Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Kinh tế Thái Lan và hợp tác kinh tế Việt Nam Thái Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 71 trang )

~~~~~~~~O0O~~~~~~~~~~

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: KINH TẾ THÁI LAN VÀ HỢP TÁC KINH TẾ THÁI
LAN- VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn
Nhóm thực hiện
Mã lớp học phần

:
:
:

Hà Nội, 2020
1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC BẢNG

3


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

4



MỞ ĐẦU
Kinh tế là một bộ phận không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước của mỗi quốc gia, trong đó có Thái Lan- quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
Trong giai đoạn phát triển đất nước, lĩnh vực kinh tế luôn được “xứ sở Chùa Vàng” chú
trọng và đưa ra các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn để nhằm đưa nền kinh tế nước nhà
phát triển một cách tối ưu nhất. Thái Lan đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên
trường quốc tế. Theo các số liệu thống kê của UN, IMF và Ngân hàng Thế giới thì tính
cho đến hết năm 2019, Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai tại Đông Nam Á chỉ sau
Indonesia, đứng thứ 8 châu Á và xếp hạng 22 trên thế giới, đây là vị trí mà quốc gia này
đã nắm giữ trong nhiều năm qua.
Nhận thấy được tầm quan trọng của sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan đối với
thế giới nói chung và đối với thị trường ASEAN hay thị trường Việt Nam nói riêng, cùng
với những kiến thức đã được học, nhóm 5 chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Kinh tế
Thái Lan và hợp tác kinh tế Thái Lan- Việt Nam”
Trong quá trình nghiên cứu và hồn thành vẫn cịn rất nhiều thiếu sót chúng em
mong nhận được sự góp ý của cơ và các bạn để bài thảo luận này được hoàn chỉnh hơn.

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI THÁI LAN
1.1. Những vấn đề chung

• Tên nước:
• Quốc kỳ:

• Quốc ca:
• Thủ đơ:


• Diện tích:
• Dân số:
• Tơn giáo:

Vương quốc Thái Lan

Bản đồ quốc gia Thái Lan

Phleng Chat
Bangkok (từ 1782)- tên đầy đủ: “Krungthepmahanakhon
Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop
Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan
Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit”
513.120 km2 (lớn thứ 49 thế giới), gồm 76 tỉnh.
69.818.617 (thống kê 23/08/2020)
Đạo Phật được coi là quốc đạo, chiếm khoảng 95% dân số,
ngồi ra có Đạo Hồi (4%), Thiên chúa giáo và các đạo khác
6








Ngơn ngữ:
Ngày quốc khánh:
Tiền tệ:
Múi giờ:

Loại hình nhà nước:

(1%).
Ngơn ngữ chính là tiếng Thái. Tiếng Anh được dùng phổ biến.
5/12 (là ngày sinh nhật Vua Bhumibol Adulyadej)
Đồng Baht (THB)
ICT (UTC+7)
Thái Lan là một Vương quốc. Nó là một chế độ quân chủ lập
hiến dựa trên nền dân chủ nghị viện.

1.2. Lịch sử hình thành
Thái Lan, hay cịn được biết đến với tên nước Xiêm (Siam), là một dân tộc có lịch
sử hình thành và phát triển lâu đời từ hàng ngàn năm nay, có văn hóa, phong tục tập quán
đặc trưng và ngơn ngữ riêng của mình.
Vương quốc Thái Lan đầu tiên có thể coi được thành lập ở Sukhothai vào năm 1238,
đạt đến đỉnh điểm dưới thời vua Ramkhamhaeng vào thế kỷ thứ 14 trước khi rơi vào dưới
sự kiểm soát của đế chế Ayutthaya, đế chế này đã điều khiển phần lớn Thái Lan ngày nay,
cho đến năm 1767 thì bị lật đổ bởi người Miến Điện, nhưng vua Taksin đã uy tập và thành
lập thủ đô mới tại Thonburi. Người kế nhiệm của ông, Tổng Chakri, đã di chuyển dọc
song đến Bangkok và trở thành vua Rama I, người cha sáng lập của chiều đại Chakri vẫn
cai trị đến ngày nay.
Được biết đến là Siam từ năm 1939, Thái Lan là đất nước duy nhất tại Đông Nam Á
không là thuộc địa của những thế lực nước ngồi, và họ vơ cùng tự hào về điều đó. Trong
suốt thế chiến thứ 2, trong khi Nhật Bản đang xâm chiếm phần cịn lại của Đơng Nam Á,
chỉ có duy nhất Thái Lan không bị xâm phạm nhờ vào chính sách di chuyển chính trị sáng
suốt. Trong liên minh với Nhật Bản trong thế chiến thứ 2, Thái Lan trở thành đồng minh
của Mỹ sau cuộc xung đột. Sau một loạt các chế độ độc tài quân sự và nhanh chóng lật đổ
Bộ trưởng Dân sự, Thủ tướng Chính phủ, Thái Lan cuối cùng đã ổn định với một nền dân
chủ và nền kinh tế bùng nổ thông qua du lịch và công nghiệp. Trên tất cả là vua Bhumibol
Adulyadej (Rama IX), vua trị vì lâu nhất của thế giới, ơng đã có một sự u thương sâu

sắc và vơ cùng kính trọng rất lớn như một huyền thoại.
1.3. Điều kiện tự nhiên
1.3.1. Vị trí địa lý
7


Thái Lan là một quốc gia thuộc Đông Nam Á. Phía Bắc giáp với Lào và Myanmar,
phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanmar và biển Adaman, phía
Đơng giáp Lào và Campuchia. Lãnh hải Thái Lan phía Đơng Nam giáp lãnh hải Việt Nam
ở Vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Adaman.
