BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ KIM HNG
phong cách suy tởng
trong thơ nguyễn khoa điềm
CHUYấN NGNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẠNH
2
NGHỆ AN - 2012
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8
6. Cấu trúc của đề tài.........................................................................................8
Chương 1
CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH SUY TƯỞNG
TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM..............................................................9
1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội..........................................................................9
1.1.1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước..................................................9
1.1.2. Cuộc sống sau chiến tranh .....................................................................14
1.1.3. Công cuộc đổi mới của đất nước.........................................................17
1.2. Quê hương và gia đình.............................................................................18
1.2.1. Nguyễn Khoa Điềm với trầm tích văn hóa kinh thành........................18
1.2.2. Gia đình - nơi ươm mầm tài năng, tâm hồn điệu sống.....................20
1.3. Đời sống cá nhân........................................................................................21
1.3.1. Tính cách và lối sống.............................................................................21
1.3.2. Vốn sống, vốn văn hóa phong phú.........................................................25
1.3.3. Tài năng nghệ thuật................................................................................27
Chương 2
SUY TƯỞNG TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
THỜI CHỐNG MỸ.............................................................................................34
2.1. Cảm hứng sáng tạo ...................................................................................34
2.1.1. Hướng về cội nguồn văn hóa dân tộc ..................................................34
2.1.2. Ngợi ca truyền thống lịch sử dân tộc.....................................................40
2.1.3. Đất nước đau thương và anh hùng trong chiến tranh..........................45
2.2. Cái tôi suy tưởng.........................................................................................51
2.2.1. Suy tưởng trong thơ.................................................................................51
2.2.2. Cái tôi suy tưởng - một dạng thức biểu hiện của cái tơi trữ tình trong
thơ Nguyễn Khoa Điềm....................................................................................53
2.2.3. Những suy tưởng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm..................................56
2.3. Giọng điệu suy tưởng................................................................................73
2.3.1. Giọng triết lí, chiêm nghiệm..................................................................74
2.3.2. Giọng chính luận.....................................................................................77
2.3.3. Giọng trữ tình..........................................................................................79
4
Chương 3
SUY TƯỞNG TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
THỜI HẬU CHIẾN.............................................................................................82
3.1. Cảm hứng sáng tạo....................................................................................82
3.1.1. Cảm hứng thế sự.....................................................................................82
3.1.2. Cảm hứng đời tư.....................................................................................85
3.1.3. Cảm hứng thiên nhiên.............................................................................90
3.2. Cái tôi suy tưởng.........................................................................................93
3.2.1. Tìm về cõi lặng.......................................................................................93
3.2.2. Lẽ được mất trong đời.........................................................................100
3.3. Giọng điệu suy tưởng..............................................................................104
3.3.1. Giọng hoàn niệm về quá khứ...............................................................104
3.3.2. Giọng suy tư chiêm nghiệm về cuộc đời ...........................................107
3.3.3. Giọng tâm tình, chua xót.......................................................................109
3.3.4. Giọng tin tưởng, lạc quan.....................................................................112
KẾT LUẬN........................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................118
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã khơi nguồn cảm hứng
lớn cho thơ, lôi cuốn một lực lượng sáng tác đông đảo. Các thế hệ nhà thơ
cùng có mặt bên nhau trong trận tuyến đánh Mỹ. Lớp nhà thơ trưởng thành từ
trước cách mạng tháng Tám nâng cao tầm tư tưởng, phong phú kinh nghiệm,
trẻ trong tâm hồn, khỏe trong cách viết, khẳng định được hướng đi và truyền
lửa cho thế hệ sau. Tiếp nối thế hệ đi trước là lớp nhà thơ trẻ trưởng thành
trong kháng chiến chống Mỹ. Họ mang đến cho thơ sức sáng tạo mới, trẻ
trung, trong sáng, gợi cảm mà trong đó khơng ít tài năng thơ sớm được chú ý
và khẳng định như Nguyễn Khoa Điềm, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Hữu
Thỉnh, Thanh Thảo, Lê Anh Xn… Nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm, vì
vậy khơng chỉ để hiểu tài năng, cá tính sáng tạo một nhà thơ, mà còn gợi mở
nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn sáng tạo của thế hệ tài năng trong thơ
Việt Nam hiện đại.
1.2. Trong đội ngũ các nhà thơ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là một
gương mặt thơ tiêu biểu. Ơng viết khơng nhiều nhưng những tác phẩm của
ông thể hiện một tâm hồn thi sĩ với những rung động tinh tế với nghệ thuật
độc đáo và một chiều sâu suy tưởng. Tiếp cận với những vấn đề chung của
cuộc sống chiến tranh, cuộc sống sau chiến tranh Nguyễn Khoa Điềm đã tạo
được dấu ấn riêng của mình qua các tập thơ: Đất ngoại ơ (1972), Mặt đường
khát vọng (1974). Sau 1975, trở về với cuộc sống hịa bình, tiếp cận với
những vấn đề thường nhật của cuộc sống đời thường ông lại tiếp tục thành
công với Ngơi nhà có ngọn lửa ấm (1986) và Cõi lặng (2007). Thơ Nguyễn
Khoa Điềm là sản phẩm của một trí tuệ sắc sảo và một trái tim ấm áp nên có
sức lay động mạnh mẽ tới người đọc. Ở ơng có sự kết tinh giữa trí tuệ và
cảm xúc để thăng hoa thành thơ. Nghiên cứu phong cách suy tưởng trong
2
thơ Nguyễn Khoa Điềm qua các chặng đường thơ, vì vậy, giúp ta thấy rõ
hơn tài năng, phong cách nghệ thuật và những đóng góp của ơng cho nền thơ
nước nhà.
