Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGHIÊN cứu đề XUẤT PHƯƠNG án QUẢN lý RỪNG bền VỮNG tại CHI NHÁNH lâm TRƯỜNG TRƯỜNG sơn THUỘC CÔNG TY TNHH MTV LCN LONG đại, TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.54 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN
VỮNG TẠI CHI NHÁNH LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN
THUỘC CÔNG TY TNHH MTV LCN LONG ĐẠI, TỈNH
QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên : Trần Thị Thành.
Mã số sinh viên: DQB 05140147.
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn.
Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Thế Hùng.

Quảng Bình, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp do tơi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Sinh viên
Thành
Trần Thị Thành

Xác nhận giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)




LỜI CẢM ƠN
Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn là yếu tố
then chốt và đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội của đất
nước.
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết để tạo cho sinh viên tiếp xúc với thực
tế, củng cố lại kiến thức đã học trong nhà trường, để hoàn thiện từ lý thuyết đến thực
hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội và xuất phát từ nguyện vọng
của bản thân. Được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông – Lâm –
Ngư tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đề xuất Phương án quản lý rừng bền
vững tại Chi nhánh lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV Lâm cơng
nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình”. Sau thời gian thực tập nghề tại địa bàn, tôi đã
hồn thành đề tài của mình. Để có được kết quả đó chúng tơi đã nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo trong Khoa Nông – Lâm - Ngư, đặc biệt là Thầy giáo Trần Thế
Hùng đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm đề tài. Bên cạnh đó tơi cịn nhận được
sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên của lâm trường Trường Sơn và các bạn đồng
nghiệp.
Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian
có hạn và trình độ bản thân cịn hạn chế nên bài khóa luận chắc chắn sẽ khơng tránh
khỏi sự thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của các thầy cơ giáo
và các bạn để bài báo khóa luận tốt nghiệp của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 05 năm 2018
Tác giả
Trần Thị Thành


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 1
1.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 1
1.4 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 2
1.5 Thời gian và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 2
1.6.2. Phương pháp xử lí số liệu............................................................................ 2
PHẦN II. NỘI DUNG ........................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3
1.1 Tổng quan về quản lý rừng bền vững ............................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững .......................................................... 3
1.1.2. Công tác quản lý rừng bền vững trên thế giới ............................................ 3
1.1.3. Công tác quản lý rừng bền vững ở Việt Nam ............................................. 4
1.1.4. Công tác quản lý rừng bền vững ở trong tỉnh Quảng Bình. ........................ 6
1.2. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu ..................................................... 7
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn. [8] ................................................. 9
2.2. Tình hình cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn.[8] ....... 13
3.2. Một số thuận lợi và khó khăn của Lâm trường Trường Sơn ....................... 16
3.2.1. Thuận lợi ................................................................................................... 16
3.2.2. Khó khăn ................................................................................................... 16
CHƯƠNG II KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 17
2.1 Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đất của chi nhánh lâm trường Trường
Sơn ....................................................................................................................... 17
2.1.1 Diện tích, chức năng và trữ lượng rừng ..................................................... 17
2.1.2 Đa dạng sinh học ........................................................................................ 27

2.2 Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên rừng của Chi nhánh Lâm trường
Trường Sơn.......................................................................................................... 29
2.2.1. Quản lý rừng tự nhiên ............................................................................... 29
2.2.2 Quản lý rừng trồng, đất chưa có rừng ........................................................ 39
2.2.3 Quản lý lâm nghiệp đồng đồng .................................................................. 41


2.2.4 Quản lý, bảo vệ môi trường ....................................................................... 44
2.2.5 Nhận xét, đánh giá chung ........................................................................... 46
2.3. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý bền vững.......................... 47
2.3.1 Đề xuất điều chỉnh giảm (loại bỏ) hạng mục khai thác gỗ rừng tự nhiên. 47
2.3.2 Đề xuất bổ sung (tăng thêm) các hạng mục kinh doanh dịch vụ môi trường
rừng...................................................................................................................... 48
2.4. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng ............... 48
2.4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật ............................................................ 48
2.4.2. Giải pháp về tài chính tín dụng. ................................................................ 50
2.4.3. Giải pháp về phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng ...................... 50
2.4.4. Giải pháp về công tác quản lý ................................................................... 51
2.4.5. Giải pháp về khoa học công nghệ ............................................................. 54
2.4.6. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ........................................................ 54
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 55
3.1. Kết luận ........................................................................................................ 55
3.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BNNPTNT
BVR

CNLTTS
CHDCNDL
CBCNV
NĐ - CP
UBND
QĐ – BNG - KL
QLRBV
PCCCR
PTTH
TNHH MTV LCN

Giải thích
Bộ nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn
Bảo vệ rừng
Chi nhánh lâm trường Trường Sơn
Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào
Cán bộ công nhân viên
Nghị định – chính phủ
Ủy ban nhân dân
Quyết định – Bộ Nơng nghiệp – Kiểm
lâm
Quản lý rừng bền vững
Phòng cháy chữa cháy rừng
Phổ thông trung học
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lâm công nghiệp

