Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Khảo cứu văn bản du hiên thi thảo của bùi văn dị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ GÁI

KHẢO CỨU VĂN BẢN DU HIÊN THI THẢO
CỦA BÙI VĂN DỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Hán Nôm

Hà Nội-2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ GÁI

KHẢO CỨU VĂN BẢN DU HIÊN THI THẢO
CỦA BÙI VĂN DỊ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm.
Mã số: 60.22.40


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh

Hà Nội-2011
2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 5
2. Lịch sử nghiên cứu. ....................................................................................... 6
2.1. Các cơng trình thư mục học, từ điển ..................................................... 7
2.2. Một số sách có tính chất giới thiệu, điểm qua hoặc tuyển chọn và trích
dẫn một số tác phẩm trong các sáng tác của Bùi Văn Dị. ........................... 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................10
5. Những đóng góp của luận văn ....................................................................11
6. Bố cục của đề tài .........................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1 ..............................................................................................................13
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Bùi Văn Dị.....................................................13
1.1.1. Tiểu sử Bùi Văn Dị ...........................................................................13
1.1.2. Trước tác của Bùi Văn Dị .................................................................21
1.2. Tổng quan tình hình văn bản Du Hiên thi thảo........................................27
Chƣơng 2 ..............................................................................................................52
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TÁC PHẨM DU HIÊN THI THẢO...................................52
2.1. Giá trị về nội dung của tác phẩm .............................................................52
2.1.1. Du Hiên thi thảo thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân và ý chí
căm thù giặc của nhà chí sĩ họ Bùi.............................................................52
2.2.2. Du Hiên thi thảo là lời ca về tình yêu thiên nhiên của nhà thơ ........68


3


2.2.3. Giá trị sử liệu và những hạn chế trong nội dung tư tưởng của tác
phẩm............................................................................................................77
2.2. Giá trị nghệ thuật của Du Hiên thi thảo ..................................................86
2.2.1. Thể thơ .............................................................................................86
2.2.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ ..............................................................96
2.3.3. Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố ............................................101
KẾT LUẬN CHUNG .........................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................112
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .................................................................................112
TÀI LIỆU CHỮ HÁN CỦA TÁC GIẢ............................................................114
TỪ ĐIỂN........................................................................................................115

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền văn học của dân tộc Việt Nam, văn học viết bằng chữ Hán
chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng. Trong suốt khoảng thời gian kéo dài hàng
nghìn năm, chữ Hán đƣợc sử dụng nhƣ một loại văn tự quốc gia. Chữ Hán đã
đƣợc sử dụng trong tất cả các lĩnh vực đời sống nhƣ chính trị, văn hóa, khoa học,
xã hội, lịch sử,...và cũng chính là cơng cụ để các bậc thi nhân, văn sĩ ghi lại cảm
xúc của mình. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta đã đƣợc thừa hƣởng một kho
tàng văn hóa thành văn vơ giá đƣợc ghi chép bằng chữ Hán do ông cha để lại.
Trong đỉnh cao của nền văn học trung đại đó, chúng ta đã rất quen thuộc với
những tên tuổi nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Q Đơn, , Nguyễn
Du, v.v...; đến các vị vua say mê văn học nhƣ Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông,

Minh Mạng, Tự Đức... Trong số những bậc thi nhân, văn sĩ đã từng cầm bút, có
rất nhiều tác phẩm của họ cịn đƣợc lƣu giữ lại và trở nên quen thuộc ngƣời đời
sau nhƣng cũng có khơng ít tác phẩm của những con ngƣời tài hoa vẫn chƣa
đƣợc biết đến, đó vẫn là những vấn đề còn bỏ ngỏ, là những mảng màu còn trống
trong bức tranh toàn cảnh của nền văn học Việt Nam đang cần đƣợc các nhà
nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác và khám phá. Những tác phẩm thi ca của Tiến sĩ
Bùi Văn Dị là một trong những trƣờng hợp nhƣ thế. Tên tuổi của ông thƣờng
đƣợc biết đến nhƣ một một vị quan thanh liêm có lịng u nƣớc thƣơng
dân...Tấm gƣơng hiếu học và yêu nƣớc của ông nhƣ một dấu son trong danh
sách những nhà khoa bảng của mảnh đất Hà Nam nói riêng, nƣớc Việt Nam nói
chung, nhƣng ngƣời đời sau ít ngƣời biết đến ơng cịn là một nhà thơ tài hoa,
uyên bác. Trong cuộc đời 29 năm làm quan (1866-1895) của ông đã trải 7 đời
vua (Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành
Thái), ông luôn đƣợc đánh giá cao và nắm giữ nhiều vai trị quan trọng trong
triều đình. Dựa trên tài năng thơ văn và công lao của ông, Bùi Văn Dị đƣợc đặc
cách nhận học vị Tiến sĩ khoa Ất Sửu (1865). Xuất phát từ một trái tim ƣu thời

5


mẫn thế và một tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống, ông đã sáng tác rất nhiều thơ
ca. Những tác phẩm của ông đƣợc tập hợp trong các tập thơ, tùy bút nhƣ: Du
Hiên thi thảo 輶軒詩草, Tốn Am thi thảo 遜庵詩草, Tốn Am thi sao 遜庵詩抄,
Trĩ Chu thù xướng tập 雉舟酬唱集, ... Nhƣng do điều kiện lịch sử, mãi đến
những năm đầu thế kỉ XX, một số tác phẩm của ơng mới đƣợc dịch và trích dẫn
trong một số sử sách viết về lịch sử, văn học, tƣ tƣởng triều Nguyễn. Cho đến
nay vẫn chƣa có một cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về con ngƣời, sự nghiệp
và giá trị các tác phẩm của ơng. Đó cũng chính là lí do chính khiến chúng tơi lựa
chọn tác phẩm của ông làm đối tƣợng nghiên cứu cho đề tài. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ, phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không thể tham vọng

giới thiệu hết đƣợc những trƣớc tác của tác giả mà chỉ Nghiên cứu văn bản Du
Hiên thi thảo - một trong những tập thơ tiêu biểu của ông. Việc lựa chọn đề tài
này không chỉ phù hợp với mã ngành đào tạo Hán Nôm mà đề tài nghiên cứu
thành công sẽ trở thành một nguồn tƣ liệu tham khảo quan trọng cho những ai
quan tâm đến vấn đề tác phẩm, giá trị nội dung tƣ tƣởng, văn bản của tác giả,
cũng nhƣ góp phần tìm hiểu diện mạo thơ văn, lịch sử triều Nguyễn - triều đại
phong kiến cuối cùng và đầy biến động trong lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Đối với bất kì một cơng trình nghiên cứu nào, việc tìm hiểu lịch sử nghiên
cứu vấn đề, từ đó tổng kết những giá trị và hạn chế của việc nghiên cứu trƣớc khi
đƣa ra những kiến giải của bản thân ngƣời nghiên cứu là một công việc hết sức
quan trọng và cần thiết.
Nhƣ chúng ta đã biết, Bùi Văn Dị là một nhà nho, đƣợc đào tạo chính quy,
theo con đƣờng khoa bảng. Ông đỗ đạt cao (đỗ cử nhân năm Ất Mão, niên hiệu
Tự Đức năm thứ 8 (1855), và thi đỗ Phó bảng năm Ất Sửu (1865), đƣợc trúng
cách làm Tiến sĩ trong khoa thi này). Tài năng thơ ca của ông đƣợc vua Tự Đức
ban lời khen tặng: 狀元宰相以安排了 “Trạng nguyên Tể tướng dĩ an bài liễu”

