Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

hiệu quả của phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền hình của đài phát thanh - truyền hình tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.67 KB, 30 trang )








LUẬN VĂN:

Hiệu quả của phóng sự ngắn trong chương
trỡnh thời sự truyền hỡnh của Đài Phát
thanh - Truyền hỡnh Tuyờn Quang









mở đầu

1. Vị trí, vai trò của báo chí - truyền hình trong đời sống xã hội
Hồ Chí Minh là nhà báo cách mạng đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt
Nam, là người thầy vĩ đai của báo chí cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn coi
hoạt động báo chí là quan trọng, coi báo chí là phương tiện chủ yếu để tuyên truyền, vận
động và giáo dục quần chúng, là vũ khí sắc bén đấu tranh với quân thù.
Trong nhiều thập kỷ qua, từ thực tiễn hoạt động của báo chí, cũng như Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò và tác dụng to lớn của báo
chí. Trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ VII Hội nhà báo Việt Nam, đồng chí Tổng Bí


thư Đỗ Mười khẳng định:
"Các phương tiện thông tin đại chúng đã đảm bảo định hướng chính trị đúng đắn
và xu hướng lành mạnh trong dư luận xã hội; nhiệt tình ủng hộ các nước, nêu cao các
điển hình tốt, cổ vũ, tìm tòi và sáng tạo, khuyến khích những nhân tố tích cực ngay từ khi
mới manh nha; hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và các hiện
tượng tiêu cực khác, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc, được dư luận đồng tình, góp phần
củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với chế độ. (Bài phát biểu của
Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Đại hội lần thứ VII Hội nhà báo Việt Nam. Báo nhân dân ngày
9/3/1995).
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay cũng như các thể loại báo in, báo
nói, báo điện tử, kể từ khi ra đời Truyền hình có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và nặng nề
đó là phương tiện thông tin cần xử lý tốt lượng thông tin trong nước, quốc tế nhằm đáp
ứng nhu cầu thông tin đa dạng, nhiều chiều của xã hội. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới
hiện nay, truyền hình luôn giữ vai trò người chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng,
văn hóa, thực hiện tốt nhiệm vụ làm cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trên mọi lĩnh vực của công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội.





2. Lý do chọn đề tài
Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông
tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Trong một chương trình truyền hình, đặc biệt là
chương trình thời sự thì phóng sự truyền hình chiếm vị trí quan trọng góp phần quyết
định sự thành bại của một chương trình truyền hình bởi nó vừa thể hiện nội dung phản
ánh phong phú cả về đề tài lẫn nội dung phản ánh, đề cập đến mọi khía cạnh lĩnh vực
cuộc sống trong sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của đất nước và địa phương. Các
phóng sự truyền hình luôn luôn theo sát các sự kiện, tình huống nổi bật trong dòng thời

sự, trào lưu phản ánh đời sống chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.
Từ suy nghĩ đó, em đã chọn đề tài: " Hiệu quả của phóng sự ngắn trong chương
trỡnh thời sự truyền hỡnh của Đài Phát thanh - Truyền hỡnh Tuyờn Quang làm đề tài
tiểu luận.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng:
Đề tài này được khảo sát trong chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát
thanh - Truyền hình Tuyên Quang.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát chương trình truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang
trong 2 năm 2005-2006, qua các bài viết của nhà báo, phóng viên, cộng tác viên về phóng
sự ngắn truyền hình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Qua thực tế chương trình truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên
Quang trong 2 năm 2005-2006, em sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích
các bài viết.
5. Bố cục tiểu luận
* Lời giới thiệu, mở đầu, nội dung và kết luận. Nội dung gồm 2 chương
Chương I: Lý luận cơ bản về phóng sự truyền hình, phóng sự ngắn truyền hình.



Chương II: Cách thức tổ chức thực hiện và hiệu quả phóng sự ngắn của Đài Phát
thanh - Truyền hình Tuyên Quang.
* Kết luận
* Tài liệu tham khảo và mục lục






Chương 1
lý luận cơ bản về phóng sự truyền hình
phóng sự ngắn truyền hình

1. Lý luận chung
a. Phóng sự là gì?
Phóng sự là thể loại báo chí phản ánh sự kiện, hiện tượng, vấn đề theo logic khách
quan trong quá trình phát sinh phát triển bằng ngôn ngữ, hình ảnh và âm thanh. Những
thông tin này bao gồm sự kiện, vấn đề và cả quan điểm, thái độ của nhà báo trước sự
kiện, vấn đề đó [Định nghĩa: trang 95, Sách sản xuất chương trình Truyền hình - tác giả
Trần Bảo Khánh - Học viện Báo chí tuyên truyền].
* Kết cấu nội dung:
Kết cấu của một tác phẩm phóng sự có tác dụng không nhỏ đối với việc làm nổi
bật chủ đề tư tưởng của bài. Vì vậy, khi xây dựng kết cấu tác phẩm phóng sự, trước hết
người làm báo phải căn cứ vào chủ đề, đề tài, tài liệu cụ thể, đối tượng cần tác động và
các yêu cầu cụ thể khác của từng loại hình báo chí, đồng thời kết hợp với vị trí của mình,
hình dung lại toàn bộ sự kiện để định ra còn bốc cục tương ứng.
Hiện nay có một vài bố cục của phóng sự thường được thể hiện là:
+ Bố cục theo bậc thang diễn biến sự kiện:
Đây là cách thể hiện nội dung theo bậc thang nhận thức tuần tự trước sau. Bố cục
này đòi hỏi người làm phóng sự chú ý trình bày diễn biến chung của sự kiện kết hợp với
những chi tiết đặc sắc, tạo cho công chúng tiếp nhận luôn luôn bắt gặp cái mới, cái bất
ngờ.
+ Bố cục theo hình tam giác ngược:
Đây là cách thể hiện nội dung bằng cách đưa đỉnh cao của một số sự kiện lên trên
theo mô hình tam giác lộn ngược, vận dụng để phản ánh những trường hợp đặc sắc mà tin
tức đã phản ánh nhưng chưa giải đáp những mâu thuẫn cụ thể đang trong quá trình vận
động và những biện pháp giải quyết hữu hiệu.