1.3.2. Khí hậu
Khí hậu Thái Lan chủ yếu là nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm với nhiệt độ khoảng 2835 độ C, nó chỉ giảm đi ở những vùng núi rất xa ở phía Bắc Thái Lan.
Khí hậu Thái Lan thường được chia làm 4 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1
đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa
mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra vào mùa mưa.
1.4. Dân số

Dân số hiện tại của Thái Lan là 69.818.617 người vào ngày 23/08/2020 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc, chiếm 0,89% dân số thế giới. Thái Lan đang đứng thứ 20
trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ và đứng thứ 4 khu
vực Đông Nam Á sau Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Mật độ dân số của Thái Lan là 137 người/km2. Với tổng diện tích đất là 510.844
km2. 49,95% dân số sống ở thành thị (34.556.078 người vào năm 2019).
Độ tuổi trung bình ở Thái Lan là 40,1 tuổi.
8


Dân cư Thái Lan có khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và
3% là người Malay, phần cịn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Mơn, Khmer và các
bộ tộc khác. Có khoảng 2,3 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan.

Chỉ số HDI: 0,726 / 1, xếp hạng thế giới: 93/188
1.5. Chính trị
Các Đảng chính trị chính, Thái Lan vẫn duy trì hệ thống đa đảng, nhưng các đảng
chính trị truyền thống đã thấy vai trị của họ trong quốc hội bị giảm sút kể từ cuộc đảo
chính do quân đội lãnh đạo năm 2014. Hiện tại, quốc hội do quân đội thống trị. Các đảng
chính trị chính là:








Đảng Pheu Thai (PTP): trung hữu, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa tự do kinh tế
Đảng Palang Pracharath: cánh hữu, chủ nghĩa bảo thủ, ủng hộ quân đội
Đảng Tương lai: trung tả, chủ nghĩa tiến bộ, chủ nghĩa chống quân phiệt
Đảng Dân chủ: trung hữu, chủ nghĩa tự do cổ điển
Đảng Bhumjaithai: trung tâm, chủ nghĩa dân tộc
Thái Đảng Tự do: trung tả, chống chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa tiến bộ
Đảng Chartthaipattana: cánh hữu, chủ nghĩa bảo thủ

Quyền hành: Thái Lan được quản lý bởi một chế độ quân chủ lập hiến. Vua là
Quốc trưởng và Chế độ quân chủ cha truyền con nối. Theo truyền thống, ơng có rất ít
quyền lực trực tiếp, nhưng được hưởng lợi từ sự tôn trọng to lớn của dân chúng và quyền
lực đạo đức, đôi khi được sử dụng để giải quyết khủng hoảng chính trị và đảm bảo ổn
định quốc gia.
Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ và nắm giữ mọi quyền hành pháp bao gồm
cả việc thực thi luật pháp trong nước và điều hành các công việc hàng ngày. Theo Hiến
pháp mới được thông qua vào tháng 4 năm 2017, các cá nhân ngoài quốc hội có thể giữ

chức vụ Thủ tướng. Nội các do Nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng.
76 tỉnh của Thái Lan, mỗi tỉnh do một Thống đốc bổ nhiệm quản lý được chia thành
các quận, huyện (tambons) và làng.
Quyền lập pháp: Cơ quan lập pháp ở Thái Lan là lưỡng viện. Quốc hội được gọi là
Quốc hội bao gồm: Thượng viện (thượng viện) có 270 ghế với các thành viên do quân đội
9


bổ nhiệm (theo Hiến pháp mới được thông qua vào tháng 4 năm 2017) với nhiệm kỳ sáu
năm và Hạ viện (hạ viện) có 396 ghế với các thành viên được bầu bằng phổ thông đầu
phiếu để phục vụ nhiệm kỳ bốn năm. Cơ quan hành pháp của chính phủ phụ thuộc trực
tiếp hoặc gián tiếp vào sự ủng hộ của quốc hội, thường được thể hiện qua một cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm. Chính phủ khơng thể phủ quyết các hành vi đã được quốc hội thơng qua.
1.6. Văn hóa
Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo – tơn giáo
chính thức được cơng nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào
nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử,
người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tơn kính hồng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
Về ngôn ngữ, Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái
riêng, tồn tại những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isan
hoặc tiếng Môn–Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, mức
độ thành thạo thấp. Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Trong đó
gồm có tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan còn gọi là tiếng
Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Lanna cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam Thái, tiếng Mã
Lai. Người Thái tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người đơng bắc Thái,
nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự
thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa
phương của họ.
Về tôn giáo, tại Thái Lan, gần 95% người Thái theo đạo Phật Nam Truyền (gồm các
phái Thiền Lâm Thái Lan, Santi Asoke và Dhammayuttika Nikaya). Một nhóm nhỏ

(4.6%) theo đạo Hồi, 0.7% dân số theo Thiên Chúa giáo. Ngồi ra, ở Thái cịn có các tôn
giáo khác chiếm một số lượng rất nhỏ là Phật Giáo Nam Tông ở Thái Lan được sự hậu
thuẫn từ Chính phủ. Các nhà sư được nhiều lợi ích do Chính phủ đem lại, họ được sử
dụng các phương tiện giao thơng cơng cộng hồn tồn miễn phí.
