Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Chuyện người thành đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.35 KB, 40 trang )

Sơ lược tiểu sử tỷ phú Abramovich và CLB Chelsea !!!
Chắc ai yêu bóng đá thế giới đều bik CLB Chelsea và ông chủ Abramovich của
nó ....
Sau đây là một số sơ lược tiểu sử của con người thành đạt này ....
Roman Abramovich sinh ra và lớn lên ở Nga, nhưng hiện định cư dài hạn ở Anh.
Ông được coi là người giàu nhất đảo quốc sương mù hiện nay, nhưng không
nhiều người biết rằng cách đây chừng 6-7 năm, ngay thậm chí ở Nga, cũng
chẳng mấy ai nghe đến tên tuổi ông. Còn bây giờ, Roman Abramovich đã được
biết tới là một đại gia giàu có bậc nhất thế giới. Là một nhà tài phiệt với rất
nhiều cổ phần tại hai tập đoàn dầu mỏ và khai thác nhôm, Roman Abramovich
đã thu về những món lợi nhuận kếch xù.
Năm 2001, tạp chí Forbes đưa ông vào danh sách những người giàu nhất thế
giới ở vị trí 363. Nhưng chỉ hai năm sau, doanh nhân này đã lên hạng 49 với tài
sản ước tính khoảng 3,42 tỷ bảng. Nhưng một số tạp chí khác thì khẳng định,
tài sản thực của ông là 3,8 tỷ. Năm 2004, Roman trở thành người giàu nhất
nước Anh, đứng thứ 25 thế giới với 7,2 tỷ bảng, gấp vài chục lần tài sản của Nữ
hoàng Anh. Ông tậu ba chiếc du thuyền trị giá 150 triệu bảng, hai chiếc trực
thăng 35 triệu bảng và hàng loạt bất động sản tại London, Sussex và Matxcơva
trị giá chừng 60 triệu bảng. Abramovich còn đang chi phối ba tập đoàn kinh tế
quan trọng bậc nhất của nước Nga, sở hữu tới 80% cổ phần của Sibneft - tập
đoàn dầu mỏ lớn thứ 5 ở Nga, 50% cổ phần tập đoàn khai thác nhôm Rusal, và
là đại cổ đông của hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot với 26% cổ phần.
Ông còn đầu tư hàng trăm triệu bảng vào các ngành kinh doanh khác như
khách sạn, rạp chiếu phim và siêu thị. Và năm 2005, vị trí của ông trong danh
sách những người giàu nhất thế giới đã là 21.
Sự giàu có nhanh chóng của Roman Abramovich làm tất cả mọi người kinh
ngạc. Như từ dưới đất chui lên, báo giới và công luận liên tục nhắc đến tên tuổi
của đại gia người Nga. Dường như ai ai cũng tò mò muốn biết nhà tỷ phú này
đã làm giàu kiểu gì.
Thời niên thiếu khó khăn
Roman Abramovich sinh ngày 24/10/1966 tại Saratov, một thị trấn bên dòng


sông Volga, miền nam nước Nga. Ông là người mang trong mình dòng máu Do
Thái. Mẹ ông là người Nga còn cha là người gốc Do Thái. Abramovich sớm mồ
côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn rất nhỏ. Mẹ mất do bệnh khi ông mới chỉ 18 tháng,
còn bố qua đời sau một tai nạn lao động khi Roman vừa tròn 4 tuổi. Gia đình
một người bác đã nhận ông về nuôi và sống một thời gian ở Matxcơva. Sau đó,
ông chuyển qua sống cùng ông bà ở Komi.
Abramovich đã có một tuổi thơ vất vả. Cậu phải đi làm kiếm tiền từ sớm,
chuyên lang thang bán đồ chơi bằng nhựa và cao su cho trẻ em. Ngay từ nhỏ,
Roman đã tỏ ra không ham muốn học hành mà chỉ thích kinh doanh kiếm tiền.
Cậu chọn làm những thứ mà không ai nghĩ tới. Chẳng mất đồng vốn nào,
Roman Abramovich đã trúng thầu trông coi nhà vệ sinh công cộng trên đường
phố Matxcơva, và nhanh chóng cai quản, kinh doanh thành công 15 nhà vệ sinh
công cộng.
Abramovich chưa từng tốt nghiệp bất kỳ một trường đại học hoặc cao đẳng
nào. Ông gia nhập Học viện Công nghiệp tại thành phố Ukhta ở Komi, trước khi
tham gia quân đội Nga. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông bắt đầu
tham vọng làm giàu, với sở thích trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ, mong
muốn đầu tư vào các sản phẩm dầu mỏ với nhà máy lọc dầu lớn nhất nước Nga
tại Omsk, miền tây Siberia. Cuộc đời của Abramovich đã chuyển sang một trang
mới những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi liên bang Xô Viết sụp đổ.
Ông đã kết thân với Boris Berezovsky, sau này trở thành một đại gia ở Nga.
Chính ông này đã đưa Abramovich trở thành một trong những người thân cận
với Tổng thống Boris Yeltsin khi đó.
Sau những biến động cả về chính trị và kinh tế, không chỉ riêng Roman
Abramovich mà rất nhiều người Nga đột nhiên qua một đêm trở thành những
ông chủ nhà máy nhờ chính sách tư nhân hoá ào ạt các xí nghiệp quốc doanh
của Chính phủ Nga lúc bấy giờ. Nhiều thông tin cho rằng, chỉ cần có mối quan
hệ đặc biệt với một số quan chức là có thể mua được cả một nhà máy với giá rẻ
bất ngờ.
Năm 1992, khi mới 25 tuổi, Roman Abramovich đã có cổ phần ở một công ty

dầu mỏ nhỏ có tên là Runicom, có cơ hội tiếp cận và kết thân với những người
có thế lực. Không ít người cho rằng Roman Abramovich phải có những đường
dây hay mưu mô ghê gớm mới có thể thâm nhập nền kinh tế nhanh và sâu như
vậy.
Mới vào kinh doanh dầu mỏ, Roman Abramovich đã bị gọi ra toà về những
khuất tất trong các phi vụ kinh doanh. 55 toa tàu chở dầu theo hợp đồng đã
"biến mất" không bằng chứng. Rất may, vào giai đoạn đó ở nước Nga, những
trường hợp như vậy xảy ra quá nhiều, cùng với những tác động khác, nên
chuyện của Roman Abramovich không bị điều tra và xét xử đến nơi đến chốn.
26 tuổi, Roman Abramovich đã trở thành một trợ lý đắc lực và trung thành của
Boris Berezovsky. Ông này đồng thời cũng là một ông trùm có rất nhiều thế lực
và ảnh hưởng đến chính trường nước Nga. Nhờ mối quan hệ thân cận, Roman
Abramovich đã đến được với tập đoàn dầu mỏ Sibneft khổng lồ. Ông không
thừa nhận nhưng cũng chẳng phản đối những đồn đại đó. Ông tìm cách tự
khẳng định mình, đặc biệt khi Berezovsky thất thế và mất toàn bộ chỗ dựa từ
chính phủ mới. Abramovich đã chứng minh khá thuyết phục khả năng của
mình. Chắc chắn rằng ông đã học được không ít từ Berezovsky.
Năm 1999, ông trở thành đại biểu của Duma quốc gia Nga, đại diện cho
Chukotka - một tỉnh heo hút nằm ở đông bắc nước Nga chỉ có số dân chừng
73.000 người. Tháng 12/2000, ông giành 92% phiếu bầu và trở thành tỉnh
trưởng Chukotka. Sau đó, ông còn "rót" cả đống tiền đầu tư và phát triển cơ sở
hạ tầng nơi đây.
Cuồng nhiệt với bóng đá
Không nhiều người cuồng nhiệt với bóng đá tới mức như tỷ phú Roman
Abramovich. Không mấy khi ông trực tiếp nói về đội bóng của mình, nhưng
người ta luôn thấy ông cùng vợ có mặt tại hầu hết các trận đấu của Chelsea
cũng như đội tuyển Nga. Abramovich luôn làm những người quan tâm đến bóng
đá hồi hộp theo dõi những động thái của ông đối với CLB, đặc biệt trong việc
nhanh chóng mua hết cầu thủ này đến cầu thủ khác, để bổ sung vào đội hình
vốn đã nhiều "sao" của mình.