+ Bố cục theo hình thức kết hợp các biến cố của nhiều sự kiện:



Theo bố cục này, người làm phóng sự có thể tập hợp những tài liệu tản mạn thành
những thiên phóng sự có giá trị. Đây là một trong những lợi thế của phóng sự ["Các thể
loại báo chí chính luận nghệ thuật của PGS.TS. Dương Xuân Sơn từ tr. 53-56].
* Thành phần kết cấu phóng sự gồm:
+ Phần mở đầu: Còn gọi là phần nêu vấn đề: thông qua một sự kiện, sự việc, tình
huống hay một con người cụ thể, tác giả nêu được vấn đề mà bài phóng sự của mình sẽ
đề cập tới. Có nhiều cách nêu vấn đề nhưng phải đạt được mục đích chính là nêu lên vấn
đề mà tác giả sẽ tập trung làm rõ.
+ Phần thân bài: Còn gọi là phần diễn giải, chứng minh sự tồn tại của vấn đề đã
nêu. Thân bài là thành phần chủ chốt của tác phẩm, là bộ phận trung tâm thể hiện tư
tưởng, chủ đề tác phẩm phóng sự. Thân bài là phần trình bày nội dung sinh động của sự
kiện. Trong phần này tác giả trình bày những con số, chi tiết sự việc, con người có thật,
điển hình mà bản thân tác giả đã thu thập được. Những dữ kiện ấy được sắp xếp một cách
có chủ định nhằm minh họa một cách rõ ràng nhất vấn đề đã nêu lên. Đồng thời phải đảm
bảo đáp ứng những tiêu chuẩn như tính điển hình, thời sự, độc đáo, hấp dẫn, nhằm đạt tới
những hiệu quả thông tin cao nhất.
+ Phần kết luận: Đây là phần được coi là quan trọng nhất vì nó là mục đích của tác
phẩm cần đạt tới. Trong phóng sự, lập luận phải rõ ràng, các yếu tố luận cứ, luận chứng,
luận điểm phải liên kết với nhau tạo nên hiệu quả đồng nhất phần này thường được trình
bày ngắn gọn, hàm súc và gây ấn tượng mạnh.
- Trong 3 phần thì 2 phần sau được coi là chủ chống nhất làm nên xương thịt và
linh hồn của phóng sự.
Để có được một tác phẩm phóng sự truyền hình hoàn hảo phải đảm bảo 4 tiêu chí:
+ Phản ánh những vấn đề, sự kiện chứa đựng những mâu thuẫn nổi bật.
+ Phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh sống động, với những chi tiết vừa
khái quát, vừa cụ thể, sinh động.

+ Còn nhân chứng trực tiếp tham gia thông tin, trong đó tác giả cũng là một nhân
chứng và là nhân chứng quan trọng nhất.



+ Bút pháp phong phú, giọng điệu linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, hình ảnh, âm
thanh rõ, nét
Một phóng sự tốt là truyền đạt thông tin bằng hình ảnh và âm thanh, với sự cân đối
giữa hình ảnh và âm thanh.
Mỗi phóng sự phải có thời lượng tương xứng cho đến nay vẫn đang có rất nhiều
quan điểm về thời lượng của một phóng sự. Tựu chung lại phóng sự truyền hình thường
trong khoảng thời lượng từ 5 phút đến 8 phút.
Trên các chương trình truyền hình hiện nay có một số dạng phóng sự phổ biến
sau:
- Phóng sự điều tra.
- Phóng sự vấn đề.
- Phóng sự sự kiện.
- Phóng sự chân dung.
b. Vai trò của phóng sự truyền hình:
Trước hết, phải khẳng định ngay rằng: Cho đến nay phóng sự truyền hình đã trở
thành một thể loại không thể thiếu được trong các chương trình truyền hình của bất cứ
một Đài truyền hình nào.
Trong kết cấu một chương trình truyền hình cụ thể thì phóng sự truyền hình giữ
vai trò quan trọng bậc nhất, nó quyết định phần lớn sự thành công của chương trình. Bởi
phóng sự truyền hình vừa thể hiện nội dung phản ánh phong phú cả về đề tài lẫn nội dung
phản ánh. Xen kẽ các chương trình thời sự của Đài truyền hình là những phóng sự truyền
hình về những sự kiện xảy ra hàng giờ, hàng ngày, thậm chí hàng phút trên thế giới. Khác
với tin truyền hình chỉ thông báo ngắn gọn về kết quả của một sự kiện, ở "điểm nút" của
sự kiện, còn phóng sự truyền hình phản ánh chi tiết một sự kiện hấp dẫn, một biến cố
nóng hổi mà người xem cần quan tâm, cần biết. Phóng sự truyền hình sẽ cho biết sự kiện

đó diễn ra như thế nào? cùng với những thông tin bối cảnh của sự kiện đó, nguyên nhân
của sự kiện, tác động của sự kiện
Phóng sự truyền hình sử dụng ngôn ngữ tổng hợp giữa âm thanh và hình ảnh, cùng
lúc hướng tới một luận đề nhất định.



c. Tính hiệu quả của phóng sự truyền hình:
Phóng sự truyền hình truyền tải nội dung thông tin ở thời hiện tại. Người xem hiểu
được ngay lập tức phóng sự được phát đi. Nội dung thông tin của phóng sự được tiếp
nhận theo trình tự logic diễn biến của sự kiện. Người xem khám phá dần sự kiện theo thứ
tự mà tác giả sắp xếp. Mỗi hình ảnh, mỗi âm thanh đều có nội dung của phóng sự truyền
hình nhất thiết phải cô đọng và ngắn gọn thì mới có hiệu quả. Chỉ cần một vài thông tin
mà làm cho khán giả không hiểu đúng sẽ làm ảnh hưởng đến sự chú ý và không còn cảm
giác muốn hứng thú theo dõi nữa.
Hiệu quả của phóng sự truyền hình chính là ở chỗ các thông tin lý thú và bổ ích
hơn tin về sự kiện, và khía cạnh chuyển tải chiều sâu của nó
d. Phóng sự ngắn (phóng sự thời sự):
Phóng sự ngắn truyền hình thuộc một dạng của thể loại phóng sự, có chung đặc
điểm của phóng sự truyền hình, về dung lượng khoảng từ một phút rưỡi đến dưới 5 phút.
Phóng sự ngắn có đặc điểm nổi trội đó là:
+ Tính thời sự: Phóng sự ngắn truyền hình phản ánh một sự kiện nóng hổi hay một
vấn đề thời sự trong đó chủ yếu là những thông tin sự kiện, hình ảnh của phóng sự ngắn
truyền hình phải là hình ảnh thời sự của hiện tại.
+ Chi tiết: Phóng sự ngắn truyền hình thường đi vào những chi tiết và số liệu cụ
thể và lời bình trong phóng sự truyền hình không xa sự kiện mà bám chặt vào nó.
+ Hình ảnh: Trong phóng sự ngắn truyền hình thì điều quan trọng nhất là những
hình ảnh thời sự "đắt giá" là khả năng nắm bắt thời cuộc nóng hổi.
+ Âm thanh: Trong phóng sự ngắn truyền hình, âm thanh, đặc biệt là tiếng động
hiện trường (tiếng động nền) là hết sức quan trọng, đây chính là yếu tố khẳng định tính

chính xác và tác động mạnh đến sự thu hút của khán giả.
+ Sự kiện: Phóng sự ngắn truyền hình thông thường chỉ là sự phản ánh một sự
kiện, một vấn đề một cách đầy đủ và chi tiết.
Trong các chương trình truyền hình hiện nay thì phóng sự ngắn truyền hình được
sử dụng khá phổ biến và chiếm ưu thế. Đặc biệt là trong các chương trình truyền hình
thời sự, chương trình chuyên đề và chuyên mục