1.3. Nguyễn Khoa Điềm đã có những bài thơ đặc sắc nhất về đề tài đất
nước, mà tiêu biểu là trường ca Mặt đường khát vọng. Cùng với nhiều tác giả
lớn trong thơ ca hiện đại, từ lâu thơ Nguyễn Khoa Điềm đã được đưa vào
chương trình ngữ văn trong nhà trường phổ thơng. Tuy nhiên, có một thực tế,
việc dạy, học thơ nguyễn Khoa Điềm đang gặp khơng ít khó khăn, mà một
trong số đó là cả người dạy và người học chưa thực sự nắm bắt được đặc
trưng nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm. Thực tế đó cho thấy, tìm hiểu
phong cách suy tưởng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm khơng chỉ có ý nghĩa
luận mà cịn có ý nghĩa trong thực tiễn, góp phần tháo gỡ những khó khăn
trong việc dạy và học thơ Nguyễn Khoa điềm ở nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Với tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm và ngòi bút tài năng, Nguyễn Khoa
Điềm đã sớm định hình cho mình phong cách riêng. Ông rất thành công khi
viết về chiến tranh với những vấn đề mang tầm vóc thời đại, đặc biệt khi ông
khắc tạc hình tượng đất nước. Không những thế, thơ ơng cịn đạt tới độ chín
trong cảm xúc suy tư khi viết về cuộc sống đời thường. Ngay từ sự xuất hiện
của những bài thơ đầu tay như Người con gái chằm nón bài thơ, Đất ngoại
ơ,... thơ Nguyễn Khoa Điềm đã gây được sự chú ý của bạn đọc và giới phê
bình văn học. Với việc xuất bản các tập thơ Đất ngoại ô Trường ca Mặt
đường khát vọng, Ngơi nhà có ngọn lửa ấm và Cõi lặng thơ Nguyễn Khoa
Điềm nhận được nhiều hơn sự quan tâm của độc giả. Nhiều cơng trình, bài
viết nghiên cứu vầ thơ ông đã ra đời. Nhiều ý kiến đã đánh giá về những
thành cơng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm từ góc độ ngôn ngữ, về tứ thơ, về
cảm xúc, về chất liệu tạo hình, về lí tưởng... nhìn chung các nhà phê bình,
3
nghiên cứu đều cho rằng Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ có phong cách với
chiều sâu triết lí suy tưởng.
Năm 1972, tập thơ Đất ngoại ô ra đời. Ngay lập tức, tác phẩm đã nhận
được sự quan tâm nồng nhiệt của đơng đảo người đọc và giới nghiên cứu phê
bình văn học. Nhận xét về tập thơ, Hà Minh Đức viết: “sức hấp dẫn, lôi cuốn
của thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó là một hồn thơ trẻ trung nồng cháy lý tưởng”
và nhận ra điểm mạnh của thơ ơng chính là “sự liên tưởng được triển khai khi
thì bằng vốn sống thực tế, khi thì bằng vốn văn hóa, khi đi qua mạch tình cảm
được dẫn dắt từ một tấm lịng” và “Nguyễn Khoa Điềm hay sử dụng cách láy
lại và tăng cường để cho ý thơ phát triển. Bài thơ thường được cấu tạo theo
các thể thường có dạng gần gũi hay giống nhau. Mặt thơ đi lui đi tới từng đợt
vừa lặp lại, vừa nâng cao để đi đến kết thúc’’ [23, 218]. Cũng thời điểm đó,
Thái Duy qua bài viết Một khúc hát ru xúc động đã đề cập đến độ nén, sức bật
của ngôn từ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Thái
Duy khẳng định thơ Nguyễn Khoa Điềm là những “khúc ca giàu nhạc điệu
dân tộc... hình ảnh sinh động, chân thật, làm cho người đọc thấm thía. Cách so
sánh hình ảnh tài tình, cách dẫn dắt ý thơ của tác giả thật khéo léo” [10].
Năm 1975 Nguyễn Văn Long có bài viết Nguyễn Khoa Điềm với Mặt
đường khát vọng trên Tạp chí văn nghệ Quân đội số 04/1975. Bài viết tập
trung phân tích những cảm xúc được được lan tỏa trong thơ Nguyễn Khoa
Điềm. Ơng viết: “Có thể thấy những dấu ấn rõ rệt của một vốn văn hóa nhà
trường và sách vở, một ảnh hưởng của cách suy tưởng trong thơ người này
hay người khác” [40] và “Đoạn thơ Đất nước cũng như nhiều chỗ khác trong
Mặt đường khát vọng có sức rung động, âm vang chính là bởi tác giả đã thực
sự sống với những cảm xúc của mình. Dù có khi là những điều khơng mới lạ
và nhất là anh đã có được điều này: Ấy là từ góc độ của mình, từ những từng
trải riêng trong cuộc sống chiến đấu gay go, sống chết ở một vùng chiến tranh
4
mà suy nghĩ, khám phá, xúc cảm về quê hương đất nước. Vì thế, anh có thể
nói lên những điều khái quát suy tưởng mà vẫn không rơi vào chung chung,
trừu tượng mờ nhạt. Nói đến những điều to tát mà không sợ thành ồn ào sáo
rỗng” [40]. Cũng hướng nhìn đó, năm 1976, nhà nghiên cứu Tơn Phương Lan
khẳng định tiềm năng thơ trẻ qua bài giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ
trẻ có nhiều triển vọng. Bài viết có cái nhìn khái qt bao trùm cả Đất ngoại ô
và Mặt đường khát vọng để nhận ra cái riêng giữa Nguyễn Khoa Điềm với các
gương mặt nhà thơ khác. Đó là những cảm nhận về Huế mà chỉ riêng nhà thơ
mới có, nhà thơ nhìn Huế “qua tấm lịng vốn đã gắn bó với Huế từ buổi ấu
thơ” [35]. Đó là những liên tưởng độc đáo. Những nét đó đã định hình phong
cách nhà thơ. Tơn Phương Lan khẳng định: “Một phong cách Nguyễn Khoa
Điềm khá rõ. Bạn đọc ghi nhận ở anh một cách suy nghĩ và diễn đạt có âm
hưởng riêng” [35]. Theo Tơn Phương Lan, Nguyễn Khoa Điềm góp vào nền
thơ ca một cách đầy suy tưởng, cảm xúc kết hơp hài hòa yếu tố hiện thực và
lãng mạn, vốn sống trực tiếp và vốn sống văn hóa” [36, 493].
