Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng về người công giáo di cư vùng nhà thờ thái hà hà nội tiếp cận với giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.8 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
------------ ˜ ² ™ ------------

NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
VỀ NGƯỜI CÔNG GIÁO DI CƯ VÙNG NHÀ THỜ THÁI HÀ,
HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – NĂM 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
------------ ˜ ² ™ ------------

NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
VỀ NGƯỜI CÔNG GIÁO DI CƯ VÙNG NHÀ THỜ THÁI HÀ,
HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC
Chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đức Ngọc



HÀ NỘI – NĂM 2008

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa được cơng
bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Thị Minh Phượng


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn đối với
Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục
(CEQARD), các thấy, cô giáo của Trung tâm đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để học viên thực hiện nghiên cứu, viết khố luận của mình.
Luận văn sẽ khơng thể hồn thành tốt nếu khơng có sự chỉ bảo, hướng dẫn
của PGS.TS. Lê Đức Ngọc, người đã định hướng và giúp đỡ học viên hồn
thành khố luận. Học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
hướng dẫn của mình.
Đồng thời học viên cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn Trung tâm nghiên cứu
Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) đã ủng hộ và tạo cơ
hội cho học viên được tiếp cận với đề tài nghiên cứu; cảm ơn các anh chị em,

các bạn đồng nghiệp trong đơn vị đã giúp đỡ học viên trong q trình nghiên
cứu và viết khố luận.
Hà nội, ngày … tháng …. năm 2008
Học viên
Nguyễn Thị Minh Phượng

2


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

5

1. Lý do lựa chọn đề tài

5

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

7

3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

7

4. Câu hỏi nghiên cứu/giả thiết nghiên cứu

7


5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

7

6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

8

7. Phạm vi, thời gian khảo sát

8

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan

10

I. TỔNG QUAN

10

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN

14

1. Sự di cư (Lịch sử di cư)

15

2. Một vài nét về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội


17

3. Người di cư

17

4. Khái niệm về tiếp cận dịch vụ xã hội

19

4.1. Khái niệm chung về tiếp cận dịch vụ xã hội

19

4.2. Cơ hội tiếp cận với giáo dục

19

Chương 2: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

21

I. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

21

1. Xây dựng bộ công cụ đo lường

23


1.1. Lịch sử di cư

23

1.2. Điều kiện - Chất lượng cuộc sống

29

1.3. Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội (đặc biệt là khả năng tiếp cận
với giáo dục)

3

35


1.4. Những khó khăn thường gặp của Giáo dân di cư

36

2. Thiết kế mẫu

43

3. Nhập và xử lý số liệu

44

II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN


45

1. Nghiên cứu định lượng

45

2. Nghiên cứu định tính

46

3. Thu thập thơng tin
Chương 3: Thực trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà
Nội

49

1. Một số thông tin nghiên cứu ban đầu về Giáo dân di cư

49

2. Các điều kiện sống

55

3. Những khó khăn mà Giáo dân di cư thường gặp phải trong quá
trình sống, học tập và làm việc tại Hà nội

64


4. Cơ hội tiếp cận với giáo dục của Giáo dân di cư

69

4.1. Khả năng chi trả học phí

71

4.2. Thời gian dành cho việc học tập

71

4.3. Xây dựng mơ hình ước lượng ước lượng các nhân tố về khả năng
tiếp cận giáo dục của Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà nội
4.3.1. Sự khác biệt giữa nam và nữ về cơ hội tiếp cận với giáo dục
của Giáo dân di cư
4.3.2. Tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm tuổi về khả năng tiếp
cận với giáo dục của Giáo dân di cư

73
79
80

Kết luận chung

84

I. KẾT LUẬN

84


II. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

87

Tài liệu tham khảo

95

Phụ lục

97

4


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Song song với công cuộc đổi mới đất nước, nhiều cơ hội kinh tế được mở ra cho
người dân. Về bản chất, sự nghiệp đổi mới đã dẫn đến những biến đổi về cấu trúc xã
hội và có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự gia tăng tốc độ
sản xuất hàng hố cơng, nơng nghiệp và sự thay thế vị trí, vai trị của sức lao động
bằng công nghệ qua các nguồn đầu tư kinh tế lớn đã trở thành nhân tố cơ bản trong
quá trình giải phóng một bộ phận lao động dư thừa ở nơng thơn và khuyến khích họ
đi làm ăn xa nhằm tìm kiếm những cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn. Do vậy, di
cư trở thành một vấn đề có tính quy luật giống như q trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố ở các quốc gia khác.
Cũng giống nhiều đơ thị lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên
Hoà ... hiện tượng di cư trong những năm gần đây ngày càng lớn; riêng với Hà Nội,
hiện tượng di cư phát triển mạnh hơn cả. Với những chính sách đơ thị hố và mở

