Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BO BEA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.87 KB, 5 trang )

Báo chí với vấn đề giám sát và phản biện xã hội
(Khảo sát sự kiện sửa đổi Hiến pháp 1992 trên các
tờ đại biểu Nhân dân, Tuổi trẻ TP Hồ CHí Minh,
Thanh niên từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013)
Nguyễn Thị Hải Vân
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Dững
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Báo chí học; Phản biện xã hội; Phương tiện truyền thông
Content
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – xã hội mà pháp
luật là tối thượng. Đồng thời, u cầu về tính cơng khai, minh bạch, dân chủ trong mọi hoạt động,
mọi quyết sách cũng ngày càng được nâng cao. Do vậy rất cần thiết có những hệ thống, cơng cụ
giám sát để bảo đảm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật; ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật; bảo vệ lợi ích của đất
nước, của người dân.
Ở nước ta, báo chí khơng chỉ là là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính
trị xã hội mà cịn là diễn đàn, “tai mắt” của nhân dân. Báo chí đồng thời cũng là công cụ giám sát
của nhân dân đối với mọi tiến trình hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống nhằm góp phần xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế xã hội, bảo
đảm cho tiến trình mở rộng dân chủ được thực hiện liên tục. Giám sát và phản biện xã hội (PBXH)
vì vậy được xem là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí.
Hướng tới những tác phẩm mang tính phản biện cao đang là xu hướng của truyền thơng hiện
đại nói chung và báo chí nói riêng. Nghiên cứu về tính phản biện của các tác phẩm báo chí là việc
cần thiết để báo chí phát huy tốt hơn chức năng quản lý và giám sát xã hội. Nâng cao tính PBXH của
báo chí chính là thực hiện tốt hơn vai trị thơng tin hai chiều trong quản lý và giám sát xã hội của báo
chí. Suy cho cùng, sự phát triển như vũ bão của truyền thơng đại chúng nói riêng và báo chí nói
riêng về phương diện kỹ thuật, phương thức truyền tin… là để phục vụ tốt hơn quyền lợi của
người tiếp nhận thông tin. Nghiên cứu về tính PBXH của báo chí, một mặt nào đó, là nghiên


cứu sự đổi mới cần đạt đến của nội dung và hình thức báo chí để tác động mạnh mẽ hơn tới đối
tượng tiếp nhận thơng tin. Đây chính là kết quả cuối cùng của mọi sự đổi mới mà báo chí
hướng tới.
Quan sát mặt bằng báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, có thể thấy nổi bật lên hai
gương mặt nhật báo với lượng phát hành được cho là cao nhất cả nước - báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí
Minh (sau đây gọi tắt là báo Tuổi trẻ) và báo Thanh niên. Hai tờ báo này cùng được công chúng và
giới trong nghề đánh giá cao về tốc độ, tính độc đáo và mới mẻ của thông tin cũng như chiều sâu của


những phân tích bình luận. Cịn Đại biểu nhân dân (ĐBND) tuy không phải là tờ báo phát hành rộng
rãi trên thị trường như các tờ báo khác nhưng đây là tờ nhật báo chính thống của Quốc hội, tiếng nói
của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, của đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước. Quốc hội là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do đó tờ báo ĐBND
có vai trị rất quan trọng, góp tiếng nói mạnh mẽ trong q trình hoạt động của Quốc hội nói chung,
hoạt động lập hiến và lập pháp nói riêng mà cụ thể là việc sửa đổi, xây dựng Hiến pháp mới vừa qua.
Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của nước ta.
Trước những yêu cầu mới để phát triển đất nước, nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992
(đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) một lần nữa được đặt ra. Ngày 2/1/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 chính thức cơng bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên các phương tiện thông tin
đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Trong lần sửa đổi này, rất nhiều vấn đề
hệ trọng của đất nước đã được lấy ý kiến nhân dân. Một trong những kênh để người dân đóng góp
vào dự thảo Hiến pháp một cách có hiệu quả nhất đó chính là báo chí.
Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn “Báo chí với vấn đề giám sát và PBXH” (khảo
sát sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các tờ Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Thanh niên và ĐBND
từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chức năng giám sát và PBXH của báo chí khơng phải là đề tài mới. Đã có nhiều cuốn sách
đề cập đến chức năng này của báo chí như: “Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng” (nhóm tác giả
Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội); cuốn “PBXH và
phát huy dân chủ pháp quyền” (TS. Hồ Bá Thâm và CN. Nguyễn Tơn Thị Tường Vân đồng chủ

