đề logic – tình thái trong tiếng Việt. Sau này, ông
đã nêu lên những khái niệm căn bản về tình thái trong logic học. Tác giả cho thấy mối
quan hệ giữa logic tình thái và ngơn ngữ, trong đó tính tất yếu và tính có thể đƣợc coi là
nền tảng của vấn đề tình thái trong ngôn ngữ [Nguyễn Đức Dân, 1987].
Đến năm 1979, Cao Xuân Hạo đã có bài nghiên cứu đi sâu miêu tả, phân tích
những phƣơng diện diễn đạt ý nghĩa tình thái qua việc phân tích tiền giả định và hàm ý
của một số vị từ tình thái. Ơng cịn nêu lên sự phân biệt rõ ràng giữa tình thái của hành
động phát ngơn và tình thái của lời phát ngơn. Tác giả này cũng cho rằng: “Nội dung
của bất kỳ một lời phát ngơn nào cũng chứa đựng một tình thái (nếu khơng phải là kết
hợp nhiều lớp tình thái)” [Cao Xuân Hạo, 1991, tr. 51].

14


Hoàng Tuệ(1988) đã nêu ra những nét khái quát về tình thái khi bàn về vấn đề
thời, thể và tình thái trong tiếng Việt và khái niệm tình thái. Trong đó, ơng phân biệt
rạch rịi trong tiếng Việt hai yếu tố khác nhau là ngơn liệu (dictum) và tình thái (modus).
Đỗ Hữu Châu cho rằng, phạm trù tình thái truyền đạt quan hệ giữa nhận thức của
ngƣời nói với nội dung của câu và quan hệ của nội dung này với thực tại ngồi ngơn
ngữ. Nội dung câu nói có thể đƣợc khẳng định, đƣợc phủ định, đƣợc yêu cầu hay bị cấm

đoán, đƣợc cầu mong hay đề nghị, v.v… [Đỗ Hữu Châu, 1993].
Nguyễn Văn Hiệp đã trình bày sự đối lập giữa tình thái và ngơn liệu. Ơng viết:
“Đối lập cơ bản nhất để hiểu tình thái là đối lập giữa tình thái và ngơn liệu hay nội dung
mệnh đề. Đây là một sự đối lập đƣợc thừa nhận rộng rãi, đƣợc coi là then chốt trong
những nghiên cứu về tình thái. Ngơn liệu thực chất là thơng tin miêu tả ở dạng tiềm
năng, cịn tình thái là phần định tính dành cho thơng tin miêu tả ấy” [Nguyễn Văn Hiệp,
2012, tr. 85-86].
Phạm Hùng Việt đã có cả một chuyên luận nghiên cứu về trợ từ trong tiếng Việt là
Một số đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt hiện đại. Trong cơng trình này, dựa vào
những tiêu chí về đặc điểm cú pháp, về ngữ nghĩa – chức năng, tác giả đã đƣa ra một
danh sách bao gồm 77 trợ từ tiếng Việt. Tác giả đã phân loại các trợ từ tiếng Việt thành
trợ từ câu (là những phƣơng tiện biểu thị tình thái xuất hiện cuối câu) và các trợ từ bộ
phận câu. Tác giả cũng đã phân tích một số đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt.
Theo đó, trợ từ tiếng Việt có bốn chức năng: chức năng biểu cảm, chức năng đánh giá,
chức năng nhấn mạnh, chức năng tham gia biểu thị mục đích phát ngơn [Phạm Hùng
Việt, 1996].
Bài báo Hướng đến một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu
tiếng Việt của Nguyễn Văn Hiệp đã có những miêu tả và cố gắng hƣớng đến việc phân
loại các tiểu từ tình thái cuối câu một cách rõ ràng, cụ thể. Dựa vào vai trò của các tiểu
từ tình thái cuối câu trong việc hình thành hiệu lực tại lời của phát ngôn, tác giả đã xác
lập một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu. Tác giả phân loại các
tiểu từ tình thái cuối câu thành ba nhóm: Nhóm 1 là các tiểu từ đƣợc dùng khá ổn định
trong một số kiểu hành vi nhất định. Trong nội bộ nhóm này, có thể tiếp tục phân chia
các tiểu từ theo hành vi ngôn ngữ (hành vi tại lời) mà chúng biểu thị một cách điển hình
và đã đƣợc ngữ pháp hóa thành các cấu trúc ngôn ngữ tƣơng đối ổn định nhƣ: các tiểu từ
tình thái chuyên dùng trong các câu hỏi, các tiểu từ tình thái chuyên dùng trong câu cầu

