Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Biến đổi sinh kế của phụ nữ ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp nghiên cứu trường hợp xã đại mạch huyện đông anh thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 228 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
__________________

NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG

BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA PHỤ NỮ Ở VÙNG CHUYỂN ĐỔI
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
(Nghiên cứu trƣờng hợp xã Đại Mạch, huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________________

NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG

BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA PHỤ NỮ Ở VÙNG CHUYỂN ĐỔI
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
(Nghiên cứu trƣờng hợp xã Đại Mạch, huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62310301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS. Trịnh Duy Luân

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh

Hà Nội – 2019
2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh. Các dữ liệu định tính và
định lượng trong luận án này được tôi trực tiếp thu thập, giám sát quá trình
thu thập ở các địa bàn khảo sát và xử lý để đo lường và phân tích các nội dung
nghiên cứu mà đề tài đặt ra. Kết quả nghiên cứu của luận án này hoàn tồn
mới và khơng trùng lặp với các nghiên cứu đã có. Tơi xin cam đoan kết quả
này hồn tồn trung thực và đáng tin cậy.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hƣờng

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận án này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Ban

Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học của Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi trong q trình học tập.
Tơi xin cảm ơn Đảng uỷ, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đại Mạch, huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ tơi trong q trình thu thập dữ liệu
nghiên cứu của luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam,
lãnh đạo Khoa Công tác xã hội đã luôn tạo điều kiện và hỗ trợ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
ln khuyến khích, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực
hiện luận án.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hƣờng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................... 4
7. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 6
1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về sinh kế ....................................................... 6
1.2. Các nghiên cứu về sinh kế của phụ nữ ................................................. 11
1.2.1. Các nghiên cứu về tài sản sinh kế của phụ nữ ...................................... 11
1.2.2. Các nghiên cứu về chiến lược sinh kế của phụ nữ................................ 15
1.2.3. Các nghiên cứu về kết quả sinh kế của phụ nữ ..................................... 19
1.2.4. Các yếu tố tác động đến sinh kế của phụ nữ......................................... 23
1.3. Các nghiên cứu về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp
trong q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa .............................................. 27
1.3.1. Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp .......................................... 27
1.3.2. Vấn đề việc làm cho người dân ............................................................. 30
1.4. Tiểu kết .................................................................................................... 33
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................... 34
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 34
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài........................................................................... 34
2.1.1. Các khái niệm công cụ .......................................................................... 34
2.1.2. Các lý thuyết vận dụng .......................................................................... 40
2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 63

iii


2.2.1. Đặc điểm kinh tế và vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng
nghiệp tại huyện Đơng Anh ............................................................................. 63
2.2.2. Đặc điểm kinh tế và vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng
nghiệp tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh ...................................................... 66
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 70
2.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu............................................................. 70
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu................................................................. 71
2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................... 72

2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 76
CHƢƠNG 3. BIẾN ĐỔI TÀI SẢN SINH KẾ VÀ CHIẾN LƢỢC SINH
KẾ CỦA PHỤ NỮ Ở VÙNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
ĐẤT NƠNG NGHIỆP................................................................................... 78
3.1. Dẫn nhập ................................................................................................. 78
3.2. Biến đổi tài sản sinh kế .......................................................................... 79
3.2.1. Biến đổi vốn tự nhiên ............................................................................ 79
3.2.2. Biến đổi vốn vật chất ............................................................................. 84
3.2.3. Biến đổi vốn tài chính ........................................................................... 90
3.2.4. Biến đổi vốn con người ......................................................................... 95
3.2.5. Biến đổi vốn xã hội.............................................................................. 102
3.3. Biến đổi chiến lƣợc sinh kế .................................................................. 109
3.3.1. Biến đổi chiến lược sinh kế thuần nông nghiệp .................................. 111
3.3.2. Biến đổi chiến lược sinh kế hỗn hợp .................................................. 123
3.3.3. Biến đổi chiến lược sinh kế phi nông nghiệp ...................................... 131
3.4. Tiểu kết .................................................................................................. 145
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ SINH KẾ CỦA PHỤ NỮ Ở VÙNG CHUYỂN
ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP............................... 148
4.1. Dẫn nhập ............................................................................................... 148
4.2. Kết quả sinh kế của nhóm sản xuất nơng nghiệp.............................. 149
4.2.1. Thu nhập trong sản xuất nông nghiệp ................................................ 149

iv


4.2.2. Mức độ ổn định trong sản xuất nông nghiệp ...................................... 151
4.2.3. Tính dễ bị tổn thương trong sản xuất nơng nghiệp ............................. 153
4.3. Kết quả sinh kế của nhóm sản xuất hỗn hợp .................................... 155
4.3.1. Thu nhập của nhóm sản xuất hỗn hợp ................................................ 155
4.3.2. Mức độ ổn định của nhóm sản xuất hỗn hợp ...................................... 157

