Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân việt nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.14 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------TRẦN TỐ HẢO

NHÂN TỐ CHỦ QUAN ĐỐI VỚI SỰ CHUYỂN
BIẾN CƠ CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT
NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------TRẦN TỐ HẢO

NHÂN TỐ CHỦ QUAN ĐỐI VỚI SỰ CHUYỂN
BIẾN CƠ CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT
NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Văn Sao

Hà Nội – 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
(i) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi,
(ii) Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực,
(iii) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Trần Tố Hảo


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................3
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN ĐỐI VỚI SỰ
CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM THỜI KỲ
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ........................................................................13
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................13
1.2. Cơ cấu cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam và sự cần thiết phải chuyển
biến cơ cấu thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế .......................................................19
1.3. Vai trò của nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp
công nhân Việt Nam ............................................................................................32
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN ĐỐI VỚI
SỰ CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM.............44
2.1. Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam ........................................44
2.2. Sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam ........................51
2.3. Thực trạng vai trò của các nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến
cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam và những vấn đề đặt ra .............................58

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ
QUAN ĐỐI VỚI SỰ CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..................................77
3.1. Giải pháp đối với Đảng Cộng sản Việt Nam .....................................77
3.2. Giải pháp đối với Nhà nước CHXHCNVN .......................................82
3.3. Giải pháp đối với tổ chức Công đồn ................................................86
3.4 Giải pháp đối với giai cấp cơng nhân ..................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................97
PHỤ LỤC……………………………………………………………………...102

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công nghiệp hóa

CNH

Giai cấp cơng nhân

GCCN

Hiện đại hóa


HĐH

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Sự chuyển biến cơ cấu GCCN Việt Nam theo thành phần kinh tế
Bảng 2.2. Sự chuyển biến cơ cấu GCCN Việt Nam theo ngành nghề
Bảng 2.3: Sự chuyển biến cơ cấu GCCN theo trình độ học vấn
Bảng 2.4: sự chuyển biến cơ cấu GCCN theo trình độ chun mơn nghề
nghiệp
Bảng 2.5: Sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân phân theo tuổi đời

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam ln là lực lượng tích
cực, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế, đóng góp to lớn vào những thành tựu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, giai
cấp cơng nhân Việt Nam đã có những bước chuyển biến đáng kể về số
lượng, chất lượng, cơ cấu nghề nghiệp, xã hội. Trong điều kiện xu thế toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, giai cấp công nhân Việt
Nam sẽ tiếp tục biến đổi và phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đặc biệt, sự chuyển
biến cơ cấu xã hội – giai cấp trong những năm qua diễn ra liên tiếp và ngày
càng đa dạng, tác động đến sự chuyển biến cơ cấu giai cấp cơng nhân theo cả
chiều hướng tích cực và tiêu cực. Sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân

Việt Nam theo chiều hướng tích cực, từng bước hợp lý góp phần quan trọng
xây dựng giai cấp cơng nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên,
trước sự phát triển nhanh của khoa học cơng nghệ và tồn cầu hóa diễn ra
như một xu thế khách quan, dưới tác động của kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về giai cấp cơng nhân trong đó có
vấn đề chuyển biến cơ cấu giai cấp cơng nhân địi hỏi phải tập trung nghiên
cứu để có cơ sở đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn nhằm chuyển
biến nhanh cơ cấu giai cấp cơng nhân Việt Nam theo hướng tích cực góp
phần xây dựng, phát huy vai trị của giai cấp cơng nhân trong giai đoạn mới.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, sự chuyển biến về cơ cấu của giai
cấp công nhân Việt Nam chịu tác động bởi một hệ thống các nhân tố chủ
quan và khách quan. Trong đó, nhân tố chủ quan có vai trị quan trọng trong
chuyển biến cơ cấu giai cấp cơng nhân. Đó là vai trị lãnh đạo của Đảng