biên, Nxb Chính trị Quốc gia); cuốn “PBXH – Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống” (Trần Đăng Tuấn, Nxb
Đà Nẵng); cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” (Học viện Báo chí và tun truyền, Nxb Lý luận chính
trị)… Song trong khn khổ của một cuốn sách nên nội dung này được đề cập thường mang tính
khái qt, lý luận cao, ít có dẫn chứng cụ thể.
Trong quá trình tìm kiếm, sưu tầm tài liệu phục vụ cho luận văn, tác giả đã tìm thấy một số
bài viết về PBXH nói chung và PBXH trên báo chí nói riêng như: Báo chí và PBXH (Nguyễn Quang
A, Tạp chí Người làm báo, tháng 6/2008); PBXH (Nguyễn Quang A, Lao động cuối tuần số 28
(tháng 7/2008); PBXH (Nguyễn Trần Bạt, Tạp chí The Jounal of Global Issues & Solutions, Nxb
Biblitheque Word Wide International Publishers); PBXH là có đồng tình, có phản đối, có chấp nhận
và có bổ sung (Nguyễn Mạnh Cầm, Báo Đại đồn kết); PBXH – nhân tố quan trọng của phát triển
(Kiên Định, Hà Nội ngàn năm, 31/3/2007); Vai trò của PBXH ở Việt Nam hiện nay (Đỗ Văn Quân,
Tạp chí Lý luận chính trị); PBXH những vấn đề chung (Trần Đăng Tuấn, Tạp chí Cộng sản số 17,
tháng 9/2006); PBXH (Nguyễn Vi Khải, Báo Lao động, ngày 13/7/2008); Những điều kiện cần cho
PBXH (Lê Minh Tiến, Tạp chí Tia sáng, ngày 17/4/2009); Báo chí và phản biện (Nguyễn Quang A,
báo Tiền Phong, ngày 22/6/2010); PBXH: khái niệm, chức năng và điều kiện hình thành (Phạm
Quang Tú, Đặng Hồng Giang, Tạp chí Tia sáng, ngày 20/3/2012); Về vai trò giám sát xã hội và
PBXH của báo chí Việt Nam (TS Đặng Thị Thu Hương, Tạp chí Cộng sản ngày 22/7/2013)… Tuy
nhiên, những bài viết này chủ yếu xem xét một cách tổng quát về PBXH trên bình diện chung nhất
và mang tính lý luận cao.
Cũng đã có rất nhiều khóa luận và luận văn của các sinh viên và học viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về các khía cạnh liên quan đến
vấn đề này như:
- Luận văn “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và PBXH” (khảo sát qua các tờ báo in
Lao động, Sài Gịn giải phóng, Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ TP HCM) của tác giả Mai Thị
Thúy Hường.
- Luận văn “PBXH về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay” (khảo sát
báo Giáo dục và Thời đại, Tia sáng, Sài Gịn Giải Phóng, Tuổi trẻ TP HCM, Hà Nội mới từ 2008
đến 2011) của tác giả Trần Thị Hoa.