Ông bất ngờ đầu tư vào Chelsea sau khi đã có nhiều mối quan hệ kinh doanh
với nước Anh. Tháng 7/2003, Abramovich đồng ý lời đề nghị của Chủ tịch
Chelsea, Ken Bates, mua lại phần lớn cổ phần CLB trị giá chừng 30 triệu bảng.
Sau mùa bóng đầu tiên chỉ xếp thứ 2 Premiership, Abramovich đã bỏ ra hơn
100 triệu bảng để “thay máu” đội bóng và cả HLV. Ông mạnh tay đầu tư để lần
thứ hai trong lịch sử, Chelsea bước lên bục cao nhất của giải vô địch Anh quốc.
Chelsea giờ đây đã có tổng số vốn chừng 260 triệu bảng.
Mới đây, nhà tỷ phú này đã làm yên lòng các cổ động viên đội bóng áo xanh
bằng việc khẳng định sẽ gắn bó lâu dài với CLB: "Tôi cho rằng chức vô địch
năm nay sẽ mở ra một chương mới cho Chelsea. Tôi vẫn sẽ là một phần của đội
bóng, tiếp tục đầu tư vào các cầu thủ, cơ sở hạ tầng để Chelsea có thể sản sinh
ra những cầu thủ trẻ xuất sắc trong tương lai. Chelsea sẽ trở thành đội bóng vĩ
đại nhất thế giới".
Cho đến nay, khó có thể phân biệt rõ rằng đầu tư của Abramovich vào bóng đá
và Chelsea là đầu tư kinh doanh hay chỉ là niềm đam mê bóng đá thuần túy. Sự
giàu có đã giúp ông làm được nhiều thứ. Không ít người cho rằng đây là những
thú chơi sang kỳ quái, nhưng cũng có những nhà phân tích khẳng định
Abramovich đã tính toán kỹ càng. Không biết dư luận nói gì, nhưng thông qua
bóng đá, Roman Abramovich đã trở thành một người quá nổi tiếng và quen
thuộc với hàng triệu người trên khắp thế giới. Thậm chí, hình ảnh của ông còn
trở nên rất thân thiện.
Roman đã lập gia đình hai lần. Ông hiện có 5 đứa con từ 1 đến 13 tuổi.
( Nguồn : Internet )
Những kinh nghiệm của 1 kỳ tài ngoại ngữ
Lara Lomubus là một nhà phiên dịch nữ nổi tiếng của Hungari. Trải qua nhiều nǎm
mày mò học tập, bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Hán,
Nhật, Tây Ban Nha, ý, Ba Lan, ... được tôn xưng là kỳ tài ngoại ngữ. Vì để hồi đáp lại
những bức thư thỉnh nguyện thập phương, bà đã khái quát kinh nghiệm phong phú
của bản thân - nó sẽ rất có ích cho những người muốn học tốt ngoại ngữ.
1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian

tốt nhất.
Cǎn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương
đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời
gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố
trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp
xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi
ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.
2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.
Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu
nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường
xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết
qua hội thoai, xem bǎng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ,
dễ dàng tiếp thu tri thức.
3- Không thoát ly ngữ cảnh.
Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người
trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có
thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn
mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.
4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp
ngẫu nhiên.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả nǎng
phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung
khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.
5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần
phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.
Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải
thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc
học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số
sách giảng giải về lỗi thường gặp.
6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:

Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem bǎng, tham dự các buổi đàm thoạt.
7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.
Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí
9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.
Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết
cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng.
Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.
9- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi
thường và tài nǎng học ngoại ngữ.
Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng
lợi" Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao
giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng
bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công...
(ST)
20 biểu hiện của nhân tài
Vô số sếp than phiền rằng nhân tàii thường lặn đâu mất trong khi quanh
mình chỉ toàn phường "giá áo túi cơm". Nhưng sự thật nằm ở chỗ nhiều
khi, các sếp đã để nhân tài dứt áo ra đi chỉ vì không tìm ra cái khác người
ở họ.
1. Có tật có tài
Không thể phủ nhận điều này, dù lắm khi nó làm nhiều người, đặc biệt là
các sếp rất khó chịu.
Theo thống kê của tạp chí Challenges (Pháp) thì hơn 80% tổng giám đốc
ở Pháp đều ít nhất đôi ba lần phàn nàn về những cố tật của nhân tài trong
công ty, chẳng hạn thích đi làm trễ, hút thuốc ở những nơi có tấm bảng
"Cấm hút thuốc", hoặc biến bàn làm việc thành kho... phế liệu tổng hợp.
Nếu biết đấu tranh và cả chịu đựng với những tật này, các sếp có thể giữ
chân những kho vàng thật sự, dù đó là những nhân vật không giống con
giáp nào.
2. Ghét xu nịnh

Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của nhân tài, do họ có "chỉ
số tự trọng" cao, cộng thêm lòng kiêu hãnh đôi khi theo kiểu "mục hạ vô
nhân". Món cocktail này khiến nhân tài khinh ghét kẻ xu nịnh hoặc giả
dối, đòi hỏi mọi sự phải rõ ràng, vì danh môn chính phái không thể chung
sống với bàng môn tả đạo.
3. Ghét bè phái
Theo nhà tâm lý học Saint-Ader Satano (Pháp), nhân tài đích thực không
theo phe cánh nào cả, dù tình thế trong công ty bắt buộc toàn bộ nhân sự
phải "một chọn Tần, hai chọn Sở". Do tính khí độc lập cao nên nhân tài bị
xem là kẻ thích chơi trội, ít hoà đồng và kiêu căng.
Một môi trường đầy xung đột sẽ huỷ diệt nhân tài không thương tiếc. Do
vậy, những sếp thông minh thường "tề gia" trước, sau đó mới "tam cố
thảo lư".
4. Thích nói và làm ngược số đông
Thời trang là một trong những kẻ thù lớn của nhân tài, vì họ khinh bỉ nó.
Tâm lý của nhân tài là hay bảo thủ và không a dua theo thiên hạ, thích đi
ngược lại số đông. Nhưng trong khi đi theo con đường riêng như vậy,
nhân tài thường tìm ra những đáp áp tuyệt chiêu cho những bài toán hóc
búa mà người thường không tìm nổi.
Theo ông Allan Depoe, Giám đốc nhân sự công ty Defrost (Anh), thì trong
khi nhân tài phát biểu, các sếp nên... lắng nghe.
5. Khắt khe
Sự khắt khe của một nhân tài thể hiện ngay với chính bản thân họ, đừng
nói gì với người khác. Trong khi "người phàm" dễ bằng lòng với thành quả
lao động của họ thì nhân tài cày đi xới lại cách giải quyết của chính mình,
có khi vứt bỏ công trình nghiên cứu cả mấy năm ròng.
6. Mâu thuẫn nội tại
Theo giáo sư tâm lý học Alessandro Copigno (Italy), nhân tài thường dằn
vặt với chính mình vì hay phạm phải những sai lầm trong hành xử. Chính
sự mâu thuẫn của toà án lương tâm làm nhân tài bị stress trầm trọng, tự