4


Cộng sản Việt Nam, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Cơng đồn Việt Nam và vai
trị của giai cấp cơng nhân khi được tổ chức và lãnh đạo.
Thực tế trong quá trình đổi mới vừa qua đã đem lại cho chúng ta
nhiều thành tựu to lớn đồng thời cũng phát sinh nhiều vấn đề mới phức tạp
mà chúng ta không thể lường trước. Kinh tế thị trường với tác động của
những mặt trái đã làm xuất hiện và gia tăng tình trạng phân hố giàu nghèo,
thất nghiệp, sự lây lan những tệ nạn và tiêu cực xã hội đang ảnh hưởng lớn
tới giai cấp công nhân Việt Nam. Hiện nay, trước tác động của mặt trái cơ
chế thị trường, của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế, cơ cấu giai cấp công nhân nước ta đang có sự biến chuyển
nhanh và khá phức tạp, khiến cho những hạn chế, nhược điểm của giai cấp
cơng nhân Việt Nam càng có điều kiện để bộc lộ. Trong khi những nhược
điểm, hạn chế cũ chưa được khắc phục hết thì lại chịu tác động của nền kinh

tế thị trường và khuynh hướng thương mại hoá đang len lỏi vào các lĩnh vực,
trong đó có lĩnh vực cơ cấu giai cấp công nhân.
Cùng với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong khối đại đồn kết
tồn dân tộc, giai cấp cơng nhân nước ta là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc
của Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, sự phát triển của giai cấp công nhân chưa
đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội
nhập kinh tế quốc tế về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý
giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cịn
nhiều hạn chế; đa phần cơng nhân xuất thân từ nông dân chưa được đào tạo
cơ bản và có hệ thống. Giai cấp cơng nhân cịn hạn chế trong phát huy vai trò
nòng cốt của khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của cơng nhân khơng
đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật cịn nhiều hạn chế. Mặc dù

5


kinh tế phát triển, nhưng nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần cũng như
điều kiện làm việc, an tồn vệ sinh lao động của cơng nhân chưa được cải
thiện rõ rệt. Thực trạng đó địi hỏi cần tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân
phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đời sống ngày
càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh
cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế.
Tình hình trên đây cho thấy, việc tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu
để phát huy vai trò của nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai
cấp công nhân Việt Nam ngày càng trở nên vô cùng cấp thiết đặc biệt là
trong quá trình hội nhập quốc tế.
Vì lẽ đó, tơi chọn vấn đề "Nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến
cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế" làm

đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về giai cấp cơng nhân nói chung dưới góc độ lịch sử và lý
luận đã được nhiều nhà nghiên cứu, cán bộ khoa học ở Liên Xô (trước đây),
Trung Quốc quan tâm như cuốn “Phong trào công nhân quốc tế - những vấn
đề lịch sử và lý luận”gồm 8 tập của các nhà nghiên cứu lịch sử Xô Viết được
xem là bộ sách trình bày khái qt lịch sử phong trào cơng nhân quốc tế đầy
đủ nhất cho đến nay. Những bài học kinh nghiệm nêu ra trong bộ sách này rất
có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và tổng kết những vấn đề lý luận và thực
tiễn về giai cấp công nhân nói chung và giai cấp cơng nhân Việt Nam nói
riêng.
Cuốn “Vị trí vai trị của giai cấp cơng nhân đương đại” do Nguyễn
Ngọc Lân dịch với các tác giả Liễu Khả Bạch, Vương Mai, Diêm Xuân Chi
có giá trị học thuật và ứng dụng khá quan trọng. Thông qua điều tra hiện trạng
giai cấp công nhân, cuốn sách đã nghiên cứu những đặc điểm mới, xu thế mới

6


trong quá trình phát triển và biến đổi của đội ngũ giai cấp công nhân, vạch ra
những thách thức mới và vấn đề mới mà giai cấp công nhân phải đối mặt.
Trong các Văn kiện Đại hội, Đảng ta luôn khẳng định vị trí, vai trị của
giai cấp cơng nhân, quan tâm đến vấn đề xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam. Cương lĩnh năm 1991 đã chỉ rõ: “Phát triển giai cấp công nhân về số
lượng và chất lượng để xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp
xây dựng CNXH”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn
mạnh: “coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và
bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “trí thức hóa
cơng nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới... xứng
đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và vai trò

lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Đối với GCCN, phát triển về số lượng, chất
lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn
và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước”.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Nhà nước, cấp Bộ, luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo, tài liệu... nghiên cứu về
GCCN Việt Nam dưới những góc độ khác nhau và đã đạt được những kết
quả nhất định: Hai cơng trình nghiên cứu của PTS. Bùi Đình Bôn “GCCN
Việt Nam - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” (1997) và “Một số vấn đề về
GCCN Việt Nam hiện nay” (1997) đã đề cập đến khái niệm GCCN Việt
Nam và nội hàm của khái niệm đó; những đặc điểm chủ yếu của GCCN Việt
Nam hiện nay; thực trạng cơ cấu GCCN Việt Nam hiện nay và dự báo xu
hướng biến động cơ cấu GCCN Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH;
vai trò của GCCN Việt Nam trong quá trình cách mạng Việt Nam; mục tiêu,
yêu cầu xây dựng GCCN Việt Nam trong giai đoạn mới; vai trò của Đảng

7


đối với GCCN; những chủ trương, biện pháp, chính sách cơ bản và cấp bách
nhằm xây dựng GCCN Việt Nam ngang tầm với sứ mệnh lịch sử của nó.
Cuốn sách “Về thực trạng GCCN Việt Nam hiện nay” (2001) của các
tác giả: Phạm Quang Trung, Cao Văn Biền, Trần Đức Cường đã đề cập đến
thực trạng GCCN Việt Nam trên một số phương diện: đời sống, nghề nghiệp,
điều kiện lao động, tâm tư nguyện vọng... Cuốn sách “Xu hướng biến động
GCCN Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI” (2001), là kỷ yếu
Hội thảo khoa học, tập hợp bài viết của một số nhà khoa học, cán bộ lãnh
đạo, quản lý. Nội dung các bài viết chủ yếu đi sâu vào khía cạnh phân tích
luận giải những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến xu hướng biến

đổi và dự báo xu hướng biến đổi GCCN Việt Nam.
PGS.TS. Nguyễn Viết Vượng (chủ biên), trong cuốn “GCCN và tổ
chức cơng đồn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”
(2003), đã đề cập đến sự chuyển biến của GCCN và tổ chức cơng đồn Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; dự báo sự phát triển
của GCCN và tổ chức cơng đồn, phương hướng xây dựng GCCN và tổ
chức cơng đồn Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Kết quả nghiên
cứu của cơng trình khoa học này có thể tham khảo, kế thừa trong nghiên cứu
đề tài.
PGS.TS. Dương Xuân Ngọc, trong cuốn sách “GCCN Việt Nam trong
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” (2004), đã đề cập đến: khái niệm GCCN;
những nhân tố tác động đến sự biến đổi GCCN Việt Nam trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước; quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải
pháp xây dựng GCCN Việt Nam trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
Cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về xây dựng, phát huy vai trò
GCCN Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH” (2004) của tập thể tác giả do

8


TS. Dương Văn Sao chủ biên, đã đề cập đến những nội dung có liên quan
đến đề tài: về khái niệm và đặc trưng của GCCN Việt Nam; thực trạng
GCCN Việt Nam; những nhân tố tác động đến xu hướng biến động, phát
triển của GCCN Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI; quan điểm,
phương hướng và một số giải pháp xây dựng, phát huy vai trò của GCCN
Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Kết quả nghiên cứu của cơng
trình có thể được tham khảo kế thừa trong nghiên cứu đề tài.
Cuốn sách “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011”
(2010) do TS. Đặng Ngọc Tùng chủ biên đã làm rõ quan điểm, đường lối của

Đảng, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, xác định nội
dung xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của
Đảng và Nhà nước ta.
Ngồi ra, có thể đề cập đến một số cơng trình như: Đề tài khoa học
“Xây dựng GCCN Việt Nam đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước hiện
nay” (2001) của Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn; Luận án Tiến sỹ Triết học của Trần Thị Bích Liên: “Tích
cực hóa nhân tố chủ quan để GCCN Việt Nam thực hiện và hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của mình” (2001), Luận án tiến sĩ "Giai cấp cơng nhân Việt
Nam - vai trị và xu hướng biến động về cơ cấu trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội" của Bùi Đình Bơn, cuốn sách “Một số vấn đề về giai cấp cơng
nhân và cơng đồn Việt Nam” của Văn Tạo (1997).
Những cơng trình nghiên cứu nêu trên tuy đã đạt được những kết quả
nhất định, đã khai thác tương đối toàn diện những vấn đề liên quan đến cơng
nhân, xu hướng biến động của nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
mặt khác đã đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công nhân không
ngừng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Nhiều đề tài đã đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa quá