Năm 1986, Nguyễn Khoa Điềm xuất bản tập thơ Ngơi nhà có ngọn lửa
ấm. Đặt tập thơ vào hành trình thơ Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Tuấn Anh trong
bài Nguyễn Khoa Điềm từ Mặt đường khát vọng đến ngơi nhà có ngọn lửa ấm
in trên tạp chí văn học số 3 - 3/1998 đã khẳng định sự thống nhất trong phong
cách thơ Nguyễn Khoa Điềm trước và sau chiến tranh. Ông đã phát hiện ra sự
độc đáo của Ngơi nhà có ngọn lửa ấm là tư duy hướng nội, là giọng thơ mới
mẻ. Với bút pháp lấy cái tình của nội tâm làm nền, thơ đã xâm nhập vào bề
sâu để tìm tịi cái tiềm ẩn của sự vật. Ơng viết: “Ngơi nhà có ngọn lửa ấm ghi
nhận một hướng cảm xúc: điềm đạm, sâu lắng, tách lớp vỏ của sự vật tiềm
ẩn” [3]. Còn nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế, trong lời giới thiệu cho tập thơ
Nguyễn Khoa Điềm xuất bản năm 1990 có nhận xét: “Khơng phải là tất cả;
Nguyễn Khoa Điềm có nhiều bài lắm ý và tứ thơ nhiều trí tuệ, sâu đọng, đậm
5
đà tình nghĩa, khó qn hình ảnh, sử dụng từ ngữ trong thơ khá hàm súc”.
Bàn về tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Vũ Quần Phương thể hiện thái độ
trân trọng trước quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm “muốn tìm chất thơ ẩn
trong cái thường ngày” và “quan tâm đến những cảm nhận của lịng mình”.
Theo Vũ Quần Phương, “làm được như vậy Nguyễn Khoa Điềm đã có sự
nhạy cảm và bản lĩnh sâu sắc” [59].
Nguyễn Xuân Nam trong “Thơ tìm hiểu thưởng thức” lại nhận thấy thơ
Nguyễn Khoa Điềm có sức liên tưởng mạnh: “Anh thường dẫn người đọc đi
từ quá khứ đến tương lai, từ sách vở đến đời sống. Anh nói về đất nước với sự
say mê nồng nhiệt, với những sự liên tưởng tràn trề” [49, 106]. Còn Mai Quốc
Liên lại nhấn mạnh trong thơ Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều cảm xúc
về quê hương, đất nước. Điều đó có được từ tấm lịng nhiều xao động của nhà
thơ, và chính cuộc sống ở chiến trường quê hương mà nhà thơ có vinh dự
được sống đã giúp Nguyễn Khoa Điềm làm nên chất ngọc ngà trong những
trang viết của ông. Mai Quốc Liên không chỉ nhấn mạnh đến cảm xúc trong
thơ nguyễn Khoa Điềm mà cịn nói tới chất suy tưởng trong thơ ơng: “Thơ
Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tưởng mà ấm, được thế là nhờ anh xuất
phát từ cuộc sống tình cảm” [61, 64].
Theo hướng nhìn ấy, Nguyễn Trọng Hồn đi khám phá vẻ đẹp trong
thơ Nguyễn Khoa Điềm từ những tác phẩm đầu tay cho đến những tác phẩm
sau này. Theo ông, “Thơ Nguyễn Khoa Điềm có vẻ đẹp của những giá trị bền
vững: Đó là những bài thơ in đậm qúa trình tích lũy vốn sống, sự thăng hoa
mãnh liệt trong cảm xúc nhân văn… Có cảm giác nhiều bài thơ của anh phát
triển theo nhịp chậm, vừa viết vừa ngẫm ngợi, vừa lắng nghe từng con chữ lan
tỏa ngân rung” [28, 148].
Tiếp tục mạch tư duy hướng nội trong nguồn cảm hứng trở về, sau khi
từ giã chính trường Nguyễn Khoa Điềm cho ra đời tập thơ Cõi lặng (2007).
6
Ngay sau khi ra đời, Cõi lặng đã khẳng định được sức sống của mình trong
đời sống văn học. Năm 2011, Hoàng Thụy Anh trong bài viết Nguyễn Khoa
Điềm và chuyến ngược dòng về Cõi lặng đã nhận xét: “Lời thơ chân thật, tuôn
trào tự nhiên trong từng sát na. Nhưng ẩn bên trong là cái động, cái động nhân
tình, suy tư, chiêm nghiệm của một chủ thể triết luận sắc sảo…Ở Cõi lặng,
người đọc nhận ra một hình tượng nghệ thuật có dáng dấp con người thực của
tác giả - cốt cách của một thi nhân. Những trắc trở tự đáy lịng đều được cởi
trói. Người thơ ấy hịa vào mọi người, về quê hương để soi chiếu gương mặt
mình, đứng trong hiện tại mà chiêm nghiệm ngẫm suy” [5]. Còn Nguyễn Sĩ
Đại trong Cõi lặng của Nguyễn Khoa Điềm in trên báo Nhân Dân thì cho rằng
“Một số bài đã vươn tới độ lớn, mang tính khái quát. Dù trong hồn cảnh nào
thì con người thi sĩ trong anh vẫn hài hòa nồng thắm cùng đất nước theo cách
riêng của mình, tức là nơi chân tơ kẽ tóc, trong tế bào, trong mỗi hơi thở hằng
ngày. Tập thơ mang đậm sự chiêm nghiệm về cuộc sống và triết lí về nhân
sinh thế sự”.
Cùng với Đất ngoại ơ, Mặt đường khát vọng và Ngơi nhà có ngọn lửa
ấm, Cõi lặng hoàn thiện hơn chân dung người thơ Nguyễn Khoa Điềm, đưa
ông lại gần gũi hơn với chúng ta, với cuộc sống với những hỉ, nộ, ái, ố đời
thường. Các sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm ngay sau khi ra đã có một hấp
lực mạnh mẽ đối với giới nghiên cứu phê bình văn học và đơng đảo người
u thơ. Ngày càng có nhiều bài viết, luận văn nghiên cứu về thơ Nguyễn
Khoa Điềm. Nhìn chung, các bài viết về thơ Nguyễn Khoa Điềm đều gặp
nhau khi cho rằng, Nguyễn Khoa Điềm là một phong cách riêng, đầy ấn
tượng, đậm đà sắc Huế, chất Huế cùng với hồn thơ sắc sảo, giàu tri thức văn
hóa, vốn sống phong phú với những suy tư đầy trách nhiệm trước cuộc đời.
Đó cũng là một tiếng thơ giàu chất suy tưởng và ấm áp tình cảm. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về phong cách suy tưởng
7
của Nguyễn Khoa Điềm. Hầu hết mới dừng lại ở những cảm nhận bước đầu.
