Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.73 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
----------***---------

TRẦN LÊ DUNG

PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH
LUẬN BÁO CHÍ TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LẬP LUẬN
( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ,
Chu Thƣợng và Quang Lợi)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

Hà Nội – 2008

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
----------***---------

TRẦN LÊ DUNG

PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH
LUẬN BÁO CHÍ TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LẬP LUẬN
( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ,
Chu Thƣợng và Quang Lợi)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
Mã số: 60.32.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. ĐINH VĂN ĐỨC

Hà Nội – 2008

2


Lời cảm ơn
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cơ giáo Khoa
Báo chí Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã dìu dắt, giảng dạy chúng tơi
trong suốt khố học vừa qua (2005 - 2008)
Trân trọng cảm ơn GS.TS Đinh Văn Đức đã hết lịng giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn này!

Hà Nội ngày 31 tháng 10 năm 2008
HỌC VIÊN: TRẦN LÊ DUNG

3


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
....................................................................Error! Bookmark not defined.

1.1. Bình luận ..............................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Quan niệm về bài bình luận ..................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Các dạng bình luận ................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Đặc trưng của thể loại bình luận ............... Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở lập luận theo ngôn ngữ học ........Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm lập luận ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Các yếu tố của lập luận ........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các phương pháp lập luận ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Lập luận và thuyết phục .......................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Phƣơng diện thể hiện bài bình luận .....Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Văn phong của bài bình luận.................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Ngơn ngữ của bài bình luận ..................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Về phương diện ngữ pháp ....................... Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Về phương pháp diễn đạt ........................ Error! Bookmark not defined.
1.3.5. Kết cấu bài bình luận .............................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG II: THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT LẬP LUẬN
VÀO VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH LUẬN ( QUA TÁC PHẨM
CỦA BA NHÀ BÁO: HỮU THỌ, CHU THƢỢNG VÀ QUANG LỢI)
....................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ .......Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Hữu Thọ và sự nghiệp báo chí ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ. ...........Error!
Bookmark not defined.
2.1.2.1. Đặt vấn đề ........................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Giải quyết vấn đề..............................Error! Bookmark not defined.

4



2.1.2.3. Kết thúc vấn đề.................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thƣợng..Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Chu Thượng và chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận”.... Error! Bookmark
not defined.
2.2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng ......Error!
Bookmark not defined.
2.2.2.1. Đặt vấn đề ........................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Giải quyết vấn đề..............................Error! Bookmark not defined.
2.2.2.3. Kết thúc vấn đề.................................Error! Bookmark not defined.
2.3. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang LợiError!
Bookmark not defined.
2.3.1. Quang Lợi- nhà bình luận quốc tế ............ Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi .........Error!
Bookmark not defined.
2.3.2.1. Đặt vấn đề ........................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2.2. Giải quyết vấn đề..............................Error! Bookmark not defined.
2.3.2.3. Kết thúc vấn đề.................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG III: VAI TRÒ THEN CHỐT VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC
TRONG CÁCH LẬP LUẬN CỦA THỂ LOẠI BÌNH LUẬN BÁO CHÍ
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Vai trò then chốt của lập luận trong các bài bình luận báo chí .........Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Nội dung cơ bản của bài bình luận là thơng tin lý lẽ. Error! Bookmark not
defined.
3.1. 2. Hình thức thể hiện cơ bản của bình luận là cách sắp xếp lơgic các luận
điểm, luận cứ và luận chứng ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình luận báo
chí ...............................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Đặc trưng thể loại quy định kết cấu lập luậnError! Bookmark not defined.

3.2.2. Khái qt mơ hình lập luận...................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Luận cứ- chính xác và lơgic ..................... Error! Bookmark not defined.