9


trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước với sự phát triển của giai cấp
công nhân, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển giai cấp công nhân cả về
số lượng, chất lượng, cơ cấu.... để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của
thực tiễn đặt ra. Nhưng vấn đề về vai trò của các nhân tố chủ quan trong sự
chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế vẫn chưa được đề cập và phân tích cụ thể, cần phải được làm
sáng tỏ hơn. Những thành tựu nghiên cứu cũng như những giá trị khoa học
của các cơng trình trên là tài liệu q cho chúng tơi tham khảo và kế thừa

trong quá trình viết luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Dựa trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận về giai cấp
công nhân, cơ cấu giai cấp công nhân, các nhân tố chủ quan tác động đến sự
chuyển biến cơ cấu giai cấp cơng nhân, phân tích thực trạng vai trò của các
nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt
Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tố
chủ quan để chuyển biến cơ cấu GCCN Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Nhiệm vụ:
- Trình bày một số khái niệm cơ bản có liên quan đến cơ cấu giai cấp
công nhân Việt Nam, sự cần thiết phải chuyển biến cơ cấu giai cấp cơng
nhân Việt Nam trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của các nhân
tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp cơng nhân Việt Nam.
- Phân tích thực trạng vai trò của nhân tố chủ quan đối với sự chuyển
biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế tế
và những vấn đề đặt ra đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân
Việt Nam.

10


- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tố chủ
quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân tố chủ quan đối với sự
chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu là nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ

cấu giai cấp cơng nhân thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện địa hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của đề tài : Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý
luận của chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp công nhân và vai trò của nhân
tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân trong hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu : vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài cịn sử
dụng các phương pháp cụ thể: phân tích và tổng hợp, so sánh, hồi cứu tài
liệu…
6. Đóng góp của đề tài
- Hoàn thiện thêm nhận thức về nhân tố chủ quan và vai trò của nhân
tố chủ quan đối với sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phân tích làm rõ thực trạng vai trị của các nhân tố chủ quan đối với
sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam.

11


- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát huy vai trị
của nhân tố chủ quan trong sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương và 10 tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhân tố chủ quan đối với sự chuyển biến
cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Thực trạng vai trò của các nhân tố chủ quan đối với sự
chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp phát huy vai trò của nhân tố chủ quan đối với
sự chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế.

12


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN ĐỐI VỚI SỰ
CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 .Khái niệm giai cấp công nhân
Các Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đưa chủ nghĩa duy vật
biện chứng và phương pháp biện chứng vào nghiên cứu lịch sử phát triển của
xã hội loài người, đi sâu nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
nghiên cứu giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của họ. Trong Những
nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăng ghen chỉ rõ: “Giai cấp vô sản là
một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của
mình, chứ khơng phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ số tư bản nào, đó là một
giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, tồn bộ sự sống cịn của họ
đều phụ thuộc vào số cầu về lao động…Nói tóm lại, giai cấp vơ sản hay là
giai cấp những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX”[15,
tr.456]. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, trong phần chú thích của mục Tư sản
và vơ sản cho lần xuất bản năm 1888, Ph.Ăng ghen định nghĩa: “Giai cấp vô
sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất
của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”[16, tr.596].
Có thể nhận thấy, Mác và Ph.Ăng ghen đã đồng nhất “người công nhân hiện

đại” với “người vô sản” trong định nghĩa khoa học của mình. Điều đó hồn
tồn đúng trong thế kỷ XIX.
Các ông đã sử dụng những thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp cơng
nhân: giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô
sản hiện đại, công nhân làm thuê hiện đại… “Giai cấp công nhân là giai cấp
vơ sản có trình độ lao động cơng nghiệp cao, là đứa con của nền đại công

