Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch nga tới việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VIỆT HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT THỊ TRƢỜNG
KHÁCH DU LỊCH NGA TỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VIỆT HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT THỊ TRƢỜNG
KHÁCH DU LỊCH NGA TỚI VIỆT NAM
Chun ngành: Du lịch
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HÒA

Hà Nội, 2011


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ..............................................................4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..........................................................................5
CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƢỜNG GỬI KHÁCH DU LỊCH
QUỐC TẾ CỦA NGA .............................................................................................12
1.1. Một số đặc điểm về đất nƣớc và con ngƣời Nga ...................................12
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên ...................12
1.1.3. Kinh tế và thể chế chính trị ................................................................14
Kinh tế ..........................................................................................................14
1.1.4. Một số phong tục tập quán trong đời sống của người Nga ................18
1.2. Tổng quan về thị trƣờng du lịch quốc tế gửi khách của Nga ..............23
1.2.1. Các yếu tố tác động đến người Nga đi du lịch nước ngoài ................23
1.2.2. Lượng khách Nga đi du lịch nước ngoài ............................................24
1.2.3. Một số đặc điểm điển hình về tâm lý xã hội và hành vi tiêu dùng của
thị trường khách du lịch Nga ................................................................................25
1.3. Hệ thống các doanh nghiệp lữ hành gửi khách của Nga ....................35
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT THỊ TRƢỜNG
KHÁCH DU LỊCH NGA CỦA VIỆT NAM ........................................................37
2.1. Khái quát chung về tình hình khai thác thị trƣờng khách du lịch Nga
của du lịch Việt Nam ...............................................................................................37
2.2. Đặc điểm của thị trƣờng khách du lịch Nga khi đi du lịch tại Việt
Nam ..........................................................................................................................41
2.2.1. Đặc điểm về nhân khẩu ......................................................................42
2.2.2. Đặc điểm tâm lý và hành vi tiêu dùng du lịch của khách du lịch Nga
tại Việt Nam ..........................................................................................................44
2.3. Các sản phẩm phục vụ du lịch nhằm thu hút thị trƣờng khách du lịch
Nga tới Việt Nam .....................................................................................................54
2.4. Thực trạng điều kiện phục vụ khách du lịch Nga của du lịch Việt

Nam...........................................................................................................................56

1


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

2.4.1. Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch Nga ...............56
2.4.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch .......................................................................................60
2.4.3. Thực trạng về xúc tiến du lịch của du lịch Việt Nam tới thị trường
khách du lịch Nga .................................................................................................62
2.4.4. Thực trạng về một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có khai thác
và phục vụ thị trường khách du lịch Nga ..............................................................64
2.5. Đánh giá của khách du lịch Nga về du lịch Việt Nam ..........................68
2.5.1.Đánh giá chung của khách du lịch Nga về du lịch Việt Nam .............68
2.5.2. Đánh giá của khách du lịch Nga về du lịch Việt Nam ......................72
2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và phục vụ thị trƣờng
khách du lịch Nga ....................................................................................................81
2.6.1. Thuận lợi ............................................................................................81
2.6.2. Khó khăn ............................................................................................85
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC THU
HÚT THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH NGA TẠI VIỆT NAM ....................95
3.1. Dự báo xu hƣớng biến động của thị trƣờng khách du lịch Nga đến
Việt Nam...................................................................................................................95
3.2. Những giải pháp cơ bản cần thực hiện nhằm thu hút khách du lịch
Nga của ngành du lịch Việt Nam ...........................................................................96
3.2.1. Giải pháp vĩ mô ..................................................................................96
3.2.2. Giải pháp vi mô ................................................................................110


2


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. T.p HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
2. HDV: Hướng dẫn viên
3. KDL: Khách du lịch

3


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: 10 thị trường chi tiêu du lịch lớn nhất thế giới năm 2008 ...... 31
Bảng 2.1: Kết quả điều tra phiếu trưng cầu (thăm dò) ý kiến du khách
Nga trong qúa trình đi du lịch tại Việt Nam (Kết quả được điều tra từ 400
phiếu nghiên cứu của tác giả)........................................................................ 131
Bảng 2.2: Kết quả điều tra phiếu nhận xét của du khách Nga trong quá
trình đi du lịch tại Việt Nam của công ty Du lịch Focus Travel ................... 133
(Kết quả được điều tra từ 414 phiếu) .................................................... 133
Bảng 2.3: Kết quả điều tra phiếu nhận xét của khách du lịch Nga trong
quá trình đi du lịch tại Việt Nam của công ty Du lịch Focus Asia ............... 133
(Kết quả được điều tra từ 338 phiếu) .................................................... 133
Bảng 2.4: Kết quả điều tra phiếu nhận xét của khách du lịch Nga trong
quá trình đi du lịch tại Việt Nam của công ty Du lịch GSO Travel.............. 134
(Kết quả được điều tra từ 206 phiếu) .................................................... 134

Bảng 2.5: Kết quả điều tra phiếu nhận xét của khách du lịch Nga trong
quá trình đi du lịch tại Việt Nam của công ty Du lịch Postum Travel (Kết quả
được điều tra từ 274 phiếu) ........................................................................... 134

