Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo quản tài liệu giấy tại các trung tâm lưu trữ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.8 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

PHẠM THỊ ĐÁT

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐỂ BẢO QUẢN TÀI LIỆU GIẤY TẠI
CÁC TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LƯU TRỮ HỌC VÀ TƯ LIỆU HỌC
MÃ SỐ
: 51002

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN CẢNH ĐƯƠNG

HÀ NỘI, 2003

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

PHẠM THỊ ĐÁT

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP


KỸ THUẬT ĐỂ BẢO QUẢN TÀI LIỆU GIẤY
TẠI CÁC TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LƯU TRỮ HỌC VÀ TƯ LIỆU HỌC
MÃ SỐ
: 51002

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN CẢNH ĐƯƠNG

Hà Nội, 2003

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài "Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo
quản tài liệu giấy tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia" là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Đề tài này được tác giả độc lập nghiên cứu trên cơ sở tham khảo tư liệu,
khảo sát thực tiễn trong và ngoài nước và sự phân tích, đánh giá, tổng hợp của bản
thân. Luận văn hồn tồn khơng có sự sao chép ngun văn của bất cứ cơng trình
nào./.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả


Phạm Thị Đát

3

năm 2003


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:
Tài liệu lưu trữ là di sản văn hoá của dân tộc và cũng là một bộ phận của di sản văn
hoá thế giới. Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chính vì vậy bảo quản, bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ là một trong những nhiệm vụ chính trị
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân ta, đồng thời là một trong những chức năng cơ bản của
ngành lưu trữ.
Nhận thức rõ vai trò của tài liệu lưu trữ và ý nghĩa của cơng tác bảo quản an tồn tài
liệu lưu trữ, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, ngày 03.01.1946 Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký bản Thơng đạt số 1C-VP, trong đó Người chỉ rõ: "yêu cầu các ông Bộ
trưởng ban chỉ thị cho nhân viên các Sở phải giữ gìn tất cả các cơng văn, tài liệu và cấm không
được huỷ những công văn, tài liệu ấy nếu khơng có lệnh trên rõ rệt cho phép huỷ bỏ". 25,
432 Nhiệm vụ chính trị này được tiếp tục khẳng định trong các văn kiện của Đảng và Nhà
nước ta. Cụ thể là tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 Đảng ta đã giao nhiệm vụ
cho ngành lưu trữ là phải: "Bảo vệ an tồn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ quốc gia".
55, 80 Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ Quốc gia công bố ngày 11.12.1982 đã quy định:
"Nghiêm cấm tiêu huỷ trái phép tài liệu lưu trữ Quốc gia" và yêu cầu "các cơ quan lưu trữ nhà
nước trong phạm vi được phân cấp quản lý, phải thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm
bảo sự toàn vẹn của tài liệu lưu trữ Quốc gia" 25, 424 và gần đây nhất, trong Pháp lệnh Lưu
trữ Quốc gia ban hành ngày 04.4.2001 tại Điều 9 có quy định: "Nghiêm cấm việc chiếm giữ,
tiêu huỷ trái phép, làm hư hại tài liệu lưu trữ Quốc gia" 37, 36.

Đối với nước ta công tác bảo quản tài liệu lưu trữ có vai trị đặc biệt quan trọng, vì tuy
đã có lịch sử dựng nước và giữ nước rất lâu đời, nhưng tài liệu lưu trữ của dân tộc ta cịn lại
khơng được bao nhiêu. Theo báo cáo của Cục Lưu trữ Nhà nước, hiện nay các Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia đang bảo quản khoảng 30km tài liệu có ý nghĩa quốc gia 9, 13. Chính vì vậy mà
số tài liệu này cần phải được bảo quản một cách tốt nhất. Muốn vậy, trước hết phải tổ chức và
thực hiện mọi biện pháp để loại trừ và hạn chế các nguyên nhân, yếu tố làm mất mát, hư hỏng
tài liệu. Nhiệm vụ này rất cấp bách, bởi lẽ hiện có vơ vàn ngun nhân, yếu tố có thể làm mất
mát, hư hỏng tài liệu.
4


