Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Chính sách đối ngoại của liên bang nga với việt nam từ năm 2001 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƢƠNG THỊ QUẾ

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA
ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƢƠNG THỊ QUẾ

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI
VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ THỤY TRANG

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Dưới


sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Thụy Trang. Các kết quả trong luận văn đều có
nguồn gốc rõ ràng, tin cậy.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn

Dương Thị Quế


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của rất
nhiều người. Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến cơ
giáo hướng dẫn - TS. Vũ Thụy Trang. Bên cạnh sự nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo
tơi trong suốt q trình tơi hồn thành luận văn, cô cũng là người đã cho tôi những
bài học và kinh nghiệm quý báu về phương pháp tiếp cận các vấn đề một cách mạch
lạc, khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô giảng viên đã tham
gia giảng dạy của khoa Khoa học chính trị - Đại học KHXH&NV Hà Nội trong thời
gian tôi là học viên cao học tại trường. Nhờ các thầy, cơ tơi có thể trau dồi, tích lũy
kiến thức để hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Thượng Đình, Thư viện Viện Nghiên
cứu châu Âu và Thư viện Quốc Gia đã cung cấp những tài liệu quan trọng, quý báu
để tôi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân
yêu đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt q trình hồn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Học viên

Dương Thị Quế



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................2
2. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................8
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................8
6.

Đóng góp của luận văn ...................................................................................9

7.

Kết cấu của luận văn ......................................................................................9

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN
BANG NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI ................................................10
1.1. Tổng quan chung về chính sách đối ngoại ..................................................10
1.1.1. Một số khái niệm về chính sách đối ngoại ...............................................10
1.1.2. Đặc điểm của chính sách đối ngoại .........................................................11
1.2. Các nhân tố tác động đến sự hình thành chính sách đối ngoại của Liên
bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI ...............................................................17
1.2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực ....................................................................17
1.2.2. Bối cảnh trong nước .................................................................................19
1.3. Khái quát những ƣu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Liên bang

Nga trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI ...........................................................22
CHƢƠNG 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA ĐÔI VỚI
VIỆT NAM VÀ QUAN HỆ VIỆT - NGA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY ...............31
2.1. Vị thế của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga ......31
2.2. Những định hƣớng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
đối với Việt Nam từ năm 2001 đến nay..............................................................34
2.3. Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga từ năm 2001 đến nay ......................37
2.3.1. Giai đoạn 2001 – 2008 .............................................................................37
2.3.2. Giai đoạn 2008 – 2012 .............................................................................45
2.3.3. Giai đoạn 2012 đến nay ...........................................................................53


CHƢƠNG 3. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN
BANG NGA VÀ CHIẾN LƢỢC ĐỐI NGOẠI CỦA NGA ĐỐI VỚI VIỆT
NAM THỜI GIAN TỚI ..........................................................................................62
3.1. Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách đối ngoại của Liên bang
Nga đối với Việt Nam từ năm 2001 đến nay ......................................................62
3.1.1.Thành tựu...................................................................................................62
3.1.2.Hạn chế......................................................................................................65
3.2. Một số dự báo về xu hƣớng phát triển của Liên bang Nga ......................68
3.3. Chiến lƣợc đối ngoại của Nga đối với Việt Nam thời gian tới và triển
vọng quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga ..........................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................85


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
APEC


ASEAN

ASEM

EAS

EU

EAEU

FTA

GDP

NATO

OSCE

Giải thích
Asia – Pacific Economic Cooperation
Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
Association of Southeast Asian Nation
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Asia – Europe Meeting
Hội nghị Á – Âu
East Asia Summit
Hội nghị cấp cao Đông Á
European Union
Liên minh châu Âu
Aurasian Economic Community

Cộng đồng Kinh tế Âu - Á
Free trade Agreement
Hiệp định Thương mại tự do
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Organization for Security and Cooperation in Europe
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
World Trade Organization

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới trong thế kỷ XXI chứng kiến nhiều biến động phức tạp và khó
lường. Tồn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục là xu hướng chính, chi phối các quan hệ
quốc tế và tác động tới tất cả các nước. Hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn luôn là
mục tiêu hướng tới của mọi quốc gia, dân tộc. Bên cạnh đó, cục diện thế giới cũng
còn tồn tại nhiều bất ổn, căng thẳng, xung đột dưới nhiều hình thức. Chủ nghĩa
khủng bố, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phát xít mới,
nạn bn lậu vũ khí, các tổ chức mafia và tội phạm quốc tế đang ngày càng gia tăng
trên phạm vi tồn cầu và ln đe dọa nền hịa bình của tồn nhân loại.
Trước những diễn biến tình hình thế giới, mỗi quốc gia buộc phải hợp tác với
nhau nhằm ứng phó với các thách thức tồn cầu cũng như phải có những điều chỉnh

chiến lược và đường hướng phát triển của đất nước mình sao cho phù hợp với tình
hình quốc tế và đáp ứng được lợi ích quốc gia.
Trong thời gian qua, Liên bang Nga đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện về
kinh tế, chính trị và xã hội, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực, hướng tới mục
tiêu xây dựng một nước Nga hùng mạnh, vị thế của Nga ngày càng gia tăng trên
trường quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay nước Nga đang đứng trước những khó khăn,
thách thức, kể từ sau khủng Ucraina, lệnh cấm vận và các đòn trừng phạt của Mỹ và
các nước phương Tây, sự sụt giảm giá năng lượng, dòng vốn chảy ra nước ngoài,
đồng rúp mất giá… đã trở thành mối đe dọa lớn đối với sự phát triển bền vững của
nước Nga, buộc nước Nga phải đề ra các giải pháp nhằm khắc phục tình hình kinh
tế, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ các lợi ích của mình. Một trong những nhiệm
vụ quan trọng của chính quyền Nga hiện nay đó là bảo vệ vị thế của nước Nga trên
thế giới và khu vực. Trong thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga những năm
gần đây đã đề cập đến mục đích quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Nga phù
hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực mới. Trọng tâm trong chiến lược đối ngoại của
nước Nga là thắt chặt quan hệ với các nước thuộc khu vực hậu Xô Viết, các nước