TTNT


Thị trấn nông trường

SXKD

Sản xuất kinh doanh

VND

Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích đất nơng nghiệp và lâm nghiệp của địa phương tháng 12/2016. .....12
Bảng 2: Tổng hợp kết quả về diện tích rừng .................................................................17
Bảng 3 : Trữ lượng bình quân của các trạng thái rừng .................................................21
Bảng 4 : Trữ lượng theo các cấp kính ...........................................................................23
Bảng 5 : Số cây/ ha đạt cấp kính khai thác tối thiểu ....................................................24
Bảng 6 : Trữ lượng bình quân của cây khai thác đạt cấp kính tơí thiểu ......................24
Bảng 7 : Trữ lượng cây chết .........................................................................................26
Bảng 9: Diện tích thực hiện có kế hoạch được khai thác của Chi nhánh lâm trường
Trường Sơn. ...................................................................................................................29
Bảng 10. Diện tích và tiến độ kế hoạch làm giàu rừng. ................................................33
Bảng 11: Khối lượng thực hiện công tác làm giàu rừng giai đoạn 2016-2020 ............34
Bảng 12: Các địa danh có kế hoạch được ni dưỡng của chi nhánh LTTS. ...............35
Bảng 13: Diện tích và sản lượng nuôi dưỡng rừng tự nhiên nghèo kiệt từ 2016 – 2020
.......................................................................................................................................35
Bảng 14. Diện tích kế hoạch thực hiện khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng. ................38
Bảng 15: Tiến độ thực hiện công tác khoanh nuôi tái sinh tự nhiên .............................38
Bảng 16 .Kế hoạch trồng rừng hàng năm cho giai đoạn 2016 – 2020 ..........................40
Bảng 17: Diện tích và sản lượng khai thác rừng trồng giai đoạn 2016 – 2020 .............41



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Số lượng các loài bình quân theo đối tượng rừng........................................19
Biểu đồ 2 : Số cây tái sinh tự nhiên đối tượng rừng ......................................................20
Biểu đồ 3: Phân bố đường kính theo số lượng cây/ha của các loại rừng .....................20
Biểu đồ 4: Thể tích dưới cành của các đối tượng rừng theo cấp kính ...........................21
Biểu đồ 5: Chất lượng cây có đường kính trên 30cm của rừng sản xuất ......................25
Biểu đồ 6 : Chất lượng cây có đường kính trên 30cm của rừng khai thác ...................26


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Việc lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu đề xuất Phương án quản lý rừng bền vững
tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại,
tỉnh Quảng Bình” bởi những lý do sau đây:
Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn thuộc công ty TNHH MTV LCN Long Đại,
tỉnh Quảng Bình là đơn vị đã xây dựng, thực hiện phương án quản lý rừng bền vững
và đã đạt được chứng chỉ quốc tế FSC FM/CoC từ năm 2014, trong đó Phương án đã
được xây dựng và thực hiện có hoạt động khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm là
5.500m3/năm. Tuy nhiên theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí Thư
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng thì từ bắt đầu từ năm 2017, Chính phủ quyết định dừng khai thác gỗ rừng tự
nhiên trên tồn quốc. Vì vậy Phương án quản lý rừng bền vững của Chi nhánh lâm
trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại khơng cịn phù hợp
trong thời gian tới.
Mặt khác với tiềm năng, thế mạnh về rừng và đất rừng của lâm trường là rất
lớn, nhưng Phương án quản lý rừng bền vững của đơn vị đã được xây dựng chưa có
lồng ghép, đề cập đến kế hoạch kinh doanh, chi trả các dịch vụ môi trường rừng theo

quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch
vụ mơi trường rừng.
Chính vì những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đề xuất
Phương án quản lý rừng bền vững tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn thuộc
Công ty TNHH MTV LCN Long Đại, tỉnh Quảng Bình”, Nghiên cứu nhằm đề xuất
điều chỉnh, bổ sung phương án quản lý rừng phù hợp với các quy định hiện hành và
kinh doanh có hiệu quả cho Chi nhánh lâm trường Trường Sơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Nhằm đề xuất được phương án quản lý rừng phù hợp cho Chi nhánh Lâm
trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại,
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng về tài nguyên rừng và đất của Chi nhánh Lâm trường
Trường Sơn.
- Đánh giá được thực trạng quản lý tài nguyên rừng và đất rừng của Chi nhánh
Lâm trường Trường Sơn.
- Điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý bền vững phù hợp với các quy định
hiện hành và kinh doanh có hiệu quả cho Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững ở
Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

1


- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng ở Chi nhánh Lâm trường
Trường Sơn.
- Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên rừng và đất rừng của Chi nhánh Lâm

trường Trường Sơn.
- Đề xuất điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý rừng bền vững phù hợp với các
quy định hiện hành và kinh doanh có hiệu quả cho Chi nhánh Lâm trường Trường
Sơn.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quản lý rừng bền vững ở Chi nhánh
Lâm trường Trường Sơn.
1.4 Đối tượng nghiên cứu:
Tồn bộ diện tích rừng của Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn.
1.5 Thời gian và phạm vi nghiên cứu
-Thời gian: 25/01 – 15/05.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn thuộc cơng ty
TNHH MTV LCN Long Đại, tỉnh Quảng Bình.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu
1.6.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan tại khu vực nghiên cứu
1.6.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn, tranh thủ ý kiến của cán bộ công nhân viên tại khu vực nghiên
cứu: Trong đó mỗi đối tượng phỏng vấn, xin ý kiến khoảng 03 - 05 người, bao gồm
các đối tượng: Lãnh đạo, cán bộ các phịng ban, lực lượng bảo vệ rừng và cơng nhân
lâm trường.
1.6.2. Phương pháp xử lí số liệu
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Trên cơ sở số liệu thu thập được, sử dụng
phần mềm Excel xử lý, tổng hợp vào các bảng biểu đã được xây dựng theo đề cương
của đề tài. Trên cơ sở các bảng biểu số liệu tổng hợp được, tiến hành phân tích đánh
giá kết quả và đưa ra các giải pháp quản lý rừng bền vững cho Chi nhánh Lâm trường
Trường Sơn.

