Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ thanh niên khuyết tật vận động tại hà nội nghiên cứu tại hội thanh niên khuyết tật hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.3 KB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- - -

- - -

ĐẶNG HUYỀN TRANG

CƠ HỘI TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
SINH SẢN CỦA NỮ THANH NIÊN KHUYẾT TẬT VẬN
ĐỘNG TẠI HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TẠI HỘI THANH NIÊN
KHUYẾT TẬT HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- - -

- - -

ĐẶNG HUYỀN TRANG

CƠ HỘI TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
SINH SẢN CỦA NỮ THANH NIÊN KHUYẾT TẬT VẬN
ĐỘNG TẠI HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TẠI HỘI THANH NIÊN
KHUYẾT TẬT HÀ NỘI)


Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Cảnh Khanh

HÀ NỘI – 2013


Lời cảm ơn
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời
cảm ơn chân thành tới:
GS.TS. Đặng Cảnh Khanh, người thầy kính mến đã hết lịng giúp đỡ
và hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Các thầy cô giảng dạy các môn học trong suốt 02 năm đã mang đến
cho tơi rất nhiều kiến thức q báu và truyền cho tôi sự tâm huyết, yêu nghề
để tơi có thể động lực và niềm tin theo đuổi lĩnh vực mà mình đã chọn.
Các anh chị, các đồng nghiệp tại Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và
Dân số (CCIHP) đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời
gian và cơng việc để tơi có thể hồn thành khóa học theo đúng tiến độ.
Xin cảm ơn các bạn nữ thanh niên khuyết tật vận động, các vị phụ
huynh và cán bộ y tế đã nhiệt tình hợp tác, cung cấp thơng tin để tơi có thể
thu thập được những thông tin và số liệu quý báu cho luận văn.
Xin gửi lới cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp Cao học Công
tác xã hội 2 (khóa học 2011-2013) đã ln giúp đỡ tơi trong những lúc tơi
gặp khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, người chồng và hai con yêu quý đã luôn
ở bên cạnh, là động lực to giúp tôi khơng ngừng cố gắng học tập để hồn
thành luận văn này.



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTXH

Công tác xã hội

HIV

Human Immuno-Deficiency Virus
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

SKSS

Sức khỏe sinh sản

SKSSTD

Sức khỏe sinh sản tình dục

UN

United Nation
Liên Hợp Quốc

WHO


World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC HÌNH

Tên hình

Trang

Hình 1: Bậc thang nhu cầu

15

Hình 2: Sơ đồ hệ thống sinh thái của người khuyết tật

17

Hình 3: Sơ đồ phả hệ gia đình của thân chủ

77

Hình 4: Sơ đồ lực tác động bên trong và bên ngồi tới thân chủ

80

Hình 5: Sơ đồ sinh thái hỗ trợ thân chủ

82



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Đặng Cảnh Khanh. Các
thông tin thu thập và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất kì hình thức nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Đặng Huyền Trang

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn và chủ tịch hội đồng:
Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng

GS. TS. Đặng Cảnh Khanh

PGS.TS. Trịnh Văn Tùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………...

Trang
1

1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………..


1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ………………………………..

4

3. Ý nghĩa của nghiên cứu ………………………………………

8

3.1. Ý nghĩa lý luận ……………………………………………

8

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ………………………………………….

9

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ………………………….

9

4.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………….

9

4.2. Khách thể nghiên cứu …………………………………….

9


5. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………..

9

5.1. Thời gian nghiên cứu ……………………………………..

9

5.2. Không gian nghiên cứu …………………………………...

9

5.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu ……………………………

10

6. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………...

10

7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………

10

7.1. Mục đích nghiên cứu ……………………………………..

10

7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………….


11

8. Phương pháp ………….. ……………………………………..

11

8.1. Phương pháp nghiên cứu …………………………............

11

8.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu ………..………………

11

8.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ..……..…………………..

11

8.1.3. Phương pháp quan sát ..………….….…………………

12

8.2. Phương pháp thực hành…………….. ……………………

12

9. Xử lý số liệu …………………………………………………..

13



NỘI DUNG CHÍNH

14

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ………

14

1.1. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu …………….......

14

1.1.1. Lý thuyết nhu cầu ……………………………………..

14

1.1.2. Lý thuyết sinh thái ……………………………………

16

1.2. Các khái niệm công cụ …………………………………....

17

1.2.1. Khuyết tật ……………………………………………..

17


1.2.2. Người khuyết tật ……………………………………...

19

1.2.3. Khuyết tật vận động …………………………………..

19

1.2.4. Thanh niên ……………………………………………

19

1.2.5. Sức khỏe sinh sản ……………………………….........

20

1.2.6. Dịch vụ ………………………………………………..

22

1.2.7. Cơ hội ………………………………………………...

22

1.2.8. Cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS ……………..

22

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu …………………………….