5


3.2.4. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và
Quang Lợi .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4.1. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ . Error! Bookmark
not defined.
3.2.4.2. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng ...............Error!
Bookmark not defined.
3.2.4.3. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng ...............Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 15

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy những bài
bình luận thường giữ vai trị quan trọng trong việc định hướng dư luận xã
hội.. Nó là thể loại khơng thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng chính trị cho
quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh giá thơng tin. Vì vậy, mỗi tờ
báo thường có những chun mục bình luận riêng và những nhà báo làm cơng
tác bình luận chuyên nghiệp. Nhiều tác phẩm bình luận báo chí trong những
giai đoạn lịch sử nhất định đã lý giải thành công các hiện tượng xã hội, thay
đổi cách nhìn của cơng chúng và dự báo được các chiều hướng vận động của
đời sống xã hội. Trong một thế giới hiện đại, trong một xã hội bùng nổ thông
tin với nhiều biến động và sự phát triển như vũ bão của các loại hình truyền


6


thơng thì bình luận lại càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống. Việc
thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện, vấn đề, từ đó tìm ra bản chất, tác
động của chúng đã trở thành đòi hỏi bức thiết của cơng chúng đối với báo chí.
1.2. Mỗi một thể loại báo chí đều có những nét đặc trưng riêng gọi là
đặc trưng loại hình. Đặc trưng về ngôn ngữ, cách khai thác thông tin, dung
lượng... quy định sự khác biệt về hình thức thể hiện, cách thức chuyển tải
thông tin và đặc biệt là quy định sự khác nhau trong cách viết loại bài bình
luận. Bài bình luận vừa dựa trên những cơ sở chung nhất nhưng lại là một sản
phẩm mang dấu ấn cá nhân. Văn chính luận thường khơ khan, dập khn,
cơng thức. Tạo được bản sắc riêng trong viết bình luận là rất khó. Làm cho
bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động, lơi cuốn người đọc lại là điều khó hơn.
Sức hấp dẫn của bài bình luận khơng nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ mà chính
là ở luận cứ, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách lơgíc, mới mẻ, đem lại
cho
người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Nếu ngơn ngữ là phương tiện
thể hiện thì lập luận chính là sương sống, là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành
cơng và cá tính sáng tạo của mỗi nhà báo trong thể loại bình luận. Lập luận là
sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình
thức của văn bản.
1.3. Là thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận, bình luận đang
ngày càng đóng vai trị quan trọng khi các tờ báo thường dành những trang,
mục có vị trí trang trọng, bắt mắt để đăng tải các bài viết này. Tính chất và vị
trí đặc biệt của bài bình luận trong hệ thống thể loại báo chí chính luận đặt ra
những u cầu và địi hỏi cao đối với các nhà báo viết loại bài này. Thực tiễn
báo chí chỉ ra rằng những cây bút viết bình luận xuất sắc thường là những
người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau

của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hoá- xã hội và cả thế giới tinh

7


thần phong phú, phức tạp của con người. Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong năm tháng kháng chiến dành độc lập dân tộc, những bài bình luận
chính trị sắc sảo của nhà báo lão thành Hoàng Tùng cho đến loại bài bình luận
ngắn, sâu sắc, hàm chứa của Hữu Thọ, Chu Thượng,… là kho tư liệu đồ sộ để
các thế hệ nhà báo sau này học tập về phương pháp thu thập và xử lý thông
tin; cách phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề một cách xác đáng. Nghiên cứu
cách viết bình luận ở những cây bút nổi tiếng này sẽ cho chúng ta nhiều kiến
thức, kinh nghiệm khi muốn tạo ấn tượng với độc giả ở một thể loại báo chí
quan trọng và “khắt khe” này.
Chính từ nhận thức về tầm quan trọng của lập luận trong cách viết bình
luận, xuất phát từ lý luận ngơn ngữ và thực tế báo chí, chúng tơi chọn Phân
tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận ( Qua những bài
bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi) làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.

