Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phóng sự ngắn phát thanh trên hệ vov1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.37 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ PHƯƠNG THÚY

PHÓNG SỰ NGẮN PHÁT THANH TRÊN HỆ VOV1
(Khảo sát chương trình Thời sự 6h, 12h, 18h trên Hệ Thời sự Chính trị tổng
hợp VOV1 6 tháng đầu năm 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ PHƯƠNG THÚY

PHÓNG SỰ NGẮN PHÁT THANH TRÊN HỆ VOV1
(Khảo sát chương trình Thời sự 6h, 12h, 18h trên Hệ Thời sự Chính trị tổng
hợp VOV1 6 tháng đầu năm 2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THANH TỊNH


Hà Nội-2015


ỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ NGẮN PHÁT THANH
..............................................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............. Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Báo phát thanh và chương trình phát thanhError! Bookmark not defined.
1.1.2 Phóng sự phát thanh và phóng sự ngắn phát thanhError! Bookmark not
defined.
1.2. Đặc điểm và kĩ năng thực hiện phóng sự ngắn phát thanhError! Bookmark
not defined.
1.2.1 Đặc điểm...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Kĩ năng thực hiện phóng sự ngắn phát thanhError!
Bookmark
not
defined.
1.3 Tiêu chí của một phóng sự ngắn phát thanh có chất lượngError! Bookmark
not defined.
TIểU KếT CHƯƠNG 1: .....................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHĨNG SỰ NGẮNERROR! BOOKMARK
NOT DEFINED.
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM ............ ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.

2.1 Giới thiệu về Hệ VOV1 và chương trình thời sự 6h,12h,18h trên Hệ VOV1,
Đài TNVN.............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Hệ VOV1-Đài TNVN ................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.2 Chương trình thời sự 6h,12h,18h ................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Tổ chức sản xuất chương trình thời sự trên Hệ VOV1Error! Bookmark
not defined.
2.2 Khảo sát phóng sự ngắn trong các chương trình thời sự 6h,12h và 18h trên Hệ
VOV1 ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Nội dung ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Hình thức ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3 Đánh giá thành công và hạn chế của phóng sự ngắn trên Hệ VOV1 ...... Error!
Bookmark not defined.
2.3.1 Thành công .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Hạn chế........................................................ Error! Bookmark not defined.
TIểU KếT CHƯƠNG 2 .......................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ........ ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
CHẤT LƯỢNG PHĨNG SỰ NGẮN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ................... ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
THỜI SỰ, ĐÀI TNVN ........................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

3.1 Những vấn đề đặt ra ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Nhận thức chưa đúng về vai trị của phóng sự ngắn trong chương trình
thời sự ................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Tư duy, nghiệp vụ cũ về sản xuất phóng sự. Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Thiếu lớp học đào tạo phóng sự ngắn ........ Error! Bookmark not defined.


3.2 Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Chất Lượng Phóng Sự Ngắn Phát Thanh Error!
Bookmark not defined.
3.2.1 Giải pháp chung .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Giải pháp cụ thể .......................................... Error! Bookmark not defined.
TIểU KếT CHƯƠNG 3 .......................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

KẾT LUẬN ..........................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 9
PHỤ LỤC.............................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phóng sự có thể coi như từng lát cắt vấn đề của cuộc sống được phản
ánh qua lăng kính của nhà báo. Dòng tin tức, sự kiện nếu thiếu đi những tác
phẩm phóng sự sẽ khó có thể tạo nên điểm nhấn thông tin, lưu giữ được công
chúng. Hay nói đúng hơn, tiếng nói phản biện xã hội của báo chí sẽ kém phần
hiệu quả nếu khơng có những tác phẩm phóng sự. Và một nhà báo, nếu khơng
có những tác phẩm phóng sự sẽ khó thể hiện tiếng nói, bản sắc cá nhân của
chính mình trước những vấn đề đang đặt ra nhiều dấu hỏi trong xã hội. Những
tác phẩm phóng sự góp phần quan trọng trong việc định hình phong cách,
tiếng nói của một cơ quan báo chí, một nhà báo trong q trình phản ánh hiện
thực cuộc sống.
Chương trình thời sự là một trong những chương trình trọng điểm của
Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp VOV1. Nhiệm vụ của các chương trình thời sự
nói chung là cập nhật thông tin, những vấn đề xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên
khắp mọi miền đất nước và trên thế giới để cung cấp tới thính giả. Hiện nay,
trên sóng Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp có 4 chương trình thời sự/ngày, ở các
khung giờ: 6h, 12h, 18h và 21h30. Ở mỗi khung giờ, nội dung của chương
trình thời sự có một vai trị khác nhau. Ví dụ: chương trình thời sự 6h điểm lại