nguyền rủa và sau đó lại... tái phạm.
7. Ghét kẻ bất tài và gặp may
Đây lại là một biểu hiện rõ nét nhất của nhân tài, vì với họ, không có chỗ
cho sự may mắn, và kết quả chỉ đến với những ai có óc sáng tạo và IQ
cao. Nếu trong công ty có những kẻ "sống lâu lên lão làng" mà lại "chảnh"
thì nhân tài thường là gáo nước lạnh đầu tiên.
8. Ghét sự gò bó
Kỷ luật lao động với nhiều nhân tài là nhục hình thực sự, vì nó giết mòn
tư duy khác người của họ. Nhân tài hay bị người khác hiểu lầm là chơi
trội, nhưng cái sự đi trễ về sớm của họ có khi hơn chán vạn lần thái độ
"miệt mài" của những người tầm thường.
Theo bà Catherine Howard, Giám đốc điều hành công ty Gasp Café của Bỉ,
gò bó nhân tài là huỷ diệt doanh số công ty. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới
hạn: nếu ngông nghênh quá, nhân tài dễ bị xem là lập dị.
9. Càng bận rộn càng thích
Trong khi nhân gian sợ công việc như sợ cọp thì với nhân tài, đó là một
môi trường để tung hoành. Càng bị công việc thử thách, nhân tài càng
thích thú và càng muốn đương đầu.
10. Thẳng tính
Nhân tài hay nói không uyển ngôn nhã ngữ gì cả. Chính vì vậy nhân tài ít
bạn, bị mọi người cho là lếu láo, kỳ thực đó chỉ là "trung ngôn nghịch
nhĩ". Nếu chỉ ưa những nhân viên luôn mồm vâng dạ thì sếp sẽ không bao
giờ có cơ hội tận dụng nhân tài.
11. Cầu toàn
Thoạt trông, nhân tài là gánh nặng của công ty, là ngòi nổ cho mọi xung
đột do thích đòi hỏi mọi sự công bằng và hợp lý. Kỳ thực, một nhân tài
luôn đấu tranh cho công lý và lẽ phải, không chấp nhận sai sót và sự cẩu
thả. Nhiều nhân tài luôn thay đổi công ty do không tìm được "minh chúa",
do bị dồn vào bước đường cùng của lòng đố kỵ và của những âm mưu đê
tiện.

12. Thiếu kiên nhẫn
Nghịch lý này, tiếc thay, lại xảy ra thường xuyên với những nhân tài thực
thụ.
13. Lơ đễnh
Ông David Green, Giám đốc nhân sự của công ty A&B của Mỹ, cho biết:
"Trong những buổi phỏng vấn tìm nhân tài, chúng tôi thật sự quan tâm
những nhân vật đãng trí. Một lần, một anh chàng đang trả lời phỏng vấn
thì lôi phắt ra một cây bút chì và và vẽ chân dung tôi theo kiểu hí hoạ,
không kiêng nể chút nào. Tôi nghĩ anh ta bị điên. May thay, khi vào công
ty, anh ta đã chứng tỏ mình là vựa sáng kiến".
Các nhà tâm lý học đều thừa nhận rằng những nhân tài thường có vẻ lơ
đễnh bề ngoài, nhưng bên trong là cả một hoả diệm sơn sùng sục. Họ
luôn làm việc gấp năm gấp mười so với người thường và luôn cho ra
những ý tưởng kinh người.
14. Tham công tiếc việc
Đây là thói xấu vì "quý hồ tinh bất quý hồ đa", nhưng đối với một nhân
tài thực sự thì đó chỉ là lửa thử vàng. Trong khi những đồng nghiệp khác
lao động theo trường phái "sáng cắp ô đi, tối vác về" thì nhân tài hùng
hục đánh vật với đủ loại suy nghĩ, ý tưởng. Chính vì vậy, trông họ lúc nào
cũng cau có, bực dọc.
15. Thích cô độc
Những nhân vật khác người này ghét tiếng ồn, những câu chuyện phiếm
vô bổ và ồn ào của những kẻ thiếu lịch sự. Những cuộc liên hoan hay họp
mặt của toàn công ty, với nhân tài, là địa ngục trần gian thực sự.
Trong lúc cuộc vui lên đỉnh điểm, họ lặng lẽ rút lui vì cái tâm trạng "ta dại
ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người kiếm chốn lao xao". Những cuộc vui
nhố nhăng và những câu nói vô ý thức làm nhân tài rất "dị ứng", họ sẵn
sàng đánh giá cả một con người qua một câu nói hay một hành động nhỏ.
Thành thử, nhân tài luôn bị đánh giá là hẹp lượng, không "thoáng".
(saga)

__________________
email:
The Following 4 Users Say Thank You to xquang_ls For This Useful Post:
bongmathienthan (24-08-2008), bubahn (24-08-2008), tinkerman199 (26-08-2008),
violet (23-08-2008)
xquang_ls
Xem hồ sơ cá nhân
Gửi một tin nhắn cá nhân đến xquang_ls
Tìm tất cả bài viết của xquang_ls
#2
23-08-2008, 10:17 PM
xquang_ls
Phụ trách chuyên mục Kỹ năng làm việc nhóm