6


(Tài Trạng nguyên Tể tƣớng đã định sẵn rồi), ông trở thành ngƣời bạn luôn cùng
đàm luận thi ca với đức vua. Những tác phẩm thi ca của ông đƣợc trích dẫn và in
trong nhiều tác phẩm văn học đƣơng thời nhƣ: 表 詔 賦 合 選 Biểu chiếu phú
hợp tuyển, 舉業詩集 Cử nghiệp thi tập, 諸名家詩 Chư danh gia thi, 外 國 來 文
集 Ngoại quốc lai văn tập, 國 朝 名 人 墨 痕 Quốc triều danh nhân mặc ngấn,
詩歌雜編 Thi ca tạp biên, 詩討雜編 Thi thảo tạp biên…Tuy nhiên, cho đến
ngày nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, tên tuổi và các tác phẩm của ông mới chỉ
đƣợc chọn dịch và giới thiệu một cách sơ lƣợc trong một số tác phẩm. Có thể
chia các loại tài liệu đề cập đến Bùi Văn Dị và các tác phầm của ơng thành hai

loại: Các cơng trình thƣ mục học, từ điển và một số sách có tính chất giới thiệu,
điểm qua hoặc tuyển chọn và trích dẫn một số tác phẩm trong các tập thơ của
Bùi Văn Dị.
2.1. Các cơng trình thư mục học, từ điển
- Di sản Hán Nôm Việt Nam- Thư mục đề yếu, Trần Nghĩa - Francois
Gros, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. Tác phẩm giới thiệu khái
quát về Bùi Văn Dị, các bút danh và các sáng tác của ông, bao gồm tập văn xuôi
Du hiên tùng bút – tập văn xuôi ghi chép những thắng cảnh trên đƣờng đi sứ Yên
Kinh, những di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Trong đó cịn có hai bài
văn bia phân định địa giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Phần giới thiệu về tập thơ Du hiên thi thảo chủ yếu điểm qua về kí hiệu
văn bản, đồng thời khái quát về tình hình văn bản của tác phẩm hiện đƣợc lƣu
giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm (trang 35 - 36).
- Tìm hiểu kho sách Hán Nơm (Nguồn tƣ liệu văn học, sử học Việt Nam),
Trần Văn Giáp, Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội 1984, Giới thiệu sơ lƣợc về tên

7


tuổi, quên quán, chức danh, bút danh và các tác phẩm của Bùi Văn Dị (trang 283
– 284).
- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá
Thế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1991. Viết khái quát về tác giả Bùi Văn Dị
và các sáng tác của ông (trang 45- 46)
- Tên tự, tên hiệu các tác gia văn học Việt Nam, Trịnh Khắc Mạnh, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 2002, Giới thiệu về tác giả Bùi Văn Dị, tên tự, tên
hiệu và các tác phẩm của ông (ở các trang 13, 67, 142, 253, 854).
- Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều đại phong
kiến Việt Nam (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), Trần Hồng Đức (chủ biên),
Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2003, (trang 187).

- Khoa bảng Thăng Long Hà Nội qua mộc bản triều Nguyễn (Cục văn thƣ
và lƣu trữ Nhà nƣớc, Trung tâm lƣu trữ quốc gia IV), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, 2009 (trang 457).
- Mộc bản triều Nguyễn – Đề mục tổng quan (Cục văn thƣ và lƣu trữ Nhà
nƣớc, Trung tâm lƣu trữ quốc gia IV), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2009, ghi
chép rất cụ thể các chức vụ của Bùi Văn Dị trong triều đình nhà Nguyễn qua các
triều vua, nhƣ Quang Lộc tự khanh, Sung biện Các vụ, …(trang 891).
- Từ điển văn học Việt Nam, Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cƣờng (biên
soạn), Nhà xuất bản Giáo dục, 1994. Tác phẩm giới thiệu sơ lƣợc về tác giả văn
học Bùi Văn Dị (trang 35 - 36).
- Từ điển văn học (bộ mới), Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), cùng các soạn giả
Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Nhà xuất bản thế giới, 2004.
Trong công trình này đã có những đánh giá khái qt khá xác đáng và có phần
chi tiết về bản thân con ngƣời và các sáng tác của tác giả Bùi Văn Dị. Trong đó
có đoạn viết: “Bùi Văn Dị là nhà thơ sáng tác trên mọi nẻo đƣờng công cán,

8


trong nhiều cƣơng vị, công chức khác nhau. Trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc,
ơng có Vạn lí hành ngâm, (Ngâm vịnh trên con đƣờng vạn dặm). Trong Bùi Văn
Dị, con ngƣời chức năng không hề che lấp con ngƣời thi nhân. Ơng hầu nhƣ rất
ít làm những bài thơ về thuyết giáo, về đạo trung hiếu, về nghĩa vụ bề tôi, về
nghĩa vụ với xã tắc, nghĩa là những bài về thuyết lí khơ khan, trái lại, thơ ông
vang lên âm ba của cuộc sống thật….” (trang 183).
2.2. Một số sách có tính chất giới thiệu, điểm qua hoặc tuyển chọn và
trích dẫn một số tác phẩm trong các sáng tác của Bùi Văn Dị.
- Những cơng trình thuộc nhóm này hiện nay cịn rất ít. Qua tìm hiểu đƣợc
của chúng tơi, hiện nay, các cơng trình có tuyển chọn, biên dịch và trích dẫn các
tác phẩm này chỉ đƣợc giới thiệu qua một số các tác phẩm sau:

- Văn học yêu nước và cách mạng Hà Nam Ninh, Hội văn học nghệ thuật
Hà Nam Ninh, gồm hai tập, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981. Trong
cơng trình này, các soạn giả có khái qt tên tuổi, quên quán, chức vụ và trích
dẫn một số các sáng tác của 14 tác gia văn học Việt Nam nổi tiếng ngƣời Hà
Nam Ninh. Phần viết về tác giả Bùi Văn Dị từ trang 123 đến 125. Các bài thơ
đƣợc tuyển dịch và giời thiệu trong tác phẩm này chủ yếu thuộc hai tập Du Hiên
thi thảo và Tốn Am thi sao.
- Thơ văn yêu nước Hà Nam Ninh (1958 - 1990), Nguyễn Văn Huyền (chủ
biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1982. Trong cơng trình này cũng giới thiệu
sơ lƣợc về tên tuổi, quê quán, bút danh và trích dẫn một số bài thơ trong các sáng
tác của Bùi Văn Dị.
- Tuyển tập thơ văn Việt Nam (giai đoạn 1858 - 1920), Huỳnh Lý (chủ
biên), Nhà xuất bản Văn học, năm 1985,
- Tổng tập văn học Việt Nam, (42 tập), Nhà xuất bản khoa học xã hội,
2000. Trong đó, tập 19 của bộ sách này có giới thiệu sơ lƣợc về tác giả tác phẩm
và tuyển dịch một số bài thơ tiêu biểu trong các sáng tác của ông.