4.3.3. Tính dễ bị tổn thương của nhóm sản xuất hỗn hợp ............................ 159
4.4. Kết quả sinh kế của nhóm sản xuất phi nơng nghiệp ....................... 160
4.4.1. Thu nhập của nhóm sản xuất phi nông nghiệp ................................... 160
4.4.2. Mức độ ổn định của nhóm sản xuất phi nơng nghiệp ......................... 162
4.4.3. Tính dễ bị tổn thương của nhóm sản xuất phi nơng nghiệp................ 163
4.5. Đánh giá chung về kết quả sinh kế ..................................................... 166
4.6. Tiểu kết .................................................................................................. 167
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 169
1. Kết luận ..................................................................................................... 169
2. Khuyến nghị .............................................................................................. 173
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 176
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 177

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu .................................................... 76
Bảng 3.1. Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi .............................................. 81
Bảng 3.2. Loại đất hộ gia đình sở hữu trước và sau thu hồi đất nông nghiệp .... 82
Bảng 3.3. Mục đích sử dụng các loại đất ........................................................ 83
Bảng 3.4. Phương tiện phục vụ trong nông nghiệp trước và sau .................... 86
Bảng 3.5. Phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán, dịch vụ ..................... 88
Bảng 3.6. Tiền đền bù đất bị thu hồi ............................................................... 91
Bảng 3.7. Nguồn vốn vay trước thu hồi đất và sau thu hồi đất nông nghiệp.. 94
Bảng 3.8. Đánh giá của phụ nữ về tình trạng sức khoẻ trước và sau thu hồi đất
......................................................................................................................... 96
Bảng 3.9. Lợi ích khi tham gia các tổ chức đoàn thể .................................... 104
Bảng 3.10. Người hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán ................... 106

Bảng 3.11. Loại hình trồng trọt, chăn ni trước và sau thu hồi đất ............ 114
Bảng 3.12. Nhân lực trong lĩnh vực trồng trọt chăn ni ............................. 116
Bảng 3.13. Hình thức tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp .................................. 117
Bảng 3.14. Loại hình sinh kế hỗn hợp .......................................................... 124
Bảng 3.15. Loại hàng hoá kinh doanh, buôn bán.......................................... 136
Bảng 4.1. Nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp .............................................. 149
Bảng 4.2. Lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp .............................................. 150
Bảng 4.3. Mức độ ổn định trong nơng nghiệp .............................................. 151
Bảng 4.4. Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp .......................................... 154
Bảng 4.5. Mức độ ổn định của sản xuất phi nông nghiệp............................. 162
Bảng 4.6. Mức sống hộ gia đình trước và sau thu hồi đất ............................ 166

vi


DANH MỤC BIỂU
Biểu 3. 1. Tỉ lệ phần trăm diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi ..................... 80
Biểu 3. 2. Trình độ học vấn của phụ nữ .......................................................... 98
Biểu 3. 3. Nghề nghiệp phụ nữ đang làm...................................................... 110

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Khung sinh kế nơng thơn bền vững của Scoones (1998) ................ 9
Hình 2. 1. Khung sinh kế bền vững của DFID (1999) .................................... 42
Hình 2. 2. Khung phân tích sinh kế của phụ nữ vùng chuyển đổi .................. 47

DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Duy trì sản xuất nơng nghiệp khi còn đất canh tác .......................... 118
Hộp 2: Duy trì sản xuất nơng nghiệp khi khơng cịn đất canh tác ............... 120
Hộp 3: Quá trình tạo dựng chiến lược sinh kế hốn hợp ............................... 127
Hộp 4: Quá trình tạo dựng sinh kế phi nông nghiệp .................................... 132

Hộp 5: Chiến lược kinh doanh dịch vụ ........................................................ 138
Hộp 6: Hình thành chiến lược sinh kế mới .................................................. 141

vii



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố
và hội nhập quốc tế. Đó là bước vận động tất yếu của quá trình phát triển. Sự
phát triển này tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, mọi vùng
miền của đất nước. Trước tốc độ đơ thị hố ngày càng cao, nhiều khu vực
nơng thơn, nhất là nông thôn ven đô thị lớn buộc phải thực hiện việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và
cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất1 đã tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn, nhất là các khu
vực ven đô. Tuy nhiên, việc lấy đất nông nghiệp để phát triển các khu công
nghiệp, các khu đô thị mới đã làm xuất hiện việc nhiều hộ nơng dân khơng có
đất hoặc thiếu đất sản xuất. Với người nông dân, mảnh đất vừa là nơi ở, vừa
là cơ sở quan trọng nhất để tạo dựng sinh kế. Nếu mất đất mà khơng có ngành
nghề mới, người nơng dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp là một vấn đề hết sức nhạy cảm và
phức tạp, địi hỏi có sự giải quyết thấu tình, đạt lý trên nhiều chiều cạnh của
vấn đề.
Việc thu hồi đất nông nghiệp tác động trực tiếp đến cuộc sống của
người dân, nhất là các đối tượng có trình độ học vấn thấp, trong đó phần đơng
là phụ nữ. Tỉ lệ lao động nữ ở khu vực nông thôn là 48,4% và tỉ lệ lao động
nữ trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là 50,2% (Tổng cục Thống
kê, 2017). Như vậy có thể thấy phụ nữ đang là lực lượng chính trong sản xuất

nông nghiệp và họ trở thành đối tượng dễ rơi vào bối cảnh bị tổn thương khi
một phần hoặc tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi. Nếu người phụ
1

