Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thiết lập quỹ nghiên cứu để khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính với tiến độ nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ HIỀN

THIẾT LẬP QUỸ NGHIÊN CỨU ĐỂ KHẮC
PHỤC SỰ KHƠNG TƯƠNG THÍCH GIỮA CẤP
PHÁT TÀI CHÍNH VỚI TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
MÃ SỐ: 60 34 72

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. MAI HÀ

HÀ NỘI: 2009


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 8
1. Lý do nghiên cứu................................................................................... 8
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................ 9
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 9
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 10
5. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 10
6. Vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 10
7. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 10
8. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 10
9. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 11
Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH
CHO
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI ............................. 12


1.1. KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN BỔ VÀ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH
CHO HOẠT ĐỘNG NC-TK ................................................................ 12
1.1.1. Hoạt động nghiên cứu - triển khai ............................................... 12
1.1.2. Tổ chức KH&CN và Tổ chức NC-TK. ......................................... 13
1.1.3. Phân bổ NSNN và phân bổ kinh phí SNKH ................................. 14
1.1.4. Quản lý NSNN cho hoạt động NC-TK ......................................... 15
1.2. CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG NC-TK .......................... 17
1.2.1. Quan điểm cấp phát và quản lý tài chính cho hoạt động NC-TK . 17
1.2.2. Nguyên tắc phân bổ và quản lý NSNN cho NC-TK ..................... 18
1.2.3. Cơ chế tài chính cho hoạt động NC-TK ....................................... 24
1.2.4. Chính sách tài chính cho hoạt động NC-TK ................................. 25
1.2.5. Quản lý tài chính cho hoạt động NC-TK ...................................... 25
1.2.6. Quy trình phân bổ và quản lý tài chính cho các đề tài, dự án NC-TK
................................................................................................................. 25
1.3. CÁC QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN .................................................... 27
1.3.1. Khái niệm ...................................................................................... 27
1.3.2. Các loại hình quỹ........................................................................... 27
1.3.3. Điều kiện hình thành các loại hình quỹ ........................................ 28

1


1.3.4. Các loại hình quỹ đối với lĩnh vực KH&CN ................................ 30
1.3.5. Quy định pháp lý trong việc tổ chức và hoạt động của quỹ
phát triển KH&CN ........................................................................ 31
1.3.6. Vị trí pháp lý của các quỹ phát triển KH&CN. ............................ 33
Kết luận chương 1 ................................................................................... 34
Chương 2THỰC TRẠNG PHÂN BỔ VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI ............................. 35

2.1. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ HÌNH THÀNH, QUẢN

VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI HÌNH QUỸ CHO HOẠT ĐỘNG NC-TK.
............................................................................................................... 35
2.1.1. Quỹ KH&CN quốc gia Hoa Kỳ (NSF) ......................................... 35
2.1.2. Quỹ Khoa học tự nhiên Trung Quốc (NSFC) ............................... 37
2.1.3. Quỹ Khoa học và kỹ thuật Hàn Quốc (KOSEF) ........................... 38
2.1.4. Quỹ Nghiên cứu Thái Lan (TRF) ................................................. 39
2.1.5. Quỹ NCCB Nga (RFBR) .............................................................. 40
2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG NC-TK CỦA VIỆT
NAM...................................................................................................... 41
2.2.1. Mức đầu tư cho hoạt động NC-TK ............................................... 41
2.2.2. Các nguồn đầu tư cho hoạt động NC-TK. .................................... 43
2.2.3. Phân phối nguồn vốn ngân sách cho KH&CN ............................. 45
2.2.4. Sử dụng nguồn vốn ngân sách cho phát triển KH&CN ................ 48
2.2.5. Định mức chi và cơ chế khoán hoạt động KH&CN ..................... 51
2.2.6. Thực trạng hoạt động của các quỹ KH&CN ở Việt Nam. ............ 52
2.3. THỰC TRẠNG PHÂN BỔ VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HOẠT
ĐỘNG
NC-TK TẠI NISTPASS ....................................................................... 54
2.3.1. Khái quát về NISTPASS ............................................................... 54
2.3.2. Phân bổ và quản lý tài chính cho hoạt động NC-TK tại NISTPASS
................................................................................................................. 56
Kết luận chương 2 ................................................................................... 63