- Luận văn “Tính PBXH của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP
HCM và Thanh Niên các năm 2006-2008)” của tác giả Hoàng Thủy Chung.
- Luận văn Truyền thơng đại chúng “Báo chí Thanh Hóa với việc thực hiện chức năng giám
sát xã hội” của tác giả Nguyễn Văn Bình.
- Khóa luận “Tính PBXH của tác phẩm báo chí thơng qua loạt bài “Đêm trước đổi mới” trên
báo Tuổi trẻ năm 2005” của tác giả Phạm Văn Kiền.
- Khóa luận “Tính PBXH của báo chí Việt Nam qua loạt bài về vấn đề trùng tu các di tích
trên báo Tuổi trẻ” (từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2009) của tác giả Tô Thị Thúy Nga.
- Khóa luận “Ý nghĩa PBXH của thể loại phóng sự trên báo Thanh Niên” (qua 2 chùm phóng
sự ''Bát nháo chương trình liên kết" và ''Khơng để tại chức thành thứ phẩm" đăng trên báo Thanh
Niên tháng 11 và 12 năm 2010) của tác giả Nguyễn Thành Trung.
- Khóa luận “Tính PBXH thơng qua phản hồi của cơng chúng trên báo điện tử” (Khảo sát hai
sự kiện: Quản lý hàng rong và phân luồng giao thông đô thị Hà Nội trên Vnexpress và Vietnamnet)
của tác giả Nguyễn Thị Thủy.
- Khóa luận “Vấn đề PBXH trên báo chí” (khảo sát trên báo Tuổi Trẻ, Đại Đoàn Kết và báo
Điện tử Vietnamnet.vn (từ năm 2008 đến hết quý I năm 2009) của tác giả Đồng Thị Thùy.
- Khóa luận “Chức năng giám sát xã hội của báo trực tuyến qua loạt bài về vụ bạo hành bé
Hào Anh ở Cà Mau năm 2010 và vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) năm 2012
(khảo sát trên Thanhnien.com.vn)” của tác giả Nguyễn Thị Kim Anh…
Tuy nhiên, các luận văn và khóa luận nói trên nhìn chung mới chỉ đề cập đến một trong hai
chức năng, hoặc là chức năng giám sát, hoặc là chức năng PBXH của báo chí, chưa có đề tài nào gắn
kết hai chức năng này với nhau trong cùng một mục tiêu nghiên cứu. Trong khi giám sát xã hội và
PBXH là hai khái niệm, chức năng gắn bó mật thiết, có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau vì chỉ giám
sát một cách nghiêm túc thì mới có thơng tin đầy đủ và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện. Qua
giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí thực hiện tốt hơn vai trị
PBXH của mình. Ngược lại, phản biện khai thác tối đa và phát huy hiệu quả của việc giám sát. Báo
chí khơng giám sát xong rồi để đấy, cũng không phản biện một cách vơ cớ, thiếu cơ sở, mục đích
của giám sát là để phản biện, khẳng định, bảo vệ cái đúng, chỉ rõ và vạch trần, phê phán cái sai.
Giám sát và phản biện phải đi liền với nhau không thể tách rời. Đây chính là điểm mới của luận văn
so với các khóa luận và luận văn trước đây. Song không thể phủ nhận rằng, những tài liệu trên đã

giúp ích cho tác giả rất nhiều trong việc hoàn thiện luận văn của mình.
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích cách thức thực hiện chức năng giám sát và
PBXH của báo chí qua sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên 3 tờ báo Tuổi trẻ, Thanh niên và
ĐBND để một lần nữa khẳng định và nhấn mạnh chức năng giám sát và PBXH của báo in nói riêng,
báo chí nói chung với những vấn đề của đời sống xã hội; từ đó rút ra những nhận xét, đề xuất một số
khuyến nghị để nâng cao hiệu quả giám sát và PBXH của báo chí.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Do hạn chế nhất định về thời gian và tài liệu nghiên cứu, trong khuôn khổ luận văn này, tác
giả tập trung đi sâu vào làm rõ một số nội dung sau:
- Nghiên cứu lý luận về vai trò giám sát và PBXH của báo chí, trong đó nghiên cứu các quan
điểm và cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề báo chí giám sát, PBXH và đưa ra quan niệm về vấn đề
này.
- Thống kê, phân loại các bài báo về góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, từ đó phân tích nội
dung thơng tin, hình thức thể hiện, nghệ thuật tổ chức của các bài báo để thực hiện chức năng giám
sát và PBXH.
- Đánh giá những thành công và hạn chế của các bài báo trong việc thực hiện chức năng giám
sát và PBXH về sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992.


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Việc thực hiện chức năng giám sát và PBXH của báo chí qua sự kiện sửa đổi Hiến pháp
năm 1992.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Loạt bài về sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các tờ báo Tuổi trẻ, Thanh niên và
ĐBND trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu thông qua việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: thống kê,

phân loại, khảo sát, tổng hợp, đối chiếu so sánh, phân tích, phỏng vấn sâu…, trong đó các phương
pháp đặc thù được sử dụng là:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân loại: được dùng để thống kê, phân loại loạt bài có
nội dung thực hiện chức năng giám sát và PBXH về sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
- Phương pháp phân tích: được dùng để phân tích nội dung và hình thức của các tác phẩm
báo chí trong phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: để thấy được thành công và hạn chế trong việc thực hiện
chức năng giám sát và PBXH của từng tờ báo đối với cùng một sự kiện, vấn đề.
Trên cơ sở nhận định những thành công và hạn chế, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp
để báo in nói riêng, báo chí nói chung nâng cao hiệu quả giám sát và PBXH đối với những vấn đề
của đời sống.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn sẽ góp phần làm phong phú hơn những tri thức lý luận về chức
năng giám sát và PBXH của báo chí; góp phần hình thành nhận thức sâu sắc hơn, tồn diện hơn về
vai trị của báo chí trong việc giám sát và PBXH, nhất là trong giai đoạn hiện nay báo chí nước ta
đang được cả xã hội quan tâm, tin tưởng, kỳ vọng vào những đóng góp cho sự nghiệp đổi mới, mở
rộng dân chủ, tăng cường vai trò giám sát của nhân dân đối với bộ máy của Đảng, Nhà nước, đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần làm lành mạnh đời sống xã hội.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo, nguồn tư
liệu bổ ích và lý thú với những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận – thực tiễn của vấn đề báo chí giám sát, PBXH (làm rõ khái niệm
giám sát, PBXH; vai trò giám sát và PBXH của báo chí; nguyên tắc, cách thức báo chí giám sát và
PBXH; các điều kiện để báo chí làm tốt chức năng giám sát và PBXH; tiêu chí đánh giá hiệu quả
giám sát và PBXH của báo chí…)
Chương 2: Thực trạng báo chí giám sát, PBXH (cách thức, nội dung giám sát và PBXH trên
từng tờ báo; rút ra những thành công và hạn chế…)
Chương 3: Một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả giám sát và PBXH của báo chí (về nhận