15



khiến, các tiểu từ tình thái chuyên dùng trong câu trần thuật. Nhóm hai là các tiểu từ
khơng có sự ổn định về kiểu hành vi mà chúng biểu thị, tùy theo mệnh đề đi kèm hay
tùy theo tình huống sử dụng mà chúng có thể biểu thị các kiểu hành vi đã đƣợc nêu ở
nhóm 1. Nhóm thứ ba là nhóm các tiểu từ khơng tham gia trực tiếp vào việc hình thành
mục đích phát ngơn mà chỉ thể hiện những nét nghĩa liên quan đến sự thúc giục nói
chung hoặc quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe [Nguyễn Văn Hiệp, 2001a].
Trong luận ánTiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi và việc biểu thị các hành vi
ngôn ngữ trong tiếng Việt, Nguyễn Thị Lƣơng đã nghiên cứu 10 tiểu từ tình thái dứt câu
dùng để hỏi trong tiếng Việt: à, ư, hả, sao, phỏng, chắc, chăng, chứ, nhỉ, nhé. Dựa vào lí
thuyết dụng học và lí thuyết hành vi ngôn ngữ, tác giả đã xác định đƣợc 12 kiểu hỏi do
các tiểu từ tình thái cuối câu biểu thị. Tác giả đã chỉ ra các khả năng kết hợp, khả năng
biểu thị các kiểu hỏi, nội dung các kiểu câu hỏi có chứa tiểu từ tình thái dứt câu, so sánh
sự khác nhau giữa 10 tiểu từ tình thái dứt câu về các phƣơng diện: khả năng biểu thị các
sắc thái hỏi, sắc thái biểu cảm, khả năng kết hợp và tần suất sử dụng [Nguyễn Thị
Lƣơng, 1996].
Trong luận ánMột số phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong câu ghép tiếng
Việt, Ngơ Thị Minh đã miêu tả, khảo sát và biện giải 26 cặp tác tử với 40 biến thể trong
10 phát ngơn có dạng câu ghép khác nhau. Tác giả đã khẳng định sự hiện diện của các
cặp tác tử là một trong những phƣơng tiện có tính chun biệt quan trọng nhất của câu
ghép tiếng Việt. Các tác tử tình thái với chức năng siêu ngôn ngữ và ý nghĩa đánh giá có
vai trị tạo nên các đặc điểm ngữ dụng của phát ngơn có dạng câu ghép. Các hành vi
ngơn ngữ khẳng định, phủ định, bác bỏ, giả định hiện thực… trong phát ngơn đƣợc hình
thành từ các tác tử tình thái [Ngơ Thị Minh, 2001].
Bùi Trọng Ngỗn, trong luận án Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt, đã
thống kê và phân loại 122 động từ tình thái tiếng Việt. Tác giả đã chỉ ra những động từ
tình thái chuyên dụng và những động từ thƣờng hoạt động với tƣ cách động từ tình thái.
Tác giả đã nghiên cứu các động từ tình thái này trên cả 3 bình diện kết học, nghĩa học,
dụng học. Tác giả đã phân chia các động từ tình thái thành các lớp, các nhóm và các tiểu
nhóm sau đó tiến hành giải thích, miêu tả nghĩa của 21 nhóm động từ tình thái và nghĩa
của từng động từ tình thái [Bùi Trọng Ngoãn, 2004].