Trong các chương trình thời sự truyền hình hiện nay thì phóng sự ngắn được sử
dụng như xương sống của chương trình.
2. Phóng sự ngắn trong chương trình thời sự của Đài Phát thanh - Truyền
hình Tuyên Quang
a. Đặc điểm công chúng báo chí ở Tuyên Quang
a.1. Đặc điểm dân cư, dân số và quan hệ tộc người:
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tỉnh Tuyên Quang có 6
huyện, thị xã (gồm: 5 huyện là Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và
thị xã Tuyên Quang) có 145 xã, phường, thị trấn trong đó có 38 xã và 1 thị trấn thuộc
vùng cao, 22 xã vùng sâu, vùng xa.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Tuyên Quang là 5.800 km
2
. Địa hình Tuyên
Quang bị chia cắt lớn bởi hệ thống sông ngòi dày đặc, núi đồi trùng điệp. Núi, đồi Tuyên
Quang chiếm 73% diện tích. Tuyên Quang là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi một nguồn tài
nguyên khoáng sản giàu có. Rừng có nhiều gỗ quý hiếm như: đinh, lim, sến, táu, nghiến,
lát lòng đất Tuyên Quang chứa nhiều khoáng sản như vàng, thiếc, chì, kẽm, barít,
ăngtimon, mangan
Tuyên Quang dân số trên 70 vạn người, với hơn 22 dân tộc anh em, trong đó các
dân tộc ít người chiếm tỷ lệ hơn 50% (Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, H'mông ). Dân số
thành thị chiếm trên 10%, nông thôn chiếm gần 90%; hơn 80% dân số sống bằng nghề

nông - lâm nghiệp. Nói chung, các dân tộc ở Tuyên Quang đều giữ được tiếng nói riêng,
nhiều dân tộc còn giữ được sắc phục và tập quán sinh hoạt, văn hóa, kiến trúc nhà cửa
độc đáo của mình Mặc dù mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, song họ tích cực
giao lưu, tiepé thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác và của nhân loại, tạo nên
tính đa dạng và phong phú trong đời sống tinh thần của dân tộc.
Điều kiện tự nhiên tạo cho Tuyên Quang có lợi thế cả về kinh tế - xã hội. Nhân
dân các dân tộc trong tỉnh đã tạo dựng lên nhiều truyền thống quý báu đó là: tinh thần
đoàn kết gắn bó cộng đồng, có lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự lực, tự cường. Là mảnh
đất vốn có lịch sử lâu đời, Tuyên Quang như một dấu son với Tân Trào là "Thủ đô khu
giải phóng"; nơi đã bảo vệ an toàn các cơ quan của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí



Minh đã lãnh đạo thành công cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8, giành độc lập tự
do cho dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Kim Bình - Chiêm Hóa là nơi diễn ra Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ hai.
Tuyên Quang còn là căn cứ của cách mạng Lào anh em (Đà Bàn - xã Mỹ Bằng - Yên
Sơn).
Phát huy truyền thống cách mạng, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan
trọng. Nền kinh tế có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
đạt trên 14%; về văn hóa - xã hội, Tuyên Quang là tỉnh miền núi đầu tiên trong cả nước
hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học, xóa mù chữ (năm 1997) và là tỉnh thứ 7 trong
cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở năm 2002. Còn hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển mạnh, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân được quan tâm đúng mức.
a.2. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí:
ở Tuyên Quang, ngoài dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất thì đồng bào các dân tộc
Tày, Nùng, Dao, Cao Lan có tỷ lệ cao hơn cả. Do vị trí địa lý, tự nhiên của Tuyên Quang
chia thành 2 vùng rõ rệt nên đồng bào các dân tộc vùng thấp dễ tiếp cận và chịu ảnh

hưởng của bản sắc văn hóa Việt Nam hơn đồng bào khu vực vùng cao. Khả năng nhận
thức, tư duy sáng tạo, trí tuệ được nâng lên rõ rệt. Chính bởi vậy nhu cầu tiếp nhận thông
tin báo chí lớn hơn rất nhiều so với vùng núi cao.
Mặc dù vậy, đồng bào các dân tộc Tuyên Quang nói chung, các dân tộc thiểu số
nói riêng còn nhiều điểm hạn chế đó là: trình độ dân trí không đồng đều, khả năng tiếp
cận, tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin báo chí còn gặp nhiều khó khăn.
Một điều dễ nhận thấy ở đồng bào các dân tộc nơi đây là bản tính tự ti, bảo thủ, cố hữu,
cục bộ địa phương, lòng tự tôn dân tộc và tiếng nói riêng thái quá đã khiến cho việc tiếp
thu cái mới, tiến bộ còn chậm. Cho đến hiện nay, vẫn còn nhiều hủ tục, thói quen lạc hậu
mà không mấy dễ dàng có thể thay đổi được đặc biệt là những nơi đồng bào vùng sâu,
vùng cao, vùng xa. Một khó khăn nữa đó là tâm lý tích cực học tập, tiếp thu khoa học kỹ



thuật chưa thực sự rõ nét, thích cuộc sống du canh, du cư tự do còn không ít trong cộng
đồng dân cư nơi xa xôi, hẻo lánh.
a.3. Tình hình thông tin báo chí và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các
dân tộc Tuyên Quang:
Do có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và xã hội so với các vùng miền
khác trong khu vực và cả nước. Đặc biệt là vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa còn gặp
nhiều khó khăn trong công tác tiếp cận thông tin báo chí. Trong nhiều năm qua cấp uỷ,
chính quyền từ tỉnh đến cơ sở ở Tuyên Quang đã đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ tuyên
truyền đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, công tác thông tin, báo chí phục vụ nhân
dân các dân tộc khu vực miền núi đã và đang tích cực được thực hiện. Các cơ quan chức
năng, ban, ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực tham gia quản lý và tổ chức đưa
thông tin, báo chí phục vụ cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh nói chung và miền núi nói
riêng. Các loại hình báo chí, số lượng và nội dung thông tin ngày càng phong phú và đa
dạng. Việc quản lý, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền từng bước được cải thiện và
đem lại hiệu quả rõ rệt. Ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này hàng năm đều tăng
lên, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công tác thông tin, tuyên truyền. Sự quan tâm của

Đảng, Nhà nước và địa phương đã đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống của
đồng bào từng bước được cải thiện và nâng cao; bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng có
sự khởi sắc.
Mặc dù đã có được những chuyển biến tích cực nói trên, song sự thu hẹp khoảng
cách phát triển về mọi mặt của đồng bào các dân tộc giữa các vùng miền chưa thực sự
như mong muốn, đặc biệt là so với mặt bằng chung của khu vực và cả nước. Nguyên
nhân chính do Tuyên Quang vẫn là tỉnh thuộc diện nghèo trong cả nước; lại là tỉnh miền
núi nên gặp không ít khó khưan trong công tác thông tin, tuyên truyền. Trong đó các ấn
phẩm, báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình chưa đến được hết với đồng bào các
dân tộc trong tỉnh, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và công chúng. Công
tác tuyên truyền, thông tin báo chí chủ yếu thông qua hệ thống báo, đài và công tác tuyên
truyền miệng.