thức, về điều kiện, về kỹ năng và phương pháp...)

References
1.
Nguyễn Quang A (2008), Báo chí và phản biện xã hội, Tạp chí Người làm báo, tr 22-23.
2.
Nguyễn Quang A (2008), Phản biện xã hội, Lao động cuối tuần, số 28.
3.
Nguyễn Trần Bạt (2007), Phản biện xã hội, Tạp chí The Jounal of Global Issues & Solutions,
Nxb Biblitheque Word Wide International Publishers.
4.
Lê Thanh Bình (2008), Truyền thơng đại chúng và phát triển xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.


5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.

29.
30.

31.

Nguyễn Mạnh Cầm, Phản biện xã hội là có đồng tình, có phản đối, có chấp nhận và có bổ
sung, Báo Đại đồn kết.
Hồng Đình Cúc – Đức Dũng (2006), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính
trị, Hà Nội.
Nguyễn Văn Dững, Hồng Anh biên dịch (1998), Nhà báo – Bí quyết kỹ năng nghề nghiệp,
Nxb Lao động, Hà Nội.
Nguyễn Văn Dững chủ biên (2001), Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn, Nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội.
Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thơng – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.
Kiên Định (2007), Phản biện xã hội – nhân tố quan trọng của phát triển, Hà Nội ngàn năm.
Đặng Thị Thu Hương (2013), Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí Việt
Nam, Tạp chí Cộng sản.
Đinh Văn Hường (2000), Vai trị của báo chí trong sự nghiệp CNH_HĐH đất nước, Nxb Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội.
Phạm Quang Tú, Đặng Hoàng Giang (2012), Phản biện xã hội: khái niệm, chức năng và điều
kiện hình thành, Tạp chí Tia sáng.
Phan Văn Kiền (2012), Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một số sự kiện
nổi bật, Nxb Thông tin và Truyền thơng, Hà Nội.
Khoa Báo chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo chí những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 6.
Nguyễn Trí Nhiệm (2007), Một vài suy nghĩ về đào tạo nhà báo hiện nay, Tạp chí Người làm
báo.
Đỗ Chí Nghĩa (2011), Lý lẽ từ cuộc sống, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Văn Quân, Vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, tr
59-63.
Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (2005), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thơng đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
(2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Đăng Tuấn (2007), Một số vấn đề về lãnh đạo, quản lý báo chí trong tình hình hiện nay,
Tạp chí Cộng sản, số 11 năm 2007.
Trần Đăng Tuấn (2006), Phản biện xã hội – Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống, Nxb Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
Trần Đăng Tuấn (2006), Phản biện xã hội những vấn đề chung, Tạp chí Cộng sản, số 17.
Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (2009), Phản biện xã hội phát huy dân chủ pháp
quyền, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Luận văn “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội” (khảo sát qua các tờ
báo in Lao động, Sài Gòn giải phóng, Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ TP. HCM) của tác giả
Mai Thị Thúy Hường.
Luận văn “Báo chí Thanh Hóa với việc thực hiện chức năng giám sát xã hội” của tác giả
Nguyễn Văn Bình.

Luận văn “Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay” (khảo
sát báo Giáo dục và Thời đại, Tia sáng, Sài Gịn Giải Phóng, Tuổi trẻ TP HCM, Hà Nội mới từ
2008 đến 2011)” của tác giả Trần Thị Hoa.
Luận văn “Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi
trẻ TP HCM và Thanh Niên các năm 2006-2008)” của tác giả Hoàng Thủy Chung.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×