Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Biểu tượng trong thơ nguyễn duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI TUẤN ANH

BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ NGUYỄN DUY

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121

Hà Nội, tháng 12/2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI TUẤN ANH

BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ NGUYỄN DUY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lưu Khánh Thơ

Hà Nội, tháng 12/2018


Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lưu Khánh Thơ- người
thầy đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài.


Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo
khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội; Ban giám hiệu nhà trường đã giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học để em hồn thiện khóa học.
Đồng thời, trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi luôn
nhận được sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia
đình. Tơi xin chân thành cảm ơn.
Nam Định, ngày 22 tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn

Mai Tuấn Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu ............................................ 10
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 11
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 11
NỘI DUNG ................................................................................................. 12
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
THƠ NGUYỄN DUY ................................................................................. 12
1.1. Khái niệm biểu tƣợng .......................................................................... 12
1.1.1. Biểu tượng ......................................................................................... 12
1.1.2. Biểu tượng văn hóa ........................................................................... 15
1.1.3. Biểu tượng văn học ........................................................................... 17
1.1.4. Biểu tượng nghệ thuật trong thơ ....................................................... 19
1.1.5. Phân biệt biểu tượng và một số khái niệm gần gũi ........................... 20

1.2. Hành trình sáng tạo và những đóng góp về thơ của Nguyễn Duy
trong nền thơ ca dân tộc ............................................................................ 26
1.2.1. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy .............................................. 26
1.2.2. Những đóng góp về thơ của Nguyễn Duy trong nền thơ ca dân tộc. 29
Chƣơng 2: NHỮNG BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG
THƠ NGUYỄN DUY ................................................................................. 31
2.1. Biểu tƣợng thiên nhiên ........................................................................ 32
2.1.1. Biểu tượng thiên nhiên gắn với không gian rộng lớn....................... 33
2.1.2. Biểu tượng thiên nhiên gắn những vật cụ thể .................................. 47
2.2. Biểu tƣợng gắn với con ngƣời ............................................................. 68
2.2.1. Biểu tượng gắn với cuộc sống con người .......................................... 69


2.2.2. Biểu tượng gắn với cơ thể con người ................................................ 83
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ
NGUYỄN DUY ........................................................................................... 89
3.1 Không gian và thời gian nghệ thuật .................................................... 90
3.1.1 Không gian nghệ thuật ....................................................................... 90
3.1.2 Thời gian nghệ thuật .......................................................................... 95
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ......................................................................... 100
3.2.1. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc dân gian truyền thống .................... 101
3.2.2. Ngôn ngữ đời sống .......................................................................... 104
KẾT LUẬN ............................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 113


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình mở ra thế giới khách quan rộng
lớn với vô vàn cảm xúc “ý tại ngơn ngoại”- ý ở ngồi lời, chỉ những điều hàm

ý, khơng nói ra trực tiếp, người nghe phải tự suy ra mà hiểu lấy, là hình thức
bậc cao của việc thể hiện ý thức bằng ngơn ngữ. Và chính việc tìm hiểu thế
giới nội tâm ấy là quá trình giải mã cái bị che dấu lấp lánh phía sau diễn ngôn
nghê thuật.
“Văn học là nghệ thuật của ngôn từ” mà sáng tạo chính là động lực cho sự
phát triển, nói như M.Gorky “cái bình thường nhất là cái chết của nghệ thuật”
chính vì thế địi hỏi người nghệ sĩ phải có q trình lao động nghệ thuật
khơng ngừng nghỉ một cách nghiêm túc. Đối với thơ ca được cho là thể loại bị
chi phối bởi cảm xúc hơn cả, tâm hồn người nghệ sĩ nhạy bén hơn ai hết.
Theo Vũ Cao “Đặc sắc mỗi nhà thơ chỉ trong những bài thơ hay” (Đôi điều
ghi lại về anh. Với khát vọng Chân Thiện Mỹ). Cịn theo Huy Cận “Thơ chưa
hay thì có cũng bằng khơng có” (Vơ cùng thương tiếc nhà văn Hoài Thanh.
Văn nghệ, số 3, 1982). Nhưng cái đẹp, cái hay của văn chương phải mang bản
sắc riêng biệt, độc đáo. Nghiên cứu biểu tượng trong thơ là xu hướng chiếm
lĩnh hữu hiệu theo đúng đặc trưng của thơ. Trong thơ tính biểu tượng được
thể hiện rõ bởi đặc trưng hình thức, thế giới biểu tượng trong sáng tác thơ của
tác giả là cách tiếp cận xác đáng nhất để khám phá tư duy nghệ thuật và
phong cách của chính họ với những ẩn chìm trong ý thức và vô thức sáng tạo
của thi sĩ.
Thuộc thế hệ văn nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ,
cùng với Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ, Thanh Thảo, Thu Bồn, Trần
Mạnh Hảo… Nguyễn Duy sớm khẳng định được tài năng, cá tính sáng tạo
của mình. Nguyễn Duy- một nhà thơ tiêu biểu, gương mặt xuất sắc trong nền

1


thơ ca đương đại. Ông viết nhiều thể loại nhưng nhiều nhất, nổi bật nhất vẫn
là thơ. Thơ Nguyễn Duy cũng nhiều loại từ thơ ngắn, tự do, lục bát đến thơ
dài và gắn liền với cuộc đời, con người. Thơ Nguyễn Duy thẫm đẫm tình cảm,