2


châu Âu, Mỹ La tinh, châu Á – Thái Bình Dương trong đó chú trọng hợp tác với
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, ASEAN…
Trong ASEAN có thể nói, Việt Nam là nước có quan hệ truyền thống tốt đẹp
với Liên bang Nga. Việt Nam là nước có vị trí địa chính trị, địa chiến lược quan
trọng tại Đơng Nam Á, là nước có nhiều đóng góp trong việc giải quyết các vấn đề
khu vực. Với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam
đang khơng ngừng củng cố và phát triển các mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với
các nước trong khu vực, các cường quốc thế giới, đặc biệt coi trọng mối quan hệ với
Liên bang Nga.
Hiện nay, mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đang ngày càng được

củng cố và tăng cường. Qua thời gian, mối quan hệ ấy ngày càng phát triển và nâng
cao về chất, từ quan hệ đối tác chiến lược (năm 2001) trở thành quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện (năm 2012). Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Liên
bang Nga đối với Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay có ý nghĩa quan
trọng đối với Việt Nam trong việc nhận diện được vị thế và vai trò của Việt Nam
đối với Nga để từ đó xây dựng phương hướng và đường lối đối ngoại đất nước một
cách phù hợp, cũng như đánh giá được tầm quan trọng của Việt Nam đối với Nga ở
khu vực Đơng Nam Á nói riêng cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói
chung. Do vậy, tác giả xin chọn đề tài: “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
đối với Việt Nam từ năm 2001 đến nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Những cơng trình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, nghiên cứu về nước Nga, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
đối với Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của nhiều học giả trong nước. Có thể
nhận thấy, các nghiên cứu tập trung theo các hướng sau:
Thứ nhất là nhóm các cơng trình nghiên cứu về Nga và chính sách đối ngoại
của Liên bang Nga: Cuốn sách “Liên bang Nga quan hệ kinh tế đối ngoại trong

3


những năm cải cách thị trường” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, xuất bản năm
1999; Cuốn sách “Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI” của tác giả Côchetcốp, xuất
bản năm 2004; Cuốn sách “Liên bang Nga trong tiến trình gia nhập WTO” do tác
giả Nguyễn Quang Thuấn chủ biên, xuất bản năm 2006; Cuốn sách “Nước Nga trên
trường quốc tế: Hôm qua, hôm nay và ngày mai” xuất bản năm 2006 và cuốn sách
“Nước Nga hậu Xô viết qua những biến thiên của lịch sử” xuất bản năm 2009, của
tác giả Hà Mỹ Hương; Cuốn sách “Liên bang Nga trên con đường phát triển những
năm đầu thế kỷ XXI” xuất bản năm 2008 và cuốn “Liên bang Nga hai thập niên đầu
thế kỷ XXI” xuất bản năm 2011của tác giả Nguyễn An Hà; Luận văn thạc sĩ “Chính

sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Đông Á (giai đoạn 1991 đến
nay)” của tác giả Vũ Thụy Trang, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, năm 2007; Luận văn thạc sĩ “Chính sách đối ngoại của Liên bang
Nga dưới thời Tổng thống Putin” của tác giả Nguyễn Hải Vân Anh, Khoa Quốc tế
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2008; Luận văn thạc sĩ
“Chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Liên bang Nga từ năm 2000 đến nay”
của tác giả Trần Thanh Tùng, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, năm 2014; Cuốn sách “Chính sách đối ngoại của các nước lớn trong
giai đoạn hiện nay” do tác giả Nguyễn Thị Quế chủ biên, xuất bản năm 2015.
Bên cạnh các đầu sách và luận văn, cịn có rất nhiều các bài viết, cơng trình
nghiên cứu về nước Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trên các tạp chí
như: bài viết “Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga”
của tác giả Nguyễn An Hà, số 7/2007 trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu; bài viết
“Nga tiếp tục chính sách đối ngoại cứng rắn trong quan hệ với phương Tây?” của
tác giả Bùi Huy Khốt, số 5/2008 trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu; bài viết “Điều
chỉnh chiến lược phát triển của Liên bang Nga sau khủng hoảng kinh tế tài chính
tồn cầu” của tác giả Nguyễn An Hà, số 7/2010 trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu;
bài viết “Chiến lược đối ngoại của Nga điều chỉnh theo hướng nào?” của tác giả
Nguyễn Nhâm, trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 2/2011; bài viết “Sự điều chỉnh
chiến lược của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tiếp theo)” của tác giả

4


Nguyễn Cảnh Tồn, đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 11/2012; bài viết
“Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga hiện nay – những thách thức và hướng
triển khai” của tác giả Chúc Bá Tuyên, đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số
11/2012; bài viết “Nét mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời
Tổng thống Medvedev (2008-2012)” của tác giả Lê Minh Giang, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 10/2012; bài viết “Chính sách của Liên bang Nga tại biển