Từ góc nhìn ấy, chúng tơi thực hiện đề tài này nhằm góp thêm một tiếng nói
vào q trình nghiên cứu, khám phá phong cách nghệ thuật của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo
sát, nghiên cứu phong cách suy tưởng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm trước và
sau 1975.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra được cơ sở cho sự xuất hiện phong cách suy tưởng
trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Thứ hai, chỉ ra được những biểu hiện của phong cách suy tưởng trong
thơ Nguyễn Khoa Điềm trước và sau 1975.
Thứ ba,ở một chừng mực nhất định, chỉ ra được những nét tương đồng,
khác biệt của phong cách suy tưởng Nguyễn Khoa Điềm so với một số nhà
thơ khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong cách suy tưởng trong thơ
Nguyễn Khoa Điềm trước và sau 1975.
4.2. Nói tới phong cách thơ là nói tới dấu ấn, cá tính sáng tạo của nhà
thơ được thể hiện qua thế giới nghệ thuật thơ. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi giới
hạn đối tượng khảo sát trên một số phương diện nổi bật, như cái tơi trữ tình và
giọng điệu thơ.
4.3. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi tập trung khảo sát bốn tập: Đất ngoại
ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Cõi
lặng (2007).
8
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng một
số phương pháp như: khảo sát, thống kê, phân loại; cấu trúc, hệ thống; phân
tích, tổng hợp; so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1.
Cơ sở cho sự hình thành phong cách suy tưởng trong thơ
Nguyễn Khoa Điềm
Chương 2.
Suy tưởng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm thời chống Mỹ
Chương 3.
Suy tưởng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm thời hậu chiến
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.
9
Chương 1
CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH SUY TƯỞNG
TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM
1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
1.1.1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt hơn 80 năm thống
trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật đổ ngai vàng mục ruỗng của chế độ
phong kiến hàng ngàn năm, giành chính quyền về tay nhân dân, mở ra một
trang mới vẻ vang trong lịch sử dân tộc, đồng thời mở ra thời kì mới cho văn
học Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu, cả nước
lại phải bước vào một cuộc trường chinh, khốc liệt ròng rã 30 năm trời. Cả
dân tộc điệp trùng ra trận. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại có một
cuộc hành quân quyết liệt và hào hùng đến thế. Đó là thời kì “cả đất nước dàn
hàng gánh đất nước trên vai” (Bằng Việt).
Ra đời trong hai cuộc chiến tranh giữ nước, văn học 1945 - 1975 có
những đặc điểm riêng, mà nổi bật là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cổ vũ cuộc chiến đấu giải
phóng dân tộc với một niềm tin vào tương lai tất thắng đã trở thành một ý
thức nghệ thuật, thể hiện trách nhiệm công dân của mỗi người nghệ sĩ. Trong
sự phát triển phong phú đa dạng của văn học kháng chiến, thơ là thể loại tiên
phong, có nhiều thành tựu. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại xuất
hiện một đội ngũ nhà thơ đông đảo, trẻ trung, tràn đầy sức sáng tạo như trong
thời kỳ chống Mỹ. Bên cạnh những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến
chống Pháp là sự xuất hiện một đội ngũ đông đảo những nhà thơ trẻ trưởng
thành trong kháng chiến chống Mỹ. Họ bước vào cuộc chiến với một tâm thế
mới, đàng hoàng, kiêu hãnh “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận/ Có Đảng ta đây,
có Bác Hồ” (Tố Hữu). Hành trang họ mang ra trận, đưa vào thơ không chỉ có
10
lịng u nước mà cịn có cả nhưng trí thức được trang bị trong nhà trường Xã
hội chủ nghĩa. Với họ làm thơ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả, thể hiện cảm
xúc, tình cảm về con người, cuộc sống mà còn hướng tới, phát hiện, bộc lộ
những suy nghĩ của mình về con người và cuộc sống, về dân tộc và thời đại.
Hiện thực chiến tranh đặt ra bao điều phải nghĩ suy, trăn trở, mà bằng hình
tương nghệ thuật thơ phải góp phần lý giải. Khơng có chỗ cho những tình cảm
riêng tư, thơ phải hướng về tổ quốc, tìm trong cội nguồn sức mạnh dân tộc để
giúp con người vững tin hơn vào thắng lợi ngày mai. Trong tâm hồn các nhà
thơ - chiến sĩ cái giá trị thiêng liêng và cuối cùng vẫn thuộc về Tổ quốc:
“Chúng tơi đi khơng tiếc cuộc đời mình/ Nhưng tuổi hai mươi làm sao không
tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cịn chi Tổ quốc” (Thanh Thảo). Đó
là cơ sở cho sự ra đời cảm hứng suy tư trong thơ chống Mỹ.
Thơ chống Mỹ được nuôi dưỡng và thai nghén qua từng bước đi của
cách mạng, gắn bó mật thiết với nhân dân. Thơ hịa mình vào mọi mặt của
cuộc sống. Có thể nói trong những năm chống Mỹ khơng có một mảnh đất
nào, một sự kiện có tầm quan trọng nào, một chiến cơng lớn nào, một anh
hùng tiêu biểu nào lại khơng có mặt trong thơ. Điều đó là một minh chứng thể
hiện trách nhiệm công dân và cảm hứng nghệ sĩ của các nhà thơ, đồng thời
cũng là niềm tự hào của họ khi được nhập cuộc với cuộc hành quân lớn của cả
nước, khi được gọi tên những người bên cạnh mình là đồng đội. Họ nói tới
khát khao của thế hệ trẻ được cầm súng, trực tiếp chiến đấu bằng một cảm
xúc chân thành, trong sáng nhất:
Ôi ta thèm được cầm khẩu súng
Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè
Nằm chờ giặc trên quê hương anh dũng
Ta say nồng mùi lá rụng bờ tre.