13


nghiệp hiện đại”. Tuy dùng nhiều tên gọi khác nhau nhưng theo C.Mác và
Ph.Ăngghen, giai cấp công nhân vẫn mang hai thuộc tính cơ bản phân biệt với
các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.
- Một là, về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là người
lao động trong nền sản xuất cơng nghiệp. Có thể họ là người lao động trực
tiếp hay gián tiếp vận hành các cơng cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp
ngày càng hiện đại và xã hội hoá ngày càng cao. Đã là cơng nhân hiện đại thì
phải gắn với nền đại cơng nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công
nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi tầng
lớp công nhân.
- Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân; Dưới
chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp cơng nhân là những người vơ sản hiện
đại, khơng có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động cho
nhà tư bản và bị tồn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị thặng dư mà
giai cấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ vào tiêu chí
này mà người cơng nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai cấp vô sản.
Như vậy họ khơng cịn là những người vơ sản như trước, sản phẩm thặng dư
do họ tạo ra làm nguồn gốc cho sự giàu có và phát triển của xã hội xã hội chủ
nghĩa.
Tiếp tục sự nghiệp của Mác - Ăngghen, V.I. Lênin đã nghiên cứu, bổ

sung làm hoàn chỉnh và phong phú thêm lý luận về giai cấp vô sản, với những
luận điểm mới về giai cấp vô sản trong điều kiện mới khi đã giành được chính
quyền. V.I. Lênin đã đưa ra khái niệm “giai cấp” tương đối hoàn chỉnh làm
cơ sở khoa học cho nghiên cứu các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó có
GCCN. Trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, Người viết: “Người ta gọi giai
cấp là tập đoàn người rộng rãi, những tập đoàn này khác nhau về địa vị trong
một hệ thống sản xuất xã hội nhất định do lịch sử quy định, khác nhau về

14


quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và
thừa nhận) với những tư liệu sản xuất và vai trò của họ trong tổ chức xã hội
về lao động, và như vậy là khác nhau về phương thức hưởng thụ và về phân
chia của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được sử dụng. Giai cấp là những tập
đồn người, trong đó tập đồn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đồn
khác do các tập đồn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ nhất định của
kinh tế - xã hội”[13, tr.206 – 207]. Theo Lênin, khi giai cấp vơ sản giành
được chính quyền, thì cơng nhân khơng cịn là người làm thuê cho chủ tư bản
nữa, mà đã là người làm chủ nhà nước, làm chủ tập thể đối với tư liệu sản
xuất được cơng hữu hóa.
Như vậy, quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đều
thống nhất khẳng định: giai cấp vô sản hay GCCN đều do nền đại công
nghiệp sinh ra, là những người trực tiếp vận hành các công cụ sản xuất công
nghiệp tạo ra của cải vật chất cho xã hội và tồn tại, phát triển cùng với sự phát
triển của nền đại công nghiệp. Dưới CNTB, công nhân là những người lao
động khơng có tư liệu sản xuất, phải làm thuê bán sức lao động cho nhà tư
bản để sống, bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư, có lợi ích căn bản đối lập
với lợi ích của giai cấp tư sản.
Quán triệt sâu sắc học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của

nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà
văn hóa lớn của thế giới, tuy không đưa ra định nghĩa cụ thể về GCCN,
song trong nhiều bài viết, nhiều cuộc nói chuyện quan trọng, Người đã chỉ
ra những ai là công nhân, lực lượng nòng cốt trong GCCN là những người
nào? Đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ln khẳng định vị trí, vai trị
to lớn của GCCN nói chung, GCCN Việt Nam nói riêng trong q trình
cách mạng.

