Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BẰNG NHỮNG LẬP LUẬN CHẶT CHẼ HÃY CHỨNG MINH RẰNG LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀO ĐẦU THẾ KỶ 20 LÀ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.24 KB, 4 trang )

BÀI TẬP NHÓM: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCS VN
ĐỀ BÀI: BẰNG NHỮNG LẬP LUẬN CHẶT CHẼ HÃY CMR LỰA CHỌN
CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NAQ VÀO ĐẦU THẾ KỶ 20 LÀ LỰA
CHỌN ĐÚNG ĐẮN.
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - thời kỳ của những biến động lịch
sử sâu sắc
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nền độc lập của dân tộc ta bị xâm phạm, quyền
lợi sống còn của đại bộ phận nhân dân ta bị chà đạp. Chính vì thế mà hai mâu thuẫn cơ
bản nhất: mâu thuẫn giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam với bên kia là thực dân
Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với giai cấp
phong kiến địa chủ ngày càng trở nên gay gắt.
Có áp bức chắc hẳn sẽ có đấu tranh; các cuộc khởi nghĩa yêu nước thời kỳ này có rất
nhiều, diễn ra rất anh dũng , tuy nhiên tất cả đều bị thực dân Pháp dìm trong bể máu.
 Đó là tình trạng khủng hoảng về đường lỗi cứu nước ở VN đầu thế kỷ 20, nó đặt
ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới.
VD: Các phong trào yêu nước thời này như phong trào Cần Vương, Văn Thân, khởi
nghĩa Yên Thế, phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân,
phong trào chống thuế ở Trung Kỳ và rất nhiều cuộc đấu tranh do quần chúng dấy lên.
 Những phong trào thời kì này là các phong trào đi theo con đường phong kiến
hoặc tư bản, đây là lý do mà các cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Những nhà yêu
nước cách mạng – những người đứng đầu đã không nhận thức rõ được tình
hình biến động của đất nước và yêu cầu cấp bách của lịch sử nước ta vào đầu
thế kỷ 20. ở thời điểm này, giai cấp phong kiến đã lỗi thời và hết vai trị, giai cấp
địa chủ thì bóc lột nhân dân hết sức; giai cấp tư sản với hệ tư tưởng tư sản đang
tỏ ra yếu ớt bất lực, khơng đủ năng lực để tập hợp tồn thể dân tộc trong cuộc
đấu tranh chống áp bức nô dịch của chủ nghĩa thực dân, không biết gắn phong
trào yêu nước của dân tộc mình với cuộc đấu tranh của các dân tộc khác có
cùng chung cảnh ngộ bị áp bức, bóc lột và nơ dịch.
Nhận thức và quyết định hướng đi đúng đắn
Sinh ra khi đất nước đang lâm cảnh lầm than thực dân nửa phóng kiến, chứng kiến
người dân quê hương bị áp bức bóc lột, Nguyễn Tất Thành sớm nảy sinh lòng yêu


nước thương dân, muốn đem lại tự do hịa bình cho dân tộc. Sinh ra trong thời kì này,
Nguyễn Tất Thành đồng thời chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước cảu
các bậc tiền bối cách mạng, Nguyễn Tất Thành đã nhận thức được con đường của các
bậc tiền bối sẽ khơng mang lại thành cơng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.


Theo Người, con đường của Hồng Hoa Thám, vì tư tưởng phong kiến lỗi thời của nó,
khơng thể dẫn tới thắng lợi. Con đường cầu viện Nhật Bản của Phan Bội Châu thì
chẳng khác gì việc “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Còn con đường của Phan
Chu Trinh chẳng qua chỉ là sự “xin giặc rủ lòng thương”.
Bởi vậy, mặc dù rất kính mến, trân trọng thế hệ cha anh, nhưng Nguyễn Tất Thành đã
không thể đi theo con đường của họ. Người muốn đi tìm một con đường cứu nước
mới. Đó chính là bước ngoặt, một sự lựa chọn lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng, mở
đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Trước tình hình đó, Người đã khơng chọn đi Trung Quốc hay đi Nhật mà chọn đi Tây
Âu, cụ thể là Pháp. Năm 1923, tại Mát-xcơ-va, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên
Tạp chí “Ngọn lửa nhỏ”, Người đã giải thích quyết định về sự lựa chọn của mình như
sau: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tơi được nghe những từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình
đẳng, bác ái - đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là người Pháp - thế
là tơi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ
ấy”. Như vậy, theo Nguyễn Tất Thành: muốn tìm được con đường cứu nước thì trước
hết phải hiểu thật đúng, thật đầy đủ về những kẻ đang cướp nước mình. Muốn đánh đổ
được chủ nghĩa thực dân để giải phóng cho đồng bào thì trước hết phải hiểu cho được
cái gốc rễ, cái bản chất của chủ nghĩa thực dân. Sự khác biệt của Nguyễn Tất Thành so
với tất cả những người Việt Nam đi sang nước Pháp lúc bấy giờ chính là ở chỗ đó .
Trong vịng mười năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để
được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước
thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba
nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp.
Với những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm đó, Người đã bổ sung được cho mình