Về văn hóa trong giao tiếp với người Thái

10


Người Thái Lan xem trọng nhất là phần đầu đương nhiên họ cũng xem phần chân là
bần hàn nhất. Bởi vậy hạn chế sờ đầu hay chạm vào đầu bất cứ ai cũng như không được

dùng chân để di chuyển đồ vật hay chỉ vào tượng Phật, đức vua. Qua văn hóa giao tiếp
của Thái Lan nói lên điều gì từ cung cách chào hỏi của họ có lẽ chúng ta cũng rõ được vài
phần. Họ có quy tắc riêng có phương thức chào hỏi riêng, những điều này phần nào chịu
sự ảnh hưởng của tư tưởng đạo phật.

11


Về văn hóa trang phục, qua từng tầng trang phục khác nhau ta cũng có nhiều nhận
xét về văn hóa trang phục của Thái Lan nói lên điều gì. Ngày xưa trang phục chủ yếu mà
người Thái Lan sử dụng là trang phục truyền
thống, qua những thơng tin tìm hiểu được thì
trang phục truyền thống biểu thị nếp sống
đơn giản bình dị của con người Thái Lan
ngày xưa, Từ sau thế kỷ XVIII văn hóa
phương Tây bắt đầu xâm nhập vào các nước
Đông Nam Á và Thái Lan dần chuyển sang
trang phục hiện đại từ đó trang phục truyền

thống được xem là q mùa và ít được sử
dụng. Qua đó ta cũng thấy rằng văn hóa giao
tiếp của Thái Lan nói lên điều gì từ trang
phục và sự thay đổi theo thời gian.
Về văn hóa ẩm thực, ẩm thực của Thái Lan được nhiều người đánh giá là một trong
những nền ẩm thực ngon nhất thế giới. Từ những năm 1970, ẩm thực Thái Lan đã trở
thành một nền ẩm thực quốc tế. Bangkok
ngày nay có hàng trăm trường dạy nấu
ăn. Một bữa ăn ngon của người Thái
thường bao gồm sự kết hợp của các món
ăn cay, nhẹ, ngọt và chua. Trong số các
món ăn Thái phổ biến nhất là cà ri làm từ
nước cốt dừa, mắm tôm, tỏi, ớt và các
loại gia vị như ngò, sả, riềng và lá chanh
Kaffir. Người Thái sử dụng nước mắm - ngày nay là một chất chiết xuất được chế biến
trên thị trường - như một thành phần cơ bản cho nhiều món ăn giống như cách người
Trung Quốc sử dụng nước tương.

12


Về văn hóa lễ hội, cũng như một số nước trong khu vực Châu Á, ngày lễ Thái Lan
cũng được chia làm 2 phần: phần lễ và phần hội. Sau đây là danh sách một số ngày lễ
chính tại Thái Lan:
• Ngày 1 tháng 1: Ngày đầu năm mới (tiếng Thái Lan: วว
ววว
ววว
วววว
, phát âm như






wănkhứn pii mày)
Ngày 16 tháng 1: Ngày Nhà giáo (วว
วววว
, wăn khruu)
Ngày 9 tháng 2: Ngày Tết Âm lịch (วว
วววว
ววว
ว, wăn t’rùt chin)
Ngày 14 tháng 2: Ngày lễ tình yêu (วว
วววว
ววววววว
ว, wăn hèèng khoam rắc)
Ngày 13, 14, 15 tháng 4: Ngày Tết Song Khran (Tết Thái Lan): วว
ววววววววว
, wăn

sổng khran)
• Ngày 1 tháng 5: Ngày Quốc tế Lao động ( วว
วววววววววว
ววววว
, wăn reeng ngaan hèèng
chaat)
• Ngày 12 tháng 8: Ngày sinh nhật Hoàng hậu ( วว
ววววว
ววววววววว
ว,ว wăn cha lởởm prá

waachiinii)
• Ngày 16 tháng 11: Ngày lễ Loy Krathong (วว
ววววววววว, wăn looy kra thơng)
• Ngày 5 tháng 12: Ngày sinh nhật Nhà Vua ( วว
ววววว
วววววววว
วววว
วว, wăn cha lởởm prá
chááo dùù hủa) cũng là
ngày Quốc khánh Thái
Lan (วว
ววววว
, wăn chaat)
• Ngày 25 tháng 12: Ngày
Giáng

sinh

(วว
วววว
วววว,

wăn khritmas).

13


CHƯƠNG 2. KINH TẾ THÁI LAN
2.1. Tình hình chung về nền kinh tế Thái Lan
Loại hình kinh tế của Thái Lan là nền kinh tế có thu nhập trung bình cao, thị trường

tài chính mới nổi. Một trong những nền kinh tế thành công nhất của Đông Nam Á; Thái
Lan hiện là một nước công nghiệp mới (tiền thân là một nước nông nghiệp truyền thống).
Nền kinh tế Thái Lan dựa trên sản xuất nông sản, du lịch, sản xuất ô tô và xuất khẩu các
sản phẩm điện với kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 60% GDP.
Năm
GDP
(tỷ USD)
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế (%)
GDP bình quân đầu
người (USD)

2015
401,296

2016
413,43

2017
456,292

2018
506,514

2019
543,65

3,134

3,429


4,066

4,151

2,372

6.592,915

7.295,476

7.808,193

5.840,047 5.994,231

Bảng 2.1. Thống kê GDP của Thái Lan giai đoạn 2015-2019 (Current US$- theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế Giới
/>
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới:
GDP của Thái Lan liên tục tăng trong giai đọan 2015-2019. Năm 2019, GDP của
Thái Lan là 543,65 tỷ USD, đứng thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia (1.119 tỷ USD).
GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 2019 là 7.808,193 USD, đứng thứ 4
Đông Nam Á sau Singapore (65.233,282 USD), Brunei (31.086,751 USD), Malaysia
(11.414,838 USD).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan giảm từ 4,151% (năm 2018) xuống còn
2,372% (vào năm 2019), đứng thứ 10/11 quốc gia Đông Nam Á, xếp trên Singapore chỉ
Năm
2015
2016
2017
2018

2019
Lực lượng lao
38.916.820 38.662.091 38.490.554 38.907.975 38.989.896
động (người)
Tỷ lệ thất nghiệp
0,597
0,688
0,83
0,766
0,754
(%)
với 0,733% vào năm 2019.
Bảng 2.2. Thống kê lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan giai đoạn 2015-2019 ( theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế
Giới )

14


Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, năm 2019, Thái Lan có 38.989.896 người
trong lực lượng lao động. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp chiếm 0,716%, tăng so với năm
2015 và 2016, giảm so với năm 2017 và 2018.
Năm
Lạm phát (%)

2015
-0,9

2016
0,188


2017
0,666

2018
1,064

2019
0,707

Bảng 2.3. Thống kê tỷ lệ lạm phát của Thái Lan giai đoạn 2015-2019 ( theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế Giới
)

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ lạm phát của Thái Lan có xu hướng
tăng giai đoạn 2015-2018 (tăng từ-0,9% lên 1,064%) và giảm vào năm 2019 với 0,707%.
Năm 2020 là năm nền kinh tế Thái Lan gặp ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch
Covid-19, nhất là thị trường du lịch tại xứ sở “Chùa Vàng”. Bởi lẽ, nhắc đến kinh tế Thái
Lan là phải nhắc đến ngành du lịch.
Theo Báo cáo kinh tế NESDC về tình
hình kinh tế Thái Lan trong Quý 1, Quý 2 và
triển vọng trong năm 2020, được thông cáo
báo chí 9h30 sáng ngày 17 tháng 8 năm 2020,
tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Thái Lan giảm
2% so với mức tăng 1,5% trong quý 4 năm
2019. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế
trong quý 2 chạm mốc (-12,2)%, thấp hơn rất
nhiều so với quý 1. Cũng trong báo cáo, các
nhà phân tích đã dự đốn tốc
độ tăng trưởng kinh tế Thái

Bảng 2.4. Dự đoán kinh tế Thái Lan năm 2020- theo Báo

cáo kinh tế NESDC />
2020 sẽ nằm trong khoảng (-

Lan trong năm
7,8)% đến (-

7,3)%. Điều đó đã cho thấy kinh tế Thái Lan đang ngày càng suy giảm trước tình hình
dịch bệnh Covid-19, và được nhận định là có mức suy giảm mạnh nhất trong nhóm
ASEAN+3. Lạm phát dự kiến nằm trong khoảng (-1,5)% đến (-0,5)% so với mức tăng
0,707% vào năm 2019.
Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia, và với vị thế thu
nhập trên trung bình, đóng vai trị là mỏ neo kinh tế cho các nước láng giềng đang phát
15


triển. Nền kinh tế của đất nước có vẻ phục hồi và, theo IMF, dự kiến sẽ tăng trưởng với
tốc độ vừa phải bất chấp bất ổn chính trị trong nước. Đầu tư công được dự báo sẽ vẫn là
động lực chính, tăng trong vài năm tới, phù hợp với kế hoạch cơ sở hạ tầng của chính phủ
nhằm thu hút đầu tư tư nhân và tiếp tục cải thiện lĩnh vực du lịch
2.2. Thương mại
Năm
Xuất khẩu (tỷ USD)
Nhập khẩu (tỷ USD)
Cán cân thương mại
(tỷ USD)

2015
271,424
229,553
41,871


2016
277,248
221,169
56,079

2017
304,266
247,43
56,836

2018
328,57
283,802
44,768

2019
324,781
274,861
49,92

Bảng 2.5. Thống kê lượng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Thái Lan giai đoạn 2015-2019 (Current US$- theo dữ liệu từ
Ngân hàng Thế Giới )

Tỷ lệ xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Thái Lan trong giai đoạn 2015-2019
có sự biến động. Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2017, cán cân thương mại tăng từ 41,871
đến 56,836 tỷ USD. Trong giai đoạn 2017-2018, giảm 12,068 tỷ USD xuống còn 44,768
tỷ USD và thặng dư 49,92 tỷ USD vào năm 2019.
Trong giai đoạn 2015-2019, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu đứng thứ 2 và nhập
khẩu đứng thứ 2 Đông Nam Á, cả xuất và nhập khẩu đều đứng sau Singapore với 645,593

tỷ USD xuất khẩu và 541,839 nhập khẩu vào năm 2019.
2.2.1. Thương mại hàng hóa
Từ những năm 1970, Thái Lan thực hiện chính sách “hướng xuất khẩu” với ASEAN,
Mỹ, Nhật, EU là thị trường xuất khẩu chính. Ngành cơng nghiệp và dịch vụ đã dần dần
đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.
Năm
Xuất khẩu (tỷ USD)
Nhập khẩu (tỷ USD)
Cán cân thương mại
(tỷ USD)

2015
213,364
187,248
26,116

2016
213,487
177,711
35,776

2017
233,688
201,107
32,581

2018
251,108
228,72
22,388


2019
242,981
216,351
26,63

Bảng 2.6. Thống kê lượng xuất nhập khẩu hàng hóa của Thái Lan giai đoạn 2015-2019 (Current US$- theo dữ liệu từ Ngân hàng
Thế Giới )

- XUẤT KHẨU
Năm 2018, Thái Lan đạt giá trị xuất khẩu hàng hóa cao nhất trong giai đoạn 20152019, đạt 251,108 tỷ USD, tăng 17,42 tỷ USD so với năm 2017.