nhiều khắc khoải, nói thầm nói thì, lắng đọng. Và cả nhiều thơng cảm, sẻ chia.
Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng, táo bạo chủ yếu giai đoạn sau
năm 1975 nhưng vẫn sâu sắc đánh dấu sự trưởng thành ở hồn thơ, mang tính
triết lí khiến chúng ta phải giật mình, suy ngẫm. Thơ là tiếng lòng, là cảm xúc
sự rung động chân thành từ tâm hồn, cái cốt cách trong thơ Nguyễn Duy
khơng chỉ dừng lại ở mặt câu chữ nói sao cho hết cái tình, cái lý.
Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy- là một hướng lý
giải những trăn trở, suy tư của con chữ để bật nổi những con số cịn giăng
mắc, ẩn chìm sâu nơi đáy tâm hồn nhà thơ. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có cái
nhìn khách quan và khoa học hơn về những giá trị cũng như đóng góp thơ
Nguyễn Duy cho nền thơ ca đương đại nói riêng và trên nhiều khiá cạnh. Đến
với hệ thống biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy là đến với những xúc cảm
mang đậm sắc màu như những lớp mỏ quặng tâm tư mà nhà thơ cố cơng khai
thác từ những dư vang cuộc đời. Chính vì những lý do đã nêu ở trên chúng tơi
lựa chọn đề tài Biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy cho luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề biểu tượng trong thơ
Trong thơ ca đương đại, sự xuất hiện của lý thuyết biểu tượng và
những tài liệu có giá trị đến vấn đề biểu tượng nghệ thuật như Các biểu
tượng trong nghệ thuật, Khám phá các biểu tượng trong văn học của tác
giả Raymond Firth được Đinh Hồng Hải dịch và đặc biệt là cơng trình
nghiên cứu Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của các tác giả Jean
Chavalier, Alain Gheerbrant thực sự đem lại làn gió mới, thổi thêm sinh

2


khí cho xu hướng tiếp cận tác phẩm văn học. Từ lý thuyết biểu tượng, tác
phẩm thơ được khám phá với góc nhìn mới mẻ, trở thành một trong số

những vấn đề trọng tâm và được các nhà nghiên cứu tìm cách lí giải, phân
tích rất nhiều. Khi đào sâu thế giới biểu tượng còn những tầng lớp nghĩa
ẩn khuất, thế giới vô thức của sự sáng tạo là cách tiếp cận đúng với đặc
trưng của thơ.
Với sự ra đời của lý thuyết biểu tượng nó nhanh chóng được làm
đầy và hồn thiện bởi hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về biểu tượng
trong thơ. Khi tiếp cận thơ từ góc độ biểu tượng nó trở thành xu hướng
mang lại hiệu quả cao trong việc chiếm lĩnh tác phẩm và đi vào tìm hiểu,
khám phá thế giới tâm hồn của chủ thể sáng tạo ngôn ngữ, suy cho cùng
cách tiếp cận “đứa con” tinh thần là cách ngắn nhất đến với tác giả. Có
thể khẳng định sự lên ngơi, thắng thế của các cơng trình nghiên cứu thơ
khi vận dụng lý thuyết biểu tượng.
Chúng ta có thể kể tên hàng loạt các cơng trình nghiên cứu phê bình
thể hiện sự nở rộ, xác lập chỗ đứng cho việc sử dụng lý thuyết biểu tượng
trong tiếp cận thơ đương đại Việt Nam nói riêng và thơ ca nói chung:
Tác giả Hồng Thị Huế, (khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm Huế) với
bài viết Biểu tượng giấc mơ trong thơ Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử (năm 2012)
đã có những hướng lí giải những mộng mơ nghệ thuật trong thơ Nguyễn
Bính, Hàn Mặc Tử nói riêng, trong Thơ mới nói chung đã mở ra những chiều
kích khám phá mới về đời sống, về bản thể con người, như một cách tìm câu
trả lời cho những truy vấn khẩn thiết muôn đời của nhân loại.
Trong chuyên luận Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian (năm 1998)
của Hà Công Tài đã tiến hành phân tích từ đó chỉ ra sự khác biệt giữa biểu
tượng trăng trong thần thoại, cổ tích với biểu tượng trăng trong thơ ca. Tác
giả Nguyễn Thị Yến, với bài viết Biểu tượng miệng trong thơ Hàn Mặc Tử

3


(Qua ba tập Gái quê, Đau thương và Xuân như ý), tạp chí Phê bình văn học

(2015) đã chỉ ra hình thức diễn đạt của miệng- tự thân nó có những giá trị
thẩm mỹ riêng mà khó hình ảnh- biểu tượng nào thay thế được mang đậm dấu
ấn cá tính sáng tạo Hàn Mặc Tử.
Bài viết, Biểu tượng người nam và người nữ trong thơ tình Việt Nam,
một cái nhìn khái qt, tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, (số 55),
tháng 3/2017, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nhận xét “Sự phân biệt về
phương diện xã hội dành cho nam và giới nữ trong văn hóa Việt Nam truyền
thống đã có ảnh hưởng lớn đến biều tượng về người nam và người nữ trong
văn học Việt Nam từ văn học dân gian, qua văn học trung đại đến văn học đầu
thế kỷ XX” [47, tr.20].
Trên tạp chí Văn hóa dân gian, Trương Thị Thanh Nhàn có hàng loạt
bài viết như năm 1991 Gía trị biểu trưng nghệ thuật của một số vật thể nhân
tạo trong ca dao, đã khẳng định khả năng biểu trưng văn hóa nghệ thuật của
các vật thể nhân tạo và cơ chế hình thành nghĩa biểu trưng nghệ thuật tạo nên
nét đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật của ngôn ngữ ca dao. Tiếp năm 1992,
bài viết Tìm hiểu ngơn ngữ nghệ thuật ca dao qua một tín hiệu thẩm mỹ, ở bài
viết này tác giả chủ yếu nghiên cứu về biểu tượng sông và cho rằng biểu
tượng này tham gia vào hệ thống biểu hiện của ngôn ngữ nghệ thuật ca dao và
có giá trị tín hiệu thẩm mỹ.
Theo Trần Thị Hường, với bài viết Biểu tượng cánh đồng và tiếng hát
trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975, tạp chí Lý luận, phê bình văn
học, nghệ thuật, (số 61), năm 2017, đã nêu lên quan điểm thơ kháng chiến
Việt Nam giai đoạn này là di sản của lịch sử, mang đậm dấu ấn văn hóa trong
đó biểu tượng cánh đồng và tiếng hát, biểu trưng cho thành quả cách mạng.
““Cánh đồng” là biểu tượng cho quê hương, mùa màng, dâng hiến, gặt hái và
sinh sôi. “Tiếng hát” là giai điệu của chiến thắng” [20, tr.51].