những kiến thức vơ cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát.
Người đã nhìn thấy giai cấp tư sản ở thế kỷ này khơng cịn là giai cấp tiến bộ của thời
đại nữa và con đường cách mạng tư sản không phải là con đường chúng ta nên đi.
Còn về các dân tộc thuộc địa và về chủ nghĩa thực dân, Người rút ra kết luận gần như
một chân lý bất hủ: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những
người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và “dù màu da có khác nhau, trên đời
này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ
có một mối tình hữu ái là thật mà thơi: tình hữu ái vơ sản”.
Người móc nối liên hệ, trao đổi thư từ với cụ Phan Chu Trinh và một số người Việt Nam
yêu nước khác đang sống ở Pháp. Người đã tham gia vào các hoạt động chính trị, văn
hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật rất đa dạng. Tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau
như: Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp, tổ chức lao động hải ngoại - một tổ
chức bí mật của những người lao động từ các thuộc địa khác nhau đang sống ở nước
Anh. Đặc biệt, khoảng đầu năm 1919, Người gia nhập tổ chức tiến bộ nhất ở Pháp lúc
bấy giờ là Đảng Xã hội Pháp - một chính đảng nhân danh đại biểu cho giai cấp công
nhân mà lúc đó phần nào quan tâm đến quyền lợi của những người lao động, phần nào
đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức.


Từ đây, Nguyễn Tất Thành đã thực sự bước vào cuộc chiến đấu với tư cách một nhà
hoạt động cách mạng chun nghiệp. Người khơng cịn dừng lại ở việc quan sát hay
suy ngẫm riêng mình, mà đã thực sự đi vào hoạt động, vào tổ chức, hịa mình vào
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng lao động ngày càng rộng
lớn hơn.
Bằng những hoạt động sơi nổi như vậy, Nguyễn Tất Thành đã nhanh chóng nắm bắt
được thời cuộc, trên cơ sở đó có sự lựa chọn và định hướng đúng đắn cho bản thân và
cho dân tộc.
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong con đường tìm đường cứu nước của Người là sự
thành cơng của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. Người đã nhận thấy đây là biến
cố lớn “có một sức lơi cuốn kỳ diệu”, và ảnh hưởng của nó được Người ví “tựa như

người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói có cơm ăn”.
Nếu như trước năm 1911, Nguyễn Tất Thành mới chỉ nhận thấy được sự bế tắc của
những phòng trào cách mạng yêu nước và cảnh dân tộc chìm trong đêm tối thì đến
năm 1917 Người đã bừng lên hy vọng vào cách giải phóng dân tộc theo con đường
cách mạng vô sản.
Sự kiện thứ hai dẫn đến bước ngoặt của sự lựa chọn của Người đó là khi Người
đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V. I.
Lê-nin vào năm 1920 đăng trên báo “Nhân đạo” của Đảng Xã hội Pháp. Bản Luận
cương đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Người và qua lăng kính của chủ nghĩa yêu
nước chân chính, Người đã tìm thấy ở đó con đường đúng đắn để giải phóng đất nước
khỏi ách thực dân.
Sau này, khi nhắc đến sự kiện này, Người đã viết: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi
rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tơi vui mừng đến phát khóc lên.
Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo:
“Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường
giải phóng chúng ta!”.
Từ đó tơi hồn tồn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế III”
 Như vậy, với thành công vang dội của Cách mạng tháng mười Nga cùng với sự
tiếp nhận trực tiếp tư tưởng của V.I. Lê-nin đã dẫn đến sự chuyển biến về chất
cũng như trong hành động của Nguyễn Ái Quốc, quyết định việc Người đứng về
phía V.I. Lê-nin và Quốc tế Cộng sản.
Sự kiện thứ ba, thể hiện sự khẳng định về sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc đó là quyết
định bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại
hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (tháng 12-1920). Việc bỏ phiếu tán thành Quốc tế
Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành đảng viên Đảng Cộng
sản Pháp đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc đời và sự nghiệp của
Nguyễn Ái Quốc và cũng là sự khởi đầu một bước ngoặt căn bản trong lịch sử và sự


nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Từ đây, lịch sử cách mạng Việt Nam đã chấm

dứt sự khủng hoảng về đường lối, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta
vào quỹ đạo cách mạng vô sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là
chủ nghĩa thực dân, đế quốc, và đi tới thắng lợi cuối cùng là độc lập dân tộc, chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong thắng lợi chung đó, lịch sử dân tộc ta mãi mãi ghi
nhận cơng lao và vai trị to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với sự lựa chọn con đường
cứu nước đúng đắn - sự lựa chọn lịch sử, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra của
cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.



×