Nguyên nhân đầu tiên làm cho công tác bảo quản ở nước ta trở nên phức tạp, khó khăn
là nước ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ và độ ẩm ln ln q cao. Khí
hậu nóng ẩm khơng những gây hại trực tiếp cho tài liệu mà cịn là mơi trường lý tưởng cho
nấm mốc và các loài sinh vật hại tài liệu phát triển nhanh chóng. Thêm vào đó thiên tai, lũ lụt
đe doạ thường xuyên càng gây khó khăn cho việc bảo quản an toàn tài liệu.
Nguyên nhân tiếp theo là ngay từ thời dựng nước dân tộc ta đã luôn phải đấu tranh với
thù trong giặc ngoài. Để bảo đảm an toàn cho tài liệu, trong những năm chiến tranh chúng ta
phải đưa tài liệu đi sơ tán nhiều lần. Một thời gian dài tài liệu phải đưa vào bảo quản trong các
hang núi ẩm ướt, hoặc các kho tạm với nhiệt độ và độ ẩm khơng thích hợp. Kết quả là tài liệu
lưu trữ bị xuống cấp nghiêm trọng.
Và một nguyên nhân tiếp theo làm cho tài liệu bị hư hỏng ở mức độ nghiêm trọng như
hiện nay là do điều kiện kinh tế của đất nước trong những năm trước đây cịn nhiều khó khăn
nên sự đầu tư về sức người sức của cho cơng tác lưu trữ nói chung và cho cơng tác bảo quản
nói riêng cịn chưa thoả đáng.
Cuối cùng phải kể đến nguyên nhân là do nhận thức chưa được đầy đủ về tầm quan
trọng của công tác bảo quản nên việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo quản
chưa được thực hiện một cách có hệ thống và chưa

đồng bộ.


Tất cả các điều đó đã dẫn đến sự thật là so với chiều dài lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ta, số lượng tài liệu lưu trữ mà chúng ta hiện có là q ít ỏi. Và điều đáng lưu ý là mức
độ hư hỏng của những tài liệu vốn ít ỏi đó lại rất nghiêm trọng. Điều này đã được các cấp, các
ngành ở nước ta nhận thức rõ, cho nên những năm gần đây công tác lưu trữ được Nhà nước
giành cho sự quan tâm thoả đáng. Hàng nghìn tỷ đồng đã được đầu tư cho việc xây dựng kho
tàng, mua sắm trang thiết bị bảo quản, xử lý tình trạng tài liệu tích đống và ngăn chặn nguy cơ
huỷ hoại nhằm bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ. Hơn thế nữa chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp
cận với công nghệ mới của thế giới trong lĩnh vực bảo quản. Nhiều đoàn cán bộ đã được cử đi
tham quan, khảo sát, thực tập ở nước ngoài, nhiều khoá tập huấn về bảo quản tài liệu do
chuyên gia nước ngoài hướng dẫn, giảng dạy đã được tổ chức trong nước, ở cả miền Bắc và
miền Nam. Song sự đầu tư đó có hiệu quả hay khơng lại phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn
các biện pháp kỹ thuật sẽ ứng dụng vào điều kiện Việt Nam. Cho đến nay vấn đề này còn
nhiều ý kiến chưa thống nhất. Chính vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản tiên
tiến của các nước cho phù hợp với điều kiện khí hậu, kinh tế và trình độ khoa học công nghệ

5


của Việt Nam là việc làm cấp bách và có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, trong
đó ý nghĩa thực tiễn là cơ bản nhất.
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề "Nghiên cứu ứng dụng các
biện pháp kỹ thuật để bảo quản tài liệu giấy tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia" làm đề tài
luận văn thạc sĩ thuộc chuyên ngành Lưu trữ học và Tư liệu học.
Với đề tài này, luận văn sẽ hướng vào việc giải quyết mục tiêu chủ yếu là đề xuất các
biện pháp kỹ thuật bảo quản có khả năng ứng dụng để góp phần bảo quản an tồn tài liệu giấy
tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Để thực hiện mục tiêu đó, đề tài sẽ giải quyết các nhiệm
vụ cơ bản sau đây:
1- Khảo sát tình hình tài liệu đang bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia về các
mặt: số lượng, thành phần, tiềm năng thông tin và tình trạng vật lý của tài liệu.

2- Nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân gây hư hỏng tài liệu lưu trữ ở các Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia và tình hình bảo quản tài liệu ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.
3- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các biện pháp bảo quản tài liệu giấy mà Việt Nam
và các nước, đặc biệt là các nước ở vùng khí hậu nhiệt đới đang áp dụng đề xuất việc ứng
dụng các biện pháp kỹ thuật bảo quản tài liệu cho phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như khả
năng kinh tế và trình độ khoa học cơng nghệ của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Giải quyết được những nhiệm vụ trên đề tài này sẽ có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng
như thực tiễn:
1- Đề tài sẽ góp phần làm giàu lý luận của khoa học lưu trữ, đặc biệt là trong lĩnh vực
bảo quản.
2- Đề tài sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học - thực tiễn để cơ quan quản lý nhà nước
về văn thư và lưu trữ hoàn thiện thêm một bước các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về bảo quản
tài liệu lưu trữ và đặc biệt là quyết định chính sách đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư
của ngành.
3- Kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ đáp ứng được một phần yêu cầu thực tế cấp bách
đang đặt ra cho các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia trong việc thực hiện các nội dung công việc
liên quan đến đảm bảo sự vẹn toàn tài liệu lưu trữ.
2. Phạm vi của đề tài:

6


Với tên gọi "Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo quản tài liệu giấy tại
các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia", đề tài chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật để bảo quản tài liệu trên vật mang tin bằng giấy tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.
Mức độ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu ứng dụng. Sở dĩ đề tài được giới hạn phạm
vi nghiên cứu như trên là vì:
- Tài liệu lưu trữ rất đa dạng về loại hình và phong phú về vật mang tin. Mỗi loại hình
tài liệu có phương pháp chế tác, cấu trúc vật liệu và có yêu cầu bảo quản khác nhau.
- Hiện nay tài liệu lưu trữ đang bảo quản ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia chủ yếu là

tài liệu giấy.
- Việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo quản an tồn mỗi loại hình tài liệu địi
hỏi phải có sự nghiên cứu riêng phù hợp với các đặc điểm vật lý của chúng và đặc biệt là phải
có sự đầu tư tài chính rất lớn để mua sắm trang thiết bị chuyên dùng. Nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư và sử dụng trang thiết bị một cách hợp lý cần nghiên cứu đồng bộ tình hình tài liệu
cũng như thực trạng bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia để đề xuất các biện pháp
ứng dụng cho phù hợp với thực tế.
- Do thời gian hạn chế cũng là một lý do để trước mắt chúng tôi chỉ tập trung vào việc
nghiên cứu kỹ thuật bảo quản tài liệu giấy. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này chúng tôi sẽ
mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với các loại hình tài liệu khác.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Do tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác bảo quản tài liệu lưu trữ, nên từ trước tới
nay đã có một số giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, khố luận tốt nghiệp, bài viết … đề
cập đến lĩnh vực này.
Về lý luận chung, công tác bảo quản đã được đề cập đến trong cuốn giáo trình "Cơng
tác lưu trữ Việt Nam" do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1987 và cuốn "Lý luận
và thực tiễn công tác lưu trữ" do Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp xuất bản
năm 1990.
Trong nghiên cứu khoa học, một số đề tài cấp ngành đã tập trung vào nghiên cứu, giải
quyết từng vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực bảo quản. Cụ thể là:

7


- Đề tài NCKH cấp ngành mã số 93-98-402: "Xác định các thông số kỹ thuật kho lưu
trữ chuyên dụng bảo quản tài liệu giấy" do PTS Nguyễn Cảnh Đương làm chủ nhiệm tiến hành
nghiên cứu năm 1996 đã đề xuất một số nguyên tắc, yêu cầu và các thông số kỹ thuật dùng
làm căn cứ khoa học cho việc thiết kế kho lưu trữ bảo quản tài liệu giấy ở Việt Nam.
- Đề tài NCKH cấp ngành mã số 85-98-012: "Bước đầu nghiên cứu côn trùng hại kho
lưu trữ và kết quả xơng khí bằng bêkaphốt diệt chúng" do Vũ Hữu Vân và các cộng tác viên