Đơng: kế thừa hay thay đổi” của tác giả Huỳnh Hồ Đại Nghĩa, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 1/2013; bài viết “Học thuyết Quân sự mới của Liên bang
Nga năm 2014 và một số tác động” của tác giả Nguyễn An Hà, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 12/2014; bài viết “Tình hình ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương và chính sách của Nga trong khu vực này” của tác giả K. A. Kokarev, đăng
trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 4/2014; bài viết ““Thế chân vạc” địa chiến
lược Mỹ - Trung – Nga trong thế kỷ XXI” của tác giả Thái Văn Long, đăng trên tạp
chí Lý luận Chính trị, số 11/2014; bài viết “Về chính sách đối ngoại của Nga trong
năm 2016” đăng ngày 8/1/2016 trên Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thơng tấn xã Việt
Nam; bài viết “Chính sách “Hướng Đơng” của Nga có ý nghĩa gì đối với Đơng
Nam Á” đăng trên Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, ngày
26/1/2016; bài viết “Triển khai chính sách châu Á – Thái Bình Dương trong chiến
lược cân bằng Á – Âu của Liên bang Nga” của tác giả Phan Thị Thu Dung, đăng
trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 6/2016.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ Nga – ASEAN, quan hệ Việt
Nam – Liên bang Nga: Cuốn sách “Quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế
mới” xuất bản năm 2007 và cuốn sách “Hướng tới quan hệ hợp tác toàn diện Nga –
ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” xuất bản năm 2007 của tác giả
Nguyễn Quang Thuấn; Cuốn sách “Các giải pháp phát triển quan hệ Nga – ASEAN
trong bối cảnh quốc tế mới” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, xuất bản năm 2009;
Cuốn sách “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga: hiện trạng và triển vọng”
do tác giả Bùi Huy Khoát chủ biên, xuất bản năm 1995; Cuốn sách “Quan hệ Việt –
Nga trong bối cảnh quốc tế mới” do Võ Đại Lược, Lê Bộ Lĩnh đồng chủ biên, xuất

5


bản năm 2005; Cuốn sách “Hợp tác chiến lược Việt – Nga: những quan điểm, thực
trạng và triển vọng” của hai tác giả Vũ Đình Hịe và Nguyễn Hồng Giáp, xuất bản
năm 2008.

Ngoài các cuốn sách nghiên cứu trên, nhiều tác giả đã nghiên cứu mối quan
hệ Việt - Nga cũng như chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Việt Nam
với các bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu như:
Tạp chí nghiên cứu Châu Âu với các bài viết: “Quan hệ đối tác chiến lược
Việt – Nga (Từ 3/2001 đến nay)” của tác giả Đinh Công Tuấn, đăng trên số 3/2010;
bài viết “Nâng quan hệ Việt – Nga lên tầm đối tác chiến lược toàn diện” của tác giả
Lê Thanh Vạn – Lê Quỳnh Nga, đăng trên số 9/2012; bài viết “Quan hệ Việt – Nga:
một mơ hình của quan hệ truyền thống và đối tác chiến lược” của tác giả Lê Quỳnh
Nga, đăng số 4/2010; hay tác giả Nguyễn An Hà với bài viết “Quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam – Liên bang Nga: Tiềm năng và những bước phát triển mới” đăng
trên số 6/2011; tác giả Phạm Quỳnh Hương với bài viết “Quan hệ thương mại song
phương Việt – Nga: thực trạng và triển vọng” đăng trên số 1/2010… Bên cạnh đó
cịn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí uy tín khác như: tạp chí nghiên cứu Quốc tế
với bài viết “Liên bang Nga – Việt Nam: tiến tới đối tác chiến lược toàn diện” của
hai tác giả Voronhin A.S và Lê Thanh Vạn, đăng trên số 3/2012; Tạp chí Cộng Sản
với các bài viết “Nhìn lại những bước tiến trong quan hệ Việt Nam – Nga những
năm gần đây” số 854/2013 của tác giả Hà Mỹ Hương, đăng trên số 854/2013; bài
viết “Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh quốc tế
mới” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, đăng trên số 19/2006.
Những công trình nghiên cứu ngồi nước
Ngồi những cơng trình nghiên cứu về Nga của các học giả trong nước, cịn
có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
của các học giả nước ngoài như cơng trình “The Current Foreign Policy of Russia”
(Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga hiện nay) của tác giả Tatiana
Zakaurtseva; Cơng trình “Russia and the New World Disorder” (Nga và rối loạn thế

6


giới mới) của tác giả Dr. Bobo Lo xuất bản năm 2015; Cơng trình: “The New

Russian Foreign Policy Concept: Evolving Continuity” (Khái niệm chính sách đối
ngoại mới của Nga: sự phát triển liên tục), tác giả Andrew Monaghan, được đăng
tải trên Chatham House, The Royal Institute of International Affairs, April 2013;
cơng trình “Russian Foreign Policy: Continuity in Change” (Chính sách đối ngoại
của Nga: tiếp tục thay đổi) của nhóm tác giả Andrew C. Kuchins và Igor A.
Zevelev xuất bản năm 2012 trên tạp chí The Washington Quarterly, Vol.35, No.1;
bài viết “Russia‟s „New‟ Tools for Confronting the West: Continuity and Innovation
in Moscow‟s Exercise of Power” (Các công cụ mới của Nga đối đầu với phương
Tây: Liên tục và đổi mới trong cách thể hiện quyền lực của Matxcova) của tác giả
Keir Giles đăng tải trên Chatham House, The Royal Institute of International Affairs
ngày 21/3/2016…
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu được đề cập ở trên tập trung nghiên
cứu vào các vấn đề sau:
- Hệ thống hóa về sự hình thành và phát triển chính sách đối ngoại của mỗi
nước sau chiến tranh lạnh, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mỗi bên cho phù
hợp với lợi ích và tình hình thế giới hiện nay, những xu hướng vận động, phát triển
trong quan hệ hợp tác Liên bang Nga – Việt Nam.
- So sánh quan hệ hợp tác Nga – Việt với một số đối tác của cả hai nước và
những yếu tố tác động đến quan hệ hợp tác Nga – Việt.
- Nhận định về quan hệ Nga – Việt hiện nay, đề cập đến những kết quả đạt
được và những hạn chế còn tồn tại đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng
cường thúc đẩy hợp tác toàn diện quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam trong thời
gian tới.
Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tổng quát, chuyên
sâu về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Việt Nam giai đoạn 2001
đến nay. Do đó, nghiên cứu của luận văn được hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ

7



hơn chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam, gợi mở những vấn đề trong
quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga để từ đó giúp xác định vị trí của Việt Nam trong
chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ chính sách đối ngoại của Liên
bang Nga đối với Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Nghiên cứu, phân tích vị thế của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của
Liên bang Nga, những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của Nga đối với
Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
- Nghiên cứu, phân tích mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga qua từng
giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
- Đánh giá việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam từ
năm 2001 đến nay.
- Nhận định một số dự báo về xu hướng phát triển của Liên bang Nga, chiến
lược đối ngoại của Nga đối với Việt Nam và triển vọng quan hệ Việt Nam – Liên
bang Nga trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2001 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống như
phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, logic, so sánh, phương pháp định tính,

8


định lượng… nhằm làm sáng tỏ vấn đề, rút ra những nhận định có tính tổng hợp,
khái qt phục vụ nghiên cứu chi tiết, xác thực.

6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã tổng hợp, hệ thống hóa nguồn tư liệu, trong đó có tư liệu gốc,
được cập nhật có liên quan đến đề tài và có thể làm tài liệu tham khảo sau này.
- Luận văn tập trung phân tích, làm sáng tỏ chính sách đối ngoại của Liên
bang Nga đối với Việt Nam từ 2001 đến nay, đưa ra một số đánh giá chung về chính
sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra, luận
văn cũng đưa ra một số dự báo về xu hướng phát triển của Liên bang Nga, chiến
lược đối ngoại của Nga đối với Việt Nam trong thời gian tới và triển vọng quan hệ
Việt Nam – Liên bang Nga.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung nghiên cứu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo gồm 3 chương, 9 tiết.

9


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN
BANG NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Tổng quan chung về chính sách đối ngoại
1.1.1. Một số khái niệm về chính sách đối ngoại
Ngày nay, chính sách đối ngoại là một trong những thuật ngữ khơng cịn xa
lạ với những ai quan tâm đến tình hình thế giới, đến quan hệ giữa các quốc gia trong
mơi trường chính trị thế giới. Chính sách đối ngoại thường được nhìn nhận là một
trong những hoạt động của nhà nước, hướng ra bên ngồi. Trong đó, bên ngồi ở
đây vừa là mơi trường quốc tế - một tiến trình phức tạp và khó nắm bắt với những
sự kiện diễn ra liên tục, thay đổi không ngừng – vừa là mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ
lớn nhỏ trên thế giới với các chủ thể khác nhau tham gia vào quan hệ quốc tế và
ln tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói một cách khác, chính sách đối ngoại là
những chính sách, hoạt động của nhà nước đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ
khác trên thế giới, nó cịn xa lạ và ít nhận được sự quan tâm của nhân dân trong

nước so với các hoạt động đối nội của nhà nước có tác động trực tiếp đến đời sống
của nhân dân và diễn ra hàng ngày, thường xuyên.
Có thể nói, chính sách đối ngoại là một lĩnh vực rộng lớn và là đối tượng
nghiên cứu của rất nhiều học giả cũng như các trường phái khác nhau. Mặc dù hiện
nay có rất nhiều quan điểm về chính sách đối ngoại, song tựu chung lại có thể thấy,
các chủ thể “khơi mào” cho những hành động liên quan tới chính sách đối ngoại và
những chủ thể là mục tiêu cho các hành động đó thường là quốc gia (dù khơng phải
lúc nào cũng vậy). Do đó, có thể nhận định, khi nói tới chính sách đối ngoại tức là
nói tới những hành động, chiến lược và quyết định nhằm vào các chủ thể bên ngoài
phạm vi của một hệ thống chính trị nội địa (ví dụ, một nhà nước) [132].
Cho đến nay, đã có rất nhiều những nhận định khác nhau về khái niệm chính
sách đối ngoại. Theo học giả Breuning, chính sách đối ngoại là “tổng thể các chính
sách và các mối tương tác với mơi trường bên ngồi biên giới quốc gia”, “chính