a.4. Chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên
Quang:
Ngày 30/10/1976; Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tuyên đã ra quyết định thành lập Đài
Phát thanh Hà Tuyên, tiền thân của Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang ngày nay.
Thời điểm này Đài chỉ có chức năng làm truyền thanh và phát thanh với 4 thứ tiếng:
Kinh, Tày, Dao, H'mông.
Năm 1978, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tuyên giao nhiệm vụ xây dựng Đài truyền
hình các huyện thị xã và các trạm truyền thanh cơ sở. Từ đó, Đài không chỉ là một tờ báo
nói điện tử mà còn trở thành ngành phát thanh của tỉnh.
Tháng 10/1991, tỉnh Hà Tuyên chia tách thành 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang,
cùng thời điểm này Đài được tỉnh giao thêm nhiệm vụ mới là làm truyền hình trở thành
Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang.
Thực hiện nhiệm vụ được giao. Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Tuyên Quang đã
tổ chức sản xuất và phát song chương trình truyền hình phục vụ đồng bào các dân tộc
trong tỉnh.

Từ năm 1992-1997 - Đài thực hiện mỗi tuần sản xuất 3 chương trình thời sự phát
sóng vào thứ 3 - 5 và 7 thời lượng 15 phút.
Đầu năm 1998: thực hiện sản xuất - phát sóng mỗi tuần 5 chương trình, thời lượng
30 phút.
Từ năm 2001 - 11/2004: thực hiện sản xuất và phát sóng 45 phút/chương trình.
Từ năm 2004 - nay: Đài đã nâng số buổi phát sóng lên 2 chương trình/ngày gồm
chương trình thời sự buổi trưa và chương trình thời sự buổi tối. Cùng với phần tin tức
thời sự. Đài đã duy trì và phát sóng định kỳ 22 chuyên mục như: thuế Tuyên Quang, an
ninh Tuyên Quang, văn hóa xã hội, khuyến nông Tuyên Quang, người tốt việc tốt, xuất
khẩu lao động, lao động và công đoàn, quân sự, quốc phòng Các tin, bài để phản ánh
mọi mặt của đời sống xã hội như: chính trị - kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng Các Đài Truyền thanh huyện, thị xã duy trì tốt còn chuyên mục "Đài huyện thị"
và gửi tin, bài cộng tác viên thường xuyên với Đài tỉnh. Bình quân mỗi tháng Đài thực
hiện sản xuất và phát sóng trên 300 tin, bài.



* Thuận lợi:
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Tỉnh
uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và 2 Đài quốc gia. Sự phối kết hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương cơ sở.
Đài có đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên trình độ chuyên
môn, tay nghề vững vàng. Ban Thời sự hiện nay gồm 90% cán bộ, phóng viên, biên tập
viên có trình độ cao đẳng, đại học; 100% kỹ thuật viên có trình độ từ cao đẳng trở lên
Một thuận lợi nữa là trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ
sở vật chất của Đài ngày một khang trang hơn. Xây dựng cột phát sóng cao 125 mét để
nâng cao diện phủ sóng, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho trung tâm sản xuất chương
trình, trung tâm truyền dẫn phát sóng, thiết bị máy quay camera, xe truyền hình lưu
động
* Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi, Đài cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như:
Cơ sở vật chất mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ.
Thiết bị sản xuất chương trình còn đơn chiếc. Hiện Đài Phát thanh - Truyền hình
Tuyên Quang mới chỉ tiếp, phát sóng được 2 kênh VTV1 và VTV3 chương trình của Đài
chưa thực hiện kênh riêng nên không nâng cao được thời lượng chương trình.
Đội ngũ cán bộ, phóng viên còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn hạn
chế (thiếu phóng viên chuyên ngành Truyền hình). Đội ngũ Phát thanh viên hầu hết do
tuyển thẳng, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ.
Điều kiện địa lý ảnh hưởng xấu đến diện phủ sóng. Hiện tại sóng truyền hình mới
chỉ phủ được ở thị xã Tuyên Quang và một số vùng lân cận, các huyện đều phải thực hiện
phát lại chương trình của Đài tỉnh. Diện phủ sóng đến nay mới đạt tỷ lệ 70,3% dân số.
* Đặc điểm của chương trình:
+ Về thời gian, thời lượng phát sóng:
Từ tháng 6/2005, chương trình thời sự truyền hình được thực hiện phát 2 chương
trình/ngày.



Buổi 1: Phát sóng từ 11h45' đến 12h (15 phút/chương trình)
Buổi 2: Phát sóng từ 19h45' đến 20h15' (30 phút/chương trình).
+ Nội dung, hình thức thể hiện:
Chương trình thời sự buổi trưa chủ yếu đưa các tin tức diễn ra trong ngày. Ngoài
phần tin là các phóng sự ngắn, gưonưg người tốt, việc tốt, điểm báo, thông tin giá cả thị
trường, chuyên mục an toàn giao thông
Chương trình thời sự buổi tối, ngoài phần tin tức, là các phóng sự ngắn, sau đó là
các chuyên mục, chuyên đề.
- Hình thức thể hiện; Mỗi chương trình được giao cho một Biên tập viên và Phát
thanh viên thực hiện. Phát thanh viên là người khâu nối và dẫn chương trình xuyên suốt.
+ Khả năng chuyển tải thông tin trong chương trình thời sự:

Theo kết quả điều tra về tỷ lệ công chúng xem chương trình thời sự của Đài Phát
thanh - Truyền hình Tuyên Quang như sau:
+ Thường xuyên xem: 65%.
+ Thỉnh thoảng xem: 20%.
+ Hiếm khi: 15%.
Qua số liệu khảo sát trên cho thấy, công chúng địa phương theo dõi và quan tâm
đến chương trình thời sự truyền hình địa phương chưa nhiều. Nguyên nhân còn tồn tại
quá nhiều tin tức hội nghị, trong khi đó còn thiếu vắng những thông tin, sự kiện nóng hổi,
những vấn đề bức xúc, đề tài hấp dẫn, phong phú sinh động từ cuộc sống hàng ngày.
Nhìn chung Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang mới chỉ thực sự hoàn thành được
nhiệm vụ là tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa
phương, còn việc đáp ứng nhu cầu thông tin bạn xem truyền hình còn nhiều hạn chế.
+ Nội dung thông tin:
Khảo sát trong 2 năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 cho thấy. Hàng tháng, quý,
năm Đài đều có kế hoạch tuyên truyền cụ thể dựa trên 4 nhóm nội dung là: thông tin về
chính trị, thông tin về kinh tế, thông tin văn hóa - xã hội và thông tin an ninh - quốc
phòng.