một số sự kiện chính trị vừa diễn ra, cung cấp những thông tin sẽ diễn ra trong
ngày và một tác phẩm bình luận về một vấn đề đang thu hút sự chú ý của dư
luận. Chương trình thời sự 12h thông tin những sự kiện diễn ra trong ngày.
Điểm nhấn của chương trình này là chun mục "Điểm nóng dư luận", tập
trung bàn sâu vấn đề nóng bằng những bài phản ánh, điều tra, phỏng vấn trực

tiếp qua điện thoại. Chương trình thời sự 18h là một chương trình đinh và
được sự đầu tư, hỗ trợ với thời lượng 60p (tính từ ngày 1.1.2010). Bên cạnh
những thơng tin chính diễn ra trong ngày, chương trình thời sự 18h cịn có
những bài phóng sự, điều tra làm điểm nhấn cho chương trình, thể hiện tiếng
nói của một đài phát thanh quốc gia.
Phóng sự trong chương trình thời sự là một thể loại báo chí đáp ứng
nhu cầu thơng tin minh bạch, khách quan đến với công chúng. Bằng việc đi
sâu vào vấn đề, tìm hiểu, khai thác và phân tích, lý giải, nhà báo thực hiện tác
phẩm phóng sự sẽ tìm thấy những câu trả lời, sự thật đang chìm lấp và chứa
đựng nhiều mâu thuẫn trong đời sống. Với tính chất thơng tin chi tiết, cụ thể
những diễn biến sự việc diễn ra trong ngày đồng thời tạo ra những thơng tin
chiều sâu, phóng sự là thể loại báo chí hữu hiệu giúp cho các chương trình
thời sự nói chung có độ “đằm” nhất định. Sự kiện, sự việc dù có diễn biến
nhanh tới đâu, trong việc thơng tin và định hướng thơng tin cũng cần phải
nhìn nhận lại vấn đề, từ đó khơi gợi tính nhân văn cũng như sự minh bạch.
Với thời lượng và số lượng có hạn nhưng sự có mặt của các tác phẩm phóng
sự đã làm cho chuơng trình thời sự hiệu quả hơn bởi chiều sâu phản ánh của
nó.
Phóng sự nói chung và phóng sự ngắn nói riêng trên sóng chương trình
thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam đóng vai trị quan trọng.Với phạm vi phản
ánh rộng rãi muôn mặt đời sống xã hội, sự xuất hiện của phóng sự ngắn trong
chương trình thời sự đều nhận được sự chú ý đón nghe của thính giả bởi nó đề


cập ngắn gọn nhưng sâu sắc nhiều vấn đề đang nổi cộm trong đời sống dân
sinh. Hơn nữa, trong xu thế vận động của phát thanh hiện đại, phóng sự ngắn
là dạng bài cần được ưu tiên sử dụng với ưu thế ngắn gọn, sinh động và có
sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng.
Tuy vậy, hiện nay việc sử dụng tác phẩm phóng sự ngắn trong các
chương trình thời sự chưa nhiều về số lượng cũng như chưa đồng đều về chất