(Gửi Bến Tre - Lê Anh Xuân)
11
Có lẽ hơm nay và cả mai sau khơng ai phủ nhận được âm vang của nền
thơ thời chống Mỹ. “Vào cuối những năm 1960, thơ của Ca Lê Hiến (Lê Anh
Xuân), Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm… và cả Trần Quang Long, Ngơ
Kha… với một ít của Trịnh Cơng Sơn từ chiến trường chống Mỹ đã đến với
sinh viên, thanh niên…” [1]. Khi cuộc chiến đấu chống Mỹ đang diễn ra ngày
một ác liệt thì thơ đã tạo ra một hiệu ứng xã hội đặc biệt. Thơ có mặt ở mọi
nơi, thơ in thành sách, thơ đăng trên báo, thơ đọc trên đài phát thanh. Thanh
niên Việt Nam thời bấy giờ mong ước được theo gương những chàng trai, cơ
gái có dáng dấp anh hùng trong thơ mà sống và học tập. Trong cuộc chiến
tranh vệ quốc vĩ đại thì hình ảnh của những chiến si như anh bộ giải phóng
quân hy sinh trên đường bay Tân Sơn Nhất trong thơ Lê Anh Xuân trở thành
bức phù điêu của thế hệ trẻ lúc bấy giờ:
Anh tên gì hỡi anh yêu quý
Anh vẫn đứng im như bức thành đồng
Như dép dưới chân anh dẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị sáng trong
Thơ lúc này trở thành lời kêu gọi, là vũ khí đấu tranh góp phần vạch
trần tội ác và phanh phui bản chất của đế quốc Mỹ. Bằng cách dùng tiếng nói
chính luận sắc bén, thơ đã làm nhiệm vụ của một nhân chứng lịch sử và tuyên
án đối với đế quốc Mỹ:
Không ở đâu bằng đất nước Việt Nam này
Nơi nhân loại thêm một lần nhìn thấy
Những tội ác con người đi qua bỗng hồi sinh trở lại…
… Xưa quan lại đánh ta bằng đầu gậy bịt đồng
Nay chúng quật ta bằng cao su, độn sắt
Quật chết người mà vẫn khơng hề tái mặt
Vì giết người máu chẳng dính tay chân…
(Giặc Mỹ - Nguyễn Khoa Điềm)
12
Lực lượng sáng tác trong thời kỳ chống Mỹ ngày càng đông đảo, trở
thành cao trào thơ trẻ chống Mỹ. Họ, những nhà thơ - chiến sĩ đã tự nguyện
dẫn thân vào cuộc sinh tồn của dân tộc và giải phóng cho Tổ quốc như những
người ở tuyến đầu, mang theo mình những trăn trở, nghĩ suy về trách nhiệm
của mình đối với Tổ quốc. Trong chiến tranh, làm thơ và đánh giặc là hai
hành động đồng thời, trùng hợp, có liên quan tương tác lẫn nhau. Các nhà thơ
ý thức điều đó một cách rõ ràng vì thế mà hiện thực của cuộc chiến tranh đi
vào thơ họ rất chân thực, có đau thương, có mất mát, có hy sinh và cũng lắng
đọng suy tư:
Rồi hôm ấy mười căn hầm sập
Người nuôi quân thành người giữ chốt
Mười nắm cơm thừa
Mười khẩu súng
Một mình anh…
… Nếu tất cả trở về đơng đủ
Sư đồn tơi sẽ thành mấy sư đồn
(Trường ca sư đồn - Nguyễn Đức Mậu)
Gợi lên tính chất dữ dội, ác liệt, sự gian khổ trong chiến tranh, thơ đốt
cháy lên ngọn lửa căm thù quân xâm lược trong trái tim yêu nước của mỗi
người dân Việt. Suy cho cùng, đời sống chiến trường dù có gian khổ, tàn khốc
đến mấy thì cũng chỉ là phơng nền để làm nổi bật chân dung tinh thần của cả
một thế hệ trẻ cầm súng. Vì thế, dù có nói đến cảnh đạn bom dữ dội vẫn
không gây cảm giác hãi hùng bởi ống kính của các nhà thơ cốt chỉ để ghi lại
chân dung của thế hệ mình “cốt chụp lấy khn mặt của ta, cịn cái ác liệt của
giặc thì có gì phải chụp” (Phạm Tiến Duật). Vì thế mà trong thơ họ, sự yêu
đời, nhạy cảm hiện lên như lẽ hiển nhiên:
Vừa tim nghỉm tiếng bom rung
13
Đã nghe nhỏng nhảnh chim rừng tán nhau
(Tiếng chim sau trận B52 - Nguyễn Duy)
Trận đánh ác liệt không thể khiến cho người lính khơng phát hiện ra âm
thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường. Tiếng “nhỏng nhảnh chim rừng
tán nhau” dường như đã lẫn át tiếng bom gầm, đạn rú trước đó. “Các nhà thơ
trẻ đã lục hóa bước chân Trường Sơn của họ, họ có một sức xanh tâm hồn
mạnh mẽ vơ hạn” (Xn Diệu) Có lẽ bởi thế mà khi nói tới sự hy sinh, thơ
của họ vẫn khơng làm giảm ý chí, sức mạnh niềm tin của người chiến sĩ mà
ngược lại chính sự hy sinh ấy đã làm nên một “dáng đứng Việt Nam tạc vào
thế kỷ” (Lê Anh Xn). Đó cũng chính là cách mà các nhà thơ trẻ lựa chọn để
hiện thực hóa sức mạnh của thi ca, thể hiện trách nhiệm của một thế hệ mà
lịch sử đã lựa chọn làm điểm tựa. Được sinh ra trong lòng cách mạng, được
đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, với kiến thức học tập có hệ thống
lại có thêm hành trang của vốn thơ ca dân tộc họ đã tự bồi dưỡng cho bản
thân về tư tưởng, tài năng, vốn sống để từ đó tự tin bước vào cuộc chiến đấu
với kẻ thù. Hiện thực kháng chiến không chỉ mang đến cho thơ nguồn đề tài
bất tận mà còn cả những cảm hứng suy tư về đất nước nhân dân. Từ trong
khói lửa chiến tranh ác liệt, các nhà thơ nghĩ về nguồn cội, về sức mạnh của
dân tộc và cái giá phải trả của chiến tranh. Tiêu biểu cho hướng tìm tịi này là
thơ Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Nguyễn Duy... Do thế,
đọc thơ chống Mỹ ta bắt gặp khơng ít bài thơ mang dáng dấp suy tưởng.
Chính điều này đã mang đến cho thơ chống Mỹ một chiều sâu nhận thức.
Trong chiến tranh các nhà thơ đã có mặt trên khắp các chiến trường.
Vừa cầm súng vừa cầm bút, họ đã mang đến những nét tươi mới cho thế hệ
mình, làm cho thơ thêm đậm đà tính cách Việt Nam, tâm hồn Việt Nam.