Theo Khoản 1, Điều 57, Luật Đất đai 2013, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ các mục đích
như chuyển sang đất phi nơng nghiệp, phục vụ các cơng trình sự nghiệp, mục đích công cộng hoặc phát triển
kinh tế.

1


nữ nhanh chóng tìm được hướng đi, tiếp cận được sinh kế bền vững, ổn định
được cuộc sống họ sẽ có những tác động tích cực đến gia đình và cộng đồng.
Xã Đại Mạch nằm ở phía Tây huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội, là
xã cận kề thủ đô Hà Nội nên chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã
diễn ra với tốc độ nhanh. Tổng diện tích đất bị thu hồi của xã Đại Mạch là
4.938.683

, với 47% số hộ thuộc diện thu hồi đất để phục vụ cho 8 dự án

thuộc xã này (Báo cáo địa chính xã Đại Mạch, 2017). Tồn bộ đất bị thu hồi ở
xã Đại Mạch là đất nơng nghiệp. Vì vậy, đã dẫn đến một bộ phận lớn phụ nữ
nông thơn khơng có đất hoặc thiếu đất sản xuất nơng nghiệp, ảnh hưởng đến
thu nhập, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Việc tìm hiểu sinh kế của phụ nữ nơng thơn ở vùng chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nơng nghiệp sẽ cho thấy q trình chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp đã tác động như thế nào đến nhóm phụ nữ, nhất là
những tác động lên đời sống kinh tế của họ. Nghiên cứu này cịn góp phần chỉ
ra thực tế các tài sản sinh kế (vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã
hội, vốn con người) mà phụ nữ ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất sử

dụng để tạo ra chiến lược sinh kế cho mình khi đất nơng nghiệp của họ khơng
cịn hoặc bị thu hẹp và chỉ ra kết quả sinh kế của họ đạt được như thế nào,
mức độ bền vững ra sao. Đó là những lý do để tôi lựa chọn đề tài “Biến đổi
sinh kế của phụ nữ ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp”
(Nghiên cứu trường hợp xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội)
làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự biến đổi sinh kế của phụ nữ ở vùng
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp trên ba khía cạnh là biến đổi tài
sản sinh kế, biến đổi chiến lược sinh kế và biến đổi kết quả sinh kế. Từ đó đưa

2


ra các khuyến nghị, đề xuất nhằm cải thiện sinh kế của phụ nữ vùng chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu sự biến đổi sinh kế của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu (bao
gồm tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế) trong thời gian trước
và sau chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp.
- Phân tích việc vận dụng các tài sản sinh kế (vốn tự nhiên, vốn vật
chất, vốn tài chính, vốn con người, vốn xã hội) trong chiến lược sinh kế của
phụ nữ khi đất nông nghiệp của họ bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Đánh giá kết quả chuyển đổi sinh kế của phụ nữ tại địa bàn nghiên
cứu trong bối cảnh chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp.
- Đưa ra các khuyến nghị, đề xuất nhằm cải thiện sinh kế của phụ nữ
vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biến đổi sinh kế của phụ nữ ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Phụ nữ trong độ tuổi 30-65 bị thu hồi đất nông nghiệp tại xã Đại
Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (độ tuổi được tính cho phù hợp
với thời điểm trước thu hồi đất cách đây 12 năm thì họ vẫn trong độ tuổi lao
động).
- Cán bộ thuộc các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương như Hội
phụ nữ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi…
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Đại Mạch,
thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn là nơi có

3


tốc độ đơ thị hóa cao, có nhiều đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây
dựng các khu cơng nghiệp và các cơng trình cơng cộng. Tại địa bàn nghiên
cứu tổng số hộ bị thu hồi đất là 1254/2667 hộ dân, chiếm 47%.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Khung thời gian nghiên cứu là trước
thu hồi đất (được tính là năm 2009) và sau thu hồi đất (được tính trong vịng
12 tháng trước cuộc điều tra vào tháng 2 năm 2018).
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh kế của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu trước và sau chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nơng nghiệp thay đổi như thế nào?
- Phụ nữ tại vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp đã vận
dụng các tài sản sinh kế như thế nào để phát triển sinh kế?
- Kết quả sinh kế của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu như thế nào trong
bối cảnh chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp?
5. Giả thuyết nghiên cứu