15


Trên cơ sở tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa xã hội khoa học
về các vấn đề giai cấp, và từ thực tiễn cách mạng và đời sống kinh tế - xã
hội, có thể nêu ra định nghĩa về giai cấp công nhân như sau:
“Giai cấp công nhân hiện đại là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành
và phát triển cùng với cách mạng cơng nghiệp, với nhịp độ phát triển của lực
lượng sản xuất hiện đại có tính chất xã hội hố ngày càng cao; là lực lượng
sản xuất cơ bản, tiên tiến trong nền sản xuất hiện đại, lao động trong môi
trường công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc tham gia vào quá
trình sản xuất hoặc tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã
hội; là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, động lực chính
của tiến trình lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai cấp bị áp
bức, bị tước hết mọi quyền sở hữu tư liệu sản xuất, hoặc về cơ bản khơng
có tư liệu sản xuất; làm thuê trong nền sản xuất công nghiệp tư bản chủ
nghĩa, bị giai cấp tư sản thống trị, bóc lột giá trị thặng dư; là giai cấp đối
lập với giai cấp tư sản về lợi ích cơ bản; giai cấp có khả năng lãnh đạo
quần chúng nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ trong toàn thể dân
tộc tiến hành cuộc cải biến cách mạng, thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ
nghĩa xã hội.

1.1.2. Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam
Từ khái niệm về giai cấp công nhân hiện đại nêu trên, một vấn đề lý
luận và thực tiễn đặt ra là: giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay bao gồm
những ai? Cơ cấu và vai trị của nó ra sao?
Nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Sự tồn tại của nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần với
nhiều hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ là tất yếu khách quan. Đó là

16


những vấn đề đã được các Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII,
IX, X và XI của Đảng khẳng định.
Từ thực tiễn đó và trên cơ sở định nghĩa về giai cấp công nhân hiện
đại, như đã nêu ở trên, có thể nêu lên khái niệm giai cấp công nhân Việt
Nam hiện nay như sau:
Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, đang phát
triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, bao gồm những
người lao động chân tay và trí óc, làm cơng hưởng lương trong các loại
hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ cơng nghiệp, trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất; là giai cấp có sứ mệnh
lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam;
giai cấp đại diên cho lực lượng sản xuất tiên tiến; đội tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh; lực
lượng nịng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân
và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, có đóng góp tích cực vào
phong trào công nhân quốc tế và tiến bộ xã hội của toàn thể nhân loại
1.1.3. Khái niệm cơ cấu và cơ cấu giai cấp công nhân

* Khái niệm cơ cấu:
Theo từ điển tiếng Việt, cơ cấu là sự sắp xếp của các yếu tố thành phần
trong một chỉnh thể thống nhất.
Nghiên cứu về cơ cấu thực chất là nghiên cứu đến tác động giữa cá thể
và tập thể, giữa bộ phận và toàn thể, giữa thành phần và chỉnh thể... Trên cơ
sở đó tìm ra mối quan hệ hợp lý nhất cho sự sắp xếp các thành phần, các bộ

17


phận để có thể phát huy đến mức tối đa chức năng của các chỉnh thể. Tìm
hiểu khái niệm cơ cấu giai cấp công nhân trước hết cần hiểu rõ khái niệm cơ
cấu xã hội – giai cấp. Theo quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lênin, trong mọi thời đại lịch sử, cơ cấu xã hội- giai cấp do nền sản xuất kinh
tế sinh ra và qui định chiều hướng vận động: “trong mỗi thời đại lịch sử, sản
xuất kinh tế và cơ cấu xã hội- cơ cấu này tất yếu phải do nền sản xuất kinh tế
tạo ra- mà cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư
tưởng của thời đại ấy”.[ 17, tr. 509]
* Khái niệm cơ cấu giai cấp công nhân
Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cách mạng khoa học công nghệ phát triển
mạnh mẽ dẫn đến sự nhảy vọt về chất của tính chất lao động và cơ cấu thành
phần xã hội. Các ngành sản xuất được chun mơn hố cao, lao động có tính
sáng tạo ngày càng chiếm địa vị chủ yếu. Cuộc cách mạng khoa học công
nghệ đã tác động nhiều mặt đến số lượng, chất lượng và cơ cấu giai cấp cơng
nhân.
Trong từng ngành, số lượng cơng nhân có thể giảm tương đối do áp dụng
công nghệ mới cho năng suất cao nhưng nhìn chung số lượng cơng nhân vẫn
tăng lên do tác động của công nghệ mới làm đa dạng các ngành nghề và dịch
vụ. Ở các nước phát triển, cơ cấu của giai cấp cơng nhân có nhiều thay đổi.
Trong nhiều ngành công nghiệp truyền thống số lượng cơng nhân giảm đi

trong khi đó số cơng nhân trong các ngành công nghiệp hiện đại, công nghiệp
mũi nhọn, các ngành dịch vụ số lượng công nhân tăng lên. Số công nhân các
ngành khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí chế tạo giảm rõ rệt. Số cơng nhân các
ngành vi điện tử, điện tử, máy tính, cơng nghiệp vũ trụ… lại phát triển mạnh.

