Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.83 KB, 107 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước Việt Nam đang trong thời kì hội nhập và phát triển. Đặc
biệt sau khi gia nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày
càng được củng cố và nâng cao. Tiếng Việt đã, đang và sẽ là phương tiện
đắc dụng để bạn bè thế giới tiếp cận với văn minh, văn hoá Việt Nam, là
phương tiện tốt nhất để con em Việt kiều hiểu về đất nước, con người dân
tộc mình, và cũng là phương tiện để người Việt Nam giao lưu, hội nhập với
thế giới trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch,…Do vậy, việc
dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đang phát triển khá mạnh mẽ. Để đáp
ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu của việc giảng dạy cho nhiều đối tượng khác
nhau, nhiều khoa, nhiều trung tâm giảng dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài đã được mở cùng với sự phát triển của các cơ sở có sẵn từ trước.
Nhiều Hội nghị khoa học về “Tiếng Việt như một ngoại ngữ”, “Tiếng Việt
cho người nước ngoài”,… cũng đã được tổ chức ở trong nước cũng như ở
nước ngoài. Trong báo cáo trình bày ở các hội nghị đó, vấn đề “Tiếng Việt
cho người nước ngoài” cũng đã được nghiên cứu khá sâu sắc và đã đạt
được một số kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là tại Hội nghị quốc tế về
“Việt Nam học” lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 7/1998 tại Hà Nội có
hẳn một tiểu ban “Tiếng Việt cho người nước ngoài”. Trong báo cáo tổng
kết của hội nghị này, vấn đề “Tiếng Việt cho người nước ngoài” cũng đã
được chú ý và được nêu thành một mục riêng.
Trước những yêu cầu và đòi hỏi của thực tế khách quan, đặc biệt là
chương trình cải tiến nội dung nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Tiếng
Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài đang đứng trước nhiều
nhiệm vụ cần phải giải quyết kịp thời và cấp bách. Một trong những nhiệm
vụ to lớn đó là việc hoàn thiện chương trình đào tạo tiếng Việt cho người
1
nước ngoài nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tế đặt ra cho sự nghiệp
đào tạo tiếng Việt trong tình hình hiện nay.


Giống như việc dạy các ngoại ngữ khác, việc dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài phải cung cấp cho người học ngữ liệu và cách sử dụng
ngữ liệu cho người học nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng tiếng
Việt . Cung cấp ngữ liệu bao gồm ba mặt là: ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp.
Trong đó việc cung cấp từ vựng có vai trò quan trọng. Khoá luận này,
chúng tôi đi vào khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nhằm phục vụ cho việc hiệu chỉnh, bổ
sung và củng cố các giáo trình đã và đang sử dụng ở Khoa Việt Nam học
và tiếng Việt.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khoá luận này, chúng tôi tập trung khảo sát và nghiên cứu vốn
từ vựng được cung cấp trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài đang được sử dụng tại Khoa Việt Nam học tiếng Việt ở cả trình
độ cơ sở và nâng cao. Ở đây, chúng tôi lựa chọn bốn cuốn giáo trình trong
đó có hai cuốn chương trình cơ sở và hai cuốn chương trình nâng cao là:
- “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Chương trình cơ sở, Nguyễn
Văn Phúc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
- “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Trình độ nâng cao, Trịnh Đức
Hiển (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
- Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
- Tiếng Việt Nâng cao (cho người nước ngoài - quyển 1), Nguyễn
Thiện Nam, Nxb Giáo dục, 1998.
Qua việc khảo sát, phân tích vốn từ vựng được đưa ra trong bốn cuốn
giáo trình nêu trên, chúng tôi hy vọng tìm ra những đặc điểm của việc đưa
vốn từ vào trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nhằm
hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các giáo trình đã và đang được sử dụng ở
2
Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong những trung tâm đào tạo