Tham gia ngày: Mar 2008
Nơi cư ngụ: quy nhơn
Bài gửi: 207
Thanks: 241
Thanked 318 Times in 131 Posts
16. Bị công việc ám ảnh
Trong khi những nhân viên bình thường chỉ làm cho xong việc và mau
chóng về nhà thì nhân tài lặng lẽ ngồi lại, âm thầm tìm cách giải quyết
công việc theo cái gu rất riêng. Anh ta chả cần ai hay biết việc này,
thậm chí còn cầu trời cho sếp đừng hay biết, để… đừng mang tiếng “lấy
điểm”. Một số nhân tài tại nước Nhật thường bị hội chứng Karoshi (đột
tử do làm việc quá sức) là thế.
17. Đòi thù lao tương xứng
Đây không phải là sự mè nheo vụn vặt của những kẻ lý tài và tham lam,
mà là thái độ tự đánh giá hết sức sòng phẳng về mình và về người của
nhân tài. Anh ta - trong những buổi phỏng vấn - đi thẳng vào vấn đề

lương bổng và đề nghị những mức tiền chóng mặt.
Những vị sếp thông minh không đời nào nhếch mép hay trợn mắt, mà
phải xem đó là dấu hiệu của một thiên tài. Tất nhiên, cần phát hiện
những kẻ… vĩ cuồng.
18. Ít chứng tỏ
Nhân tài có chân tài thực học không
cần phô trương kiến thức hay nói nhiều. Họ chỉ im lặng trong những
phiên họp ầm ĩ, ngay trong lúc những cái đầu rỗng tuếch thi nhau gào
lên với sếp. Sáng kiến của nhân tài thường là loại đầy uy lực.
19. Tự trọng
Nhân tài thường không chịu được cái tông kẻ cả của người khác, đặc biệt
của những kẻ vô tích sự mà nỏ mồm. Nhân tài không có thói quen thu
vén cá nhân, không "nấu cháo điện thoại", không dùng thẻ taxi chùa của
công ty, không dùng một tờ giấy vào việc riêng. Anh ta thật sự đau khổ
nếu lỡ phạm sai lầm, trong khi những kẻ "mặt nạc đóm dày" thường tỉnh
khô tái phạm.
20. Bất cần kinh nghiệm
Những ông sếp giỏi và có khiếu tìm người thường không dựa vào kinh
nghiệm của nhân tài, dù họ đang lao vào một lĩnh vực hoàn toàn mới
mẻ. Rất nhiều người nghĩ rằng phải có kinh nghiệm mới nên cơm nên
cháo, nhưng thực tế chứng minh nhiều nhân tài tỏ ra được việc hơn hẳn
những kẻ đầy kinh nghiệm "rỗng".
Và nhiệm vụ của những ông sếp là phát hiện ra nhân tài, vì nhân tài
thường ở ẩn...
__________________
email:
Trịnh Thanh Lâm : Người của Bill Gates !!!
Từng làm giám đốc giải pháp cho Tập đoàn Intel VN và bây giờ là giám đốc
marketing của Microsoft VN, lương khoảng 40.000 USD/năm, là người VN duy
nhất tổ chức cuộc gặp giữa người “giàu nhất hành tinh” - Bill Gates - và Thủ

tướng Phan Văn Khải tại Mỹ vào tháng 6-2005, Trịnh Thanh Lâm là đại diện
một lớp người trẻ VN tham gia trực tiếp công việc kinh doanh của những tập
đoàn đa quốc gia…
Vật lộn với Intel!
Gốc gác ở Hải Dương, như câu tự giới thiệu sau này với nhiều người bạn (“Tôi
từ quê ra!”), Trịnh Thanh Lâm lớn lên ở chốn quê nhà hiền lành rồi vào đại học
thời bao cấp. Chưa bao giờ nghĩ đến chuyện buôn bán, thế nhưng kinh doanh là
công việc đầu tiên mà Trịnh Thanh Lâm bước vào sau khi tốt nghiệp ngành toán
- Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1988.
Lúc đó đã có quyết định giữ Thanh Lâm ở lại trường nhưng kẹt vấn đề biên chế.
Thời ấy, cử nhân toán học như anh chỉ có thể hưởng nửa mức lương so với
những người trong biên chế, vậy là vào đời để tự mưu sinh bằng cách… đi buôn
gạo!
Thời bao cấp cũng là thời gạo châu củi quế, miền xuôi còn hiếm huống chi miền
ngược. Gạo được Lâm mua từ Hải Dương vận chuyển lên Cao Bằng bán lại cho
bà con mong kiếm vài đồng lời nuôi thân.
Sau một năm xuôi ngược hàng ngàn cây số, đổ mồ hôi sôi nước mắt, kết quả…
lỗ hơn một lượng vàng! Anh chàng cử nhân toán lắc đầu ngao ngán mà trở lại
giảng đường Trường Tổng hợp nhận nửa suất lương…
Trong cái rủi luôn có cái may. Khi trở về trường, bỗng một hôm có đoàn cán bộ
bên học viện quân y sang trường làm việc, họ muốn trường giúp cho một người
biết về máy vi tính. Số là họ vừa được tặng thưởng một chiếc máy tính đời 286
mà không biết sử dụng ra sao.
Thế là người rảnh rang nhất được cử đi giúp học viện quân y. Lâm được cử đi.
Câu hỏi duy nhất mà anh phải trả lời ông trưởng phòng tổng hợp của học viện
quân y là: “Anh có biết hết các phím trên cái máy tính này không?”. “Dạ biết!”.
Và Lâm trở thành “chủ nhân” của phương tiện máy tính tối tân nhất vào thời
điểm tháng 2-1990 của học viện.
Năm năm sau, một cơ hội tuyệt vời mở ra với Lâm khi anh được chọn sang Nhật
học bốn tháng về công nghệ thông tin (CNTT). Thật ra, CNTT lúc ấy ở Nhật đã

là một trời một vực với chiếc máy tính đơn lẻ mà anh từng là bậc thầy.
Lần đầu tiên Lâm quen với khái niệm “hệ thống dữ liệu”, “kết nối mạng”…
Nhật Bản thời ấy đã làm được những bước nhảy vọt có thể gây choáng cho bất
cứ quốc gia nào: họ đã sản xuất được máy tính, đã lập được hệ điều hành, vi xử
lý riêng với khát vọng nối mạng toàn cầu.
Lâm bắt đầu tự học với các dạng ngôn ngữ lập trình cấp thấp và cứ cảm thấy
chồn chân trước những gì mà nền CNTT Nhật Bản đang có. Một người bạn cười
và khuyên anh: “Hãy bình tĩnh mà đi tới, bởi Nhật Bản đã như ông già 60 tuổi,
còn VN trong lĩnh vực này chỉ là một em bé mới sinh…”.
Ấy vậy mà chỉ sau một thời gian ngắn Lâm đã được chứng kiến cảnh “ông già
60 tuổi” kia đã phải chấp nhận để một “anh chàng người Mỹ” làm thay cái việc
nối mạng toàn cầu.
Sự kiện này đã làm Lâm suy nghĩ rất nhiều: chưa hẳn người VN không thể bắt
kịp tri thức CNTT của thế giới… Thời điểm này - 1997, Tập đoàn Intel mở văn
phòng tại VN, một cơ hội mới đang chờ đón một người trẻ VN…
Lâm kể lại: “Thời điểm đó tôi đang đi dạy ở thành phố Vinh, Nghệ An. Nghe tin
Tập đoàn Intel đang cần một người nghiên cứu các giải pháp cho khách hàng
VN. Họ đã phỏng vấn đến 12 người mà chưa chọn được, tôi quyết liều một phen
đăng ký phỏng vấn đến ba vòng.
Tôi còn nhớ hình ảnh thật tức cười trong tình huống cuộc phỏng vấn chỉ diễn ra
bằng… tay, ai nói người đó hiểu. Nói mãi, nói mãi rồi người Mỹ phụ trách phỏng
vấn cũng biết lờ mờ rằng tôi có kiến thức về CNTT nên phán: “Mày chắc được
rồi, chỉ có tiếng Anh tệ quá!”.
Đi làm. Thử thách kinh khủng nhất đối với Lâm là khi nghe tiếng chuông điện
thoại. Lâm cứ thấy bủn rủn cả người mỗi khi tiếp những cuộc điện thoại từ
nước ngoài gọi sang bởi vốn tiếng Anh ít ỏi của mình.
Mà cái gì mình sợ thì cứ tới liên tục. Điện thoại từ nước ngoài tới tấp gọi về! Đi
họp cũng lại sợ, một sếp người Singapore nói: “Cái gì không biết mày cứ hỏi
tao”. Anh đáp thật tình: “Cái gì tao cũng không biết”.
Anh này trợn mắt, nhún vai và lắc đầu…! Lúc đó Lâm đã 31 tuổi, cái ấm ức của