- Có sự chuyển hướng rõ rệt trong chiến lược sinh kế của phụ nữ vùng
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng chuyển từ sản xuất
nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp.
- Các tài sản sinh kế có tác động lớn đến chiến lược sinh kế của phụ nữ
tại vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp.
- Sau chuyển đổi, thu nhập của của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu gia
tăng nhưng không ổn định, việc làm đa dạng nhưng chưa bền vững.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án này góp phần mang lại một góc nhìn mới về sinh kế của phụ
nữ vùng nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp, thơng qua việc tìm hiểu về q
trình biến đổi sinh kế của nhóm phụ nữ này (bao gồm biến đổi tài sản sinh kế,
chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế). Từ đó ứng dụng những quan điểm lý

4


thuyết (bao gồm lý thuyết về sinh kế bền vững, lý thuyết lựa chọn hợp lý và
quan điểm giới trong sinh kế) nhằm phân tích các khía cạnh sinh kế của nhóm
phụ nữ bị thu hồi đất nơng nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Luận án cũng đưa
ra cách tiếp cận, phương pháp, cách thức nghiên cứu một cách có hệ thống về
sinh kế của phụ nữ trong bối cảnh dễ bị tổn thương.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của luận án được thể hiện trên hai phương diện.
Luận án cung cấp thơng tin trên nhiều khía cạnh về q trình biến đổi sinh kế
của nhóm phụ nữ nơng thơn nhằm thích ứng với bối cảnh dễ bị tổn thương,
đây là nhóm khách thể ít được đề cập đến một cách độc lập trong các nghiên
cứu về sinh kế. Kết quả nghiên cứu của đề tài cùng với các khuyến nghị có
thể dùng làm thơng tin cho những nghiên cứu tiếp theo và là tài liệu tham
khảo để các cấp, các ngành hoạch định chính sách hỗ trợ phù hợp, đảm bảo sự

phát triển bền vững trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án được kết cấu thành 4 phần chính:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lí luận, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Biến đổi tài sản sinh kế và chiến lược sinh kế sinh kế của
phụ nữ ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Chương 4. Kết quả sinh kế của phụ nữ ở vùng chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nơng nghiệp
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo

5


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về sinh kế
Những ý tưởng về sinh kế đầu tiên được đưa ra vào thế kỉ 19, được
phát triển trong thế kỉ 20, trong đó tiêu biểu là C.Mác và Ph.Ăngghen với tư
tưởng về sinh kế cho nông dân và người nghèo đô thị, V.I.Lênin với quan
niệm về đất đai như là phương tiện sinh kế của nông dân nghèo. Những quan
niệm và tư tưởng này đã đặt nền tảng cho những nghiên cứu về sinh kế về sau
này. Trong báo cáo của WCED (1987) mang tên “Food 2000: Global
Policies for Sustainable Agriculture” (Lương thực năm 2000: Chính sách
tồn cầu cho nơng nghiệp bền vững) lần đầu tiên đã đề cập đến các vấn đề
liên quan đến phát triển sinh kế. Theo đó, sinh kế được định nghĩa là sự dự trữ
và luân chuyển tương xứng của lương thực và tiền bạc để đáp ứng các nhu
cầu cơ bản. Các khía cạnh an ninh liên quan đến đảm bảo quyền sở hữu, hoặc

tiếp nhận các nguồn lực và các hoạt động tạo thu nhập, bao gồm cả dự trữ và
tài sản để bù đắp rủi ro, giảm bớt những cú sốc và đáp ứng được với các tình
huống nảy sinh.
Quan điểm của Chambers và Conway (1992) trong “Sustainable rural
livelihoods: practical concepts for the 21st century IDS” (Sinh kế nông thôn
bền vững: các khái niệm thực tế trong thế kỷ 21 IDS) cho thấy: Sinh kế bền
vững là một khái niệm lồng ghép của 3 yếu tố cơ bản: khả năng, công bằng và
bền vững. Theo tác giả "Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt
động cần thiết làm phương tiện sống của con người"; một sinh kế là bền vững
"khi nó có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng
thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các
cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và và mang lại lợi ích rịng cho
các sinh kế khác ở cấp địa phương và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài

6


hạn" (Chambers và Conway, 1992, tr. 6). Theo Chambers và Conway, sinh kế
được áp dụng ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ gia đình, thơn, vùng...
nhưng phổ biến nhất là cấp hộ gia đình. Đồng thời, các tác giả đánh giá tính
bền vững của sinh kế trên hai phương diện: bền vững về môi trường và và bền
vững về xã hội. Như vậy, tính bền vững của sinh kế được phát triển dựa trên
tam giác phát triển bền vững, bao gồm: kinh tế, xã hội và môi trường.
Dựa trên khái niệm về sinh kế của Chambers và Conway (1992),
Scoones (1998) định nghĩa “sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm
các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm
phương tiện sống của con người” (Scoones, 1998, tr.5). Cùng quan điểm ấy
Carney (1998), cho rằng sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản và các hoạt
động cần thiết để sống. Bắt đầu từ điểm này, Scoones (1998) đề xuất năm yếu
tố để xem xét trong việc xác định liệu cuộc sống có bền vững hay khơng, bao