16


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

TOP 10 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LỚN CỦA THÁI LAN-2018
QUỐC GIA GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU GIÁ TRỊ XUẤT
TỈ LỆ
(trăm tỷ Baht)

KHẨU
(%)
(tỷ USD)
Trung Quốc
9,66
31,011
11,9
Mỹ
8,98
28,828
11,1
Nhật Bản
7,99
25,65
9,9
Việt Nam
4,16
13,355
5,1
Hồng Kong
4,01
12,873
5
Malaysia
3,73
11,974
4,6
Australia
3,45
11,075

4,3
Indonesia
3,22
10,337
4
Singapore
3,02
9,695
3,7
Philippines
2,53
8,122
3,1

Bảng 2.7. Top 10 thị trường xuất khẩu lớn của Thái Lan năm 2018 (theo dữ liệu của Bộ Thương mại tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2018 )

Thị trường xuất khẩu của Thái Lan năm 2018 vẫn tập chung chủ yếu ở các quốc gia
Asean và một vài thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Úc,...
Nếu nhìn vào Bảng sổ liệu các thị trường xuất khẩu lớn của Thái Lan, có thể thấy 3
thị trường đứng đầu vẫn là Trung Quốc, đứng vị trí số 1 với giá trị xuất khẩu đạt 31,011 tỷ
USD, chiếm 11,9%, tiếp theo là thị trường Mỹ với giá trị xuất khẩu 28,828 tỷ USD, chiếm
11,1% thị phần và Nhật Bản đạt giá trị xuất khẩu 25,65 tỷ USD, chiếm 9,9% thị phần.
Việt Nam đã vượt qua Hồng Kông để trở thành thị trường xuất khẩu thứ 4 của Thái Lan
với giá trị 13,355 tỷ USD, chiếm 5,1% thị phần. Trong khi đó, Hồng Kong giảm xuống vị
trí thứ năm với giá trị xuất khẩu 12,873 tỷ USD, tương đương 5%.
ST
T
1
2

3
4
5
6
7

TOP 10 MẶT HÀNG XUẤT KHẨU QUAN TRỌNG CỦA THÁI LAN-2018
MẶT HÀNG
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU
GIÁ TRỊ
TỈ LỆ
(trăm tỷ Baht)
XUẤT KHẨU
(%)
(tỷ USD)
Ơ tơ và phụ tùng
9,28
29,763
11,47
Máy tính và phụ
6,33
20,301
7,82
tùng
Trang sức, đá quý
3,83
12,284
4,74
Cao su
3,53

11,321
4,37
Hạt nhựa
3,31
10,616
4,09
Nhiên liệu đã tinh
2,99
9,589
3,69
chế
Hóa chất
2,94
9,429
3,64
17


8
9
10

Bảng mạch
Máy móc
Linh kiện thép

2,67
2,62
2


8,563
8,403
6,414

3,3
3,25
2,48

Bảng 2.8. Top 10 mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Thái Lan năm 2018 (theo dữ liệu của Bộ Thương mại tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2018 )

Đối với các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Thái Lan, Ơ tơ vẫn là một mặt hàng
chủ lực phổ biến khi chiến 11,47% và đóng góp vào 29,763 tỷ USD tổng giá trị xuất khẩu
năm 2018. Đứng thứ 2 là mặt hàng máy tính với giá trị 20,301 tỷ USD, chiếm 7,82% thị
phần. Tiếp theo sau là Trang sức, đá quý (12,284 tỷ USD- chiếm 4,74%), Cao su (11,321
tỷ USD- chiếm 4,37%),... và ở vị trí thứ 10 là Linh kiện thép(6,414 tỷ USD- chiếm
2,48%).
- NHẬP KHẨU
Năm 2018 cũng là năm Thái Lan có mức nhập khẩu hàng hóa cao nhất trong giai
đoạn 2015-2019, đạt 228,72 tỷ USD. Chính vì điều đó, mặc dù năm 2018 mức xuất khẩu
đạt cao nhất giai đoạn nhưng thặng dư thương mại thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu
lại là thấp nhất so với giai đoạn 2015-2019, chỉ đạt 22,388 tỷ USD.
TOP 5 MẶT HÀNG NHẬP KHẨU QUAN TRỌNG CỦA THÁI LAN- 2018
STT
MẶT HÀNG
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU
TỈ LỆ
(tỷ USD)
(%)
1

Dầu thơ
27,799
11,15
2
Máy móc/linh kiện
20,739
8,32
3
Máy móc/linh kiện điện
19,140
7,68
4
Hóa chất
16,733
6,71
5
Đồ hồn kim
14,937
5,99
Bảng 2.9. Top 5 mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Thái Lan năm 2018 (theo Báo cáo của Bộ Ngoại giao Thái Lan
)

18


Nhập khẩu năm 2018 của
Thái Lan tăng cao so với các
năm trước, chạm mức 228,72 tỷ
USD. Trong đó có thể kể đến
những mặt hàng nhập khẩu chủ

yếu như Dầu thô (27,799 tỷ
USD- chiếm 11,15%), máy móc
linh kiện (8,32%), Máy móc, linh

Biểu đồ 2.1. Các nguồn nhập khẩu chính của Thái Lan năm 2018 (%)

kiện điện (7,68%), Hóa chất
(6,71%) và Đồ hoàn kim (5,99%). Nguồn nhập khẩu chủ yếu vẫn là các quốc gia như
Trung Quốc (20%), Nhật Bản (14%), Mỹ (6%), Malaysia (6%) và UAE (4%).