tiếng Việt lớn nhất cả nước.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong tình hình thực tế của việc dạy tiếng Việt ở nước ta hiện nay,
giáo trình là một vấn đề quan trọng vì nó đóng vai trò là cầu nối, có tính
chát công cụ đối với người dạy và người học. Hiện nay, có nhiều giáo trình
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và có nhiều tác giả tham gia vào công
việc này với những định hướng khác nhau. Chính vì vậy tình trạng rất phổ
biến là giữa các giáo trình danh sách từ vựng khác nhau khá nhiều; trong
đó nổi lên một vấn đề: tính thống nhất và tính chuẩn mực cho các giáo trình
dạy tiếng.
Khoá luận này thực hiện việc khảo sát vốn từ vựng trong bốn giáo
trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được nêu qua các phần sau:
- Từ mới của bài hội thoại
- Từ vựng của bài đọc
- Bảng từ chung của mỗi giáo trình
Khoá luận này sẽ đánh giá thực trạng từ vựng trong các giáo trình
nêu trên để thấy rõ hơn toàn cảnh từ vựng của chúng nhằm góp thêm thông
tin cho việc tiến tới xây dựng bộ tiêu chí đánh giá lượng từ vựng cho các
giáo trình.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích
Thông qua so sánh việc cung cấp vốn từ vựng ở trình độ cơ sở và
nâng cao, khoá luận chỉ ra những đặc điểm cũng như thực trạng cung cấp
vốn từ vựng hiện nay trong các giáo trình dạy tiếng Việt. Đồng thời, nghiên
cứu đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích cung cấp thông tin để góp phần
hiệu chỉnh và cải tiến chất lượng của việc biên soạn giáo trình dạy tiếng
3
Việt như một ngoại ngữ, đặc biệt ở phần từ vựng, một trong ba phần cơ bản
của việc cung cấp ngữ liệu trong dạy tiếng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khoá luận thực hiện xác định lý luận về từ, các đơn vị cơ sở cho
nghiên cứu, đánh giá.
- Thống kê và phân loại từ vựng được cung cấp trong các giáo trình.
Sau đó, so sánh các vốn từ được cung cấp trong mỗi giáo trình, việc cung
cấp vốn từ trong mỗi giáo trình để thấy được sự khác biệt ở mỗi giáo trình
và giữa các trình độ.
- Dựa trên những kết quả nghiên cứu được, khoá luận nêu lên những
đặc điểm của việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt
hữu quan, đồng thời đưa ra một số ý kiến về việc cung cấp, phát triển vốn
từ của người học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khoá luận là một số
thao tác phân tích ngôn ngữ học thường gặp và một số thủ tục nghiên cứu
định lượng khi cần thiết.
4.2 Tư liệu
Chúng tôi thống kê và mô tả việc cung cấp vốn từ vựng trong bốn
cuốn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được sử dụng tại Khoa
tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam dành cho người nước ngoài , bao gồm:
- Tiếng Việt cho người nước ngoài ( Vietnam for foreigners) - Chương
trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnam for foreigners) - Trình độ
nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
- Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners), Vũ Văn Thi, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2008.
4
- Tiếng Việt Nâng cao cho người nước ngoài, quyển 1 (Intermediate
Vietnamese for non – native speakers), Nguyễn Thiện Nam, Nxb Giáo dục,
1998.
5. CẤU TRÚC CỦA KHOÁ LUẬN

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Phụ lục và Danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận
1.1. Quá trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam
1.2. Nhận thức về vấn đề dạy tiếng và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
1.3. Lý luận về từ và đơn vị từ vựng
1.4. Quá trình tiếp thu và tích luỹ từ vựng
Chương 2: Việc cung cấp vốn từ trong nguồn tư liệu được khảo
sát xét trên phương diện từ loại
2.1. Dẫn nhập
2.2. Khảo sát
2.3. Nhận xét
2.3.1. Định lượng
2.3.2. Định tính
Chương 3: Việc cung cấp vốn từ trong nguồn tư liệu được khảo
sát trên phương diện chủ điểm
3.1. Dẫn nhập
3.2. Khảo sát
3.3. Nhận xét
Chương 4: So sánh việc cung cấp vốn từ trong các giáo trình
được khảo sát
4.1. Dẫn nhập
4.2. So sánh
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1.1. Quá trình phát triển của việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
ở Việt Nam
Trải qua nhiều biến thiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có

những cuộc tiếp xúc lớn với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Người nước ngoài đến mảnh đất này với nhiều lí do khác nhau và theo đó
việc sử dụng ngôn ngữ bản địa đã trở thành nhu cầu cấp thiết của họ.
Tuy nhiên, cho đến trước cuộc xâm lược của người Pháp ở Việt Nam
(thế kỉ 19), việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài chưa được đặt ra theo
đúng ý nghĩa của việc “dạy ngoại ngữ”. Cho đến lúc đó, ở Việt Nam chưa
thấy xuất hiện tài liệu giáo khoa nào chính thức được biết và sử dụng. Đối
với gia đoạn này, chủ yếu người nước ngoài tiếp xúc với tiếng Việt theo lối
tự phát, truyền khẩu.
Tiếng Việt được dạy cho người nước ngoài như một ngoại ngữ ở
nước ta có lẽ trong lịch sử chỉ diễn ra trong vòng hơn 100 năm nay. Việc
này gắn với nhu cầu của người Pháp khi tiến hành xâm lược thuộc địa và
thi hành chính sách cai trị ở đây. Mục đích của việc học tiếng đối với họ
cũng rất rõ ràng: thông ngôn và cai trị.
Trong suốt thời gian dài từ cuối thế kỉ 19 đến năm 1945 sách dạy
tiếng Việt cho người Pháp căn bản do người Pháp viết. Năm 1889, một tài
liệu giảng dạy tiếng Việt ra đời rất sớm là “Dẫn đàng nói chuyện tiếng
Phalangsa” và tiếng “Annam” do Bon (Cố Bân) và Dronet (Cố Ân) biên
soạn. Quyển sách này được dùng cho các giáo sĩ Châu Âu ở Việt Nam.
Ngoài ra còn vài tài liệu do Trương Vĩnh Ký và Trương Vĩnh Tống biên
soạn. Các sách dạy tiếng Việt trong thời kỳ này đều theo nguyên tắc dựa
6
vào các phạm trù ngữ pháp trong tiếng Pháp để dạy tiếng Việt với nhận
thức đã là ngôn ngữ thì đều giống nhau về mặt hình thức.
Nhu cầu dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chỉ thực sự được đặt ra
sau năm 1954. Sau hiệp định Giơnevơ, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền
Nam - Bắc. Do những mối quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh, việc
dạy tiếng Việt đã trở nên cấp bác nhất là những nước có quan hệ về mặt
ngoại giao với Việt Nam. Trong thời kỳ này đã xuất hiện những trung tâm
tiếng Việt. Các trường Đại học lớn ở Pháp, Mĩ, Đức, Nga, Cu-ba, Ba Lan,