thực hiện năm 1987 đã giới thiệu khái qt các lồi cơn trùng thường gặp trong các kho lưu
trữ, đặc điểm sinh học cũng như cách thức phá hoại của chúng. Đồng thời đề tài đã đề xuất
dùng bêkaphốt với liều lượng và thời gian nhất định để diệt các loại côn trùng. Ngoài ra đề tài
đã nghiên cứu về ảnh hưởng của bêkaphốt đối với tuổi thọ của tài liệu giấy.
- Đề tài NCKH cấp ngành: "Nghiên cứu phương pháp khử trùng tài liệu lưu trữ" do
Nguyễn Trọng Biên và các thành viên thực hiện năm 2002 đã đánh giá phương pháp khử trùng
bằng bêkaphốt. Đề tài đã đưa ra kết luận trong điều kiện nước ta hiện nay khử trùng bằng hoá
chất là hướng đi phù hợp và đáp ứng nhanh cho công tác bảo quản tài liệu lưu trữ. Đồng thời
đề tài cũng đề xuất sử dụng hoá chất methyl bromide để khử trùng tài liệu lưu trữ.
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, một vài khoá luận tốt nghiệp
ngành Lưu trữ và Quản trị Văn phịng cũng đã bước đầu đi vào tìm hiểu, đánh giá về công tác
bảo quản tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia như Khoá luận "Nhận xét và đánh giá về
công tác bảo quản và phục chế tài liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III" của Trịnh
Thị Lan năm 2000, Khố luận "Tìm hiểu công tác tu bổ phục chế tài liệu ở Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia I và III" của Lê Văn Hồ năm 2001. Nhìn chung các Khố luận này mới chỉ dừng lại
ở mức độ tìm hiểu, đánh giá, nhận xét trong phạm vi các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III ở Hà Nội.
Ngồi các cơng trình trên, trong tạp chí Lưu trữ Việt Nam đã có một số bài viết của các
tác giả đề cập tới một số vấn đề liên quan tới nội dung của luận văn. Trong các bài viết đó,
đáng chú ý là các bài: "Chế độ và biện pháp xử lý nhiệt, ẩm để bảo quản tài liệu lưu trữ bằng
giấy" của tác giả Vũ Hữu Vân đăng trên Tạp chí Văn thư - Lưu trữ số 1 năm 1979"; "30 năm
công tác bảo vệ, bảo quản tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I" của tác giả Nguyễn Cảnh
Đương đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 3.1992; "Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường trong
việc bảo quản tài liệu lưu trữ" của Nguyễn Thị Phương Hoa đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt
Nam số 4.1992; "Hội thảo Quốc tế về triển vọng sử dụng giấy bền lâu trong lưu trữ và thư

8


viện" do Việt Trí tổng thuật đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 4.1994;"Sự ảnh hưởng của

môi trường đến tài liệu giấy" của tác giả Lê Nguyên Ngọc đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam
số 3.1996; "Giới thiệu quy trình tu sửa phục chế tài liệu lưu trữ của Nhật Bản" của tác giả
Phạm Thị Huệ đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2.1999.
Ngồi ra, một số bài viết khác cũng liên quan ít nhiều tới nội dung của luận văn như:
"Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ trong thời kỳ đổi mới đất nước" của TS Phan Đình Nham;
hoặc bài "Cơng tác bảo quản ở Viện Nghiên cứu Hán - Nôm và định hướng phát triển công tác
bảo quản ở Việt Nam" của tác giả Chu Tuyết Lan in trong Kỷ yếu Hội thảo Bảo quản tài liệu
quý hiếm trong hệ thống thư viện công cộng và bài "Giới thiệu một số kinh nghiệm bảo quản
và tu bổ phục chế tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Hà Nội" của Lê Nguyên
Ngọc tại lớp tập huấn về chun đề bảo quản năm 2000.
Qua các cơng trình và các bài viết của các tác giả đi trước, luận văn của chúng tơi có
thể tham khảo và kế thừa được khá nhiều ý kiến nhận định, đánh giá, kiến nghị, đề xuất. Tuy
nhiên các cơng trình, bài viết trên chỉ giải quyết từng vấn đề cụ thể. Chính vì vậy việc nghiên
cứu về lĩnh vực bảo quản một cách tồn diện để từ đó đề xuất hệ thống những biện pháp kỹ
thuật thích hợp cho việc bảo quản an toàn tài liệu là hết sức cần thiết và đây chính là nhiệm vụ
mà luận văn của chúng tơi tập trung giải quyết.
4. Các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu chính phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, ngồi các cơng trình, bài viết
đã nêu ở trên, đề tài còn sử dụng những nguồn tài liệu cơ bản sau đây:
- Văn bản của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo tồn di sản văn hố nói chung và tài
liệu lưu trữ nói riêng;
- Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Cục Lưu trữ Nhà nước;
- Tạp chí của ngành và các ngành liên quan;
- Báo cáo khảo sát tài liệu ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia;
- Các bài công bố giới thiệu tình tình hình tài liệu ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia;
- Tài liệu về chuyên đề bảo quản do các tổ chức quốc tế công bố ở dạng các ấn phẩm.
Phương pháp nghiên cứu:

9



Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lê Nin.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát để nắm
được số lượng cũng như tình trạng vật lý của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại các Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia. Đồng thời chúng tôi cũng áp dụng phương pháp thử nghiệm để kiểm chứng
các giải pháp và rút ra kết luận. Phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, mơ tả và phân tích
tổng hợp cũng được sử dụng để hoàn thành đề tài này.
5. Bố cục của luận văn:
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính được chia thành 3
chương:
Chương 1: Tình hình tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
Chương này sẽ tập trung trình bày tình hình tài liệu đang bảo quản tại các Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia, cụ thể là số lượng, thời gian của các nhóm tài liệu, tiềm năng thơng tin chứa
trong tài liệu, những đặc điểm về giấy, mực và phương pháp chế tác tài liệu. Đồng thời cũng
trong chương này chúng tơi sẽ trình bày tình trạng vật lý của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại
các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Nội dung của chương này giúp người đọc có được cái nhìn
tổng qt về thực trạng tài liệu trên mọi phương diện, từ đó thấy được tính cấp bách và sự cần
thiết phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để bảo quản an toàn và kéo dài tuổi thọ cho tài liệu.
Chương 2: Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
Chương này đi sâu nghiên cứu các nguyên nhân gây hư hỏng tài liệu lưu trữ bằng giấy
tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, trong đó tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân hoá học,
sinh học, lý học. Cũng trong chương này chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu các biện pháp bảo
quản tài liệu mà các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã áp dụng, để từ đó có cơ sở đề xuất các
biện pháp thích hợp.
Chương 3: Các biện pháp kỹ thuật bảo quản và khả năng ứng dụng tại các Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia.
Đây là chương cơ bản của luận văn, trong chương này chúng tơi tập trung trình bày các
biện pháp phòng ngừa và biện pháp khắc phục sự hư hỏng của tài liệu lưu trữ, phân tích ưu,


10


nhược điểm của từng biện pháp và đề xuất khả năng ứng dụng tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia.
Ngoài ra luận văn cịn có thêm phần phụ lục để làm rõ thêm những vấn đề đã được
trình bày trong các chương trên.
Trong q trình hồn thành luận văn, chúng tơi gặp khơng ít khó khăn. Nhiều vấn đề
của nội dung luận văn liên quan đến các lĩnh vực sinh học, hố học hoặc các vấn đề kỹ thuật
mà trình độ của bản thân về các lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó nhiều tư liệu
bằng tiếng nước ngồi nên việc khai thác tư liệu cũng địi hỏi khá nhiều thời gian. Đồng thời
chúng tơi cũng có một số thuận lợi như bản thân đã có một số năm công tác trực tiếp trong
lĩnh vực bảo quản tài liệu nên ít nhiều đã tích luỹ được chút ít kinh nghiệm. Đặc biệt là chúng
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô giáo, của cơ quan và các
bạn đồng nghiệp. Nhân đây cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới TS Nguyễn Cảnh
Đương, người đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này. Tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ, hướng dẫn, khuyến khích, động viên của các
thầy giáo, cô giáo trong khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Cục Văn thư và Lưu
trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và những
người đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tơi hồn thành luận văn này.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt
1- Nguyễn Trọng Biên: Bàn về việc sử dụng Bêkaphốt để khử trùng tài liệu lưu trữ.
Tạp chí Lưu trữ Việt Nam. 2001, số 3