18


Ở các nước đang phát triển, cơ cấu đội ngũ cơng nhân cũng có biến đổi song
lực lượng cơng nhân công nghiệp truyền thống vẫn là lực lượng chủ yếu.
Ở Việt Nam, tại Hội nghị trung ương Đảng lần thứ Bảy, Khố VII, đồng
chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Ngày nay, đội
ngũ công nhân không chỉ là những người lao động sản xuất và dịch vụ công
nghiệp thuộc doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã mà cịn bao gồm những
cơng nhân lao động khu vực tư nhân cá thể, hợp tác liên doanh với nước
ngồi… Xu hướng trí thức hố cơng nhân, giảm bớt lao động chân tay nặng
nhọc, tăng cường yếu tố trí tuệ và lao động trí óc ngay trong dây chuyền công
nghiệp đang tăng lên”. Tại Đại hội Công đồn Việt Nam lần thứ VIII, năm
1998, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã phát biểu: “Giai cấp công nhân có mặt
trong cơng nghiệp, nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thơng vận
tải….”.
Từ lý luận về cơ cấu có thể hiểu khái niệm cơ cấu giai cấp công nhân là
khái niệm dùng để chỉ những người lao động hoạt động sản xuất trong các
ngành nghề và được xem xét dưới góc độ cấu trúc theo ngành nghề, thành
phần kinh tế, trình độ văn hóa, giới tính, độ tuổi…. Cơ cấu giai cấp công nhân
tuy là một yếu tố thuộc về phạm trù số lượng nhưng cũng phản ánh chính xác
chất lượng của giai cấp cơng nhân. Có nhiều dạng cơ cấu của một giai cấp
dựa trên các tiêu chí chủ yếu như: ý thức chính trị, ngành nghề, trình độ tay
nghề, trình độ văn hóa, giới tính, tuổi tác, tính chất công việc…
1.2. Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam và sự cần thiết phải

chuyển biến cơ cấu thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1. Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam

19


Một trong những đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam là sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hàng hố nhiều
thành phần, với nhiều hình thức sở hữu, và những hình thức tổ chức kinh
doanh đa dạng. Đặc trưng kinh tế ấy chẳng những quy định tính chất phức
tạp và đa dạng của cơ cấu xã hội nói chung ở nước ta trong thời kỳ quá độ,
mà còn quy định tính chất đa dạng, phức tạp của cơ cấu giai cấp cơng nhân
nói riêng.
Cơ cấu giai cấp cơng nhân Việt Nam bao gồm những người lao động
thuộc mọi trình độ, ngành nghề khác nhau, trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau. Giai cấp cơng nhân Việt Nam là lực lượng nịng cốt trong cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ cấu giai
cấp công nhân Việt Nam có thể được xét theo các loại hình cơ bản sau:
- Cơ cấu giai cấp cơng nhân xét theo thành phần kinh tế là cơ cấu biểu
hiện ở số lượng cơng nhân có mặt trong các thành phần kinh tế theo quy định
của Nhà nước bao gồm: kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu
tư nước ngồi.
- Cơ cấu giai cấp cơng nhân xét theo ý thức chính trị là cơ cấu biểu hiện
ở trình độ giác ngộ giai cấp, sự hiểu biết về giai cấp, dân tộc, nhân loại. Đối
với giai cấp cơng nhân Việt Nam, ý thức chính trị được đánh giá bởi khả năng
nắm bắt, hiểu biết lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khả
năng nhận thức sứ mệnh lịch sử của giai cấp, khả năng hiểu biết đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước…
- Cơ cấu giai cấp công nhân xét theo ngành nghề là cơ cấu tỷ lệ công