4


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Số lượng khách Nga đi du lịch nước ngoài…………………....25
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam (2000-2010) .......... 38
Biểu đồ 2.2: Số lượng khách Nga đi du lịch ra nước ngoài và đi du lịch ....... 41
tại Việt Nam (triệu lượt).................................................................................. 41
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn khách (%) ............................................................ 42
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu khách du lịch Nga theo giới tính (%) ............................. 43
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu khách du lịch Nga theo độ tuổi (%) ............................... 43
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu khách du lịch Nga theo nghề nghiệp (%) ....................... 44
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu khách du lịch Nga theo mục đích chuyến đi (%) ........... 45
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu du khách Nga theo người cùng đi du lịch (%) ............... 47
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu du khách Nga theo thời gian của hành trình du lịch tại
Việt Nam (%) .................................................................................................. 48
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu du khách Nga theo số lần khách tới Việt Nam (%) ..... 49
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu du khách Nga theo địa điểm tham quan tại
Việt Nam (%) .................................................................................................. 50
Biểu đồ 2.12: Cơ cấu du khách Nga theo tour kết nối các nước
trong khu vực (%) ........................................................................................... 50
Biểu đồ 2.13: Cơ cấu du khách Nga theo kênh thông tin khách đã sử dụng khi
đi du lịch tại Việt Nam (%) ............................................................................. 51

Biểu đồ 2.14: So sánh kết quả cơ cấu du khách Nga theo kênh thông tin
khách đã sử dụng khi đi du lịch tại Việt Nam (qua phiếu điều tra của tác giả
đề tài và qua công ty du lịch GSO Travel (%) ................................................ 51
Biểu đồ 2.15: Đánh giá của du khách Nga về du lịch và các dịch vụ trong du
lịch của Việt Nam............................................................................................ 74
Biểu đồ 2.16: Đánh giá của du khách Nga về khách sạn của Việt Nam......... 74
Biểu đồ 2.17: Địa điểm thích nhất khi đi du lịch Việt Nam ........................... 80
Biểu đồ 2.18: Ý định quay lại Việt Nam du lịch của du khách Nga............... 80
5


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất và dân số lớn thứ 8 trên thế giới.
Đây cũng là quốc gia có tỷ lệ người dân đi du lịch nước ngoài hàng năm rất
cao, đạt vài chục triệu lượt mỗi năm.
Sự phát triển của nền kinh tế, kèm theo quỹ thời gian rỗi nhiều nên
những năm gần đây khách Nga đi du lịch, nhất là đi du lịch ra nước ngồi
(outbound) có xu hướng gia tăng nhanh chóng.
Mục đích chính của người Nga khi đi du lịch nước ngồi là để tránh
đơng và nghỉ dưỡng biển (khoảng 60%). Phần lớn lãnh thổ của Nga mang khí
hậu lục địa với tính chất lạnh, khơ và kéo dài. Đây là lý do khiến khách Nga
thường tìm đến những nơi có khí hậu ấm áp, có nắng nóng quanh năm và có
các bãi biển đẹp trong hành trình du lịch của mình.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu ấm áp quanh năm,
có nhiều nắng, nhiều bãi biển đẹp, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu, sở thích
của khách du lịch Nga. Hơn nữa, sự an toàn và hấp dẫn về tài nguyên du lịch
biển của Việt Nam đã được xác lập trên thị trường du lịch quốc tế cũng là yếu

tố quan trọng trong việc thu hút thị trường khách du lịch nói chung, thị trường
du khách Nga nói riêng.
Ngồi ra, Việt Nam và Nga (trước đây là Liên Xơ) đã có bề dày lịch sử
của mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, cũng là một ưu thế trong việc thu hút thị
trường khách đầy tiềm năng này.
Trước đây, từ đầu những thập kỷ 80, Việt Nam đã từng là điểm đến lý
tưởng và hấp dẫn đặc biệt với du khách Nga. Sau một thời gian bị gián đoạn,
du khách Nga đã bắt đầu quay trở lại Việt Nam từ đầu những năm 2000.

6


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay lượng khách Nga tới Việt Nam cịn khá
ít ỏi, mới chỉ dừng lại ở con số 100 nghìn lượt (năm 2010), dự tính đạt 120
nghìn lượt (năm 2011). Khách Nga đi du lịch nước ngoài hàng năm lên tới
hàng chục triệu lượt và đến du lịch các nước cùng khu vực như Thái Lan,
Trung Hoa tới hàng vài trăm và hàng triệu lượt.
Mặc dù số lượng khách Nga tới Việt Nam cịn ít ỏi, song mức độ chi
tiêu so với khách quốc tế đến Việt Nam là rất cao và số lượng khách Nga
vào Việt Nam luôn tăng trưởng nhanh và tăng trưởng đều đặn trong những
năm gần đây.
Nhằm thu hút và khai thác thị trường du khách Nga một cách có hiệu
quả và tương xứng với tiềm năng, vị thế của du lịch Việt Nam, đạt được mục
tiêu như trong Dự thảo của Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đã đề ra
(đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Nga sẽ là một trong những thị trường khách
du lịch trọng điểm của Việt Nam); qua việc khảo sát thực tế, nghiên cứu thực
trạng của thị trường du khách Nga đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ
đầu những năm 2000 đến nửa đầu năm 2011, tác giả mạnh dạn chọn đề tài

“Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.
Hy vọng đề tài sẽ là một đóng góp nhỏ bé cho ngành du lịch của Việt
Nam nói chung, với các cơng ty và doanh nghiệp du lịch đang và sẽ kinh
doanh trong mảng thị trường du khách Nga nói riêng.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên
quan đến đề tài
* Ngoài nước: Tổ chức Du lịch Thế giới và một số tổ chức khác như
Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA)...hàng năm đều có các
số liệu về tình hình du lịch trên thế giới. Họ cũng đã có một số nghiên cứu
liên quan đến thị trường gửi khách của một số nước trên thế giới như Tây Ban
Nha, Bỉ, Úc, Nhật Bản, Trung Hoa và Nga... Những tìm hiểu về đặc điểm
7