4



Trên tạp chí Nghiên cứu văn học (số 3) năm 2011 tác giả Lương Minh
Chung cùng bài viết Những biểu tượng làng Việt cổ trong thơ ca Hoàng Cầm
đã phần nào khái quát những giá trị biểu tượng văn hóa truyền thống làng
Việt cổ gắn liền với người dân Kinh Bắc nói riêng và nhân dân vùng đồng
bằng Bắc Bộ nói chung.
Lý thuyết biểu tượng cũng đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của
nhiều độc giả, trở thành đề tài của nhiều cơng trình nghiên cứu trong phạm vi các
trường đại học. Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ áp dụng cách tiếp cận tác phẩm thơ dưới góc độ vận
dụng lý thuyết biểu tượng:
Luận văn thạc sĩ văn học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
(năm 2014) của tác giả Đặng Thị Hiền với đề tài Biểu tượng vườn và nước trong
Hồng lâu mộng, đã tiến hành nghiên cứu so sánh, đối chiếu biểu tượng vườn và
nước trong dòng chảy cội nguồn văn hóa, văn học Trung Quốc từ đó làm nổi bật
những sáng tạo và những giá trị nghệ thuật của biểu tượng vườn và nước trong
Hồng lâu mộng.
Tác giả Trần Thị Hường, với luận văn thạc sĩ, trường Đại học khoa học xã
hội và Nhân văn Hà Nội năm 2012, Biểu tượng trong thơ Lưu Quang Vũ, đã tiến
hành khảo sát, thống kê, giải mã những biểu tượng xuất hiện trong những sáng tác
của Lưu Quang Vũ. Tác giả chỉ ra các dạng biểu tượng: có nguồn gốc tự nhiên, có
nguồn gốc từ đời sống xã hội và con người cuối cùng là những biểu tượng tâm
tưởng.
Lã Thị Dung, với đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2012, Biểu tượng trong
tập truyện Mưa Nhã Nam của Nguyễn Huy Thiệp, đưa ra 3 quan điểm có tính tổng
kết cho cơng trình nghiên cứu của mình, biểu tượng trong tập truyện Mưa Nhã
Nam: biểu tượng về thiên nhiên, biểu tượng về sự vật, biểu tượng về con người.

5



Luận văn thạc sĩ năm 2008 của tác giả Đỗ Ngọc Thư với đề tài Khảo sát các
tín hiệu thẩm mĩ Mùa xuân và Trái tim trong thơ Xuân Diệu nghiên cứu từ góc độ
ngơn ngữ học đã đề cập đến hai trong số các biểu tượng thơ Xuân Diệu: biểu tượng
mùa xuân và trái tim chỉ ra nội hàm của chúng.
Trong cơng trình luận văn thạc sĩ năm 2014 của tác giả Hoàng Thi Kim
Nhẫn, Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945- 1975, nghiên cứu khảo sát hành
trình sáng tạo thơ Tố Hữu qua các tập thơ sáng tác giai đoạn này từ đó chỉ ra những
biểu tượng thơ diễn tả hiện thực chiến tranh và diễn tả tình cảm lãng mạn Cách
mạng, là hai nội dung chủ chốt, quan trọng.
Đoàn Thị Hồng Sương (2014), với đề tài luận văn thạc sĩ Biểu tượng nghệ
thuật trong thơ Xuân Diệu, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả tiến
hành nghiên cứu khảo sát và so sánh những biểu tượng nghệ thuật tiểu biểu trong
thơ Xuân Diệu với thơ nói chung từ đó chỉ ra những sáng tạo nghệ thuật mang dấu
ấn phong cách Xuân Diệu.
Theo tác giả cơng trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ năm 2013, Trần Hà
Phương với đề tài Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, đã nêu và chỉ ra
những biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh mang tính truyền thống và
cách tân.
Đã có rất nhiều cơng trình, bài viết phân tích, kiến giải chứng tỏ sức hút
mạnh mẽ của lý thuyết biểu tượng trong văn học nghệ thuật. Điều đó cho thấy sức
hút hết sức lớn trong việc khám phá thế giới sáng tạo nghệ thuật thơ và phong cách
tác giả.
2.2. Những nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy
Nguyễn Duy được xem là gương mặt tiêu biểu cho nền thơ hiện đại nói
riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Duy làm thơ từ khi còn
đang ngồi trên ghế nhà trường, xuất hiện trên thi đàn Việt Nam những năm 70
của thế kỷ XX, Nguyễn Duy gây ấn tượng nơi người đọc về một hồn thơ đầy