tuổi đáng ra đã phải yên bề công danh khiến anh thấy chỉ có một lối thoát duy
nhất: học, học và học!
Hai năm đầu làm việc cho Intel, Lâm không còn thời gian nào dành cho mình và
gia đình. Mỗi ngày phải học từ 12-14 giờ, người cứ căng ra, cái mẹo duy nhất
để tránh nỗi sợ hãi khi nhận điện thoại từ nước ngoài là câu nói thuộc lòng
bằng Anh ngữ: “Mày cứ gửi mail sang cho tao!”.
Một lần giám đốc người Anh ở Singapore điện sang nhờ mua giùm mấy cái
“table cloths” (khăn trải bàn) ở khu du lịch Hội An, nhưng Lâm nghe ra là
“table clock” (đồng hồ để bàn) nên nhờ người quen tìm khắp Hội An để mua…
đồng hồ để bàn.
Tìm không ra, anh mail sang báo thì vị giám đốc ngớ ra cười ầm và bảo: “Làm
với Intel mà dốt tiếng Anh là không được, cho dù mày giỏi vi tính cỡ nào. Tao
gửi mày 5.000 USD để học tiếng Anh, phải học cho đàng hoàng”.
Số tiền này đủ cho 100 giờ học tiếng Anh ở Hội đồng Anh kiểu một thầy một
trò. Cánh cửa khó nhất được mở ra với Lâm, với một kinh nghiệm mới khi làm
việc với các tập đoàn lớn: “Đừng giấu dốt, bạn sẽ được giúp đỡ!”.
Sau hai năm, kết quả xếp loại hằng năm của Lâm từ trung bình dần tăng lên
khá giỏi, rồi đến lúc anh được bình chọn vào hạng “outstanding” mà cả Intel
châu Á chỉ có Lâm và một người Trung Quốc đạt được!
Con đường đến với “người giàu nhất hành tinh!”
Không phải ngẫu nhiên mà Tập đoàn Microsoft “mua” Trịnh Thanh Lâm về
trong thời điểm tháng 1-2005.
Công việc chính thức dài lâu mà tập đoàn của ông trùm Bill Gates giao cho Lâm
là giám đốc marketing cho Microsoft tại VN, nhưng một nhiệm vụ đặc biệt đang
chờ anh trước mắt: là người VN duy nhất của Microsoft có mặt để dẫn chương
trình và phiên dịch cho cuộc gặp giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Bill Gates
trong chuyến viếng thăm lịch sử của Thủ tướng tới Mỹ vào tháng 6-2005!
Và vinh dự hơn là những gì mà con người giàu nhất hành tinh này đã chuẩn bị
cho cuộc gặp với Thủ tướng VN một cách trân trọng nhất, với cả băngrôn bằng
tiếng Việt: “Chào mừng Thủ tướng Phan Văn Khải” - điều ít thấy ở một nơi mà

100% sử dụng Anh ngữ…
39 tuổi đời, dáng vẻ phong trần, chân tình, không cầu kỳ, không điệu đàng dù
cho anh đang là “người nhà” của Bill Gates. Sự thay đổi công việc lần này đối
với Lâm không khó khăn như thời anh bước chân vào Intel vì anh đã có “cái
giá” của mình.
Lâm nói đơn giản và khá hài hước về mình: “Thật ra có vài khác biệt. Ở Intel,
tôi làm chuyên gia phần cứng, nhưng về với Microsoft tôi phải làm chuyên gia
phần mềm, phải hoạch định được hướng tiếp cận và khai thác thị trường…
Tất cả điều đó không quan trọng một khi bạn đã tự trang bị cho mình những
chuẩn mực mang đẳng cấp quốc tế trong công việc. Giờ đây tôi có thể thoải mái
làm mọi việc tại VN hay Singapore, Ấn Độ hay Hoa Kỳ mà không còn lo sợ điều
gì như thời mới về Intel…”.
Bây giờ “cậu bé nhà quê” năm xưa đã lịch lãm comlê ngon lành trong chiếc
Mercedes C240 bóng loáng rong ruổi khắp phố phường Hà Nội hay có mặt trên
những khoang máy bay thượng hạng bay đi khắp năm châu với “thương hiệu”:
người của Bill Gates…
Nhưng điều mà anh thích nhất là một buổi chiều thật rảnh rỗi, bạn bè “alô”
một tiếng đi cà phê hay uống vài cốc bia; hoặc về quê nhà quây quần bên mâm
cơm với những người nông dân và nói đủ thứ chuyện trên đời.
Biết đâu, câu chuyện tiến thân cũng như những nỗ lực không mệt mỏi để vượt
qua những trở ngại của Lâm sẽ gieo vào lòng những đứa trẻ nhà quê nào đó
một ngọn lửa khát vọng, rằng một ngày nào nó cũng sẽ được đi xa như chú
Lâm và câu chuyện cổ tích “ngày xửa, ngày xưa… ” sẽ trở thành sự thật!…
Nguyễn Duy Trung : Tỷ phú Việt ở Lào !!!
Từ một cậu bé chăn trâu, cắt cỏ ở một làng quê hẻo lánh cách Vientiane 380
km, Vixay Navientiane - Giám đốc Hội thương chợ Sáng (Vientiane) trở thành
tỷ phú và là một trong số doanh nhân thành đạt nhất xứ sở hoa Chămpa.
“Gốc gác tôi ở Quảng Bình, ông nội đưa cả nhà sang Lào làm ăn sinh sống từ
hồi cha tôi chưa được mười tuổi. Và tôi sinh ra rồi lớn lên cũng tại Lào, ở làng
Xiêng Vang, huyện Noong Bốc, tỉnh Khămmuôn” - Người đàn ông cao lớn, nước