2



PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về quản lý rừng bền vững
1.1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), QLRBV là quá trình quản lý những
lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã
đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ
mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai
của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự
nhiên và xã hội.
Theo Tiến trình Hensinki, QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức
và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức
sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương
lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia
và tồn cầu và khơng gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác.
Các định nghĩa trên, nhìn chung tương đối dài dịng nhưng tập trung lại có mấy
vấn đề chính sau:
- Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra
(sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngồi gỗ...; phịng hộ mơi trường, bảo
vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo
tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...).
- Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:
+ Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất,
hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện
tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng).
+ Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật
pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi
cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương.
+ Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng

phịng hộ mơi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng.[3]
1.1.2. Cơng tác quản lý rừng bền vững trên thế giới
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại đứng trước thảm hoạ suy
thối mơi trường trên tồn cầu nên đã đề ra nhiều giải pháp bảo vệ và phục hồi mơi
trường, trong đó có phong trào quản lý rừng bền vững. QLRBV là sáng kiến của cộng
đồng quốc tế do những người chế biến, tiêu thụ gỗ cam kết chỉ sử dụng và lưu thông
trên mọi thị trường thế giới những sản phẩm gỗ nào được khai thác hợp pháp từ các
khu rừng đã được quản lý bền vững. Muốn vậy, chứng chỉ rừng và chứng chỉ gỗ được
áp dụng như là một công cụ hữu hiệu để buộc mọi chủ rừng đảm bảo quản lý rừng bền
vững về cả 3 phạm trù: Kinh tế, môi trường, xã hội.

3


Tính đến đầu năm 2015, tồn thế giới đã có 449.9 ha rừng đạt tiêu chuẩn Quản lý
rừng bền vững và được cấp chứng chỉ bởi mọi hệ thống. Chủ yếu là hệ thống Chứng
chỉ FSC và PEFC. Trong đó riêng chứng chỉ FSC đã cấp cho 83 nước với 1.292 triệu
chứng chỉ FM/CoC và 28.964 chứng chỉ CoC. Nước đứng đầu về diện tích rừng được
cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững là Canada với 23 triệu ha và đứng thứ hai là Nga
với diện tích được cấp chứng chỉ là 21 triệu ha. Các quy trình Chứng chỉ rừng gồm
quy trình Quốc tế như: FSC, PEFC, SFI...và các quy trình Quốc gia như: MTCC (của
Malaysia), LEI (của Indonesia).
Vùng châu Á – Thái Bình Dương có 12.329,519 ha được cấp chứng chỉ; hiếm
6,75 % diện tích chứng chỉ tồn cầu với 18 nước tham gia. Trong đó đứng đầu là
Trung Quốc với 3.413,857 ha và thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ (phần lãnh thổ châu Á) với
2.346,799 ha. Về chứng chỉ CoC: Có 28.640 chứng chỉ cho tồn cầu, khu vực châu Á
– Thái Bình Dương đã được cấp 8.004 chứng chỉ chiếm 28% số chứng chỉ toàn cầu
với số nước tham gia là 34 nước. Đứng đầu là Trung Quốc với 3.527 ha.[2]
1.1.3. Công tác quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
1.1.3.1. Các chủ trương có liên quan.

* Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, năm 2004:
Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các vấn đề về quản lý rừng bền vững, đã
được đề cập đến như:
- Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về
kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh. Phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp. Đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ
tướng Chính phủ quy định.
* Luật bảo vệ mơi trường
Trong Luật Bảo vệ môi trường, vấn đề quản lý rừng bền vững được hết sức quan
tâm. Cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, lồi thực vật, động vật
hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinh thái.
- Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn, phương
pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự khôi phục về mật độ
và giống, lồi sinh vật; khơng làm mất cân bằng sinh thái.
- Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch và các quy định của Luật Bảo vệ
và phát triển rừng, Nhà nước có kế hoạch tổ chức cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng
phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để mở rộng nhanh diện tích của rừng, bảo vệ các vùng
đầu nguồn sơng, suối.

4


* Luật đất đai
- Trong Luật Đất đai, đất lâm nghiệp được xếp vào một trong các loại đất nông
nghiệp mà không để mục đất lâm nghiệp riêng như trước đây và được phân loại như
sau:
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;

+ Đất rừng đặc dụng;
Cách phân loại này làm cho đất lâm nghiệp bị hòa đồng với các loại đất khác
nên trong Luật ít có những quy định riêng, mang tính đặc thù cho đất lâm nghiệp. Có
lẽ đây là một hạn chế của luật này vì đất lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
quỹ đất của quốc gia và nó có ý nghĩa lớn đối với kinh tế - xã hội và môi trường, đặc
biệt đối với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.
Các văn bản dưới luật gồm có:
- Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Trong đó quy định mức phạt cụ thể và hình thức xử lý đối với các cá nhân, tổ chức vi
phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
* Về quản lý bảo vệ rừng
- Nghị định số 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục thực
vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày
17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật, động vật rừng quý
hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ. Trong đó quy định 16 lồi thực vật (nhóm IA), 56 lồi
động vật (nhóm IB) nghiêm cấm khai thác sử dụng và 26 lồi thực vật (nhóm IIA), 51
lồi động vật (nhóm IIB) hạn chế khai thác sử dụng.
- Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về việc ban hành
quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
Trong đó quy định về phân loại, về tổ chức quản lý; về bảo vệ, xây dựng và sử dụng
các loại rừng nói trên. Riêng đối với rừng sản xuất quy định rõ trách nhiệm và quyền
lợi của chủ rừng, điều kiện đưa rừng vào sản xuất kinh doanh, đối tượng rừng đưa vào
khai thác, các thủ tục tiến hành khai thác.
* Về quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được
th, nhận khốn rừng và đất lâm nghiệp. Về bảo tồn đa dạng sinh học: Quyết định số
192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến
lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam đến năm 2010. Trong đó nêu

lên những nguyên tắc, phương pháp, hành động của chiến lược như: Quy hoạch; xây
dựng khung pháp lý; tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học;
đổi mới hệ thống tổ chức quản lý; đổi mới cơ chế thiết lập, đầu tư và cung cấp tài
chính, đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh cơng tác thông tin-giáo dục-truyền thông và