16


1.1.3. Những nghiên cứu về giảng dạy tình thái tiếng Việt cho người nước ngoài
Trong các nghiên cứu về giảng dạy tình thái tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi, có
thể kể đến luận văn thạc sĩ của Trần Thị Ánh Tuyết,Bước đầu nhận xét việc thể hiện
cách dùng phụ từ trong các sách giáo khoa dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ - Trên tư
liệu các tài liệu trong nước xuất bản từ năm 1980 đến năm 2005. Trong luận văn của
mình, tác giả đã phân tích cách biểu hiện của các phụ từ tiếng Việt trong 24 cuốn sách ở
bậc cơ sở và nâng cao. Tác giả đã giới thiệu và mô tả đƣợc ý nghĩa và chức năng của152
phụ từ ở cả hai trình độ. Tác giả đã đi đến kết luận, sách nâng cao thƣờng tập trung giải
thích các nét nghĩa và các cách sử dụng của phụ từ ở cùng một bài. Các phụ từ xuất hiện
ở trình độ nâng cao thƣờng là các phụ từ ít phổ biến hơn và có tần số sử dụng thấp
nhƣng lại diễn đạt đƣợc lối tƣ duy phức tạp của ngƣời tham gia giao tiếp [Trần Thị Ánh
Tuyết, 2007].
Nghiên cứu về các phƣơng tiện tình thái trong các giáo trình dạy tiếng, trong luận
vănthạc sĩTrợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngồi, tác
giả Đinh Thị Thùy Trang đã thống kê đƣợc 35 trợ từ tình thái đƣợc giảng dạy trong 25
giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Tác giả đã khẳng định: trợ từ tình thái
có số lƣợng khơng nhiều nhƣng có sự linh hoạt trong cách dùng và thƣờng khơng có vị
trí cố định trong cấu trúc câu. Theo tác giả, có những trợ từ tình thái xuất hiện ở cuối
phát ngơn, có những trợ từ tình thái có thể vừa xuất hiện ở đầu phát ngôn vừa xuất hiện
ở giữa phát ngơn, và có những trợ từ tình thái chỉ xuất hiện ở giữa phát ngôn. Tác giả
cũng cho rằng, trợ từ là một vấn đề khó nắm bắt với đối tƣợng là ngƣời châu Âu, châu
Mỹ… Đối với ngƣời châu Á thì việc học từ tình thái tiếng Việt khơng q khó vì tiếng
Việt và ngơn ngữ ở một số nƣớc châu Á có sự tƣơng đồng nhất định về mặt ngữ âm, từ
vựng và văn hóa. Vì vậy, đối tƣợng là ngƣời châu Á thƣờng có sự tiếp thu nhanh hơn so
với ngƣời Âu – Mỹ [Đinh Thị Thùy Trang, 2009].
Về giảng dạy các phƣơng tiện tình thái tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi, trong

luận vănPhương pháp giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái cho sinh viên nước
ngồi ở trình độ nâng cao, Phan Thanh Sơn đã đƣa ra hai thủ pháp đƣợc đánh giá cao về
mặt hiệu quả trong giảng dạy các yếu tố tình thái là so sánh đối lập tƣơng phản và đồng
nghĩa cú pháp. Việc loại suy các yếu tố chu cảnh để làm nổi bật tiêu điểm thông tin hay
thêm các yếu tố ngầm ẩn đều mang lại “những giá trị giao tiếp rõ ràng” cho các yếu tố
tình thái [Phan Thanh Sơn, 2015].