2


Chương 3GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUỸ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHẰM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
NISTPASS ...................................................................................... 64
3.1. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH QUỸ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ SỞ PHÁP LÝ THÀNH LẬP QUỸ NGHIÊN CỨU TẠI NISTPASS
............................................................................................................... 64
3.1.1. Sự cần thiết hình thành quỹ NCKH tại NISTPASS ...................... 64
3.1.2. Cơ sở pháp lý thành lập quỹ NCKH tại NISTPASS..................... 66
3.1.3. Sự khác biệt của quỹ NCKH của NISTPASS với các tổ chức tín
dụng khác ................................................................................................ 67
3.1.4. Vai trò của Bộ KH&CN và của các tổ chức tài chính trong việc
cho
phép hình thành quỹ NCKH của NISTPASS ................................. 67
3.2. XÂY DỰNG QUỸ NCKH TẠI NISTPASS ....................................... 68
3.2.1. Định hướng xây dựng quỹ NCKH tại NISTPASS ....................... 68
3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn quỹ NCKH của NISTPASS ................... 69
3.2.3. Tổ chức quản lý và hoạt động quỹ NCKH của NISTPASS ......... 70
3.2.4. Nguồn vốn và sử dụng vốn của quỹ .............................................. 73
3.2.5. Các loại dự án và hoạt động được hỗ trợ ...................................... 74
3.2.6. Kế hoạch tài chính, cơng tác kế tốn và báo cáo. ......................... 75
3.2.7. Quy chế tài chính của quỹ ............................................................. 75
3.2.8. Tác động của quỹ NCKH trong hoạt động NCKH của NISTPASS
................................................................................................................. 75
Kết luận chương 3 ................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 78
1. KẾT LUẬN ......................................................................................... 78
2. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 81

3



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CGCN

Chuyển giao công nghệ

CNHHĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

ĐMCN

Đổi mới cơng nghệ

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KH&KT

Khoa học và kỹ thuật

KOSEF


Korea Science and Engineering Foundation
Quỹ Khoa học và Kỹ thuật Hàn Quốc

KT-XH

Kinh tế-xã hội

NCCB

Nghiên cứu cơ bản

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NC-TK

Nghiên cứu triển khai

NCƯD

Nghiên cứu ứng dụng

NISTPASS National Institute of Science and Technology Policy and
Strategy Studies
Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và công nghệ
NSF

National Science Foundation

Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ

NSFC

Natrural Science Foundation of China
Quỹ Khoa học tự nhiên Trung quốc

NSNN

Ngân sách nhà nước

PTCN

Phát triển công nghệ

RFBR

Russian Foundation for Basic Research
Quỹ Nghiên cứu cơ bản Nga

SNKH

Sự nghiệp khoa học

TRF

Thailand Reseach Fund

4



Quỹ Nghiên cứu Thái lan
XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

5


DANH MỤC

N

I

V H NH V

Bảng 2.1. Đầu tư NSNN cho hoạt động KH&CN của Việt Nam giai ...
đoạn
37
1996-2004.
Bảng 2.2. Tỷ trọng vốn XDCB và kinh phí SNKH trong tổng đầu tư ...41
từ NSNN cho hoạt động KH&CN giai đoạn 1996-2004.
Bảng 2.3. Tỷ trọng đầu tư cho hoạt động KH&CN của Trung ương, ...42
địa phương.
Bảng 2. 4. Tỷ trọng chi giữa nhiệm vụ cấp Nhà nướcvà nhiệm vụ cấp ...44

Bộ
Bảng 2.5. Bảng kê một số Quỹ phát triển KH&CN.

...47

Bảng 2.6. Tỷ lệ chi kinh phí SNKH của NISTPASS giai đoạn 2004 - ...50
2008.
Bảng 2.7. Chi cho hoạt động NCKH của NISTPASS giai đoạn ...51
2004 - 2008.
Bảng 2.8. Số lượng đề tài và kinh phí NISTPASS thực hiện giai đoạn ...52
2004 -2008

Hình 1.1. Tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN.

...11

Hình 1.2. Phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN theo nội dung.

...15

Hinh 1.3. Điều kiện hình thành quỹ.

...24

Hình 2.1. Tỷ trọng kinh phí cho các nội dung hoạt động KH&CN ...37
địa phương.
Hình 2.2. Biểu đồ chi kinh phí SNKH của NISTPASS giai đoạn 2004- ...50
2008.
Hình 2.3. Kinh phí hoạt động NCKH của NISTPASS giai đoạn 2004- ...51


6


2008.
Hình 2.4. Số lượng đề tài NCKH của NISTPASS giai đoạn 2004- ...52
2008.

Hình 3.1. Biểu đồ kinh phí cấp cho các đề tài NISTPASS từ năm ...56
2004-2007.
Hình 3.2. Sơ đồ Bộ máy tổ chức và điều hành quỹ NCKH của ...65
NISTPASS.

7


PHẦN MỞ ĐẦ
1. Lý do nghiên cứu
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển KH&CN là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực phát triển đất nước. Tài chính là một trong
những nguồn lực quan trọng để phát triển KH&CN, nhưng do vì nhiều lý do
khác nhau, nguồn lực này chưa được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả
nhất, chưa phù hợp với quá trình đổi mới và phát triển của KT-XH, do đó
hoạt động KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH nói chung
và phát triển KH&CN nói riêng của đất nước. Trong xã hội đã xuất hiện ý
kiến cho rằng hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động KH&CN
còn thấp, cần phải xem xét lại cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động
KH&CN, tránh lãng phí nguồn lực đồng thời đáp ứng được yêu cầu cho
NCKH phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH.
Hoàn thiện cơ chế quản lý KH&CN trong bối cảnh hội nhập và nền
kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường là vấn đề cấp bách đòi hỏi các nhà