25

Chương 2: Thực trạng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS
của nữ thanh niên khuyết tật vận động tại Hội thanh niên
khuyết tật Hà Nội ………………………………………………

27

2.1. Một số thơng tin về nhóm nữ khuyết tật vận động tham
gia nghiên cứu …………………………………….....................

27

2.2. Những vấn đề SKSS của nữ thanh niên khuyết tật vận
động ……………………………………………………………..

27

2.3. Thực trạng các cơ sở chăm sóc SKSS tại Hà Nội hiện nay

30

2.4. Trải nghiệm về việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS
của nữ thanh niên khuyết tật vận động tại Hội thanh niên khuyết
tật Hà Nội ……………………………………………………….

32


2.5. Những rào cản trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm

sóc SKSS của nữ khuyết tật vận động…………………………..

34

2.5.1. Những rào cản chủ quan ……………………………..

34

2.5.2. Những rào cản khách quan …………………………...

42

2.5.2.1. Từ phía gia đình …………………………………..

42

2.5.2.2. Từ phía xã hội ……………………………………

49

2.5.2.3. Từ phía các cơ sở y tế …………………………….

56

Chương 3: Mơ hình vận dụng cơng tác xã hội cá nhân trong
việc trợ giúp nữ thanh niên khuyết tật vận động tiếp cận
dịch vụ chăm sóc SKSS ………………………………………..

61


3.1. Phương pháp cơng tác xã hội cá nhân…………………….

61

3.2. Mơ hình vận dụng ………………………………………..

66

3.2.1. Trường hợp điển cứu …………………………………

66

3.2.2. Tiến trình trợ giúp ……………………………………

68

3.2.2.1. Tiếp cận thân chủ …………………………………

68

3.2.2.2. Nhận diện vấn đề …………………………………

70

3.2.2.3. Thu thập thơng tin ………………………………..

71

3.2.2.4. Đánh giá chẩn đốn ………………………………


78

3.2.2.5. Lập kế hoạch ……………………………………..

83

3.2.2.6. Thực hiện kế hoạch ………………………………

86

3.2.2.7. Lượng giá …………………………………………

89

KẾT LUẬN ……………………………………………………..

92

KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………….

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………......

98

PHỤ LỤC ………………………………………………………

102



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tỉ lệ người khuyết tật trên thế giới ngày càng tăng và hiện chiếm đến 15%
dân số toàn cầu, tương đương 1 tỉ người. Đây là con số thống kê mới nhất của
Ngân hàng thế giới (World Bank) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) được công
bố ngày 9/6/2011 [21, tr. xi]. Ở Việt Nam, theo thống kê từ kết quả Tổng điều
tra dân số 2009, tỉ lệ khuyết tật là gần 6%[8]. Con số này cũng gần với tỉ lệ
khuyết tật theo báo cáo của Bộ Lao động thương binh xã hội năm 2009, trong
đó, tỉ lệ người khuyết tật ở nữ cao hơn đôi chút so với nam ở tất cả các dạng
khuyết tật và mức độ khó khăn. Hầu hết người khuyết tật đều thuộc các hộ
nghèo. Có đến 80% người khuyết tật sống phụ thuộc vào nguồn trợ cấp từ gia
đình hoặc xã hội thơng qua Nhà nước hoặc cộng đồng. Chính vì vậy, vấn đề
người khuyết tật đang ngày càng địi hỏi sự quan tâm của tồn xã hội trên
nhiều khía cạnh.
Ngày 13 tháng 12 năm 2006, Liên hợp quốc (UN) đã chính thức thơng qua
Cơng ước về quyền của người khuyết tật – công ước đầu tiên về nhân quyền
trong thế kỷ XXI để bảo vệ và nâng cao quyền cũng như cơ hội của những
người khuyết tật trên tồn thế giới. Những nước tham gia cơng ước sẽ điều
chỉnh luật pháp của nước mình để người khuyết tật được hưởng quyền lợi
bình đẳng như mọi người, đó là quyền được học hành, quyền được làm việc
và hưởng cuộc sống văn hóa, quyền được sở hữu và thừa kế tài sản, quyền
không bị phân biệt đối xử trong hôn nhân, sinh con…
Ở Việt Nam, ngày 30 tháng 7 năm 1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã
ban hành “Pháp lệnh về người tàn tật”1 nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ
1

Trước đây ở Việt Nam gọi là người tàn tật và một số văn bản, chính sách cũ vẫn sử dụng từ này. Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây, người ta có xu hướng gọi là người khuyết tật bởi “khuyết tật” có nghĩa là chỉ sự
khiếm khuyết một phần nào đó nhưng vẫn có khả thể phát triển tài năng và trí tuệ bình thường, còn “tàn”