2.2.1. Thương mại dịch vụ
Năm
Xuất khẩu (tỷ USD)
Nhập khẩu (tỷ USD)
Cán cân thương mại
(tỷ USD)
Tỷ trọng trong GDP
(%)

2015
58,082
42,518
15,564

2016
63,786
43,511
20,275

2017
70,964

46,668
24,296

2018
77,474
54,939
22,535

2019
82,01
58,765
23,245

25,1

26,0

25,8

26,1

25,9

Bảng 2.10. Thống kê lượng xuất nhập khẩu dịch vụ của Thái Lan giai đoạn 2015-2019 (Current US$- theo dữ liệu từ Ngân hàng
Thế Giới )

Theo dữ liệu thống kê được từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), xuất khẩu dịch vụ
trong giai đoạn 2015-2018 có thiên hướng tăng, từ 58,082 tỷ USD lên 82,01 tỷ USD. Tại
Thái Lan, dịch vụ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế và có đóng góp
ngày càng mạnh mẽ vào GDP quốc gia. Bằng chứng cho thấy, năm 2015, thương mại dịch

vụ chiếm 25,1% GDP cả nước, năm 2016 chiếm 26,0%, năm 2017 chiếm 25,8%, năm
2018 chiếm 26,1% và đạt 25,9% vào năm 2019.
Vào năm 2016, thặng dư thu được từ thương mại đạt 56,079 tỷ USD với 20,275 tỷ
USD là thặng dư thu được từ thương mại dịch vụ trong đó xuất khẩu đạt 63,786 tỷ USD,
nhập khẩu đạt 43,511 tỷ USD trong tổng xuất nhập khẩu quốc gia.

19


Theo thống kê vào năm 2019, Thái Lan là quốc gia đứng thứ 19 về xuất khẩu dịch
vụ trên toàn Thế giới, đứng thứ 7 Châu Á và đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á sau
Singapore (204.813.689 triệu USD).

Nguồn: Bộ phận Thống kê Liên hợp quốc, 2020. Do làm trịn số, tổng phần trăm có thể nhỏ hơn / lớn hơn 100%.

Du lịch là loại hình dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dịch vụ xuất khẩu
năm 2016 với 72,09%. Tiếp sau là vận chuyển (8,46%), dịch vụ tài chính (1,07%), dịch
vụ máy tính và thơng tin (0,77%), dịch vụ xây dựng (0,68%), dịch vụ chính phủ (0,43%),
tiền bản quyền và phí giấy phép (0,10%), dịch vụ bảo hiểm (0,10%), dịch vụ văn hóa và
giải trí (0,09%) và các dịch vụ kinh doanh khác (16,21%). Trong 43,5 tỷ USD nhập khẩu
Năm
2015
2016
2017
2018
dịch vụ

Lượng khách
Thu từ du lịch
Lượng khách đi du Chi tiêu cho

quốc tế đến Thái
quốc tế
lịch quốc tế của Thái du lịch quốc
Lan (triệu lượt)
(tỷ USD)
Lan (triệu lượt)
tế (tỷ USD)
29,923
44,851
6,794
9,539
32,53
48,459
8,204
11,267
35,592
57,057
8,963
12,676
38,178
65,242
9,966
14,675
năm 2016, vận chuyển chiếm tỷ trọng cao nhất với 34,66%, du lịch (20,87%),

Tiền bản quyền và phí giấy phép (9,16%), dịch vụ bảo hiểm (3,32%), dịch vụ tài chính
20


(1,49%), dịch vụ máy tính và thơng tin (1,28%), dịch vụ xây dựng (1,19%), dịch vụ chính

phủ (0,73%), dịch vụ văn hóa và giải trí (0,07%) và các dịch vụ kinh doanh khác
(27,23%).
Bảng 2.11. Thống kê lượng khách du lịch của Thái Lan giai đoạn 2015-2018 (Triệu lượt, Current US$- theo dữ liệu từ
Ngân hàng Thế Giới )

Thái Lan là đất nước du lịch với những điểm du lịch đặc sắc thế giới mang đậm văn
hóa dân tộc. Đến với Thái Lan, du khách sẽ có những trải nghiệm hấp dẫn bao gồm: lặn
biển, tắm ở những bãi biển đầy cát, khám phá hàng trăm hòn đảo nhiệt đới, cuộc sống về
đêm, phố đèn đỏ, ghé thăm những di tích khảo cổ, những bảo tàng, cung điện, những
ngơi chùa Phật Giáo và một số di sản nổi tiếng thế giới. Ngành du lịch ở Thái Lan rất phát
triển đặc biệt là du lịch quốc tế. Hàng năm có tới hàng triệu lượt khách quốc tế tìm đến
Thái Lan cho sự lựa chọn về một điểm đến ở Đông Nam Á. Ngành du lịch và dịch vụ là
một động lực quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp khoảng 20% GDP của nước này.
Năm 2015, Thái Lan đón lượng khách du lịch đạt 29,923 triệu lượt, thu về 44,851 tỷ USD
và chi tiêu cho du lịch quốc tế đạt 9,539 tỷ USD với 6,794 lượt khởi hành. Năm 2016,
2017, 2018, lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan liên tục tăng, đạt 38,178 triệu lượt
và thu về hơn 65 tỷ USD cho quốc gia này. Năm 2018 cũng là năm đánh dấu là năm thứ
tư liên tiếp, thủ đô Bangkoc của Thái Lan là điểm du lịch đông khách nhất Thế Giới, vượt
qua cả London, New York và Paris- theo xếp hạng Thành phố Điểm đến Toàn cầu 2019
(Global Destination Cities Index).