Tiệp Khắc, Trung Quốc, Ấn Độ đã có khoa hay trung tâm dạy và nghiên
cứu tiếng Việt như: . Đặc biệt là ở Việt Nam, sau khi miền Bắc giải phóng,
Đại học Tổng hợp được thành lập và đã có bộ môn dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài, tiền thân của Khoa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho
người nước ngoài hiện nay.
Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thực sự phát triển từ khi
Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, cả thế giới bước vào thời kỳ đối thoại
và hội nhập trên mọi lĩnh vực. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với
sự “bùng nổ thông tin”…đã làm nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng
trở nên cấp thiết, nhằm mở rộng giao lưu trên trường quốc tế. Ý muốn tìm
hiểu về một quốc gia, về một nền văn hoá…đã thúc đẩy việc dạy và học
tếng ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô cũng như hình thức
(không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế). Trong nước, tiếng Việt được
dạy phổ biến với nhiều mục đích và đối tượng học khác nhau. Ở khu vực
Đông - Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các trung tâm dạy
tiếng ở các trường Đại học lớn Pháp, Mĩ…với các hình thức đào tạo đa
dạng: ngắn hạn, dài hạn, chuyên sâu…tạo nên không khí sôi động đáp ứng
nhu cầu thiết thực của thời cuộc.
1.2. Vấn đề dạy tiếng và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, là phương tiện để con người thể hiện
tư tưởng, tình cảm của mình. Trong mọi hoàn cảnh và bối cảnh giao tiếp,
7
mỗi ngôn ngữ của một dân tộc có những cách thức thể hiện khác nhau.
Muốn vận dụng được bất kì một ngôn ngữ nào trong giao tiếp, chúng ta
phải có một sự hiểu biết nhất định về ngôn ngữ đó. Vì vậy, dạy tiếng là dạy
vận hành một cơ chế cấu trúc ngôn ngữ, tương ứng với cấu trúc nhận thức
và gắn liền với con người.
Dạy tiếng có thể xét ở hai bình diện:
- Dạy tiếng cho người nước ngoài
- Dạy tiếng cho người bản ngữ

Ở đây chúng tôi xin đề cập đến lĩnh vực dạy tiếng cho người nước ngoài.
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu. Việc tiếp
nhận một ngôn ngữ mới chính là hình thức giải mã kí hiệu của ngôn ngữ đó
mà đằng sau nó là cả một nền văn hoá. Cho nên, dạy tiếng là dạy một nền
văn hoá (vì ngôn ngữ là công cụ của văn hoá ghi lại tri thức văn hoá của
dân tộc). Dạy tiếng là dạy chính thứ tiếng đó với tính chất ngôn ngữ tự
nhiên chứ không phải dạy về tiếng trên phương diện nghiên cứu.
Trong các phương pháp dạy và học ngoại ngữ, chúng ta phải nói đến
hai loại phương pháp cơ bản là những phương pháp truyền thống và những
phương pháp hiện đại .
- Phương pháp dạy và học ngoại ngữ trước đây, được xem là những
phương pháp truyền thống: Phương pháp này tồn tại hàng thế kỉ với định
hướng truyền đạt là chính chứ ít rèn luyện kĩ năng. Phương pháp truyền
thống rất coi trọng đến hình thức nên mỗi bài giảng đều bắt đầu bằng việc
dạy ngữ pháp. Ngữ pháp đó được thực hiện hoặc giới thiệu trực tiếp qua
các từ loại và bài khoá. Các vấn đề phát âm đựoc tách thành những bài
riêng biệt trong đó tập trung rèn luyện về các nguyên âm, phụ âm, trọng âm
nhưng rất coi nhẹ ngữ điệu, đồng thời không coi trọng hành vi ngôn ngữ.
- Phương pháp dạy và học ngoại ngữ hiện nay, được xem là những
phương pháp hiện đại: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong
8
những năm gần đây. Thay vì học tiếng theo lối mô tả, giới thiệu là chính thì
bây giờ học tiếng lấy thực tế sinh động của ngôn ngữ làm đối tượng.
Trái với những phương pháp truyền thống, những phương pháp hiện
đại đi từ lời nói, nó được thể hiện qua các cá nhân. Lời nói của các nhân
được thể hiện qua các hành động ngôn ngữ và các hành vi ngôn ngữ.
Tiếng Việt ngày càng có địa vị xứng đáng trên trường quốc tế, số
người nước ngoài học và nghiên cứu tiếng Việt ngày càng đông. Việc
nghiên cứu phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là cần thiết.
Việc dạy tiếng Việt ở mỗi thời kỳ lịch sử đều có sự khác nhau. Trước