6



triển vọng. Với khả năng viết đều, viết khỏe, Nguyễn Duy đã tạo dựng được
một sự nghiệp thơ đáng nể. Từ lâu sáng tác của ông đã thu hút sự quan tâm
của người đọc cũng như giới nghiên cứu phê bình trong và ngồi nước. Hiện
nay đã có hàng loạt cơng trình, bài viết, nghiên cứu đánh giá về thơ Nguyễn
Duy. Dựa vào nguồn tư liệu khảo sát được và phạm vi quan tâm của đề tài,
chúng tôi điểm lại một số vấn đề nổi bật, những nhận định quan trọng làm cơ
sở khảo sát, phân tích ảnh hưởng đến biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy.
Từ việc khảo sát các cơng trình nghiên cứu đánh giá về thơ Nguyễn
Duy có thể chia làm các nhóm:
Một là loại bài tìm hiểu những bài thơ, tập thơ tiêu biểu.
Hai là, loại bài nghiên cứu khái quát thơ Nguyễn Duy.
Ba là, những bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của chính nhà thơ về tác
phẩm của mình.
Có thể nói người phê bình sớm nhất về thơ Nguyễn Duy là Hoài Thanh
với bài viết Đọc một số bài thơ Nguyễn Duy (báo Văn nghệ số 442, 1972) đã
khẳng định thơ Nguyễn Duy đang trong quá trình hình thành: “Thơ Nguyễn
Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc…Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái
cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi
không tên…Đọc thơ Nguyễn Duy, thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ
trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình…” [45, tr.5]. Lời nhận xét
ngắn gọn, nhẹ nhàng mà chính xác, thấm sâu giúp người đọc có cái nhìn bao
quát về một hồn thơ trẻ.
Quan San trên báo Văn nghệ với bài viết Đọc một số bài thơ chào
mừng chiến thắng năm 1972 qua chùm thơ của Nguyễn Duy Cát trắng, Bà mẹ
Triệu Phong, Em bé lạc mẹ, Đêm trăng Thạch Hãn, đã đề cập đến tính thời sự
mang hơi thở chiến tranh trong thơ Nguyễn Duy: “Nóng hổi bài thơ trên chiến
trường Quảng Trị là chùm thơ nhỏ của Nguyễn Duy” [39].

7



Sự trưởng thành của thơ Nguyễn Duy được đánh dấu bằng giải A báo
Văn nghệ cho tập Ánh trăng qua đó gây chú ý với giới nghiên cứu, phê bình.
Phải kể đến Nguyễn Quang Sáng qua bài Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn
Duy in trong phụ lục tập thơ Mẹ và em, đã cho người đọc hình dung sự phong
phú về đề tài sáng tác của nhà thơ bên cạnh đề tài chiến tranh: “Ngoài mảng
thơ về đề tài chiến trận, thơ Nguyễn Duy chủ yếu dành cho những đề tài
mn thủa: tình u con người và đất nước quê hương…Trong Thơ Nguyễn
Duy có hầu hết gương mặt các miền đất với những cảnh sắc, thần thái riêng”
[40, tr.91].
Lê Quang Hưng trong bài viết Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng in trên
tạp chí Văn học (số 3) năm 1986, chủ yếu bình giá tác phẩm và phát hiện
“chất dân gian trong thơ Nguyễn Duy” [16, tr.155-158], “Những bài thơ trong
Ánh trăng thật đậm đà chất ca dao, nhiều đoạn thơ nhuần nhụy ngọt ngào
khiến cho người ta khó phân biệt được đâu là ca dao đâu là thơ…” [16, tr.155158].
Vương Trí Nhàn khi đọc tập thơ Về đã nhận thấy “Một bản sắc đã đến
lúc định hình”. “Thơ Nguyễn Duy những năm 90 gợi ra cảm tưởng một bản
sắc đã chín, đã định hình. Ở đó có tất cả những phóng túng nồng nàn lẫn
những ngang trái khó chịu mà đã yêu thơ anh người ta phải chấp nhận” [28,
dẫn theo />Kiều Thu Huyền với đề tài khóa luận Bản sắc thơ Nguyễn Duy, tác giả
đã cho thấy những nét đẹp của thế giới nội tâm phong phú của cái tơi trữ tình
đầy cá tính sáng tạo, một phong cách nghệ thuật đậm nét đa dạng.
Tác giả Phạm Thị Phương với đề tài luận văn tốt nghiệp Thơ Nguyễn
Duy nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật đã cố gắng làm rõ một số vấn đề tư duy
trong thơ Nguyễn Duy “cái tơi trữ tình, hệ thống biểu tượng, ngôn ngữ và
giọng điệu” [35, tr.168].

8



Năm 2009, trong luận văn tốt nghiệp, học viên Mai Thị Thủy Tiên với
đề tài Thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy đã đi sâu tìm hiểu cảm hứng
nghệ thuật cảm hứng chủ đạo trong thơ ông giai đoạn trong và sau chiến tranh
được truyền tải trên nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau.
Trên tạp chí Khoa học năm 2011 Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Tạ Chí
Hào có bài viết Chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy, tác giả đã tiến hành
khảo sát những yếu tố nội dung và hình thức nổi trội thể hiện chất hài hước
trong thơ Nguyễn Duy: “Bài viết này tập trung nghiên cứu biểu hiện của chất
hài hước trong thơ Nguyễn Duy, từ thơ viết về chiến tranh đến thơ viết về
cuộc sống đời thường, thơ đề cập tới những vấn đề lớn lao đến thơ về những
truyện đời thường, nhỏ nhặt. Mặt khác, bài viết cũng tìm hiểu nghệ thuật thể
hiện, chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy thông qua một số phương tiện nghệ
thuật như thể thơ, từ ngữ, phép điệp và giọng điệu”. [15, tr.118].
Trên tạp chí Ngơn ngữ, tác giả bài viết Sáng tạo trong cách sử dụng
tính từ- Một biểu hiện đổi mới của thơ Nguyễn Duy- Hữu Đạt đã có hướng
tiếp cận dưới góc độ ngơn ngữ. Tác giả đưa ra nhận xét: “sáng tạo trong cách
sử dụng tính từ, đặc biệt là việc tạo ra các tính từ láy mới là một trong những
nhân tố quan trọng làm đổi mới thơ Nguyễn Duy…sự đổi mới phong cách thơ
Nguyễn Duy đã làm thay đổi mạnh mẽ về phương thức biểu đạt lẫn phương
thức xây dựng hình tượng trong thơ Việt Nam hiện đại” [10, tr.24].
Bài viết của Lam Điền tạp chí Văn hiến Việt Nam nhan đề Nhà thơ
Nguyễn Duy, từ chuyện làng sang chuyện nước nhân buổi gặp mặt Nguyễn
Duy với những người yêu thơ ông và bạn bè, đồng nghiệp tại Đường sách
thành phố Hồ Chí Minh với nội dung theo cách gọi của Nguyễn Duy “nói
chuyện thơ từ chuyện làng sang truyện nước”.
Tìm hiểu về phong cách cũng như thơ Nguyễn Duy còn rất nhiều các
cơng trình, bài viết đề cập đến điều đó cho thấy vị thế của thơ Nguyễn Duy