Một chương trình thời sự truyền hình bao giờ cũng được bắt đầu bằng những sự
kiện của nhóm thông tin thời sự chính trị, tiếp đến là nhóm thông tin thời sự chính trị,
tiếp đến là nhóm thông tin kinh tế, văn hóa xã hội và cuối cùng là nhóm thông tin an ninh
- quốc phòng, cũng qua khảo sát trong 2 năm cho thấy
Mức độ quan tâm của công chúng đối với các nhóm thông tin:
- Thông tin chính trị: 70%.
- Thông tin kinh tế: 85%.
- Thông tin văn hóa - xã hội: 55%.
- Thông tin an ninh - quốc phòng: 58%.
- Các thông tin khác: 30%.

Qua điều tra cho thấy, công chúng Tuyên Quang quan tâm tới thông tin đều ở mức
tương đối cao. Điều này phản ánh nhu cầu của nhân dân đối với thông tin là hết sức
khách quan. Tuy nhiên khả năng đáp ứng nhu cầu của Đài ngoài những mặt được còn
nhiều hạn chế. Điều đó thể hiện ở 2 khía cạnh là: giá trị thông tin và tính thời sự của
thông tin. Thông thường các thông tin có tính thời sự và giá trị nằm ở phần tin và các
phóng sự ngắn. Hiện nay, Đài Phát thanh Truyền hình Tuyên Quang đã bước đầu thực
hiện tốt các sự kiện thời sự diễn ra trong ngày ở địa phương được đề cập và phản ánh
ngay.
Cũng qua khảo sát cho thấy về chất lượng nội dung thông tin.
- Tin bài chưa phong phú: 11%.
- Thông tin chậm: 7%.
- Các bài phân tích, đánh giá hiệu quả: 33%.
- Không có thông tin thiết thực: 19%.
- Tin nhàm chán hội nghị: 30%.
+ Khả năng chuyển tải thông tin của phóng sự ngắn trong chương trình thời sự
truyền hình Đài Phát thanh Truyền hình Tuyên Quang.
Phóng sự ngắn với đặc trưng, thể loại của nó hiện đang được sử dụng nhiều trong
chương trình thời sự của các Đài địa phwng và Đài Truyền hình Việt Nam. Đặc điểm



phân biệt phóng sự ngắn không chỉ căn cứ vào thời lượng mà còn ở cách nêu và giải
quyết thông tin, sự kiện.
Khảo sát trong 2 năm 2005 và 2006 về chương trình thời sự truyền hình trong 320
chương trình, chuyển tải 5.880 tin, phóng sự, 528 chuyên mục và 56 chương trình văn
nghệ (năm 2005).
(6 tháng đầu năm 2006) sản xuất 280 chương trình do năm 2006 thực hiện 2
chương trình/ngày, chuyển tải trên 4.000 tin bài.
Trong đó tỷ lệ phóng sự ngắn của chương trình thời sự Đài Phát thanh - Truyền
hình Tuyên Quang chiếm khoảng 45% thời lượng chương trình.

Phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền
hình Tuyên Quang được xác định là phương tiện điểm huyệt quan trọng của chương trình
hôm đó. Hầu hết trong chương trình thời sự hàng ngày đều có từ 2 đến 4 phóng sự ngắn,
tập trung vào các sự kiện có tính thời sự cao, hoặc những vấn đề mà công chúng quan
tâm. Thường xuất hiện trong những hoàn cảnh có vấn đề, các mảng đề tài lớn được các
phóng viên, biên tập viên khai thác như kinh tế, văn hóa - xã hội, điều tra. Tập trung vào
các chủ đề Tuyên Quang sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển cây công nghiệp, sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch trên địa bàn, đặc biệt là các khâu
đột phá về kinh tế của tỉnh và các huyện, thị xã.
Còn chủ đề được khai thác khá mạnh là cải cách hành chính, thu hút đầu tư, an
toàn giao thông, giải phóng mặt bằng thường được thể hiện bằng các phóng sự điều tra.
Các chủ đề về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, công tác tái định cư của
các hộ đồng bào di dân cũng được khai thác có hiệu quả.
Nổi bật về hiệu quả của phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền hình là
các phóng sự thời sự chính trị, phóng sự điều tra và phóng sự vấn đề và phóng sự chân
dung khả năng chuyển tải thông tin của phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền
hình là hết sức bổ ích bởi do chính đặc điểm của thể loại này.
Qua thực tế khảo sát trong 2 năm 2005 và 2006 cho thấy. Hầu hết các phóng sự
ngắn của chương trình thời sự truyền hình Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang
đều phát huy tối ưu hiệu quả của chương trình và đã trở thành thể loại tuyên tryuền khá



đậm đặc. Các vấn đề, sự kiện được các phóng viên biên tập viên lựa chọn đều mang tính
thời sự cao, hình ảnh, âm thanh, tiếng động rõ, nét, văn phong thể hiện khá mạch lạc, các
vấn đề nêu ra và cách thức giải quyết vấn đề khá logic. Bởi vậy lượng thông tin ở thể loại
này được khán giả, công chúng đón, đợi nhiều. Nhiều phóng sự ngắn trong chương trình
đã thực sự gây ấn tượng mạnh, tạo nên không khí thi đua sôi nổi, củng cố nhiều phóng sự
được sử dụng như tiêu điểm trong các vấn đề nóng hổi như công tác di dân tái định cư, an
toàn giao thông, giải phóng mặt bằng, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.












Chương 2
tổ chức thực hiện phóng sự ngắn

1. Yêu cầu của chương trình thời sự
Một chương trình thời sự truyền hình địa phương được coi là một tác phẩm báo
chí hoàn chỉnh với kết cấu gồm các yếu tố: tổ chức sắp xếp bố cục chương trình, bình dẫn
khâu nối các thông tin, sự kiện, vấn đề được thông tin trong chương trình.
Việc sắp xếp bố cục một chương trình thời sự truyền hình hoàn chỉnh, phù hợp vơi
tính chất, nội dung của vấn đề, sự kiện là hết sức quan trọng, để có được một chương
trình hay, hấp dẫn và lôi cuốn công chúng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng tin hay



phóng sự, mà còn phụ thuộc khá nhiều vào năng lực, trình độ của biên tập và tổ chức sản
xuất của biên tập viên được giao đảm nhiệm chương trình.
Qua thực tế năm 2005-2006, còn chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát
thanh - Truyền hình Tuyên Quang thì số lượng phóng sự ngắn được sử dụng khá nhiều.
Hầu hết được sử dụng trong các loại phóng sự sự kiện, người tốt việc tốt, phóng sự điều
tra và phóng sự vấn đề: nhiều sự kiện thông tin đã được Biên tập viên, phóng viên khéo