17


Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong các cơng trình này đã mang lại
những hiệu quả rất lớn. Có thể nói, những kết quả nghiên cứu này đã giúp cho giới Việt
ngữ học có những quan tâm nhiều hơn, mạnh mẽ hơn đến vấn đề tình thái. Đồng thời,
những kết quả nghiên cứu này cũng tạo tiền đề cho những nghiên cứu về những phƣơng
diện cụ thể về tình thái trong tiếng Việt.
Nhƣ trên đã nói, những nghiên cứu chung về tình thái của các tác giả đi trƣớc đã
tạo ra cái nhìn mới mẻ hơn, đa diện hơn, sâu sắc hơn trong giới Việt ngữ học về những
vấn đề cụ thể của tình thái. Các cơng trình, các bài viết về các phƣơng tiện biểu thị tình
thái trong tiếng Việt đƣợc các tác giả đề cập đến với những mức độ khác nhau. Và cũng
tùy theo mục đích nghiên cứu mà mỗi tác giả có những nghiên cứu về từng loại phƣơng
tiện khác nhau. Có những cơng trình nghiên cứu về trợ từ tình thái, động từ tình thái,
quán ngữ tình thái…
Việc biên soạn giáo trình và giảng dạy các yếu tố tình thái tiếng Việt cho ngƣời
nƣớc ngồi là một vấn đề khó nhƣng lại thật sự cần thiết vì số lƣợng, khả năng sử dụng
các yếu tố tình thái trong quá trình giao tiếp của ngƣời học là thƣớc đo để đánh giá mức
độ thâm nhập nông hay sâu vào ngôn ngữ và văn hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ chế
cũng nhƣ đề xuất đƣợc phƣơng hƣớng giảng dạy các yếu tố này cho ngƣời nƣớc ngoài
thực sự là một hƣớng nghiên cứucần thiết và lí thú.
1.2. Cơ sở lý luận
Luận án Các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho

người nước ngoài liên quan đến ba vấn đề lí thuyết là tình thái, tình thái gắn với hành
động ngơn từ và lí thuyết giao tiếp. Vì vậy, để xử lí đề tài, luận án đề cập đến ba khái
niệm lí thuyết chủ yếu là: tình thái, hành động ngơn từ và lí thuyết giao tiếp.
1.2.1.Khái niệm tình thái
Khái niệm tình thái thƣờng đƣợc các nhà ngơn ngữ học dùng để phản ánh các quan
hệ đa diện giữa ngƣời nói và điều đƣợc nói ra, giữa nội dung phát ngôn với hiện thực
khách quan và giữa ngƣời nói với ngƣời nghe. Nhƣ vậy, nói một cách đơn giản nhất,
phạm trù tình thái bao gồm hai bình diện là mối quan hệ giữa ngƣời nói với nội dung
phát ngôn và nội dung phát ngôn với thực tế.
Tuy nhiên, đây chỉ là một cách hiểu đơn giản nhất vì trên thực tế, tình thái là một khái
niệm vơ cùng phức tạp. Nhận định về tình hình này, Panfilov đã phát biểu: “khơng có một

18


phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học và các thành phần ý nghĩa bộ phận lại gây ra nhiều
ý kiến khác biệt và đối lập nhau nhƣ phạm trù tình thái” [Panfilov, 1977, tr. 37-38].
Sự phức tạp này cũng đƣợc Perkins nhận xét: “Nghiên cứu về tình thái cũng nhƣ là
cố di chuyển trong một căn phòng quá chật chội mà không giẫm lên bƣớc chân ngƣời
khác” [Perkins, 1983, tr. 4].
Điều này cũng đƣợc Jongeboer khẳng định: “So sánh các ngữ pháp liên quan và
các chuyên khảo về các chủ đề của các bình diện tình thái nói chung, ngƣời ta kinh ngạc
khi thấy dƣờng nhƣ khơng có một lĩnh vực ngữ pháp nào mà sự thiếu nhất trí lại nổi rõ
nhƣ trong cái mà tơi tóm lƣợc lại dƣới tên gọi tình thái. Đây thực sự là một mê cung mà
ở đó các nhà ngữ pháp đang tìm kiếm con đƣờng của mình” [Wynmann, 1996, tr. 14].
Xảy ra tình trạng này là vì tình thái là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học trong đó điển hình là logic học và ngơn ngữ học.
1.2.1.1.Khái niệm tình thái trong logic học
Các nhà logic học là những ngƣời đầu tiên quan tâm đến vấn đề tình thái. Aristotle
đƣợc coi là ngƣời đầu tiên xác lập các khái niệm tất yếu, khả năng và phi khả năng, cùng