9



trên thi đàn thơ ca nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung. Các
bài viết đã đi vào tìm hiểu nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn Duy từ những
khía cạnh và mục đích khác nhau. Tuy nhiên các bài viết mới dừng lại qua
việc nghiên cứu một bài thơ, một tập thơ, một góc độ nào đó trong thơ
ơng…chưa có một cơng trình nào đi sâu nghiên cứu khảo sát toàn diện hệ
thống biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy. Đây là những tư liệu hết sức quý giá
giúp chúng tôi thực hiện đề tài luận văn Biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này các biểu tượng nghệ thuật trong
thơ Nguyễn Duy, về mặt cơ sở lý luận chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát chủ yếu
các tài liệu liên quan đến lý thuyết về biểu tượng.
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Tổng hợp những vấn đề lý luận
chung về biểu tượng và tìm hiểu biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy
Phạm vi đề tài luận văn là toàn bộ thơ Nguyễn Duy và đặc biệt người
viết trọng tâm đến “Biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy”, trong quá trình tiến
hành nghiên cứu khảo sát để làm nổi bật đề tài chúng tơi cịn so sánh với tác
phẩm của các tác giả khác.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp liên ngành: Nguyễn Duy là tác giả nổi bật của thơ ca hiện
đại Việt Nam, thơ ông phản ánh bộ mặt xã hội, thời đại và đời sống văn hóa
của con người Việt Nam trước và sau năm 1975 vì thế khi nghiên cứu biểu
tượng thơ Nguyễn Duy đỏi hỏi cách tiếp cận liên ngành (lịch sử, văn hóa…).
Phương pháp thống kê, hệ thống hóa: Nhằm chỉ ra một cách chính xác
số lần xuất hiện của các biểu tượng và so sánh được tần suất xuất hiện giữa
các biểu tượng.

10



Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại: Trên cơ sở so sánh với
những tác phẩm của các tác giả khác và trong chính sáng tác Nguyễn Duy để
làm nổi bật thế giới biểu tượng trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Duy.
Phương pháp thi pháp học: Khám phá nội dung và ý nghĩa của từng biểu
tượng cũng như sự hình thành các biểu tượng trong tư duy thơ Nguyễn Duy.
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng kết hợp các thao tác như: diễn giải, phân
tích, tổng hợp, phê bình…để giải mã thế giới biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy.
5. Đóng góp của luận văn
Nguyễn Duy là hiện tượng thi ca độc đáo được nhiều người quan tâm
nghiên cứu ngay từ khi xuất hiện trên thi đàn. Thơ Nguyễn Duy cũng được
nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng tiếp cận thơ Nguyễn Duy từ
phương diện biểu tượng nhằm giải mã những tầng nghĩa ẩn sâu trong mạch
ngầm văn bản thơng qua lớp trầm tích biểu tượng để làm nổi bật phong cách
thơ độc đáo Nguyễn Duy. Từ đó khẳng định vị trí đóng góp của ơng trong tiến
trình của thơ ca Việt Nam.
Với đề tài Biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy, luận văn cịn góp phần
vào hướng nghiên cứu, phê bình văn học từ lý thuyết biểu tượng.
Người viết cũng hi vọng rằng những tư liệu và kết quả của luận văn sẽ
góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập thơ Nguyễn Duy
trong nhà trường được tốt hơn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tư liệu tham khảo luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung và hành trình sáng tạo thơ Nguyễn Duy
Chương 2: Những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc trong thơ Nguyễn Duy
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy

11



NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TẠO THƠ NGUYỄN DUY
1.1. Khái niệm biểu tƣợng
1.1.1. Biểu tượng
Nội dung trọng tâm mà đề tài hướng tới là Biểu tượng trong thơ
Nguyễn Duy, chính vì thế chúng tơi sẽ cố gắng làm sáng tỏ những biểu tượng
xuất hiện với tần số cao và vai trị sáng tạo của nó trong thơ Nguyễn Duy. Để
làm sáng rõ được điều đó trước hết ta phải hiểu được khái niệm biểu tượng.
Về vấn đề khái niệm biểu tượng hiện nay rất phức tạp, chưa có sự thống nhất
giữa các ngành khoa học và các lĩnh vực. Bởi vậy, trong luận văn, chúng tôi
chỉ đi vào nắm bắt khái quát nội dung cơ bản của một số quan niệm, nhận
định, đánh giá,…xung quanh thuật ngữ biểu tượng.
Biểu tượng trong tiếng Hán: “Biểu” có nghĩa là: “bày ra”, “trình bày”,
“dấu hiệu”, để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. “Tượng” có nghĩa là
“hình tượng”. Cịn trong Tiếng Anh biểu tượng được viết bằng chữ “symbol”.
Thuật ngữ “symbol” được bắt nguồn từ Hi Lạp “Symbolon” có nghĩa là ký
hiệu, lời nói, dấu hiệu, triệu chứng…Cũng có thuyết cho rằng symbol bắt
nguồn từ động từ Hi Lạp “Symballo” có nghĩa là “ném vào một vị trí”, “liên
kết”, “suy nghĩ về”…Biểu tượng (symbol) là thuật ngữ được nhiều ngành
khoa học nghiên cứu sử dụng với những hàm nghĩa khác nhau (dẫn theo Lưu
Thị Thu Biểu tượng mặt trời trong đời sống văn hóa và văn học dân gian Việt
Nam). Từ xưa, biểu tượng dùng với nghĩa chỉ một vật bị tách, cắt ra làm đôi,
mỗi mảnh được giữ bởi hai người, sau này khi 2 người có cơ hội gặp nhau
mảnh vỡ ấy ghép lại chính là bằng chứng nhận ra mối quan hệ cũ. Như vậy
biểu tượng chia ra và kết lại với nhau chính là ý tưởng phân li và tái hợp,
đồng nghĩa mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ: “Mọi biểu