8


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hình thức đơn giản đầu tiên trong thao tác tư duy con người thể hiện
thái độ khen, chê trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề của cuộc sống là
nguồn gốc của bình luận. Và sự đánh giá có thể coi là dấu hiệu đầu tiên của
hoạt động tư duy bình luận.
Theo nhiều tài liệu về lý luận báo chí trên thế giới thì bình luận xuất
hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX ở Anh và Pháp với “ tác dụng soi sáng và giải

thích một sự kiện, một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó” [ 1, tr. 96].
Ngay từ khi mới ra đời, bình luận đã được các chủ báo khuyến khích vì nó
đem lại cho cơng chúng những tri thức mới ẩn chứa đằng sau những tin tức,
sự kiện và qua sự giải thích, phân tích, nó tác động, ảnh hưởng đến cách suy
nghĩ của người đọc. Do báo chí Việt Nam ra đời muộn nên cũng giống như
nhiều thể loại báo chí khác, bình luận xuất hiện trên các ấn phẩm định kỳ khi
đã là một thể loại hồn chỉnh.
Lịch sử báo chí nước ta từng chứng kiến nhiều cách gọi khác nhau
trước khi đi đến thống nhất tên gọi bình luận cùng với quan niệm đầy đủ về
những đặc trưng của thể loại này như hiện nay. Ví dụ năm 1961, Hội Nhà báo
Việt Nam dùng khái niệm “ngôn luận của báo”; năm 1974 một số dịch giả
người Việt dịch từ tiếng Nga là “luận văn”. Đến năm 1978, các tác giả cuốn
sách “ Giáo trình nghiệp vụ báo chí” của trường Tuyên huấn Trung ương gọi
loại bài này là bình luận trên báo. Sau này, trong cuốn sách “ Nghề nghiệp và
công việc của nhà báo”, tác giả bài “ Bình luận trên báo chí” đã trình bày
quan niệm như sau: “ Bài bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm vụ của
nó là diễn đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện,
nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất
định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [ 12, tr.

9


241]. Hiện nay, báo chí Việt Nam đã có cách gọi thống nhất là thể loại bình
luận.
Do tính thời sự và sự hấp dẫn của loại bài này nên so với các thể loại
chính luận khác, bình luận xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo đặc biệt là trong
mấy năm trở lại đây. Nếu như trước đổi mới, bình luận là những bài viết lớn
phân tích, đánh giá những vấn đề quan trọng của đất nước như: chính sách cải
cách giáo dục, việc phân chia ruộng đất ở nông thôn, cơng tác tun truyền,

cổ động thu thuế... thì nay, loại bài này ít được báo chí sử dụng. Thay vào đó
là những bài bình luận ngắn, nhanh gọn, bắt kịp với những sự kiện nóng bỏng
đang diễn ra hàng ngày. Những năm 1980, 1990, bình luận chủ yếu xuất hiện
trên các tờ báo chính trị lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động…
thì mấy năm trở lại đây, từ báo trung ương đến địa phương, báo ngành, báo
tuần hay nhật báo đều có mục bình luận. Dưới những tiêu đề: Sự kiện và Bình
luận, Cùng bàn luận, Thời sự và suy nghĩ, Theo dòng thời sự hay Vấn đề hôm
nay, Mỗi ngày một ý kiến, Mỗi tuần một ý kiến… các bài bình luận xuất hiện
thường xuyên, ổn định và rất hấp dẫn độc giả.
Đã có rất nhiều khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học và cả luận án
tiến sĩ nghiên cứu, tìm hiểu thể loại bình luận báo chí với các đề tài về ngơn
ngữ bình luận, nghệ thuật bình luận, cá tính sáng tạo của nhà báo khi viết bài
bình luận, bình luận quốc tế trên báo Quân đội nhân dân, sự phát triển của loại
bài bình luận ngắn trên báo chí hiện nay…. nhưng hiếm có người viết nào lại
đi sâu nghiên cứu cách lập luận- yếu tố được coi là then chốt và quyết định sự
thành cơng trong thể loại báo chí này. Ngay cả với những sinh viên, học viên
ở các chuyên ngành về ngơn ngữ thì lý thuyết lập luận chưa được tìm hiểu,
vận dụng nhiều trong khi phân tích các bài báo…
Trong khi lý luận báo chí và thực tiễn nghiên cứu cho thấy bình luận
mới chỉ được xem xét ở góc độ thể loại chứ ít đề tài nào đi sâu phân tích yêú