quản lý, các nhà hoạch định chính sách phải tập trung sức lực và trí tuệ để
nghiên cứu một cách nghiêm túc. Cơ chế quản lý tài chính hiện tại cịn mang
nặng tính hình thức, máy móc, tạo ra cơ chế đối phó và chưa đáp ứng thực
tiễn của hoạt động NCKH, tiến độ cấp phát kinh phí khơng phù hợp với tiến
độ nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là phải có chế độ quản lý tài chính cho phù hợp
với từng loại hình tổ chức KH&CN đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ
nghiên cứu. Để góp phần vào việc hồn thiện cơ chế quản lý tài chính của các
cơ quan NC-TK nói chung và của NISTPASS nói riêng tác giả chọn đề tài
“Thiết lập quỹ nghiên cứu để khắc phục sự khơng tương thích giữa cấp phát
tài chính với tiến độ nghiên cứu”, nghiên cứu đề xuất việc thành lập quỹ
NCKH tại NISTPASS.

8


2. Lịch sử nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu nội dung và phương thức hoạt động của các quỹ
phát triển KH&CN, đi sâu nghiên cứu về tổ chức bộ máy quản lý của các quỹ
phát triển KH&CN do nhà nước thành lập có đề tài “Nghiên cứu hình thành
và cơ chế hoạt động của hệ thống các quỹ hỗ trợ tài chính cho hoạt động
KH&CN ở Việt Nam” của TS.Nguyễn Danh Sơn, NISTPASS.
Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý cấp phát tài chính trong KH&CN”
của PTS.Trần Thị Thu Hà, Bộ Tài chính đã đưa ra những quan điểm về đổi
mới và hồn thiện cơ chế quản lý tài chính, cấp phát tài chính trong KH&CN
tập trung với các nội dung: hồn thiện cơ chế huy động các nguồn tài chính
cho hoạt động KH&CN; đổi mới chế độ cấp phát kinh phí trong hoạt động
KH&CN; đổi mới hệ thống tổ chức quản lý tài chính và đội ngũ cán bộ tài
chính kế toán trong KH&CN, đề tài chưa đề cập đến việc hình thành các quỹ
trong nghiên cứu KH&CN của các viện NCKH&PTCN, mà phạm vi nghiên
cứu chỉ giới hạn trong các hoạt động của tổ chức NCKH thuộc Bộ Tài chính.

Kết quả của việc “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xác
định mức thù lao lao động khoa học trong nhiệm vụ KH&CN của nhà nước”,
TS.Nguyễn Thị Anh Thu, NISTPASS đã đưa ra quan điểm trong xây dựng
mức thù lao: Tăng cường cơ chế khoán theo gói cơng việc kết hợp với hướng
dẫn mức trần chi phí tối thiểu và tối đa; Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài trong việc mơ tả cơng việc để khốn theo
gói cơng việc, đồng thời cũng phải có hướng dẫn mức trần tối đa và tối thiểu
đối với những công việc không khốn được theo gói cơng việc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn cơ chế và rào cản trong cấp
phát tài chính cho hoạt động nghiên cứu và triển khai tại NISTPASS, làm rõ
giải pháp để thiết lập quỹ NCKH để khắc phục sự khơng tương thích giữa cấp
phát tài chính với tiến độ nghiên cứu tại NISTPASS.

9


4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản:
- Cơ chế phân bổ và sử dụng tài chính cho hoạt động NC-TK.
- Phân bổ và sử dụng tài chính tại NISTPASS giai đoạn 2004-2008.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đảm bảo tài chính khơng gián đoạn cho hoạt động NC-TK, cơ chế tạo
nguồn và phương pháp sử dụng nguồn tài chính đã được đa dạng hóa tại
NISTPASS.
6. Vấn đề nghiên cứu
Cần thiết lập quỹ NCKH tại NISTPASS như thế nào để khắc phục sự
khơng tương thích giữa thời gian cấp phát tài chính với tiến độ nghiên cứu?
7.


iả thuyết nghiên cứu
Nguồn tài chính dành cho NCKH tại NISTPASS còn hạn hẹp, sử dụng

còn dàn trải, chưa tập trung, thiếu ưu tiên; Cấp phát kinh phí chưa phù hợp với
tiến độ nghiên cứu của đề tài; Chế độ quản lý tài chính cho KH&CN cịn cứng
nhắc chưa chú trọng đến yếu tố sáng tạo, đặc trưng của hoạt động KH&CN.
Để khắc phục sự chưa phù hợp giữa cấp phát kinh phí và tiến độ thực
hiện các nhiệm vụ KH&CN cần thiết phải lập quỹ NCKH&PTCN của các
Viện nói chung và quỹ NCKH của NISTPASS nói riêng để cấp phát kinh phí
kịp thời cho việc thực hiện các đề tài, dự án nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện
đồng thời kiểm soát được tiến độ nghiên cứu theo tiến độ cấp phát kinh phí.
8. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Nghiên cứu tài liệu: các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý, phân
bổ và sử dụng tài chính cho nghiên cứu KH&CN, khảo cứu các thơng tin có
liên quan trong các tạp chí và trên mạng Internet...Phân tích tài liệu, số liệu
thứ cấp.