5


thu hút cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường hợp tác
quốc tế.
1.1.3.2 Các biện pháp quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam được Đảng và Nhà Nước quan tâm,
ban hành nhiều chính sách chủ trương mới nhằm giảm thiểu tình trạng tàn phá tài
nguyên rừng, các nghị định như: Nghị định 99/2009 NĐ-CP ngày 02/11/2009 của
chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý nông sản, Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 29/12/2004 do Quốc
Hội soạn thảo…
Hiện nay, Việt Nam triển khai cấp chứng chỉ rừng từ đó nhận được sự hợp tác và
hỗ trợ về mặt chính sách và quản lý ở các cấp trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó,
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn trong khu vực và thế giới, việc được cấp
chứng chỉ rừng là sự phát triển cần thiết và tất yếu.
Tuy nhiên, quá trình tiếp cận và triển khai cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam nhìn
chung vẫn đang còn là một khái niệm mới, nhất là đối với các nhóm chủ rừng cấp
cộng đồng (nhóm hộ quy mơ nhỏ). Do đó, tiến trình thực hiện cần nhiều thời gian để
nâng cao nhận thức về lợi ích cũng như năng lực cho các đối tượng chủ rừng. Mặc dù
cũng đã có chiến lược và một số chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững và
chứng chỉ rừng, nhưng hiện nay việc cụ thể hóa chính sách ở các cấp vẫn còn chưa đẩy
đủ và phù hợp để hỗ trợ tiến trình cấp chứng chỉ rừng một cách hiệu quả trên thực tế.
Từ đó địi hỏi các phương án quản lý rừng bền vững của các công ty lâm nghiệp xây
dựng được một kế hoạch cụ thể để phát triển và bảo vệ rừng bền vững.

1.1.4. Công tác quản lý rừng bền vững ở trong tỉnh Quảng Bình.
Quảng Bình có 480.212,0 ha rừng tự nhiên, chiếm 88% diện tích có rừng. Hệ
sinh thái đặc biệt độc đáo và khá phong phú về các loài động thực vật. Đây là nơi tập
trung tính đa dạng sinh học cao, một số nơi giữ được hệ sinh thái núi đá vơi cịn ít bị
tác động, khá đặc trưng có thể xem là đại diện cho vùng địa lý sinh vật của dãy bắc
Trường Sơn.
Rừng và đất lâm nghiệp được phân cho các chủ rừng quản lý: 2 Ban quản lý rừng
đặc dụng 118.904,0 ha, 8 Ban quản lý rừng phòng hộ 135.918,0 ha, doanh nghiệp Nhà
nước 117.579,0 ha, doanh nghiệp ngồi quốc doanh 433,0 ha; hộ gia đình, cá nhân
98.742,0 ha, cộng đồng 13.285,0 ha, đơn vị vũ trang 5.981,0 ha, UBND các xã 99.352
ha. Năm 2014, Lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp
Long Đại đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC/CoC.
Năm 2012, Quảng Bình đã đi đầu tham gia các hoạt động thực hiện sáng kiến
giảm phát thải từ hạn chế gây mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn và nâng cao trữ
lượng các-bon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng (REDD+). Theo cơ chế này,
các nước sẽ đo đếm và giám sát lượng phát thải và hấp thụ các-bon trong phạm vi biên
giới nước mình. Việc thực hiện REDD+ giúp tỉnh tăng cường công tác hạn chế tình
trạng mất rừng và suy thối rừng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

6


Có thể nói, việc thực hiện REDD+ như một mũi tên trúng nhiều đích, vì vừa
giúp bảo tồn đa dạng sinh học, vừa phát triển sinh kế cho cộng đồng người dân sống
phụ thuộc vào rừng và giúp họ tiếp cận được các biện pháp bảo đảm an tồn mơi
trường và xã hội. Về mặt tài chính, nếu tiếp cận được thị trường các – bon, nguồn thu
từ REDD+ sẽ hỗ trợ nguồn ngân sách đang thiếu dành cho việc bảo vệ và phát triển
rừng trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2013-2016, dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+
ở Việt Nam” (FCPF-REDD+) đã hỗ trợ tỉnh ta thực hiện nhiều hoạt động REDD+, tập

trung vào nội dung tập huấn, đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi
khí hậu và REDD+ cho cán bộ các cấp, các chủ rừng và cộng đồng vùng thí điểm thực
hiện REDD+.
Hiện nay, các Chi nhánh Lâm trường trong tỉnh đã theo chỉ đạo của Đảng và
Nhà Nước để có những bước điều chỉnh trong phương án quản lý rừng bền vững của
đơn vị. Từ đó, giúp bảo vệ tài nguyên rừng quý giá của quốc gia.[1]
1.2. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Lâm trường Trường Sơn nằm trên địa bàn vùng núi thuộc địa phận các xã :
Trường Sơn huyện Quảng Ninh, xã Phú Định, Thị trấn Nông trường Việt Trung thuộc
huyện Bố Trạch gồm 39 tiểu khu. Toạ độ vị trí địa lý như sau:
- Từ 170 10’ 00’’ đến 170 40’ 00’’ vĩ độ Bắc.
- Từ 1060 00’ 00’’ đến 1070 00’ 00’’ kinh độ Đơng.
- Phía Đơng giáp với ban quản lý rừng phịng hộ Ba Rền và Thị Trấn Nông
trường Việt Trung, xã Phú Định huyện Bố Trạch.
- Phía Tây giáp với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và Nước CHDCND Lào.
- Phía Nam giáp với lâm trường Khe Giữa, xã Trường Sơn
- Phía Bắc giáp với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Đặc biệt địa bàn này trước đây là vị trí chiến lược, huyết mạch giao thơng để vận
chuyển hàng hóa, nơi trung chuyển phục vụ cho 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ
giành lại độc lập cho dân tộc.
1.2.1.2 Địa hình
Tồn bộ diện tích của Lâm trường Trường Sơn thuộc dãy Trường Sơn Bắc với
đặc trưng: Núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ dốc lớn và hiểm trở, địa
hình chia cắt mạnh, phức tạp, có nhiều khe suối, thác ghềnh, ...vv. Có thể phân chia
địa bàn lâm trường thành hai vùng như sau:
* Vùng núi đất
Kiểu địa hình núi đất chiếm 64,6% diện tích, gồm núi trung bình và núi thấp,
được phân bố hầu hết là diện tích đất rừng tự nhiên. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi

cao từ 400 đến 600 m, độ dốc trung bình 250. Trên kiểu địa hình này hầu hết là diện

7


tích rừng tự nhiên, đây là vùng tập trung nguồn tài nguyên rừng lớn nhất của lâm
trường Trường Sơn nói riêng và Cơng ty LCN Long Đại nói chung.
* Vùng núi đá
Vùng núi đá tập trung ở phía Nam và Tây Nam của lâm trường. Địa hình ở đây
khá phức tạp gồm nhiều đỉnh cao độ dốc lớn xen lẫn với những thung lũng hẹp.
1.2.1.3 Khí hậu
Lâm trường Trường Sơn nằm trong vùng tiểu khí hậu vùng núi phía Tây Nam
Quảng Bình, chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu trong năm
phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến
tháng 2 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 23 – 24 0C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là
390C - 400C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 9 0C.
- Chế độ mưa, ẩm: Tổng lượng mưa bình quân năm từ 2.500 đến 3.000 mm,
lượng mưa tăng dần theo độ cao.Mưa tập trung với cường độ lớn, lượng mưa phân bố
không đều trong năm thường tập trung chủ yếu vào các tháng 10 và 11 hàng năm,
chiếm khoảng 60 - 70% lượng mưa năm. Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí bình qn
năm 86%, độ ẩm khơng khí thấp nhất vào những ngày có gió tây nam, có khi xuống dưới
70%.
- Chế độ gió: Trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính. Gió mùa
Đơng Bắc, hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió thổi theo hướng Bắc hoặc
Đơng Bắc. Nhiệt độ khơng khí thấp, ẩm độ cao, thường kèm theo mưa. Tốc độ gió
trung bình từ 2 - 4 m/s. Gió mùa Tây Nam, hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9. Do bị
chắn bởi dãy Trường Sơn, nên biến tính, làm cho khơng khí khơ và nóng, nhiệt độ cao,
độ ẩm thấp.
Khu vực có tổng nhiệt độ trong năm cao, lượng mưa lớn, tương đối thuận lợi cho

phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, cũng gặp phải những mặt hạn chế như: lượng
mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa thường gây lũ lụt; mùa khô chịu ảnh
hưởng của gió Tây Nam khơ nóng, lượng mưa nhỏ, dẫn tới hạn hán.
1.2.1.4 Thuỷ văn
Diện tích lâm trường quản lý nằm trên lưu vực sông Cổ Tràng thuộc thượng
nguồn sông Long Đại và thượng nguồn sông Dinh, với mạng lưới sông suối trải đều
trên toàn khu vực. Khe và suối ở đây đều có đặc điểm chung là ngắn, dốc và hẹp, có
nhiều thác ghềnh. Lưu lượng dịng chảy phụ thuộc theo mùa, khả năng vận chuyển
đường thuỷ khó khăn.
1.2.1.5 Thổ nhưỡng
Qua tham khảo các tài liệu về nơng hố thổ nhưỡng tỉnh Quảng Bình của Sở Địa
Chính, nền vật chất trong khu vực gồm 4 loại đá mẹ chính, đó là: Đá Granít, đá cát kết,
đá sét và đá vơi. Trên cơ sở nền vật chất của các loại đá mẹ, yếu tố địa hình, độ cao...
Trong khu vực có thể chia thành hai nhóm dạng đất chính:

8


- Nhóm dạng đất feralit núi thấp phát triển trên các loại đá granít, đá cát kết, đá
sét, đá vơi.
- Nhóm dạng đất feralit mùn trên núi trung bình phát triển trên đá granít, đá vơi.
Nhìn chung đất trong khu vực có độ dầy tầng đất từ mỏng đến trung bình (30 - 80
cm), hàm lượng mùn trung bình. Riêng các nhóm dạng đất feralit đồi - núi thấp phát
triển trên đá sét, cát kết có tầng đất dày(>80 cm).
Đất trên địa bàn lâm trường chủ yếu là đất được hình thành do q trình feralit
hố, với nền vật chất là phiến thạch sét, granit. Ngồi ra cịn có các loại đất dốc tụ, đất
mùn trên thung lũng đá vôi và đất phù sa bồi tụ ven sông suối.
1.2.1.6. Thảm thực vật
Kết quả điều tra đa dạng hệ thực vật ở Lâm trường Trường Sơn năm 2006 đã
khảo sát được 663 loài, thuộc 131 họ và 408 chi của 4 ngành, ngành giàu loài nhất ở