với những quan hệ tồn tại giữa chúng nhƣ mệnh đề tình thái và phép tam đoạn luận tình
thái tạo cơ sở cho ngành logic tình thái. Đến những năm 50 của thế kỉ XX, các nhà logic
phát triển ý tƣởng trên và cho rằng khái niệm tất yếu và khả năng có thể đƣợc diễn đạt
theo tiêu chí các thế giới khả năng.
Tình thái trong logic học đƣợc gọi là tình thái khách quan. Khái niệm tình thái
khách quan gắn với sự phân loại các phán đoán, các mệnh đề logic dựa trên những thành
phần đặc trƣng cơ bản giữa hai thành phần chủ từ và vị từ, xét ở khía cạnh phù hợp của
phán đoán trong thực tế. Các phán đốn đƣợc chia thành ba nhóm lớn nhƣ sau:
-Phán đốn khả năng phản ánh xác suất có mặt hay vắng mặt của một đặc trƣng
nào đó ở đối tƣợng của phán đoán.
-Phán đoán tất yếu phản ánh đặc trƣng đƣợc gán cho đối tƣợng ở mọi điều kiện
trong mọi thế giới khả năng.
-Phán đoán hiện thực đơn thuần xác nhận sự có mặt hay vắng mặt của đặc trƣng
đƣợc gán cho đối tƣợng.
Nhƣ vậy, tình thái khách quan chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất giữa
phán đoán với hiện thực, mang tính khách quan, bản thểvà đƣợc coi nhƣ là một đặc
trƣng cấu trúc nội tại của cấu trúc chủ từ - vị từ logic, gạt bỏ mọi nhân tố chủ quan nhƣ ý

19


chí, sự đánh giá, mức độ cam kết, thái độ hay lập trƣờng của ngƣời nói. Ngƣời nói chỉ
trình bày lại hiện thực một cách khách quan nhƣ nó vốn có mà thơi.
1.2.1.2.Khái niệm tình thái trong ngơn ngữ học
Trong khi khái niệm tình thái của logic chỉ giới hạn ở một số kiểu quan hệ chung
nhất của phán đoán với hiện thực, hoàn toàn tách khỏi những nhân tố thuộc mục đích,
nhu cầu, ý chí, thái độ, tình cảm, đánh giá của con ngƣời nói chung thì việc nghiên cứu
tình thái trong ngơn ngữ lại đặc biệt nhấn mạnh đến những yếu tố này. Trên thực tế, con
ngƣời không chỉ có năng lực xem xét sự vật nhƣ nó là hay nhớ lại sự vật theo cách thức
nó đã là mà cịn có khả năng suy nghĩ và tƣởng tƣợng các sự vật theo cách thức có thể

là hay phải là.
Là một trong những ngƣời nghiên cứu tiên phong, Jespersen đã đề cập đến tình
thái khi thảo luận về thức. Ơng đã đánh giá cao tính chủ thể trong giao tiếp. Theo ông,
các thức xác định (indicative), thức giả định (subjunctive), thức cầu khiến (imperative)
đều biểu thị thái độ, quan niệm của ngƣời nói về nội dung của câu, mặc dù trong nhiều
trƣờng hợp, việc chọn lựa thức đƣợc xác định không phải bằng thái độ thực tế của ngƣời
nói mà bằng chủ thể của mệnh đềvà nó độc lập với ngƣời nói.
Jespersen đề xuất hai hệ thống tình thái. Một hệ thống bao gồm sự bắt buộc, khẩn
cầu, cho phép, hứa hẹn, cầu khiến,… Hệ thống còn lại bao gồm sự xác nhận, xác thực,
giả định, điều kiện, khả năng… Dựa vào hai cách phân loại này, quan niệm của
Jespersen thực chất đã đặt nền móng cho sự phân chiahai phạm trù nội dung ý nghĩa tình
thái: tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái đạo nghĩa (deontic modality).
Sau Jespersen, Von Wright (1951) đƣa ra các kiểu tình thái nhƣ: tình thái chân
ngụy (alethic), tình thái nhận thức (epistemic), tình thái đạo nghĩa (deontic) và tình thái
tồn tại (existential)
Dựa trên cơ sở triết học và logic, ngoài bốn phạm trù mà Von Wright đã chỉ ra,
Rescher bổ sung thêm bốn loại nữa là: nhóm tình thái thời gian (temporal modalities);
nhóm tình thái mong ƣớc (boulomaic modalities); nhóm tình thái đánh giá (evaluative
modalities); nhóm tình thái gây khiến (causal modalities) [Perkin, 1983,tr. 120].
Hầu hết các nhà ngữ học ở mức độ này hay mức độ khác đều bộc lộ quan điểm
ngữ pháp – ngữ nghĩa của mình khi đề cập đến yếu tố ngƣời nói trong các định nghĩa
của mình về tính tình thái.