kia, việc dạy này được áp dụng theo phương pháp truyền thống. Nhưng
trong những năm trở lại đây, khoa học kĩ thuật phát triển, người học có
điều kiện tiếp xúc với những thành tựu mới mẻ đó trong việc dạy và học
tiếng. Đặc biệt là trong việc dùng các phương tiện cho việc học như radio,
kênh hình,… làm cho việc học đạt kết quả cao hơn, người học có thể tiếp
xúc với ngôn ngữ mới ở nhiều góc độ sinh động của cuộc sống với thực
tiễn phong phú. Từ thực tế trên, một loạt giáo trình dạy tiếng đã ra đời để
phục vụ cho việc học. Các giáo trình này chuyển từ phương pháp truyền
thống sang phương pháp dạy tiếng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu cho
người học tiếng. Việc cung cấp ngữ liệu trong đó có từ vựng là một vấn đề
cần được quan tâm trước hết nhằm xây dựng cơ sở và tạo hiệu quả cho việc
học tiếng Việt đối với người nước ngoài.
Theo chương trình đào tạo của Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt
Nam cho người nước ngoài thì sự cung cấp vốn từ được phân bố như sau:
- Bậc cơ sở (Elememtary):
+ Về số lượng: từ 600 – 800 đơn vị từ.
+ Về kiểu loại:
* Từ đơn và một số từ ghép đơn giản
* Chủ yếu lượng từ về sinh hoạt, thông dụng
- Bậc nâng cao (Intermediate):
9
+ Về số lượng: 1600 – 2500 đơn vị từ
+ Về kiểu loại:
* Hoàn thiện các kĩ năng sử dụng vốn từ thông dụng
* Cung cấp một số vốn từ thuộc các lĩnh vực: xã hội,
báo chí, kinh tế, khoa học, giáo dục,…
- Bậc hoàn thiện (Advance):
+ Về số lượng: 2500 – 4500 đơn vị từ
+ Về kiểu loại:
* Hoàn thiện vốn từ báo chí, hoạt động xã hội, khoa

học, giáo dục,…
* Cung cấp vốn từ chuyên ngành: văn học, ngôn ngữ,
chính trị,..
Việc phân bố lượng từ vựng ở mỗi bậc học về số lượng và kiểu loại
như vậy là nhằm phù hợp với yêu cầu và khả năng của người học trong
việc tiếp nhận một ngoại ngữ. Việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo
trình dạy tiếng theo xu hướng tăng dần về số lượng và chất lượng. Mỗi bậc
học khác nhau thì vốn từ được cung cấp cũng khác nhau, nhưng đều phải
nằm trong cùng một hệ thống nhằm đảm bảo sự thống nhất. Số lượng từ
được cung cấp phải hợp lí: ở trình độ cơ sở thì số lượng từ được cung cấp ít
hơn ở trình độ nâng cao và hoàn thiện vì đây là lúc người học bắt đầu tiếp
xúc với một ngoại ngữ mới nhưng các từ phải đáp ứng được yêu cầu giao
tiếp cơ bản và thông dụng . Ở trình độ nâng cao và hoàn thiện thì vốn từ có
số lượng lớn hơn, các từ được cung cấp phải đáp ứng được yêu cầu về sử
dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và chuyên ngành học. Quá
trình học tiếng Việt cũng giống như bất kỳ một ngoại ngữ nào, cần phải
theo một trình tự tăng dần và có sự tích luỹ về mặt từ vựng và phù hợp với
từng trình độ. Do đó, sự phân bố dung lượng về nội dung từ vựng cho mỗi
trình độ dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại khoa tiếng Việt được nêu
10
trên về cơ bản đã đáp ứng được chương trình đào tạo cũng như phù hợp với
học viên.
Ở khoá luận này, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát vốn từ vựng được
cung cấp trong các giáo trình ở bậc cơ sở và nâng cao.
1. 3. Lý luận về từ vựng và đơn vị từ vựng
Bất cứ ngôn ngữ nào cũng gồm ba mặt được phân giới là thành phần
ngữ âm, các phương tiện từ vựng và các phương tiện ngữ pháp. Cách phân
giới các phương tiện ngôn ngữ theo các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp bắt
nguồn từ ngôn ngữ học truyền thống cổ điển và dựa vào phẩm chất của các
quá trình trừu tượng hóa.

Đơn vị cơ bản của từ vựng là từ. Từ là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý
nghĩa dùng để cấu tạo câu nói. Từ vốn có ý nghĩa và năng lực gọi tên, biểu
thị các sự vật, hiện tượng,… trong phạm vi định danh và năng lực tham gia
vào các mối liên hệ từ vựng trong ngữ đoạn. Thoả mãn những đòi hỏi của
phạm vi định danh và phạm vi ngữ đoạn của hoạt động ngôn ngữ, từ có tất
cả những đặc trưng tuyệt đối lẫn những đặc trưng tương đối. Chính đặc
điểm này đã biến từ trở thành một loại đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, nằm trên
giao điểm của hai trục toạ độ cơ bản trong cấu trúc của ngôn ngữ - trục đối
vị (trục dọc) và trục nối tiếp (trục ngang).
Bên cạnh các từ, trong thành phần từ vựng của mỗi ngôn ngữ còn
tồn tại rất nhiều các cụm từ cố định, thường được gọi là các thành ngữ.
Cụm từ cố định có nhiều điểm giống với từ: Chúng cũng có khả năng tái
hiện trong lời nói như các từ; Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể là thành
phần của câu, cũng có thể là cơ sở để cấu tạo từ; Về mặt ngữ nghĩa, chúng
cũng biểu thị những hiện tượng của thực tế khách quan gắn liền với những
kiểu hoạt động khác nhau của con người. Chính vì vậy, các cụm từ cố định
cũng nằm trong thành phần từ vựng của ngôn ngữ, cũng được hệ thống hoá
trong các từ điển.
11
Từ và cụm từ cố định được gọi là những đơn vị định danh cơ bản của
ngôn ngữ, thực hiện chức năng gọi tên các sự vật, hiện tượng… của thực tế.
Tuy nhiên, cụm từ cố định không phải là đơn vị từ vựng cơ bản, bởi vì
chúng do các từ cấu tạo nên: muốn có các cụm từ cố định trước hết phải có
các từ.
Từ chẳng những là đơn vị cơ bản của từ vựng mà còn là đơn vị cơ
bản của ngôn ngữ nói chung.
Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị duy nhất có thể đảm nhiệm
nhiều chức năng nhất. Chức năng cơ bản của từ là chức năng định danh,
nhưng trong dãy ngữ đoạn, từ còn mang cả chức năng “phân biệt nghĩa”,
làm bộc lộ ý nghĩa này hay ý nghĩa khác của những từ nhiều nghĩa. Tuỳ