đây là ngành Mộc lan (hay cịn gọi là ngành Hạt kín) và ngành nghèo lồi nhất là
Thơng đất.
Có nhiều lồi thực vật và động vật có giá trị kinh tế cao.
Khu hệ chim ở lâm trường Trường Sơn có tính đa dạng sinh học cao. Điều này
chứng tỏ rừng ở đây với thảm thực vật tự nhiên là cịn tốt, có nhiều tiềm năng cho việc
xây dựng lâm trường với mơ hình quản lý rừng bền vững.[7]
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn. [8]
1.2.2.1 Đặc điểm xã hội
* Dân số, dân tộc và lao động
- Dân số
+ Tổng số hộ: 4.537,0 hộ
+ Tổng số khẩu: 14.912,0 khẩu
- Dân tộc
Trên địa bàn lâm trường có 2 dân tộc sinh sống: Kinh và Vân Kiều, trong đó:
+ Dân tộc Kinh: 11.673 khẩu, chiếm 78,8% tổng dân số;
+ Dân tộc Vân Kiều: 3.149 khẩu, chiếm 21,2% tổng dân số.
Người Kinh chủ yếu sống tập trung dọc theo các trục đường chính, các khu trung
tâm nơi có điều kiện bn bán và phát triển. Phần lớn dân tộc Vân Kiều sống ở những
nơi hẻo lánh xa trung tâm. Tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, tệ nạn đốt rừng làm rẫy
và săn bắt thú rừng để đảm bảo một phần cuộc sống gia đình vẫn cịn diễn ra. Một số
hộ gia đình đã biết làm lúa nước, làm vườn nhưng đời sống của họ cịn gặp nhiều khó
khăn.
- Lao động
+ Tổng số lao động : 9.551 người, trong đó :
 Nam: 5.385 người người, chiếm 56% dân số;
 Nữ: 4.165 người, chiếm 44% dân số.
- Lao động phân theo ngành sản xuất

9



+ Lao động trong các ngành sản xuất khác là 1.216 người chiếm 13,7% tổng số
lao động.
+ Lao động lâm nghiệp là 410 người chiếm 4,6% tổng số lao động, trong đó có
88 lao động của lâm trường tham gia trực tiếp, số lao động còn lại chủ yếu là ở xã
Trường Sơn.
+ Lao động nông nghiệp là 7.155 người chiếm 81,7% tổng số lao động.
Do diện tích đất nơng nghiệp ít dẫn đến lao động nơng nghiệp dư thừa sẽ chuyển
sang sản xuất lâm nghiệp sau khi kết thúc mùa vụ để tăng nguồn thu nhập, bên cạnh đó
cịn có nguồn lao động của các địa phương khác ở trong vùng. Dự kiến có khoảng
1.000 lao động nhàn rỗi, đây là điều kiện thuận lợi để Lâm trường hợp đồng sản xuất
theo mùa vụ nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất.
* Phong tục, tập qn, văn hóa và chính sách xã hội
- Người Kinh chủ yếu sống tập trung dọc theo các trục đường chính, các khu
trung tâm nơi có điều kiện bn bán và phát triển. Phần lớn dân tộc Vân Kiều sống ở
những nơi hẻo lánh xa trung tâm. Tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, hoạt động đốt
rừng làm rẫy và săn bắt thú rừng để đảm bảo một phần cuộc sống gia đình vẫn cịn
diễn ra. Một số hộ gia đình đã biết làm lúa nước, làm vườn nhưng đời sống của họ còn
gặp nhiều khó khăn.
- Với tỷ lệ người Vân Kiều chiếm đa số ở xã Trường Sơn, đời sống của người
dân cịn nhiều khó khăn với những nét đặc trưng ở các vùng sinh sống của người Vân
Kiều nói chung trên địa bàn tồn tỉnh Quảng Bình.
- Hiện tại vẫn cịn tình trạng cúng bái để chữa bệnh, vẫn cịn hiện tượng tảo hơn
và sinh con thứ 3 trở lên. Tình hình du canh du cư, đốt nương làm rẩy đã cơ bản chấm
dứt.
* Cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội
- Giao thơng
+ Tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây chạy qua địa phận Lâm trường với
chiều dài 40 km, nền đường bê tơng rộng 6,0 m có chất lượng tốt.
+ Tuyến Tỉnh lộ 11 từ Đồng Hới - Trường Sơn qua địa phận lâm trường với

chiều dài 21 km, nền đường nhựa rộng 4,0 m chất lượng tốt.
+ Hệ thống đường xương cá trong địa phận lâm trường có chiều dài 52,0 km chủ
yếu là đường vận chuyển cũ, phần lớn đã bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Toàn
bộ đường vận chuyển là đường đất, chỉ lưu thông được trong mùa khô.
Hiện tại, trên địa bàn khu vực Lâm trường Trường Sơn, tất cả các xã đều đã có
đường giao thơng nối liền trung tâm xã tới các vùng trọng điểm phát triển kinh tế,
thương mại của huyện và tỉnh. Tuy nhiên, đường giao thông ở các bản của xã Trường
Sơn chất lượng vẫn còn kém. Hầu hết là đường đất và điều đó gây cản trở rất lớn cho
việc đi lại của bà con vào mùa mưa. Đường mịn đi vào các bản Zìn Zìn và P.Loang là
đường vận chuyển gỗ của Lâm trường Trường Sơn, phải đi qua nhiều khe suối sâu và
rộng, về mùa mưa có thể khơng đi được.

10


* Thông tin liên lạc
Tại xã Trường Sơn là vùng trọng điểm trong Lâm phần Lâm trường Trường Sơn,
hiện tại vẫn chưa có bưu điện. Tuy nhiên sóng điện thoại Vinaphone, Vietel đã phủ
sóng được một số khu vực văn phòng Lâm trường, UBND xã, trường học, đồn biên
phòng, trạm đội cơ sở. Người dân có thể dùng điện thoại di động để liên lạc khi cần
thiết.
* Y tế - kế hoạch hóa gia đình
Tất cả các xã đều được trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác khám và chữa
bệnh của bà con tại các trạm y tế xã. Tuy nhiên, với địa bàn quá rộng và giao thơng
khó khăn như xã Trường Sơn, cán bộ y tế phải về làm việc tại cơ sở là các thôn, bản
nhưng hiện nay vẫn chưa xây dựng được các trạm y tế dự phòng hoặc trạm y tế cơ sở
tại các thôn, bản.
Ngành y tế vẫn thường xuyên phát thuốc men cho nhân dân, nhất là trong các đợt
phòng chống dịch hạch, tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình. 100% bệnh
nhân được điều trị phịng chống sốt rét, khơng có bệnh nhân mắc bệnh dịch sốt xuất