20


“Tình thái là thái độ của ngƣời nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay
cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả” [Lyons, 1977, tr. 425]. Theo đó, ơng nêu ra ba loại ý
nghĩa tình thái:
-Tình thái tất yếu và khả năng, liên quan đến logic, giá trị đúng/sai của mệnh đề.

-Tình thái nhận thức, liên quan đến tính thực tế, tính hiện thực.
-Tình thái đạo nghĩa gắn với lĩnh vực của logic tình thái, đó là logic về sự bắt buộc
và cho phép, trách nhiệm.
Tính tình thái của ngơn ngữ thuộc bình diện ngữ pháp – ngữ nghĩa. Tình thái là
một bộ phận nghĩa tất yếu của phát ngơn. Khơng thể có một câu nói khơng mang một
tình thái nhất định. Theo đó, đƣa ra một phát ngơn có nghĩa là thơng tin về một sự tình.
Trong cấu trúc nghĩa của phát ngơn có hai thành phần cơ bản tƣơng ứng với cách gọi
của Ch. Bally là modus và dictum. Trong đó, dictum là bộ phận biểu thị một nội dung sự
tình ở dạng tiềm năng. Vì vậy, dictum gắn với chức năng thơng tin, chức năng miêu tả
của ngôn ngữ. Modus là bộ phận tình thái, thuộc bình diện tâm lí, thể hiện những nhân
tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của ngƣời nói đối với điều đƣợc
nói ra, xét trong mối quan hệ với thực tế, với ngƣời đối thoại và với hoàn cảnh giao tiếp.
Bộ phận nghĩa tình thái tham gia vào quá trình thực tại hóa, biến nội dung sự tình ở dạng
tiềm năng thành phát ngơn hiện thực. Nó cho biết sự tình nêu ra trong phát ngôn là khả năng
hay hiện thực, khẳng định hay phủ định, mức độ cam kết của ngƣời nói đối với độ tin cậy
của thơng tin, đánh giá, tình cảm, mong muốn, ý đồ của ngƣời nói khi phát ngơn. Ví dụ,
một sự tình là “mai mƣa”, ngƣời ta có thể thể hiện những nội dung tình thái khác nhau:
(1)Mai mưa.
(2)Chắc chắn mai mưa.
(3)Có lẽ mai mưa.
(4)Mai không mưa đâu.
(5)Mai mưa à?
(6)Mai mới mưa cơ.
(7)Mai nhỡ mưa thì sao?
Trong phát ngơn (1), ngƣời nói thể hiện phát ngôn nhƣ một sự thông báo với ngƣời
đối thoại về một sự tình đƣợc coi là hiện thực. Trong phát ngơn (2), ngƣời nói vừa thơng
báo sự tình mai mưa vừa đƣa ra cam kết một cách chắc chắn về khả năng hiện thực của
sự tình. Ngƣời nói có những cơ sở chắc chắn để xác nhận, xác tín về tính hiện thực của

21



×