léo đưa tầm lên thành phóng sự rất hiệu quả, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề khá thấu
đáo, đem lại sự thỏa mãn của công chúng.
Thông thường trong chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền
hình Tuyên Quang hiện nay thì vị trí của phóng sự ngắn luôn được bố trí một cách khá
logic và ổn định theo xu hưóng giảm dần về lượng thông tin và giá trị của thông tin. Các
phóng sự ngắn thường được sắp xếp sau phần chùm tin thời sự chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, bố cục chương trình cũng đã được biên tập viên không dập khuôn,
công thức. Trong nhiều trường hợp phóng sự ngắn có những sự kiện mang tính thời sự và
có ý nghĩa xã hội lớn thì các phóng sự này thường được đưa lên ngay đầu chương trình
để thu hút công chúng. Tuy nhiên, những trường hợp này, thì khả năng bố trí bố cục
chương trình cần thiết phải có sự sáng tạo và sắp xếp các tin, phóng sự tiếp theo phải cực
kỳ hợp lý mới có thể không gây sự nhàm chán cho công chúng.
Hiện nay, mỗi chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình
Tuyên Quang thường có kết cấu gồm chùm tin thời sự khoảng từ 7 đến 10 tin, sau đó sắp
xếp từ 2 đến 4 phóng sự ngắn và kết thúc chương trình là một chuyên mục hoặc chuyên
đề. Theo cách bố trí này, phóng sự ngắn thường có mặt trong hai khoảng thời gian là sau
chùm tin và trong chuyên mục. Với cách sắp xếp bố cục chương trình này thì vai trò của
phóng sự ngắn được nâng tầm lên rất nhiều, song cũng không phải là không có hạn chế.
Hạn chế thường gặp chính là chất lượng phóng sự ngắn nếu không đảm bảo rất dễ phản
tác dụng làm cho người xem sẽ không còn hứng thú để xem những phần tiếp theo của
chương trình. Hạn chế nữa chính là một số chương trình các tin, phóng sự chỉ là tập hợp
còn tác phẩm liền kề nhau với các nội dung riêng biệt, thiếu sự ăn nhập, làm cho công
chúng khi tiếp nhận thông tin khá hệ thống.



Vấn đề đặt ra đối với chương trình thời sự truyền hình địa phương nói chung, với
Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang nói riêng đó là sự cần thiết phải bố trí, sắp
xếp hợp lý vị trí của từng phóng sự ngắn theo logic sự kiện, vấn đề để làm sao thu hút
công chúng. Điều này trong nhiều năm qua Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang

đã kịp thời vừa làm vừa rút kinh nghiệm, qua đó vai trò, vị trí của phóng sự ngắn đã được
phát huy đúng với hiệu quả của nó, đồng thời nâng tầm được chất lượng chương trình
ngày một hấp dẫn hơn.
Bên cạnh những ưu điểm của chương trình thì cũng thẳng thắn nhìn nhận. Vì kết
cấu chương trình như vậy nên không thể tránh khỏi hiện tượng sử dụng phóng sự theo
kiểu đảm bảo về số lượng và thời lượng, lẽ đương nhiên chất lượng sẽ không đảm bảo và
thường những chương trình như vậy sẽ rất nhàm chán. Nhược điểm nữa là hiện tượng
những vấn đề, sự kiện không đảm bảo cho việc làm phóng sự, song phóng viên, biên tập
viên cố kéo thành phóng sự đã gây nên khó khăn trong công tác biên tậpvà khó khăn
trong việc sắp xếp vào chương trình.
2. Tổ chức thực hiện
Phóng sự ngắn là một thể loại báo chí quan trọng với khả năng thông tin thời sự về
người thật việc thật một cách sâu sắc trong quá trình diễn biến. Vừa thông tin sự kiện,
vừa có khả năng thông tin lý lẽ và thông tin thẩm mỹ. Chính các yếu tố này đã làm nên
một ưu thế riêng trong việc phản ánh hiện thực của phóng sự ngắn.
Vấn đề được đặt ra là: khi đã ấn định được phạm vi của chủ đề và xác định góc độ,
tức là người viết đã nắm chắc được câu chuyện, cốt lõi vấn đề là xây dựng một phóng sự
làm sao đảm bảo nghe - nhìn tốt. Một phóng sự tốt là truyền đạt thông tin bằng hình ảnh
và âm thanh thật cân đối.
+ Thực hiện phóng sự ngắn
Cũng như bất kỳ một thể loại báo chí truyền hình nào, để thực hiện được một
phóng sự ngắn đều trải qua 3 giai đoạn tiền kỳ, ghi hình và hậu kỳ.
a. Tiền kỳ (chuẩn bị)
Có thể nói đây là một khâu quan trọng nhất của việc thực hiện một phóng sự ngắn.
Hàng ngày có rất nhiều sự kiện xảy ra. Yêu cầu cần thiết nhất đối với mỗi phóng viên



thực hiện là phải tổ chức được các kênh thông tin quan trọng, nhằm tiếp cận và thu thập
được những thông tin cần thiết để làm nên phóng sự. Hơn thế, một yêu cầu gần như bắt

buộc là bản thân phóng viên phải chủ động tìm hiểu thông tin cần thiết, tránh tình trạng ỷ
lại vào các nguồn tin. Cần phải lựa chọn trong các thông tin cái mà mình cần, để quyết
định cái gì đáng làm, Yêu cầu này thường được thực hiện khá chặt chẽ ở Đài Phát thanh -
Truyền hình Tuyên Quang.
+ Tìm hiểu về sự kiện: đây là yếu tố quyết định cho việc triển khai các bước tiếp
theo.
Trong điều kiện sự kiện xảy ra bất ngờ thì rất khó tìm được thông tin lưu trữ, điều
này đòi hỏi rất cao về độ nhạy bén của phóng viên trong việc xử lý sự kiện, cũng như sử
dụng giải pháp sự kiện tương tự để nắm bắt sự kiện dễ dàng hơn.
Yêu cầu bắt buộc đối với phóng viên khi thực hiện phóng sự ngắn là phải nắm
tương đối đầy đủ về các nhân vật trong sự kiện, giới thiệu họ trong phóng sự, nhưng phải
biết xử lý đúng tầm, đừng nên nói quá nhiều về họ.
Điều quan trọng nhất đối với phóng viên là phải tìm ra được quan điểm của các
nhân vật này. Không phải để nhắc lại mà là để khai thác sự tiến triển điểm mới của sự
kiện.
Khi thực hiện phóng sự cũng cần tìm hiểu về khung cảnh sự kiện bằng cách hình
dung, thông qua các tư liệu (băng lưu trữ). Nếu có điều kiện thì tốt nhất là khảo sát tại
chỗ. Việc khảo sát địa điểm, bối cảnh cho phép dự kiến một kịch bản trước khi quay
phim, dự kiến phỏng vấn nhân chứng trong bối cảnh thật. Khảo sát địa điểm và bối cảnh
làm tiết kiệm thời gian khi quay phim.
Dự kiến được các cảnh xen và các cảnh chồng làm chuyển ý, tạo ra tác phẩm có
sức thuyết phục cao.
Tuy nhiên, cũng có thể dùng thủ pháp xuất hiện trên hình của phóng viên thì khảo
sát địa điểm, bối cảnh xảy ra sự kiện tạo nên sự lưu loát và sự trong sáng của nội dung
cần diễn đạt.
ở Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang, thì công tác chuẩn bị thường do sự
chủ động của người phóng viên về các đề tài được thông qua ban biên tập hoặc lãnh đạo