da bánh mật bắt đầu câu chuyện dài bằng việc giới thiệu lai lịch của mình.
Ông nói tiếng Việt bằng giọng Quảng Bình, chậm rãi nhưng rõ ràng. “Cả nhà tôi
vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt”- Vixay giải thích.
Năm 13 tuổi cậu bé Vixay (có tên Việt Nam là Nguyễn Duy Trung) được bố gửi
lên thủ đô Vientiane học nghề may. Nói là học may nhưng suốt một thời gian
dài chỉ trông con, gánh nước và làm việc vặt cho nhà chủ.
Sau bốn năm theo học, năm 1974, cuối cùng cũng thành nghề và “vào đời” ở
Bolykhămsay, một tỉnh cách Vientiane khoảng 150 cây số.
Khi Lào được giải phóng, Vixay trở về quê lăn lộn với phong trào và làm thủ
lĩnh của gần 1.000 thanh niên ở Xiêng Vang.
“Từ chỗ có 8 cái quần, gần 2 năm lăn lộn với công tác thanh niên, tôi chỉ còn
mỗi một, 7 cái còn lại rách hết - Vixay kể. Khi ấy làng quê rất nghèo, tôi nghĩ
phải ra đi, làm một cái gì đó mới có thể nuôi sống bản thân. Và tôi đã quyết
định quay lại Bolykhămsay”.
Sau phút ngậm ngùi, Vixay kể tiếp: “Vừa lúc đó, mẹ tôi bán mấy chục con heo,
được 60.000 kíp. Tôi xin một nửa số tiền này với kế hoạch mua một chiếc máy
may và tự làm chủ chứ nhất định không chịu làm thuê.
Cha mẹ chiều lòng, nhưng chỉ chưa đầy một tháng tôi đã phải quay về nhà sau
khi tiêu sạch tiền. Tôi lại ngửa tay xin, với lời hứa quyết tâm trở thành ông chủ.
Cha mẹ nhìn nhau ngờ vực, nhưng tay vẫn run run mở tủ trao cho tôi số tiền
bán heo còn lại”.
Song, thay vì mở tiệm may như dự định ban đầu, Vixay dùng tiền để đi buôn
vải. Chuyến đầu một lời một. Thừa thắng, cậu tiếp tục lao theo những ngả
đường buôn vải và chỉ trong 2 tháng đã lãi trên 400.000 kíp.
Kiếm tiền dễ, trong khi tuổi còn trẻ, chưa thấy hết giá trị của nó nên chỉ trong
vòng 6 tháng Vixay tiêu sạch số tiền đã có và trở về tay trắng.
Năm 21 tuổi Vixay lập gia đình, vợ anh cũng là thợ may và là người gốc Việt.
Nhờ sự hỗ trợ của hai bên gia đình, vợ chồng có được ít vốn mở một tiệm may
nhỏ trong căn nhà thuê ở Bolykhămsay.
“Dựng lên tiệm may nhưng phần lớn thời gian là tôi đi gom các loại hàng tiêu

dùng về bán cho những người đi buôn xuyên biên giới. Hai vợ chồng dành dụm
được ít tiền thì bị bạn lừa lấy mất” - Vixay nhớ lại.
Lại trắng tay, lại hùng hục lao vào kiếm tiền. Đến năm 1984, Vixay quyết định
bán hết tài sản và chuyển lên Vientiane tìm cơ hội mới. Số tiền tích cóp được
tổng cộng 20.000 USD, anh chuyển sang buôn bán vàng ở chợ Sáng.
Bảy ngày tù và bước ngoặt lớn .
“Nhưng chỉ được 6 tháng thì tôi gặp phiền toái” - Người đàn ông từng trải bật
khỏi lưng ghế, cười buồn, nhớ lại: “Đang yên đang lành thì một hôm công an
đến bắt tôi và những người cùng buôn bán vàng ở chợ Sáng với lý do tiếp tay
gây nhiễu loạn thị trường tài chính.
Chúng tôi được yêu cầu ký vào biên bản và nộp phạt 150 chỉ vàng/người. Sau
này mới biết bọn xấu phao tin đồn nhảm và chính quyền đã không kiểm tra kỹ,
nhưng lúc ấy chúng tôi chả hiểu chuyện gì nên cứ kêu oan. Sau một tuần đấu
tranh, cuối cùng chúng tôi cũng ký vào biên bản, đồng ý nộp phạt để được trả
tự do”.
Lệnh cấm bán vàng được ban ra, tôi chuyển sang kinh doanh đồng hồ, kính đeo
mắt; còn vợ mở sạp vải. Một thời gian sau lệnh cấm được dỡ bỏ, chúng tôi trở
lại buôn bán vàng.
Làm ăn có vốn, một mặt vẫn theo vàng, mặt khác tôi chuyển sang kinh doanh
xe hơi xuyên biên giới với quy mô lớn. Vì không may, lại không lường hết sự
phức tạp nên suýt phá sản và chuyến buôn xe đầu tiên cũng là chuyến cuối
cùng”.
Vixay trầm ngâm, mắt lơ đãng nhìn theo khói thuốc lá do chính mình phả ra:
“Càng ngày tôi càng nhận ra, nếu chỉ đi buôn kiểu từ trước đến giờ thì rất bấp
bênh; vả lại nhu cầu hàng hóa của người dân ngày cao, trong khi nguồn cung
trong nước rất hạn chế. Tôi nung nấu ý định làm ăn bài bản và chuyển sang
đầu tư sản xuất công nghiệp”.
Trong khi chưa biết phải làm gì thì năm 1988, một lần sang Thái Lan, đi qua
khu công nghiệp, anh thấy tất cả nhà xưởng đều lợp bằng tôn, thậm chí cả
vách che, những thứ này rất tiện lợi nhưng ở Lào chưa có nhà máy nào sản

xuất.
Vixay lao vào tìm hiểu công nghệ, ngoài Thái, anh còn sang cả Singapore, Việt
Nam và Úc. Sau đó anh quyết định thành lập Cty và đầu tư 600.000 USD xây
dựng nhà máy cán tôn tại Vientiane.
“Ngày khai trương, nhiều quan khách tới dự, tôi tả cho mọi người nghe về nhà
máy như người ta… tả cảnh vậy, bởi dự án lúc đó vẫn còn trên giấy. Vợ con cứ
nhìn tôi mà trố mắt”- Vixay cười lớn.
Một năm sau, tháng 12/1999, nhà xưởng, thiết bị được lắp đặt hoàn thiện và
mẻ hàng đầu tiên ra đời đúng vào dịp có một hội chợ triển lãm tại Vientiane,
Vixay đem sản phẩm ra trưng bày, giới thiệu.
Khách tham quan rất lấy làm thích thú với mặt hàng mới, nhưng xem xong, mọi
người đều… bỏ đi, bởi lúc ấy hầu như chưa ai biết sử dụng loại vật liệu này.
Ngay sau đó, anh mời những người thợ sắt, thợ xây dựng ở Vientiane đến
hướng dẫn cách sử dụng cho họ và tiếp đến là thành lập cả đội thợ đi lắp đặt
phục vụ khách hàng.
Nhờ có những người thợ này mà hàng hóa bán rất chạy. Ba năm sau, Vixay thấy
cơ hội chín muồi nên đầu tư thêm một nhà máy cán tôn và thép định hình tại
tỉnh Sanavakhet để phục vụ nhu cầu các tỉnh miền Nam.
Cả nhà làm giám đốc
“Tôi không có nhiều cơ hội học ở trường lớp nhưng lại học được nhiều ở trường
đời”- Vixay thú nhận. Đi đến đâu anh cũng nghe ngóng, tìm tòi học hỏi và mỗi
năm anh về Việt Nam ba, bốn lần vừa để thăm viếng vừa tìm hiểu cách làm ăn
của mọi người.
Anh nhận ra, bất động sản, một lĩnh vực kinh doanh thời thượng sẽ phát triển
tại Lào trong tương lai không xa. Chính vì vậy, anh âm thầm chuẩn bị cho mình
những điều kiện quan trọng để tham gia vào thị trường này bằng việc sở hữu
25 ha đất ở những vị trí đắc địa giữa thủ đô Vientiane.
Bước sang năm 2007, cơ hội chín muồi, anh bắt đầu “bung” ra xây dựng căn hộ
cao cấp. Dự kiến đến cuối năm nay anh sẽ hoàn thành 25 căn nhà, mỗi căn có
diện tích khoảng 230 m2 và trị giá 70.000-80.000 USD.