1


những người tàn tật. Là công dân, thành viên của xã hội, người khuyết tật tuy
khiếm khuyết một phần về thể chất song vẫn ln có quyền được bình đẳng,
tham gia tích cực và đóng góp khơng ngừng vào các hoạt động phát triển xã
hội. Đồng thời, người khuyết tật có quyền được xã hội quan tâm, trợ giúp và
được miễn trừ một số nghĩa vụ cơng dân. Đó chính là sự quan tâm của Đảng,
nhà nước ta, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội, thực hiện công bằng xã
hội đối với người khuyết tật.
Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề của người khuyết tật được quan tâm hiện
nay mới chỉ tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục hồ nhập, tạo cơng ăn
việc làm, hỗ trợ kinh tế, phục hồi chức năng. Đối với lĩnh vực sức khỏe,
người khuyết tật đã được chú trọng, quan tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Vấn đề bảo hiểm y tế cũng đang được giải quyết để giúp NKT có nhiều cơ hội
được khám chữa bệnh hơn. Mặt khác, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng vấn
đề sinh sản và tình dục của người khuyết tật cũng hết sức quan trọng bởi đây
là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của tất cả mọi người trong
xã hội. Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) của người
khuyết tật hiện nay đang còn là một khoảng trống lớn và chưa được đề cập
đầy đủ trong các chính sách, chương trình can thiệp. Các cơ sở y tế chăm sóc
SKSS vẫn cịn tạo ra một khoảng cách khá lớn đối với những bệnh nhân là
người khuyết tật.
nghĩa là hết, giống như GS.TS Lê Thị Quý, Trung tâm nghiên cứu Giới và Phát triển phát biểu trong Hội thảo
khoa học về sinh kế, việc làm và hỗ trợ xã hội cho người khuyết tật ở nông thôn Việt Nam do Trung tâm
nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương - Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN phối hợp với Trung tâm Hợp
tác Quốc tế - Đại học Osaka và Đại học Ochanomizu, Nhật Bản tổ chức: ‘Dùng khái niệm Người Tàn tật là
khơng chính xác cả về nội dung và hình thức, vì trên thực tế những người bị tật vẫn có thể phát triển tài năng
và trí tuệ bình thường, thậm chí có những người đã đạt được những thành tích vượt trội so với những người

lành lặn trên nhiều lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, viết văn, tin học, thể thao, thủ công mỹ nghệ... Theo
quan điểm của chúng tôi, đề nghị chúng ta thống nhất dùng khái niệm NKT để chỉ nhóm người này. Thuật
ngữ này diễn đạt sự khuyết thiếu chủ yếu do khách quan, bất khả kháng, ngoài mong đợi... Đây là khái niệm
vừa mang ý nghĩa tơn trọng, vừa có ý nghĩa động viên NKT phấn đấu vươn lên.’ (VNU. (2009). ‘NKT ở
nông thôn Việt Nam: sinh kế, việc làm và bảo trợ xã hội.’ Retrieved ngày 23 tháng 3, 2010, from
/>
2


Thực tế cho thấy, người khuyết tật cũng có những nhu cầu, những vấn đề
liên quan đến SKSS cần được chăm sóc như những người khơng khuyết tật.
Ví dụ như nhóm người khuyết tật vận động có thể gặp tình trạng cơ quan vận
động bị tổn thương do bẩm sinh, do chấn thương, tai nạn hay hậu quả của một
số bệnh… Điều đó gây nên cho họ những khó khăn khi di chuyển, hoạt động
cầm nắm, đứng, ngồi… Tuy nhiên, hầu hết người khuyết tật vận động có năng
lực trí tuệ phát triển bình thường cũng như khả năng sinh sản bình thường.
Đặc biệt với nữ khuyết tật vận động, họ đều có thể gặp phải những vấn đề
SKSS như mang thai, nạo phá thai, sinh con, viêm nhiễm đường sinh sản cần
được chăm sóc. Thậm chí, do tính dễ bị tổn thương và khả năng tự phòng vệ
thấp, họ cịn có nguy cơ bị quấy rối, lạm dụng tình dục cao hơn. Vì vậy, nhu
cầu được chăm sóc SKSS tình dục của họ cịn cao hơn so với những người
không khuyết tật. Họ cũng phải đối mặt với các nguy cơ cao trong việc bị ép
buộc triệt sản, ép buộc nạo thai, hôn nhân cưỡng bức. Một cuộc nghiên cứu
tại ấn Độ cho thấy phần lớn phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật bị đánh đập ở gia
đình, 25% phụ nữ khuyết tật thất học bị cưỡng hiếp và 6% phụ nữ khuyết tật
bị ép buộc triệt sản. Chính vì vậy, điều 25 trong cơng ước về quyền người
khuyết tật của Đại Hội đồng Liên hợp quốc kỳ họp 61 năm 2006 đã nêu rõ:
“cần phải cung cấp cho người khuyết tật các dịch vụ và chương trình y tế
cùng mức, có chất lượng, đạt tiêu chuẩn, miễn phí hoặc với mức phí có thể
chấp nhận được, tương tự như cung cấp cho những người không khuyết tật

khác, bao gồm các dịch vụ y tế về sức khoẻ tình dục và sinh sản và các
chương trình y tế cộng đồng về dân số.
Vì vậy, rất cần thiết phải có sự tìm hiểu về các rào cản đang cản trở việc
chăm sóc SKSS đối với nữ khuyết tật hiện nay. Đó là lý do tơi chọn chủ đề
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học là “Cơ hội tiếp cận các dịch vụ