9


Nhìn chung, có thể thấy, tất cả những cơng trình nghiên cứu trên, phần lớn
chỉ giới thiệu một cách sơ lƣợc vể tác giả, quê quán, các bút danh, chức danh và
các sáng tác của ơng, đồng thời trích dẫn một số bài thơ tiêu biểu để làm rõ
những nhận định mà ngƣời viết đánh giá về Bùi Văn Dị. Cho đến nay, chƣa có
một cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu về tác giả, các sáng tác của ông. Đặc
biệt là về vấn đề văn bản của Du Hiên thi thảo - một trong những sáng tác quan
trọng thể hiện tâm tƣ, tình cảm của một nhà nho yêu nƣớc trong hoàn cảnh đất
nƣớc bị thực dân Pháp xâm lƣợc. Đó cũng chính là một hạn chế đáng kể trong
việc nghiên cứu nền văn học chữ Hán của Việt Nam thời trung đại nói chung và
vấn đề nghiên cứu thi ca triều Nguyễn nói riêng. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài

Khảo cứu văn bản Du Hiên thi thảo của Bùi Văn Dị làm luận văn nghiên cứu
tốt nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Khi nghiên cứu một vấn đề, việc xác định đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần định hƣớng cho đề tài trong suốt
q trình giải quyết vấn đề.
Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài này là văn bản 輶 軒 詩 草 Du Hiên thi
thảo đƣợc lƣu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm với 7 dị bản: A. 2554, A.355,
A.1441, VHv.1127, VHv.1128, VHv.1993, VHv.248.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thân thế và sự nghiệp tác gia
Hán Nôm Bùi Văn Dị và những bài thơ của ông đƣợc chép trong tập 輶 軒 詩 草
Du Hiên thi thảo, từ đó bƣớc đầu nghiên cứu giá trị thơ của Bùi Văn Dị trong
nền thơ ca Việt Nam nói chung và thời Nguyễn nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tơi sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau, trong
đó tiêu biểu nhƣ:

10


Phƣơng pháp văn bản học nhằm sƣu tầm, phân loại, đối chiếu, so sánh để
chọn ra bản đáng tin cậy nhất. Kết hợp một số phƣơng pháp phƣơng pháp hỗ trợ
nhƣ thống kê định lƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử và những thao tác
nghiên cứu chung trong nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành,… để giải quyết
các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
5. Những đóng góp của luận văn
1. Giới thiệu tóm tắt những thƣ mục, từ điển, các cơng trình nghiên cứu có
đề cập đến vấn đề tác giả và các sáng tác của tác gia Hán Nôm Bùi Văn Dị.
2. Chỉ ra các vấn đề về văn bản học, giải quyết một phần các vấn đề đó,
đóng góp cho cơng tác văn bản học Hán Nơm nói chung.

3. Nghiên cứu tồn diện về thân thế và sự nghiệp của Bùi Văn Dị.
4. Lần đầu tiên nghiên cứu và giới thiệu mảng thơ chữ Hán của Tiến sĩ
Bùi Văn Dị đƣợc chép trong 輶 軒 詩 草 Du Hiên thi thảo.
5. Thông qua khảo sát, thống kê và phân tích số liệu văn bản, luận văn
bƣớc đầu tìm hiểu giá trị thơ của Tiến sĩ Bùi Văn Dị đƣợc chép trong Du Hiên
thi thảo.
6. Gợi mở những vấn đề khoa học cho những nghiên cứu chuyên sâu về
tác giả, các trƣớc tác của Bùi Văn Dị nói chung và tác phẩm Du hiên thi thảo nói
riêng.
6. Bố cục của đề tài
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 2
chƣơng:
Chương 1: Bùi Văn Dị và tác phẩm Du Hiên thi thảo
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Bùi Văn Dị
1.1.1. Tiểu sử Bùi Văn Dị

11


1.1.2. Trƣớc tác của Bùi Văn Dị
1.2. Tổng quan tình hình văn bản Du Hiên thi thảo
- Mơ tả các dị bản: Tác phẩm 輶 軒 詩 草 Du Hiên thi thảo ở Viện nghiên cứu
Hán Nơm có các dị bản mang kí hiệu: A. 2554, A.355, A.1441, VHv.1127,
VHv.1128, VHv.1993, VHv.248.
- Đối chiếu, so sánh giữa các dị bản.
1.3. Chọn bản đáng tin cậy để cơng bố
1.4. Hồn cảnh sáng tác và niên đại tác phẩm
* Tiểu kết
Chương 2: Tìm hiểu giá trị tác phẩm Du Hiên thi thảo
2.1. Giá trị về nội dung của tác phẩm

2.1.1. Du Hiên thi thảo thể hiện tấm lòng yêu nƣớc, thƣơng dân và y chí
căm thù giặc của Bùi Văn Dị
2.1.2. Du Hiên thi thảo là lời ca về tình yêu thiên nhiên của nhà thơ
2.1.3. Giá trị sử liệu và những hạn chế trong nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm
2.2. Giá trị nghệ thuật của Du Hiên thi thảo
2.2.1. Thể thơ
2.2.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ
2.2.3. Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố
*Tiểu kết
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC:
- Phiên âm và dịch nghĩa một số bài thơ trong Du hiên thi thảo 輶 軒 詩 草.

12


- Nguyên bản chữ Hán, bản photocopy tác phẩm Du hiên thi thảo 輶 軒 詩
草, bản kí hiệu VHv.1128

Chương 1
BÙI VĂN DỊ VÀ TÁC PHẨM DU HIÊN THI THẢO
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Bùi Văn Dị
1.1.1. Tiểu sử Bùi Văn Dị
Tên tự, tên hiệu và quê quán
Bùi Văn Dị 裴文異(1833 - 1895), còn đƣợc gọi là Bùi Dị 裴異, tự: Ân
Niên 殷年, các tên hiệu của ông bao gồm: Tốn Am 遜 庵, Du Hiên 輶 軒, Hải
Nơng 海農, Châu Giang 珠江… Ơng là nhà thơ, nhà giáo và là một đại thần trải
7 đời vua Nguyễn: Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng
Khánh, Thành Thái trong lịch sử Việt Nam.
Trƣớc đây, có một thời, danh tính và quê quán của tác giả còn đặt ra nhiều

câu hỏi cho các nhà nghiên cứu. Nhân dân địa phƣơng chỉ biết có ơng sứ Dị, cịn ở
các nơi khác, ngƣời ta thƣờng gọi ơng là Bùi Dị, Bùi tƣớng. Trong chính sử triều
Nguyễn, chỉ thấy có ghi là Bùi Ân Niên. Các sách về khoa cử chép là Bùi Văn Dị.
Trong thơ của tác giả có chỗ đề là Tốn Am, Có khi kí là Châu Giang, có khi ghi là
Hải Nơng…Về q qn, có chỗ ghi là huyện Kim Bảng, có chỗ ghi là huyện
Thanh Liêm. Cịn cái tên làng Châu Cầu có chăng chỉ cịn lại trong kí ức của
những ngƣời già cả, các bậc tiền bối.
Thực ra, Bùi Văn Dị mới là tên chính thức, tên gốc của ơng. Khi ra làm
quan, vì kiêng quốc húy nên mới dùng tên chữ Ân Niên làm danh xƣng (tên này
do vua Tự Đức đặt cho ơng). Vì vậy, trong chính sử triều Nguyễn mới nhất loạt