10


- Nghiên cứu vai trị của các chính sách của Nhà nước (trong đó có
chính sách tài chính), Luật KH&CN trong đó có đề cập đến các quỹ phát triển
KH&CN quốc gia; quỹ phát triển KH&CN của các Bộ/ Tỉnh.
- Phương pháp thống kê: tổng hợp số liệu thống kê về nguồn, phân bổ
tài chính trong hoạt động KH&CN giai đoạn 2004-2008 tại NISTPASS.
- Phỏng vấn các chuyên gia trong cơng tác phân bổ và quản lý tài chính
cho hoạt động NC-TK và các cán bộ nghiên cứu và quản lý KH&CN tại
NISTPASS.
9. Kết cấu của luận văn

Phần mở đầu.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chế độ tài chính cho hoạt động
NC-TK.
Chương 2: Thực trạng phân bổ và quản lý tài chính cho hoạt động
NC-TK.
Chương 3: Giải pháp xây dựng quỹ NCKH nhằm nâng cao hiệu quả
NCKH của NISTPASS.
Kết luận và khuyến nghị.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ L ẬN V THỰC TIỄN VỀ CHẾ ĐỘ T I CHÍNH CHO
HOẠT ĐỘN

N HIÊN CỨ - TRI N KHAI

1.1. KHÁI NIỆM LIÊN Q AN ĐẾN PHÂN
T I CHÍNH CHO HOẠT ĐỘN

Ổ V

Q

N LÝ

N HIÊN CỨ - TRI N KHAI

1.1.1. Hoạt động nghiên cứu - triển khai

Theo Luật KH&CN [26]:
- Khoa học: là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của
tự nhiên, xã hội và tư duy;
- Công nghệ: là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết,
cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm;
- Hoạt động KH&CN: bao gồm NCKH, NC-TK công nghệ, dịch vụ
KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN;
- NCKH: là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy
luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào
thực tiễn. NCKH bao gồm NCCB, NCƯD;
- Phát triển công nghệ: là hoạt động nhằm tạo ra và hồn thiện cơng
nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực
nghiệm và sản xuất thử nghiệm;
- Triển khai thực nghiệm: là hoạt động ứng dụng kết quả NCKH để làm
thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới;
- Sản xuất thử nghiệm: là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu triển
khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mơ nhỏ nhằm hồn thiện cơng nghệ
mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống;
- Dịch vụ KH&CN: là các hoạt động phục vụ việc NCKH và phát triển
công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng

12


nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng
tri thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiễn.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, NC-TK có thể hiểu: là hoạt động
phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư
duy; sáng tạo các giải phảp nhằm ứng dụng vào thực tiễn; là hoạt động ứng

dụng kết quả NCKH để tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới và ứng dụng kết
quả NCKH và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống.
1.1.2. Tổ chức KH&CN và Tổ chức NC-TK.
Hoạt động NC-TK chủ yếu được thực hiện ở các tổ chức KH&CN. Các
tổ chức KH&CN [26] bao gồm: tổ chức NCKH, tổ chức NCKH và phát triển
công nghệ; trường đại học, học viện, trường cao đẳng và các tổ chức dịch vụ
KH&CN. Tổ chức NCKH, tổ chức NCKH và phát triển công nghệ (được gọi
chung là tổ chức NC-TK). Các tổ chức NC-TK được tổ chức dưới các hình
thức: Viện NC-TK; Trung tâm NC-TK; Phịng thí nghiệm; Trạm nghiên cứu;
Trạm quan trắc; Trạm thử nghiệm và cơ sở NC-TK khác.
Căn cứ vào mục tiêu, quy mô tổ chức và phạm vi hoạt động, các tổ
chức NC-TK được phân thành:
- Tổ chức NC-TK cấp quốc gia: do Chính phủ quyết định thành lập,
thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước nhằm
cung cấp luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật;
tạo ra các kết quả KH&CN mới, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh
tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
về KH&CN.
- Tổ chức NC-TK của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
(tổ chức NC-TK cấp Bộ); Tổ chức NC-TK của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (tổ chức NC-TK cấp Tỉnh); Tổ chức NC-TK của cơ quan khác
của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương: tổ

13


chức NC-TK cấp Bộ, cấp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
hoặc ủy quyền quyết định thành lập. Tổ chức NC-TK cấp Bộ, cấp Tỉnh thực
hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của
ngành, địa phương; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN; Tổ

chức NC-TK của cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị-xã hội ở Trung ương do cơ quan, tổ chức đó quyết định thành lập chủ yếu
thực hiện các hoạt động KH&CN theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
cơ quan mình; tổ chức NC-TK của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ở
Trung ương chủ yếu thực hiện các hoạt động KH&CN theo mục tiêu, điều lệ
của tổ chức mình.
- Tổ chức NC-TK cấp cơ sở: được thành lập và hoạt động theo quy
định của pháp luật, thực hiện các hoạt động KH&CN theo mục tiêu, nhiệm vụ
do tổ chức, cá nhân thành lập xác định.
1.1.3. Phân bổ NSNN và phân bổ kinh phí SNKH
Theo Luật NSNN [27], NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Phân bổ NSNN là việc giao dự toán NSNN theo từng loại thu, lĩnh
vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ.
- Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu
từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá
nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của
Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
NSNN được quản lý thống nhất theo ngun tắc tập trung dân chủ,
cơng khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với

