Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước khảo sát báo đầu tư báo tuổi trẻ tphcm thời báo kinh tế sài gòn tạp chí tài chính doanh nghiệp từ tháng 8 2012 tháng 8 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.99 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

HÀ KHẮC MINH

BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU
DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
(Khảo sát Báo Đầu tƣ, Báo Tuổi trẻ TPHCM,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp,
từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

HÀ KHẮC MINH

BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU
DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
(Khảo sát Báo Đầu tƣ, Báo Tuổi trẻ TPHCM,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp,
từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học


Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi tự nghiên cứu. Các số liệu
trong luận văn rõ ràng và trung thực, các kết luận của luận văn này chưa từng
được cơng bố trong các cơng trình khác.
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2015
TÁC GIẢ

Hà Khắc Minh


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Anh Tuấn đã tư vấn, hướng dẫn tôi lựa
chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài này. Đây là một đề tài khó, cịn nhiều quan
điểm khác nhau nhưng mang tính ứng dụng thực tiễn cao đối với công việc của bản
thân. Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác nghiên cứu khoa học, song
được sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Anh Tuấn, tơi đã có phương pháp tiếp
cận, nghiên cứu và thực hiện đề tài một cách hiệu quả.
Xin gửi lời tri ân đến các thầy, cơ giáo tại Khoa Báo chí - Truyền thơng,
Phịng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cung
cấp cho tôi những kiến thức cơ bản, để bổ sung, hoàn thiện hơn cơ sở lý luận báo
chí của mình đang khuyết thiếu, giúp tôi vững vàng hơn về nghiệp vụ, quan trọng
hơn là bước đầu hình thành tư duy và kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Xin được gửi lời cảm ơn đến các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà

nước, lãnh đạo báo, các đồng nghiệp đã dành thời gian trao đổi, cung cấp nhiều
thông tin quý báu giúp tôi trong quá trình viết luận văn.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè
đã luôn ủng hộ, động viên, là động lực giúp tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về báo chí và vai trị báo chí với tái cơ
cấu DNNN ...................................................................................................... 12
1.1. Báo chí, thơng tin báo chí và giám sát phản biện của báo chí
trong sự phát triển kinh tế - xã hội ................................................................. 12
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu DNNN......................... ... 20
1.3. Vai trị của báo chí với tái cơ cấu DNNN………….. .............................. 30
Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................... 36
Chƣơng 2: Thực trạng thơng tin báo chí về tái cơ cấu DNNN ................. 37
2.1. Thực trạng thông tin về tái cơ cấu DNNN trên 4 tờ báo ......................... 37
2.2. Thực trạng nội dung thơng tin ................................................................. 40
2.3. Thực trạng hình thức thông tin................................................................. 52
Tiểu kết chương 2....................................................................................... ... 71
Chƣơng 3: Kiến nghị một số giải pháp nâng chất lƣợng thông tin về tái
cơ cấu DNNN ................................................................................................ 72
3.1. Đánh giá ưu, nhược điểm công tác thông tin tái cơ cấu DNNN .............. 72
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế………………………………...…... ... 85
3.3. Đề xuất một số giải pháp .......................................................................... 91
Tiểu kết chương 3......................................................................................... 109
KẾT LUẬN.................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 112
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Báo Đầu tư