rộng Hà Nội, gắn liền với phát triển công nghiệp, mở rộng các ngành dịch vụ, xây
dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu tư nước ngoài cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
lực lượng kinh tế thị trường, của các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm với
lao động đơn giản, thu hút nhiều lao động từ tỉnh ngoài đến. Bên cạnh đó, thực
trạng tốt của mơi trường giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, điều kiện y tế, chăm sóc sức
khoẻ, đời sống văn hoá tinh thần... là những động lực hấp dẫn nhiều người đến Hà
Nội để lập nghiệp, phát triển bản thân và mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dưới những hoàn cảnh mới, những mối quan hệ mới, lối sống hồn tồn mới, để
thích nghi với mơi trường sống mới - môi trường đô thị với nhịp độ phát triển cao
của cơng nghịêp hố, hiện đại hố, với cơ sở hạ tầng khác hẳn với môi trường sống
ở nông thôn, người di cư đến Hà Nội thực sự gặp rất nhiều khó khăn trong q trình
học tập, làm việc và ổn định cuộc sống tại nơi hoàn tồn xa lạ và mới đối với mình.
Những bất cập đó đã đẩy khơng ít người di cư đến cảnh bần cùng và tham gia vào

5


các tệ nạn xã hơi. Vì vậy, cuộc sống của họ sẽ diễn biến theo chiều hướng nào, hoặc
tốt lên hoặc xấu đi? Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội của họ ra sao; mà đặc
biệt là với giáo dục? Điều này vẫn còn là câu hỏi mở đối với các nhà hoạch định
chính sách.
Xuất phát từ thực tế nên trên, đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu đánh giá thực
trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội tiếp cận với giáo dục” sẽ
đi tìm hiểu rõ hơn về những Giáo dân di cư đến Hà Nội trong vài năm gần đây. Hy
vọng nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn bao quát hơn về điều kiện sống cũng
như về cơ hội tiếp cận với giáo dục của họ, đồng thời những thông tin này sẽ phần
nào giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chiến lược phát triển cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người dân di cư, góp phần nâng cao nhận thức và điều
kiện sống của người dân nói chung - một trong nhiều nhân tố thúc đẩy sự phát triển
của Hà Nội cũng như của cả nước.

Mặt khác, xuất thân là một cán bộ nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia
đình và Môi trường trong Phát triển, với chức năng cơ bản của Trung tâm là nghiên
cứu các vấn đề về Giới, Gia đình và Mơi trường ở Việt Nam từ góc độ phát triển
con người và trong mối quan hệ tương tác với các vấn đề này; Và một trong nhiều
sứ mệnh của Trung tâm đó là: Phát hiện những vấn đề xã hội nẩy sinh từ thực tiễn
cuộc sống; Tìm giải pháp cho những vấn đề xã hội cơ bản, đặc biệt để tăng cường
phát triển nguồn nhân lực, nên tôi chọn để tài nghiên cứu này nhằm chỉ ra một phần
bức tranh chung về người di cư tại khu vực Hà Nội, đặc biệt là với các Giáo dân di
cư. Những nhận định ban đầu về các Giáo dân di cư sẽ giúp cho Trung tâm xây
dựng các hoạt động can thiệp nhằm đáp ứng đúng các nhu cầu cấp thiết trong đời
sống và phù hợp với nhóm cư dân đặc thù này, đồng thời làm tiền đề cho việc xây
dựng các dự án phát triển cải thiện chất lượng sống cho người dân di cư, góp phần
nâng cao nhận thức và điều kiện sống của người dân nói chung - mở ra cơ hội để
các Giáo dân di cư được tiếp cận với các dịch vụ nói chung, trong đó có dịch vụ y tế
và được phát triển lành mạnh về mọi mặt, giúp Giáo dân di cư giải quyết những khó

6


khăn và phòng ngừa những nguy cơ phải đối mặt trong quá trình sinh sống, học tập
và làm việc tại Hà Nội.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện sống với việc tiếp cận giáo dục
của các Giáo dân di cư; trên cơ sở đó đề xuất các chính sách xã hội hợp lý, cải thiện
điều kiện sống, nâng cao cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội mà đặc biệt là tạo
điều kiện để họ có cơ hội tiếp cận với giáo dục, nhằm đảm bảo sự đóng góp xây
dựng thủ đơ, mặt khác khơng đẩy người dân di cư tham gia các tệ nạn xã hội.

3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

-

Đánh giá cơ hội tiếp cận giáo dục của các Giáo dân di cư thông qua các điều
kiện sống.

-

Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn hiện tại mà Giáo dân di cư gặp phải trong
quá trình học tập cũng như làm việc tại Hà Nội.

4. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thiết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
-

Các Giáo dân di cư có cơ hội tiếp cận với giáo dục không?

-

Những yếu tố về điều kiện sống có cản trở các Giáo dân di cư tiếp cận giáo dục
không?
Giả thuyết nghiên cứu

-

Giáo dân di cư ít có cơ hội tiếp cận với giáo dục.

-

Những thay đổi về điều kiện sống và công ăn việc làm của các Giáo dân di cư có
ảnh hưởng đến việc tiếp cận với giáo dục.


5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
-

Khách thể nghiên cứu:

-

Những Giáo dân từ nông thôn ra Hà Nội tìm việc làm đang tham gia sinh hoạt
tại nhà thờ Thái Hà, quận Đồng Đa, Hà Nội.

7


-

Đối tượng nghiên cứu.
Cơ hội tiếp cận với giáo dục của các Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà
Nội.

6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
-

Hình thức nghiên cứu của đề tài này thuộc loại hình nghiên cúu cơ bản, bước
đầu nhằm tìm hiểu thực trạng về Giáo dân di cư tiếp cận với giáo dục.

-

Các phương pháp tiếp cận: sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
+ Nghiên cứu tài liệu.

+ Điều tra khảo sát
+ Phỏng vấn sâu.

7. Phạm vi, thời gian khảo sát
-

Phạm vi nghiên cứu
§ Vùng dân cư nhà thờ Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội
§ Những Giáo dân di cư đến Hà Nội trong vòng 5 năm trở lại.

-

Thời gian tiến hành khảo sát
§ Từ tháng 3/2007 đến tháng 11/2007

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Save the Children UK, tháng 1/2006. Báo cáo đánh giá nhanh về tình hình
trẻ em di cư tại Việt Nam.

2.

Thực hiện Minh Nguyên ( />Cuộc phỏng vấn với Linh mục Paul Phạm Trung Dong - Ủy Ban Mục vụ
Di dân của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam.

3.


Đặng Xuân Đường, Lê Hồng Kế, Hà Văn Quế. Dân số và phát triển ở Việt
Nam: Dân số Hà Nội. Nxb Thế Giới, 2007.

4.

Đề tài mã số: 01X-07/06-2002-1 Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoa Hữu Lân,
Trưởng phòng KH và QLKH-Viện Nghiên cứu phát triển KT -XH Hà Nội.

5.

TS. Hoàng Văn Chức. Di cư tự do đến Hà Nội - Thực trạng và giải pháp.
Hà Nội 2004

6.

PSG, TS Đặng Nguyên Anh. Di cư và giảm nghèo ở nông thôn: Một số vấn
đề thực tiễn và chính sách.

7.

Đồng Bá Hướng _ Vụ trưởng vụ thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục
Thống kê. Di dân từ nông thôn vào đô thị - Hiện trạng và thách thức cho
phát triển đô thị.

8.

Tổng cục Thống kê, tháng 11 năm 2006. Điều tra di cư năm 2004: Di cư
trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống.


9.

Tổng cục thống kê. Hà Nội, tháng 11/2006. Điều tra di cư Việt Nam năm
2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống.

10.

Education access in deveploping countries. Davi Poccok. Sussex University
Express. Sussex, 1999

11.

TS Munir Muhmud. Giáo trình Kinh tế học: Giáo dục và Phát triển. Người
dịch Lê Thu. (www.kinhtehoc.com/index.php?name=pnforum)

12.

Dang Nguyen Anh. Migration in Vietnam. Theoretical approaches and
evidence from a survey. NXB Thế Giới, 2001

13.

Niên giám Thống kê Hà Nội, 2001.

14.

Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh. Phương pháp nghiên cứu xã hội
học. ĐHQG, 2001.

92



15.

Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. NXB Thống kê, 2005.

16.

Creative Research Systems ( />Simple size Calculator _ The survey system.

17.

TS. Douglas S.Massey. Tuyển tập các cơng trình chọn lọc trong dân số hoc
xã hội. Các nguồn gốc xã hội và kinh tế nhập cư. NXB Khoa học xã hội,
1994.

18.

Ngô Văn Thứ. Thống kê thực hành với sự trợ giúp của SPSS và Winstata.
ĐH Kinh tế quốc dân Khoa Toán Kinh tế. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà
Nội 2005.

19.

Dương Thiệu Tống. Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo
dục. Phần 1: Thống kê mô tả. NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.

20.


Dương Thiệu Tống. Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học Giáo
dục. Phần 2: Thống kê suy diễn. NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.

21.

TS. Nguyễn Quang Hưng (www.vae.org.vn ). Vài nét về cuộc di cư của
giáo dân Bắc Kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954.

22.
23.

Một số trang web khác:
www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2205

/>
93



×