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

khách du lịch Nga, nghiên cứu và thống kê số liệu thị trường du khách Nga đi
du lịch nước ngoài (outbound) đã được thực hiện bởi Cơng ty Tư vấn TMI,
Tập đồn Mintel, Tổng cục Thống kê Nga...Một số các nước đã hoặc đang
hấp dẫn du khách Nga như Ai Cập, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Trung
Hoa cũng đã có một số nghiên cứu cụ thể về thị trường.
* Trong nước: Hiện nay, ở Việt Nam, việc nghiên cứu thị trường khách
du lịch Nga hầu hết mới chỉ dừng lại ở thống kê lượng khách đến Việt Nam
như của Tổng cục Thống kê, Hiệp hội PATA...
Nghiên cứu cụ thể về thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam tính
đến thời điểm hiện tại cịn ít ỏi. Năm 2005, một sinh viên người Nga, thuộc
Khoa Ngôn ngữ của trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn đã bảo vệ
thành công luận văn tốt nghiệp với đề tài “Du lịch Việt Nam và thị trường
khách du lịch Nga„, năm 2008, tại Hội thảo Du lịch được tổ chức ở thành phố

Hồ Chí Minh, tác giả Andrey Sorokin đã viết bài tham luận “Hợp tác Việt
Nam – Liên Bang Nga trong lĩnh vực du lịch – đặc điểm, thị hiếu, xu hướng
thị trường du lịch Nga”; năm 2010 Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch
Việt Nam đã có cơng trình nghiên cứu về thị trường Nga với đề tài “Định
hướng chiến lược marketing nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga đến
Việt Nam”. Đây cũng là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ duy nhất tới nay.
Bên cạnh đó, ở một số trường đại học trong nước cũng đã có một vài cơng
trình nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên nghiên cứu về nhu cầu
của khách Nga với du lịch biển Việt Nam.
Cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu tồn diện và cụ thể về
thị trường khách Nga. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải
pháp ở nhiều phương diện khác nhau (không chỉ riêng Marketing) nhằm thu
hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam sẽ có ý nghĩa quan trọng và
thiết thực với ngành du lịch Việt Nam, với các công ty, doanh nghiệp du lịch,

8


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí đang và sẽ phục vụ khách du
lịch Nga trên địa bàn Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu
Đề xuất một số giải pháp nhằm tối ưu hóa việc khai thác và thu hút thị
trường khách du lịch Nga đến Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm bắt được những đặc điểm của thị trường khách du lịch Nga đến
Việt Nam giai đoạn từ đầu những năm 2000 đến đầu năm 2011.
-


Đánh giá thực trạng thu hút thị trường khách du lịch Nga của du lịch
Việt Nam giai đoạn từ đầu những năm 2000 đến đầu năm 2011.

-

Rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm

thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đặc điểm của thị trường khách du lịch Nga khi đi du lịch tại Việt Nam.
- Các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Nga của du lịch Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: Khách du lịch Nga đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
- Về thời gian: Khách du lịch Nga đến Việt Nam giai đoạn từ đầu những
năm 2000 đến đầu năm 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp luận: Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử làm nền tảng trong q trình phân tích và kết luận các vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin và tổng hợp phân tích số liệu: Đề tài đã
kế thừa, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu dựa trên các nguồn thông tin
thứ cấp như số liệu, thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
9


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

học, các chuyên gia có liên quan đến nội dung của đề tài, các cơ quan quản lý

nhà nước về du lịch, các ấn phẩm chuyên ngành tại Việt Nam và Nga,
Internet...
Đề tài cũng tổng hợp, phân tích dựa trên các nguồn thơng tin sơ cấp do
chính tác giả nghiên cứu, thu thập được dựa trên các phương pháp nghiên cứu
đặc thù (phương pháp quan sát, phương pháp điều tra xã hội học, phương
pháp phỏng vấn khách du lịch, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia...).
- Phương pháp xử lý thông tin
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê để xử lý thông tin, đưa ra các nhận
xét đánh giá và kết luận.
6. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã được xác định như trên, Đề tài
có những nội dung nghiên cứu chính như sau:
* Nghiên cứu đặc điểm của thị trường du lịch quốc tế gửi khách của Nga
nói chung.
* Nghiên cứu đặc điểm của thị trường khách du lịch Nga của du lịch Việt
Nam giai đoạn từ đầu những năm 2000 đến đầu năm 2011.
* Đánh giá thực trạng thu hút thị trường khách du lịch Nga của du lịch
Việt Nam giai đoạn từ đầu những năm 2000 đến đầu năm 2011.
* Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của thị
trường khách du lịch Nga đến Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Chƣơng 1. Đặc điểm của thị trường gửi khách du lịch quốc tế của Nga.
Chƣơng 2. Đánh giá thực trạng thu hút thị trường khách du lịch Nga của
Việt Nam.
Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút thị trường
khách du lịch Nga đến Việt Nam.

10



Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

8. Những điểm mới và đóng góp của Đề tài
* Đưa ra bức tranh tổng quát về thị trường khách du lịch quốc tế Nga nói
chung và thị trường khách du lịch quốc tế Nga đến Việt Nam nói riêng.
* Nghiên cứu thực tế và đánh giá một cách có hệ thống thực trạng thu
hút thị trường khách du lịch Nga của du lịch Việt Nam giai đoạn từ đầu những
năm 2000 đến đầu năm 2011
* Dựa trên các căn cứ thực tiễn và các căn cứ khoa học để đưa ra đồng
bộ các giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam.