: BĐT

Báo Tuổi trẻ

: BTT

Cổ phần hóa

: CPH

Doanh nghiệp

: DN

Doanh nghiệp nhà nước

: DNNN

Đại học Quốc gia Hà Nội

: ĐHQGHN

Hỗ trợ phát triển chính thức

: ODA


Phản biện xã hội

: PBXH

Tạp chí Tài chính doanh nghiệp

: TCTCDN

Tập đồn kinh tế

: TĐKT

Tổng cơng ty

: TCT

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

: TBKTSG

Tổng sản phẩm quốc nội

: GDP


MỞ ĐẦU
1 - Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng ta là
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân và một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ “tiếp tục đổi mới và phát triển kinh
tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của nền kinh tế”.
Việc đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước không thể không bao gồm đổi mới các
DNNN – nòng cốt của kinh tế nhà nước TĐKT, TCT.
Nhìn tổng thể, vai trị của DNNN nói chung, các TĐKT, TCT nhà nước nói riêng
trong thời gian qua là hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Các DNNN đã bảo đảm sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ
thiết yếu cho nền kinh tế. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn
cầu, các DNNN vẫn duy trì được hoạt động và có đóng góp quan trọng trong việc thực
hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực nhằm ổn định kinh tế và
đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy vậy, DNNN còn nhiều yếu kém và bất cập.
Một là, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của DNNN cịn thấp mặc dù có nhiều lợi
thế về nguồn lực. DNNN chiếm khoảng 40% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà
nước, 70% nguồn vốn ODA và được hưởng nhiều đặc quyền khác. Tuy nhiên, hiệu quả
sản xuất kinh doanh của khu vực này cịn thấp, chưa tương xứng với những gì được đầu
tư. Năm 2011, đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước chỉ đạt 33,03% trong khi
khu vực kinh tế ngồi nhà nước đóng góp tới 48%. Bên cạnh đó, việc giám sát nguồn vốn
nhà nước, quản trị DN bị buông lỏng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm lãng
phí, thất thốt vốn của Nhà nước. Bên cạnh đó, theo số liệu của Bộ Tài chính tính đến
cuối năm 2011, tổng số lỗ lũy kế của riêng các tập đoàn lớn đã lên tới hơn 26.000 tỷ
đồng, cao gấp 12 lần so với các DN ngồi quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài,


trong số đó có tới gần 1/3 Tập đồn, Tổng Cơng ty có tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 3 lần vốn
chủ sở hữu. Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng dư nợ cho vay DNNN lên trên 415
nghìn tỷ đồng, trong đó tổng nợ của 12 tập đoàn kinh tế lớn đã chiếm đến 52,66%. Trong
10 năm qua, tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn của khu vực DNNN chưa năm nào
vượt quá 6%, trong khi các DN FDI ln duy trì ở mức trên dưới 10%.

Hai là, thực trạng tài chính tại một số DNNN rất yếu kém, thua lỗ kéo dài, tiềm ẩn
nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính. Việc thực hiện vai trị điều tiết vĩ mơ của Nhà nước
đối với kinh tế của các DNNN còn hạn chế. Nhiều DNNN chưa bắt kịp với xu hướng
phát triển của nền kinh tế thị trường; năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản trị DN cịn yếu
kém, bất cập. Các cơng ty nơng nghiệp, lâm nghiệp (nơng, lâm trường quốc doanh) cịn
chậm được sắp xếp, đổi mới; và hoạt động của một bộ phận DNNN đã góp phần dẫn đến
bất ổn kinh tế vĩ mô.
Những con số trên do bắt nguồn từ mơ hình phát triển kinh tế chung, DNNN nhất là
các TĐKT, TCT nhà nước đã quá thiên về mở rộng quy mô đầu tư, chưa chú trọng phát
triển theo chiều sâu nên hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh thấp. Chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm và của từng TĐKT, TCT, DNNN
còn bất cập và yếu kém. Việc thực hiện sắp xếp, CPH DNNN còn chậm so với phương
án được duyệt. Một nguyên nhân nữa là tình trạng nhiều TĐKT, TCT nhà nước đầu tư
vào những ngành, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào vốn vay hoặc chiếm
dụng; tình trạng độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực làm hạn chế
động lực cạnh tranh và phát triển.
Ngồi ra, cơ chế, chính sách về quản lý DNNN chưa theo kịp với thực tiễn hoạt
động của các TĐKT, TCT; sự hạn chế trong phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong quản lý,
giám sát DNNN nhất là TĐKT, TCT nhà nước; sự bất cập về mơ hình, thể chế quản trị,
đội ngũ cán bộ quản lý DN và quản lý nhà nước cũng là những nguyên nhân chủ quan
gây ra sự yếu kém của khu vực DNNN. Hậu quả là đã có sự đổ vỡ mà tiêu biểu là Tập
đồn cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam
(Vinalines).