12



tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ: ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra
trong cái vừa gãy vỡ, vừa là kết nối những phần của nó đã bị vỡ ra” [6, tr.23].
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ kéo theo
những nhận định, quan điểm khác nhau nhằm lý giải ý nghĩa và vai trò của
biểu tượng trong đời sống tinh thần và văn hóa
Theo Chu Hy, nhà triết học cổ Trung Quốc nổi tiếng đời Tống (11311200) trong Dịch thuyết cương lĩnh khi bàn về biểu tượng đã viết: “Tượng là
lấy hình này để tỏ nghĩa kia”, tức là dùng cái “có thể hiểu biết” để nói lên
điều “khó có thể hiểu biết”, hay dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng
cái tĩnh để nói cái động dùng cái hữu hình để nói cái vơ hình….Theo Từ điển
triết học: “Biểu tượng là hình ảnh trực quan- cảm tính, khái qt về các sự vật
và hiện tượng của hiện thực, được giữ lại và tái tạo trong ý thức và không có
sự tác động trực tiếp của bản thân các sự vật hiện tượng đến giác quan” [46,
tr.86]. Có hai điểm cần chú ý ở đây: biểu tượng thuộc về giai đoạn tiền ý thức,
nó xuất phát từ hiện thực khách quan- là hình thức phản ánh cảm tính, được
giữ lại và tái tạo trong đầu óc con người. Thế giới biểu tượng rất phong phú
nhưng nó cịn phụ thuộc vào môi trường và năng lực, khả năng nhận biết của
mỗi người.
Theo Từ điển tiếng Việt, biểu tượng được hiểu là “hình thức của nhận
thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật cịn giữ lại trong đầu óc
sau khi tác động của sự vật và giác quan đã chấm dứt” hay “kí hiệu bằng hình
đồ họa trên màn hình máy tính, tượng trưng cho một chương trình, một file dữ
liệu, người sử dụng có thể kích chuột vào đấy để chọn một thao tác hoặc ứng
dụng phần mềm nào đó” [32, tr.112]. Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá HánTrần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi): “Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai
đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự
vật cịn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã

13



chấm dứt” [14, tr.23]. Quan niệm tương tự cũng thấy trong Từ điển tâm lý do
Vũ Dũng chủ biên, định nghĩa biểu tượng: "Biểu tượng là hình ảnh các vật
thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác
với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái qt. Nếu tri giác chỉ liên quan
đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai." [7, tr.41].
Theo quan niệm phân tâm học của Freud: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián
tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu
tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư
tưởng, mọi lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng”. Quan niệm tương tự cũng
thấy trong Từ điển Larousse cho rằng: “Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh,
con vật sống động, hay đồ vật, biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh
cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó” và Từ điển tiếng Việt: “Biểu tượng
là một hiện tượng tâm sinh lí do một số sự việc ở ngoại giới tác động và giác
quan khiến ý thức nhận biết được sự vật, kích thước hoặc nhìn thấy hình ảnh
nó trở lại trong trí tuệ hay ý thức” [32, tr.67]. Như vậy, nhìn từ góc độ tâm lý,
biểu tượng chỉ có thể xuất hiện khi các sự vật, hiện tượng ở bên ngồi tác
động vào giác quan của con người và nó là một giai đoạn cao của nhận thức
cảm tính. Biểu tượng còn giúp con người nhận thức được những thuộc tính,
bản chất, quy luật của sự vật đem đến cái nhìn sâu hơn về sự vật. Điều quan
trọng, biểu tượng gắn liền với trí tưởng tượng của con người, biểu tượng của
tưởng tượng thường gắn liền với lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
“Tổng kết định nghĩa về thuật ngữ biểu tượng trong các từ điển trên thế
giới, Đinh Hồng Hải, tác giả nhiều cơng trình nghiên cứu về biểu tượng trong
những năm gần đây, đã tóm lược: “Biểu tượng có tính đa nghĩa, nhưng chúng
ta có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu hình và biểu ý. Trên thế giới, thuật
ngữ symbology được nhiều từ điển giải thích với các ý nghĩa: 1-Việc nghiên
cứu hoặc sử dụng các biểu tượng và 2- Tập hợp các biểu tượng (1: the study

14



or use of symbols. 2: symbols collectively). Các từ điển nghệ thuật có thêm
một ý nghĩa là: 3- Nghệ thuật sử dụng các biểu tượng để nhắc đến một trào
lưu nghệ thuật thịnh hành ở châu Âu vào thế kỷ XIX. Như vậy, thuật ngữ
symbology trong tiếng Anh tương đương với nghiên cứu biểu tượng (hoặc
biểu tượng học) trong tiếng Việt” [34, tr.128]” [17, tr.7, dẫn theo Nguyễn Thị
Quỳnh Hương]
1.1.2. Biểu tượng văn hóa
Theo một thống kê chưa đầy đủ thì trên thế giới có khoảng 2000 dân
tộc, mỗi một dân tộc lại chứa đựng những nền văn hóa đa dạng và phong phú,
làm nên cái chất riêng đặc trưng của dân tộc đó. Một trong những nhân tố
quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần nhân loại, hình thành nên
sự khác biệt của mỗi nền văn hóa chính là biểu tượng. Biểu tượng mang lại
những giá trị đặc sắc về văn hóa cho mỗi dân tộc, quốc gia. Để hiểu hơn về
biểu tượng văn hóa, trước tiên cần chú ý đến khái niệm văn hóa. Về khái niệm
văn hóa chứa đựng nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan
đến mọi mặt về đời sống vật chất và tinh thần của con người. Do điều kiện
luận văn tốt nghiệp có hạn nên chúng tơi khơng đi sâu phân tích các kiến giải
về văn hóa thay vào đó sẽ đưa ra một số quan điểm có tính khái qt liên quan
đến biểu tượng văn hóa phục vụ cho nội dung chính luận văn.
UNESCO đưa ra nhận xét: “Văn hóa là tập hợp các hệ thống biểu
tượng, nó quy định thế ứng xử của con người và làm cho một số đơng người
có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng riêng biệt” (trích
theo Tồn thư quốc tế về phát triển văn hóa). Các tác giả cuốn Từ điển biểu
tượng văn hóa thế giới lại cho rằng: “những gì được gọi là biểu tượng khi nó
được một nhóm người đồng ý cho rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại
điện cho chính bản thân nó” [6, tr.25] hay “Mọi nền văn hóa đều có thể xem
xét như một tập hợp các hệ thống biểu tượng trong đó xếp hàng đầu là ngôn