Chiến tranh kết thúc, lịch sử dân tộc mở sang trang mới. Thơ có điều kiện
phát huy sức mạnh tiềm tàng của chủ nghĩa hiện thực. Các nhà thơ bước ra từ
14
cuộc chiến đã có độ lùi để hồn thành tác phẩm có dung lượng lớn về chiến
tranh với những xúc động chân thực trong đó có những sáng tác của của
Nguyễn Khoa Điềm. Bằng sự cảm nhận riêng của thế hệ mình, thơ chống Mỹ
đã phản ánh cuộc sống, con người và đất nước Việt Nam trong thời chống
Mỹ. Đó là những cảm xúc suy nghĩ chân thành và lắng đọng suy tư da diết
nhất của một lớp nhà thơ trẻ - những người lính trên tuyến đầu chống Mỹ.
1.1.2. Cuộc sống sau chiến tranh
Trong chiến tranh giữ nước và giải phóng dân tộc, sức mạnh của tinh
thần yêu nước và ý thức cộng đồng đã được phát huy cao độ. Cuộc sống cá
nhân riêng tư của mỗi con người phải thu hẹp lại đến tối thiểu để nhường chỗ
cho đời sống chung của tập thể, của cả dân tộc. Con người được nhìn nhận
đánh giá chủ yếu ở tư cách con người của dân tộc, của nhân dân, cách mạng.
Hịa bình lập lại, con người được trở về với đời thường cùng muôn vẻ lẫn lộn
tốt xấu trắng đen, bi hài… ý thức cá nhân với mọi nhu cầu của con người như
một cá thể, một thực thể sống đã được thức tỉnh trở lại. Các giá trị về xã hội,
đạo đức, nhân cách… trước đây được coi là chuẩn mực thì sau chiến tranh đã
khơng cịn thích hợp nữa. Sự rạn nứt bắt đầu xuất hiện. Cuộc sống sau chiến
tranh cũng như một mặt trận mới, dù không có tiếng súng nhưng cũng khơng
kém phần gay gắt, dữ dội. Mỗi con người nhìn vào mình và phát hiện ở đó có
bao điều khuất lấp khơng dễ gì hiểu hết. Đó là một thử thách khơng hề dễ
dàng đối với nhân cách và bản lĩnh mỗi người. Các nhà thơ bên cạnh thể hiện
niềm tự hào, niềm vui chiến thắng cịn nói nhiều hơn về những gian lao, sự
chịu đựng và hi sinh của nhân dân, của đồng đội để hơm nay dân tộc đến
được cái đích cuối cùng của một hành trình dài dằng dặc:
Hai mươi năm chị đi đị đầy
Cứ sợ đắm vì mình cịn nhan sắc
Một mình một mâm cơm
15
Ngồi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền.
(Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh)
Cái được lớn lao của cuộc chiến vừa đi qua là bảo vệ được nền độc lập
tự do của Tổ quốc. Bên cạnh cái được lớn lao ấy chiến tranh đã mang đến bao
tang tóc đau thương. Biết bao người lính đã ngả xuống trên khắp các chiến
trường, biết bao người mẹ đợi con, người vợ chờ chồng trở về sau chiến thắng
nhưng tất cả đều vô vọng. Đối mặt với hiện thực cuộc sống nghiệt ngã sau
chiến tranh, nhà thơ không lí tưởng hóa hay lãng mạn hóa mà nhận thức về
nỗi đau hiện hữu với những mất mát khơng gì bù đắp nỗi. Cảm hứng sử thi,
giọng trầm hùng trong chiến tranh được thay bằng cảm hứng thế sự. Nhà thơ
trở về với chính mình, đối mặt với hiện thực, chiêm nghiệm suy tư để nhận ra
tất cả. Chiến tranh dường như hiện ra cụ thể và khắc nghiệt hơn trong cuộc
sống thời bình. Những người lính ra khỏi cuộc chiến, trong tâm tư mang
nhiều nỗi niềm. Nguyễn Duy khi “nhìn từ xa…Tổ quốc” đau xót và thẳng
thắn chỉ ra những nghịch cảnh của đất nước trong thời kì khủng hoảng trầm
trọng sau chiến tranh:
Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày…
… Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
Ma quái, ma cô, ma tà, ma mãnh…
Quỷ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài
…
Xứ sở thơng minh sao thật lắm trẻ con thất học
Lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
Tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
Tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
16
Sau chiến tranh phần lớn các nhà thơ đều mất đi cuộc sống bình n,
thay vào đó là những âu lo, nỗi buồn nhân thế. Mối quan hệ giữa người với
người, giữa cá nhân và xã hội trong một hoàn cảnh mới đã đổi khác rất nhiều
so với thời chiến tranh. Khi ý thức cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ thì cũng là lúc
quan hệ cộng đồng trở nên lỏng lẻo, phai nhạt. Con người cảm thấy mình chơ
vơ trước sự xô bồ của cuộc đời, trước bạc bẽo nhân tình. Cơ đơn dường như
đã tở thành cảm giác thường trực trong thơ, ngay cả trong chủ đề tình yêu:
Em chết trong nỗi buồn
Chết lặng thầm âm ỉ đớn đau
Trời cho em nụ cười thật tươi
Ai cũng biết sau nụ cười nước mắt về đâu !?
(Tặng nỗi buồn riêng - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc nhưng tình u, hạnh phúc
khơng trịn đầy và vĩnh viễn. Vì thế mà niềm khao khát ấy trở nên da diết và
thành thực hơn, xen lẫn với những âu lo, cơ đơn trên hành trình kiếm tìm
hạnh phúc:
Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều khơng thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói …
(Tự hát - Xuân Quỳnh)
Muôn mặt đời thường của cuộc sống sau chiến tranh đã trở thành nỗi
ám ảnh đối với mỗi nhà thơ. Chiêm nghiệm, suy tư, lý giải... đã trở thành cảm
hứng rõ rệt trong thơ thời hậu chiến. Nó được các nhà thơ nhận thức và thể
hiện trong thơ bằng ý thức trách nhiệm và cái nhìn phản tỉnh. Nhà thơ không
ngần ngại, né tránh những sự thật đau lịng, những bất cơng trong đời sống xã
hội. Sự tự vấn, tự thú, thức tỉnh trở thành một xu hướng trong sáng tác của
nhiều nhà thơ khi đối diện với hiện thực. Thêm vào đó, khơng khí dân chủ,
17
nhất là sau thời kỳ đổi mới (1986) đã tạo ra tiền đề cho nhà thơ đào sâu hơn
vào những chiêm nghiêm suy tư về con người, cuộc sống. Đó là cơ sở cho sự
ra đời của thơ suy tưởng, mà Nguyễn Khoa Điềm là một hiện tượng tiêu biểu.