10


sách đối ngoại của một quốc gia bao quát nhiều vấn đề khác nhau, từ an ninh
truyền thống và các lĩnh vực kinh tế tới những vấn đề môi trường, năng lượng, viện
trợ nước ngoài, di cư và quyền con người”[132] còn các học giả Kaarbo, Lantis,
Beasley cho rằng: “mục tiêu định hướng ban đầu của chính sách đó là mở rộng tầm
ảnh hưởng của quốc gia, điều này phân biệt chính sách đối ngoại với chính sách
đối nội” [132]. Theo từ điển thuật ngữ ngoại giao, chính sách đối ngoại là “chủ
trương, chiến lược, kế hoạch và các biện pháp thực hiện cụ thể do một quốc giai đề
ra, có liên quan đến các mối quan hệ quốc tế mà quốc gia đó thiết lập với quốc gia
và chủ thể khác nhằm tăng cường và bảo vệ lợi ích quốc gia mình” [7, tr.37].
Từ đây có thể thấy, chính sách đối ngoại là một lĩnh vực rộng lớn, được nhìn
nhận dưới nhiều góc cạnh khác nhau như: lĩnh vực đối ngoại (đối ngoại của Đảng,
Nhà nước), nội dung đối ngoại (chủ trương, quan điểm, đường lối), mơi trường bên
ngồi, phương thức và nghệ thuật triển khai chính sách đối ngoại (các hàn động ứng

phó, đối sách)… Vì thế khi xem xét, nghiên cứu cần triển khai theo những chiều
cạnh khác nhau để có cái nhìn bao qt và tổng thể hơn.
1.1.2. Đặc điểm của chính sách đối ngoại
Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp những chiến lược mà quốc
gia đó sử dụng trong q trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc
tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội nhằm đạt được
những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó. Chính sách đối
ngoại của một quốc gia thường được hoạch định bởi bộ máy chính phủ cao nhất của
quốc gia. Mỗi quốc gia khác nhau, mỗi thể chế chính trị khác nhau lại có cách cấu
tạo bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại khác nhau.
Tuy nhiên, về bản chất, chính sách đối ngoại là sự tương tác ra bên ngồi
phạm vi của quốc gia, do đó chính sách đối ngoại có những đặc điểm chung trong
hầu hết các chính sách đối ngoại của các quốc gia trên thế giới hiện nay.

11


Thứ nhất, chính sách đối ngoại là sự phản ánh chức năng đối ngoại của một
nhà nước, mà chức năng đối ngoại là sự tiếp tục và mở rộng của chức năng đối nội.
Điều này liên quan đến mục tiêu của chính sách đối ngoại, bởi dù chính sách đối
ngoại do chủ thể hay quốc gia nào hoạch định thì mục tiêu chung nhất mà nó hướng
tới đó là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển kinh tế, tối đa hóa lợi ích
hay khẳng định vị thế quốc gia… và những mục tiêu này luôn luôn song trùng với
mục tiêu của chính sách đối nội.
Sẽ khơng có trường hợp mục tiêu đối nội và mục tiêu đối ngoại của một quốc
gia tách rời nhau, chúng chỉ khác nhau thơng qua hình thức, con đường và phạm vi
thực hiện: chính sách đối nội thực hiện thơng qua tun truyền, vận động, khuyến
khích cơng dân trong lãnh thổ; cịn chính sách đối ngoại thực hiện thơng qua con
đường hợp tác, cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh với các chủ thể bên
ngoài lãnh thổ quốc gia.

Thứ hai, chính sách đối ngoại chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và
bối cảnh chính trị quốc tế bên ngồi. Đây khơng chỉ là đặc điểm mà nó cịn là một
trong những nhân tố có tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của một
quốc gia. Tham chiếu từ mục đích của chính sách đối ngoại mà các chủ thể hoạch
định chính sách nhìn nhận tình hình, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước để có
cái nhìn đa chiều, xác định đâu là những yếu tố có ảnh hưởng đến chính sách đối
ngoại của quốc gia, từ đó có những quyết định phù hợp với mục tiêu mà chính sách
đối ngoại đó hướng tới nhằm tối đa hóa lợi ích mà quốc gia đạt được. Do đó, các
quốc gia đều phải chú ý đến những yếu tố về kinh tế, văn hóa, dân tộc, nền tảng
chính trị cũng như các biến đổi về kinh tế, chính trị quốc tế trong q trình xây
dựng chính sách đối ngoại.
Thứ ba, chính sách đối ngoại là sản phẩm đa chủ thể. Trong một quốc gia,
khơng có một cơ quan riêng lẻ nào có thể tạo lập được chính sách đối ngoại, mà nó
là sản phẩm tổng hợp của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, của nhà nước.
Điều này được thể hiện qua hầu hết các thể chế chính trị mà các quốc gia trên thế

12


giới áp dụng hiện nay trong quá trình vận hành bộ máy chính trị đất nước. Sau nữa,
các chính sách đối ngoại của một quốc gia còn phải nhận được sự đồng tình, ý kiến
đóng góp của tồn dân cũng như các nhân vật chính trị, các chính khách.
Thứ tư, chính sách đối ngoại có tính giai đoạn. Điều này thể hiện qua bản
chất của chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại là một hoạt động chính trị quốc
tế rất nhạy cảm đồng thời nó là sự tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa,
chính trị trong nước, do đó chính sách đối ngoại khơng thể tách rời độc lập với các
yếu tố trên. Vì vậy, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại là một đặc trưng rất rõ nét.
Khi theo dõi diễn biến của các chính sách đối ngoại có thể thấy trong đó là những
sự ưu tiên thứ bậc các vấn đề trong quan hệ quốc tế của một quốc gia. Sự ưu tiên
này thay đổi theo những biến động trong nước trong những điều kiện nhất định. Mặt