11


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƢỜNG GỬI KHÁCH DU
LỊCH QUỐC TẾ CỦA NGA
1.1. Một số đặc điểm về đất nƣớc và con ngƣời Nga
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên
Tổng diện tích : 17.075.200 km, là quốc gia có diện tích lớn nhất thế
giới, chiếm hơn 1/9 diện tích lục địa trái đất, trong đó:
Diện tích đất liền

: 16.995.800 km2

Diện tích biển

: 79.400 km2


Đường bờ biển

: 37.653 km

Đường biên giới

: 19.961 km

Liên bang Nga nằm trải dài trên phần phía Bắc của siêu lục địa Á-Âu
(kéo dài tồn bộ phần phía Bắc châu Á và 40% châu Âu), tiếp giáp với 2 đại
dương là Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, bao gồm 11 múi giờ và sở
hữu nhiều loại địa hình khác nhau.
Miền đất này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới. Các hồ ở đây chứa xấp
xỉ một phần tư lượng nước ngọt khơng đóng băng của thế giới. Các dãy núi
chủ yếu nằm ở biên giới phía Nam. Dãy Kavkaz có đỉnh Elbrus, là điểm cao
nhất thuộc Nga và châu Âu, với độ cao 5.633m. Dãy Ural chạy theo hướng
Bắc Nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á. Các hồ chính
bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega.
Đường bờ biển của Nga dài 37.653 km, chạy dọc theo Bắc Băng Dương,
Thái Bình Dương và dọc theo các biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Các
đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz- Josef, quần đảo Tân Siberi,
đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin.
Nga có trữ lượng khống sản và năng lượng lớn nhất thế giới, được coi
là một siêu cường năng lượng. Tài nguyên phong phú, bao gồm các mỏ lớn
như dầu, khí ga thiên nhiên, than đá, kim cương, vàng, gỗ mộc và nhiều

12


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”


khoáng chất khác đã tạo thêm sức mạnh cho nước Nga mà thiên nhiên đã ưu
ái ban tặng.
Khí hậu của Nga thay đổi theo vùng. Vùng khí hậu thảo nguyên ở phía
Bắc, miền biển ở phía Tây Bắc, khí hậu lãnh nguyên ở Bắc bán cầu và khu
vực gió mùa ở vùng Viễn Đông. Lục địa ẩm ở phần lớn khu vực châu Âu với
mùa đông lạnh kéo dài từ 5 tới 6 tháng và mùa hè ấm ngắn. Nhiệt độ của
tháng 1 lạnh nhất, thay đổi từ 0 đến -50 độ, tháng 7 nóng ẩm nhất, từ 1 đến
-25 độ. Nhiều vùng ở Siberia và Viễn Đông nằm trong khu vực đóng băng
vĩnh cửu. Vì thế Nga là một trong những nước lạnh nhất trên thế giới. Thị trấn
Oimyacon thuộc Đông Bắc Siberia là một trong những điểm lạnh nhất trên
trái đất, với nhiệt độ có những lúc xuống tới -70 độ.
Tất cả những điều kiện thiên nhiên này đã ảnh hưởng tới yếu tố nhân
chủng học, góp phần tạo nên một nền văn hóa, thể chế xã hội, chính trị khác
biệt và đặc biệt ảnh hưởng tới tâm lý, sở thích, tính cách, hành vi tiêu dùng
của con người nơi đây.
1.1.2. Dân cư, tôn giáo
- Dân số: 142.905.200 người (theo số liệu thống kê sơ bộ cuộc tổng điều
tra dân số tồn Nga của cơ quan thống kê Nga cơng bố ngày 28 tháng 3 năm
2011). Nga là nước đông dân thứ 8 thế giới nhưng do diện tích quá lớn nên
mật độ dân số của Nga tương đối thưa: 8 người/km2. Dân số ở Nga giảm do
tỷ suất sinh thấp, nhiều người ra nước ngoài sinh sống nên thiếu nguồn lao
động.
Dân cư phân bố không đồng đều: Tập trung đơng ở phía Tây, thưa thớt
ở phía Đơng.
- Thủ đơ của Nga là Moskva, với dân số 11.514.000 người, chiếm
khoảng 8% dân số của Nga. Thành phố có số dân đông thứ 2 tại Nga là
St. Petersburg, với 4.848.000 người. Khu vực Viễn Đơng có tỷ lệ dân số thấp
nhất (6.290.000 người). Dân số thành thị chiếm 73%, dân số nông thôn chiếm
13



Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

27%. Tỷ lệ nam giới của Nga là 46,3% (66,2 triệu người), nữ giới là
53,7%.Tuổi thọ trung bình của nam là 60 tuổi, của nữ là 73 tuổi.
Liên Bang Nga gồm nhiều dân tộc: Nga 81,5%, Tatar 3,8%, Ukrainian
3%, Chuvash 1,2%, Bashkir 0,9%, Byelorussian 0,8%, Moldavian 0,7%, các
dân tộc khác 8,1%.
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Nga - đây cũng là một trong 6 ngơn ngữ chính
thức của Liên hiệp quốc.
- Tơn giáo đóng một vai trị quan trọng trong đời sống cộng đồng và tinh
thần của người Nga hiện đại. Đa số những tín đồ ở Nga là những người theo
đạo Cơ đốc chính thống (Orthodox). Với gần 5000 giáo hội, Nhà thờ
Orthodox của Nga đã chiếm tới quá nửa tổng số giáo hội được đăng ký ở Nga.
Tiếp đến là đạo Hồi với 3000 giáo hội; Baptist - 450 giáo hội; Seventh Day
Adventists -120 giáo hội ; Evangelicals - 120 giáo hội; Cựu giáo (Old
Believers) - trên 200 giáo hội; Thiên chúa giáo - 200 giáo hội; Krishnaites 68 giáo hội; Đạo Phật - 80 giáo hội; Đạo Do Thái - 50 giáo hội và Đạo
Unified Evarfelical Lutherans - 39 giáo hội.
Theo các con số thống kê ước tính, số người theo đạo chiếm 40% tổng số
dân Liên bang Nga. Gần 9000 cộng đồng ở Nga thuộc về trên 40 tôn giáo
khác nhau đã chính thức đăng ký.
1.1.3. Kinh tế và thể chế chính trị
Kinh tế
Nga là nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới nếu tính theo GDP danh nghĩa
và là nền kinh tế lớn thứ 8 theo sức mua tương đương (PPP). Đơn vị tiền tệ
của nước Nga là đồng ruble (RUB).
Phong phú về tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than và quặng thép,
đây cũng là nước có nhiều ngành nơng nghiệp khác nhau. Sau khi Liên bang
Xô viết tan rã, Nga đã phải trải qua nhiều giai đoạn khá phức tạp. Nền kinh tế

của nước này thay đổi từ kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Các
14