3


chăm sóc SKSS của nữ thanh niên khuyết tật vận động tại Hà Nội (Nghiên
cứu tại Hội thanh niên khuyết tật Hà Nội)”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Các nghiên cứu trên thế giới:
Trên thế giới hiện nay cũng đã có những nghiên cứu liên quan đến
chăm sóc SKSS cho nữ khuyết tật vận động, có thể kể đến một số nghiên cứu
sau:
“Những trải nghiệm về chăm sóc SKSS của nữ khuyết tật vận
động: Một nghiên cứu định tính” do Heather Becker và cộng sự thực hiện
trên 10 phụ nữ tuổi từ 28 đến 47 tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm
phụ nữ khuyết tật vận động này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để có
thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS như trang thiết bị, cơ sở vật chất,
hạn chế sự lựa chọn các biện pháp tránh thai, sự thờ ơ của cán bộ y tế. Những
người cán bộ y tế này tỏ ra ngạc nhiên khi thấy những người khuyết tật có nhu
cầu về sinh sản và tình dục, bởi họ không hề hỏi bệnh nhân là người khuyết
tật về nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai hay đánh giá những nguy cơ
nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục của họ. Mặc dù hầu hết những
người tham gia phỏng vấn đề có bảo hiểm y tế nhưng họ đều khó gặp cán bộ
y tế. Vì vậy, họ né tránh việc đi khám phụ khoa định kỳ. Qua những phát hiện
nay, nhóm nghiên cứu đã đề xuất việc đào tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ
chăm sóc SKSS bao gồm đào tạo cho cán bộ y tế thêm các kiến thức về nhu

cầu của người khuyết tật. Nghiên cứu này cũng chỉ ra việc cần thiết phải tiến
hành thêm các nghiên cứu khác để nhằm lấp những khoảng trống kiến thức về
nhu cầu chăm sóc SKSS của phụ nữ khuyết tật [13].
“Khuyết tật, khoảng cách và tình dục: tiếp cận với việc kế hoạch
hóa gia đình”: Đây là nghiên cứu của Paul Anderson và cộng sự thực hiện tại

4


tất cả các phịng khám kế hoạch hóa gia đình tại Bắc Ai Len nhằm tìm hiểu
việc tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người khuyết tật nhìn từ
góc độ xã hội. Kết quả cho thấy người khuyết tật được xã hội quan niệm là
những người “vơ dục”, khơng quan tâm đến tình dục, khơng tham gia các
hoạt động tình dục và khơng thể kiểm sốt những ham muốn, cảm xúc tình
dục của mình, những nhận định này được xem là chứng cứ để xây dựng và
thiết kế những phịng khám kế hoạch hóa gia đình nhằm cung cấp thông tin và
dịch vụ liên quan đến vấn đề này. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu từ đó cho
thấy người khuyết tật khơng được mong đợi hay lường trước rằng họ sẽ sử
dụng dịch vụ (bao gồm việc tư vấn, điều trị hay cung cấp thông tin) từ các
phịng khám kế hoạch hóa gia đình. Như vậy,các phịng khám kế hoạch hóa
gia đình tại Bắc Ai Len đại diện cho một nhóm trong xã hội từ chối cung cấp
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người khuyết tật [16].
“Những rào cản đối với việc duy trì SKSS ở nữ khuyết tật vận
động”: Nghiên cứu định tính do Margaret A.Nosek và các cộng sự tiến hành
năm 1995 tại Mỹ trên 30 phụ nữ khuyết tật vận động. Nội dung nghiên cứu
được chia thành hai phần chính là những trải nghiệm của người tham gia
nghiên cứu, bao gồm sự tương tác với các nơi chăm sóc y tế thời thơ ấu, cơ
hội học về SKSS, những trải nghiệm về lạm dụng tại các nơi chăm sóc y tế và
khuyết tật như một yếu tố nguy cơ của các vấn đề SKSS; và đặc điểm của hệ
thống y tế cùng các cán bộ chăm sóc bao gồm vấn đề bảo hiểm sức khỏe,

chính sách hệ thống y tế, thái độ người cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất tại
dịch vụ… Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ của các đặc
điểm hệ thống y tế cùng với cán bộ y tế về kiến thức, niềm tin và trải nghiệm
của phụ nữ khuyết tật khi họ nỗ lực duy trì việc chăm sóc SKSS. Tình trạng
khuyết tật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các yếu tố bên trong dẫn đến các hành
vi duy trì SKSS như kiến thức, niềm tin, các yếu tố tâm lý và các kinh nghiệm