14


trách nhiệm. Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách Trung
ương, phê chuẩn quyết toán NSNN.
- Phân bổ kinh phí KH&CN là phân bổ NSNN về hoạt động KH&CN

cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, duy trì và phát
triển tiềm lực KH&CN thông qua các Bộ, ngành và địa phương.
- Phân bổ NSNN cho hoạt động NC-TK là phân bổ kinh phí KH&CN
cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án, duy trì và phát triển tiềm lực
NC-TK thơng qua các Bộ, ngành và địa phương.
1.1.4. Quản lý NSNN cho hoạt động NC-TK
Quản lý là một hoạt động thực tiễn đặt biệt, trong đó chủ thể quản lý
tác động lên đối tượng quản lý để đạt được một mục tiêu nhất định trong một
môi trường biến đổi [30], Quản lý bao gồm các yếu tố (điều kiện):
- Phải hướng tới một mục tiêu;
- Thông qua con người;
- Với kỹ thuật, công nghệ;
- Hoạt động trong một tổ chức;
Quản lý NSNN đối với hoạt động NC-TK là quản lý đồng tiền (kinh
phí) và hành vi của tổ chức, cá nhân sử dụng nó để thực hiện nhiệm vụ NCTK. Việc quản lý được thực hiện trước, trong và sau khi sử dụng kinh phí
(trước là: tư vấn, tuyển chọn, thẩm định và giao dự tốn ngân sách; trong là:
q trình chi tiêu đúng mục đích, chế độ và định mức; sau là: cơng tác quyết
tốn, tổng hợp, thống kê, phân tích tài liệu, số liệu). Tại Việt Nam, NSNN là
nguồn tài chính chủ yếu cho KH&CN, chiếm 80-85%, cho nên hệ thống quản
lý KH&CN nói chung và quản lý tài chính cho KH&CN cũng thể hiện tổ
chức hệ thống NSNN.

15


Hình 1.1. Tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN
Hội đồng chính sách
KH&CN quốc gia

Bộ KH&CN


Hội đồng
KH&CN Bộ

CHÍNH PHỦ

Bộ Tài chính

Vụ KH&CN
các Bộ

Bộ KH&ĐT

Sở
KH&CN
Tỉnh

Hội đồng KH&CN
tỉnh

Hội đồng KH&CN
cấp cơ sở

Viện NC&PT

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN và tổ chức bộ máy
quản lý NSNN trong hoạt động KH&CN được thiết kế tương hợp với hệ
thống hành chính quốc gia, đồng thời phù hợp với hệ thống NSNN.
Tổ chức hệ thống quản lý NSNN trong hoạt động KH&CN được hình
thành và phát triển trong mối liên hệ hữu cơ với quá trình hình thành và phát triển

của Bộ KH&CN và hệ thống quản lý KH&CN quốc gia. Tài chính trong KH&CN
được quản lý theo 3 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố; cấp cơ sở.
Từ năm 1995, Nhà nước quy định vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về kế hoạch hoạt động
KH&CN trên cơ sở thống nhất với Bộ KH&CN về tài chính và nội dung
KH&CN. Trong thực tế cơng việc này cịn có sự tản mạn, buông lỏng (các bộ
đều là đầu mối kế hoạch KH&CN). Ở các nước tiên tiến, kinh phí cấp cho
hoạt động KH&CN khá tập trung trong một vài bộ có nhiều hoạt động
KH&CN [38].

16


1.2. CHẾ ĐỘ T I CHÍNH CHO HOẠT ĐỘN

NC-TK

1.2.1. Quan điểm cấp phát và quản lý tài chính cho hoạt động NC-TK
Với những bước tiến có tính cách mạng của KH&CN thế kỷ XX và sự
phát triển mạnh mẽ của một loạt ngành khoa học như toán lý thuyết và ứng
dụng, vật lý hạt nhân, vật lý hạt, vật lý chất rắn, hóa học, sinh học, điện tử
học, vi điện tử...đã đưa khoa học lên vị trí trọng yếu trong đời sống xã hội loài
người. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là điều kiện cần
thiết để đưa lực lượng sản xuất lên một bước phát triển mới.
Bước vào thế kỷ XXI, để giành vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực
KH&CN khác nhau, nhiều nước phát triển và đang phát triển đã chú trọng và
tăng cường đầu tư vào phát triển KH&CN, tập trung xây dựng và triển khai
chiến lượng và chính sách KH&CN quốc gia [5]. Đứng trước bối cảnh
KH&CN phát triển trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta cũng đã khẳng định rõ
và coi việc phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động