Anh còn cho biết sẽ hoàn thành 100 căn nhà quy mô tương tự để đón chào SEA
Games 2009 do Lào đăng cai; và sẽ là 500 căn vào năm 2015. Đây là dự án địa
ốc lớn nhất tại xứ sở hoa Chămpa từ trước đến nay.
Ngoài ra, anh còn đầu tư phát triển hàng chục ha trồng cây công nghiệp tại
miền Nam.
Chiếc điện thoại cầm tay liên tục đổ chuông, đầu dây bên kia thường là các
“giám đốc con” thay nhau thỉnh ý “giám đốc bố” về các quyết định làm ăn.
“Chúng tôi là Cty gia đình” - Vixay cười, rồi cho biết vợ chồng anh có 5 người
con, trong đó 4 đã trưởng thành và đều tham gia quản lý công việc gia đình.
Cô con gái đầu quản lý nhà máy tôn và trang trại cây công nghiệp tại miền
Nam. Cô thứ hai cùng mẹ quản lý kinh doanh vàng ở chợ Sáng. Cậu con trai thứ
3 tốt nghiệp đại học ở Úc về quản lý nhà máy tôn ở Vientiane.
Cậu con thứ tư cũng vừa rời Úc trở về quản lý kho sắt thép và cùng bố thực
hiện dự án kinh doanh địa ốc. Riêng cậu con trai út đang chuẩn bị nối bước các
anh sang Úc học.
Vixay tâm sự, với anh, điều quan trọng nhất là phải làm ăn chân chính, sòng
phẳng và giữ chữ tín. Thêm nữa, phải sống rộng rãi, cởi mở, biết chia sẻ với
cộng đồng, xã hội.
( Theo Tiền phong )
Steve Jobs - Người tạo iPod, iPhone.
Giữa tháng 6/2005, một bài phát biểu ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường ĐH danh
tiếng Stanford (Mỹ) đã gây chấn động lớn ở các giảng đường ĐH và được đăng tải ở
các báo giáo dục và kinh doanh trên thế giới, loan rộng trên internet. Chủ nhân bài
phát biểu này là ông Steve Jobs, Giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính Apple
Computer và xưởng sản xuất phim hoạt hình Pixar Animation Studio.
Không hàm chứa những lời hô khẩu hiệu giáo điều, bài phát biểu của ông Jobs đơn
giản là một chuỗi các tự truyện của một doanh nhân thành đạt đã trải qua một cuộc
đời nhiều sóng gió và bất ngờ: bỏ học ĐH, mày mò lắp ráp máy tính, bị đuổi khỏi công
ty do chính mình sáng lập để rồi cuối cùng lại quay về thống trị…
Đặc biệt hơn cả, thay vì chúc các tân cử nhân Stanford một sự nghiệp thành công,

tương lai chói lọi như thường các đại biểu vẫn làm ở lễ tốt nghiệp, Jobs đã nói: “Hãy
cứ đói khát và dại dột” (Stay hungry. Stay foolish”). Bởi vì chỉ có mạo hiểm, mơ ước,
và sống đúng với đam mê của mình, mới có thể thật sự thành công và mãn nguyện".
Nguồn : Vietnamnet
Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại
một trường đại học danh giá bậc nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại
học.
Nói một cách trung thực nhất thì thực ra, tôi chưa bao giờ học đại học. Ngày hôm nay,
tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu truyện đã từng xẩy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ
như vậy thôi, không có gì to lớn, chỉ đơn giản là ba câu truyện.
1.Câu chuyện thứ nhất là về việc kết nối
những dấu chấm
(một cách nói bóng – connecting the dots – nối những dấu chấm từ hàng vạn cái chấm
hỗn độn - để thấy con đường mình sẽ phải đi)
Tôi đã bỏ học chỉ sau sáu tháng theo học trường cao đẳng Reed, tôi lưu lại đó tạm thời
trong vòng 18 tháng nữa trước khi tôi chính thức rời trường Reed.
Tại sao tôi lại bỏ học?
Tôi đã bắt đầu điều đó khi tôi mới được sinh ra. Mẹ ruột của tôi là một nữ sinh viên
trẻ, độc thân và bà đã quyết định cho tôi đi làm con nuôi. Bà thực sự muốn tôi được
làm con nuôi của những người đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, tất cả mọi chuyện đã
được sắp đặt để tôi trở thành con nuôi của một cặp vợ chồng luật sư. Tuy nhiên, tất cả
chuyện đó đã bị thay đổi ở phút cuối cùng khi tôi vừa cất tiếng khóc chào đời, họ đã
đổi ý và muốn nhận một đứa bé gái làm con nuôi chứ không phải tôi.
Chính vì thế, bố mẹ nuôi của tôi hiện giờ đã nhận được một cú điện thoại vào lúc nửa
đêm hỏi có muốn nhận tôi, một đứa bé trai được sinh ra không mong đợi, làm con
nuôi hay không. Bố mẹ tôi đã trả lời rằng tất nhiên rồi. Tuy nhiên, sau đó, mẹ ruột của
tôi biết được mẹ nuôi tương lai của tôi chưa tốt nghiệp đại học và bố nuôi của tôi chưa
tốt nghiệp trung học, bà đã từ chối ký vào giấy tờ giao nhận con nuôi. Một vài tháng
sau bà mới đồng ý khi bố mẹ nuôi của tôi hứa sẽ cho tôi đi học đại học.
17 năm sau, tôi cũng vào đại học, nhưng tôi đã rất ngây thơ khi chọn một trường đại