5


về chăm sóc y tế. Trong khi tự bản thân vấn đề khuyết tật không tác động trực
tiếp vào các yếu tố môi trường như hệ thống y tế và người chăm sóc thì điều
kiện, cách thức và các điều kiện y tế phản ứng với người phụ nữ. Các yếu tố
môi trường ảnh hưởng đến các yếu tố bên trong. Như vậy, cả hai yếu tố này
lần lượt đều ảnh hưởng đến việc chăm sóc SKSS [15].
“Những rào cản trong việc tiếp cận với các dịch vụ SKSS và làm
mẹ an toàn: trường hợp nữ khuyết tật ở Lusaka, Zambia”: Đây là nghiên
cứu định tính được thực hiện trên 24 phụ nữ khuyết tật và 25 cán bộ cung y tế
tại các dịch vụ chăm sóc SKSS và làm mẹ an tồn tại Lusaka, Zambia.
Nghiên cứu nhằm mục đích xác định chất lượng của các dịch vụ chăm sóc
SKSS và làm mẹ an tồn tại đây liệu có đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ
khuyết tật hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ khuyết tật đang
phải đối mặt với nhiều rào cản khác nhau về mặt xã hội, thái độ và thể chất
trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS và làm mẹ an tồn. Mong
muốn mạnh mẽ về mặt tình cảm và có con có thể làm tăng tính dễ tổn thương
bị bóc lột tình dục. Đồng thời, một giả thuyết tổng quát trong nhóm những
người cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho rằng phụ nữ khuyết tật khơng có
nhu cầu tình dục, khơng địi hỏi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản dẫn
đến tăng tính tổn thương mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao
gồm HIV. Niềm tin truyền thống rằng con của người khuyết tật khi sinh ra

cũng bị khuyết tật có thể tạo ra các rào cản khiến họ không đi khám tại các cơ
sở y tế. Bên cạnh đó, sự lo sợ của nữ hộ sinh về những biến chứng xảy ra
trong quá trình sinh đẻ ở phụ nữ khuyết tật cũng có thể dẫn tới việc họ thường
xuyên giới thiệu bệnh nhân tới các cơ sở thuộc tuyến trên nhưng điều đó lại
gây khó khăn với phụ nữ khuyết tật trong việc đi lại. Từ đó, nghiên cứu kết
luận rằng chính sự thiếu kiến thức đã dẫn tới thái độ chưa tích cực của chính
cán bộ y tế cũng như người phụ nữ khuyết tật làm cản trở họ tiếp cận với việc

6


chăm sóc SKSS và làm mẹ an tồn. Nghiên cứu cũng đưa khuyến nghị về
việc nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cả cán bộ y tế và phụ nữ khuyết tật
đồng thời cải thiện các dịch vụ chăm sóc SKSS và làm mẹ an toàn cho phụ nữ
khuyết tật [12].
Nhìn chung, một số nghiên cứu trên đây đã phần nào đưa ra những phát
hiện về những khó khăn, rào cản của phụ nữ khuyết tật trong việc tiếp cận với
các cơ sở y tế chăm sóc SKSS. Đặc biệt, các nghiên cứu đều nhấn mạnh đến
sự thiếu hụt kiến thức, hiểu biết về vấn đề khuyết tật và thái độ chưa tích cực
của cán bộ y tế là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến
vấn đề này, bên cạnh đó là quan điểm sai lệch của xã hội về phụ nữ khuyết tật
khi coi họ là những người khơng có nhu cầu sinh sản, tình dục vì vậy nhu cầu
chăm sóc SKSS của họ bị bỏ qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đưa ra
được vai trò của các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc SKSS của phụ nữ khuyết tật như vai trị của gia đình, các chính
sách, qui định, luật pháp và quan điểm, nhận thức của chính những phụ nữ
khuyết tật về vấn đề chăm sóc SKSS.
Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Có thể nói, các nghiên cứu về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay
vẫn cịn ít về số lượng và yếu về chất lượng. Hầu hết các nghiên cứu liên quan

đến người khuyết tật mới chủ yếu tập trung vào các khía cạnh phục hồi chức
năng, nhu cầu học tập, việc làm chứ chưa đi sâu tìm hiểu các khía cạnh đề xã
hội như sự tham gia và hoà nhập xã hội của người khuyết tật, hơn nhân,
SKSS, tình dục, thái độ của cộng đồng, bao gồm cả sự kỳ thị và sự phân biệt
đối xử đối với người khuyết tật [14]. Đặc biệt, chưa có một nghiên cứu nào về
vấn đề chăm sóc SKSS cho người khuyết tật. Cơng tác xã hội là một ngành