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

cuộc cải tổ kinh tế vào những năm 1990 chủ yếu là về cơng nghiệp, năng
lượng và quốc phịng.
Hiện nay, về sản xuất công nghiệp, Nga là quốc gia về nhiên liệu. Sáu
tháng đầu năm 2010, thặng dư thương mại của Nga gấp đôi so với cùng kỳ
năm 2009 nhờ doanh thu chủ yếu từ dầu mỏ và khí đốt. Lĩnh vực mạnh nhất
của nước này là các ngành khai khoáng và hầm mỏ sản xuất than đá, dầu, ga,
hoá chất và kim loại; tất cả các loại máy móc từ máy cán đến máy bay tầm xa
và tàu vũ trụ; đóng tàu; các thiết bị giao thông đường bộ và đường ray; các
thiết bị thơng tin liên lạc; máy móc nơng nghiệp, máy cày, và các thiết bị xây
dựng; thiết bị truyền phát điện, dụng cụ y tế và khoa học; hàng tiêu dùng,
hàng dệt may, thực phẩm, hàng thủ công. Nơng sản là lúa mì, mía đường, hạt
hướng dương, rau quả, hoa quả, thịt bị, sữa. Hàng hố xuất khẩu là: dầu khí
và sản phẩm dầu khí, khí ga tự nhiên, gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại, hóa chất,
và nhiều loại hàng dân dụng và quân dụng.
Về công nghệ, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra ưu tiên
hàng đầu cho việc phát triển công nghệ của đất nước: Hiệu quả năng lượng,
viễn thông (gồm cả các sản phẩm thông thường và các sản phẩm kết hợp với
công nghệ vũ trụ), năng lượng hạt nhân và hóa dược. Nga đã hầu như hoàn
thành GLONASS, hệ thống hoa tiêu vệ tinh duy nhất ngoài GPS của Mỹ. Nga
cũng là nước duy nhất xây dựng nhà máy điện hạt nhân di động. Hiện nay
Nga là nước phóng vệ tinh lớn nhất và cũng là nước duy nhất cung cấp các
dịch vụ du lịch vũ trụ.
Ngày 16 tháng 8 năm 2011, Nga bắt đầu triển khai xây dựng khách sạn 5
sao trên không với 4 buồng cabin và cửa sổ cực lớn hồn tồn bằng kính để

du khách có thể ngắm vẻ đẹp ở giữa ngân hà và dự kiến sẽ hoàn thành vào
năm 2016. Điều này chứng tỏ Nga đang khẳng định thế mạnh của mình và sự
cạnh tranh đẳng cấp với Mỹ. Chuyến đi lên vũ trụ sẽ mất khoảng 2 ngày và
khâu vận tải do tên lửa Soyuz của Nga phụ trách. Dự kiến chi phí 5 ngày ở
15


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

khách sạn này có thể mất khoảng 145 nghìn USD. Tổng chi phí chuyến đi
khoảng 721 nghìn USD. Khách sạn này hướng tới tập khách có khả năng chi
trả rất cao, có nhu cầu du lịch vũ trụ và những người làm việc trong các công
ty muốn nghiên cứu trong vũ trụ.
Công nghệ truyền thông của Nga cũng đang phát triển với tốc độ cao và
thậm chí vượt cả chỉ số bình quân của thế giới. Nga có chỉ số xuất sắc về trình
độ giáo dục, mức phổ cập internet và sử dụng công nghệ liên lạc di động
trong kinh doanh.
Trong suốt 10 năm (giai đoạn 1998-2008), Nga liên tục đạt mức tăng
trưởng kinh tế khoảng 7%/năm. Năm 2004, GDP của Nga đạt 1500tỷ USD,
đây là yếu tố làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ
5 ở châu Âu. Năm 2009, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu nên
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga bị giảm 7,9% .Tuy nhiên ngay sau
đó, năm 2010 GDP đã tăng trở lại với tốc độ tăng trưởng là 3,8% , riêng quý
2/2010 sự tăng trưởng kinh tế của Nga đạt 5,2%. Theo dự đoán của các nhà
kinh tế, vào năm 2011, GDP của Nga sẽ tăng 3% đến 4%. Nước Nga đang
từng bước hồi sinh và tìm lại hình ảnh của một nước Nga siêu cường trên
trường quốc tế.
Thể chế chính trị
Nga là một Cộng hòa dân chủ Liên bang. Hiến pháp được thông qua
ngày 12-12-1993. Tên nước được quy ước dài là Liên Bang Nga. Tên dài theo

tiếng Nga là Rossiyskaya Federatsiya. Tên ngắn theo tiếng Nga: Rossiya.
Nước Nga được chia thành 21 nước cộng hoà tự trị, 46 tỉnh, 9 vùng tự
trị, 4 khu tự trị, 2 thành phố liên bang (Matxcơva và St. Petecpua). Trong đó
có 1066 thành phố và thị xã, 2070 khu đô thị.
Nga là một nền cộng hồ bán tổng thống. Theo đó, Tổng thống là
ngun thủ quốc gia và Thủ tướng là lãnh đạo Chính phủ .

