Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sự vận động và phát triển của tiểu phẩm trong báo chí việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.11 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
--------***---------

TRẦN NGỌC HÀ

SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TIỂU PHẨM TRONG BÁO CHÍ VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI.

CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 60 32 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THÀNH HƯNG

HÀ NỘI: 2008
PHẦN MỞ ĐẦU.


1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài.
Báo chí Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các
phương diện, từ kỹ thuật làm báo, cơng nghệ làm báo, cơng tác đào tạo báo
chí lẫn khoa học và lý luận về báo chí.
Sự đa dạng của bức tranh báo chí có sự đa dạng của các loại hình báo
chí cũng như tính phong phú của các thể loại báo chí. Báo chí hiện đại
khơng đóng khung trong các dạng thức thể loại đã từng phôi thai xuất hiện
và định hình trong lịch sử. Thực tiễn nghề báo cho thấy xuất hiện ngày càng
nhiều thể loại mới hoặc những thể loại cũ được cách tân tạo nên những biến
thể mới mà khoa học báo chí chưa thực sự khảo sát và tổng kết hết. Tiểu
phẩm báo chí là một trong những dạng thức hết sức thú vị và đặc biệt đó.
Tiểu phẩm báo chí đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử báo chí thế giới


lẫn báo chí Việt Nam. Nhiều cây bút đã thành danh và gắn tên tuổi của mình
với thể loại vừa có tính trào lộng, vừa có tính chiến đấu này. Một mặt đặc
trưng với lối viết giàu chất văn trên cái nền của sự kiện và thơng tin mang
tính báo chí đã làm cho tiểu phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ và có một
chỗ đứng xứng đáng qua tất cả các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử
báo chí. Tất nhiên hồn cảnh xã hội thay đổi, thơng tin báo chí theo đó cũng
thay đổi. Sự vận động, đổi mới của tiểu phẩm cho phù hợp với tâm lý bạn
đọc đang là một xu thế tất yếu. Trên báo in, đa phần các báo lớn, nhỏ, kể cả
báo địa phương đều xuất hiện tiểu phẩm với tư cách là một bài viết trội có
thế mạnh. Tiểu phẩm trên báo chí ngày nay tiết kiệm thời gian cho bạn đọc
nên kết cấu vô cùng ngắn gọn, linh động và không kém phần sâu sắc.
Tuy tiểu phẩm xuất hiện đã lâu trên báo chí nhưng hệ thống lý luận về
nó vẫn chưa thực sự phong phú, có tính hệ thống và đầy đủ. Đặc biệt những
biến thể của nó trên báo chí Việt Nam hiện đại thì càng khơng thấy đề cập
đến từ góc độ lý luận, với những đặc trưng, đặc điểm trên phương diện cấu
trúc tác phẩm, đồng thời cũng chưa thấy có những nghiên cứu về hiệu quả


báo chí, hiệu quả thơng tin trên phương diện nội dung. Chính vì vậy, luận
văn này sẽ góp phần nghiên cứu thêm tiểu phẩm và biến thể của nó để góp
thêm một góc nhìn lý luận và thực tiễn đầy đủ và toàn diện hơn về tiểu phẩm
và những biến thể của nó. Trong lĩnh vực báo chí học xuất phát từ sự thiếu
vắng, mỏng manh của lý luận thể loại, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài
này với chút hy vọng góp phần hồn thiện hơn lý luận về tiểu phẩm báo chí
cả trong lịch đại và đồng đại.
Chính vì những địi hỏi từ thực tiễn nghiên cứu về tiểu phẩm và các
biến thể của nó trong sự vận động đi lên, xuất hiện nhiều điểm mới mẻ như
vậy nên mặc dầu biết sẽ gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, chúng tôi vẫn
cố gắng lý giải xuất phát từ sự cấp thiết của vấn đề.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện tại có thể nói chưa có một cơng trình nghiên cứu nào dày dặn
hoặc có những giáo trình, cuốn sách nào về lý luận cũng như thực tiễn riêng
về thể loại tiểu phẩm cũng như sự vận động của nó để dẫn đến sự ra đời của
các biến thể trên báo chí Việt Nam hiện đại. Nếu như các thể loại khác như
tin tức, phóng sự, phỏng vấn, điều tra…đã có nhiều cơng trình nghiên cứu,
các giáo trình và cả sách cơng cụ, kỹ năng thì tiểu phẩm báo chí và các biến
thể của nó có thể nói chưa có một cơng trình hồn chỉnh nào.
Nghiên cứu về tiểu phẩm trong lịch sử báo chí, đa phần các tác giả đi sâu
vào nghiên cứu phong cách tiểu phẩm của các nhà báo cụ thể. Chẳng hạn
như phong cách tiểu phẩm Hồ Chí Minh, phong cách tiểu phẩm Ngô Tất Tố,
Hữu Thọ, Lý Sinh Sự...Tiêu biểu như TS Phạm Thành Hưng với: “Ảnh
hưởng qua lại giữa văn học và báo chí qua tiểu phẩm của Nguyễn Ái Quốc
và Ngô Tất Tố”; thạc sỹ Đỗ Chỉnh với tiểu luận: “Vài suy nghĩ về tiểu phẩm
trên báo chí của Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố”; Luận văn thạc sỹ của
Trần Xuân Thân với: “Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại
qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo”. Khóa luận cử