7


khoa học cịn mới ở Việt Nam, chính vì vậy cũng chưa có một nghiên cứu nào
liên quan đến vấn đề này nhìn từ góc độ cơng tác xã hội.
Báo cáo về người khuyết tật của Viện nghiên cứu phát triển xã hội năm
2008 đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh xã hội liên quan đến người khuyết tật,
đề cập đến các khó khăn và cách giải quyết của họ trong các vấn đề về sinh
hoạt hàng ngày, giáo dục, việc làm, phục hồi chức năng, tham gia các hoạt
động xã hội và tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế nói chung và đặc biệt là có đề
cập đến vấn đề hơn nhân, duy trì hơn nhân và sinh con của người khuyết tật.
Tuy nhiên, vấn đề tình dục của người khuyết tật chưa được quan tâm nghiên
cứu sâu, nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những lý do người khuyết tật cảm
thấy khó khăn trong duy trì hơn nhân là thiếu hịa hợp về tình dục, chiếm 8%
trong tổng số các lý do về khó khăn trong việc duy trì hơn nhân, bên cạnh các
lý do chiếm đa số khác là khó đảm bảo được điều kiện sống cho gia đình
(38%), cảm thấy ni con vất vả (38%), và sinh con bị dị tật bẩm sinh (10%)
và một lý do thiếu sự thơng cảm và khuyến khích từ vợ/chồng (5%). Tuy
nhiên, việc thiếu hịa hợp về tình dục ở đây chưa được chỉ ra một cách cụ thể
[14].
Như vậy, rất cần thiết phải có thêm những nghiên cứu cụ thể về vấn đề
chăm sóc SKSS của nữ khuyết tật vận động nói riêng và người khuyết tật nói
chung ở Việt Nam.

3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1.

Ý nghĩa lý luận

Đề tài cung cấp những thông tin lý luận cơ bản về ảnh hưởng của những
yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến tình trạng chăm sóc SKSS của
người khuyết tật, đặc biệt là nữ thanh niên khuyết tật vận động, đồng thời

8


giúp những người làm trong lĩnh vực công tác xã hội nhận thức đúng đắn
những lý thuyết và phương pháp công tác xã hội trong lĩnh vực này.
3.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Giúp hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận của nữ thanh niên
khuyết tật vận động với các dịch vụ chăm sóc SKSS trong bối cảnh xã hội
hiện nay, từ đó đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm tăng cơ hội chăm sóc
SKSS cho họ. Đồng thời, vận dụng các kiến thức đã học vào việc can thiệp
với một trường hợp cụ thể để thấy được hiệu quả của phương pháp công tác
xã hội cá nhân nhằm thay đổi nhận thức và thái độ của nữ thanh niên khuyết
tật vận động trong việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc SKSS.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu:


Sự tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của nữ thanh niên khuyết tật vận
động, các giải pháp của công tác xã hội trong tăng cường cơ hội được chăm
sóc SKSS cho nữ thanh niên khuyết tật vận động.
4.2.

Khách thể nghiên cứu:

- 20 nữ thanh niên khuyết tật vận động tại Hội thanh niên khuyết tật Hà Nội,
độ tuổi từ 16 đến 30
- 01 cán bộ y tế chuyên về chăm sóc SKSS tại các cơ sở y tế tư nhân và nhà
nước
- 02 phụ huynh của nữ thanh niên khuyết tật vận động

5. Phạm vi nghiên cứu
5.1.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2013 - tháng 7/2013.

5.2.

Không gian nghiên cứu: Hội thanh niên khuyết tật Hà Nội

9


5.3.

Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu chỉ thực hiện với một nhóm nhỏ khách thể là những nữ


khuyết tật ở độ tuổi thanh niên với tình trạng khuyết tật vận động nhằm tìm
hiểu cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của họ. Bên cạnh đó, mặc dù
có nhiều phương pháp thực hành trong cơng tác xã hội như công tác xã hội cá
nhân, công tác xã hội nhóm, cơng tác xã hội cộng đồng và trong nhiều trường
hợp, việc phối kết hợp các phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trong trợ
giúp thân chủ. Tuy nhiên, trong phần thực hành của luận văn này, tác giả chỉ
vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ nữ thanh
niên khuyết tật về mặt tâm lý và cung cấp thông tin về SKSS nhằm tăng cơ
hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của họ.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng vấn đề SKSS và việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của nữ
thanh niên khuyết tật vận động hiện nay như thế nào?
- Những rào cản nào ngăn cản cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của
nữ thanh niên khuyết tật vận động?
- CTXH cần làm gì để tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS đối
với nữ thanh niên khuyết tật vận động?

7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7.1.

Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu những rào cản ngăn cản nữ khuyết tật vận động tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc SKSS, thông qua việc vận dụng các kiến thức về
công tác xã hội trong nghiên cứu và can thiệp đưa ra giải pháp của công
tác xã hội trong việc cải thiện vấn đề này

10



7.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khảo sát thực trạng chăm sóc SKSS và việc tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc của nữ thanh niên khuyết tật vận động
- Những rào cản ngăn cản việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS
của nữ thanh niên khuyết tật
- Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp
với một trường hợp nữ khuyết tật và bố/mẹ của họ về tâm lý và
cung cấp các thông tin liên quan đến SKSS
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch
vụ chăm sóc SKSS của người nữ thanh niên khuyết tật góp phần
đảm bảo quyền của người khuyết tật.
8. Phương pháp
8.1.

Phương pháp nghiên cứu:

8.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu
- Thu thập thơng tin từ các báo cáo, thống kê và nghiên cứu chính
thức về các vấn đề liên quan
- Trên sở của những tài liệu có được, tác giả tiến hành phân tích, so
sánh thơng tin giữa các nguồn tư liệu từ đó có cơ sở đó rút ra điểm
chung và điểm khác biệt giữa các ý kiến. Cuối cùng tác giả tập hợp
lại theo cách tiếp cận của bản thân và đề xuất hướng nghiên cứu của
bản thân.
8.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
20 phỏng vấn với nữ thanh niên khuyết tật vận động đã được thực hiện.
Danh sách của 20 người này được cung cấp bởi Hội trưởng hội thanh niên

khuyết tật thành phố Hà Nội và dựa trên danh sách, tác giả đã liên hệ trực tiếp

11


với từng người để phỏng vấn. Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn sâu 02 phụ
huynh của nữ khuyết tật vận động và 01 cán bộ y tế tại cơ sở chăm sóc SKSS
nhằm tìm hiểu những suy nghĩ của họ về những rào cản nữ khuyết tật vận
động đang gặp phải trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS.
Khi được liên hệ, mỗi người tham gia phỏng vấn đều được giới thiệu về
mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và xin phép ghi âm cuộc phỏng
vấn. Các cuộc phỏng vấn đều được tiến hành một cách riêng tư, kín đáo tại
nơi làm việc, nhà riêng của người tham gia phỏng vấn hoặc địa điểm công
cộng như quán café. Trung bình một cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 – 45
phút.
8.1.3. Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình làm việc và tiếp xúc
với thân chủ cụ thể. Quan sát hành vi, thái độ, cách ứng xử, sinh hoạt của
thân chủ và gia đình thân chủ giúp tác giả có thêm thơng tin cơ sở để nhận
định vấn đề.
8.2.

Phương pháp thực hành

Phương pháp công tác xã hội cá nhân: là phương pháp thực hành để can thiệp
với một trường hợp điển cứu là nữ thanh niên khuyết tật vận động. Thông qua
phương pháp này, nhân viên CTXH giúp đỡ, hỗ trợ thân chủ vượt qua khó
khăn bằng cách giúp họ đánh giá, xác định vấn đề, trang bị thêm cho họ thông
tin, kiến thức và tìm kiếm tiềm năng, tăng cường sức mạnh và nâng cao năng
lực tự giải quyết vấn đề của họ. Trong quá trình sử dụng phương pháp CTXH

cá nhân, nhân viên CTXH dùng các quan điểm giá trị, kiến thức, kinh nghiệm
và chủ yếu vận dụng các kỹ năng tham gia vào việc giải quyết vấn đề của thân
chủ như kỹ năng thấu cảm, kỹ năng quan sát, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt
câu hỏi, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng cung cấp thông tin…

12


Phương pháp này là một tiến trình hoạt động của nhân viên CTXH, trong
đó bao gồm các bước chính như: Tiếp cận thân chủ, xác định vấn đề, thu thập
thông tin dữ liệu, chuẩn đoán, lên kế hoạch trị liệu, trị liệu và lượng giá.

9. Xử lý số liệu:
Tất cả các phỏng vấn sau khi ghi âm về đều được rải băng và thơng tin sau
đó được mã hóa để phục vụ cho việc phân tích. Tác giả xử lý số liệu trên phần
mềm Microsoft Excel, các thông tin được mã hóa theo các vấn đề chính nhằm
trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trước đó.