15


ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn
giáo…”. Theo Từ điển bách khoa Văn hóa học, “biểu tượng- một loại ký hiệu
đặc biệt, thể hiện nội dung thực tế của một điều nào đó. Biểu tượng văn hóa
khác ký hiệu thơng thường ở chỗ chứa đựng mối liên hệ tâm lý và tồn tại mà
nó biểu trưng” [2, tr.50].
Biểu tượng văn hóa mang giá trị vật chất và tinh thần có khả năng biểu
hiện những ý nghĩa rộng lớn hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập
hợp, một hệ thống đặc trưng cho nền văn hóa nhất định. Biểu tượng văn hóa
của mỗi dân tộc có sự khác nhau, nó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của
mỗi dân tộc, là mạch nguồn mang giá trị tâm linh, chứa đựng hơi thở của thời
đại. Đồng nghĩa với việc biểu tượng trong mỗi nền văn hóa khơng đảm bảo sự
tồn tại vĩnh viễn, nó chỉ thích hợp trong giai đoạn nhất định của lịch sử, đồng
thời trên cơ sở biểu tượng có sẵn cùng với sự phát triển của văn hóa dẫn đến
hình thành những biểu tượng văn hóa khác nhau, q trình này ln tồn tại
tiếp diễn. Quy luật giao lưu giữa các nền văn hóa sẽ dẫn đến sự ra đời của nền
văn hóa mới kéo theo những giá trị vật chất và tinh thần của biểu tượng văn
hóa mới ra đời, có nghĩa các biểu tượng cũ sẽ mất đi hay tạm thời bị lãng
quên, đến một chừng mức cơ hội nào đó khi gặp đủ các nhân tố cần thiết nó
sẽ được hồi sinh, hiểu theo một cách bổ sung, “biểu tượng chịu sự chi phối
của ngôn ngữ, tâm lí, quan niệm của dân tộc và thời đại”. Ví dụ biểu tượng
“rồng” trong văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ có sự khác biệt về hình dáng
và ý nghĩa tượng trưng. To tem rồng có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa,
người Việt Nam tiếp nhận, trong văn hóa tâm linh rồng là biểu tượng cộng
gộp tất cả các ước vọng tốt đẹp nhất của cuộc sống nhân sinh khác hẳn so với
hình ảnh con rồng Trung Hoa như một biểu tượng của quyền lực, sức mạnh
của đế quốc và Hoàng đế Trung Hoa.


16


1.1.3. Biểu tượng văn học
Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức có quan hệ mật thiết
với nhau giống như 2 mặt của tờ giấy đã có mặt này phải có mặt kia, chúng có
tác động qua lại bổ sung cho nhau. Nhà văn là người thư ký trung thành của
thời đại, thông qua nội dung tác phẩm để tái hiện đời sống qua con mắt chủ
quan mà văn học là nghệ thuật của ngôn từ luôn đề cao sự sáng tạo. Hay hiểu
theo nghĩa khác, nghệ thuật trong văn học “là hai lần nói dối ngọt ngào”, nhà
văn tiếp nhận cuộc sống hiện thực dưới cái nhìn nghệ thuật và bản chất của
những tác phẩm đó đã chứa nghệ thuật. Để xây thế giới như vậy đòi hỏi nhà
văn, bên cạnh “vốn trời cho” phải có sự lao động nghệ thuật thực sự nghiêm
túc, một trong những nhân tố quan trọng là biểu tượng nghệ thuật. Biểu tượng
được nhìn qua lăng kính của người nghệ sĩ và gắn với tư tưởng của chủ thể
sáng tạo. “Biểu tượng rơi vào ký ức nhà văn từ chiều sâu ký ức văn hóa và
được làm sống lại trong văn bản mới, như một hạt giống đánh rơi vào lịng
đất” (trích Biểu tượng trong hệ thống văn hóa- Lotman JU. M, tạp chí Sơng
hương, 10/11/2013)
Từ điển thuật ngữ văn học, cắt nghĩa biểu tượng dưới góc độ văn học
“…Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Đặc điểm cơ
bản của hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới…nghệ thuật sáng tạo ra
một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng. Cho nên, trong nghĩa rộng, biểu
tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ
thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời
nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn,
vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một
quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời”
[14, tr.24]. Từ điển cũng đánh giá vai trò của chủ thể sáng tạo đối với những