13


đều ghi theo tên này. Việc ghi các tên tự của Bùi Văn Dị cũng ln gắn liền với
đức tính và các chặng đƣờng trong cuộc đời của ông. Vốn là con ngƣời luôn
khiêm tốn, và trong tâm niệm, ông cũng ln đề cao, coi trọng đức tính này nên
ơng lấy tên hiệu là Tốn Am. Sinh ra ở làng Châu Cầu, bên cạnh bờ sơng Châu
hiền hịa, nên ơng lấy tên hiệu khác là Châu Giang. Tên hiệu này thể hiện tình
cảm gắn bó với làng xóm, q hƣơng của Bùi Văn Dị. Ngƣời dân nơi đây vẫn
gọi ông với cái tên thân thuộc “ông sứ Châu Cầu”. Khi đất nƣớc đã bị thực dân
Pháp xâm lƣợc, ông bỏ quan, tỵ địa ở xã Hải Quật (huyện Yên Định, Thanh
hóa). Ở đây, ơng cày cấy sinh nhai, vì vậy cịn có hiệu là Hải Nơng.
Làng Châu Cầu xƣa kia nằm trên đƣờng thiên l‎í từ Huế ra Thăng Long, là
nơi giao nhau của ba con sông: sông Đáy, sông Nhuệ và sông Châu, lại là nơi địa
đầu của hai huyện là Kim Bảng và Thanh Liêm. Vào những năm 90 của thế kỷ
XIX, đất này đƣợc chuyển đổi thuộc huyện Thanh Liêm, sau đổi thành đất của
thị xã Phủ Lý, nay là đất của thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Do vậy khi tìm
hiểu về quê quán và tên tự, tên hiệu của Bùi Văn Dị đã gây ra khơng ít những
băn khoăn cho những ngƣời làm cơng tác nghiên cứu.

Nguồn gốc gia đình, dịng họ
Tổ tiên của họ Bùi, quên gốc ở xã Triều Đông, huyện Thƣợng Phúc, phủ
Thƣờng Tín (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đến cuối thời Lê mới chuyển về Hà
Nam. Đến Bùi Văn Dị đã đƣợc sáu đời. Tuy khơng thuộc dịng dõi danh gia thế
phiệt, song đến đời thứ hai, khi ông rời về Châu Cầu, trong dịng họ đã có ngƣời
giữ một chức quan võ nhỏ dƣới thời Lê. Đến đời thứ 3 dƣới triều Nguyễn, đã có
ngƣời làm huyện thừa. Các đời về sau, trong dịng họ đều có ngƣời theo con
đƣờng Nho nghiệp. Cha của Bùi Văn Dị là Bùi Văn Hy đã đỗ tú tài.
Thời niên thiếu
Bùi Văn Dị sinh ngày 17 tháng 5 năm 1833 (tức ngày 28 tháng 3 năm Qu‎y
Tỵ), tại quên nhà. Ngay từ thủa thiếu thời, chàng thanh niên họ Bùi này đã bộc lộ

14


rõ tƣ chất thơng minh, trí nhớ tốt. Năm 13 tuổi đã vƣợt qua đƣợc kỳ thi khảo
hàng xứ để lều chõng đi dự thi Hƣơng. Những mẫu chuyện về sự thơng minh,
hiếu học của cậu bé họ Bùi cịn đƣợc các cụ trong làng kể cho con cháu nghe
nhƣ một tấm gƣơng sáng về đạo hiếu học của quê nhà.
Đỗ đạt và chặng đường làm quan
Hai khoa thi năm 1850 và 1852, Bùi Văn Dị đều đỗ Tú tài khi ông mới 18
và 20 tuổi. Đến năm 1855, thi đỗ Cử nhân. Năm 1865, mới vào Huế dự thi Hội,
đạt học vị Phó bảng cùng ngƣời em họ là Bùi Văn Quế. Ngƣời đƣơng thời có đơi
câu đối mừng họ Bùi còn đƣợc truyền tụng đến ngày nay:
裴氏同科双副榜
珠球壹日两榮歸

Bùi thị đồng khoa song Phó bảng
Châu Cầu nhất nhật lƣỡng vinh quy


Họ Bùi hai người cùng đỗ phó bảng một khoa
Làng Châu Cầu, một ngày đón vinh quy hai cuộc.
Câu đối trực tiếp biểu dƣơng một trƣờng hợp hiếm có, hai anh em thúc bá
cùng đỗ đại khoa một lần. Dù Phó bảng cũng là bậc đại khoa, xong theo thể chế
khoa cử đƣơng thời, Phó bảng chƣa phải là Tiến sĩ, chƣa đƣợc hƣởng lệ “vinh
quy” và các ân điển khác. Trong câu đối của ngƣời xƣa ban tặng có phần ƣu ái.
Nhƣng thực chất lại đúng nhƣ sự thật. Trƣờng hợp thi cử của Bùi Văn Dị là một
uẩn khúc. Qua kì thi Hội, ơng đã đƣợc “trúng cách”, tức là đỗ loại chính thức.
Bình thƣờng, theo ngun tắc thi Hội, đã đạt trúng cách thì khi vào thi Đình nhất
thiết sẽ phải đỗ Tiến sĩ, chỉ trừ những trƣờng hợp có sai phạm nghiêm trọng phải
hủy bỏ tồn bộ kết quả của các kì thi trƣớc đó. Ở đây, Bùi Văn Dị đƣợc cơng
nhận là đậu Phó bảng mà không cho đỗ Tiến sĩ. Đây là một trƣờng hợp hy hữu
chƣa từng có trong lịch sử thi cử triều Nguyễn. Mãi gần đến cuối đời, nỗi oan
khuất của ông mới đƣợc sáng tỏ, điều này chúng ta sẽ có dịp nói đến ở phần sau.

15


Sau khi thi đỗ, ông lần lƣợt đƣợc bổ làm Tri huyện Lang Tài, Việt Yên,
Yên Dũng thuộc Bắc Ninh, Bắc Giang. Sau một thời gian về quê cƣ tang, năm
1771, ông đƣợc tiến cử vào Nội các.
Ngay khi ông mới ra làm quan, năm 1867, quan Pháp đã đánh chiếm đƣợc
cả Nam kỳ. Đến năm 1873, lại kiếm cớ gây hấn xâm lƣợc Bắc kỳ. Tự Đức chọn
một số quan chức ngƣời Bắc nhƣ Nguyễn Trọng Hợp, Nguyễn Thƣợng Phiên,
Bùi Văn Dị… vốn quen thuộc với phong thổ đất Bắc phối hợp với các quan lại
địa phƣơng để giải quyết các vụ rắc rối. Lúc này, quân Pháp lực lƣợng cịn
mỏng, khơng dám manh động. Ngày 15 tháng 3 năm 1874, sau hiệp ƣớc Giáp
Tuất (còn gọi là hiệp ƣớc Philastre), quân Pháp buộc phải rút quân đội ra khỏi
bốn tỉnh Bắc kỳ. Bùi Văn Dị đƣợc cử làm Án sát Ninh Bình, cùng với Bố chánh
Đặng Văn Huấn tiếp quản tỉnh này.