khác, các yếu tố bên ngoài, những thay đổi trong môi trường quốc cũng tác động
mạnh vào chính sách đối ngoại của một nước. Do vậy, chính sách đối ngoại ln có
sự điều chỉnh theo những biến động của môi trường trong nước và quốc tế, do đó,
chính sách đối ngoại có đặc tính giai đoạn.
Thứ năm, chính sách đối ngoại có tính kế thừa. Q trình phát triển của các
quan hệ quốc tế ln diễn ra trong một chuỗi các gia đoạn, theo đó mà các chính
sách đối ngoại được hoạch định. Tính kế thừa trong chính sách đối ngoại của một
quốc gia thể hiện ở chỗ trong một chính sách, nhà nước phải phát huy được những
ưu điểm, những mặt mạnh, cũng như cần phải tránh không lặp lại những thất bại, sơ
hở của những đường lối, chính sách đối ngoại trước đó gặp phải.
Thứ sáu, chính sách đối ngoại có tính sáng tạo. Chính sách đối ngoại là sản
phẩm kết hợp giữa hai yếu tố: yếu tố vật chất khách quan và năng lực cụ thể của con
người. Nhưng tựu chung lại, chính sách đối ngoại là sản phẩm chủ quan của con
người khi nhận thức các sự kiện có tính chất vật chất khách quan, phát triển có quy
luật, do đó nó mang tính sáng tạo. Bên cạnh đó, tính sáng tạo của chính sách đối
ngoại cịn được thể hiện ở khả năng dự báo xu hướng phát triển của các sự kiện
chính trị trong nước và quốc tế; dự báo được khuynh hướng tất yếu của các hoạt

13


động đối ngoại đã được trù liệu và được nhà nước điều khiển trong những thời điểm
nhất định [6, tr.257-259].
* Các nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại quốc gia
Mỗi quốc gia trên thế giới, dù lâu đời hay mới thành lập, đều có nhu cầu
khẳng định bản sắc của đất nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của mỗi
quốc gia tác động, ảnh hưởng đến quốc gia đó và nó thể hiện rõ vai trị với quốc gia
của mình trong nhiều trường hợp, hồn cảnh đặc biệt như: khi có quan hệ căng
thẳng với một quốc gia nào đó, thậm chí có nguy cơ xảy ra chiến tranh; khi chủ
quyền quốc gia hay toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa dưới nhiều hình thức khác nhau; sự

thống nhất quốc gia hay khối đồn kết dân tộc có nguy cơ bị phá vỡ…
Từ đây có thể thấy, tác động chủ yếu của chính sách đối ngoại với mỗi quốc
gia là bảo vệ lợi ích của mình trên trường quốc tế, chống lại mọi thế lực làm tổn hại
hoặc đe dọa đến lợi ích của mình. Do vậy, khi hoạch định một chính sách đối ngoại
quốc gia, các nhà hoạch định luôn phải chú ý đến những nhân tố chủ chốt quyết
định chính sách đối ngoại của một quốc gia:
Chủ quyền quốc gia. Đây được coi là nhân tố có ảnh hưởng cốt lõi trong q
trình hoạch định chính sách đối ngoại của quốc gia, bởi quốc gia sẽ khơng tồn tại
nếu khơng có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia là một đặc tính của quốc gia, đã là
quốc gia thì phải có chủ quyền. Theo đó, chủ quyền quốc gia là quyền tự chủ của
một nhà nước độc lập thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của mình [20,
tr. 54].
Chủ quyền quốc gia được phát sinh cùng với sự hình thành của nhà nước,
vận động cùng với quá trình phát triển quốc gia và nhà nước sinh ra là để bảo đảm
chủ quyền quốc gia. Ngược lại, điều kiện quan trọng để quốc gia có chủ quyền thực
sự chính là một nhà nước độc lập, một nhà nước có khả năng tự mình đề ra chính
sách, tự mình thực thi các quyền và chức năng một cách tự chủ mà khơng chịu sự áp
chế từ bên ngồi. Với ý nghĩa đó, chủ quyền quốc gia là mục đích và giá trị thiêng

14


liêng của mọi quốc gia. Do đó, nhân tố chủ quyền quốc gia trở thành giá trị cốt lõi
trong việc hình thành chính sách đối ngoại quốc gia bởi mọi quốc gia đều theo đuổi
việc bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình trong quan hệ quốc tế.
Địa vị và lợi ích quốc gia – dân tộc. Đây được coi là điểm xuất phát và là
căn cứ chủ yếu nhất của chính sách đối ngoại của tất cả các nước trên thế giới, bởi
tác động chính của một chính sách đối ngoại đó là bảo vệ lợi ích và địa vị của chủ
thể khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Thơng thường, chủ thể nào cũng có những lợi
ích của riêng nó, đối với chủ thể quốc gia, lợi ích của nó chính là lợi ích của cả dân

tộc mà nhà nước, kẻ đại diện cho dân tộc ấy phải có trách nhiệm kiếm tìm, duy trì
và phát triển các lợi ích mà người dân lập ra nó địi hỏi. Một nhà nước và chế độ của
một quốc gia được xây dựng dựa trên những lợi ích chung và căn bản của tồn dân
tộc, do đó, nói đến lợi ích quốc gia là nói đến lợi ích của cả dân tộc.
Lợi ích quốc gia nảy sinh cùng với sự ra đời của nhà nước và có sự vận động
cùng với quá trình hình thành và phát triển quốc gia, nhà nước với chức năng đối
ngoại của mình được sinh ra là để thực hiện lợi ích quốc gia đồng thời nhà nước
cũng là đại diện quốc gia trong việc thực thi lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Ban đầu, lợi ích quốc gia được hiểu như là lý do tồn tại của một hình thức tổ chức
nhà nước nào đó, ngày nay, dưới sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hiện thực, nó được
coi là một trong những lý do căn bản cho việc các quốc gia theo đuổi quyền lực
trong quan hệ quốc tế. Hay nói một cách khác, lợi ích quốc gia chính là sự cụ thể
hóa động cơ tham gia quan hệ quốc tế của một quốc gia, là sự hướng dẫn hành vi
của quốc gia trong quan hệ quốc tế và là kết quả mong đợi của sự tương tác giữa
các quốc gia. Do vậy chính sách đối ngoại của một quốc gia là sự phản ánh lợi ích
của quốc gia đó trên trường quốc tế, đồng thời cũng là công cụ bảo vệ lợi ích đó.
Ngày nay, chính sách đối ngoại của các quốc gia đều coi trọng việc nâng cao sức
mạnh tổng hợp quốc gia, coi đó là điều kiện cơ bản, quyết định việc nâng cao địa vị
quốc tế. Bảo vệ địa vị quốc gia tương xứng với trọng lượng của nước đó trên vũ đài
quốc tế là lợi ích chính đáng của bất kỳ quốc gia nào.