gồm số ngày làm việc; giảm nghèo, phúc lợi và năng lực và hai yếu tố cuối
cùng để đánh giá tính bền vững, đó là khả năng thích nghi với sinh kế, khả
năng phục hồi và tính bền vững của nguồn tài nguyên tự nhiên. Theo Reardon
và Taylor (1996), một sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể đối phó và
khơi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng
cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi
khơng làm suy thối nguồn tài ngun thiên nhiên.
Paul (1997) trong “The Livehood of Man (Studies in social
discontinuity)” (Sinh kế cho người dân – Những nghiên cứu trong các giai
đoạn xã hội) cho rằng sinh kế là phương tiện hay cách thức kiếm sống. Theo
tác giả, để duy trì và đảm bảo sinh kế của mình, các cá nhân phải dựa vào
hoàn cảnh thực tế và các nguồn lực vật chất đang tồn tại để đạt được sinh kế
theo cách mà họ mong muốn. Ellis (1998) cho rằng sinh kế cho nông dân
nghèo được coi là bền vững khi đảm bảo các nguồn vốn sinh kế, các hoạt

7


động gia tăng nguồn vốn sinh kế và các cơ hội tiếp cận nguồn vốn sinh kế
thông qua các thể chế và chính sách, đồng thời với các yếu tố đó là các quyết
định sinh kế của các nhân và hộ gia đình. Theo Dorward và Poole (2003),
sinh kế được coi là bền vững khi có thể đương đầu và vượt qua những áp lực,
sốc và duy trì hoặc nâng cao khả năng cũng như tài sản ở cả hiện tại và tương
lai nhưng không ảnh hưởng xấu đến cơ sở tài nguyên tự nhiên. Quan điểm
này tương đồng với WCED (1987) khi cho rằng khía cạnh bền vững đề cập
đến việc duy trì hay nâng cao năng suất tài ngun trên cơ sở lâu dài. Một hộ
gia đình có thể được tạo điều kiện để đảm bảo an ninh sinh kế bền vững bằng
nhiều cách khác nhau, thông qua quyền sở hữu đất đai, vật nuôi hoặc cây
trồng; quyền chăn thả gia súc, đánh cá, săn bắn hay thu nhập; thông qua việc
làm ổn định với thù lao thoả đáng hoặc thông qua các hoạt động đa dạng.

Barrett, Reardon (2001) lại cho rằng sự bền vững trong các hoạt động sinh kế
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng tăng cường nguồn vốn, trình độ
của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển….
Sinh kế bền vững là mục tiêu của mọi hoạt động và chiến lược sinh kế.
Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra
khái niệm về sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo
đó, sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm
phương tiện sống cho con người (DFID, 2001). Khái niệm này về cơ bản
hoàn toàn giống với khái niệm về sinh kế của Chambers và Conway (1992) và
Scoones (1998). Ngoài ra, DFID cũng đề cập đến các vấn đề sau: (1) Chiến
lược sinh kế: Là cách các hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn có để
kiếm sống và đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. (2) Kết quả sinh kế: Là
những thành quả mà hộ gia đình đạt được khi kết hợp các nguồn lực sinh kế
khác nhau để thực hiện các chiến lược sinh kế. (3) Thể chế, chính sách: Các
thể chế và chính sách quyết định khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế và

8


việc thực hiện các chiến lược sinh kế trên các cấp độ cá nhân, hộ gia đình và
các nhóm đối tượng khác nhau.
Scoones (1998) là người đầu tiên đưa ra khung phân tích về sinh kế
nơng thơn bền vững. Câu hỏi then chốt được đặt ra trong khung phân tích này
là: trong một bối cảnh cụ thể sự kết hợp nguồn lực sinh kế nào (5 loại nguồn
lực khác nhau) sẽ tạo ra khả năng thực hiện các chiến lược sinh kế (sản xuất
nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng, du lịch, đa dạng hóa các loại hình sinh kế
và di dân) nhằm đạt được các kết quả sinh kế nhất định. Mối quan tâm chính
trong khung phân tích này là các qui trình thể chế và chính sách - được coi là
nhân tố trung gian giúp thực hiện những chiến lược sinh kế này và đạt được
các kết quả sinh kế mong muốn (Trần Thọ Đạt và cộng sự, 2012).

