Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

10 loi khuyen de hoc va noi tieng Anh (hay lam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.36 KB, 1 trang )

10 l i khuyên đ nói và vi t ti ng Anhờ ể ế ế
“H c ti ng Anh c ng gi ng nh t p đi xe đ p, ít ai có th đi xe đap thành th o khi ch a ngã ọ ế ũ ố ư ậ ạ ể ạ ư
vài l n”. Sau nh ng l n v p váp đó, Matt Purland đã rút ra m t vài l i khuyên có th s h u ầ ữ ầ ấ ộ ờ ể ẽ ữ
ích cho b n trong vi c h c ti ng, nh t là hai k n ng nói và vi t.ạ ệ ọ ế ấ ỹ ă ế
“Học tiếng Anh cũng giống như tập đi xe đạp, ít ai có thể đi xe đạp thành thạo khi chưa ngã
vài lần”. Sau những lần vấp váp đó, Matt Purland đã rút ra một vài lời khuyên có thể sẽ
hữu ích cho bạn trong việc học tiếng, nhất là hai kỹ năng nói và viết.
1. Luôn luôn kiểm tra bài của mình. Hãy kiểm tra lại ngay cả khi bạn nghĩ bài làm của mình đã hoàn thiện. Sử dụng từ điển để
kiểm tra lại những từ mà bạn chưa chắc chắn.
2. Đến lớp và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể đề nghị giáo viên ra thêm bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình
những quyển sách có các các dạng bài tập phù hợp với chương trình học. Trên lớp hãy hỏi ngay thầy cô nếu bạn có vấn đề gì
còn vướng mắc. Ngoài giờ học, bạn có thể thảo luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc các phương
pháp để học tốt hơn.
3. Trong khi viết tiếng Anh: Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài. Việc này sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đọc kỹ
câu hỏi. Có thể đề bài sẽ yêu cầu bạn điền từ; khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các phương án a, b, c, d cho trước
hay viết về gia đình bạn. Điều quan trọng là bạn hiểu đề bài muốn bạn làm gì và làm như thế nào.
4. Dành thời gian hợp lý cho việc học từ vựng. Bạn cần biết ý nghĩa cũng như cách viết của các từ chỉ ngày tháng, thức ăn,
quần áo.... Bạn có thể học từ vựng theo chủ điểm. Nếu chuẩn bị kỹ ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ thấy mọi việc trở nên dễ dàng
hơn.
5. Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài luận. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn diễn đạt trong bài viết và vạch ra
những ý chính. Bạn có thể bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn, rồi sau đó viết đoạn cho từng ý. Đoạn cuối phải tóm lại được ý
chính của bài văn. Độ dài mỗi đoạn văn khoảng 4-5 câu là vừa phải.
6. Dành thời gian học các động từ cơ bản – động từ có quy tắc và bất quy tắc. Đặc biệt là 4 động từ bất quy tắc quan trọng
‘to be’, ‘to go’, ‘to have’, ‘to do’. Học các thì khác nhau của động từ: thì hiện tại/quá khứ đơn, thì hiện tại/quá khứ tiếp diễn, và
thì hiện tại/quá khứ hoàn thành .v.v... Học kỹ quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc quan trọng như have/had,
do/done. Như vậy bạn có thể thoải mái diễn tả những hoạt động hay câu chuyện nào đó về bản thân mà không lo bị bí từ.
7. Đọc sách báo, tạp chí viết bằng tiếng Anh. Đừng bỏ qua những ký hiệu và biển báo hay những mấu quảng cáo nho nhỏ
bằng tiếng Anh. Viết lại những từ và cụm từ mà bạn chưa hiểu để tra từ điển. Nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại và đọc lại
thường xuyên. Vốn từ của bạn sẽ được tích luỹ dần dần giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy.
8. Xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh. Kết hợp nghe và đọc phụ đề và chú ý các cấu trúc hay. Nếu có thể, hãy thu
lại chương trình và khi xem lại có thể tạm ngừng những đoạn quá nhanh với bạn. Sử dụng Internet để tìm thông tin bạn quan


tâm bằng tiếng Anh. Không những thể bạn có thể vào những website để chơi các trò chơi bằng tiếng Anh như trắc nghiệm giới
từ, ô chữ...
9. Thường xuyên thực hành. Nếu bạn muốn nhớ những gì đã học, hãy sử dụng chúng hàng ngày. Luyện tập nghe, nói, đọc,
viết bằng tiếng Anh. Nếu có thể hãy gia nhập một câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên để có thể giao tiếp với người bản xứ.
10. Đừng từ bỏ! Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình học nhưng không vào. Hãy kiên nhẫn bởi ai cũng thấy việc học không hề dễ
dàng nhưng chỉ những người kiên trì theo đuổi tới cùng mới có cơ hội tận hưởng những thành quả ngọt ngào của việc học mà
thôi.
Hi vọng những bí quyết trên đây phần nào giúp bạn tự tin hơn khi nói và viết tiếng Anh.
Chúc bạn thành công!

×