theo tính chất của mình, từ có thể đảm nhiệm những chắc năng khác nhau
bên trong cấu
trúc. Thuộc tính nhiều chức năng của từ cho phép nó trở thành một đơn vị
có tính chất phổ biến nhất, cho phép nó chiếm vị trí trung tâm trong cấu
trúc của ngôn ngữ.
1.4. Quá trình tiếp thu, tích luỹ từ vựng
Quá trình dạy và học một ngoại ngữ, trên thực tế là quá trình tiếp xúc
giữa hai ngôn ngữ: ngôn ngữ đã ổn định trước đó của người học và ngôn
ngữ mới đang trong quá trình hình thành, hoàn thiện quá trình thụ đắc ngôn
ngữ là quá tình tương tác giữa ngôn ngữ đã ổn định và ngôn ngữ đang trong
tình trạng hoàn thành và dần hoàn thiện. Vì việc tiếp nhân một ngoại ngữ là
một quá trình nên nó có nhiều giai đoạn, với mỗi giai đoạn lại có một đặc
điểm riêng, không giống với người bản ngữ học ngôn ngữ của họ. Việc
phân chia quá trình thụ đắc ngôn ngữ rất cần sự thống nhất,giúp người học
và cả người dạy ngoại ngữ nâng cao kết quả học tập và giảng dạy.
Để đạt được mục đích giao tiếp trên cơ sở ngôn ngữ, ngoài những
quy tắc cấu trúc ngữ pháp nhất định phải có sự vận hành của một lượng từ
vựng trong mỗi ngôn ngữ. Vốn từ vựng càng phong phú thì khả năng giao
12
tiếp càng linh hoạt. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với một ngôn ngữ chúng ta
không thể không tiếp xúc với vốn từ vựng của ngôn ngữ đó.
Tuy các tri thức, kỹ năng thuộc các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp không tách rời nhau, mà được tích luỹ, rèn luyện cùng với nhau;
nhưng về mặt nghiên cứu, chúng ta vẫn có thể tạm cô lập hoá chúng để tiến
hành những khảo sát, phân tích riêng biệt.
Từ vựng là đơn vị ngôn ngữ duy nhất có thể đảm nhiệm nhiều chức
năng nhất. Số lượng các đơn vị ngôn ngữ có hàng ngàn hàng vạn. Mỗi đơn
vị từ vựng có thể sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong các lời nói và văn
bản. Khác với hệ thống ngữ âm, từ vựng trực tiếp phản ánh đời sống tinh
thần và văn hoá của con người, phản ánh các mối quan hệ xã hội và ý thức

hệ tư tưởng của con người. Bởi vậy, hệ thống từ vựng phát triển và biến đổi
không ngừng.
Vốn từ vựng của một ngôn ngữ là tổng thể và hệ thống toàn bộ từ và
cụm từ cố định của ngôn ngữ đó. Các ngôn ngữ hiện nay trên thế giới có
một khối lượng từ vựng hết sức lớn và việc xác định chính xác số lượng từ
của một ngôn ngữ nào đó cũng không phải dễ dàng.
Tuy nhiên, vốn từ mà con người sử dụng hàng ngày thường là những
từ tích cực, tức là những từ thường trực và hay dùng, có tần số sử dụng cao,
được con người nắm vững và sử dụng trong lời nói một cách thành thạo.
Còn đối với những từ tiêu cực, thì người nói ngôn ngữ có thể nắm vững sau
nhiều lần sử dụng. Một trong những nhiệm vụ chính năng cao trình độ văn
hoá về mặt ngôn ngữ của con người là nâng cao vốn từ vựng. Người ta làm
giàu vốn từ tích cực bằng cách chuyển những từ mới từ vốn từ tiêu cực
sang vốn từ tích cực.
Đối với tất cả những người học tiếng, sự tri nhận ngôn ngữ mới là
quá trình giải mã ngôn ngữ dựa trên hai hệ thống lớn:
- Hệ thống từ vựng
- Hệ thống ngữ pháp
13
Trong đó, hệ thống ngữ pháp cũng được hiện thực bằng các từ vựng
có tính chất công cụ. Và như vậy, vốn từ vựng với người học trong trường
hợp này trước hết là tiếp nhận chứ không phải tiềm tàng. Mặt khác, vốn từ
vựng của một ngôn ngữ không đồng nhất, bao gồm nhiều lớp từ, nhiều
nhóm từ có chất lượng khác nhau. Trong vốn từ vựng của ngôn ngữ nào
cũng đều có những từ mới và những từ cũ, những từ phổ biến chung và
những từ địa phương, những từ có tính chuẩn mực và những biệt ngữ.
Chính vì vậy, khi đi vào khảo sát từ vựng của một ngôn ngữ cụ thể
phải nắm bắt được các yếu tố đó, để từ đấy có thể xác định một cách đúng
đắn phương pháp dạy tiếng cho người nước ngoài dưới góc độ từ vựng. Đối
với người học, những kiến thức mới là trước tiên phải làm quen với từ.