Hình 1.1. Khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones (1998)

(Nguồn: Scoones, 1998)

9


Nghiên cứu của Kollmair và Gamper (2002) trong “The Sustainable
Livelihoods Approach” (Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững) bàn về
phương pháp sinh kế. Theo các tác giả, sinh kế bao gồm khả năng, nguồn vốn,
tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động kiếm sống cần
thiết. Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả
năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà
họ thực thi để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu của họ. Ngồi ra
hai ơng quan tâm đến phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững - như một công
cụ để người nghèo sử dụng trong việc ứng phó với nghèo đói. Kollmair và
Gamper mơ tả Khung sinh kế bền vững, các yếu tố giúp thực hiện sinh kế bền
vững bao gồm: vốn tài chính, vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất và
vốn xã hội.
Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (2007) trong “Sổ tay
đánh giá nghèo đói và thị trường có sự tham gia” đề cập về sinh kế dưới dạng
lí luận, thơng qua việc giải đáp một cách đầy đủ các khía cạnh: khái niệm sinh
kế, sinh kế bền vững, các nguyên tắc sinh kế bền vững, khung sinh kế bền
vững và nội dung của nó, chiến lược sinh kế, mối quan hệ giữa sinh kế và thị
trường, phương pháp đánh giá sinh kế có sự tham gia... Ngoài ra, nghiên cứu
cung cấp hiểu biết toàn diện về các cơ hội và cản trợ người dân khi tiếp cận
các dịch vụ và thị trường trong hệ thống sinh kế, đồng thời kiến nghị những
chính sách thúc đẩy cơ hội cho người nghèo.
Nguyễn Văn Sửu (2010a) trong nghiên cứu “Khung sinh kế bền vững:
Một cách phân tích tồn diện về phát triển và giảm nghèo” đã điể m la ̣i cá c

quan điể m lý thuyế t của các tác giả đi trước và giới thiê ̣u những luâ ̣n điể m lý
thuyế t quan tro ̣ng về khung sinh kế bề n vững . Cụ thể là Nguyễn Văn Sửu đã
thảo luận sâu về khung sinh kế, trong đó đề cập đến các yếu tố hợp thành sinh
kế, bao gồm: (1) các ưu tiên mà con người có thể nhận biết được; (2) các

10


chiến lược họ lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên đó; (3) các thể chế, chính sách
và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ
hội và các kết quả mà họ thu được; (4) các tiếp cận của họ với năm loại vốn
và khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mình có; (5) bối cảnh sống của con
người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ.
Nhìn chung, các nghiên cứu theo hướng lý luận về sinh kế đã cho
chúng ta cái nhìn khái quát về các nội dung liên quan đến sinh kế như khái
niệm, nội dung khung sinh kế bền vững, các nguyên tắc sinh kế bền vững, các
nguồn vốn sinh kế, mối quan hệ giữa sinh kế và các yếu tố liên quan…Những
nghiên cứu này cung cấ p nề n tảng quan tro ̣ng cho viê ̣c xây dựng cơ sở lý luâ ̣n
của đề tài sẽ được trình bày cụ thể hơn ở chương 2.
1.2. Các nghiên cứu về sinh kế của phụ nữ
1.2.1. Các nghiên cứu về tài sản sinh kế của phụ nữ
Tài sản (hay các loại vốn sinh kế) đã trở thành mối quan tâm chính cho
hỗ trợ của sinh kế và góp phần xố đói giảm nghèo. Chính vì vậy các tác giả
xem xét các nguồn vốn này như là một thành tố quan trọng để duy trì sinh kế.
Những nghiên cứu về tài sản sinh kế được triển khai trên cả khía cạnh lí luận
và thực tiễn.
Nghiên cứu của Neefjes (2003) phân tích các loại vốn sinh kế tại ba
quận phía nam tỉnh Niassa, Mơdămbích để phục vụ chiến lược sinh kế. Vốn
nhân lực (vốn con người) thể hiện ở tỉ lệ trẻ em và phụ nữ được đi học; khả
năng phòng ngừa bệnh tật, các cơ sở chữa bệnh, số người được đào tạo về

dinh dưỡng và hộ sinh. Vốn xã hội biểu hiện trong các mạng lưới xã hội, các
cơ cấu gia đình, việc ra quyết định ở địa phương. Vốn thiên nhiên biểu hiện
qua đặc điểm đất đai, lượng mưa trong năm, đặc điểm cây trồng và canh tác.
Vốn vật chất thể hiện qua không gian và tình trạng đường sá, vấn đề nước
uống, nhà cửa và lưới điện. Vốn tài chính thể hiện qua nguồn thu nhập lớn