nhân của Phan Giang Liên với : “Tìm hiểu thể loại tiểu phẩm trong di sản
báo chí của Hồ Chủ Tịch”…
Những nghiên cứu chung về tiểu phẩm báo chí có tiểu luận của PGS.TS
Tạ Ngọc Tấn với : “Tiểu phẩm báo chí (từ khái quát đến tác giả tiêu biểuHồ Chí Minh) PGS. TS Dương Xn Sơn có một chương về tiểu phẩm trong
giáo trình “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật”.Trong một số giáo
trình của Phân viện báo chí tun truyền phần thể loại cũng có đề cập đến
tiểu phẩm báo chí…
Như vậy, việc nghiên cứu tiểu phẩm báo chí đã có những nền móng nhất
định, song để nghiên cứu và gọi tên biến thể của tiểu phẩm thì chưa thấy
đề cập nhiều.Các tài liệu nói về biến thể của tiểu phẩm báo chí hiện đại đặt
trong sự vận động và phát triển của nó cho tới nay vẫn chưa có được một
cơng trình nghiên cứu hồn chỉnh.

Thừa hưởng những kết quả nghiên cứu quan trọng nói trên, chúng tơi
xem đây như là những nền móng vơ cùng quan trọng để tiếp tục nghiên cứu
thêm, làm sâu sắc và phong phú hơn kho tang lý luận về thể loại tiểu phẩm
cũng như các biến thể của nó trong khoa học về báo chí nói chung trong đề
tài luận văn thạc sỹ khoa học báo chí “Sự vận động và phát triển của thể loại
tiiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Như đã trình bày, tiểu phẩm báo chí trong sự vận động và phát triển của
nó rất cần một sự nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn cho đến lý luận một
cách đầy đủ để bổ sung vào hệ thống lý luận về thể loại trong báo chí học.
Vì lẽ đó, mục đích và nhiệm vụ của Luận văn này sẽ góp phần vào việc tập
trung khái quát và hệ thống hoá một cách tương đối đầy đủ các vấn đề lý
luận chung về tiểu phẩm. Trên cơ sở đó, luận văn cũng sẽ đi tìm và “giải
mã” những bí ẩn của thể loại, cũng như chỉ ra những vấn đề lý luận mới về
Biến thể của tiểu phẩm trên báo chí Việt Nam hiện đại. Từ kết quả của sự


tập hợp và phân tích thực tiễn thể loại,chúng tơi cố gắng chỉ ra những đặc
trưng, kết cấu cũng như ý nghĩa nội dung của biến thể tiểu phẩm để vận
dụng nó trong đời sống báo chí đương đại. Khơng chỉ trên phương diện lý
luận, luận văn cũng sẽ tiếp cận trên cả những kỹ năng, phương pháp sáng tạo
của tiểu phẩm và biến thể của nó với mong muốn không chỉ trang bị kiến
thức lý luận mà cả kỹ năng cho tất cả những ai quan tâm đến thể loại báo chí
sinh động mà hấp dẫn này. Cùng với ý tưởng đó, trên cơ sở nhận diện những
đặc trưng cơ bản và những nét mới của tiểu phẩm trên báo chí Việt Nam
hiện đại, mục tiêu của luận văn cịn là sử thử nghiệm chính danh hóa các loại
tiểu phẩm, phân loại và “đặt tên” cho biến thể tiểu phẩm.
Dẫu biết đây là một cơng việc khó khăn và chắc chắn sẽ còn nhiều bàn
cãi, song luận văn đã đặt ra một nhiệm vụ như vậy. Chúng tôi sẽ cố gắng
giải quyết trong tầm nhận thức và kiến thức của một học viên cao học và