lực phát triển đất nước. Đầu tư cho KH&CN là đầu tư cho phát triển. Tăng
dần tỷ lệ cho NSNN cho KH&CN, đến năm 2000 không dưới 2% tổng chi
ngân sách.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước “đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát
triển. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách KH&CN,
bảo đảm tỷ lệ NSNN chi cho KH&CN so với tổng số chi NSNN tăng dần theo
yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN. Cơ quan tài chính có trách nhiệm
cấp phát kinh phí KH&CN đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ kế hoạch
KH&CN. Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có trách nhiệm quản lý, sử
dụng có hiệu quả phần NSNN đầu tư cho KH&CN” [26]. Đầu tư cho khoa
học là đầu tư cho phát triển thì khơng thể tính tốn hiệu quả kinh tế trước mắt
ở tầm vi mô mà phải xác định hiệu quả ởtaamf vĩ mô một cách toàn diện, đây
là quan điểm rất cơ bản phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN.

17


Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010 cũng nhấn mạnh: “Đổi
mới cơ bản cơ chế quản lý KH&CN, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với
đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động KH&CN. Thực hiện cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập. Chuyển
các tổ chức NCƯD và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh
nghiệp dưới các hình thức phù hợp; phát triển mạnh các doanh nghiệp
KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế“.
Nghị quyết số 31-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương khóa X [3] về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Trong lĩnh vực
giáo dục-đào tạo, KH&CN và văn hoá, y tế, xã hội cũng nhấn mạnh: “Tiếp
tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển KH&CN; nghiên

cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển KH&CN quốc gia và các ngành, các sản phẩm quan trọng. Đổi mới cơ
chế tài chính, nâng cao tính tự chủ cho các cơ quan NCKH. Tiếp tục phát huy
dân chủ trong NCKH. Phát triển thị trường KH&CN. Nâng cao chất lượng
NCKH; gắn NCKH với sản xuất kinh doanh, giáo dục-đào tạo. Có chính sách,
chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ NCKH, nhất là cán
bộ đầu ngành, có trình độ cao“. Như vậy là Đảng ta đã khẳng định rõ: Phải
đổi mới chế độ tài chính cho hoạt đơnhj KH&CN theo hướng tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các tổ chức KH&CN.
1.2.2. Nguyên tắc phân bổ và quản lý NSNN cho NC-TK
Việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KH&CN phụ vụ phát triển
KT-XH được tiến hành ở tất cả các lĩnh vực, khắp mọi vùng trong cả nước.
Do đó, nhu cầu kinh phí cho NC-TK là rất lớn trong khi đó NSNN dành cho
KH&CN có hạn, nên việc phân bổ NSNN cho NC-TK cần phải tuân theo các
nguyên tắc [33]:

18


- Tập trung đủ mức (tới ngưỡng) vào những lĩnh vực nghiên cứu trọng
điểm, giải quyết được những vấn đề lớn được đặt ra trong quá trình CNH,
HĐH, mang lại hiệu quả KT-XH cao: (i) kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng: đầu tư phải tập trung, đồng bộ với máy móc, thiết bị hiện đại; sử
dụng cho nhiều đối tượng, sử dụng tối đa công suất; (ii) kinh phí cho nhiệm
vụ nghiên cứu trọng điểm cấp nhà nước, ngày càng được tăng lên, đủ để đáp
ứng và hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Phải thu hút được nhiều tầng lớp xã hội từ cán bộ, công nhân viên,
học sinh, nhà khoa học...và thu hút nhiều nguồn vốn cùng tham gia NC-TK.
- Đúng đối tượng và mục tiêu phát triển KT-XH: tổ chức, cá nhân thực
hiện nhiệm vụ phải có đủ năng lực về cơ sở vật chất và nhân lực. Xác định

đúng nhiệm vụ nghiên cứu để phân bổ kinh phí, nhiệm vụ phải đáp ứng được
mục tiêu và định hướng phát triển KT-XH của đất nước.
- Góp phần quan trọng đối với doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất sản
phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng.
Trong công tác quản lý NSNN cho NC-TK cần phải tuân thủ nguyên
tắc cơ bản: sử dụng kinh phí đúng mục đích, tuân thủ các định mức và chế độ
chi tiêu, tiết kiệm, khơng lãng phí, khơng thất thốt. NSNN dành cho
KH&CN được phân bổ theo hai phần chính là: kinh phí đầu tư XDCB cho
KH&CN và chi hoạt động thường xuyên sự nghiệp KH&CN:
(1) Kinh phí đầu tư XDCB cho KH&CN: nguồn vốn đầu tư XDCB từ
kinh phí SNKH, để đầu tư phát triển cho các cơ quan KH&CN dùng để:
- Xây dựng các cơ quan KH&CN như: nhà văn phòng, nhà xưởng, vật
kiến trúc...cho các tổ chức NC-TK; Đầu tư máy móc thiết bị NCKH cho các
tổ chức NC-TK; Xây dựng các phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia (phần
kinh phí này bắt đầu từ năm 2001).

