Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUỆ

CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NỮ TRẺ SAU 1986 QUA CÁC
TÁC GIẢ: VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lƣu Khánh Thơ

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................... 0
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 5
2.1.

Lịch sử nghiên cứu cái tơi trữ tình ............................................................ 5

2.2.

Lịch sử nghiên cứ về ba tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hồng Ly, Bùi Sim



Sim ..................................................................................................................... 7
3. Mục đích – Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu ................................................ 10
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 11
5. Cấu trúc Luận văn ........................................................................................... 12
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ CÁI TƠI TRỮ TÌNH VÀ THƠ NỮ TRẺ SAU 1986
................................................................................................................................... 13
1.1.

Khái lƣợc về cái tôi trữ tình ........................................................................ 13

1.1.1.

Khái niệm cái tơi .................................................................................... 13

1.1.2.

Khái niệm cái tơi trữ tình....................................................................... 14

1.1.3.

Nhà thơ và cái tơi trữ tình trong thơ...................................................... 15

1.2.

Thơ nữ trẻ sau 1986 ..................................................................................... 18

1.2.1.

Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện các nhà thơ nữ trẻ sau 1986 ............ 18


1.2.2.

Khái lược về thơ nữ trẻ sau 1986 ........................................................... 24

1.2.3.

Khái quát về Vi Thùy Linh, Ly Loàng Ly và Bùi Sim Sim .................... 25

Chƣơng 2: CÁC DẠNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM ................................................. 31
2.1. Cái tôi cá nhân ................................................................................................ 31

1


2.1.1. Cái tôi chủ quan ........................................................................................ 31
2.1.2. Cái tôi nghệ sĩ............................................................................................ 40
2.1.3. Cái tôi mang đặc trưng giới ...................................................................... 49
2.2. Cái tôi đời tƣ ................................................................................................... 53
2.2.1. Cái tôi bản thể và những khao khát tự do, giải phóng tình dục................ 53
2.2.2. Cái tôi với nỗi buồn và sự cô đơn .............................................................. 61
2.3. Cái tôi thế sự ................................................................................................... 69
2.3.1. Cái tôi trực cảm về những vấn đề xã hội hiện đại .................................... 69
2.3.2. Cái tôi suy tư, chiêm nghiệm và triết lý về cuộc sống................................ 75
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VI
THÙY LINH, LY HỒNG LY, BÙI SIM SIM ...................................................... 80
3.1. Thể thơ ............................................................................................................ 80
3.1.1. Thể thơ tự do ............................................................................................. 80
3.1.2. Thể thơ văn xuôi ....................................................................................... 90

3.1.3. Một số hình thức biểu đạt khác................................................................. 94
3.2. Giọng điệu ....................................................................................................... 98
3.3. Biểu tƣợng ..................................................................................................... 103
3.3.1. Biểu tượng “Đất” .................................................................................... 103
3.3.2. Biểu tượng “Nước” ................................................................................. 105
3.3.3. Biểu tượng “Đêm” .................................................................................. 106
3.3.4. Biểu tượng phồn thực ............................................................................. 107
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 113

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thơ là một thể loại văn học xuất hiện rất sớm trong đời sống con người. Với
phương thức trữ tình, thơ tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức,
cảm xúc, suy nghĩ của người đọc. Thơ thuộc phương thức trữ tình nên trước hết thơ là
sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời, đó là những tình cảm, những
rung động của con người trước cuộc sống được thể hiện một cách chân thành, tự
nhiên.Có thể thấy, thơ ca giữ một vị trí vơ cùng quan trọng, là bước khởi đầu cho sự
xuất hiện của văn học và duy trì được những đặc trưng quan trọng của văn học. Qua
mỗi giai đoạn phát triển khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học, thơ ca lại có sự đổi
khác, tự làm mới mình để phù hợp với nhu cầu của lịch sử xã hội.
Ý thức về cái tôi trong thơ đã xuất hiện từ rất sớm, kết hợp với đó là bản chất
trữ tình trong thơ - nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ của con người trước đời
sống xã hội, đã tạo nên một yếu tố mang tính chất đặc trưng của thơ ca đó là: cái tơi trữ
tình. Cái tơi trữ tình xuất hiện trong thơ là tiền đề tạo nên phong cách nhà thơ.Vì vậy,
tìm hiểu cái tơi trữ tình là tìm hiểu một phương diện chủ yếu của thơ, tìm hiểu ý thức
chủ quan và thế giới tinh thần của người viết, khái quát được mối quan hệ giữa thơ và

đời sống, đồng thời thấy được những đặc trưng của cái tơi trữ tình ở mỗi thời đại.
Trong quy luật sáng tạo thơ ca, lớp nhà thơ trẻ luôn là những người mang đến
luồng sinh khí mới, bởi họ chính là những con người của thời đại, họ hấp thụ tất cả
những xu thế của thời đại và phản ánh chúng vào thơ ca. Tìm tịi và khám phá những
cái mới luôn là khát vọng và cũng là thách thức đặt ra cho các nhà thơ trẻ. Bởi vậy,
không phải nhà thơ tài năng nào cũng có những tác phẩm xuất sắc, mà bên cạnh cái
mới cịn cần có cái đặc sắc. Cùng với các nhà thơ ở vị trí giao thoa giữa giai đoạn thơ
ca trước và sau đổi mới là sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ, trong đó có cả những nhà
thơ nữ, đã đóng góp vào nền thơ ca đương đại những nét cách tân đặc sắc, làm phong

3


phú hơn và đa dạng hơn cho nền thơ ca sau 1986. Nền thơ ca khi bước sang giai đoạn
đổi mới cũng đồng thời xuất hiện một thế hệ các nhà thơ nữ trẻ sung sức và không
ngừng tạo nên phẩm chất mới, diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam đương đại. Trong số
những nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ nữ trẻ đó có sự xuất hiện của ba cây bút Vi
Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim luôn gây được sự chú ý.
Hiện nay, phê bình văn học đang rất phát triển, số lượng những bài viết, bài
đánh giá và nghiên cứu về thơ đương đại là rất phong phú. Tuy nhiên, khi tiếp cận
mảng tư liệu phê bình đánh giá các hiện tượng thơ nữ trẻ hiện nay, người viết nhận
thấy một vấn đề nổi cộm đó là các tác giả chỉ đưa ra những luận điểm khái quát, chung
chung mà chưa đi vào phân tích, lý giải cụ thể, hoặc chưa khái quát được mối quan hệ
cũng như những đặc điểm chung của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim
Sim. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về ba tác giả trên phương diện cái tơi trữ tình,
chúng ta sẽ phần nào có cách nhận thức, đánh giá hợp lý nhất các tác phẩm cũng như
tài năng thơ ca của các nhà thơ nữ trẻ; đồng thời, chúng ta có thể khái quát được thực
trạng đổi mới thơ ca, đánh giá được vị trí, vai trị của những nhà thơ nữ trong sự phát
triển của nền văn học đương đại. Qua đó, chúng ta cũng tìm ra được những cách thức
tiếp cận một giai đoạn văn học từ phương diện cái tơi trữ tình; đẩy nhanh và hiệu quả

q trình hội nhập và giao lưu văn hóa tinh thần của Việt Nam với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Có thể thấy rằng, nền thơ ca đương đại đang có những bước chuyển mình mạnh
mẽ nhằm tự tìm lại vị trí trong đời sống xã hội.Bởi vậy, thơ ca ngày nay cần có nhiều
động lực và chất xúc tác để đi lên. Chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Cái tơi trữ
tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim
Sim là một hướng đi tuy không phải quá mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy
sự phát triển chung của thơ ca Việt Nam đương đại. Đề tài là cơ sở cho việc khái quát
những đặc trưng nổi bật của thơ nữ giai đoạn văn học thời kỳ đổi mới; mở rộng tìm tịi,
phát hiện những nét đặc sắc trong thơ ca của một số gương mặt nhà thơ nữ trẻ và sự