17


biểu tượng: “Bên cạnh những biểu tượng thể hiện ý thức chung của xã hội,
trong văn nghệ, có rất nhiều biểu tượng in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của
nhà văn, nhà thơ…Những biểu tượng do các nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra
thường chứa đựng nhiều ý tứ kín đáo, thâm trầm, thậm chí bí hiểm” [tạm 14,
tr.27]. Nhà văn, nhà thơ không chỉ là người kế thừa những giá trị biểu tượng
nghệ thuật chung mà luôn luôn đòi hỏi xu hướng cách tân, bổ sung ý nghĩa
cho những biểu tượng cũ và làm phát sinh những biểu tượng mới. Ví dụ:
Trăng trong thơ Nguyễn Du gợi tình, gợi cảnh. Trăng trong thơ Xuân Diệu
đem lại cảm giác bâng khuâng nhẹ nhàng cho người đọc. Còn với trăng trong
thơ Hàn Mặc Tử là cả một thế giới đầy bí ẩn, dị thường. Trăng có lúc được ẩn
dụ, lúc được nhân hóa làm cho nó mang một phong cách độc đáo và khác lạ.
Xuân trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi căng tràn sức sống, là một sự tiếc nuối
tươi trẻ, mang hơi thở của tình yêu (bài Cây chuối) thì xuân trong thơ chữ
Hán của Ức Trai lại pha chất cơ liêu, tượng hình, có lúc bình dị nhưng lại có
khi huy hồng, tráng lệ, gợi cho người ta cái cảm giác trầm buồn, cô quạnh
lẫn một chút hờn dỗi của người anh hùng cơ thế thu mình về ẩn dật trong
thiên nhiên núi rừng sau những thăng trầm của thời cuộc, sau những trải
nghiệm đau đớn của bản thân.
Như vậy, nói tóm lại “biểu tượng nghệ thuật mang chức năng mã hoá
cảm xúc tư tưởng quan niệm của nhà văn về đời sống; kết tinh bản sắc văn
hoá suy nghĩ quan niệm của dân tộc; thể hiện sâu sắc dấu ấn của thời đại
khuynh hướng văn học. Hệ thống biểu tượng tồn tại như những mớ nghệ thuật
lưu giữ dấu ấn dân tộc thời đại khuynh hướng sáng tác và cái riêng của nhà
văn. Nhà văn có thể dùng những biểu tượng trong đời sống đặt nó vào trong
một chỉnh thể mới cấp cho nó những quan hệ mới để khơng những chuyển
cảm xúc tư tưởng của mình vào trong nó mà cịn tạo cơ hội để nó có thể mang


18


thêm ý nghĩa” [50, dẫn theo />1.1.4. Biểu tượng nghệ thuật trong thơ
Khi nói đến thơ ca, chúng ta liên tưởng đến ngay cảm xúc, tâm
trạng, suy nghĩ…khách quan của chủ thể trữ tình được gửi gắm qua nội dung
và hình thức của nó là ngơn ngữ. Biểu tượng trong thơ (tác phẩm trữ tình nói
chung) là một loại biểu tượng nghệ thuật. Biểu tượng nghệ thuật trong thơ
thường có giọng điệu, cảm xúc cụ thể trong cách cảm và cách nghĩ, đây được
xem như dấu hiệu nhận biết phong cách đặc trưng của mỗi nhà thơ. Thơ ca có
dung lượng ngắn, ít ỏi nhưng có sức nén, khái qt cao, nên các biểu tượng
trong thơ thường có tính đa nghĩa và ấn tượng, đó chính là ngịi nổ làm nên
sức sống của thơ. Biểu tượng trong văn học dân gian chứa đựng những giá trị
văn hóa của cộng đồng được nhân dân khéo léo truyền tải qua lời ca tiếng hát
bằng những hình ảnh ẩn dụ hết sức thân thương gần gũi. Đến với văn học
viết, biểu tượng trở thành một phương tiện nghệ thuật để các nhà thơ, thi sĩ sử
dụng trong tác phẩm của mình để nhằm truyền tải những quan niệm, suy
tư…về cuộc sống, con người, xã hội. Nhìn chung biểu tượng trong thơ mang
tính kế thừa giá trị truyền thống đồng thời đề cao sự sáng tạo, làm mới bổ
sung cho những biểu tượng cũ, hoặc làm phát sinh những biểu tượng hoàn
toàn mới. Sự đa dạng, phong phú biểu tượng nghệ thuật trong thơ mang tính
quyết định và khẳng định cái tơi cá nhân độc đáo, cá tính. Ví dụ trong thơ ca
truyền thống con thuyền là biểu tượng cho người con trai gắn liền với sự chủ
động, Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!
Khi đến thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ đã biến hóa một cách sáng tạo cách nói của
dân gian, con thuyền lại gắn với người con gái. Nếu phải cách xa em/ Anh chỉ
còn bão tố/ Nếu phải cách xa em/ Anh chỉ còn bão tố.

19



1.1.5. Phân biệt biểu tượng và một số khái niệm gần gũi
Như đã nêu ở trên, do thuật ngữ biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học khác nhau, lại có nhiều cách kiến giải chưa có sự thống
nhất nên không dễ dàng để xác định nội hàm mà biểu tượng truyền tải. Tuy
nhiên để có một cái nhìn tồn diện về ý nghĩa của biểu tượng trong đề tài luận
văn thì chúng ta cần phân biệt được biểu tượng và một số khái niệm gần gũi,
liên quan. Cách phân biệt cũng chỉ dừng ở mức tương đối, khơng đơn thuần
xác định chính xác ngay được, chúng ta cần đặt vào hồn cảnh cụ thể để có
cái nhìn tồn cảnh chính xác.
1.1.5.1. Phân biệt biểu tượng và hình tượng
Ở góc độ của luận văn chúng tơi xem xét dưới bình diện hình tượng
nghệ thuật, theo Từ điển tiếng Việt: “Hình tượng (imgae) hình tượng là sự
phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những
hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính”
[32, tr.690]. Cịn theo Từ điển thuật ngữ văn học nhận xét: “Hình tượng nghệ
thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt khơng lặp lại, vừa có
khả năng khái quát làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá
trình đời sống theo quan niệm của người nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật
khơng phải phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện toàn bộ quan
niệm và cảm thụ sống động của chủ thể đối với thực tại…Vì những lẽ trên,
cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao độ giữa
các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái
qt, hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vơ hình” [14,
tr.147]. Chúng ta có thể thấy, mối tương quan và gắn bó khá chặt chẽ với
nhau của hình tượng và biểu tượng trong quá trình hình thành nên tác phẩm
nghệ thuật có giá trị nhận thức cảm tính và chủ quan trong việc phản ánh thực
tại có phương tiện biểu đạt là ngơn ngữ. Trong thực tế, hình tượng nghệ thuật

20



×