15


Tình hình quốc nội và thực lực quốc gia. Chính sách đối ngoại xuất phát từ
tình hình quốc nội và thực lực của mỗi quốc gia. Ở đây có thể hiểu tình hình quốc
nội và thực lực quốc gia hay còn gọi là sức mạnh tổng hợp quốc gia là một khái
niệm được dùng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ toàn bộ thực lực đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, bao gồm nhiều nhân tố cấu thành
như: lãnh thổ, dân số, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, giao thông, sức mạnh quân sự,

quan hệ đối ngoại… Xét từ sâu xa thì tình hình nội trị là cơ sở quan trọng hàng đầu
trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Chính sách đối ngoại bao giờ cũng
hướng đến việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội và chính trị quốc nội, đặc
biệt là những vấn đề cơ bản nhất, bức xúc nhất của quốc gia, có liên quan trực tiếp
đến quyền lực chính trị của giai cấp thống trị hoặc một bộ phận của giai cấp thống
trị, do đó, đối ngoại phải xuất phát từ chính trị đối nội, phục vụ cho đối nội. Điều đó
có nghĩa là thực lực quốc gia là một trong những cơ sở để hoạch định đường lối
chính sách đối ngoại. Với tất cả các quốc gia, chính sách đối ngoại khơng thể đề ra
một cách chủ quan mà phải xuất phát từ thực tế khách quan, trước hết là thực lực
nước đó trong tương quan so sánh với các nước trong cộng đồng quốc tế. Ngoài ra,
việc dựa vào các nguồn lực quốc gia để đề ra chính sách đối ngoại là tất yếu, song
phương thức sử dụng nguồn lực quốc gia thì khơng giống nhau. Căn cứ vào thực lực
quốc gia, song không coi thường các xu hướng của thế giới, đặc biệt là xu hướng
hịa bình, hợp tác và phát triển; không quá ỷ lại vào sức mạnh để giải quyết các vần
đề quốc tế, biết tạo ra những quan hệ quốc tế có lợi cho quốc gia, kết hợp sức mạnh
quốc gia – dân tộc với những điều kiện bên ngồi [27, tr.24-30].
Nhìn chung, chính sách đối ngoại của hầu hết các quốc gia đều xuất phát từ
những tiêu chí chủ quan nền tảng mang tính phổ biến như: địa vị và lợi ích quốc
gia, chế độ chính trị - xã hội, lợi ích riêng của tập đồn cầm quyền, tình hình nội bộ
của các nước về kinh tế, chính trị, xã hội, nguồn lực tổng hợp… Vì vậy, ngoài
những yếu tố kể trên, khi quốc gia hoạch định chính sách đối ngoại cịn chịu tác
động từ những nhân tố khác như: môi trường bên trong bao gồm các yếu tố kinh tế xã hội và các yếu tố chính trị - xã hội; mơi trường xã hội bên ngồi; mơi trường tự

16


nhiên bên ngoài; các yếu tố nhận thức xã hội… Tựu chung lại, mỗi quốc gia khi
hoạch định chính sách đối ngoại đều có những tiêu chí lựa chọn riêng. Dù xuất phát
từ tiêu chí nào đi chăng nữa thì các chính sách và biện pháp trong quan hệ đối ngoại
cũng được xây dựng dựa theo hai loại hình: một là dựa trên sức mạnh quốc gia, hai

là dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, chính trị, an ninh… tùy theo tính chất
của giới cầm quyền quốc gia đó và trong tương quan lực lượng trên thế giới cũng
như trong những mối quan hệ cụ thể mà loại hình nào được đề cao hơn.
1.2. Các nhân tố tác động đến sự hình thành chính sách đối ngoại của
Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI
1.2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Liên Xô - Mỹ khơng cịn,
Mỹ trở thành siêu cường duy nhất chi phối cục diện chính trị thế giới. Tuy nhiên,
bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – cơng nghệ, tồn
cầu hóa, khu vực hóa, sức mạnh kinh tế đang dần trở thành một yếu tố quyết định
đến vị thế các nước trong hệ thống quyền lực trên thế giới. Có thể nói, sự vận động
và phát triển của thế giới chịu tác động mạnh mẽ của các xu hướng: 1/Tồn cầu hóa
là một xu thế khách quan, mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực, đang lôi cuốn hầu
hết mọi quốc gia, bất luận ở trình độ phát triển nào, tham gia vào quá trình này;
2/Cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ mới phát triển nhanh, nền kinh tế thế giới
đang trong bước chuyển sang kinh tế tri thức và xu thế này cũng khơng cịn là vấn
đề riêng của các nước phát triển; 3/Trên bình diện an ninh – chính trị, xu thế hịa
bình, hợp tác cùng phát triển vẫn chiếm ưu thế trên bàn cờ thế giới; 4/Thế giới hiện
nay chịu sự tác động, chi phối của xu hướng đa cực hóa trong cấu trúc quyền lực thế
giới.
Về chính trị, nắm giữ vai trị điều khiển “cuộc chơi” tồn cầu, tiếp tục gia
tăng chủ nghĩa đơn phương, lấn át vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết
các công việc của thế giới như chống chủ nghĩa khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ
khí hạt nhân… vẫn là nước Mỹ. Bên cạnh đó, Liên bang Nga với tư cách là nước kế