4


đóng góp của họ trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, đề
tài cũng là cơ hội cho người viết bày tỏ lòng trân trọng và ngưỡng mộ những tài năng
thơ ca hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu cái tơi trữ tình
Cái tơi trữ tình, hay nói cách khác là bản chất chủ quan trong thơ là khái niệm
đã được chú ý từ rất sớm. Ở phương Tây, các nhà triết học, tâm lý học đã đặc biệt chú
ý đến khái niệm “cái tôi”. Các nhà triết học duy tâm (Đềcác, Phíchtê, Hêghen…), các
nhà triết học Mác – Lênin, các nhà triết học xã hội hay các nhà tâm lý học có những
quan niệm khác nhau về “cái tôi” nhưng họ đều thống nhất “cái tôi” là một yếu tố vơ
cùng quan trọng để tạo nên tính cá thể và hình thành nhân cách con người. Bên cạnh
các nhà triết học và tâm lý học phương Tây, ở phương Đơng, khái niệm cái tơi trữ tình
cũng được đề cập đến từ khá sớm trong một số cơng trình của Lưu Hiệp, Bạch Cư Dị,
Viên Mai (Trung Quốc), họ đề cập đến những khái niệm như “tâm”, “tình”,
“vật”…nhằm nói đến bản chất chủ quan của nhà thơ và cảm xúc cá nhân của người
sáng tác. Như vậy, ngay từ thời kỳ cổ đại, cái tơi mang tính chất cá nhân đã được đặc

biệt chú trọng.Ở Việt Nam, “cái tôi” trong thơ cũng được nói đến từ xưa. Trong văn
học Trung đại, những nhà thơ như Ngơ Thì Nhậm, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát… đều
bàn về mối quan hệ giữa “tình” và “cảnh”, về “chí”, “hứng”, “tâm”… Sang đến đầu thế
kỉ XX, trong giai đoạn văn học hiện đại Việt Nam, vấn đề “cái tơi trữ tình” trong thơ
được chú ý hơn bởi những nhà lý luận, phê bình và nghiên cứu văn học. Họ đã vận
dụng khái niệm “cái tơi trữ tình” trong nghiên cứu và sử dụng yếu tố này như một đối
tượng, một hướng nghiên cứu mới để tìm ra được bản chất của thơ ca và cá tính sáng
tạo của tác giả. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh trực tiếp đề cập đến vấn đề
“cái tơi” có giá trị như sự tổng kết Phong trào Thơ mới. Hà Minh Đức trong cơng trình
nghiên cứu Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại cũng đã đi sâu nghiên cứu
về cái tôi trữ tình. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử là người có nhiều đóng

5


góp trong nghiên cứu văn học từ góc độ tiếp cận về cái tơi trữ tình trong thơ ca, nhiều
cơng trình nghiên cứu của ơng đã khẳng đinh được vị trí của cái tơi trữ tình trong thơ
ca như Lý luận và phê bình văn học: Những vấn đề và quan niệm hiện đại và Hành
trình thơ hơm nay. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành trong cuốn Giáo trình Tư duy
thơ hiện đại Việt Nam cũng đã đề cập một cách khá sâu sắc và tồn diện về cái tơi trữ
tình trong thơ ca. Bên cạnh đó, một số bài viết và cơng trình nghiên cứu của nhà phê
bình Lưu Khánh Thơ như Cái tơi trữ tình và phương thức biểu hiện cái tơi tình u
trong thơ Xn Diệu trước cách mạng; Suy nghĩ về thơ môm nay; thơ và một số gương
mặt thơ Việt Nam hiện đại… cũng đã thể hiện được tầm quan trọng của cái tôi trữ tình
trong thơ ca. Đặc biệt việc nghiên cứu thơ ca từ phương diện cái tơi trữ tình cũng đem
lại nhiều thành tựu trong một số cơng trình nghiên cứu, bài viết về thơ sau 1975 và thơ
đương đại như: Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990 (Lê Lưu Oanh); Nửa thế kỉ thơ Việt
Nam 1945 – 1995: nhìn từ phương diện sự vận động của cái tơi trữ tình (Vũ Tuấn
Anh)… Bên cạnh đó, những cơng trình nghiên cứu, bài viết về những vấn đề văn học
giai đoạn hiện đại và đương đại cũng đã tạo lên cái nhìn tổng quan, có hệ thống để thấy

được sự vận động của nền văn học và yếu tố cái tôi trữ tình: Thơ trẻ Việt Nam 1965 –
1975 khn mặt cái tơi trữ tình (Bùi Bích Hạnh); Một số đặc điểm về thi pháp thơ Việt
Nam sau 1975 (2000) và Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000 (Phạm Quốc Ca);
Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay – Những đổi mới cơ bản (Đặng Thu
Thủy)…
Ý thức về bản chất chủ quan của nhà thơ được đề cập đến từ rất sớm và cho đến
nay, việc tìm hiểu cái tơi trữ tình trong thơ là một cách thức nghiên cứu về thơ cũng
như tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà thơ. Tuy có rất nhiều những ý kiến khác nhau về
cái tơi trữ tình nhưng có thể khái qt những cơng trình nghiên cứu trên đều khẳng
định cái tơi trữ tình là một phương diện quan trọng của thơ ca, nghiên cứu về cái tơi trữ
tình trong thơ là tìm hiểu về cái tơi cá nhân, khẳng định con người cá tính và nhân cách

6


của chủ thể sáng tạo. Bên cạnh đó, cái tơi trữ tình cịn là biểu hiện của thơ ca về mặt
hình thức nghệ thuật: ngơn ngữ, cấu trúc, giọng điệu… Mặc dù vấn đề nghiên cứu cái
tơi trữ tình trong thơ đã được chú ý từ sớm và trở thành đối tượng của phê bình văn
học, tuy nhiên khi nghiên cứu về cái tơi trữ tình trong thơ nữ trẻ đương đại thì chưa có
cơng trình nào phân tích và lý giải một cách cụ thể để thấy được những cá tính riêng
của thơ nữ đương đại. Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu cái tơi trữ tình qua ba tác giả cụ thể:
Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim để thấy được sự vận động, thay đổi của
nghệ thuật thể hiện cái tơi trữ tình trong giai đoạn văn học đương đại so với giai đoạn
văn học trước đó; đồng thời chỉ ra được những nét độc đáo, riêng biệt của cá tính sáng
tạo trong thơ nữ đương đại.
2.2. Lịch sử nghiên cứ về ba tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim
Sim
Văn học là một dịng chảy khơng ngừng chuyển động, thơ ca với sự chuyển
mình mạnh mẽ ở thời kỳ đổi mới cũng góp thêm phần ảnh hưởng cho q trình lưu
chuyển của dòng chảy văn học. Các nhà thơ nữ trẻ là lực lượng sáng tác sung sức, luôn