1.1.3. Cơng cuộc đổi mới của đất nước
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội Đảng lần thứ VI đã tiến
hành đổi mới toàn diện, sâu rộng trên tất cả mọi lĩnh vực của đất nước, trong
đó có văn học nghệ thuật. Văn nghệ được “cởi trói”, người nghệ sĩ được tựu
do sáng tạo. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, cá
tính. Cái tơi nghệ sỹ từ lâu bị đặt ở vị trí thứ yếu nay được giải phóng, cá tính
sáng tạo trở thành giá trị thẩm mỹ nổi bật. Thế giới nội cảm của nhà thơ đã trở
thành đối tượng nhận thức của thơ. Hiện thực xã hội không phải được nhìn
nhận qua cái tơi đại diện mà được nhìn qua cái tơi cá thể. Đó là cái tơi vừa trở
về với ý thức bản ngã, gắn kết với dòng đời rộng mở được đan dệt bởi muôn
vàn số phận, tâm trạng và cảnh ngộ, cảm xúc mới mẻ. Năm 1986 được xem
như là một cái mốc của sự khởi đầu đổi mới do Đảng đề ra. Đất nước bước
vào thời kỳ mở cửa, mở rộng giao lưu hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
Đó là điều kiện thuận lợi để văn học hội nhập vào thế giới hiện đại. Từ năm
1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, gắn bó, cập nhật
hơn đối với những vấn đề của đời sống hàng ngày. Văn học đổi mới vận động
theo khuynh hướng dân chủ hố, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Phát
triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp
nghệ thuật. Văn học giai đoạn này đã đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi
mới cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện thực đời sống, khám phá con
người trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp, thể hiện con người ở nhiều
phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh. Công cuộc đổi mới do
Đảng khởi xướng năm 1986 đã thổi một luồng gió đầy sinh khí vào đời sống
xã hội Việt Nam, kích thích những cải cách kinh tế và khơi dậy những suy
nghĩ mới, những tìm tịi, sáng tạo trong giới tri thức, văn nghệ sỹ.
18
Một cái nhìn phác thảo trên đây đã phần nào cho thấy, từ những năm
80, 90 của thế kỉ trước và cả đến bây giờ, xã hội và con người Việt Nam đã
trải qua một cuộc trở dạ lớn lao và khơng ít đau thương. Nhiều thang bậc giá
trị đã đổi thay, nhiều vấn đề cần được nhận thức lại. Chiêm nghiệm, suy tư, tự
vấn đã trở thành xu thế ngày càng phổ biến trong văn học, đặc biệt là thơ. Thơ
Phùng Khắc Bắc, Di cảo của Chế Lan Viên, Cõi lặng của Nguyễn Khoa
Điềm... là những hiện tượng như thế.
1.2. Quê hương và gia đình
1.2.1. Nguyễn Khoa Điềm với trầm tích văn hóa kinh thành
Xứ Huế là vùng miền thơ mộng đã đivào trong thơ ca, nhạc họa… một
xứ sở được mệnh danh là “bào ca đô thị”, “thanh sắc thi ca” đã được công
nhận là di sản văn hóa thế giới với những thành quách rêu phong, những cung
điện, đền đài phủ mờ bởi bóng thời gian... Tất cả đã tạo nên nét cổ kính, uy
nghi của một cố đơ đầy hồi niệm, gợi cảm hứng thi ca. Mỗi cảnh sắc, dáng
hình của Huế dường như đều lắng đọng suy tư, chất chứa nỗi niềm: “Con
sông dùng dằng con sơng khơng chảy/ Sơng chảy vào lịng nên Huế rất sâu”
(Thu Bồn).
Huế khơng có sự tương phản, khơng có sự ồn ào náo nhiệt của thành
phố công nghiệp, thương nghiệp lớn. Huế là sự kết hợp hài hòa giữa thiên
nhiên với những hứng khởi của con người trong sự tĩnh lặng siêu nhiên, đem
lại sự thư thái cho tâm hồn của những ai từng đến Huế. Cảnh sắc thiên nhiên
ở Huế mang một sắc thái rất riêng. Nó vừa huyễn hoặc tĩnh lặng lại vừa cao
sang quý phái. Những núi đồi thơ mộng Ngự Bình, Thiên An, Vọng Cảnh…
gợi ra chiều kích hun hút của hồn thiêng sơng núi đất kinh thành. Sơng Hương
đắm mình trong vẻ đẹp nên thơ mờ ảo của sương sớm bồng bềnh, khi chìm
khi khuất trong màu tím của cỏ cây đơi bờ, như mơ như thực, lặng lờ êm ả
trơi như cịn lưu luyến điều gì chưa muốn trơi xi đổ ra các đầm phá mênh
19
mơng, có lúc trầm mặc như đang ghi nhận từng khoảnh khắc của thời gian.
Giữa khung cảnh sông núi hữu tình ấy là âm vang của tiếng chng chùa,
những thanh âm trầm bổng vọng lại từ những ngôi chùa cổ kính, những điệu
hị mái nhì, mái đẩy man mác sơng Hương. Cảnh sắc ấy, khơng gian ấy dễ
góp phần hình thành nên tâm hồn, điệu sống, tính cách con người Huế.
Huế với sự trầm mặc uy nghi bởi sự hòa trộn giữa văn hóa cung đình và
văn hóa bình dân đã mang đến cho con người Huế những tính cách riêng biệt.
Nói đến con người Huế là nói tới sự nhẹ nhàng, thâm trầm, kín đáo. Vui mà
nghiêm trang, phóng khống nhưng có chừng mực, hịa đồng nhưng vẫn dè
dặt… đó là sự hài hịa của xứ Huế, của con người Huế. Một đặc trưng nữa mà
riêng Huế mới có được đó là cuộc sống của hồng tộc trí thức, các “mệ” và
quan lại - đồ nho trí thức làm nên một tính cách Huế sâu lắng, khơng khoa
trương ồn ào, một nét chân chất, dịu dàng, tế nhị, dễ thương và đa cảm… sắc
thái riêng biệt đó đã làm xiêu lịng bao người. Bên cạnh đó, Huế cịn là một
trung tâm của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây có nhiều chùa chiền, nhiều tăng
ni Phật tử. Giáo lý nhà Phật đã thấm sâu vào tư tưởng, điệu sống, tâm hồn
người dân xứ Huế. Bao vấn đề của kiếp nhân sinh được kết tinh trong những
kinh kệ nhà chùa, thấm vào con người một cách tự nhiên, lặng lẽ mà sâu sắc.