Năm sau, tức năm 1875, ông đƣợc rút về triều và tăng chức Quang lộc tự
khanh, lại sung vào Nội các. Năm ấy, mở thi Hội, thi Đình, Nguyễn Tƣ Giản,
Nguyễn Văn Tƣờng đƣợc cử làm Độc quyển. Trần Văn Chuẩn cùng Bùi Văn Dị
làm Duyệt quyển. Khoa thi đó chọn đƣợc 11 Tiến sĩ. Trong đó, có hai ngƣời sau
này là những nghĩa sĩ nổi tiếng của phong trào Cần vƣơng là Tống Duy Tân và
Vũ Hữu Lợi (con rễ thứ hai của Bùi Văn Dị).
Đến năm 1876, đến kì tuế cống nhà Thanh, tuy chức hàm của ơng lúc này
cịn thấp, song do nhiều năm làm ở Nội các, nhiều lần tháp tùng vua Tự Đức đi
du ngoạn, cùng nhà vua xƣớng họa, vua Tự Đức biết tài thơ văn của ông nên
thăng chức Thị lang Bộ Lễ, đƣợc cử làm Chánh sứ cùng hai Phó sứ là Lâm
Hồng và Ngơ Cát đi sứ n Kinh. Trong chuyến đi này, Chánh sứ Bùi Văn Dị
đã gây đƣợc sự khâm phục của một số quan lại nhà Thanh. Viên quan nhị phẩm
Nghê Mậu Lễ đƣợc cử đi hộ cống đã nhận xét: “Sứ thần Việt Nam là Tôn bá
Châu Giang – Bùi Văn Dị là một con ngƣời thung dung, phong nhã khó ai bằng.

16


Ngồi lúc bút đàm ra, nghe giọng nói thanh cao, biết rằng sự am hiểu về lễ, nhạc
đã đạt đến độ uẩn khúc tinh tƣờng” [7, tr14].
Thời gian đoàn sứ bộ đi vừa hết hai mƣơi tháng, cuối năm 1878, ông lại
sung công việc Nội các, đƣợc cử làm Duyệt quyển cùng với Phạm Thận Duật,
Lê Điều làm Độc quyển thi Hội, thi Đình. Tự Đức nhận thấy Bùi Văn Dị là
ngƣời có thực tài nhƣng mãi quanh quẩn với việc bút nghiên, từ hàn. Do vậy,
năm đó, ơng vẫn có chân trong Nội các nhƣng đồng thời ơng đƣợc giao thêm
chức Tham tri Bộ Lại. Năm 1881, ông đƣợc tách hẳn sang quản lí Nha thƣơng
bạc – một cơ quan chuyên giao thiệp với Pháp và trông coi các thuyền buôn qua
lại.
Năm 1882, quân Pháp lại mở rộng đánh chiếm Bắc kỳ. Đầu tiên, chúng
đánh chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu tử tiết cùng thành. Bùi Văn Dị

đã dâng sớ cực lực phản đối xu hƣớng nhân nhƣợng Pháp và thể hiện chí khí
quyết tâm, cƣơng quyết đánh Pháp. Những tâm tƣ, tình cảm của ơng trong thời
gian này thể hiện rất rõ trong tập thơ Du Hiên thi thảo. Song phải đến khi giữ
chức Khâm sai Phó kinh lƣợc sứ Bắc kỳ, dẫn một đội quân nhỏ đi kiểm tra, đơn
đốc tình hình quan binh ở các tỉnh, phối hợp tổ chức phịng thủ. Ngựa ơng rong
ruổi ở nhiều tỉnh Trung du và đồng bằng xung quanh Hà Nội, từ Ninh Bình,
Nam Định, Hải Dƣơng, Hƣng Yên đến Bắc Ninh, Sơn Tây. Ông đã trực tiếp
tham ra trận đánh trong hai ngày 27 và 28 tháng 3 năm 1883, chặn quân Pháp lấn
ra ngoại vi Hà Nội.
Khi quân Pháp ở Hà Nội, chúng đã chia một bộ phận đánh chiếm Nam
Định, Bùi Ân Niên cùng với Trƣơng Quang Đản – Tổng đốc Bắc Ninh chọn vài
đạo quân tinh nhuệ đi ứng cứu Nam Định. Trong trận giao tranh này, ơng cùng
với qn lính đã chiến đấu hết sức anh dũng, lập đƣợc chiến công và giết đƣợc
gần ba chục tên địch. Sau trận này, Bùi Văn Dị đƣợc thƣởng quân công và một
đồng tiền vàng. Đồng thời, đƣợc cử làm Tham tán quân thứ Bắc Ninh. Tháng 10,

17


ông có chiếu đƣợc cử đi làm tổng đốc Ninh – Thái (Bắc Ninh – Thái Nguyên),
nhƣng một phần vì ông mang bệnh nặng, một phần vì phải bãi binh, ông xin từ
dịch về quê dƣỡng bệnh.
Cơn bạo bệnh đó đến với ơng khơng chỉ vì phải lăn lộn, vất vả ngồi chiến
trận mà cịn vì một nỗi mất mát, đau thƣơng quá lớn, đó là việc vua Tự Đức đột
ngột mất đi giữa lúc đất nƣớc đang trong cơn rối loạn, nguy cấp. Trong triều
đình diễn ra cảnh 四月三王 “tứ nguyệt tam vƣơng” (Bốn tháng ba vua – Dục
Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc). Pháp nhân cơ hội đất nƣớc rối ren đánh úp vào
Thuận An, uy hiếp kinh đô Huế. Triều đình phải kí hiệp ƣớc Harmand với những
điều khoản vô cùng nghiệt ngã. Theo hiệp ƣớc này, Nam kỳ là thuộc địa, Trung
kỳ và Bắc kỳ là sứ bảo hộ của thực dân Pháp. Nam triều phải gọi về toàn bộ số

quân đã gửi ra Bắc Kỳ và đình chỉ mọi hoạt động quân sự. Việc này đã khiến cho
ơng suy sụp tinh thần đến phát bệnh. Ơng đã lấy cớ đó để từ chối nhận Tổng đốc
Ninh – Thái.
Tƣởng nhƣ ông đã về quê ở ẩn, tránh xa mọi thế sự, nhƣng tấm lòng ƣu
thời mẫn thế của một nhà Nho vẫn canh cánh bên lòng tấm lòng với nƣớc non.
Trong Đại Nam thực lục còn ghi chép rõ: Năm đầu Kiến Phúc (1884), ông đƣợc
triệu về kinh làm Tả Tham tri Bộ Lại. Khi mở kinh diên ở điện Vũ Hiển, Nguyễn
Văn Tƣờng, Phạm Thận Duật sung làm Giảng quan, Bùi Văn Dị sung làm “nhật
Giảng quan” (thƣờng trực giảng dạy hàng ngày) để giảng dạy sách vở cho vua
Kiến Phúc [7, tr21].
Khi vua Hàm Nghi lên ngôi, ngày 6 tháng 6 năm 1884, ông làm Tả Tham
tri Bộ Lại, kiêm sung Biện sự vụ Viện Cơ mật vì đƣợc coi là “ngƣời am luyện”.
[7, tr22]. Đáng lƣu ý, đây là thời gian mà phe chủ chiến trong triều đình Huế,
chủ chốt là bộ ba nhân vật trong Viện cơ mật là Nguyễn Văn Tƣờng, Tôn Thất
Thuyết và Phạm Thận Duật chia nhau cầm đầu các bộ quan trọng trong triều
đình đó là Bộ Lại (tổ chức), Bộ Binh (quân sự), và bộ Hộ (kinh tế), đang tập hợp