16


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

Cơ quan lập pháp: Quốc hội liên bang lưỡng viện (Federalnoye
Sobraniye) gồm Duma quốc hội (Gosudarstvennaya Duma) và Hội đồng liên
bang (Soviet Federatsii).
Cơ quan hành pháp: Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có quyền
phủ quyết dự luật trước khi nó có hiệu lực, chỉ định nội các và các quan
chức khác, những người giám sát và thực hiện các điều luật và chính sách
liên bang.
+ Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống. Nước Nga khơng có Phó Tổng
thống; nếu như Tổng thống qua đời hoặc không điều hành được do bệnh tật
hay từ chức, thì Thủ tướng lên giữ chức quyền Tổng thống cho đến khi có
cuộc bầu cử Tổng thống mới (phải được tổ chức trong vòng 3 tháng tiếp sau).
+ Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Thủ tướng và các Phó Thủ tướng
do Tổng thống bổ nhiệm với sự thông qua của Duma quốc gia.
Cơ quan tư pháp: Tồ án hiến pháp, Tịa án tối cao, Tịa án trọng tài và
các Toà án liên bang cấp thấp hơn, với các thẩm phán do Toà án Liên bang bổ
nhiệm trong lần tiến cử tổng thống.
Các Đảng chính trị lớn của Nga gồm Đảng nước Nga thống nhất, Đảng
cộng sản, Đảng dân chủ tự do Nga và Đảng nước Nga tươi đẹp.

Nga tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế của Liên Xô, là một thành
viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.Nga đóng vai trị quan
trọng trong việc duy trì hồ bình và an ninh quốc tế. Nước này tham gia vào
nhóm Bộ tứ cho Trung Đông và những cuộc đàm phán sáu bên với Bắc Triều
Tiên. Nga là một thành viên của G8, Hội đồng châu Âu, OECD và APEC.
Nga thường có vai trò lãnh đạo trong các tổ chức cấp vùng như CIS,
AurAsEC, CSTO, SCO. Nga sẽ chính thức tham gia vào Hội nghị Thượng
đỉnh Đông Á(EAS) trong năm 2011.

17


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

1.1.4. Một số phong tục tập quán trong đời sống của người Nga
- Đón khách với bánh mỳ- muối
Để đón những vị khách quan trọng người Nga dùng bánh mỳ muối. Vị
khách lấy một mẩu bánh mỳ, chấm muối và ăn nó. Nghi lễ đó biểu tượng cho
việc làm quen với những giá trị cơ bản cuộc sống của người gặp họ. Nó đồng
thời cũng có ý nghĩa là vị khách bắt đầu mối quan hệ hữu nghị và sẵn sàng
chia sẻ mọi tai hoạ và khó khăn. Tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối
quen thuộc với người Nga đã từ rất lâu. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối
đóng vai trị quan trọng đặc biệt. Bánh mỳ biểu tượng sự giàu có và sung túc,
cịn muối là bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù.
Tiếp đãi khách bằng bánh mỳ và muối thể hiện mối quan hệ giữa khách và
chủ thân thiện, tin cậy. Nếu bị từ chối, người Nga sẽ coi như là một sự sỉ
nhục. Bởi vậy, vua cũng không từ chối bánh mỳ muối.
Vào mỗi lễ hội hay dịp long trọng nào đó, người ta sẽ cử những cơ gái
xinh đẹp mặc váy truyền thống đứng đón khách. Họ sẽ trao cho vị khách một
ổ bánh mì và một ít muối để biểu hiện cho lòng hiếu khách của mình. Người

khách sẽ hơn lên chiếc bánh mì để tỏ lịng biết ơn. Thơng thường, người
khách sẽ bẻ một miếng bánh mì, rắc ít muối lên và ăn trước mặt cơ gái để bày
tỏ lịng thành của mình. Ngày nay, phong tục này được giản lược đi bằng cách
chỉ nhận và hơn lên bánh mì, khơng cần bẻ và ăn. Đây là một hành động rất
có ý nghĩa vì bánh mì tượng trưng cho lương thực quen thuộc và chủ yếu của
người Nga, muối là chất dinh dưỡng cần thiết trong cuộc sống. Ngày nay
người Nga thường chúc nhau khi ăn là “Priyatnovo appetita!”, cịn trước đây
người ta nói “Khleb da sol!”. Câu chúc này có một ý nghĩa đặc biệt, giúp xua
đuổi mọi điều xấu và lực lượng tà ám trong cuộc sống của họ.
- Khách vào nhà
Người Nga có một quy tắc bất thành văn là khi vào nhà khách phải gõ
cửa, nghe thấy lời mời mới được bước vào. Sau khi vào nhà phải bỏ mũ, cởi
18


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

áo khoác, chào hỏi nữ chủ nhân, chào nam chủ nhân và những người khác.
Phải ngồi ở vị trí nữ chủ nhân mời, khơng được ngồi trên giường vì người
Nga quan niệm đây là hành vi rất thiếu lịch sự. Trước khi hút thuốc phải được
phép của chủ nhà. Khi mời thuốc không được đưa một điếu mà phải đưa cả
bao, không được dùng một que diêm châm thuốc cho nhiều người.
- Uống rượu
Người Nga có truyền thống uống rượu và họ coi tục lệ này mang tính
văn hóa. Sự tơn trọng ban bè và người thân sẽ được đo lường bằng khả năng
uống rượu mà không say của một người. Đây cũng là một trong các cách thức
giúp cho việc giải quyết cơng việc tốt hơn. Văn hóa uống rượu của người Nga
khác với Việt Nam là người Nga uống thoải mái, tự nguyện, không ép buộc.
- Tục chúc sức khoẻ ở Nga
Khi một người nào đó hắt hơi thì những người ở bên cạnh sẽ nói với anh