Năm 2019, theo báo cáo của Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Phiphat
Ratchakitprakarn chính thức cơng bố tại phiên họp của bộ được tường thuật trên truyền
hình, Thái Lan vừa phá kỷ lục về thành tích hàng năm của ngành du lịch với hơn 39 triệu
lượt du khách quốc tế đến nước này.
Do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19, Bộ Du lịch Thái Lan dự kiến
đón khoảng 10 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2020, giảm mạnh so con số gần 40
triệu lượt khách năm 2019. Theo Bộ trưởng Phiphat, tổng doanh thu du lịch dự báo đạt
1,23 nghìn tỷ baht (39,6 tỷ USD), giảm 59% so năm 2019. Ngành cơng nghiệp khơng
khói sẽ chiếm khoảng 6% GDP của Thái Lan năm 2020, giảm từ mức 18% của năm 2019.
21



2.2.3. Chính sách thương mại
2.2.3.1. Chính sách thương mại hàng hóa
Tiếp tục các chính sách ngoại giao phục vụ kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tìm
kiếm các đối tác thương mại nhằm mở rộng thị trường, tăng giá trị hàng hóa, tạo cơ hội về
thương mại cho khu vực tư nhân Thái Lan. Theo đó, chính phủ Thái Lan đã thông qua
những ưu đãi nhằm tăng đầu tư của khu vực tư nhân lên mức 3,56 tỷ USD và đóng góp
thêm 0,25% vào tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Các biện pháp gồm giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp, miễn một năm thuế nhập khẩu máy móc mới, đồng thời cung cấp các
khoản vay với lãi suất ưu đãi dành cho các công ty xuất khẩu.
Tăng cường đàm phán song phương về thành lập khu vực tự do thương mại (FTA)
với các nước trên cơ sở quan hệ đối tác, bình đẳng và cơng bằng, đồng thời tăng cường
quan hệ thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO. Về phía các hiệp định song
phương, Thái Lan hiện có 12 FTA với 17 đối tác thương mại. Trong năm 2020, Thái Lan
dự định sẽ ký RCEP, kết thúc đàm phán FTA với Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu đàm phán FTA với
Liên hiệp châu Âu (EU) và Anh.
Thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu bằng cách áp mức thuế cao, yêu cầu khắt
khe về giấy phép, vệ sinh an tồn thực phẩm,... đối với hàng hóa nhập khẩu.
Đặc biệt, trong thời kỳ COVID, khi giá gạo Thái Lan bị neo ở mức cao, khiến sức
cạnh tranh giảm, chính phủ Thái Lan đang cân nhắc thay đổi chính sách gạo, trong đó tập
trung vào marketing, giảm chi phí sản xuất và nghiên cứu các giống gạo mới. Bên cạnh
đó, Bộ Thương mại Thái Lan sẽ làm việc cùng Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo để tìm
kiếm các đối tác mới nhằm mở rộng thị trường do gạo Thái Lan vẫn được nhiều đối tác
quốc tế quan tâm do chất lượng.
2.2.3.2. Chính sách thương mại dịch vụ
Chính phủ Thái Lan đã nhất trí gia hạn chính sách miễn phí thị thực nhập cảnh tại
điểm đến đối với khách du lịch từ 19 quốc gia đến tháng 4 năm 2020.
Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh các địa điểm du lịch nổi tiếng: Bangkok, Chiangmai,
Phuket,...

22


Đối với thị trường Trung Quốc, đây vẫn là nhóm khách du lịch tiềm năng nhất đối
với Thái Lan. Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã ra mắt tài khoản Wechat chính thức,
do có hơn 800 triệu người Trung Quốc đang sử dụng Wechat hiện nay.
Năm 2020, ngành dịch vụ, du lịch của Thái Lan khủng hoảng trầm trọng. Trước
nguy cơ đó, chính phủ đã thơng qua 2 gói kích cầu du lịch có tổng trị giá 22,4 tỷ baht (723
triệu USD). Các gói kích cầu du lịch sẽ bắt đầu được triển khai từ ngày 1/7 đến hết ngày
30/10. Đây là chương trình do Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan đề xuất. Các gói kích cầu
du lịch bao gồm 2 tỷ baht (64,5 triệu USD) để hỗ trợ giá vé máy bay nội địa, xe buýt liên
tỉnh và phí thuê xe cho tổng cộng 2 triệu người. Một gói trợ giá khác có trị giá 18 tỷ baht
(581 triệu USD) bao gồm hỗ trợ cho các cơ sở lưu trú, ăn uống và các dịch vụ được cung
cấp tại địa điểm du lịch.
2.3. Đầu tư
Thái Lan đã và đang tiếp tục là một trong những quốc gia thành
công nhất trong khu vực về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI),
do có nhiều lợi thế cho các nhà đầu tư nước ngồi tìm cách kinh doanh
ở châu Á. Nó cung cấp một mơi trường kinh doanh hấp dẫn, đã liên tục
nhận được nhiều thập kỷ hỗ trợ đầu tư tư nhân từ các chính phủ kế tiếp
của Thái Lan, tất cả đều nhận thấy vai trò quan trọng của khu vực tư
nhân trong việc tạo ra và duy trì sự phát triển kinh tế và thịnh vượng
cùng với sự phát triển công nghệ của Thái Lan.