10


tố lập luận thì trong ngơn ngữ học thế giới, lập luận vẫn còn là một lĩnh vực
mới. Ở Việt Nam, cho đến trước năm 1993, lý thuyết lập luận còn lạ lẫm đối
với Việt ngữ học, kể cả những nhà nghiên cứu quan tâm đến ngữ dụng học.
Chính vì vậy, đi sâu tìm hiểu lý thuyết lập luận để trên căn cứ đó áp dụng
phân tích các bài bình luận báo chí là mục đích của luận văn này. Xác định
Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận là một

hướng đi mới mẻ, một cách tìm hiểu sâu và có tính hệ thống về thể loại này,
chúng tôi đã chọn đề tài này cho luận văn của mình với mong muốn góp phần
công sức nhỏ bé khám phá những đặc sắc và sáng tạo trong cách lập luận của
các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi- những nhà báo đã thành
danh ở thể loại này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
- Về lý thuyết: Chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu thể loại bình luận ở góc độ
báo chí học và chỉ ra vai trị, vị trí của lập luận trong loại bài này. Bên cạnh đó,
trên cơ sở vận dụng lý thuyết lập luận của ngơn ngữ học, người viết phân tích
cấu trúc, các thành phần làm nên lập luận và đặt chúng trong kết cấu bài bình
luận.
- Về thực tiễn: Đi sâu khám phá cách lập luận khi viết bài bình luận ở 3
tác giả: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi để chứng minh rằng: lập luận là
yếu tố then chốt trong thể loại này. Nó là xương sống, cấu trúc và làm nên hệ
thống thơng tin lý lẽ trong bài bình luận.
Có thể nói, trong phạm vi luận văn này, từ phân tích, đánh giá, so sánh
cách lập luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi; chúng tơi muốn hệ
thống hố và đưa ra những nhận định chung, rút ra đặc trưng lập luận và khái
quát nó thành các cấu trúc, mơ hình trong bài bình luận

11


3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trong luận văn này, bằng những kiến thức về ngơn ngữ học và lý luận
báo chí, người viết sẽ cố gắng đi sâu phân tích cách lập luận trong bài bình luận
báo chí để chỉ ra những đặc trưng, sáng tạo trong cách viết thể loại này; sự cần
thiết và yêu cầu chú trọng, đầu tư cho nội dung này khi bình luận báo chí.

- Chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu bản chất, cách kết cấu các thành phần
trong một lập luận, đặc tính của quan hệ lập luận xét trên phương diện ngôn
ngữ học từ đó vận dụng vào việc phân tích các bài bình luận báo chí, chỉ ra
cách lập luận vấn đề khi viết một bài bình luận, nghệ thuật lập luận sao cho
bài bình luận đạt hiệu quả thơng tin cao nhất.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về thể loại bình luận báo
chí và lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hơn 300 bài bình luận được tập hợp
và in trong 3 cuốn: Bản lĩnh Việt Nam ( của Hữu Thọ), Chiếc roi trong tâm
tưởng ( của Chu Thượng) và Ẩn số thời cuộc của Quang Lợi

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, để phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý
thuyết lập luận, dựa trên nguồn tư liệu là hơn 300 bài bình luận báo chí, chúng
tơi dùng các phương pháp sau đây:
- Tìm hiểu lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học từ đó vận dụng vào việc
phân tích các bài bình luận báo chí
- Phân tích, rút ra đặc trưng trong cách lập luận khi viết bình luận của 3
nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi.