lượng. Nhiều khi phóng sự ngắn xuất hiện thống qua mà thiếu đi vai trị phân
tích, định hướng. Cũng khơng ít phóng sự mới chỉ dừng lại ở việc "lấp sóng"
khiến cho người nghe chưa thực sự cảm thấy ấn tượng. Bên cạnh đó, trong
các chương trình thời sự vẫn đang thiếu phóng sự ngắn chuyên về những vấn
đề nóng được cơng chúng quan tâm. Cũng chưa có nhiều đề tài được triển
khai một cách cặn kẽ, nhiều kì mà chỉ dừng lại ở dạng phản ánh, gợi mở vấn
đề. Phóng viên khi tác nghiệp cũng chưa chọn ra được nhiều chi tiết hay để
thu hút sự chú ý của người nghe.
Xung quanh việc sáng tạo tác phẩm và sử dụng phóng sự ngắn có nhiều
điều cần phải quan tâm và giải quyết. Cụ thể như: tình hình sử dụng tác phẩm
phóng sự ngắn trên sóng thời sự như thế nào? Những thay đổi về mặt hình
thức và nội dung của thể loại phóng sự nói chung và phóng sự ngắn nói riêng
ra sao trong sự giới hạn của khung giờ thời sự; Nhà báo thực hiện tác phẩm
phóng sự ngắn đang gặp những thuận lợi và khó khăn như thế nào? Chính
sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ cho phóng viên thực hiện phóng sự ngắn ra
sao?...
Trong khi đó, việc nghiên cứu về phóng sự ngắn tại các cơ sở đào tạo
vẫn đang còn thiếu trong lý luận báo chí. Hầu như khơng có cơng trình nghiên
cứu nào đề cập về phóng sự ngắn phát thanh nói riêng, cũng khơng có một
khái niệm cũng như tiêu chí cụ thể để xây dựng một tác phẩm phóng sự phát
thanh. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về phóng


sự ngắn phát thanh nhằm khẳng định vai trò của dạng thức này trên sóng phát
thanh và trong lịng cơng chúng... Với những lý do đó, tác giả quyết định
chọn đề tài: “Phóng sự ngắn phát thanh trên hệ VOV1” cho luận văn Thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cuốn Báo Phát thanh (2002) do Phân viện Báo chí Tun truyền và
Đài Tiếng Nói Việt Nam phối hợp biên soạn có một chương viết về phóng sự

phát thanh của tác giả Đức Dũng. Tại chương XV, tác giả đề cập tới phóng sự
nói chung và phóng sự phát thanh nói riêng, đặc điểm và các dạng phóng sự
phát thanh, các bước thực hiện phóng sự phát thanh và những phẩm chất nghề
nghiệp cần có của một người làm phóng sự phát thanh.
Trong các giáo trình chuyên ngành báo phát thanh phải kể đến cuốn Lý
luận Báo Phát thanh (2003), NXB Văn hóa- Thơng tin, Hà Nội của tác giả
Đức Dũng có một chương nghiên cứu về phóng sự phát thanh, từ trang 193
đến 217, trong đó tác giả đưa ra những quan điểm về thể loại phóng sự nói
chung và phóng sự phát thanh nói riêng; kỹ năng khi đi làm phóng sự phát
thanh... Với cuốn sách này, tác giả có điều kiện tham khảo những lý thuyết cơ
bản về báo phát thanh đồng thời làm căn cứ nghiên cứu lý thuyết phóng sự
ngắn của mình.
Đặc biệt, trong cuốn Phóng sự báo chí hiện đại (2004), NXB Thông
tấn, Hà Nội, tác giả-TS Đức Dũng đã sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu các thể
loại phóng sự, những đặc điểm của phóng sự phát thanh hiện đại và những xu
hướng của phóng sự, viết phóng sự. Cuốn sách gồm 2 phần. Phần 1: Phóng sự
báo chí hiện đại đề cập đến quan niệm, thể loại phóng sự, nhưng đặc điểm
của phóng sự báo chí hiện đại, xu hướng của phóng sự, viết phóng sự. Phần 2,
tác giả giới thiệu 30 bài phóng sự chọn lọc ở các dạng bài khác nhau như :


phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung, phóng sự sự kiện, phóng sự điều tra,
phóng sự về hồn cảnh, hiện trạng. Với cơng trình nghiên cứu này, tác giả
luận văn đã có được phơng kiến thức về phóng sự nói chung, xu hướng phát
triển của thể loại này song song với quá trình giao thoa với một số thể loại
báo chí khác.
Cuốn Các thể loại báo chí phát thanh (2004), NXB Thông tấn, tác giả
Xmirnốp đã dành một phần nhỏ nói về thể loại phóng sự. Tác giả cho rằng
phóng sự là thể loại báo chí năng động, linh hoạt nhất. Tác giả cũng đề cập
những kĩ năng làm phóng sự cần có cho một phóng viên, đặc biệt là năng lực

tự ứng tác, năng lực sáng tạo tại chỗ, tại nơi diễn ra sự kiện.
Bên cạnh đó, cuốn sách Phóng sự báo chí (2005), NXB Lý luận Chính
trị do TS Nguyễn Thị Thoa và TS Đức Dũng chủ biên, đề cập tới sự hình
thành và phát triển của phóng sự, đặc điểm thể loại, các dạng phóng sự và kỹ
năng của phóng viên khi đi làm phóng sự; đưa ra những kĩ năng làm phóng sự
báo in và báo mạng điện tử, phóng sự truyền hình. Cuốn sách này cũng dành
một phần dung lượng nghiên cứu về phóng sự phát thanh về quan niệm, đặc
điểm trong sự chi phối của đặc trưng phát thanh, vai trò của tiếng động trong
phóng sự phát thanh. Đặc biệt, tác giả cũng đưa ra quy trình thực hiện phóng
sự phát thanh với các bước cụ thể như: xác định chủ đề, đề tài; xây dựng đề
cương; khai thác tư liệu, thể hiện tác phẩm. Đồng thời, kĩ năng làm phóng sự
phát thanh cũng được đề cập với việc sử dụng máy ghi âm, kĩ năng thể hiện
lời dẫn và kĩ năng phỏng vấn nhân chứng.
Với mong muốn nhìn nhận tồn bộ các thể ký báo chí, trong cuốn Các
thể kí báo chí, tác giả Đức Dũng có dành một phần nhỏ nói về phóng sự. Bên
cạnh khái lược sự hình thành, phát triển của phóng sự trên thế giới và ở Việt
Nam, tác giả đã đưa ra khái niệm riêng về phóng sự là một thể loại đứng giữa
văn học và báo chí có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người,


tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh phát triển dưới dạng một
bước tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò quan
trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn
học. Tác giả cũng đưa ra những nhận định về cái tơi trần thuật trong phóng
sự- là người dẫn chuyện, kết nối những dữ liệu mà tác phẩm đề cập; Tác giả
cũng xây dựng kết cấu của tác phẩm phóng sự, hồn cảnh xuất hiện phóng sự
là hồn cảnh "có vấn đề", ở những thời điểm cuộc sống đang có những
chuyển biến mạnh mẽ. Tuy vậy, trong cuốn sách này tác giả mới chỉ dừng lại
ở phạm vi phóng sự nói chung, hồn tồn khơng đề cập đến phóng sự phát
thanh hay phóng sự ngắn phát thanh.

Ngồi ra phải kể đến cuốn sách Phóng sự Việt Nam thời kì đổi mới
(2009), NXB Chính trị-Hành chính của TS Trịnh Thị Bích Liên là cơng trình
đầu tiên tổng kết về mặt lý thuyết và lịch sử chặng đường phát triển của
phóng sự báo chí từ những năm 80 của thế kỉ 20 cho đến những năm đầu thế
kỉ 21. Khơng chỉ đề cập chi tiết về phóng sự Việt Nam thời kì đổi mới ở các
khía cạnh như khái niệm, mối quan hệ với các thể loại báo chí khác, đặc
trưng, thi pháp của phóng sự… tác giả cịn phân tích về số phận của phóng sự
trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hóa.
Bên cạnh các giáo trình đang được sử dụng để giảng dạy trong các
trường đào tạo chuyên ngành báo chí, một số cuốn sách được viết bằng kinh
nghiệm thực tế của các tác giả trong và ngồi nước cũng là tài liệu tham khảo
bổ ích, cung cấp những góc nhìn thực tiễn về hoạt động tác nghiệp phát thanh,
trong đó có phóng sự ngắn. Ví dụ như cuốn Nhà báo hiện đại (2007), NXB
Trẻ ấn hành của Missouri Group; Cẩm nang đạo đức báo chí (2009) của
GS.TS Tạ Ngọc Tấn và PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng, do Bộ Thông tin và
Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển ấn hành; Cẩm nang phóng
viên (2010) của tác giả Eva-Pia Worland và Ami Anderson; cuốn Giáo trình