Chính “từ”, với những phép tắc và tính nghệ thuật của nó là công cụ quan
trọng để tạo khả năng sử dụng ngôn ngữ mới cho người học.
Điều này giải thích tại sao vốn từ vựng phải tăng lên cả về lượng lẫn
về chất (lượng được hiểu là con số từ mà người học cần nắm còn chất được
hiểu là năng lực dùng từ mà người học cần có).
Tiểu kết:
Trên cơ sở lí thuyết về từ vựng và đơn vị của từ vựng, chúng ta nhận
thấy cái dễ và khó nắm bắt ở việc sử dụng từ trong giao tiếp, đặc biệt là đối
với người bắt đầu học. Vì vậy, việc dạy về cấu tạo từ phải thực hiện theo
nguyên tắc từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, cung cấp cho người học một
lượng từ vừa phải ở những mức độ khác nhau trong những giai đoạn học
khác nhau.
Nói tới tiếng Việt là nói tới cả ba mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của
nó, nhưng so với ngữ âm và ngữ pháp thì từ vựng có tầm quan trọng hàng
đầu bởi vì chính từ vựng mới trực tiếp phản ánh đời sống xã hội. Mọi diễn
biến trong đời sống xã hội đều được ghi lại trước hết trong từ vựng; ngữ âm
và ngữ pháp chỉ quan hệ với đời sống xã hội một cách gián tiếp thông qua
từ vựng. Do đó, học tiếng Việt cũng như học một thứ tiếng bất kì nào khác,
14
thì từ vựng đóng một vai trò quan trọng cần yếu đầu tiên. Việc tích luỹ từ
vựng là quá trình “vết dầu loang”,có nghĩa là sự tích luỹ dần và tuỳ theo
đối tượng, mục đích việc tích luỹ từ vựng cũng khác nhau. Do vậy, việc
biên soạn giáo trình không thể đáp ứng đồng đều theo yêu cầu của mỗi
người mà chỉ cần đáp ứng yêu cầu của mẫu số chung.
15
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN TỪ TRONG NGUỒN TƯ
LIỆU ĐƯỢC KHẢO SÁT
2.1. DẪN NHẬP
2.1.1. Từ loại là đối tượng nghiên cứu thuộc hệ thống ngôn ngữ hơn

là thuộc về chức năng của ngôn ngữ. Vấn đề từ loại có nguồn cội từ thời cổ
đại với sự phân biệt danh từ với động từ của Arixôt, tiếp theo là bảng phân
loại đầu tiên bao quát tất cả các từ của một ngôn ngữ của những người khắc
kỉ. Một học thuyết trọn vẹn về từ loại đã được hình thành vào thời kì
Alexandria (thế kỉ 3 - 1 trước Công nguyên).
Về nguyên tắc phân loại, các nguyên tắc được sử dụng là nguyên tắc
hình thái học và ngữ nghĩa, với cách sử dụng pha trộn hoặc chỉ dùng
nguyên tắc hình thái học.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, không biến đổi
về hình thái, do đó không có biểu hiện về từ loại. Trên thực tế, các bảng
phân định từ loại của tiếng Việt cho đến nay vẫn căn cứ vào phương pháp
và kết quả nghiên cứu về từ loại của các ngôn ngữ châu Âu, có nguồn gốc
từ thời Alexandria và được hiệu chỉnh vào thế kỉ 17 trong “Ngữ pháp duy lí
và phổ quát” của Port Royal, cộng với những điều chỉnh cho thích hợp hơn
với tiếng Việt.
Các từ loại của ngôn ngữ là những lớp từ nhất định của ngôn ngữ ấy
xét ở đặc trưng ngữ pháp. Cho đến nay tồn tại một cách phổ biến hai cách
phân định từ loại: phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra thành hai lớp khái
quát là thực từ và hư từ, và phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra thành
nhiều lớp cụ thể hơn với những đặc trưng xác định hơn.
Bàn về vấn đề từ loại, từ trước đến nay vẫn có nhiều quan điểm và ý
kiến cho rằng, trong tiếng Việt có tồn tại khái niệm về từ loại hay không?
Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt lác đác có những ý kiến cho rằng từ
16
tiếng Việt không định loại được vì chúng không có một dấu hiệu hình thức
nào cả, nói cách khác là tiếng Việt không có cái gọi là từ loại. Tuy nhiên số
đông các nhà nghiên cứu thì cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và họ đã gia
công tìm tòi các dấu hiệu khách quan để định loại.
Với những người khẳng định sự có mặt của từ loại thì từ loại tiếng
Việt cũng được phân định theo hai cách: phân định thực từ với hư từ và