12


- Chỉ ra vai trò, mối quan hệ giữa lập luận với các yếu tố khác trong
nghệ thuật viết bài bình luận báo chí.
Các thao tác trên đây xuất phát từ góc nhìn của người tiếp nhận thơng
tin báo chí.


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng I : Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
Chƣơng II: Thử nghiệm ứng dụng lý thuyết lập luận vào việc phân
tích các bài bình luận ( qua tác phẩm của ba nhà báo: Hữu Thọ, Chu
Thượng và Quang Lợi)
Chƣơng III: Vai trò then chốt và những đặc sắc rút ra từ cách lập
luận trong loại bài bình luận báo chí

13


14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt
[1]. Cách viết một bài báo (1987), Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội.
[2]. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngơn từ trên báo chí,
Nxb Lao động, Hà Nội.
[3]. Vũ Quang Hào (2007, tái bản), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thơng tấn,
Hà Nội.
[4]. Vũ Quang Hào, Bài giảng mơn Ngơn ngữ truyền thơng, Khoa Báo
chí, Trường ĐH KHXH và NV ( 2006- 2008).
[5]. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý
luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Thiện Giáp ( 2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
[8]. Đỗ Hữu Châu (1980), “Mấy vấn đề tổng quát trong việc chuẩn mực
hóa và giữ gìn trong sáng của tiếng Việt về mặt từ vựng - ngữ nghĩa”, Tạp chí
Ngơn ngữ .
[9]. Đỗ Hữu Châu ( 2007), Đại cương ngôn ngữ học ( tập 2), Nxb Giáo dục
[10]. Đỗ Hữu Châu ( 1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục
[11]. Đức Dũng ( 2001), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hố- Thơng
tin, Hà Nội.
[12]. Hội Nhà báo TP. HCM, Tạp chí Nghề báo, năm 2002 - 2004.
[13]. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà
báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

15


[14]. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2000), Ngữ
pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[15]. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển
ngôn ngữ, Hà Nội.
[16]. Trần Quang ( 2000), Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
[17]. Trần Thế Phiệt ( 1997), Tác phẩm báo chí ( tập 3), Nxb Giáo dục
[18]. Trần Đình Sử ( chủ biên) ( 1994), Sách làm văn, Nxb Giáo dục
[19]. Hữu Thọ ( 1997), Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, HN, 1997.
[20]. Hữu Thọ ( 2001), Công việc của người viết báo. Nxb Đại học
Quốc gia, HN.
[21]. Hữu Thọ ( 1999), Người hay cãi, Nxb Thanh niên.
[22]. Hữu Thọ ( 1997), Bản lĩnh Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[23]. Hồ Quang Lợi ( 2004), Ẩn số thời cuộc, Nxb Quân đội nhân dân,

Hà Nội.
[24]. Hồ Quang Lợi ( 1997), Cuộc bứt phá toàn cầu, Nxb Quân đội, Hà
Nội
[25]. Chu Thượng, Chiếc roi trong tâm tưởng, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội

[26]. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, 1998
[27]. Hoàng Phê, Phân tích ngữ nghĩa, Tạp chí „„Ngơn ngữ‟‟ số
2/1975
II. Tài liệu dịch
[28]. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (dịch) (1998), Nhà báo - bí quyết
kỹ năng - nghề nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.
[29]. Jean - Luc Martin - Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết báo,
Nxb Thông tấn, Hà Nội.

16


[30]. John Hohenberg (1974), Ký giả chuyên nghiệp, Hiện đại thư xã,
Sài Gòn.
[31]. Đào Tấn Anh, Trần Kiều Vân ( dịch) ( 2004), Các thể loại báo
chí, Nxb Thơng tấn, Hà Nội

III. Tài liệu từ Internet

[32]. Website Google.com.vn
[33]. Website Hocbao.com
[34]. Website Nhabaovietnam.com
[35]. Website Nghebao.com


17



×