nỗ lực không ngừng trong cuộc cách mạng đổi mới thơ ca. Trong số đó, Vi Thùy Linh,
Ly Hồng Ly, Bùi Sim Sim là những nhà thơ nữ xuất hiện đầy ấn tượng, khuấy đảo
văn đàn, tạo ra một làn sóng mới cho nền thơ ca đương đại và trở thành đối tượng cho
nhiều cuộc tranh luận, nhiều cơng trình nghiên cứu, phê bình văn học.
Về Vi Thùy Linh: Ngay từ khi xuất hiện, Vi Thùy Linh đã khuấy động thi đàn Việt
Nam và tạo ấn tượng trong lòng độc giả với hai tập thơ Khát(1999) và Linh(2000). Bởi
những nét cách tân mới mẻ và cá tính mạnh mẽ được thể hiện trong thơ mà Vi Thùy
Linh trở thành một hiện tượng được bàn luận nhiều.Đã có rất nhiều những cuộc tranh
luận sơi nổi và hình thành hai luồng tư tưởng, cách đánh giá khác nhau về thơ của
Linh. Những người chủ trương cách tân (Nguyễn Trọng Tạo, Tơ Hồng, Phạm Xn
Ngun…) thì đánh giá cao những nét mới mẻ trong thơ Vi Thùy Linh, họ cho đó là
7


những cách tân độc đáo, những cảm xúc mạnh mẽ và cách thể hiện táo bạo, khác lạ.
Trong khi đó, những người chủ trương bảo thủ (Trần Mạnh Hảo, Hoàng Xuân
Tuyền…) lại coi thơ của Vi Thùy Linh là nổi loạn, không lành mạnh, không phải là
thơ.Cuộc tranh luận này kéo dài từ ngày 17/02/2001 đến ngày 24/3/2001, liên tiếp
trong các số 7, 8, 9, 10 trên báo Người Hà Nội.Cuộc tranh luận về thơ Vi Thùy Linh
tuy đã kết thúc nhưng nó khẳng định được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ Vi Thùy
Linh đối với nền thơ ca đương đại Việt Nam. Bên cạnh đó, có rất nhiều những bài viết,
cơng trình nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh có thể kể đến như: Thơ Vi Thùy Linh, một
khát vọng trẻ (Nguyễn Thụy Kha, Người Hà Nội, số 8 – 2001); Linh ơi…! (Nguyễn
Thanh Sơn, Người Hà Nội, số 8 – 2001); Hiện tương Vi Thùy Linh (Nguyễn Huy
Thiệp); Đọc “Linh” thơ Vi Thùy Linh (Văn Đắc, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, số 16,
tháng 10 -2004); “Sex” làm nên “thương hiệu” Vi Thùy Linh? (Lê Thị Huệ); Thơ của
một cơ gái tuổi 20 (Tơ Hồng, Người Hà Nội, số 7, ngày 17/02/2001); Vi Thùy Linh,
nhục cảm sáng tạo (Thụy Khuê); Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời (Trần Thiện
Khanh); Vi Thùy Linh – thi sĩ của ái quyền (Chu Văn Sơn); Thơ Vi Thùy Linh giữa
những quyền lực của lời (Nguyễn Thị Thanh Tâm); Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua

ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly (Nguyễn Thị Mai Anh); Cái
tơi trữ tình thơ trẻ đương đại (Qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải)
(Phan Trắc Thúc Định)… Vi Thùy Linh tiếp tục hoạt động sáng tác thơ ca và đạt được
nhiều thành tựu với các tập thơ như Đồng tử(2005), ViLi in love (2008), Phim đơi –
Tình tự chậm(2010), ViLi và Paris (2012). Những tập thơ trên cũng nhận được sự chú
ý của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu.
Về Ly Hồng Ly: Ly Hồng Lyxuất hiện trên văn đàn với hai tập thơ Cỏ
trắng(1999)và Lơ lơ(2005). Với hai tập thơ trên, Ly Hồng Ly đã ghi tên mình một
cách ấn tượng trong làng thơ trẻ và công chúng yêu thơ. Bên cạnh việc sáng tác thơ, Ly
Hồng Ly cịn hoạt động nghệ thuật hội họa và tạo hình, vì vậy người đọc sẽ rất ấn

8


tượng bởi việc sử dụng màu sắc, hình khối trong hình ảnh thơ của Ly Hồng Ly. Ngay
từ khi xuất hiện, những tác phẩm thơ của Ly Hoàng Ly đã được chú ý, và bài phê bình
tiêu biểu nhất về thơ Ly Hồng Ly là Ly Hồng Ly và bóng đêm của Thụy Kh. Bên
cạnh đó, có nhiều những cơng trình nghiên cứu về thơ trẻ đương đại có nhắc đến thơ
Ly Hoàng Ly như: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay
(qua một số trường hợp tiêu biểu) (Nguyễn Thị Hưởng); Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa
thập kỷ 80 đến nay – những đổi mới cơ bản (Đặng Thu Thủy); đặc biệt trong cơng trình
nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư
và Ly Hoàng Ly (Nguyễn Thị Mai Anh) tác giả đã đi sâu tìm hiểu những nét đặc sắc
trong thơ Ly Hoàng Ly và khái quát được một số những đặc trưng của thơ trẻ đương
đại.
Về Bùi Sim Sim: Bùi Sim Sim khẳng định tài năng trên con đường đến với địa
hạt văn chương với hai tập thơ Thì thầm lá non (1996) và Giữa hai chiều quên nhớ
(2003). Tuy chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu đi vào tìm hiểu về thơ của tác
giả, nhưng những trang thơ của chị đã thực sự đi vào lòng người đọc yêu thơ, gây ấn
tượng một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng bởi sự thể hiện đầy dung dị mà vẫn mới mẻ.

Bùi Sim Sim là một trong những cây bút nữ tiêu biểu của nền thơ ca đương đại Việt
Nam.
Có thể thấy, cả ba tác giả trên đều là những gương mặt nhà thơ trẻ của nền văn
học bước sang giai đoạn đương đại sau 1986. Họ là những đối tượng nghiên cứu, đối
tượng tìm hiểu của nhiều nhà phê bình. Tuy nhiên, những nghiên cứu về họ đều mang
cái nhìn khái qt, chung chung và đánh giá ở góc độ đổi mới về hình thức nghệ thuật
ở các nhà thơ trẻ. Những nhà nghiên cứu có thể tán dương, đề cao hoặc phê phán, phủ
nhận những nét cách tân trong thơ của những nhà thơ trẻ trên con đường đổi mới văn
chương nhưng chưa nhìn nhận thật sâu sắc ở vấn đề sự vận động của cái tôi cá nhân
trong bình diện chung của quan niệm văn học thời đại. Dẫu sao thì bản lĩnh của người

9


phụ nữ có tài năng thơ ca, dám khai phá, tìm tịi những cái mới, dám đem hết thảy
những suy nghĩ, tình cảm cá nhân thể hiện trong thơ thì đó đều là những sự cố gắng
thực sự đáng trân trọng.
3. Mục đích – Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Cái tơi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy
Linh, Ly Hồng Ly, Bùi Sim Sim nhằm mục đích:
-

Tìm hiểu về cái tơi trữ tình và những đặc trưng của thơ nữ trong văn học.