2- Nguyễn Trọng Biên: Phương pháp dùng Methyl xông hơi khử trùng tài liệu lưu trữ
và khả năng áp dụng ở Việt Nam. Tạp chí Lưu trữ Việt Nam. 2002, số 6
3- Nguyễn Trọng Biên và các thành viên: Nghiên cứu phương pháp khử trùng tài liệu
lưu trữ. Đề tài NCKH cấp ngành. H.2002
4- Paul Boudte: Giấy An Nam. Tạp chí Xưa và Nay. 2002 số 129
5- Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm: Lý luận
và thực tiễn công tác lưu trữ. NXB Đại học chun nghiệp. H.1990.
6- Phạm Văn Cng: Cơng nghệ phục chế giấy tài liệu lưu trữ.
Báo cáo tại Hội thảo "Phục chế nâng cao tuổi thọ của tài liệu lưu trữ". H.1996.
7- Cục Lưu trữ Nhà nước: Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ ở nước CHXHCNVN.
Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 9 những người lãnh đạo các cơ quan lưu trữ các nước
XHCN. Tạp chí Văn thư - Lưu trữ 1984. số 2.
8- Cục Lưu trữ Nhà nước: Từ điển Lưu trữ Việt Nam. H.1992
9- Cục Lưu trữ Nhà nước: Quá trình phát triển và trưởng thành. NXB Chính trị Quốc
gia. H.2002.
10- Cục Lưu trữ Nhà nước: Quy trình tu bổ tài liệu lưu trữ ban hành kèm theo Quyết
định số 246/QĐ-LTNN ngày 17.12.2002.
11- Cục Lưu trữ Pháp: Thực tiễn lưu trữ Pháp - Pari 1993 (TL do TTNCKHLT dịch)
12- Cục Quản lý lưu trữ nước CHXHCN Tiệp Khắc: Các nguyên tắc, tình hình hiện
nay và triển vọng của việc bảo vệ toàn diện trạng thái vật lý của tài liệu lưu trữ.
Báo cáo tại Hội nghị thường kỳ lần thứ 9 những người lãnh đạo các cơ quan lưu trữ
các nước XHCN in trong Tạp chí Văn thư - Lưu trữ 1984, số 2

12


13- Hạnh Dung: Phông tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ - Nguồn sử liệu quý hiếm. Tạp
chí Văn thư - Lưu trữ 2002, số 4,
14- Hạnh Dung: Giới thiệu một số nét chính về hai khối tài liệu Địa bộ và sách Hán Nôm.
In trong Tuyển tập những bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ của Trung tâm Lưu

trữ Quốc gia I. H.2002,
15- Điều tiết và khống chế nhiệt độ, độ ẩm trong kho lưu trữ. (TL dịch từ tiếng Trung.
H.2002. Tư liệu TTNCKHLT)
16- Nguyễn Cảnh Đương: 30 năm công tác bảo vệ, bảo quản tài liệu của Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia I. Tạp chí Lưu trữ Việt Nam 1992, số 3
17- Nguyễn Cảnh Đương và nhóm nghiên cứu: Xác định các thơng số kỹ thuật kho lưu
trữ chuyên dụng bảo quản tài liệu giấy. Báo cáo của đề tài NCKH cấp ngành.
18- F.Flieder: Bảo vệ tài liệu văn khố chống khí hậu nhiệt đới. In trong Cẩm nang văn
khố. Sài Gòn 1972.
19- Nguyễn Mạnh Hà: Công tác bảo quản cổ vật tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam Những kết quả bước đầu.
Báo cáo tại Hội thảo Bảo quản tài liệu quý hiếm trong hệ thống thư viện cơng cộng.
thành phố Hồ Chí Minh 2002.
20- Nguyễn Thị Phương Hoa: ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong việc bảo quản
tài liệu lưu trữ - Tạp chí Lưu trữ Việt Nam 1992, số 4
21- Lê Văn Hồ: Tìm hiểu cơng tác tu bổ, phục chế tài liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia I và III. Khoá luận tốt nghiệp ngành LT và QTVP. H.2001
22- Vũ Dương Hoan chủ biên: Công tác lưu trữ Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội.
H.1987
23- Vũ Dương Hoan: Ngành lưu trữ với việc bảo vệ an toàn tài liệu trong thời kỳ chiến
tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1965-1973). Tạp chí Lưu trữ Việt Nam 2001, số 2+3
24- Vũ Dương Hoan: Lưu trữ Việt Nam - Một chặng đường phát triển. Tạp chí Lưu trữ
Việt Nam 2002, số 4

13


25- Nghiêm Kỳ Hồng chủ biên: Văn bản hiện hành về công tác văn thư và công tác lưu
trữ. NXB Lao động. H.1996
26- Phạm Thị Huệ: Quy trình tu bổ tài liệu lưu trữ của Nhật Bản. Tạp chí Lưu trữ Việt
Nam 1999, số 2