Ban Thời sự để bàn hướng và cách thức thực hiện. Tuy nhiên, có nhiều sự kiện, vấn đề
xảy ra nhanh thì phần quyết định vẫn do phóng viên.
b. Quay hình
Đối với truyền hình, có thể coi camera là cây bút của sinh viên. Mục đích của việc
quay phim là ghi lại một chuỗi các hình ảnh, kể lại nội dung sự kiện. Vì vậy hình ảnh
phải chứa đựng thông tin. Điều lý thú là có thể kể lại sự kiện bằng hình ảnh mà sau đó
không phải có thêm lời bình. Đây là một cách làm rất khó, đòi hỏi người quay phim
không chỉ có kỹ thuật quay, năng khiếu mà còn có cả khả năng tư duy logic hình ảnh và
khả năng đạo diễn ngay cho chính mình. Đối với các Đài địa phương thì loại hình này
còn rất ít.
Tuy vậy, ta có thể thấy rất rõ thông tin trên truyền hình là thông tin đã được chọn
lọc, không bao giờ người ta có thể kể lại một sự kiện từ đầu đến cuối vì không những mất
nhiều thời gian, mà còn gây sự nhàm chán bởi sẽ không tránh khỏi những chi tiết thừa,
dàn trải của sự kiện. Lúc đó mục đích cung cấp thông tin sẽ không đạt được.
Về nguyên tắc quay phim, đối với sự kiện được chọn thì cần phải cố gắng quay
đến mức tối đa những chi tiết của sự kiện đó, việc chọn những hình ảnh tiêu biểu sẽ được
thực hiện trong quá trình dựng băng. Người quay phim có kỹ năng để ghi lại hình ảnh và
người biên tập phải nắm bắt được các kỹ thuật đó. Đây là một yêu cầu không dễ dàng bởi
từ ý tưởng đến hiện thực và tựhc tế sự kiện là một chuỗi logic, đòi hỏi ý đồ của Biên tập
và quay phim phải như một cặp bài trùng. Chính bởi vậy nên để quay phim làm việc độc
lập trên cơ sở có sự bàn bạc trước giữa hai người hay một nhóm người thực hiện. Biên
tập và quay phim cũng phỉa biết hình ảnh đã đủ chưa, nếu chưa đủ thì phải quay thêm cái
gì. Một kỹ thuật không thể thiếu chính là trong khi ghi hình phải biết các cú pháp về hình
ảnh. Cần có một vài cảnh mở hay khép lại chủ đề, giống như câu đầu và câu cuối của một
bài báo in.
Trong khi ghi hình, những cảnh trái trục, những cái nhìn và khi đối tượng quay ra
khỏi khuôn hình phải theo những quy tắc nghiêm ngặt để có thể dựng được.
ở trong khâu này, đối với Đài truyền hình quốc gia và một số Đài lớn thương
người ta bố trí Biên tập và quay phim thành một kíp. Đối với các đài địa phương đặc biệt




là còn Đài còn khó khăn như Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang thì thường là
biên tập kiêm quay phim. Thực ra đối với cách bố trí này cũng có những điều kiện thuận
lợi, giúp cho người thực hiện độc lập hoàn toàn tự mình vừa tư duy phương pháp vừa tư
duy hình ảnh và sẽ quay hình đúng ý tưởng nhất. Tuy nhiên, cái hạn chế lớn nhất là
không phải biên tập viên nào cũng có thể làm được vì đây là hai lĩnh vực khác hẳn nhau.
Đòi hỏi người thực hiện không chỉ có khả năng viết lời bình mà phải có kiến thức và kỹ
thuật quay hình. Đối với Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang hiện nay có tới 80%
phóng viên phải độc lập thực hiện theo cách này, do vậy không tránh khỏi những hạn chế
về mặt hình ảnh đặc biệt là cú pháp hình ảnh hay nói cách khác là câu hình không logic,
thiếu sự liên kết hình ảnh, kích cỡ, khuôn hình chưa chặt chẽ. Bởi vậy, thường các phóng
sự rất đạt về nội dung, thông tin, song về mặt ngôn ngữ hình ảnh còn nhiều hạn chế.
c. Hậu kỳ (dựng phim):
Như ta đã biết một tác phẩm truyền hình được thực hiện mang tính tập thể rất cao.
Ngoài người biên tập và quay phim còn có cả thành phần kỹ thuật dựng và người thể hiện
lời bình, tổ chức phát sóng
Sử dụng nghệ thuật dựng hình đối với phóng sự ngắn truyền hình không chỉ đơn
thuần là việc chọn một đoạn hay rút ngắn những hình ảnh vừa thu được, mà đây là việc tổ
chức lại, sắp xếp lại các hình ảnh để đem đến tính hợp lý và nội dung dễ hiểu đối với
người xem.
Các thủ pháp dựng hình thông thường được áp dụng nhiều trong phóng sự truyền
hình. Tuy nhiên, cần tránh áp dụng một cách máy móc để thực hiện một phóng sự mà
thậm chí người ta không hiểu gì về nó.
Sau khi xác định được hướng phát triển (quan điểm về nội dung cần phản ánh) của
phóng sự thì phải chọn được cảnh mở đầu, thậm chí kể cả cảnh kết thúc để tạo ra một sự
hình dung chung về tác phẩm. Khi lựa chọn còn cảnh phải chú ý đến tính hợp lý và thông
tin cho mỗi cảnh. Còn chi tiết của phóng sự không nhất thiết là cái gì quay trước thì dựng
trước, mà chi tiết quan trọng nhất có thể nằm ở giữa, gần cuối Vì vậy, phải tìm ra được
chi tiết này để dựng phần đầu, sau đó tìm ra chi tiết khác để bổ sung hoặc giải thích thêm.