17


thừa Liên Xô ngày càng tập trung gia tăng sức mạnh kinh tế, củng cố sức mạnh
quân sự, hiện đại hóa qn đội, vũ khí chiến lược, tăng cường mở rộng ảnh hưởng

của mình, thách thức vai trị thống trị của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ ngày càng gặp khó
khăn trong việc duy trì sự bá quyền của mình trước tình hình bất ổn với một số
phong trào nổi dậy và bạo lực của các chiến binh ở ba nước Afghanistan, Pakistan
và Iraq, sự mất dần vị thế của Mỹ ở Trung Đơng.
Ngồi ra, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ, sự năng động của
các nước ASEAN, sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản làm cho khu vực châu Á, đặc
biệt là khu vực Đông Á trở thành một khu vực tiềm năng, thu hút sự chú ý của các
cường quốc và khu vực trên thế giới và được dự báo sẽ là một nhân tố quan trọng
làm thay đổi cơ cấu quyền lực của thế giới trong thế kỷ XXI.
Về kinh tế, một trong những xu hướng lớn nhất của thế giới về kinh tế những
năm đầu thế kỷ XXI là tồn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại, những xu hướng
này tác động lớn đến các quốc gia không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, xã hội,
an ninh, quan hệ quốc tế. Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ,
sự phát triển kinh tế tri thức, tồn cầu hóa kinh tế khơng chỉ tạo ra những khả năng,
địa bàn rộng lớn cho sự phát triển kinh tế mà còn dẫn đến những mâu thuẫn, xung
đột, những cuộc cạnh tranh gay gắt, phức tạp, những biến đổi về thị trường, những
thay đổi đột ngột về tương quan lực lượng kinh tế, chính trị trên thế giới.
Về an ninh, thế giới đứng trước những thách thức an ninh truyền thống như:
sự lan rộng các không gian xung đột trong nền chính trị thế giới, sự xuống cấp trong
việc giải trừ vũ khí cũng như kiểm sốt vũ khí, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc
tộc, chủ nghĩa ly khai… có nguy cơ lan rộng trên cấp độ tồn cầu. Bên cạnh đó, thế
giới cũng đang phải đối mặt với những vấn đề an ninh phi truyền thống như: vấn đề
an ninh năng lượng đang trở nên cấp thiết, khủng hoảng về lương thực, nghèo đói
và dịch bệnh diễn ra tràn lan, sự gia tăng bất bình đẳng giàu nghèo… buộc các quốc
gia phải hợp tác với nhau nhằm ổn định và giữ vững an ninh, hịa bình thế giới.

18


Ở khu vực, sự tan rã của Liên Xô, khối SEV và sự giải thể của tổ chức “Hiệp

ước Vacsava” đã làm Nga mất vai trò chi phối và mất “vùng đệm” chiến lược ở
Trung – Đông Âu và ở khu vực các nước Ban Tích. Trong khi đó, việc hàng loạt các
nước Đông Âu gia nhập NATO đã làm cho khơng gian địa chính trị của Nga ngày
càng hẹp lại, gây nên mối đe dọa tiềm tàng đối với nền an ninh của Nga. Điều này
buộc Nga phải có những sự điều chỉnh thích hợp trong quan hệ chính trị đối ngoại,
nhằm tăng cường vị thế của mình tại khu vực, nơi mà Nga có quan hệ lợi ích thiết
thực và cấp thiết.
Nhìn chung, trước những thay đổi lớn của bối cảnh quốc tế, các nước lớn
trong đó có Nga đều có sự điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với tình hình phát
triển của thế giới nói chung và của các nước và các khu vực. Trong khn khổ luận
văn, tác giả tập trung phân tích những nhân tố nổi bật trên trường quốc tế có tác
động đến đường lối phát triển của Nga cũng như việc điều chỉnh chính sách đối
ngoại của Nga những năm đầu thế kỉ XXI.
1.2.2. Bối cảnh trong nước
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga bước lên vũ đài chính trị với tư cách
là quốc gia kế tục Liên Xô, được thừa hưởng các di sản kinh tế, quân sự, tiềm lực
kinh tế - khoa học kỹ thuật cũng như quy chế đặc biệt của siêu cường Liên Xô cũ:
1/Nga được Liên Hợp Quốc đồng ý chuyển giao chiếc ghế Ủy viên thường trực Hội
đồng Bảo an vốn do Liên Xô trước đây nắm giữ; 2/Các đại sứ và sứ quán của Liên
Xô trước đây ở tất cả các nước được thừa nhận là đại sứ và đại sứ quán của Liên
bang Nga mà không cần các thủ tục chuyển giao ngoại giao; 3/Trong số các nước
cộng hòa của siêu cường hạt nhân Liên Xơ chỉ có Liên bang Nga được thừa nhận là
cường quốc hạt nhân, “nút bấm hạt nhân” thuộc về Tổng thống Nga.
Bên cạnh đó, Nga cũng có những lợi thế khách quan như:
Nga là nước có diện tích rộng nhất, trải dài từ châu Âu tới châu Á, có nhiều
nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, có nguồn khí đốt dồi dào, qua đó có thể

19



×