19


Phần kinh phí này ngày càng tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
trong tổng chi ngân sách sự nghiệp KH&CN. Kinh phí này do Bộ Kế hoạch
và Đầu tư phân bổ và quản lý theo các văn bản về đầu tư và XDCB (riêng
phần kinh phí đầu tư xây dựng các Phịng thí nghiệm trọng điểm, có sự tham
gia của Bộ KH&CN).
Hình 1.2. Phân bổ kinh phí cho phát triển KH&CN theo nội dung
Tổng chi
ngân sách
cho KH&CN

Kinh phí đầu tư XDCB

cho KH&CN

Chi hoạt động thường
xuyên sự nghiệp
KH&CN

Đảm bảo
hoạt động
thường
xuyên
của các
tổ chức
KH&CN

Hoạt
động
NC-TK

Cấp Nhà nước

Các
chươn
g trình
KH&C
N

Các
đề tài
độc lập


Tăng cường
năng lực cho
các cơ quan
KH&CN
(cơ sở
vật chất,
trang thiết bị)

Hợp tác
quốc tế về
KH&CN

Nhiệm vụ
KH&CN
khác

Cấp Bộ/ Ngành

Các
đề tài
theo
Nghị
định
thư

Các
đề tài
NCCB

Hỗ trợ

cho
DN
NC&PT

Các
đề tài

(2) Chi hoạt động thường xuyên sự nghiệp KH&CN: Phần kinh phí này
được Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Tài chính phân bổ cho các nội dung chính:

20


- Đảm bảo chi hoạt động thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp
KH&CN: chi quỹ lương, hoạt động bộ máy, chi sữa chữa nâng cấp tài
sản...Phần kinh phí này được phân bổ và quản lý theo các văn bản quản lý tài
chính chung của nhà nước cho các đơn vị, cơ quan thụ hưởng NSNN cho hoạt
động thường xuyên của đơn vị.
- Tăng cường năng lực cho các đơn vị sự nghiệp KH&CN: cơ sở vật
chất, trang thiết bị...Phần kinh phí này được các Bộ chuyên ngành phân bổ và
quản lý theo các văn bản về đầu tư và XDCB.
- Hợp tác quốc tế về KH&CN: chi cho đoàn ra, đồn vào, đóng niên
liễm, trả nợ. Phần kinh phí này do Bộ KH&CN phân bổ.
- Hoạt động NC-TK: Phần kinh phí này chủ yếu được thực hiện thơng
qua các chương trình, đề tài NCKH và được hình thành ở hai cấp chủ yếu là
cấp Nhà nước và cấp Bộ, ngành, địa phương: (i) Đề tài nghiên cứu cấp Bộ,
ngành và địa phương: chủ yếu là các đề tài dưới hình thức độc lập cấp Bộ,
tỉnh, thành phố do Bộ, tỉnh thành phố phân bổ; (ii) Đề tài cấp Nhà nước: các
chương trình, đề tài cấp Nhà nước được thực hiện thơng qua các nhóm đề tài
sau: đề tài thuộc các chương trình (chương trình KH&CN, chương trình khoa

học xã hội và nhân văn, chương trình xây dựng các mơ hình ứng dụng
KH&CN phục vụ phát triển KT-XH nơng thơn và miền núi); các đề tài độc
lập cấp Nhà nước; các đề tài NCCB; kinh phí cho các doanh nghiệp NC-TK
(theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP)....Phần kinh phí này do Bộ KH&CN cấp.
Theo các văn bản quy phạm pháp luật quy định thì nguyên tắc phân bổ
và quản lý ngân sách cho hoạt động KH&CN như sau:
(1) Giai đoạn 1996-2000: Nghị định số 35/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) qui định hàng năm, nhà nước dành ít nhất 2%
NSNN cho NC-TK công nghệ được tập trung chủ yếu cho các hoạt động: NCTK theo các nhiệm vụ và chương trình trọng điểm của nhà nước; Xây dựng

21


tiềm lực KH&CN của Nhà nước; Hỗ trợ một phần cho quỹ phát triển
KH&CN ở các Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(2) Giai đoạn 2001: Luật KH&CN (2000), quy định những nguyên tắc
trong việc phân bổ và quản lý NSNN cho hoạt động KH&CN nói chung, hoạt
động NC-TK nói riêng:
- Đầu tư xây dựng và phát triển năng lực nội sinh, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng và trọng dụng nhân tài về KH&CN; đẩy mạnh hợp tác quốc tế;
- Bảo đảm sự phát triển ổn định, liên tục cho NCCB trong các lĩnh vực
khoa học, nhất là một số lĩnh vực khoa học đặc thù của Việt Nam; đẩy mạnh
NCƯD trong các lĩnh vực KH&CN, chú trọng phát triển công nghệ, nhất là
công nghệ cao, công nghệ có ý nghĩa quan trọng;
- Đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động KH&CN; phát triển dịch vụ
KH&CN; xây dựng và phát triển thị trường cơng nghệ; khuyến khích hoạt
động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, phổ biến tri
thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiễn; tạo điều kiện thuận lợi cho các hội
KH&CN thực hiện tốt trách nhiệm của mình;
- Khuyến khích các hoạt động NCKH và phát triển công nghệ, phổ