huyết.
* Giáo dục
Trên địa bàn có đầy đủ hệ thống trường học từ mẫu giào đến PTTH(Xã Trường
Sơn chưa có trường PTTH). Chất lượng dạy và học được đổi mới, các em được đến
trường đúng tuổi. Đa số tại các bản xa học sinh đã được phổ cập tiểu học, đủ khả năng
đọc, viết. Trong hè, sau khi đạt phổ cập, các em được bổ trợ kiến thức để tốt nghiệp
tiểu học. Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 63,6%, phổ cập giáo dục
trung học cơ sở đạt 56,1%, chất lượng học tập, giáo dục của các địa phương trên địa
bàn tương đối tốt.
1.2.2.2. Đặc điểm kinh tế.
* Tình hình sản xuất nơng nghiệp và lâm nghiệp
Với diện tích phần lớn là vùng núi, xã Trường Sơn đặc biệt khó khăn hơn trong
phát triển, sản xuất nông nghiệp so với các xã lân cận trong khu vực hành chính của
Lâm trường Trường Sơn. Có nhiều loại hình cây trồng, cơ cấu mùa vụ được áp dụng ở
xã Trường Sơn cho thấy nỗ lực tìm kiếm mơ hình phát triển nơng nghiệp phù hợp với
địa phương đặc biệt khó khăn.
Tại xã Trường Sơn đã thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ, về cơ bản,
hầu hết các hộ dân của xã Trường Sơn đều được tham gia công tác trồng, khoanh nuôi
bảo vệ rừng, trung bình 1- 2ha/hộ, chỉ một số ít các hộ khơng tham gia (công chức, bộ
đội hoặc kinh doanh thương mại, dịch vụ khác). Ngồi việc phát triển diện tích và chất
lượng các loại rừng trồng, khoanh nuôi bảo vệ với sự hỗ trợ của Nhà nước là 2 triệu
đồng/ha (bao gồm cả tiền cây giống khoảng 500 nghìn đồng), các lâm sản phụ cũng
được khai thác (chưa thống kê được trữ lượng) vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ (tre nứa,
măng, lá cọ), vừa làm háng hóa, nguyên liệu xuất đi nơi khác ( Song, mây, chít) qua đó
đóng góp đáng kể vào thu nhập cho những người tham gia.

11


Bảng 1: Diện tích đất nơng nghiệp và lâm nghiệp của địa phương

tháng 12/2016.
STT
Loại đất

Xã Trường Sơn
A
Đất nông nghiệp
NNP
8.368,40
I
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
268,90
1
Đất trồng cây hằng năm
CHN
193,00
1.1 Đất trồng lúa
LUA
22,96
1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
10,19
1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
12,77
1.1.3 Đất trồng lúa nương
LUN
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
HNK

170,04
Đất bằng trồng cây hàng năm
1.2.1
BHK
170,04
khác
Đất nương rẫy trồng cây hàng
1.2.2
NHK
năm khác
1.3 Đất trồng cây lâu năm
CLN
75,90
2
Đất lâm nghiệp
LNP
8.099,46
2.1 Đất rừng sản xuất
RSX
7.663,68
2.2 Đất rừng phịng hộ
RPH
435,79
3
Đất ni trồng thủy sản
NTS
0,04
(Nguồn UBND xã Trường Sơn)
Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng:
Xã Trường Sơn có diện tích đất nơng nghiệp lớn là 8.368,40 ha đất. Trong đó,

đất sản xuất nơng nghiệp ở xã Trường Sơn có diện tích thấp chỉ 268,90 ha. Đất ở xã
Trường Sơn chủ yếu trồng lúa nước. Đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích trong cơ
cấu đất nơng nghiệp đến 8.099,46 ha. Trong đó, chủ yếu là đất rừng sản xuất, rừng
phòng hộ chiếm diện tích thấp là 435,79 ha. Đất ni trồng thủy sản diện tích rất nhỏ
trong cơ cấu đất nơng nghiệp của địa bàn xã Trường Sơn.Vì vậy, ta thấy đời sống của
người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng.
* Dịch vụ xã hội và thương mại
Xã Trường Sơn có có các dịch vụ thương mại khác như hàng quán, bưu chính
viễn thơng... nhưng tất cả cịn khá đơn giản, chưa đảm bảo được nhu cầu tại chỗ và sức
mua cũng hạn chế do mức sống thấp của đa phần người Vân Kiều. Chỉ ở khu vực
trung tâm xã mới có nhiều dịch vụ, hàng hóa và thương mại, đủ cung cấp cho nhu cầu
tối thiểu, tại chỗ. Còn lại ở các bản hầu như khơng có hoặc chỉ có 1-2 hộ dân tham gia
vào các dịch vụ này, như vận chuyển các vật dụng thiết yếu từ trung tâm xã về bán tại
bản, sau đó thu mua lâm sản của thơn bản để bán cho các nhà tiêu thụ trung gian ở xã
hoặc mối lái dưới xuôi.