phân định thành những lớp ngữ pháp cụ thể.
Thời gian gần đây, trong công việc phân định từ loại tiếng Việt thành
những lớp cụ thể. nhiều nhà nghiên cứu có một xu hướng khá thống nhất là
căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau đây:
- Ý nghĩa khái quát (còn được gọi là ý nghĩa phạm trù chung)
- Khả năng kết hợp (Với tư cách là một tiêu chuẩn thuộc mặt biểu
hiện hình thức)
- Khả năng giữ một hay một số chức vụ cú pháp chủ yếu (tức là khả
năng làm thành phần câu, tiêu chuẩn về chức năng).
Ba tiêu chuẩn này sẽ được vận dụng theo những cách và những mức
độ thích hợp trong quá trình định loại các lớp từ tiếng Việt. Tuy nhiên, việc
phân chia từ loại ở tiếng Việt không quan trọng như ở các ngôn ngữ biến
hình khác.
2.1.2. Trong khoá luận này, các phạm trù từ loại được hiểu như sau:
- Danh từ: là những từ biểu thị mọi “thực thể” tồn tại trong thực tại,
được nhận thức và được phản ánh trong tư duy của người bản ngữ như là
những sự vật.
- Động từ: là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình. Ý
nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể. Đó là ý
nghĩa hành động. Ý nghĩa trạng thái được khái quát hoá trong mối liên hệ
với vận động của thực thể trong thời gian và không gian.
- Tính từ: là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay
đặc trưng của quá trình). Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ
17
thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính
chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ).
- Đại từ: là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. đại từ không trực tiếp
biểu thị thực thể, quá trình hoặc đặc trưng như danh từ, động từ và tính từ.
Đại từ chỉ biểu thị các ý nghĩa đó một cách gián tiếp: chúng mang nội dung
phản ánh vốn có của các thực từ được chúng thay thế. Khi đại từ thay thế

danh từ, thì chúng biểu thị ý nghĩa thực thể của danh từ; khi thay thế cho
động từ ( hay tính từ ), chúng biểu thị ý nghĩa quá trình ( hay đặc trưng )
của động từ ( hay tính từ ).
- Tình thái từ: là tiểu từ chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tình thái trong
quan hệ của chủ thể phát ngôn với người nghe hay với nội dung phản ánh;
hoặc ý nghĩa tình thái gắn với mục đích phát ngôn.
- Kết từ:
+ Về ý nghĩa khái quát, kết từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các
khái niệm và đối tượng được phản ánh. Kết từ là dấu hiệu biểu thị các quan
hệ cú pháp giữa các thực từ (và hư từ) một cách tường minh.
+ Về khả năng kết hợp và chức năng cú pháp, kết từ được dùng để
nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp.
Dựa vào các kiểu loại ý nghĩa quan hệ (quan hệ cú pháp) được thể
hiện bằng kết từ, có thể chia thành hai lớp: lớp kết từ chính phụ và lớp kết
từ đẳng lập.
- Số từ: Số từ gồm những từ biểu thị ý nghĩa số. Xét theo đối tượng
phản ánh trong nhận thức và tư duy, ý nghĩa số vừa có tính chất thực (khái
niệm số thường gắn với khái niệm thể) vừa có tính chất hư (không tồn tại
như những thực thể hay quá trình).
- Trợ từ: Trợ từ dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái, bằng cách
nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ... có nội dung phản ánh liên quan với thực tại
mà người muốn nói lưu ý người nghe. Vị trí của trợ từ thường tương ứng
18
với chỗ ngừng hay chỗ ngắt đoạn khi phát ngôn câu. Do đó, trợ từ có thể có
tác dụng phân tách các thành phần câu.
- Phụ từ: bao gồm định từ và phó từ.
+ Định từ: là những từ biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật được
nêu ở danh từ, chuyên dùng kèm với danh từ, với chức năng làm thành tố
phụ trong kết hợp từ có trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp là danh từ (cụm
danh từ).

+ Phó từ: là hư từ thường dùng kèm với thực từ (động từ, tính từ).
Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với thực tại,
đồng thời cũng biểu hiện ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các
quá trình và đặc trưng trong hiện thực.
Phó từ không có khả năng làm trung tâm ngữ nghĩa – ngữ pháp trong
kết hợp thực từ, và rất ít có khả năng làm thành phần chính trong câu.
Chúng xuất hiện phổ biến ở vị trí thành tố phụ trong kết hợp thực từ, và
trong cấu tạo thành phần câu.
Và chín phạm trù từ loại trên đây được xem là cơ sở để khảo sát ở
các phần sau của chương 2 và các chương sau.
2.1.3. Như đã giới thiệu ở phần Mở đầu, mục đích của khoá luận này
là đánh giá thực trạng từ vựng trong giáo trình dạy tiếng Việc ở bậc cơ sở
và nâng cao, cho nên mục tiêu trong chương này chủ yếu dành cho việc
khảo sát đánh giá phân bố từ vựng về mặt từ loại. Chúng tôi tiến hành khảo
sát qua những bước như sau:
- Ở mỗi bậc học, sự phân bố về mặt từ loại có thống nhất hay không?
- Từ loại nào được tác giả cung cấp nhiều nhất trong các giáo trình
và các bậc học?
- Số lượng của mỗi từ loại được cung cấp trong mỗi giáo trình khác
nhau như thế nào?
Để từ đó so sánh, đối chiếu các giáo trình với nhau nhằm tiến tới xác
định việc cung cấp và phân bố từ loại ở mỗi giáo trình và mỗi bậc học.
19
Cũng như trong các thứ tiếng khác, trong tiếng Việt từ loại là một hệ
thống từ được phân chia theo bản chất ngữ pháp. Bộ phận biến động nhiều
nhất trong các giáo trình chắc chắn thuộc về thực từ. Còn việc sử dụng các
hư từ chỉ có tính chất công cụ ngữ pháp là căn bản.
Thực từ là lớp từ có số lượng lớn nhất, có ý nghĩa phạm trù chung
khá rõ, dùng biểu thị thực thể, quá trình hay đặc trưng, là những đối tượng
phản ánh hiện thực được nhận thức và phản ánh trong tư duy. Đây là lớp từ