18


lực lƣợng để kháng chiến. Chủ yếu là các quan chức văn võ đã từng phen sát
cánh chiến đấu chống phỉ Thanh, đánh giặc Pháp ở vùng trung du, thƣợng du
Bắc kỳ nhƣ Trƣơng Quang Đản, Trần Xuân Soạn...Chính Bùi Văn Dị cũng ở
trong số này, vì ơng vừa làm Tham tri Bộ Lại và nằm trong Viện Cơ mật.
Khi thực dân Pháp xâm chiếm kinh thành, cũng nhiều sĩ phu đƣơng thời,
Bùi Văn Dị cũng chọn con đƣờng lui về ở ẩn. Thời gian này, ông chọn lui về xã
Hải Quật, một xã hẻo lánh ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Đến năm 1877,
một bƣớc ngoặt lớn lại đến với ơng. Ơng đƣợc gọi trở về kinh thành trong tâm
trạng rối bời. Vốn biết ông là ngƣời ngay thẳng và có văn học, vua Đồng Khánh
muốn trọng dụng ông. Từ chức quan Tham tri Bộ Lại, Ông đƣợc chuyển sang

làm Tham tri Bộ Binh, kiêm Thƣơng tá Viện Cơ mật, đồng thời vẫn là Kinh diên
Giảng quan. Ông lƣờng trƣớc là sẽ khơng ổn với chính quyền bảo hộ, vì một thời
ơng đã là đối thủ của họ. Vì vậy ơng chỉ xin một cơng việc nào đó ở sử qn.
Ơng đã trình bày nguyện vọng với vua Đồng Khánh, nhƣng vua không nghe và
vẫn để ông nắm quyền ở Bộ Binh. Quả đúng nhƣ ông tiên liệu, Thống sứ Bắc kỳ
can thiệp ngay với Nam triều: “không nên dùng lại Ân Niên, yêu cầu cho về
hƣu”[7, tr26]. Sự can thiệp này, một phần do quá khứ của ơng, một phần cũng có
thể vì sự vụ con rể của ông là Tiến sĩ Vũ Hữu Lợi mƣu đồ dấy nghĩa Cần vƣơng
ở Nam Định, bị kết án sử tử. Nam triều lúc đó khơng chịu tn theo triệt để
những yêu cầu của Pháp, vẫn giữ Bùi Văn Dị ở triều là một ngoại lệ duy nhất.
Điều đó đã thể hiện sự kính trọng ơng của triều đình Nam triều. Tuy buộc phải
tạm điều ông sang Nội các, nhƣng chỉ sang đầu năm sau, ông đã đƣợc thăng
quyền Thƣợng thƣ Bộ Lễ, kiêm Phó tổng tài Quốc sử quán, cùng biên soạn cuốn
Đại Nam thực lục đệ tứ kỷ (dƣới triều vua Tự Đức) [7, tr26].
Đến khi vua Thành Thái lên ngơi, ơng lại càng đƣợc trọng dụng. Ơng
khơng chỉ làm Kinh diên Giảng quan bình thƣờng mà là Phụ đạo đại thần. Và
trong bốn năm sau, ông đã lần lƣợt thăng các chức Lại bộ Thƣợng thƣ, Phụ
chính đại thần. Trong dịp này, ông đề nghị xét lại học vị Phó bảng trƣớc đây đối

19


với ông là xử oan, không đúng với thể lệ hiện hành. Vì vậy, ơng đƣợc đặc cách
truy phục học vị Tiến sĩ khoa Ất Sửu (1886). Dù rằng, việc yêu cầu sửa sai để
giữ lẽ công bằng là một việc làm chính đáng, song dù sao cũng gây ra dƣ luận
xôn xao trong giới sĩ phu, nhất là trong kinh thành Huế, cho đó là một trƣờng
hợp xƣa này chƣa từng có trong lịch sử.
Một số nhà Nho đƣơng thời chê trách việc làm của ơng, trong đó có Tam
nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến - một trong những ngƣời bạn thân của ông. Họ
chê trách ông đã không giữ đƣợc cái chí cũ về ở ẩn, mà cuối đời còn ham cái

danh vị hão. Lời trách cứ ấy cũng là tâm lí quen thuộc của các nhà Nho có khí
tiết – vẫn rất đáng trân trọng. Vì các nhà Nho đƣơng thời vẫn coi trọng và lấy
cách xử sự của Bá Di, Thúc Tề làm chuẩn mực. Xong, đối với chúng ta, từ cái
nhìn thời đại khác nhau, chúng ta khơng nên có cái nhìn khắt khe, nên có sự nhìn
nhận và đánh giá cơng bằng hơn. Chúng ta nên căn cứ vào những hành động cụ
thể để đánh giá và nhận xét. Trong lịng ơng ln cánh cánh tấm lịng với non
nƣớc. Ơng quay trở lại quan trƣờng khơng phải vì mục đích vinh thân, phì gia,
mà vẫn mong có thể góp chút sức mọn để rửa nhục cho đất nƣớc. Tâm sự này,
chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu qua những dịng giãi bày trong từng trang thơ của
ơng.
Chí khí của ngƣời xƣa, hậu thế khơng dám lạm bàn, nhƣng cũng có thể
thấy rằng, khác với Nguyễn Khuyến. Tuy cùng một thời, nhƣng những ngày
tháng cuối đời, ông Tam nguyên Yên Đổ đã có lúc kêu lên thật tuyệt vọng
道喪我安歸! “Đạo táng, ngã an quy” (Đạo mất rồi, ta về đâu đây). Còn đối với
Bùi Văn Dị, ông già bến Châu Giang vẫn có niềm tin rằng 斯文猶未喪“Tƣ văn
do vị táng” (Cái văn này còn chƣa mất hẳn). Tức là ơng vẫn tin vào nền văn hóa
truyền thống. Ơng tin rằng, gặp con mƣa gió, cuồng phong, cái tƣ văn, cái oai
linh của tổ tiên chỉ có thể bị che lấp, song nó chƣa bao giờ bị tuyệt duyệt. Do
vậy, ơng vẫn cam tâm, nhận mình là ngƣời trồng hoa, trồng hoa thật và cũng là