trong khuôn khổ cho phép của một luận văn thạc sỹ khoa học báo chí.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Lịch sử báo chí Việt Nam đã để lại nhiều cây bút tiểu phẩm tên tuổi,
nhưng trong phạm vi và như tên gọi của luận văn là “Sự vận động và phát
triển của tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại” thì sẽ là một “sân
chơi” quá rộng mà tác giả luận văn không thể nào khái quát và kham nổi.
Vậy nhưng để thấy được sự vận động của nó luận văn phải đặt tiểu phẩm
trong dòng chảy chung từ khi báo chí Việt Nam ra đời. Nói cách khác sẽ quy
chiếu vấn đề nghiên cứu trong cả cách nhìn lịch đại lẫn đồng đại. Cũng do
phạm vi rộng lớn như vậy nên luận văn lựa chọn khảo sát phong cách của
các tác giả tiêu biểu trong quá khứ, mà cụ thể là hai tên tuổi không thể
không nhắc đến là Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố. Từ sự khảo sát này để
dẫn đến sự so sánh diện mạo tiểu phẩm báo chí một thời để thấy sự “vận
động” và thay đổi những phong cách tiểu phẩm của một số cây bút hiện tại
như Hữu Thọ, Ba Thợ Tiện, Lý Sinh Sự, Bút Bi trên các tờ báo xuất hiện


nhiều thể loại này như Lao Động, Nhân dân, Tuổi trẻ, Thể thao Văn hóa,
Pháp luật Việt Nam…
Như vậy Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chủ yếu tập trung vào hai giai
đoạn. Một là trên diện mạo báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX trên
cơ sở khảo sát các tác giả tiêu biểu, cụ thể, luận văn sẽ tập trung vào các nhà
báo Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố. Giai đoạn thứ hai, luận văn khảo sát về
những biến thể của tiểu phẩm trên báo chí hiện đại, cũng tập trung vào một
số tác giả tiêu biểu như Hữu Thọ, Ba Thợ Tiện, Lý Sinh Sự, Bút Bi... Đối
tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là tiểu phẩm báo chí và các biến thể
của nó, thông qua khảo sát các tác phẩm của các nhà báo kể trên để nhận
diện đặc trưng rồi chỉ ra các biến thể của tiểu phẩm báo chí là gì.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên nền tảng và cơ sở lý luận của Chủ

nghĩa duy vật biện chứng Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Báo chí
cách mạng và nhiệm vụ của báo chí cách mạng.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các tác phẩm báo chí và các
tác giả liên quan đến phạm vi, đối tượng và đề tài nghiên cứu qua việc hệ
thống hóa tài liệu và các tác phẩm báo chí.
- Nghiên cứu văn bản, cụ thể là tiếp cận văn bản tiểu phẩm của các tác
giả liên quan trong hoàn cảnh xã hội xuất hiện tiểu phẩm
- Lấy mẫu và số liệu để khảo sát tần suất xuất hiện của tiểu phẩm cũng
như có những nghiên cứu nhỏ bằng phương pháp điều tra xã hội học về tâm
lý, thái độ từ thực tiễn công chúng trong việc tiếp nhận thể loại tiểu phẩm và
các biến thể của tiểu phẩm báo chí.
- Dựa trên nền tảng lý luận, các sách vở, giáo trình có đề cập đến vấn đề
mà luận văn quan tâm nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.


Về ý nghĩa lý luận, luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm và hệ thống hoá lại
những kiến thức về thể loại tiểu phẩm báo chí. Đặc biệt sẽ bổ sung những
thơng tin lý luận ít nhiều mới mẻ về các biến thể của nó vào hệ thống lý luận
tiểu phẩm nói chung. Cùng với mục tiêu đó luận văn triển khai theo hướng
khẳng định lại vai trò, vị trí và hiệu qủa thơng tin của tiểu phẩm báo chí và
những biến thể của nó mang lại trong hoạt động báo chí hiện nay.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu góp phần để các bạn sinh
viên, học viên cao học và những ai quan tâm đến tiểu phẩm và các biến thể
của tiểu phẩm tìm hiểu để phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và hoạt
động chun mơn của mình.
Mặt khác, luận văn cũng sẽ gọi tên, chỉ ra đặc điểm, cách viết, cấu
trúc...của các biến thể tiểu phẩm để những người làm báo có thể vận dụng nó
vào trong hoạt động chuyên môn cho nghề báo.
7. Cấu trúc của luận văn.