có khả năng làm thành tố chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành phần
câu; có thể có thành tố phụ là hư từ đi kèm. Thực từ bao gồm các từ loại:
danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
Hư từ là lớp từ có số lượng ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa phạm trù
chung mờ nhạt, chuyên dùng biểu thị các quan hệ, tức là những mối liên hệ
giữa các đối tượng phản ánh và dùng biểu thị cách thức phản ánh các đối
tượng đó. Đây là lớp từ không có khả năng làm thành tố chính trong tổ
chức đoản ngữ và làm thnàh phần câu, chuyên dùng làm thành tố phụ đi
kèm thực từ, dùng để liên kết từ trong câu. Hư từ bao gồm các từ loại: phụ
từ, kết từ. tình thái từ, trợ từ.
Do đó, việc khảo sát thực từ cũng phải đi kèm với việc khảo sát hư từ
để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá và so sánh một cách cụ thể, rõ ràng
trong việc cung cấp từ vựng mà cụ thể ở đây là các từ loại trong các giáo trình
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình độ cơ sở và nâng cao.
2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Căn cứ vào tư liệu đã được trình bày ở phần Mở đầu, chúng tôi xin
trình bày diện mạo của từ vựng trong từng giáo trình như sau:
2.2.1. Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnam for roreigners) -
Chương trình cơ sở - Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2007.
Từ loại Số lượng %
20
1. Danh từ 264 40
2. Động từ 205 31
3. Tính từ 80 12,1
4. Đại từ 31 4,7
5.Tình thái từ 4 0,6
6. Kết từ 21 3,2
7. Số từ 4 0,6
8. Trợ từ 3 0,5

9. Phụ từ 48 7,3
Tổng số 660 100
Biểu đồ
21
Nhận xét:
Trong giáo trình này, tác giả đã đưa các từ thuộc các từ loại và có số
lượng như sau:
- Danh từ được sử dụng với số lượng lớn nhất với 264 từ.
- Động từ được sử dụng với số lượng nhiều thứ hai với 205 từ.
- Tính từ: 80 từ.
- Phụ từ: 48 từ.
- Đại từ: 31 từ.
- Kết từ: 21 từ.
- Tình thái từ: 4 từ.
- Số từ: 4 từ.
- Trợ từ: 3 từ.
Như vậy, có thể thấy danh từ, động từ và tính từ là 3 từ loại chính và
được sử dụng nhiều nhất trong sinh hoạt cũng như học tập và nghiên cứu,
do đo khi đưa vào trong giáo trình đây cũng là 3 loại từ chiếm số lượng và
xuất hiện nhiều nhất. Các loại từ còn lại được sử dụng ít hơn nên có tần số
xuất hiện ít hơn. Đặc biệt, số từ, tình thái từ và trợ từ hầu như rất ít xuất
hiện trong bảng từ mới của mỗi bài học nói riêng và trong toàn bộ giáo
trình nói chung.
2.2.2. Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners) – Vũ Văn Thi,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
Từ loại Số lượng %
Danh từ 346 49,7
Động từ 165 23,7
Tính từ 90 12,9
Đại từ 24 3,4

Tình thái từ 3 0,4
Kết từ 21 3,0
Số từ 9 1,3
Trợ từ 0 0
22
Phụ từ 39 5,6
Tổng số 697 100
Biểu đồ
Nhận xét:
Trong giáo trình này, tác giả đã cung cấp tổng số là 697 từ mới,
trong đó số lượng được phân bố ở từng loại từ như sau:
- Danh từ có số lượng nhiều nhất với 346 từ.
- Động từ có số lượng là 165 từ.
- Tính từ có số lượng là 90 từ.
- Phụ từ có số lượng là 39 từ.
- Đại từ và kết từ có số lượng tương đương nhau là 24 và 21 từ.
- Số từ và tình thái từ có số lượng là 9 và 3 từ.
- Riêng trợ từ thì không có từ nào được cung cấp trong bảng danh
sách các từ mới được đưa vào trong giáo trình này.
23
2.2.3. Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnamese for beginners)
– Trình độ nâng cao - Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2004
Từ loại Số lượng %
Danh từ 395 44,0
Động từ 292 32,5
Tính từ 138 15.4
Đại từ 4 0,4
Tình thái từ 2 0,2
Kết từ 26 2,9

Số từ 1 0,1
Trợ từ 1 0,1
Phụ từ 39 4,4
Tổng số 898 100
24
Biểu đồ
Nhận xét:
Trong giáo trình này, số lượng các từ loại được cung cấp như sau:
- Danh từ có số lượng nhiều nhất là 395 từ.
- Động từ có số lượng nhiều thứ hai với 292 từ.
- Tính từ có số lượng nhiều thứ ba trong tổng số từ được cung cấp
trong giáo trình với 138 từ.
- Phụ từ có số lượng đứng thứ tư (39 từ) và kết từ có số lượng đứng
thứ năm (26 từ) trong tổng số từ mới được cung cấp trong giáo trình.
- Đại từ, tình thái từ, trợ từ và số từ có số lượng rất ít, hầu như rất ít
xuất hiện trong các bảng từ mới được cung cấp: Bốn loại từ nhưng chỉ có số
lượng là 8 từ. Trong đó đại từ có 4 từ, tình thái từ có 2 từ, còn trợ từ và số
từ mỗi loại chỉ có 1 từ.
25

×