20


ngƣời vun trồng tinh hoa của con ngƣời. Riêng việc ông là thầy dạy học cho vua
Thành Thái từ lúc còn ở tiềm cho đến lúc trƣởng thành, trở thành một ơng vua có
chí hƣớng cứu nƣớc đó chẳng đáng ghi nhận là một việc làm vun trồng tinh hoa
của dân tộc đó sao?
Số phận đã gắn đời ơng với gần 20 năm dƣới triều vua Tự Đức, mà hơn
nửa thời gian đó, ơng là cận thần thân tín, năm lần đƣợc giao trọng trách đảm
nhiệm công việc ở Nội các, lại là một bạn thơ tâm đầu ý hợp của vị vua yêu văn

học này. Về cuối đời, khi sức đã đuối, suốt tám năm trời làm Phó Tổng tài Quốc
sử quán chuyên trách bộ Đại Nam thực lục đệ tứ kỷ (về triều Tự Đức) [7, tr29],
đồng thời trong suốt ba năm đã dành thời gian biên tập, hoàn chỉnh bộ thơ sử của
vị Tiên đế ấy.
Đến năm 1890, ông đã xin từ chức Thƣợng thƣ Bộ Lại và Phụ chính đại
thần, chỉ giữ chức Phụ đạo đại thần, kiêm Phó tổng tài Quốc sử quán.
Đến năm 1894, ông hoàn thành Đại Nam thực lục đệ kỷ tứ. Trong lịng
nhƣ trút đi bao gánh nặng. Cơng việc vừa hồn thành thì ngày 22 tháng 9 năm
1895, ơng mất tại Quốc sử quán. [7, tr27]
Hơn sáu mƣơi tuổi, cuộc đời lăn lộn với việc nƣớc. Tấm lòng canh cánh
cùng chính sự, tuổi đã cao, sức đã kiệt. Vậy nhƣng, ông sứ Châu Cầu vẫn miệt
mài làm việc, vẫn cố gắng vun trồng tinh hoa cho đời cho đến hơi thở cuối cùng
vì ơng vẫn tin rằng, oai linh của tổ tiên, cái tƣ văn chƣa hề mất hẳn. Những việc
làm và lẽ sống đó của ơng thật đáng cho chúng ta trân trọng
1.1.2. Trước tác của Bùi Văn Dị
Bùi Văn Dị đƣợc biết đến là một vị Tiến sĩ có tên tuổi, một nhà chí sĩ u
nƣớc của Việt Nam dƣới triều Nguyễn, đồng thời là một tấm gƣơng sáng về đạo
hiếu học của đất Hà Nam. Ơng cịn là một nhà thơ, một nhà văn tài hoa uyên bác.
Các sáng tác của Bùi Văn Dị luôn gắn liền với các chặng đƣờng của lịch sử dân
tộc. Trong con ngƣời ông, luôn tồn tại hai nửa khác nhau, một con ngƣời ƣu thời

21


mẫn thế, luôn trăn trở trƣớc mọi thay đổi của thời cuộc, trƣớc những biến động
của chính sự. Nhƣng bên cạnh đó là một tâm hồn rất tinh tế, nhạy cảm. Những
suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống, những thay đổi trƣớc cảnh vật, đất trời, thời
cuộc đều đƣợc ngòi bút giàu cảm xúc ghi lại một cách tinh tế. Cả chặng đƣờng
đời của Bùi Văn Dị, bên cạnh con đƣờng hoạn lộ, quan trƣờng cũng chính là con
đƣờng sáng tác thơ văn không mệt mỏi. Thật đúng nhƣ nhận xét khái quát về

nhân vật này trong Từ điển Văn học (bộ mới): “Bùi Văn Dị là nhà thơ sáng tác
trên mọi nẻo đƣờng công cán, trong nhiều cƣơng vị, trong nhiều quan chức khác
nhau. Ở ông, con ngƣời chức năng, con ngƣời phận vị không hề che lấp đi con
ngƣời thi nhân…” [54, tr166]. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác khá
đồ sộ.
Cho đến nay, theo tìm hiểu của chúng, các sáng tác cả ơng hầu hết là các
trƣớc tác thơ văn chữ Hán. Cụ thể nhƣ sau:
1. TỐN AM THI SAO 遜庵詩抄
Tốn Am thi sao là tập thơ bao trùm cả đời thơ của tác giả. Tập thơ bao
gồm những bài đƣợc viết từ thời kì thi cử, thời kì làm quan, cho đến những năm
tháng cuối đời. Khoảng từ năm 1850 đến 1894 (khơng kể thời kì đi sứ và thời kì
cầm qn đánh pháp).
Tốn Am thi sao đƣợc lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm bao gồm ba
bản in mang kí hiệu: VHv.701, VHv.702, A.1428: bao gồm 186 trang, khổ giấy
26 x 16; và một bản viết tay mang kí hiệu A.196: bao gồm 166 trang, khổ giấy
31.5 x 22.5. Trong tập thơ này, tác giả lấy tên hiệu là Châu Giang 珠 江 và Hải
Nông 海 農, sáng tác và viết lời tựa năm Thành Thái Giáp Ngọ (1894). Hai con
trai là Hƣớng Thành 向 誠 tự Cơ Thiện 幾 善, và Hƣớng Lập 向立 tự Nhu Trai
懦 齋 hiệu chỉnh. Tuy Lí Quận Vƣơng, 綏 理 郡 王 hiệu Vi Dã 葦 野 bình và đề

22


từ năm Thành Thái Quý Tị (1893). Văn Đào Tử 文陶子 viết lời bình bằng son
đỏ. Kì Sơn tàng bản. Tập thơ này bao gồm 185 bài, đƣợc chia làm 4 quyển, đại
thể, bốn quyển đó ứng với các chặng đƣờng đời của tác giả:
Quyển 1: 54 bài, đƣợc làm trong khoảng thời gian thi cử và bƣớc đầu làm
quan ở tỉnh (1850 - 1871)
Quyển 2: 40 bài ứng chế, họa vần với vua Tự Đức vào khoảng thời gian
làm việc ở Viện Hàn lâm và tòa Nội các ( 1871 - 1883)

Quyển 3: 48 bài, đƣợc làm trong thời gian tị địa ở Thanh Hóa và trở lại
làm quan dƣới triều Đồng Khánh. (1885 - 1888).
Quyển 4: 43 bài, đƣợc làm trong khoảng thời gian cuối đời, vẫn tiếp tục
làm quan dƣới triều vua Thành Thái (1889 - 1894).
Trong tập thơ này, tác giả hạ bút viết lời đề tựa. Ông viết: “Viết thơ, xem
sách để truyền lại thơ, vốn không phải là y định ban đầu của ta, nhƣng cũng qua
đó, con cháu khi đọc thơ sẽ hiểu đƣợc cái chí của ta, những khoảng thời gian ta
đã trãi qua, và những nơi ta sống cũng đƣợc chứng thực rõ ràng” [45, tr5]. Thật
nhƣ lời tác giả, hậu thế qua những trang thơ của ông đã hiểu thêm về một con
ngƣời, một nhân cách, một tấm lòng thật đáng trân trọng.
2. VẠN LÍ HÀNH NGÂM 萬里行吟
Vạn lí hành ngâm là tập thơ đƣợc sáng tác trên con đƣờng xa vạn dặm.
Đây có thể xem là tập nhật kí bằng thơ trong cuộc hành trình đi sứ nhà Thanh
của tác giả, từ mùa hạ năm Bính Tí (1876) đến mùa xuân năm Mậu Dần (1878),
suốt chặng đƣờng từ kinh đô Huế sang đến Yên Kinh và từ Yên Kinh trở về.
Tên sách hiện nay còn lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm với 4 bản in
và ba bản viết tay mang các kí hiệu: VHv.868: bao gồm 179 trang, khổ giấy 26 x
15.5. Bản mang kí hiệu A.2840: bao gồm 158 trang, khổ giấy, 25 x 13. Còn hai