-

Tìm hiểu những đặc điểm, những nét đặc sắc trong việc thể hiện cái tôi trữ

tình của ba nhà thơ nữ trẻ sau năm 1986.

-

Nghiên cứu và tìm hiểu một số hình thức nghệ thuật biểu đạt cái tơi trữ tình

trong thơ của ba nhà thơ.
Qua đó, khái qt được cá tính sáng tạo, thành cơng nghệ thuật của Vi Thùy
Linh, Ly Hồng Ly và Bùi Sim Sim cũng như những đóng góp của họ trong sự nghiệp
đổi mới và cách tân thơ ca Việt Nam hiện nay.
Đối tƣợng nghiên cứu
Cả ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim đều là những nhà
thơ trẻ, trưởng thành và phát triển sự nghiệp văn chương giai đoạn sau năm 1986. Đề
tài mới mẻ trong nghiên cứu văn học vừa là cơ hội, vừa là động lực thôi thúc chúng tôi
khảo sát và tìm tịi. Chúng tơi lựa chọn nghiên cứu về Cái tơi trữ tình trong thơ nữ trẻ
sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim vì nhận thấy
rằng những sáng tác của ba nhà thơ trên chưa được nghiên cứu, đề cập đến một cách có
hệ thống. Bên cạnh đó, nghiên cứu về Cái tơi trữ tình trong thơ của Vi Thùy Linh, Ly
Hồng Ly và Bùi Sim Sim cịn có một vai trị quan trọng trong việc khẳng định vị trí
của nhà thơ nữ trong sự phát triển của nền văn học thời kỳ đổi mới và vai trò của họ
trong việc duy trì sức sống của thơ ca trong giai đoạn hội nhập toàn cầu.
10


Phạm vi tƣ liệu
Phạm vi tư liệu của Luận văn tập trung trong những tác phẩm chính của ba nhà thơ:
- Nhà thơ Vi Thùy Linh với 6 tập thơ:

Khát (1999), Nxb Phụ nữ.
Linh (2000), Nxb Thanh niên.
Đồng tử (2005), tập thơ song ngữ, Nxb Văn nghệ TP. HCM.
ViLi in love (2008), tập thơ song ngữ Việt – Anh, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

Phim đơi – Tình tự chậm (2010), Nxb Thanh niên.
ViLi và Paris (2012), tập thơ song ngữ Việt - Anh, Nxb Hội nhà văn.
- Nhà thơ Ly Hoàng Ly với 2 tập thơ:

Cỏ trắng (1999), Nxb Hội nhà văn.
Lô lô (2005), Nxb Hội nhà văn.
- Nhà thơ Bùi Sim Sim với 2 tập thơ:

Thì thầm lá non (1996), Nxb Hội nhà văn.
Giữa hai chiều quên nhớ (2003), Nxb Hội nhà văn.
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn liên hệ mở rộng đến một vài sáng tác văn
học, nghệ thuật khác của ba tác giả.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn này đề cập đến vấn đề cái tơi trữ tình khơng chỉ đơn thuần là một yếu
tố trong nghiên cứu văn học mà cịn xét nó ở góc độ nghiên cứu thi pháp. Chính vì vậy,
chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
-

Phương pháp tiếp cận thi pháp học

-

Phương pháp phân tích – tổng hợp

-

Phương pháp thống kê

-


Phương pháp so sánh
11


5. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn của
chúng tôi được triển khai theo ba chương:
Chƣơng 1: Khái lược về cái tơi trữ tình và thơ nữ trẻ sau 1986
Chƣơng 2: Các dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua
các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Chƣơng 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tơi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua
các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim

12


Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ CÁI TƠI TRỮ TÌNH VÀ THƠ NỮ TRẺ SAU 1986
1.1. Khái lƣợc về cái tôi trữ tình
1.1.1. Khái niệm cái tơi
Ngay sau khi nhận thức con người thốt khỏi sự ngự trị của tơn giáo, ý thức về
cá nhân, về cái tôi đã được nhiều nhà khoa học, triết học khẳng định. Các triết thuyết
về tôn giáo cơ bản không thừa nhận cái tôi cá nhân, chủ trương xóa bỏ cái tơi. Sự nhận
thức duy lý về vai trị của cái tơi cá nhân là một bước ngoặt quan trọng của nhân loại
về con người bản thể. Ở thời cổ đại, các nhà triết học, tâm lý học đã khẳng định vai trị
của cái tơi trong sự phát triển của con người.Các nhà triết học duy tâm là những người
đầu tiên chú ý đến cái tơi khi đề cao ý thức và lý tính. Những nhà triết học duy tâm
hàng đầu như Đềcác, Phíchtê, Hêghen, Bécxơng… tuy có những cách nhìn nhận khác
nhau về cái tôi nhưng họ đều khẳng định “cái tôi là phương diện trung tâm của tinh
thần con người, là cốt lõi của ý thức, có khả năng chi phối hoạt động và là sự khẳng
định nhân cách con người trong thế giới”[47, tr.17]. Sau này, các nhà triết học Mác –

Lênin cũng thống nhất “cái tôi” là “trung tâm tinh thần của con người, của cá tính con
người có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản thân mình. Chỉ có con
người đối lập kiểm sốt những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động
tồn diện mới có cái tơi của mình”[47, tr.17]. Các nhà tâm lý học (Phơrớt, Rôgers,
Maslâu…) khi thống nhất quan niệm về cái tơi thì cho rằng: “Cái tôi là yếu tố cơ bản
cấu thành phần ý thức của nhân cách (bộ mặt tâm lý) con người”[47, tr.17].
Dựa trên cơ sở những quan niệm về khái niệm cái tôi của các nhà triết học và
các nhà tâm lý học, chúng ta có thể khái qt cái tơi là trung tâm tinh thần của con
người, hình thành cá tính và cấu thành nhân cách, ý thức của con người. Cái tôi vừa
mang bản chất xã hội, lịch sử vừa mang bản chất chủ quan riêng biệt; con người là tổng

13


hòa của các mối quan hệ xã hội nên cái tôi vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt
động nhận thức. Bên cạnh đó, cái tơi là cấu trúc phần tự giác, tự ý thức của nhân cách,
có thể tự điều chỉnh, kiểm soát những hành vi của mình, thể hiện tính chủ động tồn
diện của cái tơi cá nhân con người độc lập.
Trong mỗi ngành khoa học khác nhau, cái tơi lại được tìm hiểu ở những góc độ
khác nhau.Cái tơi tồn tại trong xã hội, lịch sử và chịu sự tác động của xã hội ở những
mặt nhất định, trong mỗi thời đại nhất định. Qua mỗi giai đoạn biến đổi của thời đại,
cái tôi cũng có sự thay đổi cho phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca. Vì vậy thơng
qua việc tìm hiểu cá tính sáng tạo, tìm hiểu những đặc trưng trong cá nhân người sáng
tác, chúng ta có thể nhận thấy những bối cảnh xã hội, nhìn thấu những biến thiên thời
đại đã ngấm sâu vào nhận thức cũng như tư duy của cái tôi chủ thể. Cái tôi là cơ sở cho
tư duy nhận thức và phản ánh, là nền tảng cho sự sáng tạo, trong đó có nghệ thuật và
sâu xa hơn là thơ ca trữ tình.
1.1.2. Khái niệm cái tơi trữ tình
Cái tơi định hướng, chi phối mọi hành vi và hoạt động của con người trong đời
sống và cả trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của cái