Từ những điểm nêu trên, có thể thấy rõ, việc TCC DNNN là yêu cầu cấp thiết, được
xác định là một trong ba nội dung quan trọng của TCC toàn bộ nền kinh tế (cùng với
TCC đầu tư công, TCC ngân hàng và các tổ chức tín dụng).
Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) tiếp tục khẳng định DNNN là lực
lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, lực lượng vật chất quan trọng, công cụ hỗ trợ để

điều tiết nền kinh tế, hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường. Vì thế, nhìn rõ những
yếu kém, sai lầm, đề ra các phương thức nâng cao tính hiệu quả của DNNN là yêu cầu tất
yếu, có tính mấu chốt trong q trình TCC kinh tế hiện nay.
Do TCC DNNN có vai trị to lớn như vậy, nên việc tuyên truyền về TCC DNNN
làm sao cho hiệu quả là vô cùng quan trọng. Trong đề án TCC DNNN, Chính phủ nêu rõ:
Bộ Thơng Tin Truyền thơng phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các TĐKT, TCT
nhà nước tổ chức thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về TCC DNNN theo đúng chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Việc tuyên truyền đúng góp phần đả thông tư
tưởng người quản lý, tạo sự ủng hộ của cán bộ nhân viên trong DN, sự ủng hộ của tồn
dân, những người được xem là cổ đơng của DNNN (vốn tồn dân, sở hữu tồn dân)...
Báo chí cách mạng với vai trị sứ mệnh của mình đã nhập cuộc tuyên truyền, thông
tin về TCC DNNN khá đậm nét với tần suất khá cao, hình thức phong phú, đa dạng. Từ
việc phản ánh những bất cập của cơ chế chính sách đến sai phạm trong quản lý, yếu kém
trong điều hành... báo chí cịn phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân, chuyên gia,
và sức ép của các nhà tài trợ quốc tế. Bức tranh về TCC DNNN trên báo chí đã trở nên đa
sắc màu và sát với chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, điều hành về
lĩnh vực DNNN vốn là lĩnh vực khó, nhạy cảm, nên có những vấn đề cịn nhiều ý kiến
trái chiều, nhiều quan điểm khác nhau cần được cân nhắc kỹ lưỡng để hài hịa lợi ích kinh
tế và yếu tố an ninh quốc phòng và an sinh xã hội. Có những thơng tin cũng đã thấp
thống việc địi hỏi thái q về TCC khơng đúng chủ trương là “TCC để gọn, nhưng vẫn
mạnh, DNNN vẫn phải là nịng cốt của nền kinh tế”. Theo đó, có ý kiến địi tư nhân hóa
tất tần tật...