Vẻ đẹp của Huế không chỉ là vẻ đẹp của vùng trời mây, sông núi, đền chùa,
miếu mạo, thành quách…mà là vẻ đẹp của nền văn hóa đang tiềm ẩn. Bao tri
thức thâm trầm, uyển ảo của truyền thống hàng ngàn năm còn lưu giữ trong
kinh sách ở chốn kinh thành, trong những câu chuyện kể, những thành quách
nguy nga. Có thể nói, Huế đang mang trong mình một trầm tích văn hóa của
dân tộc.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, Huế là nơi có cuộc giao lưu tiếp xúc mạnh mẽ
với văn hóa phương Tây. Nền văn hóa ấy đã mang đến và bổ sung cho văn
hóa Huế bao điều mới mẻ, mà rõ nhất, sâu sắc nhất là thức tỉnh con người cá
20
nhân, cá tính. Một thế hệ trí thức mới đã ra đời ở Huế. Ở họ khơng chỉ có cái
thâm trầm, sâu sắc của văn hóa phương Đơng mà cịn có cả sự sối nổi, phóng
khoảng, mạnh mẽ của văn hóa phương Tây. Trong số đó có những người nổi
tiếng như Hải Triều, Tố Hữu, và sau này là Trịnh Cơng Sơn, Hồng Phủ Ngọc
Tường, Nguyễn Khoa Điềm...
Đi qua bao thăng trầm của lịch sử với biết bao tang thương dâu bể, Huế
vẫn giữa được cho mình những nét riêng, rất riêng trong văn hóa. Mảnh đất
ấy đã sản sinh ra bao văn nhân, nghệ sĩ, góp phần làm nên diện mạo văn hóa
Việt Nam. Với Nguyễn Khoa Điềm, thiên nhiên Huế, văn hóa Huế, cuộc sống
Huế đã góp phần hình thành nên tài năng, phong cách của ơng.
1.2.2. Gia đình - nơi ươm mầm tài năng, tâm hồn điệu sống
Nguyễn Khoa Điềm xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng
thuộc dịng dõi hồng tộc. Ơng là hậu duệ đời thứ tư của dòng họ Nguyễn
Khoa, một dòng họ có nguồn gốc ở Hải Dương, đến đời Nguyễn Khoa Đăng
thì chuyển vào Huế. Nguyễn Khoa Đăng là quan nội giám có tài n dân, là
ơng tổ của dịng họ Nguyễn Khoa ở đất kinh kỳ. Cụ nội của Nguyễn Khoa
Điềm từng làm chức quan bố chánh, theo sau phong trào Cần Vương sau đó
từ quan về nhà. Bà nội của ông là nữ sĩ Đạm Phương - bà là cháu của vua
Minh Mạng, từng là nữ quan trong triều, chuyên dạy học cho các công chúa
nên gọi là Cung trung nữ sử. Là người phụ nữ hoàng tộc nhưng bà có tinh
thần yêu nước tiến bộ, là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo bênh vực
quyền lợi của phụ nữ và trẻ em lúc bấy giờ. Ông nội của Nguyễn Khoa Điềm
là một nhà nho có tinh thần yêu nước, từng được bầu vào viện dân biểu Trung
Kì do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm viện trưởng. Cha ông - nhà văn Nguyễn Hải
Triều (tức Nguyễn Khoa Văn) là một chiến sĩ cách mạng, nhà lí luận văn hóa
Mác xít xuất sắc, có cơng truyền bá tư tưởng và quan điểm mác -xít trên báo
chí: “nghệ thuật vị nhân sinh”
21
Sinh ra trong một gia đình văn hóa giàu lịng yêu nước, Nguyễn Khoa
Điềm được thừa hưởng những phẩm chất ưu việt của dòng họ ở cả tinh thần
yêu nước cách mạng và truyền thống văn hóa. Đây chưa hẳn là yếu tố quyết
định làm nên tài năng và thành công nhưng lại là mảnh đất ươm mầm tâm hồn
điệu sống của ơng, bồi đắp trong ơng những tình cảm cao đẹp dành cho đất
nước. Từ sự thừa hưởng những phẩm chất quý giá của truyền thống gia đình
với những trải nghiệm phong phú trong đời sống mà trong thơ Nguyễn Khoa
Điềm yêu nước không đơn giản chỉ là nhiệt tình hăng hái chiến đấu và căm
thù giặc mạnh mẽ. Với Nguyễn Khoa Điềm tình yêu đất nước làm sống dậy
trong trang thơ lịch sử hàng ngàn năm hào hùng của dân tộc với những chiến
công dựng nước và giữ nước của cha ông. Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa
Điềm là sự đồng hiện của những gì gần gũi nhất, thân thương nhất của mỗi
người Việt trong quá khứ, hiện tại và tương lai, trong thời gian và không gian,
trong lịch sử và truyền thống văn hố… Bằng tình u, trách nhiệm sâu sắc
đối với đất nước, đối với cuộc đời Nguyễn Khoa Điềm đã lưu tên tuổi của
mình vào nền thơ ca dân tộc. Thành cơng của ơng, có một phần không nhỏ
được bắt nguồn từ truyền thống gia đình.
1.3. Đời sống cá nhân
1.3.1. Tính cách và lối sống
Nguyễn Khoa Điềm cất tiếng khóc chào đời tại thơn Ưu Điềm (Phong
Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) vào ngày 15 tháng 4 năm 1943. Cái tên
Ưu Điềm phải chăng đã ứng vào bản tính của ơng. Nói tới Nguyễn Khoa
Điềm người ta nghĩ tới một người hay ưu tư, điềm đạm và trầm lặng. Nguyễn
Khoa Điềm còn được biết đến là một người ít cười. Gặp ơng ta sẽ thấy nét
nghĩ ngợi nhiều hơn nét cười trên gương mặt. Có lẽ Huế với rất nhiều nghi lễ
mực thước khiến cư dân lễ phép ít lời đã ăn sâu vào ơng, góp phần hình thành