nhân ở các ngành nghề. Mỗi ngành nghề đều có u cầu đội ngũ cơng nhân

20


cần có những khả năng riêng. Điều này địi hỏi công tác đào tạo công nhân
phải được thực hiện một cách bài bản. Ở nước ta hiện nay, các ngành sản xuất
cơng nghiệp được chia theo nhiều nhóm ngành như: công nghiệp nặng, công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng hoặc cơ cấu theo từng ngành: ngành thép,
điện, than, cơ khí, dày da, may mặc, dịch vụ cơng nghiệp, lâm nghiệp...Theo
đó đội ngũ công nhân cũng được chia thành công nhân công nghiệp nặng,
công nhân sản xuất hàng tiêu dùng, công nhân ngành điện, cơng nhân ngành
than, cơng nhân cơ khí, công nhân mỏ, công nhân ngành dày da, công nhân
lâm nghiệp...
- Cơ cấu giai cấp cơng nhân xét theo trình độ chuyên môn, tay nghề, bậc
thợ là cơ cấu dựa vào trình độ nghề nghiệp của đội ngũ cơng nhân. Ở nước ta
hiện nay công nhân thường được chia làm 7 bậc, những cơng nhân có bậc 6,
bậc 7 được gọi là cơng nhân bậc cao. Trình độ chun mơn nghề nghiệp của
cơng nhân cịn được thể hiện ở các bậc đào tào: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng,
đại học và sau đại học.
- Cơ cấu giai cấp công nhân xét theo trình độ văn hố là cơ cấu dựa vào
trình độ học vấn của đội ngũ cơng nhân, được chia từ tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông.
- Cơ cấu giai cấp công nhân xét theo tuổi đời là cơ cấu dựa vào tuổi tác
của đội ngũ công nhân. Theo luật pháp, công nhân nước ta nằm trong độ tuổi
từ 18 đến 60 nhưng trên thực tế có cơng nhân dưới 18 tuổi, có cả cơng nhân
trên 60 tuổi.
- Cơ cấu giai cấp công nhân xét theo giới tính nam, nữ. Mỗi giới có đặc
tính riêng, khả năng lao động khác nhau, tính chất cơng việc có thể đảm nhận


21


và hoàn thành được khác nhau. Nhu cầu về ăn, mặc, ở, sở thích, chức năng
thiên bẩm...cũng khác nhau.
- Cơ cấu giai cấp công nhân xét theo việc làm là cơ cấu dựa vào tính
chất, mức độ cơng việc: có việc làm thường xuyên, ổn định; không thường
xuyên, tạm thời; có hợp đồng dài hạn được tham gia bảo hiểm xã hội hay hợp
đồng ngắn hạn, không được tham gia bảo hiểm, hợp đồng không thời hạn,
hợp đồng hời vụ.
- Cơ cấu giai cấp công nhân xét theo mức độ thu nhập là cơ cấu giai cấp
công nhân dựa vào thu nhập thực tế của công nhân. Thu nhập ở mỗi ngành
nghề là khác nhau, ở mỗi loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau, mỗi vùng
miền khác nhau. Độ chênh lệch giữa cơng nhân có thu nhập cao và số cơng
nhân có thu nhập thấp khơng chỉ thể hiện mức sống mà còn là chỉ số cho thấy
sự thuần nhất hay tính chất phức tạp về sự phân tầng trong giai cấp công
nhân.
- Cơ cấu giai cấp công nhân xét theo vùng lãnh thổ là cơ cấu dựa vào
số lượng công nhân ở các vùng, miền của đất nước: miền núi, nông thôn, đô
thị, vùng ven biển, hải đảo, biên giới, trong nước, nước ngồi.
Chính sự phức tạp trong cơ cấu giai cấp cơng nhân Việt Nam hiện nay
địi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu đề từ đó định ra những chủ
trương, chính sách, biện pháp cụ thể để sự chuyển biến cơ cấu giai cấp cơng
nhân Việt Nam theo chiều hướng tích cực, góp phần vào việc xây dựng giai
cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
1.2.2. Sự cần thiết phải chuyển biến cơ cấu giai cấp công nhân Việt
Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
* Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

22



×