2.3.1. Dòng vốn đầu tư
Tại Thái Lan, thu hút FDI ln được coi là một trong những nhân tố kích thích quan
trọng đối với nền kinh tế. Mặc dù dịng vốn nước ngoài suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn
chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như thu hút thêm
các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũng như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công
nghệ cao và sinh thái…, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được
xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Dòng FDI vào
(tỷ USD)
23

Dòng FDI ra
(tỷ USD)


2015
2016
2017
2018
2019

8,928
2,81
8,229
13,205
6,316

4,991
13,362
18,531
21,249
14,017

Bảng 2.12. Dòng vốn đầu tư trực tiếp ra/ vào Thái Lan giai đoạn 2015-2019 (Current US$- theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế Giới
/ )

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI vào Thái Lan và dịng vốn đầu tư FDI của Thái

Lan ra nước ngồi có sự thay đổi qua các năm. Năm 2015, dòng FDI vào Thái Lan là
8,928 tỷ USD và dòng FDI ra là 4,991 tỷ USD. Các năm 2016-2018, dòng FDI ra và FDI
vào Thái Lan đề có xu hướng tăng, với FDI vào từ 2,81 lên 13,205 tỷ USD và FDI ra từ
13,362 lên 21,249 tỷ USD, đứng thứ 4 khu vực Đơng Nam Á về dịng vốn FDI đã thu hút,
đứng sau Singapore, Indonesia và Việt Nam, và đứng thứ 2 trong khu vực về số vốn FDI
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, sau Singapore (29,761 tỷ USD). Năm 2019, dòng vốn đầu
tư trực tiếp vào Thái Lan giảm mạnh xuống còn 6,371 tỷ USD, giảm 52,17% so với năm
2018, cùng với mức giảm 34,03% của dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan.
Theo báo cáo của Hội đồng Đầu tư Thái Lan (BOI), tổng vốn đầu tư FDI vào Thái
Lan 6 tháng đầu năm 2020 rơi vào 75.902 triệu Baht (khoảng 2,401 tỷ USD) với 459 dự
án.
2.3.2. Đối tác đầu tư
Năm 2018, đối tác đầu tư FDI chính vào Thái Lan gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ
như:
-

Mỹ đứng đầu với 35 dự án đạt 333.345 triệu Baht
Nhật Bản: 308 dự án với 66.867 triệu Baht
Trung Quốc: 120 dự án với 49.422 triệu Baht
Singapore, Hongkong, Malaysia, Hà Lan,Pháp, Indonesia, Đài Loan lần lượt là
các quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong top 10 đầu tư FDI vào Thái Lan

Năm 2019, lần đầu tiên Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước tìm cách đầu tư
vào Thái Lan do ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Mỹ-Trung, với 191 dự án đạt
260,373 triệu Baht, tăng lên hơn 400% so với năm 2018 và chiếm hơn 50% tổng đầu tư
FDI vào Thái Lan năm 2019, theo số liệu từ Hội đồng Đầu tư Thái Lan (BOI). Nhật Bản
là nhà đầu tư lớn thứ 2 trong năm 2019 với 215 dự án và đạt 69.500 triệu Baht. Tiếp theo
24



là Hongkong (66 dự án- 36.304 triêu Baht), Taiwan (70 dự án- 17.935 triệu Baht), Mỹ (33
dự án- 15.993 triệu Baht). Thụy Sĩ, Singapore, Hà Lan, Úc và Hàn Quốc lần lượt là các
quốc gia nằm trong top 10 nước đầu tư FDI vào Thái Lan năm 2019.
Tính hết tháng 6 năm 2020, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về đầu tư FDI vào Thái
Lan với 99 dự án đạt 22.636 triệu Baht. Tiếp theo là Trung Quốc (95 dự án- 17.461 triệu
Baht), Singapore (55 dự án- 10.624 triệu Baht), Hà Lan (50 dự án- 9.875 triệu Baht), Đài
Loan (28 dự án- 8.352 triệu Baht). Từ top 6 đến top 10 lần lượt là các quốc gia, vùng lãnh
thổ: Hongkong, Indonesia, Mỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc.
Bảng các dự án FDI vào Thái Lan năm 2018, 2019, 6 tháng đầu năm 2020. [PHỤ LỤC
1]
2.3.3. Lĩnh vực đầu tư
Các lĩnh vực đầu tư chính năm 2016 (dạng%)
Dịch vụ
35.9
Giấy và hóa chất
21.6
Các sản phẩm nơng nghiệp
19.2
Luyện kim và máy móc
9.9
Điện tử và hàng điện tử
7.9
Khống sản và gốm sứ
3.5
Cơng nghiệp nhẹ và dệt may
1.6
Bảng 2.13. Các lĩnh vực đầu tư chính vào Thái Lan năm 2016

Lĩnh vực đầu tư FDI vào Thái Lan rất đa dạng ở nhiều ngành nghề khác nhau. Có
thể kể đến năm 2016, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thu hút được đầu tư nước ngoài lớn

nhất với 35,9%, đứng thứ 2 là giấy và hóa chất với 21,6%, sản phẩm nơng nghiệp(19,2%),
luyện kim và máy móc (9,9%), điện tử và hàng điện tử (7,9%), khoáng sản và gốm sứ
(3,5%), công nghiệp nhẹ và dệt may (1,6%),...
Các Dự án nước ngoài được chấp thuận xúc tiến đầu tư (phân loại theo ngành mục
tiêu) năm 2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020:
Lĩnh vực

Kỹ thuật số

Năm 2018
Số dự
án
106

Đầu tư
(triệu Baht)
3.078

Năm 2019
Số dự
án
114
25

Đầu tư
(triệu Baht)
5.872

6 tháng đầu năm
2020

Số dự
Đầu tư
án
(triệu Baht)
62
2.512


×