13


NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
Lý thuyết nhu cầu
Nghiên

cứu

áp


dụng



thuyết

nhu

cầu

của

Abraham Harold Maslow (1908 – 1970). Theo thuyết này, nhu cầu của con
người được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp tới cao, từ các nhu cầu thiết
yếu nhất tới các nhu cầu thứ yếu, cao hơn. Sự thoả mãn nhu cầu của con
người cũng theo các bậc thang đó. Khi con người thoả mãn được nhu cầu cấp
thấp rồi thì sẽ tiến tới thoả mãn các nhu cầu cấp cao hơn.
Theo lý thuyết này, con người là một thực thể tâm - sinh lý xã hội. Do
đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống (nhu cầu về sinh học) và
nhu cầu xã hội. Theo đó, ơng chia nhu cầu con người thành 5 bậc nhu cầu từ
thấp đến cao, nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự bậc thang và các nhu cầu ở
mức thấp nhất phải được thỏa mãn trước khi cá nhân hướng đến các nhu cầu
ở bậc tiếp theo.
Nhu cầu sinh học (nhu cầu vật chất), bao gồm nhu cầu về khơng khí,
nước, thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi… Các nhu cầu này là quan trọng
nhất và cần thiết đối với sự sống còn của cá nhân.
Nhu cầu tiếp theo là nhu cầu về sự an tồn: ai cũng có mong muốn
được sống trong một thế giới hịa bình, khơng có chiến tranh, khơng có bạo
lực, kể cả trong những trường hợp bị mất kế sinh nhau được Nhà nước và xã

hội bảo vệ và giúp đỡ.
Nhu cầu tiếp là nhu cầu xã hội, là nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó.
Là con người xã hội, con người có các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được yêu

14


thương, chia sẻ. Không ai muốn sự cô đơn, bị bỏ ra ngồi lề xã hội, ai cũng
muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó như
gia đình, bạn bè, cộng đồng…
Nhu cầu được tôn trọng: tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi
người; được người khác tơn trọng là sự mong muốn được người khác thừa
nhận giá trị của mình.
Nhu cầu tự khẳng định: trong cuộc sống ai cũng muốn tự khẳng định
mình và được xã hội tạo điều kiện để hồn thiện và phát triển cá nhân [6].

Hình 1: Bậc thang nhu cầu
Người nữ khuyết tật vận động cũng có những nhu cầu như trên. Trước
hết là nhu cầu cơ bản, sinh học như ăn uống, ngủ nghỉ, tình dục, sinh sản.
Tiếp theo đó, họ có nhu cầu được an tồn, đó là nhu cầu được bảo vệ, chăm
sóc khi gặp những vấn đề liên quan đến SKSS để có một cơ thể khỏe mạnh cả
về thể chất và tinh thần. Cao hơn nữa là nhu cầu được quan tâm, được tơn
trọng từ phía gia đình, cộng đồng, xã hội… và nhìn nhận như một người có
giá trị, có đầy đủ những quyền như bất kì người lành lặn nào khác. Họ cũng

15


có nhu cầu về lịng tự trọng, tự thể hiện và khẳng định bản thân và nhu cầu
phát triển.

Lý thuyết sinh thái
Lý thuyết sinh thái (Ecological Theory) dựa trên giả thuyết cho rằng
mỗi cá nhân được trực thuộc vào môi trường và hồn cảnh sống. Cả cá nhân
và mơi trường đều được coi là một sự thống nhất, trong đó các yếu tố liên hệ
và trực thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ. Để hiểu biết về một yếu tố nào đó trong
mơi trường, cần phải nghiên cứu để hiểu cả hệ thống mơi trường xung quanh
của nó. Vì vậy, trong công tác xã hội “bất cứ một việc can thiệp hoặc giúp đõ
một cá nhân của một tổ chức nào đó, đều có liên quan và ảnh hưởng đến tồn
bộ hệ thống đó”. Thêm nữa, các hệ thống mơi trường đều là “hệ thống mở”,
có nghĩa là nó có linh hoạt với những hệ thống khác. Một hệ thống này, có thể
là một hệ thống bao gồm những phần tử nhỏ hơn nó, nhưng nó lại thuộc về
một hệ thống lớn hơn. Ví dụ: gia đình có các thành viên (cha, mẹ, con, cháu_
nhưng gia đình cũng là một phần tử trong hệ thống môi trường xã hội. Trong
lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách
tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ khơng chỉ nhìn nhận và
tác động một cách đơn lẻ. Mọi người trong hoàn cảnh sống đều có những
hành động và phản ứng ảnh hưởng lẫn nhau, nếu một hoạt động can thiệp
hoặc giúp đỡ với một người sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh.
Để hiểu hành vi và sự phát triển của một cá nhân, không thể chỉ đổ lỗi cho cá
nhân đó mà cịn cần xem xét sự tác động từ phía mơi trường. Mơi trường tác
động lên một cá nhân bao gồm ba cấp độ: cấp độ vi mơ (gia đình, lớp học, cơ
quan, bạn bè); cấp độ trung mô (là sự tương tác giữa hai hệ thống ở cấp vi mơ
và có ảnh hưởng đến cá nhân, ví dụ như sự liên lạc giữa gia đình với nhà
trường; mối quan hệ giữa gia đình và bạn bè…) và cấp độ vĩ mơ (văn hóa, tơn
giáo, các đặc điểm của cộng đồng, dân tộc, các chính sách pháp luật…) [6].

16



×