27- Dương Văn Khảm chịu trách nhiệm công bố và tập thể biên soạn: Sách chỉ dẫn
các phông lưu trữ thời kỳ thuộc địa bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Hà Nội. NXB
Văn hố - Thơng tin. H2001
28- Lê Văn Khảm: Bước đầu giới thiệu công tác sưu tầm và lưu truyền tài liệu văn học
nghệ thuật của ông cha ta trong thế kỷ XV. Tạp chí Văn thư - Lưu trữ 1982, số 1
29- Chu Tuyết Lan: Công tác bảo quản ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm và định hướng
phát triển công tác bảo quản ở Việt Nam.
Báo cáo tại Hội thảo Bảo quản tài liệu quý hiếm trong hệ thống thư viện cơng cộng.
thành phố Hồ Chí Minh 2002
30- Trịnh Thị Lan: Nhận xét và đánh giá về công tác bảo quản và phục chế tài liệu lưu
trữ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Khoá luận tốt nghiệp ngành LTvà QTVP. H2000
31- Ngọc Liên: Tìm hiểu những đặc điểm phát sinh phát triển và phá hoại của cơn
trùng trong các phịng, kho lưu trữ. Tạp chí Văn thư - Lưu trữ 1980, số 3+4
32- Nguyễn Tiến Lộc: Góp phần tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hố Thăng Long - Hà
Nội qua việc nghiên cứu địa bạ và một số tài liệu Hán-Nơm hiện có tại Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia I - Hà Nội
In trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - 40 năm xây dựng
và phát triển. H.2002
33- Lê Nguyên Ngọc: Sự ảnh hưởng của môi trường đến tài liệu giấy. Tạp chí Lưu trữ
Việt Nam 1996, số 3
34- Lê Nguyên Ngọc: Giới thiệu một số kinh nghiệm bảo quản và tu bổ phục chế tài
liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Hà Nội. Báo cáo tại lớp tập huấn về công tác
bảo quản. H.2000

14


35- Phan Đình Nham: Cơng tác bảo quản tài liệu lưu trữ trong thời kỳ đổi mới đất
nước. Báo cáo tại Hội thảo bảo quản tài liệu quý hiếm trong hệ thống thư viện cơng cộng.
Thành phố Hồ Chí Minh 2002

36- Nguyễn Thị Phương Mai: Giới thiệu CSDL tra tìm thông tin phông tài liệu Nha
huyện Thọ Xương. In trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I 40 năm
xây dựng và phát triển. H. 2002
37- Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày
04.4.2001 và Chủ tịch nước cơng bố ngày 15.4.2001, in trong Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2.
2001.
38- Phông tài liệu lưu trữ Cục Lưu trữ Nhà nước(1962-1982) hiện bảo quản tại Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia III.
39- Nguyễn Minh Phương: Khuyến nghị các giải pháp kỹ thuật cơ bản xây dựng nhà
kho lưu trữ ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo tại Hội nghị khoa học về kho lưu trữ cố định.
H.1996
40- Đinh Hữu Phượng: Nghị định của Tồn quyền Đơng Dương ngày 26.12.1918 về
công tác lưu trữ của Đông Dương.
In trong Tuyển tập Những bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ của Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia I. H.2002
41- Đinh Hữu Phượng: Công tác chỉnh lý các phông tài liệu hành chính tiếng Pháp
thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Hà
Nội 40 năm qua.
Báo cáo in trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Trung tâm Lưu trữ QG I - 40 năm xây dựng
và phát triển.
42- Hồ Văn Quýnh: Đánh giá thực trạng các kho lưu trữ ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay. Báo cáo tại Hội nghị khoa học về kho lưu trữ cố định. H.1996.
43- Ross Harvey: Bảo quản (chương III sách bảo quản tài liệu lưu trữ của Australia
1987).
44- Vũ Văn Sạch: Sơ bộ tìm hiểu, đánh giá một số tình hình và việc công bố giới thiệu
tài liệu lưu trữ Hán - Nôm ở kho lưu trữ Trung ương

15

Hà Nội.