tôi nghệ thuật và phản ánh chính cái tơi nghệ sĩ ấy.Nếu như trong các tác phẩm tự sự,
cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng khách quan thì trong thơ ca trữ
tình, cái tơi nghệ thuật được bộc lộ một cách trực tiếp. Cái tơi trữ tình là thế giới chủ
quan, thế giới tinh thần của người sáng tác được thể hiện trong thơ trữ tình bằng nhiều
phương tiện khác nhau từ nội dung đến hình thức. Khái niệm về cái tơi trữ tình đã được
nhắc đến nhiều trong những cơng trình nghiên cứu thơ ca từ xưa đến nay. Dù có nhiều
những nhận định khác nhau, nhưng tư tưởng của những nhà nghiên cứu đều có chung
nội hàm về mối quan hệ giữa chủ thể và thơ trữ tình. Hegel cũng đã đưa ra nhận định
của mình về mối quan hệ giữa tính trữ tình và tính chủ thể trong thơ ca: “Nguồn gốc và
điểm tựa của thơ trữ tình là ở chủ thế và chủ thể là người duy nhất mang nội dung”[20,
14


tr.162]. Chủ thể được Hegel đề cập đến chính là cái tơi trữ tình trong thơ ca. Như vậy,
cái tơi trữ tình vừa mang nội dung lại vừa là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật. Cũng
đánh giá về cái tơi trữ tình, Belinsky cho rằng: “Tồn bộ hiện thực đều có thể là nội
dung của thơ trữ tình nhưngvới điều kiện nó phải trở thành sở hữu máu thịt của chủ
thể”[49, tr.26]. Hà Minh Đức cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này: “Đối với thơ trữ
tình vai trị của chủ thể có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhà thơ nói về cuộc sống
thơng qua những cảm nghĩ chủ quan, hay nói một cách khác là phương thức biểu hiện
của thơ trữ tình dựa chủ yếu vào chủ thể sáng tạo.”[13, tr.181].Tất cả những quan
niệm trên khi đánh giá về mối quan hệ giữa chủ thể và thơ trữ tình đều nhằm khẳng
định vị thế của cái tơi trữ tình trong thơ. Lê Lưu Oanh cho rằng: “Cái tơi trữ tình là nội
dung, đối tượng cũng như bản chất của tác phẩm trữ tình” [47, tr.19]. Trong cơng trình
nghiên cứu về cái tơi trữ tình trong thơ, Phan Trắc Thúc Định cũng khẳng định: “Cái
tôi trữ tình chính là khởi nguồn của q trình sáng tạo thơ trữ tình, là linh hồn của thơ
trữ tình.”[9, tr.10]. Các quan điểm của những nhà nghiên cứu nêu trên đều có một nội
hàm chung thống nhất về vai trị quan trọng cái tơi trữ tình trong thơ. Chúng tơi tán
thành những quan điểm trên và lấy đó là cơ sở lý luận nghiên cứu cho luận văn của
mình.

Tóm lại, cái tơi trữ tình là một phương diện biểu hiện chủ yếu và quan trọng
nhất trong thơ ca, nó chi phối nội dung, quyết định hình thức nghệ thuật; nó là cơ sở, là
tiền đề cho sự sáng tạo thơ ca. Cái tơi trữ tình khơng chỉ phản ánh thế giới nội cảm sâu
sắc của chủ thể mà còn thể hiện được chiều sâu tư duy nghệ thuật của người sáng tạo.
1.1.3. Nhà thơ và cái tơi trữ tình trong thơ
Nhà thơ – chủ thể sáng tạo, với cái tơi trữ tình được thể hiện trong thơ có một
mối quan hệ gắn bó mật thiết khơng thể tách rời. Cái tơi trữ tình là yếu tố quan trọng
giữ vai trị quyết định trong thơ.Bản chất của cái tơi trữ tình trong thơ là bản chất chủ
quan của tác giả.Mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể, hay là mối liên hệ giữa cái tôi
15


trữ tình và cái tơi nhà thơ, tuy khơng thể đồng nhất nhưng cũng không thể tách bạch.Sự
tự ý thức của chủ thể càng sâu sắc, độc đáo bao nhiêu thì tính trữ tình trong thơ càng
được thể hiện có chiều sâu và đặc sắc bấy nhiêu. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận
định: “…cái tơi trong thơ trữ tình gắn bó chặt chẽ nhất với cuộc đời của tác giả. Sự
thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ và thơ là một thực tế trong sáng tác thơ ca ở tất cả
mọi thời đại”[13, tr.183]. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định: “Ngoài những yếu tố xác
định bộc lộ, dễ thấy trong cuộc sống, mỗi người trong đời cịn có phần bên trong của
tâm trạng với bao cảm xúc, tâm tình và ước mơ, hi vọng. Nhà thơ thường bộc lộ phần
sâu kín đó trong thơ và có thể ở đây họ nói một cách chân thành, thiết tha những cái
trong đời họ khơng có được”[13, tr.183]. Cái tơi trữ tình là yếu tố đặc biệt quan trọng
tạo nên phong cách sáng tạo của nhà thơ, nhưng đó khơng phải hồn tồn là hình ảnh
của cái tơi nhà thơ. Có thể xem như cái tôi nhà thơ là gốc gác, là ngọn nguồn của sự
sáng tạo, cịn cái tơi trữ tình được tìm thấy trong mỗi tác phẩm khác nhau lại là một sự
biểu đạt khác nhau của tư duy sáng tạo nghệ thuật, xuất phát từ cái tôi nhà thơ. Cái tơi
trữ tình có khi chính là sự phản chiếu hình ảnh của chủ thể, có khi lại là kết quả của
một quá trình tư duy, tưởng tượng, sáng tạo. Tuy nhiên, tìm hiểu cái tơi trữ tình chính
là lối đi tắt để đi tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà thơ; hoặc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời,
đặc trưng tư duy nghệ thuật của nhà thơ cũng là con đường ngắn nhất để hiểu được sự

biểu hiện của cái tơi trữ tình trong thơ. Nói chung, khơng thể đồng nhất hai khái niệm
cái tơi trữ tình với cái tôi nhà thơ, cũng không thể tách bạch một cách rạch ròi hai khái
niệm này. Giữa chúng là mối quan hệ chặt chẽ, được nối kết, xâu chuỗi bởi nội hàm
của cái tôi. Lê Lưu Oanh đã khẳng định: “Mặc dù khái niệm chủ thể trữ tình, nhân vật
trữ tình có những ưu điểm và cơ sở hợp lý, song nếu thiếu hạt nhân cái tơi thì tự thân
các khái niệm ấy chưa cho thấy bản sắc trữ tình của nó, bởi chỉ cái tơi mới phát huy
chức năng tự ý thức, tự nhận ra và tự đánh giá chính mình”[47, tr.30]. Khi nhận xét về
mối quan hệ giữa cái tơi và thể loại trữ tình, Vũ Tuấn Anh đã dành nhiều cơng sức tìm
hiểu về bản chất của cái tơi trữ tình cho rằng: “Cái tơi trữ tình là một sự tổng hòa nhiều