ta là chúc sức khoẻ “ Budtezdovya !”dù người đó có quen biết hay khơng.
Điều đó làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn và làm cho mối quan hệ
của họ trở nên thân thiết hơn.
Hắt hơi từ xưa được coi là điềm lành. Người Nga cho rằng, nếu như hắt
hơi là ta sẽ khoẻ và mong muốn sẽ thành sự thật. Nếu như đang nói một điều
gì đó và hắt hơi thì điều đang nói là sự thật. Nếu như ai đó hắt hơi sau bữa tối
là niềm hạnh phúc vì xuất hiện của một người mới trong nhà.
Quan niệm hắt hơi không chỉ quen thuộc với nhiều người ở châu Âu và
châu Á, mà còn ở cả một số dân tộc khác trên thế giới. Việc hắt hơi dựa vào 2
giải thích: thứ nhất, người ta cho rằng trong lúc hắt hơi, bệnh tật hoặc một con
quỷ nào đó sẽ rời xa cơ thể mình; thứ hai, hắt hơi làm khơi dậy sức mạnh nội
tại, có thể là của Chúa Trời hoặc quỷ dữ.
- Đám cưới và gia đình
Lễ cưới ở Nga theo truyền thống kéo dài 2-3 ngày, thường diễn ra vào
mùa thu hoặc mùa đông, giữa những ngày lễ ăn chay lớn, phổ biến nhất là sau
19


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

lễ Giáng Sinh và kéo dài đến lễ tiễn mùa đông, được gọi là “svadebnik” .
Hiện nay, lễ cưới của thanh niên thường diễn ra vào mùa xuân, cuối hè và
mùa thu.
Tục làm lễ cưới ở nhà thờ rất phổ biến. Tuy nhiên, theo luật pháp, nó chỉ
có thể được tiến hành sau khi làm lễ kết hơn tại cơ quan chính quyền là
phòng hộ tịch. Lễ cưới là một nghi thức đẹp và xúc động. Trước khi đăng ký
vị hôn phu phải “chuộc” cô dâu từ những vị khách, anh ta cũng phải trải qua
những thử thách là những cuộc thi mà kết thúc người chồng chưa cưới theo
truyền thống phải thanh toán với những người tham dự bằng tiền và quà.
Theo truyền thống, váy, nhẫn và giày cho cô dâu đều do chú rể mua, gia

đình cơ dâu đảm bảo của hồi mơn cho cơ dâu. Đó là những bộ đồ trải giường,
bát đũa và đồ gỗ.
Trên bàn cưới phải có những món làm từ thịt chim - biểu tượng cho cuộc
sống gia đình hạnh phúc. Bánh nướng trong ngày cưới của Nga được gọi là
“Kurmik”. Nó được chuẩn bị từ bánh tráng hoặc bột nhạt có thịt gà, nấm, cơm
đi kèm hoặcloại nhân khác.
Khi đôi vợ chồng về nhà chú rể, theo truyền thống, mẹ chú rể đón họ
bằng bánh mỳ và muối. Tất cả các vị khách đều chú ý theo dõi ai lấy miếng
bánh to hơn, người đó sẽ là chủ gia đình. Đám cưới hiện đại thường kéo dài 23 ngày.
Hai vợ chồng trẻ không mua trước đồ dùng cho trẻ mới sơ sinh vì phần
lớn họ thường hy vọng vào những món quà của người thân và bạn bè.
Đứa trẻ mới sinh được đưa tới bà nội để bà nội nuôi dậy cho đến khi đủ
tuổi đến trường.
Gia đình là nền tảng vững chắc và quan trọng nhất đối với người Nga.
Sợi dây gắn kết các mối quan hệ trong gia đình được xây dựng dựa trên sự
đoàn kết và phụ thuộc lẫn nhau. Người Nga thường sống trong các khu chung
cư và trong gia đình có 2-3 thế hệ cùng chung sống. Các thế hệ có thể giúp đỡ
20


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

lẫn nhau cả về phương diện kinh tế.Con cái thường chỉ sống tự lập khi có gia
đình riêng.
Độ tuổi kết hơn ở Nga thường từ 18 - 22 tuổi nhưng hiện nay xu hướng
kết hôn diễn ra muộn hơn, nữ giới thường từ 22 - 29 tuổi, nam thường từ
27 -33 tuổi.
- Quan hệ giữa nam giới và nữ giới
Nguời đàn ông Nga khơng được qn đưa tay ra đón người phụ nữ của
mình khi cơ ta bước ra khỏi xe điện, tàu điện và taxi. Anh ta cũng phải thường

xuyên “hộ tống” cơ ấy đến nhà bạn gái, cịn sau đó đợi cơ ấy ở gần địa điểm
đó. Họ cũng là người luôn phải trả tiền cho người phụ nữ của mình ở nhà
hàng hoặc quán ăn, nhà hát, rạp chiếu phim và các địa điểm khác.
- Nhà nghỉ vườn “ ngôi biệt thự ” là một yếu tố tâm hồn người Nga.
Người Nga rất thú vị với việc cuốc đất ở nhà nghỉ vườn vì theo họ đây là
những phút giây thư thái, tránh những phiền toái của cuộc sống hàng ngày.
Với họ, nhà nghỉ vườn như là một món quà của thượng đế. Họ có thể mua
hoặc thuê (thường với những người hạn hẹp về khả năng tài chính) nhà nghỉ
vườn của các nông dân gần thành phố trong vịng 3 - 4 tháng hè. Những ngơi
nhà nghỉ thường nằm trong sân sau nhà người dân hoặc là chính những ngơi
nhà của người dân.
Thú giải trí chủ yếu ở nhà nghỉ là đi đạo, đi bơi, xem những vũ hội và
các vở kịch nghiệp dư, nếu ở nhà nghỉ hiện đại họ cịn có thể chơi croquet,
chơi golf...
Ngồi ra, tại nhà nghỉ họ có thể trồng những thứ cần thiết để ăn trong
khoảng thời gian hè; làm mứt và đóng hộp các loại hoa quả để uống trà, ăn
kèm bánh mỳ; đóng hộp rau, củ quả sống...
Một số phóng viên phương Tây đã so sánh nhà nghỉ vườn của Nga giống
như kỳ quan của thế giới. Nó là điều đặc biệt của dân tộc Nga, cũng như
vodka, nhà tắm hơi, ballet hay những con gấu.
21