In trong Tuyển tập Nhưng bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ của Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia I. H.2002.
45- Vũ Văn Sạch: Một vài nét về việc xây dựng, tổ chức và kết quả thực hiện đề án cấp
cứu Châu bản triều Nguyễn ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
Báo cáo in trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Trung tâm Lưu trữ QG I - 40 năm xây dựng
và phát triển.
46- Nguyễn Văn Thắng: Giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng
kho lưu trữ.
Báo cáo tại Hội nghị khoa học về kho lưu trữ cố định. H.1996.
47- Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn: Bảng số liệu về nhiệt độ, độ ẩm năm 2002 tại Trạm
Láng - Hà Nội và Trạm Xuân Lộc - Đồng Nai.
48- Việt Trí: Hội thảo quốc tế về triển vọng sử dụng giấy bền lâu trong lưu trữ và thư
viện. Tạp chí Lưu trữ Việt Nam 1994, số 4.
49- Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I: Báo cáo số 124/BC-TTI ngày 11.9.1999 về kết quả
thử nghiệm tu bổ tài liệu tiếng Pháp và bản đồ.
50- Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II: Sách chỉ dẫn phông lưu trữ Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia II. thành phố Hồ Chí Minh 1996.
51- Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II: Báo cáo số 127/TTII ngày 26.11.1999 về kết quả
thử nghiệm và trình duyệt quy trình tu bổ tài liệu và bản đồ.
52- Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III: Báo cáo số 164/BC-TTIII ngày 16.11.1999 về kết
quả thử nghiệm tu bổ tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
53- Vũ Hữu Vân: Chế độ và biện pháp xử lý nhiệt, ẩm để bảo quản tài liệu lưu trữ
bằng giấy. Tạp chí Văn thư - Lưu trữ năm 1979, số 1.
54- Vũ Hữu Vân và nhóm nghiên cứu: Bước đầu nghiên cứu côn trùng hại kho lưu trữ
và kết quả xơng khí bằng Bêkaphốt diệt chúng. (Báo cáo của Đề tài NCKH cấp ngành)
H.1987.
55- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB Sự thật. H.1987.


16


56- Viện Công nghiệp giấy - Xenluylô: Báo Cáo kết quả khảo sát tại Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia III. H.1996.
Tài liệu tiếng Anh:
57- Astrid Brandt: A dsurvey on mass deacdification processes.
(Khảo sát q trình khử a xít hàng loạt). Tạp chí International preservation News
1995 số 10.
58- Cociety of archivist: Chemistry course for conservators. (Khoá học về hoá học
giành cho các nhà bảo quản. 1995).
59- Helen Price: Stopping the rot (Ngăn chặn sự huỷ hoại). Sydney 1989.
60- Mary Lynn Ritzenthaler: Archives and Manuscripts Conservation - A manual on
physical care and Management (Bảo quản tài liệu lưu trữ và bản thảo - bản hướng dẫn về bảo
quản và quản lý) Chicago 1983.
61- Methods of conserving paper records and books in archives and Libraries
(Phương pháp bảo quản tài liệu giấy và sách ở lưu trữ và thư viện).
62- National Archives of India: Repair and Preservation of records (Sửa chữa và bảo
quản hồ sơ) New Delhi 1988.
63- René Teygeler: Preservation of archives in tropical climates (Công tác bảo quản
của các Viện Lưu trữ ở vùng khí hậu nhiệt đới) Paris- The Hague. Jakarta 2001.
64: Robert W.Frase:
Preserving our documentary Heritage. The case for permanent paper (Bảo quản di sản
tài liệu chữ viết của chúng ta. Trường hợp đối với giấy bền lâu). Tạp chí International
Preservation News 1997, số 15.
65- Savumthararaj G: Methods for the preservation of archival materials (Phương
pháp bảo quản tài liệu lưu trữ).
66- Sherelyn Ogden: Preservation of Library and archival material: a manual (Hướng
dẫn bảo quản tài liệu thư viện và lưu trữ) 1994.
Tài liệu tiếng Đức:


17


67- Banik und H.Weber: Tintenfra scha'den und ihre Behandlung (Tác hại do mực ăn
mòn và cách xử lý) Stuttgart 1999.
68- Judith H Hofenk de Graaff: Trends in der Papierrestaurierung (Các xu hướng
trong phục chế giấy) Tạp chí Phục chế giấy năm 2000, số 1.
69- Rainer Hofman: Die Mengenentsáuerung von papier im Bundesarchiv in Dahlwitz
- Hoppegarten (Khử a xít hàng loạt cho tài liệu lưu trữ của Lưu trữ Liên bang tại Dahlwitz Hoppegarten).
70- Hellmut Koch: Hinweise zur Restaurierung und Konservierung von Archivgut (Chỉ
dẫn về tu bổ phục chế tài liệu lưu trữ) Tạp chí Archivmitteilungen 1971, số 1.
71- H. Weber: Bestanderhaltung in Archiven und Bibliotheken (Bảo quản trong lưu trữ
và thư viện) Stuttgart 1992.
72- H, Weber: Bestandserhaltung (Bảo quản) trích trong cuốn sách hướng dẫn cho
các lưu trữ doanh nghiệp. Miinchen 1998.
73- Zentrum fiir Bucherhaltung: Technische Beschreibung Massenentsa'uerung (Mô tả
kỹ thuật khử a xít hàng loạt) 2002.

18



×