học danh giá ngang hàng với Stanford. Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi đã phải
dành để đóng học phí cho tôi. Sau sáu tháng, tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc
học đại học. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của
mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi đã
tiêu tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi dành dụm phòng khi về hưu vào trường đại
học. Vì vậy tôi đã quyết định bỏ học và tin tưởng rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp
thôi. Tại thời điểm đó, mọi việc dường như có vẻ rất khó khăn nhưng khi nhìn lại, tôi
lại thấy rằng đó là một quyết định đúng đắn nhất của tôi. Giây phút mà tôi bỏ học, tôi
đã từ bỏ những môn học mà tôi không hề thích, thay vào đó, tôi bắt đầu tìm hiểu
những môn học khác có vẻ như thú vị hơn rất nhiều.
Mọi chuyện không diễn ra nhẹ nhàng một chút nào. Tôi không có phòng trọ vì thế, tôi
phải ngủ nhờ dưới sàn nhà trong phòng trọ của các bạn tôi. Tôi kiếm tiền mua đồ ăn
bằng 5$, tiền công trả lại các chai Coca-cola và mối tuần tôi đi bộ 7 dặm qua phía bên
kia thành phố để có được một bữa ăn ngon ở trại Hare Krishna. Tôi rất thích những
món ăn ở đó. Sau này, tôi mới biết được rằng những gì mà tôi đã phải trải qua khi cố
gắng theo đuổi niềm đam mê của mình là vô giá. Tôi sẽ lấy một ví dụ cho các bạn:
Có lẽ ở thời điểm đó, trường Reed là trường duy nhất của cả nước giới thiệu nghệ
thuật viết chữ đẹp. Ở tất các các khu học xá, tất cả các poster, tiêu đề của tất cả các
tranh vẽ đều được viết tay rất đẹp. Vì tôi đã thôi học và không phải tham gia vào
những khóa học bắt buộc thông thường nên tôi đã quyết định tham gia khóa học nghệ
thuật viết chữ đẹp. Tôi học cách viết các chữ có nét ở chân, những biến đổi về khoảng
cách giữa các nét chữ, học cách trình bầy một bản in lớn sao cho đẹp. Tôi nhận thấy
rằng đây là một môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử và đẹp một cách tinh vi mà
khoa học không thể làm được.
Những thứ đó dường như chẳng có ý nghĩa thực tế gì cho cuộc sống của tôi. Tuy
nhiên, 10 năm sau này, khi chúng tôi đang thiết kế thế hệ đầu tiền của máy tính
Machintosh, tất cả những điều đó dường như lại trở lại với tôi và chúng tôi đã thiết kế
để cài đặt tất cả những mẫu chữ đó vào máy tính, Machintosh là máy tính đầu tiên có
những mẫu chữ nghệ thuật rất đẹp. Nếu như tôi không tham gia vào khóa học đó ở
trường thì Mac sẽ chẳng bao giờ có nhiều phông chữ như vậy. Kể từ khi Windows copy

những mẫu chữ đó của Mac thì không có một máy tính cá nhân nào không có những
phông chữ đó. Nếu tôi không bỏ học và không tham gia vào khóa học viết chữ đẹp thì
tất cả các máy tính cá nhân bây giờ có thể chẳng có được chúng. Tất nhiên là khi tôi
đang ở trường đại học thì tôi không thể kết nối những điểm mốc đó khi nó còn đang ở
tương lai phía trước. Nhưng 10 năm sau thì những điều đó rất, rất rõ ràng.
Một lần nữa tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc
có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi
nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những
điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào
một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái
gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi
trong cuộc sống của tôi
Robert L. Johnson: Người "phục vụ" người da đen
Robert L. Johnson đã xây dựng thành công một trong những kênh truyền hình
hàng đầu khu vực và thế giới.
Năm 2007, cùng với danh tiếng và những thành công trên thương trường, Robert L.
Johnson đã chính thức ghi tên vào bản danh sách xếp hạng những doanh nhân tài
năng và có số tài sản cá nhân lớn nhất thế giới với khối tài sản trị giá 1,1 tỷ USD. Ông
cũng được mệnh danh là một trong những doanh nhân da màu thành đạt nhất trong
lĩnh vực công nghệ truyền thông của Mỹ.
Black Entertainment Television được coi là một trong những kênh truyền hình nổi tiếng
nhất châu Mỹ được Robert L. Johnson xây dựng vừa mang mục đích kinh doanh vừa
hướng tới sự phát triển của cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Tới nay, Black Entertainment
Television đã lan tỏa tới hầu hết các địa hạt trên đất nước Mỹ, Canada và nhiều quốc
gia khu vực Caribê với tổng số hơn 400 với tổng thu nhập hàng năm lên tới hàng tỷ
USD.
Sinh ngày 8/4/1946 tại Hickory, Mississippi, Mỹ, trong một gia đình có tới 10 anh chị
em và Robert L. Johnson là thành viên thứ chín trong gia đình. Từ khi Robert L.
Johnson còn nhỏ, do quá đông con, bố mẹ Robert L. Johnson là ông bà Archie và Edna
Johnson phải làm việc cật lực để nuôi các con ăn học. Mong muốn tìm ra lối thoát cho

gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho các con ăn học, ông Archie Johnson quyết định
chuyển cả gia đình tới Freeport, thuộc bang Illinois, Mỹ sinh sống.
Tấm gương vượt khó
Từ khi còn học tại University of Illinois, Robert L. Johnson còn thể hiện khả năng rất
tốt trong các hoạt động xã hội. Đó là thời điểm cậu tham gia vào Hội những người
sùng đạo tại trường mang tên Kappa Alpha Psi. Là một trong những thành viên tích
cực nhất trong tổ chức này, ngoài việc tham gia các hoạt động chung của những người
sùng đạo, Robert L. Johnson còn tham gia nhiều chương trình phát triển hội.
Kết quả đạt được không phải là quá lớn nhưng trong môi trường chung đó đã giúp
Robert L. Johnson phát hiện được khả năng thuyết phục và gắn kết mọi người, đồng
thời học được nhiều kiến thức quý báu về lĩnh quan hệ ngoại giao. Vì lí do đó, sau khi
tốt nghiệp chương trình đại học tại University of Illinois, Robert L. Johnson không đi
làm ngay mà chọn chuyên ngành quan hệ quốc tế để tiếp tục bảo vệ luận án thạc sỹ
tại trường đại học Princeton University.
Xây dựng thành công kênh truyền hình đặc biệt
Khi còn là nghiên cứu sinh của Princeton University, Robert L. Johnson thấy rằng xu
hướng phát triển ngành dịch vụ truyền thông không chỉ riêng tại Mỹ mà ở cả khu vực
Bắc Mỹ có tiềm năng phát triển rất lớn. Lượng khán giả hàng ngày đón xem các
chương trình trên các kênh vô tuyến ngày một tăng nhưng chưa có một kênh nào
dành riêng cho cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
Từ những suy nghĩ đó, Robert L. Johnson quyết định tiến vào kinh doanh trong lĩnh
vực truyền thông giải trí các hoạt động truyền bá văn hoá cũng như thúc đẩy công
việc làm ăn của người da màu. Robert L. Johnson xin vào làm nhân viên trong Hiệp hội
Truyền thông và Truyền hình cáp quốc gia (NCTA). Chỉ sau bốn năm làm việc tại
NCTA, năm 1976, Robert L. Johnson được đưa lên đảm nhiệm vị trí phó giám đốc quản
lí bộ phận quan hệ quốc tế, một trong những bộ phận quan trọng nhất đại diện cho
NCTA trên thị trường truyền thông.
Tới năm 1979, Robert L. Johnson rời NCTA và chuẩn bị bước vào kinh doanh độc lập.
Từ số vốn và kinh nghiệm ít ỏi của mình, Robert L. Johnson ngay lập tức lên kế hoạch
xây dựng truyền hình tập trung vào phục vụ và khai thác nguồn khách hàng là những

người da màu tại Mỹ. Đây là một trong những chương trình mang tính đột phá và cũng
là chìa khoá thành công trong sự nghiệp của Robert L. Johnson.
Có thể nói, tại môi trường công việc của NTCA trước đây, Robert L. Johnson là một

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×