Luận văn được cấu trúc như sau
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung: Bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiểu phẩm và những biến thể của nó
Chương 2: Sự hình thành và phát triển của tiểu phẩm nửa đầu thế kỷ XX
qua phong cách hai tác giả: Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố.
Chương3: Biến thể của tiểu phẩm trên báo chí Việt Nam đương đại.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

VĂN KIỆN

1. Lê Nin nói về sách và báo- NXB Sách giáo khoa Mác- Lênin- Hà Nội,
1998
2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X-NXB Chính trị Quốc
gia- Hà Nội, 2006
3. Hồ Chí Minh tồn tập- tậpI, II, III, V, VI, VII- NXB Văn học-Hà Nội,
1996.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng- Ban Tư tưởng Văn hóa
Trung ương-Hội Nhà báo Việt Nam- NXB Chính trị Quốc gia- Hà
Nội, 2004.
5. Nghị quyết TW 5(Khóa X) về cơng tác tư tưởng, Lý luận, Báo chí
trước yêu cầu mới- NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội, 2007
II.


SÁCH

1. Hà Minh Đức tuyển tập- tập 1, 2, 3- NXB Giáo dục- Hà Nội, 2004
2. Hà Minh Đức(chủ biên)- Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễnNXB Đại học Quốc gia- Hà Nội, 1997
3. Hà Minh Đức- Thời gian và nhân chứng- NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1997
4. Hà Minh Đức- Cơ sở lý luận báo chí- Đặc tính chung và phong cáchNXB Đại học Quốc gia- Hà Nội, 2000
5. Thảo Hảo- Nhân trường hợp chị Thỏ Bông và những bài viết khácNXB Hội nhà văn- Hà Nội, 2006
6. Vũ Quang Hào- Ngơn ngữ báo chí- NXB Thơng tấn- Hà Nội, 2007
(tái bản)
7. Đỗ Quang Hưng- Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865- 1945- NXB Đại
học Quốc gia- Hà Nội, 2001


8. Phạm Thành Hưng- Thuật ngữ báo chí Truyền thơng- NXB Đại học
Quốc gia- Hà Nội, 2007
9. Vũ Châu Quán- Bác Hồ với báo Việt Nam độc lập- NXB Thanh niênHà Nội, 2008
10. Trần Quang- Các thể loại báo chí chính luận- NXB Đại học Quốc
gia- Hà Nội, 2007 (tái bản)
11. Nguyễn Ái Quốc- Truyện và ký- NXB Văn học- Hà Nội, 1974
12. Bùi Hồi Sơn- Phương tiện truyền thơng mới và những thay đổi Văn
hóa- Xã hội ở Việt Nam- NXB Khoa học xã hội- Hà Nội, 2008
13. Dương Xuân Sơn- Các thể loại báo chí Chính luận nghệ thuật- NXB
Đại học Quốc gia- Hà Nội, 2004, (tái bản 2007)
14. Dương Xuân Sơn- Đinh Văn Hường- Trần Quang- Cơ sở lý luận Báo
chí Truyền thơng- NXB Đại học Quốc gia- Hà Nội, 2004
15. Lý Sinh Sự- Nói hay đừng- NXB Thông tấn- Hà Nội, 2008
16. Lý Sinh Sự- Hãy viết Tiểu phẩm đi- NXB Thông tấn- Hà Nội, 2007
17. Tạ Ngọc Tấn- Từ lý luận đến thực tiễn Báo chí- NXB Văn hóa Thơng
tin- Hà Nội, 1999

18. Cao Ngọc Thắng- Hồ Chí Minh- nhà báo cách mạng, NXB Thanh
niên- Hà Nội, 2008
19. Nguyễn Thành- Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo nước ngồiNXB Cơng an nhân dân- Hà Nội, 2005
20. Nguyễn Thị Minh Thái- Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên
báo chí- NXB Đại học Quốc gia- Hà Nội, 2005
21. Ba Thợ Tiện- Tạp văn- NXB Đồng Nai, 2006
22. Ngô Tất Tố- Tiểu phẩm báo chí- NXB Hội nhà văn- Hà Nội, 2005
III.

BÁO VÀ TẠP CHÍ

1. Báo Lao động năm 2005- 2006- 2007-2008
2. Báo Nhân dân năm 2005- 2006-2007-2008


3. Báo Tuổi trẻ năm 2007- 2008
4. Tạp chí Người làm báo năm 2006-2007-2008
IV.

BÁO ĐIỆN TỬ VÀ WEBSITE

1. www.laodong.com.vn
2. www.nhandan.org.vn
3. www.tuoitre.com.vn
4. www.vietnamjournalism.com



×