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

- Màu sắc và con số
Người Nga có cách hiểu riêng về màu sắc và con số. Người Nga thích
màu đỏ (tượng trưng cho vẻ đẹp, sự phục sinh, tình yêu), xanh lá cây, xanh da
trời ; thích số 3, số 7 và số 12, đặc biệt rất thích số 7 vì họ cho rằng đây là con
số biểu thị sự thành cơng và hạnh phúc. Họ khơng thích màu đen và số 13.

Màu trắng với người Nga trong từng trường hợp cụ thể có thể coi là màu
tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng, nhưng cũng có thể là màu của sự
mất mát, đau thương. Người Nga kiêng không tặng hoa theo số chẵn vì họ
quan niệm hoa chẵn là hoa tử. Người Nga quan niệm sinh vào các tháng khác
nhau phải đeo các hạt ngọc với màu sắc khác nhau, kiêng việc đeo không phù
hợp. Sinh tháng giêng đeo viên ngọc màu đỏ sẫm, tháng 2 đeo màu tím, tháng
3 đeo màu xanh nước biển hoặc màu huyết dụ, tháng 4 đeo thuỷ tinh, tháng 5
đeo ngọc màu xanh tươi, tháng 6 đeo trân châu, tháng 7 đeo hồng ngọc, tháng
8 đeo đá xanh, tháng 9 đeo đá xanh lam sẫm, tháng 10 đeo đá trắng, tháng 11
đeo ngọc màu vàng, tháng 12 đeo đá xanh lá thông.
- Một số phép xã giao khác ở Nga
Nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi chào gặp mặt và tạm biệt.
Bắt tay chặt nhưng khơng được bóp tay q mạnh; khơng bắt tay với
phụ nữ gặp mặt lần đầu mà chỉ nên cúi chào. Khi nhiều người bắt tay nhau thì
kiêng tạo thành hình chữ thập giao nhau. Bắt tay nhất thiết phải tháo găng tay.
Bạn bè thân thiết khi gặp nhau hay chia tay thường hay ôm hôn để bày tỏ
tình cảm của mình.
Chia sẻ vài câu chuyện thân mật trước khi đi vào cơng việc, thường là
nói về gia đình và các vấn đề cá nhân.
Chuẩn bị một món quà để thể hiện sự phát triển của công ty và tầm quan
trọng của thương vụ sắp tới, thường là vật phẩm mang đặc trưng của vùng
hoặc vật phẩm có logo của công ty.

22


Lê Việt Hà: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam”

Ở Nga, chủ nghĩa tập thể chi phối cá nhân, bởi vậy không nên tán dương
hay khen thưởng cá nhân nào công khai trước đơng người vì điều này có thể

làm người khác nghi ngờ hoặc tạo ra sự đố kỵ.
- Nơi công cộng
Nhường chỗ cho người đứng tuổi và trẻ nhỏ trên các phương tiện công
cộng được coi là lịch sự, có văn hóa.
Khơng được xỉ mũi, gãi ngứa, to tiếng ở nơi cơng cộng; khi nói chuyện
khơng được dùng tay chỉ vào người khác, khơng dùng những lời khó hiểu để
nói chuyện.
Khơng nói đi nhà vệ sinh, mà nói tránh theo phép lịch sự: “xin lỗi, hãy
đợi một chút” hoặc “xin lỗi, tôi đi gọi điện thoại, hãy đợi một chút”.
Khơng vắt áo khốc trên lưng ghế trong nhà hàng hoặc rạp hát. Đây bị
coi là hành vi thiếu văn hóa.
Khi ăn khơng nên phát ra tiếng kêu, đây là hành vi thiếu lịch sự.
- Thực tiễn làm việc ở Nga
Giờ giấc ln phải bảm đảm chính xác.
- Quan hệ công việc ở Nga
Quan hệ cá nhân và quan hệ thân mật là một nội dung quan trọng trong
hoạt động kinh doanh ở Nga. Sự tiếp xúc tại các buổi gặp mặt trao đổi công
việc như xiết chặt tay hay ôm chặt là biểu hiện tích cực. Trong trường hợp có
bất đồng, khơng nên xử lý bằng đường chính thống vì người Nga rất “hướng
về con người” và sẽ hưởng ứng với cách tiếp cận cá nhân.
1.2. Tổng quan về thị trƣờng du lịch quốc tế gửi khách của Nga
1.2.1. Các yếu tố tác động đến người Nga đi du lịch nước ngoài
- Quỹ thời gian của người Nga nhiều hơn so với các nước khác. Thời
gian nghỉ của người Nga nhiều: 2 ngày nghỉ cuối tuần, 20 ngày nghỉ phép
năm, 10 ngày nghỉ lễ, kỳ nghỉ hè (24/6 – 1/9) và 2 kỳ nghỉ đông (24/1 – 7/2,
22/3 – 1/4). Hiện nay ở Nga có nhiều kỳ nghỉ: Nghỉ đông, nghỉ xuân và nghỉ
23



×