thực hành kĩ thuật và thể loại báo in do Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản...
Theo đó, nội dung đề cập về phóng sự bao gồm định nghĩa về phóng sự,
những phẩm chất cần có của người phóng viên cần phát huy khi làm phóng
sự, một số lời khuyên khi viết phóng sự như: chọn góc độ tốt, làm chủ thời
gian, là một cơng chúng tích cực khi làm phóng sự...Tuy nhiên, những cuốn
sách này chưa đề cập đến phóng sự ngắn phát thanh mà chỉ dừng ở thể loại
phóng sự nói chung.
Ở mảng luận văn tốt nghiệp Cao học chun ngành Báo chí học,
Truyền thơng đại chúng cũng đã có nhiều học viên lựa chọn đề tài phóng sự
để nghiên cứu. Tuy nhiên, nói về phóng sự ngắn thì hiện tại mới chỉ có một số
luận văn nghiên cứu phóng sự ngắn truyền hình. Năm 2011, tác giả Phan Tư

Doãn đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Học Viện Báo
chí Tuyên truyền với đề tài “Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong
chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh”.
Năm 2014, với đề tài “ Kĩ năng làm phóng sự ngắn truyền hình cho chương
trình thời sự của đài phát thanh và truyền hình địa phương”, tác giả Bùi Minh
Thu đã đề cập đến những ưu điểm và hạn chế trong kĩ năng làm phóng sự
ngắn truyền hình ở các Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ, Tuyên Quang,
Hà Giang, giải pháp nâng cao kĩ năng phóng sự ngắn trong chương trình thời
sự truyền hình tại các đài địa phương. Tác giả Nguyễn Văn Long, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã bảo vệ thành cơng đề tài "Kết cấu phóng sự
ngắn truyền hình". Tác giả đã nghiên cứu và đề xuất các dạng kết cấu về hình
thức và nội dung của phóng sự ngắn truyền hình, qua đó gợi mở những
ngun tắc sáng tạo trong hoạt động tác nghiệp, thực hiện phóng sự ngắn
truyền hình...
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên đang dừng ở mức tìm hiểu về
phóng sự ngắn nói chung, phóng sự ngắn truyền hình nói riêng, chưa có tác


giả nào nghiên cứu về phóng sự ngắn phát thanh. Chính vì vậy tác giả lựa
chọn đề tài “Phóng sự ngắn phát thanh trên hệ VOV1” với mong muốn tìm
hiểu sâu hơn về nội dung, hình thức, kĩ năng thực hiện của dạng thức này trên
sóng phát thanh, cụ thể là trên Hệ VOV1 hiện nay. Từ đó, tác giả luận văn
cũng xác định những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc khi sử dụng phóng sự
ngắn phát thanh trên thực tế đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao chất
lượng phóng sự ngắn trên sóng phát thanh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2008), Những kĩ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền
thông đại chúng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. A.A Chertưchơnưi (2004), Báo chí điều tra, Nhà xuất bản Thơng tấn,

TP. HCM.
3. A.A Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, Nhà xuất bản Thơng
tấn, TP HCM.
4. Hồng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện
đại, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.
5. TS Đức Dũng (2003), Lý luận Báo Phát thanh, Nhà xuất bản Văn hóaThơng tin, Hà Nội.
6. TS Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, Nhà xuất bản Thơng
Tấn, TP. HCM.
7. Nguyễn Văn Dững chủ biên (2011), Báo chí truyền thơng hiện đại, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nhà xuất
bản Lao động, Hà Nội.


9. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Ths Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền
thông- Lý thuyết và kĩ năng cơ bản, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà
Nội.
10.Lê Đình Đạo (2005), Trao đổi ý kiến nghiệp vụ Nâng cao chất lượng
Hệ VOV1, tạp chí Nghiệp vụ phát thanh số 6, Hà Nội.
11.Đài Tiếng nói Việt Nam (9/2005), 60 năm tiếng nói Việt Nam, công ty
in Khuyến học - Kế hoạch, Hà Nội.
12.PGS.TS Từ Điền (1996), Điều tra thăm dò dư luận, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
13.Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
14.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền (2005), 80 năm báo chí Cách mạng Việt Nam- Những bài học
lịch sử và định hướng phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
15.Hội Nhà báo Việt Nam (1998), Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công
dân của nhà báo, Hà Nội.

16.Nguyễn Thị Mai Hồng, Đài Tiếng Nói Việt Nam: Bài nghiên cứu "Làm
thế nào để có bài phóng sự đúng, trúng và hay?", Tạp chí Nghiệp vụ
phát thanh, tập 5, tr 6-9.
17.Nguyễn Văn Hùng, 2013, Luận văn Thạc sĩ: "Phóng sự điều tra trên
báo in về đề tài nông nghiệp, nông thôn”, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
18. Trương Thị Kiên, 2010, Luận án Tiến sĩ: "Lời nói trong báo phát
thanh Việt Nam hiện nay", Học viện Báo chí Tuyên truyền.
19.TS. Trịnh Thị Bích Liên (2010), Phóng sự Việt Nam thời kì đổi mới,
Nhà xuất bản Chính trị- Hành chính, Hà Nội.
20.Luật báo chí (1990), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


21.Mai Quỳnh Nam, (2005), Nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng,
bài đăng trong cuốn Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6,
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
22.Phạm Thị Bích Ngọc (2009), Khóa luận tốt nghiệp “Xử lý thơng tin
chương trình Thời sự hệ VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam" (khảo sát từ
tháng 12/2008 đến tháng 5/2009), Hà Nội, tr. 9]
23.Phân viện báo chí Tun truyền – Đài Tiếng nói Việt Nam (2002), Báo
phát thanh, Nhà xuất bản Văn hố thơng tin, Hà Nội.
24.Phân viện Báo chí Tuyên truyền (2000), Báo chí những điểm nhìn từ
thực tiễn, tập 1, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
25.Phan Quang (2005), Nghề báo nghiệp văn, Nhà xuất bản Thông tấn.
26.Trần Quang (2006), Các thể loại báo chí chính luận, (giáo trình của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) .
27.Phạm Văn Quyết- Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên
cứu xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
28.Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo
chí truyền thơng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

29.Hữu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
30.Tạ Ngọc Tấn chủ biên (2005), Cơ sở lý luận báo chí, Nhà xuất bản Lý
luận Chính trị, Hà Nội.
31. PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Thế Hài (1995), Tác phẩm báo chí, tập
1, Nhà xuất bản Giáo dục.
32.Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
33.TS Nguyễn Thị Thoa, TS Đức Dũng (2005), Phóng sự báo chí, Nhà
xuất bản Lý luận-Chính trị.


34.Đinh Thị Phương Thúy (2010), Khóa luận tốt nghiệp, “Nâng cao chất
lượng phóng sự trong chương trình Thời sự 18h, Hệ VOV1, Đài
TNVN” (khảo sát chương trình Thời sự 18h từ 10/2009 đến 5/2010)
35.V.V Xmirnốp (2004), Các thể loại báo chí phát thanh, Nhà xuất bản
Thơng tấn, Hà Nội.
36.Viện ngơn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Trung tâm từ điển học.
37. Eva-Pia Worland và Ami Anderson, Cẩm nang phóng viên (2010), Bộ
Thơng tin và Truyền thông, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam ấn
hành.



×