11


nhất là từ trồng bông với sự tham gia chiếm tỉ lệ cao của phụ nữ, sản phẩm
dôi dư chủ yếu được trao đổi lấy áo quần và các nhu yếu phẩm khác, thay vì
bán lấy tiền mặt. Như vậy khía cạnh giới được đề cập đến vốn con người và
vốn tài chính trong nghiên cứu.
Ferka (2011) đã cho thấy rằng sự hiện diện của các tổ chức tài chính vi
mơ đã góp phần tăng khả năng tiếp cận và huy động nguồn tín dụng, tiết
kiệm. Điều này góp phần giúp phụ nữ cải thiện khả năng buôn bán nhỏ, do đó
làm tăng thu nhập của họ. Lakwo (2006) cho thấy tài chính vi mơ tác động
đến những thay đổi trong sinh kế của phụ nữ và tạo điều kiện thuận lợi để phụ
nữ thực hiện quyền của mình. Sự tiếp cận của phụ nữ đối với vốn tài chính là
điều kiện để họ phát triển kinh tế và khẳng định vị trí của mình.
Về lợi ích của vốn xã hội, Ahmed (2004) trong nghiên cứu “Gender
Issues in Agriculture and Rural Livelihoods” (Vấn đề Giới trong nông nghiệp
và sinh kế nơng thơn) cũng đã phân tích sự tham gia của phụ nữ vào các tổ
chức cộng đồng, tác động của công nghệ và ảnh hưởng của các thảm họa
trong việc xây dựng khả năng phục hồi sinh kế và thích ứng. Nghiên cứu cho
thấy việc phụ nữ tham gia vào các tổ chức cộng đồng khiến họ có những lợi
ích khi mình là một thành viên của tổ chức, nhóm xã hội và có khả năng phục
hồi cao hơn khi phải đối mặt với các thảm hoạ.
Nghiên cứu của Lingham (1994) lại cho thấy bất lợi về sinh kế liên
quan đến sự có đi có lại trong các mạng xã hội. Bởi vì nữ giới có thể ít có khả

năng tham gia vào các mạng xã hội nên có sự có đi có lại về tài nguyên vật
chất bị hạn chế. Một số bằng chứng cho thấy mạng xã hội đang phá vỡ với sự
gia tăng lãnh đạo nữ hộ gia đình ở Ấn Độ (Lingham, 1994, dẫn theo Davies,
1996). Phụ nữ trong các mối quan hệ đồng thuận cũng có nhiều khả năng
kiểm sốt lợi ích của lao động của họ nhiều hơn so với phụ nữ khác.

12


Trong báo cáo của World Bank (1995b), sự ra đời của công nghệ mới,
thực hành nông nghiệp mới và pháp luật tiếp tục ủng hộ nam giới. Một xu
hướng ở các nước đang phát triển là động thái hướng tới quyền sở hữu tư
nhân trong đất đai. Các luật mới có xu hướng định hình rằng nam giới là chủ
hộ gia đình. Ở châu Mỹ Latinh, điều này có nghĩa là phụ nữ đã bị loại khỏi
quyền sở hữu đất đai. Ở nhiều vùng nơng thơn, phụ nữ ít có khả năng tiếp cận
với tín dụng nơng nghiệp (khơng có tài sản thế chấp như đất đai) và bị hạn
chế cơ hội tham gia vào các quá trình ra quyết định hướng tới tăng cường sản
xuất nông nghiệp.
Lemkea và cộng sự (2012) đã xem xét các chương trình nơng nghiệp
nhỏ để thiết lập sinh kế bền vững cho phụ nữ nơng thơn Nam Phi. Việc tham
gia vào các chương trình này cho phép phụ nữ tiếp cận với các tài sản sinh kế
khác nhau như: giáo dục và xây dựng năng lực (tài sản con người); đất đai (tài
sản tự nhiên); công cụ và cơ sở hạ tầng (tài sản vật chất); các khoản chi và thu
nhập từ việc bán sản phẩm của họ (tài sản tài chính) và mạng lưới xã hội (tài
sản xã hội). Các thách thức mà phụ nữ gặp phải là kém giao tiếp, sự phụ thuộc
của người tham gia vào các tổ chức, thiếu tiếp cận thị trường và các chương
trình thiếu tính bền vững về tài chính.
Trung tâm Nghiên cứu khoa học về lao động nữ (1998), tác giả Nguyễn
Thị Lân (2006) đã phân tích sự phân cơng lao động trong sản xuất nơng
nghiệp và khẳng định vai trò, trách nhiệm của phụ nữ trong các hoạt động

trồng trọt, chăn nuôi. Nghiên cứu của Lê Thi đã chỉ ra xu hư ớng gia tăng của
phụ nữ trong phát triển kinh tế phi nông nghiệp (Lê Thi 1997, 1998, 1999).
Nguyễn Thị Bình (1999) đã phân tích những đóng góp của phụ nữ nơng thơn
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển
kinh tế nơng thơn, góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực đồng bằng Sông