16


yếu tố, là sự hội tụ, thăng hoa theo quy luật nghệ thuật cả ba phương diện cá nhân – xã
hội – thẩm mỹ trong hình thức thể loại trữ tình”[4, tr.33]. Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn
Anh đã tổng kết lên những bản chất cơ bản của cái tôi trữ tình.Thứ nhất, cái tơi trữ tình
mang bản chất chủ quan – cá nhân của người sáng tác, tuy nhiên nó là cái tôi thứ hai,
hoặc là cái tôi đã được khách thể hóa trong nghệ thuật. Thứ hai, cái tơi trữ tình là bản
chất xã hội nhân loại, cái tơi không thể tách biệt với lịch sử - xã hội, đó là tiếng nói cá
nhân nhưng có sự đồng vọng, cộng hưởng với tiếng nói của xã hội, của thời đại mà chủ
thể đang sống. Thứ ba, cái tôi trữ tình là bản chất nghệ thuật – thẩm mĩ. Cái tơi trữ tình
là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật và luôn được điều chỉnh để vươn tới cái lý tưởng
thẩm mĩ. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc chân thành chính là cơ sở cho bản
chất nghệ thuật – thẩm mĩ của cái tơi trữ tình.
Cái tôi của nhà thơ hay chủ thể sáng tạo không phải hiện tượng bất biến mà ln
có sự thay đổi, vận động theo thời gian, theo những biến động của thời đại lịch sử - xã
hội. Tuy nhiên, dù cái tơi nhà thơ có thay đổi, cái tơi trữ tình trong thơ với những cảm
nhận có sự thay đổi thì trong thơ vẫn duy trì một yếu tố được hình thành từ việc khám
phá cái tơi trữ tình, đó là phong cách sáng tạo của nhà thơ. Trong cơng trình nghiên
cứu về tư duy thơ, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành nhận định: “Cái tơi trữ tình trong

thơ được biểu hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tơi trữ
tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân vật
chủ yếu số một trong mọi bài thơ… Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ và
phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tơi trữ tình có những thay đổi
nhất định”[59, tr.56 - 57].
Tóm lại, qua việc tìm hiểu lý luận của những nhà nghiên cứu phê bình trên,
chúng tơi nhận thấy: Cái tơi trữ tình là sự thống nhất giữa cái tôi chủ quan cá nhân, cái
tôi xã hội nhân loại và cái tôi nghệ thuật – thẩm mĩ. Cái tơi trữ tình là sự tự ý thức của
cái tôi nhà thơ được biểu hiện bằng phương tiện nghệ thuật, thông qua yếu tố trữ tình.

17


Mặc dù cái tơi trữ tình khơng thể hiện tồn bộ, khơng phản chiếu tất cả hình ảnh của
nhà thơ nhưng cái tơi trữ tình lại là sự kết tinh của nhân cách, bản chất chủ quan cá
nhân của nhà thơ (thế giới tinh thần nội cảm) với những yếu tố của tư duy nghệ thuật
(sáng tạo nghệ thuật). Bởi vậy, không thể đồng nhất hai yếu tố cái tôi nhà thơ và cái tơi
trữ tình nhưng cũng khơng thể tách rời mối quan hệ này trong nghiên cứu văn học.
Từ việc tiếp thu những quan điểm lý luận của những nhà nghiên cứu phê bình
giúp chúng tơi có những cơ sở lý luận để nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ
sau 1986 qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim. Họ là những cây
bút đại diện cho thế hệ nhà thơ trẻ của thơ ca đương đại, bởi vậy cái tơi trữ tình của họ
cũng bị tác động nhiều bởi khái niệm cũ và mới, bởi quan niệm tư duy thay đổi của
thời đại.Họ là những tài năng trẻ với cái tôi cá thể độc đáo luôn khao khát được khẳng
định cá tính, tài năng của mình. Hơn nữa, họ là những con người của thời đại luôn nhạy
bén và tiếp thu nhanh chóng những biến động của xã hội và ln khao khát đổi mới thơ
ca. Chính sự vận động của yếu tố chủ quan và sự tác động khách quan đã mang đến sự
biểu hiện của những dạng thức cái tơi trữ tình khác nhau. Tuy nhiên, dù biểu hiện ở
những dạng thức nào thì cái tơi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 đều có những điểm
gặp gỡ chung làm nên bộ mặt riêng của nền thơ ca đương đại trong sự khu biệt với thơ

ca các giai đoạn văn học trước đó.
1.2. Thơ nữ trẻ sau 1986
1.2.1. Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện các nhà thơ nữ trẻ sau 1986
1.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội và nhu cầu đổi mới thơ ca
Năm 1975 là bước ngoặt lịch sử của đất nước và dân tộc; đất nước được thống
nhất, cả dân tộc mê say trong niềm vui chiến thắng.Nhưng cũng từ đây, chúng ta phải
đối mặt với vơ vàn khó khăn đến khắc nghiệt của thời kỳ hậu chiến.Khủng hoảng kinh
tế, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng văn hóa dẫn đến tình trạng bế tắc tưởng như
khơng lối thốt. Nền văn học, cùng với tình hình chung của thời đại, cũng rơi vào
18


khủng hoảng trầm trọng, người nghệ sĩ rơi vào tình trạng hoang mang, vô định, chông
chênh. Nếu như trong giai đoạn thơ ca cách mạng, cảm hứng sử thi anh hùng cách
mạng là nguồn cảm hứng chính chi phối tất cả các hoạt động sáng tạo văn học thì đến
nay, khi đất nước đã được giải phóng, những hào sảng, âm vang của ý chí chiến đấu và
hình ảnh người chiến sĩ anh hùng khơng cịn chiếm lĩnh được văn đàn và phát huy
được sức mạnh nữa. Nhà thơ – người chiến sĩ cách mạng sau khi bước ra khỏi những
khắc nghiệt của chiến tranh, họ bơ vơ, lạc lõng trước cuộc sống thời bình. Bởi vậy,
chính họ cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng tư tưởng. Từ đây, nhu cầu cần được đổi
mới, cần được cách tân trong văn học càng thơi thúc người cầm bút.
Để có thể thay đổi tình hình đất nước, dân tộc ta lại kiên cường vùng dậy thực
hiện thành công một cú đột phá, cùng với đó văn học cùng tìm ra được con đường đi
đúng đắn để thoát khỏi sự khủng hoảng thời hậu chiến.Năm 1986, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI, một sự kiện chính trị quan trọng đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch
sử phát triển đất nước; đây được xem như một mốc quan trọng, là tiền đề chính trị đánh
dấu bước chuyển mình của đất nước khi bước vào thời kỳ mới. Cùng với sự đổi mới về
chính trị, kinh tế, văn hóa văn nghệ cũng vận động và tìm thấy con đường mới cho sự
cách tân mới mẻ. Bàn về cuộc cách tân văn học đầy ý nghĩa giai đoạn này, Nguyễn Thị
Mai Anh với cơng trình nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi

Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly đã nêu ba nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất,
cuộc cách mạng dân tộc kết thúc cũng chính là cái đích thắng lợi cuối cùng của thơ ca
kháng chiến; việc chuyển từ cảm hứng sử thi anh hùng sang cảm hứng đời tư thế sự là
một quy luật tất yếu của sự vận động trong sáng tạo văn học. Thứ hai, cái nhìn nghệ
thuật của nhà thơ về con người và thế giới thay đổi tất yếu dẫn tới sự đổi mới trong
cảm hứng. Thứ ba, chính sách mở rộng giao lưu văn hóa đã giúp chúng ta tiếp cận
được nhiều trường phái thi ca mới, những vùng thẩm mĩ mới trên thế giới. Vì vậy, cách
tân là lẽ sống của thơ, là quy luật của sự vận động thơ.Tuy nhiên, những nhà văn, nhà

19


thơ vẫn cịn đang lúng túng với việc “tìm đường”. Chính sự kiện Đại hội Đảng lần thứ
VI đã khẳng định lại vị trí của văn nghệ, trong đó có thơ ca.
Sự kiện thứ hai có ý nghĩa quan trọng tác động sâu sắc đến quá trình đổi mới
văn học và đặc biệt là đổi mới nhận thức của giới văn nghệ sĩ giai đoạn này, đó là cuộc
gặp gỡ giữa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại biểu các văn nghệ sĩ và
các nhà văn hóa diễn ra tại Hà Nội trong tháng 10 năm 1987. Tổng Bí thư đã khẳng
định lại nhu cầu cấp thiết phải đổi mới văn học và trách nhiệm của người sáng tạo nghệ
thuật với ý thức “cởi trói” để xác lập một quan niệm mới về nghệ thuật. Cuộc gặp gỡ
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định lại tâm thế của người cầm bút.
Người nghệ sĩ có cái nhìn tỉnh táo hơn về vai trị của mình cũng như con đường đổi
mới thơ ca. Thơ ca khơng cịn là cơng cụ để nhà thơ rao giảng đạo đức, cũng không
phải là phương tiện để truyền bá đường lối, tư tưởng cách mạng nữa. Người cầm bút đã
thực sự “giác ngộ” con đường đổi mới thơ ca là phải đi sâu khai phá chính mình, khám
phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”, thể hiện cái nhìn cá nhân về tất cả hiện thực
cuộc sống hay phô bày cảm xúc đã từng rất lâu chôn dấu bằng ngôn ngữ của thơ ca.
Sự kiện cuối cùng mang tính tổng kết về nhu cầu cấp thiết cần đổi mới văn học
nghệ thuật giai đoạn đổi mới đó là vào tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị Trung ương
Đảng ra Nghị quyết về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn học nghệ

thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát
triển lên một bước mới.”[61, tr.6]. Từ đây, vai trò và chức năng cao quý của văn học
nghệ thuật được khẳng định, người cầm bút hiểu được sự cần thiết trong việc đổi mới
văn học, trong đó có thơ ca.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, cuộc gặp gỡ và nói chuyện của Tổng Bí
thư Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ và Nghị quyết của Bộ Chính trị về văn hóa văn
nghệ chính là những định hướng thiết thực và kịp thời nhất của Đảng cho văn hóa văn
nghệ, trong đó có thơ ca, phát triển. Sau ba sự kiện quan trọng trên, những nhà thơ còn
20


đang hoang mang trong cuộc đấu tranh “tìm đường” đã nhận thức được con đường
đúng đắn trong sáng tạo thơ ca. Trong giới văn nghệ dấy lên một khơng khí cởi mở, sôi
nổi và tạo ra những thành tựu nổi bật thay đổi bình diện chung của nền văn học. Bên
cạnh đó, đường lối mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng đã tạo cơ hội cho việc tiếp thu
những trào lưu tư tưởng, khuynh hướng sáng tác và lý luận văn học nghệ thuật nước
ngoài vào Việt Nam. Điều này là chất xúc tác giúp cho quá trình đổi mới văn học với
những nét cách tân khác biệt được thể hiện trong thơ ca. Đồng thời, việc đổi mới trong
sáng tác thơ ca cũng làm thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của độc giả. Có thể thấy, sau năm
1986, thơ ca Việt Nam bước sang giai đoạn hoàn toàn mới, chưa bao giờ nhu cầu cách
tân thơ ca lại trở thành một ý thức tự giác, một điều kiện cần thiết, một xu hướng sáng
tạo trong thơ ca mạnh mẽ như vậy, nó đã trở thành một “làn sóng” như Phan Trắc Thúc
Định đã khẳng định: “Sự táo bạo, dũng cảm của những người đi trước, xu hướng hội
nhập tồn cầu, mơi trường tự do dân chủ, giao lưu quốc tế, khao khát khẳng định cá
tính là động lực để nhiều nhà thơ trẻ tạo ra một làn sóng trong thơ đương đại”[9,
tr.17].
Sự phát triển mạnh mẽ của thơ ca với những trào lưu cách tân mạnh mẽ đã thúc
đẩy phê bình nghiên cứu phát triển và cố gắng tìm hiểu, phân loại những xu hướng đổi
mới của thơ ca. Nhà nghiên cứu Mã Giang Lân đã tổng kết những khuynh hướng chính
trong thơ ca giai đoạn này đó là khuynh hướng đời tư và khuynh hướng thế sự, cùng

với đó là sự khẳng định vai trị của cái tôi cá nhân. Các nhà nghiên cứu Phạm Quốc Ca,
Nguyễn Đăng Điệp, Lê Lưu Oanh cũng đã phân loại những xu hướng phát triển khác
nhau của thơ giai đoạn này. Tuy nhìn nhận, đánh giá thơ ca ở nhiều phương diện biểu
hiện khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu trên đều thống nhất quan điểm thơ ca giai
đoạn sau đổi mới phát triển theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa, đó là hướng cách tân táo
bạo và dứt khốt rũ bỏ ảnh hưởng của thi pháp truyền thống để tìm đến những cái mới.
Một điều đáng chú ý trong thơ ca giai đoạn văn học sau đổi mới là sự trở về của cái tôi

21


cá nhân. Đây là nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Bá Thành,
Phạm Quốc Ca, Đặng Thu Thủy. Cái tôi cá nhân hướng nội trực tiếp đã xuất hiện vàchi
phối tư tưởng sáng tác của hầu hết những nhà thơ trong phong trào thơ Mới giai đoạn
văn học đầu thế kỉ XX. Đó là sự biểu đạt trực tiếp những cảm xúc, suy tư, chiêm
nghiệm của chủ thể trữ tình bằng ngơn ngữ nghệ thuật.Khuynh hướng biểu đạt cái tôi
hướng nội đã dần nhường chỗ cho cái tôi hướng ngoại trong giai đoạn văn học Cách
mạng.Nhà thơ Cách mạng khơng được phép nói đến buồn đau, cơ đơn hay cái chết.
Nhưng sang đến giai đoạn văn học đổi mới sau 1986, khi văn học khơng cịn là một
cơng cụ phục vụ chiến đấu, thơ ca tìm về với bản chất ngun thủy của mình, đó là
việc bộc lộ những tình cảm riêng tây, thể hiện cái nhìn cá nhân; và lúc này, cái tôi cá
nhân lại trỗi dậy mạnh mẽ. Đây tuy không phải là một sự cách tân trong thơ ca mà là
một sự thay đổi trong quá trình vận động thơ ca, làm thay đổi bình diện chung của thơ
ca thời kỳ đổi mới. Sự trở về của cái tơi trữ tình cá nhân chính là một trong những yếu
tố quan trọng nhất thể hiện sự đổi mới trong thơ ca đương đại.
Nói chung, văn học nghệ thuật không thể phát triển mà tách rời khỏi những biến
động chung của thời cuộc. Sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ ca nói riêng
ln ln cần phải có sự vận động, đó là quy luật, là lẽ sống, lẽ tồn tại của thơ ca nghệ
thuật. Cuộc đổi mới thơ ca sau 1986 một mặt là do sự thúc ép của tình hình xã hội, mặt
khác do yêu cầu tự thân của thơ ca cần phải đổi mới để duy trì sự tồn tại trong vòng