Với những lý do đó, bản thân chọn nghiên cứu đề tài “Báo chí với q trình TCC
DNNN” với mong muốn có cái nhìn khái qt, tổng thể thơng qua sự khảo sát, so sánh
đối chiếu giữa các tờ báo, giữa các cách thể hiện, giữa thực tế và chủ trương... Việc
nghiên cứu bao gồm cả việc nhận xét đánh giá và đưa ra khuyến nghị nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả tuyên truyền chủ trương lớn này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Do chính sách TCC DNNN cịn khá mới mẻ, được ban hành từ tháng 7/2012 nên
đến nay, qua tìm hiểu của bản thân ở Khoa báo chí – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Văn (ĐHQG Hà Nội), Học viện Báo chí Tun truyền có một số cơng trình nghiên cứu,
các bài viết chun sâu các vấn đề liên quan đến vấn đề báo chí với DNNN ở cấp khóa
luận như:
- “Báo chí với cơng tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước” của tác giả Đậu Huy Sáu - năm 2004.
- “Báo chí với việc phát huy vài trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước”, Nguyễn
Thị Nguyệt Hà - năm 1998;
- “Báo chí với tiến trình đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước” của Lê Thị Hải
Lý - năm1998;
- “Những thuận lợi và khó khăn của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên
báo chí”, Đặng Anh Tuấn – năm 2001;
- “Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước qua sự phản ánh của báo chí”
của Phạm Thu Hà – năm 2002;
- “Báo chí với việc tuyên truyền chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”,
Lê Thị Ngọc Hà thực hiện - năm 2000;
- “Báo Nhân dân với việc tuyên truyền phát huy vài trò doanh nghiệp nhà nước”
của Nguyễn Thiện Kế - năm 2001.
- “Báo chí và doanh nghiệp: Gắn bó, hợp tác và chia sẻ”, bài báo khoa học của TS
Phạm Tất Thắng đăng ngày 21/10/2014 trên Tạp chí Cộng sản.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2005), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơng
tác báo chí, xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (19/1/2011), Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới, sắp xếp

phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.
4. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (29/10/2012), Kết luận số
50-KL/TW.
5. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị tại
Đại hội X của Đảng
6. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông (2012), Báo cáo đánh
giá công tác xuất bản báo chí năm 2012 và một số nhiệm vụ chủ yếu năm 2013, Quảng
Ninh.
7. Báo Đầu tư năm 2012
8. Báo Đầu tư năm 2013
9. Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh năm 2012
10. Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh năm 2013
11. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 78/TW (ngày 27/6/2010) về việc Báo cáo kết
quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX) và Nghị quyết
Đại hội X của Đảng về tiếp tục sắ xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.
12. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI)
13. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI)
14. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
15. Bộ Tài chính (2011), Báo cáo tổng kết về tình hình hoạt động DNNN


16. Bộ Tài chính (2013), Thơng tư 171/2013/TT-BTC (ngày 20/11/2013) về việc
hướng dẫn cơng khai thơng tin tài chính theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP
của Chính phủ.
17. Chính phủ, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013.
18. Chính phủ (2013), Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban
hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và cơng khai thơng tin
tài chính đối với DN do nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước.
19. Chính phủ (2011), Báo cáo 262/BC-CP ngày 23/11/2011 về thực trạng hoạt
động của TĐ, TCT nhà nước giai đoạn 2006-2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp

giai đoạn 2011-2015.
20. Chính phủ, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN (2011), Báo cáo tại Hội nghị
tổng kết 10 năm sắp xếp đổi mới DNNN, Hà Nội.
21. Chính phủ (2012), Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng ngày 17/1/2012 về việc
đẩy mạnh TCC DNNN
22. Chính phủ (2012), Quyết định số 929/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “TCC
DNNN, trọng tâm là Tập đồn kinh tế, Tổng cơng ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015”
23. Chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt Đề án Tổng thể TCC kinh tế gắn với
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao cao chất lượng, hiệu quả và năng
lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020
24. Chính phủ (2012), Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công,
phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với
DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN.
25. Chính phủ (2014), Hồ sơ Dự án Luật Đầu tư và Quản lý vốn nhà nước Đầu tư
tại DN.
26. Chính phủ (2014), Tài liệu Hội nghị Triển khai nhiệm vụ TCC DNNN 20142015 (ngày 18/2/2014), Hà Nội.
27. Hồng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb
Lý luận Chính trị, H,.
28. Đức Dũng (2002), Viết báo như thế nào, NXB VHTT Hà Nội.


29. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thơng hiện đại (Từ hàn lâm đến đời
thường), Nxb ĐHQGHN.
30. Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
31. Hà Minh Đức (1997), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb ĐHQG Hà Nội
32. Trần Bắc Hà, bài phát biểu của tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ TCC DNNN
giai đoạn 2014-2015

(21/2/2014), Hà Nội. />

BIDV/B--224;i-ph--225;t-bieu-cua-Chu-tich-HDQT-BIDV-Tra.aspx
33. Vũ Quang Hào (2008), Ngôn ngữ báo chí (tái bản), Nxb ĐHQG Hà Nội.
34. GS. TS. Vương Đình Huệ (2010): Giải pháp chủ yếu nhằm tái cấu trúc DNNN
(Trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng cơng ty nhà nước), webtise Bộ Tài chính.
/>05&pers_id=48624555&item_id=50649615&p_details=1
35. Hồng Trần Hậu (2012), Định hướng, giải pháp tái cấu trúc DNNN, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2011.
36. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb ĐHQG Hà
Nội
37. TS Trần Du Lịch (2011), Nhận diện vấn đề và định hướng tái cấu trúc nền kinh
tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, ĐH Kinh tế TPHCM, số Xuân 2012
38. Mai Quỳnh Nam (1995), Dư luận xã hội, mấy vấn đề lý luận và phương pháp
nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học, số 1.
39. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Công ty Thanh niên Việt Nam (2009), Kỷ yếu
hội thảo Tập đoàn kinh tế lý luận và thực tiễn (ngày 25/5/2009), Hà Nội.
40. Hoài Nguyễn (2011), TCC nền kinh tế: Phải đổi mới từ... cái đầu,

http://ddDN

.com.vn/doanh-nghiep/tai-co-cau-nen-kinh-te-phai-doi-moi-tu-cai-

dau-20111021035156327.htm
41. Hoàng Phê, Trung tâm từ điển Vietx (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
42. Philippe Gaillard (2007), Nghề làm báo, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.


43. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb ĐHQG Hà Nội.
44. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp 2013.
45. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí

truyền thơng, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
46. Nguyễn Phú Trọng (2011), Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ ba Ban chấp
hành Trung ương Đảng kháo XI (10/10/2011)
47. TS. Phạm Tất Thắng (2014): Báo chí và DN - Mối quan hệ gắn bó, Tạp chí
Cộng sản

/>
doanh-nghiep-Gan-bo-hop-tac-va-chia-se.aspx
48. TS Phạm Thắng, TS Hồng Hải (2005), Vai trị của Báo chí trong phát triển
DN, Nxb Lao động, Hà Nội.
49. Hữu Thọ (1992), Định hướng và Chính sách, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung
ương- Bộ Văn hóa Thơng tin.
50. Hữu Thọ (1998), Công việc người viết báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp năm 2012
52. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp năm 2013
53. Thời báo Kinh tế Sài gòn năm 2012
54. Thời báo Kinh tế Sài gịn năm 2013
55. Tạ Ngọc Tấn (2004), Hồ Chí Minh bàn về báo chí, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
56. Thomas L.Fiedman (2006), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh
57. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy Ban Kinh tế Quốc hội, Viên Nghiên cứu

Chính sách Quốc gia Nhật Bản (2010), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Chất lượng
tăng trưởng Kinh tế Việt Nam: Giai đoạn 2001-2010”, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
58. Linh Thư (2015), Đặt báo chí dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng,
/>
59. Lê Phương Vân (2014), Luận văn thạc sĩ, vấn đề TCC nền kinh tế trên
báo chí kinh tế Việt Nam, ĐHKHXHNV(ĐHQGHN).



60. Viện chiến lược và Chính sách Tài chính (2012), Tài chính Việt Nam 2011, Tái
cấu trúc và minh bạch chính sách, Nxb Tài chính.
61. V.V Vorosilop (2004), Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn, Nxb Thơng tấn,
Hà Nội.
62. Một số trang web: www.uman.com.vn ; www.wikipedia.org ;



×