Sau khi dựng phải xem lại băng để kiểm tra tính hợp lý của hình ảnh và đọc thử.
Đối với phóng sự vấn đề cần phải ghi chép tỉ mỉ từng hình và có dàn ý dựng thật chính
xác.
Phóng sự ngắn là câu chuyện có thật được nén lại, do đó cần phải chú ý đến yếu tố
thời gian để đảm bảo sự hợp lý của sự kiện. Vì độ dài của sự kiện bao giờ cũng lớn hơn
nhiều độ dài của phóng sự. Vì sự chủ ý của người xem truyền hình vào khoảng từ 2'30''
đến 3', cho nên độ dài phóng sự hay mỗi chi tiết của phóng sự có chủ đề dài hơn phải
được tính toán để sao cho không vượt quá con số này.
Trước và trong khi dựng phim, phóng viên cần phải có quan điểm rõ ràng để xử lý
chủ đề. Có khi, đó chỉ là một khía cạnh được đề cập tới, những khía cạnh đó được đề cập
một cách thấu đáo từ đó sẽ làm sáng tỏ sự kiện, sự việc. Sự lựa chọn về quan điểm nhìn
nhận sự kiện phải được thảo luận giữa người thực hiện và người chịu trách nhiệm. Đối
với Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang những người thực hiện đặc biệt quan tâm
tới yếu tố này, trong quá trình dựng thường có mặt của người biên tập chương trình và tổ
chức sản xuất do đó còn hình ảnh được dựng lên cơ bản được chọn lọc và gần như được
duyệt.
+ Viết lời bình:
Lời bình là những lời giải thích những gì phóng viên được chứng kiến mà thông
tin trên hình ảnh không chuyển tải được. Những câu đầu tiên, lời bình của phóng sự phải
thu hút sự chú ý của khán giả truyền hình, gây sự ngạc nhiên và tạo cho họ ý muốn theo
dõi tiếp. Trong câu đầu tiên, quan điểm xử lý trong phóng sự phải được xác định ngay đó
là sự khen ngợi hay phê phán. Nó phải chứa đựng những thông tin mới nhất mạnh nhất,
bất ngờ nhất và phải mô tả được không khí của sự kiện.
Bút pháp của lời bình nói chung cũng giống như tin tức, phóng sự cần những câu
ngắn gọn, đơn giản, có một mệnh đề, làm người xem dễ tiếp nhận, dễ hiểu. Từ ngữ sử
dụng trong phóng sự phải cụ thể sống động.
+ Phóng viên xuất hiện trên hình:

Thông thường hiện nay trong các phóng sự ngắn thì phóng viên hay xuất hiện và
nói dẫn hoặc kết luận ngay tại nơi xảy ra sự kiện trước ống hình. Đây cũng là một giải



pháp tốt làm tăng sự chú ý của người xem cũng như trong tính thời sự, tính chính xác của
sự kiện.
+ Tiếng động hiện trường:
Tiếng động tự nhiên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong cuộc sống con người.
Tiếng động hiện trường giúp người xem tin rằng những gì nhìn thấy trên màn hình là có
thật. Bởi vậy, trong phóng sự ngắn dứt khóat phải có tiếng động hiện trường, nếu mất đi
tiếng động này sẽ làm cho phóng sự bị tẻ nhạt, thiếu hơi thở của cuộc sống. Tiếng động
hiện trường nhiều khi nó còn điều chỉnh tiết tấu của phóng sự, thậm chí còn thay cả lời
bình. Vì vậy tiếng động trong phóng sự không thể bỏ qua. Nên ngay từ khâu quay phim
cần lựa chọn để đưa vào phóng sự những tiếng động thật xác đáng.
+ Thể hiện lời bình:
Đây là một khâu khá quan trọng, đối với phóng sự ngắn thì đòi hỏi việc thể hiện
lời bình càng khắt khe, bởi người thể hiện mà không cảm nhận được ý tưởng tác giả sẽ
làm cho phóng sự hoặc là tẻ nhạt hoặc là sai tiết tấu, ý đồ phản ánh sự kiện, bởi vậy
phóng sự ngắn thường thì chính phóng viên thực hiện sẽ tự thể hiện lời bình. Đối với Đài
Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang thì tỷ lệ này còn rất thấp, hầu như các phóng sự
ngắn đều do phát thanh viên thể hiện, nên cũng có những thuận lợi song cũng không
tránh khỏi hạn chế như khán giả đã quá quen với giọng đọc nên dễ gây nhàm chán, hoặc
là phát thanh viên không bộc lộ được cảm xúc, theo ý tưởng của tác giả
Qua khảo sát 2 năm 2005-2006 trong chương trình thời sự truyền hình của Đài
Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang về cơ bản các phóng sự ngắn đã đạt được các tiêu
chí của một phóng sự, nhiều tác phẩm đã để lại dấu ấn cho công chúng. Ví dụ: như các
phóng sự "Nước sạch mà không sạch" của tác giả Trần Ngọc - phóng viên Đài Truyền
thanh - Truyền hình huyện Chiêm Hóa phát sóng ngày 10/10/2005. "Tình trạng họp chợ ở
lòng lề đường của tác giả Phương Thảo - Ban Thời sự - phát sóng ngày 09/1/2005. "Xung

quanh vấn đề kiểm định đồng hồ đo nước" của tác giả An Thu - Lê Hải - phát sóng ngày
29/7/2005, "Công nông tham gia giao thông nguy hiểm vẫn còn" của tác giả Phương
Thảo - Thu Thường phát sóng ngày 04/8/2005; "Đò ngang - tiềm ẩn sự nguy hiểm" của
tác giả Phương Thảo - Đức Toàn phát sóng ngày 23/1/2006



Bên cạnh những phóng sự hay, cũng còn không ít những phóng sự chưa đạt đến
yêu cầu của thể loại này, chi tiết sự kiện không được khai thác triệt để, hời hợt Ví dụ
như các phóng sự: "Chi nhánh điện thị xã Tuyên Quang khắc phục hậu quả thiên tai" của
tác giả Mai Hương - Thúy Hà - phát sóng ngày 26/7/2005. "Gương thương binh phát triển
kinh tế" của tác giả Đình Triêng - phát sóng 23/7/2005
Có thể nói, đối với các chương trình thời sự truyền hình địa phương nói chung và
của Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang nói riêng, thì vai trò của phóng sự ngắn
đang chiếm giữ vị trí quan trọng bởi ngay tính chất, nội dung và đặc điểm nổi bật của nó
là khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu dưới dạng một bức tranh
nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực với những con người và sự việc thực.
Cũng chính từ ưu thế đó, trong những năm qua Đài Phát thanh - Truyền hình
Tuyên Quang đã sử dụng khá hiệu quả vai trò của phóng sự ngắn, đặc biệt coi trọng
phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền hình với các dạng phóng sự điều tra,
phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề và phóng sự chân dung phóng sự ngắn đã trở thành
thế mạnh của chương trình truyền hình, đó chính là cái tươi mới của một mảnh đất sinh
động từ cuộc sống.
Do tính chất và đặc điểm ây, cho nên các phóng sự ngắn trong chương trình thời
sự truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang đã thực sự phát huy được
vai trò của nó, bởi chính từ ưu thế của phóng sự đã nâng tầm độ tin cậy đối với công
chúng, tạo cho công chúng được những thói quen tốt, góp phần tích cực vào việc định
hướng dư luận điển hình là dạng phóng sự chân dung được xem như những điển hình tốt
để mọi người học tập, noi theo, nó mang tính giáo dục, tuyên truyền rất hiệu quả. Bên
cạnh đó là khả năng chuyển tải thông tin là hết sức đầy đủ, chính xác đã làm cho tính

thuyết phục của phóng sự, hay nói cách khác là nội dung của nó đã thuyết phục được công
chúng bằng chính cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề của một sự kiện, , giúp công chúng
nhìn nhận rõ nét nhất về bản chất của sự kiện mà tác giả đề cập. Trong những năm gần đây
Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang đã đặc biệt chú ý và tổ chức thường xuyên
công tác bồi dưỡng nghiệp vụ viết phóng sự ngắn cho cán bộ, phóng viên biên tập viên,

×