quay chung của văn học. Cuộc cách mạng đổi mới thơ ca sau năm 1986 là bước khởi
đầu cho cuộc cách tân trong thơ và quá trình cách tân ấy cho đến nay vẫn chưa có hồi
kết. Mọi nhà thơ đương đại đều khao khát tìm tịi và sáng tạo ra những cách thể hiện
mới mẻ trong thơ ca. Vì vậy, nghiên cứu về thơ và những xu hướng đổi mới nhằm khái
quát lên những đặc điểm chung mang tính thống nhất của thơ ca đương đại là việc làm
chưa bao giờ cũ.
1.2.1.2. Sự xuất hiện của các nhà thơ nữ trẻ sau 1986

22


Sự thay đổi trong cảm hứng sáng tạo và quan niệm sáng tác tất yếu sẽ dẫn đến
nhu cầu biểu đạt khác trong văn học. Trong nghệ thuật giai đoạn đổi mới, sự phá cách
cả về nội dung lẫn hình thức là những điều đáng chú ý. Trong đó, thơ ca cũng phát
triển mạnh mẽ và có những bước tiến mới. Đội ngũ nhà thơ không ngừng học hỏi, tiếp
thu để cách tân thơ ca. Đặc biệt, sự xuất hiện của nhiều gương mặt nhà thơ trẻ là những
điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển của thơ ca đương đại. Họ chính là những người
mang luồng gió mới, là sức sống mới của đời sống xã hội hiện đại vào thơ ca. Trong số
những nhà thơ trẻ giai đoạn này, nổi bật hơn cả đó là những nhà thơ nữ trẻ. Một số
gương mặt nhà thơ nữ trẻ tiêu biểu như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim,
Phan Huyền Thư, Dạ Thảo Phương, Bình Nguyên Trang… đã tạo được những dấu ấn
riêng. Chưa bao giờ trong lịch sử thơ ca Việt Nam, người phụ nữ lại làm thơ sôi nổi và
nhiệt thành như trong giai đoạn văn học sau 1986. Trong giai đoạn văn học Trung đại,
sáng tác của những nhà thơ nữ là rất ít, chúng ta được biết đến những nữ sĩ tài năng
như Hồ Xuân Hương, Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm… Họ là những nhà thơ tài
giỏi nhưng lại sống trong thời đại mà người phụ nữ khơng được coi trọng. Vì vậy
những đóng góp của họ trong nền thơ ca cũng chỉ có ảnh hưởng một phần nhỏ trong
bình diện chung của văn học Trung đại. Bước sang giai đoạn văn học hiện đại, thời kỳ
nở rộ nhất của thơ ca với phong trào Thơ Mới (1932-1945) và giai đoạn văn học cách
mạng, vẫn có những nhà thơ nữ hoạt động sáng tác như Anh Thơ, Vân Đài, Hằng

Phương… Tuy nhiên, những sáng tác của họ không thực sự để lại những dấu ấn độc
đáo. Thời kỳ chống Mỹ, một số cây bút nữ tiêu biểu đã góp phần quan trọng vào tiếng
nói thơ ca của thời đại như: Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ
Dạ…Bước sang giai đoạn văn học thời kỳ đổi mới, khi người cầm bút được tự do hơn,
khơng phải chịu gị ép trước bất cứ một tư tưởng, quan niệm chung nào; việc cách tân
đổi mới thơ ca được khích lệ, người phụ nữ mới được tự do thể hiện mình trong thơ.
Cảm xúc dồi dào và những tâm trạng nội tâm sâu kín ln là những đặc trưng của giới
nữ.Khi họ trực tiếp được bộc lộ những tình cảm cá nhân qua thơ ca, họ đã tự mình

23


khẳng định những nét riêng có và độc đáo của giới mình vào thơ. Sự xuất hiện và phát
triển những nhà thơ nữ với số lượng đông đảo là một quy luật tất yếu của sự vận động
thơ ca. Đó khơng chỉ là một nhu cầu bình đẳng giới, là tiếng nói địi nữ quyền, mà sâu
xa hơn, đó cịn là nhu cầu được thể hiện, được bộc lộ những tình cảm, những cảm xúc
cá nhân, đó là cái tơi đa dạng mà đậm đà một chất chung trong thơ, đó là chất trữ tình.
Những nhà thơ nữ trẻ giai đoạn sau 1986 đã đạt được khơng ít những thành tựu thơ ca,
và họ chính là những người góp phần quan trọng vào công cuộc cách tân thơ trong giai
đoạn đổi mới, khẳng định vị trí quan trọng của thơ ca trong giai đoạn hội nhập kinh tế
toàn cầu.
1.2.2. Khái lược về thơ nữ trẻ sau 1986
Khái niệm “thơ trẻ” và vấn đề về “thơ nữ” đã được đề cập đến rất nhiều trong
những nghiên cứu văn học thời kỳ đổi mới. Đầu năm 1993, Hồng Hưng đã nói đến
“phiên đổi gác” với sự xuất hiện của rất nhiều những nhà thơ sáng tác khi còn rất trẻ,
tuổi đời chỉ từ 20 đến 25 tuổi, trong đó có cả những nhà thơ nữ. Vi Thùy Linh, Ly
Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những cái tên được biết đến nhiều trong thi đàn. Tuy tính
đến thời điểm hiện tại, cả ba tác giả này khơng cịn là những cây bút tràn trề nhiệt
huyết và nhựa sống của tuổi trẻ, nhưng những tác phẩm của họ tính từ thời điểm ra đời,
khi các tác giả bắt đầu sáng tác ở tuổi đời còn rất trẻ, đã bộc lộ được tài năng và bước

đầu hình thành những phong cách cá nhân, cá tính sáng tạo riêng và độc đáo. Ba nhà
thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim đều là những nhà thơ thuộc thế hệ nhà
thơ trẻ xuất hiện ở giai đoạn đầu của nền văn học đổi mới, gọi họ là những nhà thơ
“nữtrẻ” là bởi họ chính là những người tiên phong, nỗ lực cho cuộc cách tân đổi mới
thơ ca, tạo nên một diện mạo mới mẻ cho nền thơ ca đương đại; họ đưa vào thơ ca sức
trẻ của tuổi xuân và chính dấu ấn tuổi trẻ trong thơ đã lưu lại họ với những cái tên rất
“trẻ” và là đại diện cho một thế hệ những nhà thơ “trẻ” trong giai đoạn đổi mới. Như
vậy, “một nhà thơ trẻ phải là một nhà thơ có tác phẩm “trẻ”, hay nói cho chính xác

24


×