13


Hồng và đặc biệt là góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Như vậy có thể
thấy đặc điểm của vốn con người thể hiện rõ trong các xu hướng ngành nghề.
Đối với quyền sở hữu đất đai, nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh
(2006) cho thấy mặc dù chính sách đất đai và sự cải thiện lớn về vị thế của
người phụ nữ trong gia đình thơng qua việc người phụ nữ có được sự tự chủ
trong hoạt động kinh tế và trong quá trình đưa ra những quyết định của hộ gia
đình, người phụ nữ vẫn tiếp tục có ít cơ hội được thừa kế đất, kể cả đất ở lẫn
đất canh tác. Đặc biệt các nhóm dễ bị tổn thương, như nhóm phụ nữ đơn thân,
phụ nữ nghèo và phụ nữ trong các gia đình trẻ sẽ phải đương đầu với khó
khăn trong việc có được đất đai là nguồn đảm bảo cho sinh kế của họ.
Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh (2006), Phan Thị Mai Hương
(2007), Hồng Bá Thịnh (2008), Dương Chí Thiện và cộng sự (2014),
Nguyễn Thị Kim Hoa (2000), Nguyễn Hữu Minh (2005)… cho thấy phụ nữ
khó khăn trong việc tiếp cận quyền sử dụng đất, họ rất ít có cơ hội được tuyển
vào các khu công nghiệp, khu chế xuất do đặc điểm giới, họ cũng ít có cơ hội
chuyển đổi nghề nghiệp như nam giới. Đây sẽ là những gợi mở cho việc đề
xuất các chính sách về giáo dục, việc làm, tài chính cho phụ nữ, giúp họ nâng
cao quyền năng trong các hoạt động sinh kế.
Mô ̣t nghiên cứu khác đáng lưu ý bàn về tài sản sinh kế nói chung trong
đó có sinh kế của phu ̣ nữ là nghiên cứu của


Nguyễn Xuân Mai và Nguyễn

Duy thắng (2011). Trên cơ sở nhiǹ la ̣i các nghiên cứu đi trước, các tác giả này
đã vâ ̣n du ̣ng khung sinh kế để phân tích sinh kế hộ gia đình ở

nơng thơn.

Nghiên cứu này tâ ̣p trung vào các yếu tố: bối cảnh dễ gây tổn thương, các
nguồn sinh kế, các chính sách và tổ chức, các chiến lược sinh kế, các kết quả
sinh kế. Con người được xem là trọng tâm của một mơ hình sinh kế với các
tài sản của họ được gắn vào sinh kế đó. Vì vậy để phân tích mơ hình sinh kế
của một hộ gia đình hay một cộng đồng cần xem xét khả năng về các tài sản

14


của họ. Cùng với nghiên cứu này, Nguyễn Xuân Mai (2007) trong nghiên cứu
khác đã phân tích sinh kế hộ gia đình vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam bằng
cách tìm hiểu sâu các loại vốn đươ ̣c người dân vâ ̣n du ̣ng để hình thành chiến
lược sinh kế. Cụ thể là , tài sản s inh kế của hộ gia đình dựa trên vớ n con
người, vốn xã hội (mạng lưới xã hội…), vốn tự nhiên hay tài nguyên (rừng,
mặt nước nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi biển, sơng ngịi, đất canh tác, đa
dạng sinh học…), vốn vật chất (nhà ở, công cụ sản xuất, phương tiện vận
chuyển, cơ sở hạ tầng…), vốn tài chính (tiết kiệm, tín dụng, hàng hóa lưu
chuyển…). Các nguồn lực này có quan hệ với nhau và có thể gia tăng khả
năng tiếp cận cận các nguồn lực khác.
Nhìn một cách tổng thể , các nghiên cứu đi trước liên quan đến chủ đề
tài sản sinh kế nói chung , trong đó có tài sản sinh kế của phu ̣ nữ đã bàn đế n
các loại vốn khác nhau , bao gồ m vớ n tài chính, vớ n tự nhiên , vớ n vâ ̣t chấ t ,
vố n con người , vố n xã hô ̣i từ những hướng tiế p câ ̣n khác nhau

đáng lưu ý nổ i lên từ các nghiên cứu đi trước là

. Mơ ̣t điể m

khó tách biê ̣t đươ ̣c tài sản

sinh kế của phu ̣ nữ nói riêng và tài sản sinh kế của hô ̣ gia điǹ h ho ̣ nói chung .
Đây là cơ sở quan tro ̣ng cho những thảo luâ ̣n về tà i sản sinh kế của phu ̣ nữ ở
vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sẽ được

bàn đến cụ thể

trong chương 3. Thêm nữa, các nghiên cứu đi trước cho thấy sự đa dạng về tài
sản sinh kế cũng như những ưu điểm và giới hạn về

tài sản sinh kế của phụ

nữ. Đây cũng là cơ sở cho viê ̣c phân tić h sâu trong chương tiế p theo về tài sản
sinh kế của nhóm phu ̣ nữ mà luâ ̣n án này tâ ̣p trung nghiên cứu – nhóm phụ nữ
ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiê ̣p.
1.2.2. Các nghiên cứu về chiến lược sinh kế của phụ nữ
Chiến lược sinh kế là một phần rất quan trọng trong sinh kế bền vững
và là một hướng nghiên cứu mà các học giả trong và ngồi nước quan tâm vì
sự lựa chọn tốt hơn và linh hoạt hơn về các chiến lược sinh kế, giúp con

15


×