biến, ứng dụng thành tựu KH&CN, tăng cường nhân lực KH&CN và chuyển
giao công nghệ về cơ sở, chú trọng địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn và
địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.
- NSNN đầu tư cho KH&CN được sử dụng vào các mục đích:
(i) thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm, nhiệm vụ
KH&CN phục vụ lợi ích chung của xã hội;
(ii) thực hiện NCCB có định hướng trong các lĩnh vực khoa học;
(iii) duy trì và phát triển tiềm lực KH&CN; NSNN; Cấp cho các quỹ phát
triển KH&CN của Nhà nước để tài trợ cho việc thực hiện NCCB, tài trợ cho các
nhiệm vụ KH&CN đột xuất, mới phát sinh, có ý nghĩa quan trọng về khoa học

22


và thực tiễn; các nhiệm vụ KH&CN có triển vọng nhưng có tính rủi ro, cho vay
với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi để thực hiện việc ứng dụng kết quả NCKH
và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống.
- Xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho các tổ chức NC-TK của Nhà
nước: Chính phủ có kế hoạch huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất-kỹ thuật của các tổ chức KH&CN quan trọng; khuyến khích tổ
chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ NCKH và phát
triển công nghệ; đầu tư xây dựng một số phịng thí nghiệm trọng điểm đạt tiêu
chuẩn khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, trọng điểm;
ban hành Quy chế sử dụng phịng thí nghiệm trọng điểm để thu hút các nhà
khoa học đến làm việc.
- Trợ giúp doanh nghiệp thực hiện NCƯD và phát triển công nghệ
thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm. Doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu những
vấn đề KH&CN thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước được xét tài
trợ một phần kinh phí nghiên cứu.
Để có cơ sở cho việc phân bổ ngân sách sự nghiệp KH&CN, việc đầu

tiên là phải xác định được nhiệm vụ KH&CN; xác định được các dự án đầu tư
XDCB, tăng cường trang thiết bị, đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử
nghiệm.
Việc xác định các nhiệm vụ khoa học phải căn cứ vào chiến lược, kế
hoạch phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phịng, an ninh. Chính phủ xác định
mục tiêu, quyết định kế hoạch phát triển KH&CN, các hướng ưu tiên và các
nhiệm vụ KH&CN chủ yếu.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ căn cứ vào
mục tiêu, kế hoạch phát triển KH&CN và sự phân công của Chính phủ để xác
định nhiệm vụ KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực.

23


Sau khi xác định được các nhiệm vụ KH&CN, các cơ quan quản lý Nhà
nước về KH&CN phải chọn được tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ
KH&CN. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN được
thực hiện dưới hai hình thức tổ chức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp cho các tổ
chức cá nhân thực hiện.
1.2.3. Cơ chế tài chính cho hoạt động NC-TK
Cơ chế tài chính là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp và
tổ chức quản lý quá trình: tạo lập-phân phối-sử dụng các nguồn tài chính
trong nền kinh tế quốc dân. Tùy theo đặc điểm của tình hình và đường lối
phát triển KT-XH, trong từng thời kỳ, mà có cơ chế quản lý tài chính phù hợp
và thích ứng với cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ đó. Trong cơ chế kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, cơ chế quản lý tài chính đơn thuần chỉ là cơ chế cấp
phát-giao nộp tập trung toàn bộ vào trong tay Nhà nước. Chuyển sang cơ chế
thị trường đòi hỏi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng “Tự
chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện hạch toán kinh doanh“, Nhà nước là
người hỗ trợ và quản lý bằng pháp luật. Nguồn kinh phí cho KH&CN được đa

dạng hóa, đặc biệt vai trị của tài chính cho KH&CN của doanh nghiệp ngày
càng có ý nghĩa quan trọng.
Cơ chế tài chính cho hoạt động NC-TK [38]: là một bộ phận của hoạt
động tài chính nói chung, hoạt động tài chính KH&CN cũng được biểu hiện
trong q trình: tạo lập-phân phối-và sử dụng. Cơ chế quản lý hoạt động tài
chính cho KH&CN được hiển thị bằng hệ thống tổ chức và hệ thống văn bản
pháp quy, nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của hoạt động tài chính là phân
phối và kiểm tra. Hiện có hai hình thức cấp phát kinh phí: (1) Cấp kinh phí theo
các tổ chức NC-TK nhằm duy trì hoạt động KH&CN của các tổ chức này; (2)
Cấp kinh phí theo nhiệm vụ KH&CN để tiến hành các đề tài, dự án nghiên cứu
theo phương thức tuyển chọn hoặc theo phương thức giao trực tiếp.

24


×