23


bản mang kí hiệu VHv.867, VHv.251: đều bao gồm 177 trang, in trên khổ giấy
27 x 16. Ba bản viết tay mang kí hiệu: VHv.869/1 – 2: bao gồm 268 trang, khổ
giấy 25 x 18. Bản mang kí hiệu A.305: bao gồm 160 trang, khổ giấy 32 x 22; và
bản mang kí hiệu. A.2363: bao gồm 138 trang, khổ giấy 28 x 16.
Trong các bản trên, bản mang kí hiệu VHv.869/1 – 2: bao gồm 268 trang,
khổ giấy 25 x 18, đƣợc đóng làm hai tập. Nét chữ đá thảo, rắn giỏi, sắc sảo, bay
bƣớm, viết trên giấy lệnh, có khuyên điểm son rất kỹ. Những ngƣời làm sách Di
sản Hán Nơm - Thư mục đề yếu đốn rằng, có thể đây chính là thủ cảo của tác

giả. Các bản in ở đây cũng không giống nhau về số trang và khổ giấy. Có thể
đƣợc in ở nhiều thời điểm khác nhau. Căn cứ vào bản VHv.869/1 – 2, sách đƣợc
chia làm bốn quyển, bao gồm 275 bài thơ, chủ yếu là thất ngôn bát cú và tứ
tuyệt. Đầu sách cịn có năm bài tựa của các quan chức – văn nhân nhà Thanh
nhƣ: Nghê Mậu Lễ, Long Văn Bân, Dƣơng Ân Thọ, Thịnh Tích Ngơ, Dƣơng
Trọng, chức quan cao nhất là Nhị phẩm, học vị Tiến sĩ. Ngoài ra cịn có bài thơ
đề từ của Tuy Lí Vƣơng – Miên Trinh.
Trong các lời đề từ trên, mỗi ngƣời viết lời tựa đều có một góc nhìn, một
cách đánh giá khác nhau. Xin trích ra một đoạn lời đề từ của Nhị phẩm Tú chính
đại phu Nghê Mậu Lễ, mạo muội gọi là để thay cho lời nhận xét, bình luận về
tập thơ: “Năm Quang Tự thứ hai, vâng mệnh đi hộ cống, đƣợc quen biết sứ thần
Việt Nam là Tôn bá Châu Giang Bùi Văn Dị - một con ngƣời thung dung, phong
nhã, khó ai sánh. Ngồi lúc bút đàm ra, nghe giọng nói thanh cao, biết rằng sự
am hiểu về Lễ - Nhạc đã đạt đến độ uẩn khúc rất sâu… Tôi đem thơ ông ra đọc
suốt đêm, tự nhiên thấy trong mình thần thanh khí sảng, bất giác phải vùng dậy.
Đó là do thơ gửi ‎sâu, lời ra thật khéo. Tất cả đều từ bản tính mà ra. Tuyệt khơng
tơ hào tơ điểm. Đó chính là điều mà ngƣời ta nói rằng, khơng cầu kì một chữ mà
vẫn toát lên vẻ phong lƣu là vậy chăng? Song đây chỉ là một cái đốm mà thôi.
Nếu nhƣ đƣợc xem cả con báo thì mới thấy hết đƣợc sự hoa lệ,… thật không
dám dùng ngôn từ mĩ miều mà tán dƣơng. ” [7, tr79]

24


3. TRĨ CHU THÙ XƯỚNG TẬP 雉舟酬唱集
Trong chuyến đi sứ Trung Quốc Này, Bùi Văn Dị còn là đồng tác giả của
tập thơ Trĩ Chu thù xướng tập. Trong tập này, ông lấy hiệu là Châu Giang 珠江
cùng biên soạn với Dương Ân Thọ 楊恩壽, hiệu Bồng Hải 蓬海 (Dƣơng Ân Thọ
là ngƣời đƣợc phía Trung Quốc cử đi đón tiếp sứ giả). Đây là tập thơ xƣớng họa
giữa Bùi Văn Dị và Dƣơng Ân Thọ. Trong tập này, Bùi Văn Dị có 49 bài thơ,

Dƣơng Ân Thọ có 56 bài. Dƣơng Ân Thọ viết lời tựa và cho in ngay ở Trung
Quốc, vào năm Quang Tự thứ 3 (1877), khi Bùi Văn Dị đang còn trên đất Trung
Quốc. Hiện nay, ở Viện Nghiên cứu Hán Nơm cịn lƣu giữ một bản in mang kí
hiệu A.1218: bao gồm 62 tr., khổ giấy 24 x 15. và một bản viết tay mang kí hiệu
A.392: bao gồm 71 tr., khổ giấy 32 x 23.
Trong quá trình sáng tác tập thơ này, viên Quan sát sứ ở Hồ Nam là
Dƣơng Ân Thọ đã cùng ông xƣớng họa. Dƣơng Ân Thọ gửi thƣ cho Tiến sĩ
Long Văn Bân hết sức ca ngợi tài năng của sứ thần Việt Nam đã kể lại: Thị Lang
(Bùi Văn Dị) tài thơ mẫn tiệp không ai bằng. Thơ trƣớc của tơi vừa gửi đi thì bài
họa của ơng đã gửi tới. Có đêm mƣa gió đã khuya, ơng đã cởi áo đi nằm, có thơ
của tơi gửi đến, ông liền vùng dậy, vén tay áo họa đáp, không cần đợi cho trời
kịp sáng. Cứ hạ bút xuống là thao thao bất tuyệt…” [7, tr15]
Qua những lời nhận xét đó, chúng ta có thể nhận thấy, Bùi Văn Dị lúc này
không chỉ là một vị cầm đầu sứ bộ ngoại giao, mà ở ơng cịn là một nghệ sĩ, một
thi nhân thực thụ, đang sáng tạo nghệ thuật một cách say mê và đầy thi hứng, tạo
nên sự kính phục, ngƣỡng mộ của những bậc quan lại và văn nhân Trung Quốc.
4. ĐẠI CHÂU SỨ BỘ XƯỚNG THÙ 大珠使部唱酬
Tập thƣ xƣớng họa của Bùi Văn Dị với các danh nhân Việt Nam và Trung
Quốc, trong đó bao gồm cả những bức thƣ trao đổi, xƣớng họa cùng ông, hoặc
nhờ ông chỉ giáo, đề tựa trong dịp đi sứ nhà Thanh năm Bính Tí (1876). Trong tập

25


×