12


2.2. Tình hình cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn.[8]
* Cơ cấu tổ chức
- Ban giám đốc gồm : 01Giám đốc, 01 phó giám đốc;
- Phịng kỹ thuật gồm : Trưởng phòng và 02 nhân viên;
- Phịng kế tốn gồm: Trưởng phịng và 03 nhân viên;
- Phịng tổ chức hành chính gồm: Trưởng phịng và 05 nhân viên;
- Ba đội sản xuất gồm: 03 đội trưởng và 23 công nhân;
- Trạm bảo vệ rừng và đội cơ động gồm: 09 trạm và 01 đội cơ động với 36 cán
bộ nhân viên.
Sơ đồ 2.2 : Mơ hình tổ chức của Lâm trường Trường Sơn
CÔNG TY TNHH MTV LÂM CÔNG

NGHIỆP LONG ĐẠI
Trạm Thác
chuối

Đội 1
BAN GIÁM ĐỐC CNLT TRƯỜNG SƠN

Trạm
Thác Voi

Đội 2

Trạm Khe
Ngát

Đội 3
PHÒNG
KỸ THUẬT

PHÒNG
KINH TÊ
KẾ HOẠCH

PHÒNG
TC - HC

Đội cơ
động

Trạm Cổ


Tràng

Trạm
Lâm
trường

Trạm
Khe
Cát

Trạm
số 8

Trạm
U Bò

Trạm
số 1

6

(Nguồn phòng tổ chức – hành chính)

* Tổ chức sản xuất của Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn
- Ban Giám đốc: Có 2 người, bao gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc
Giám đốc Lâm trường được Công ty bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Cơng
ty, quản lý và điều hành tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tồn bộ diện
tích rừng và đất rừng của đơn vị được Nhà nước giao quản lý.
Giám đốc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong việc bảo

toàn và phát triển vốn kinh doanh được Nhà nước giao gồm: Tài sản cố định, vốn lưu
động, tài nguyên rừng.Tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với Nhà nước.
Thực hiện đúng chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Chăm
lo đời sống cho công nhân viên và lực lượng tham gia làm nghề rừng với Lâm trường,

13


tạo mọi điều kiện cho các tổ chức Cơng đồn, Thanh niên hoạt động.
Giám đốc trực tiếp điều hành các công việc sau: Trực tiếp điều hành công tác tổ
chức, khen thưởng và kỷ luật, quy hoạch, kế hoạch, kinh doanh, tài chính và cơng
nghiệp rừng; Quyết định Phương án sản xuất kinh doanh của Lâm trường, ký kết các
hợp đồng kinh tế với các đối tác; Giám đốc thực hiện, duy trì chế độ giao ban hàng
tuần.
Phó Giám đốc Lâm trường: là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm
chính sau: Trực tiếp điều hành cơng tác kỹ thuật lâm sinh, QLBVR, sản xuất kinh
doanh và các hoạt động của các đội sản xuất;Thay mặt Giám đốc điều hành các công
việc khi Giám đốc đi vắng.
Tổ chức Công đồn cơ sở: Chăm lo đời sống cán bộ cơng nhân viên trong Lâm
trường, cùng ban Giám đốc Lâm trường bàn bạc và giải quyết các chế độ của người
lao động.
Tổ chức Đoàn thanh niên cơ sở: Phụ trách các hoạt động của thanh niên tại Lâm
trường dưới sự điều hành của Đồn thanh niên của Cơng ty.
- Phịng Tổ chức - Hành chính
Dưới sự điều hành của Cơng ty, Giám đốc Lâm trường sẽ chỉ đạo phòng Tổ chức
– Hành chính của Lâm trường thực hiện các nội dung cộng việc :
Xây dựng kế hoạch và và biên chế lao động hàng năm, thống kê đánh giá tình
hình về số lượng và chất lượng, sử dụng lao động, tuyển dụng lao động.
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình

độ nghề, trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên - lao động, thi nâng bậc,
chuyển ngạch.
+ Hướng dẫn, thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến người lao động theo
quy định của pháp luật.
+ Tổ chức xây dựng và quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương tổng hợp.
+ Xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng, thi đua khen thưởng, kỷ luật.
+ Xây dựng chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, cấp bậc kỹ thuật.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện chính sách lao động tiền lương.
+ Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, xây dựng quy trình, giải pháp và chỉ đạo
thực hiện cơng tác an tồn vệ sinh lao động.
+ Đề xuất giải pháp tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi, quy chế hoạt động các đơn
vị trực thuộc Lâm trường.
+ Quy hoạch, bổ nhiệm, miển nhiệm, lựa chọn bố trí, ln chuyển, thay đổi vị trí
cơng tác và chính sách cán bộ.
+ Lập kế hoạch, mua sắm, quản lý trang thiết bị phục vụ cơng tác tại văn phịng;
+ Thực hiện công tác lễ tân, phục vụ, văn thư, lưu trữ…
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc Lâm trường phân cơng.
- Phịng Kế tốn
Dưới sự điều hành của Công ty, Giám đốc Lâm trường sẽ chỉ đạo phòng thực

14


hiện các nội dung cộng việc :
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Lâm trường.
+ Xây dựng hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các dự án đầu tư khác.
+ Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và chia
sẻ thông tin, thị trường.
+ Xây dựng giá thành sản xuất, giá thành sản phẩm.
+ Tìm hiểu giá cả thị trường vật tư, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm.

+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, định mức kinh tế.
+ Thực hiện nghiệp vụ kế toán - thống kê, báo tài chính, báo cáo quyết tốn của
Lâm trường.
+ Đề xuất phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc Lâm trường phân cơng.
- Phịng Kỹ thuật - FSC
Dưới sự điều hành của Cơng ty, Giám đốc Lâm trường sẽ chỉ đạo phịng kỹ thuật
thực hiện các nội dung công việc sau :
+ Quản lý, nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, tiếp nhận, chuyển giao khoa học
công nghệ sản xuất.
+ Quản lý máy móc thiết bị, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, định mức
kỹ thuật.
+ Phối hợp tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề, trình độ chuyên môn cho
cán bộ công nhân viên - lao động; thi nâng bậc, chuyển ngạch.
+ Xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, phương án sử dụng rừng, đất lâm
nghiệp.
+ Xây dựng quy trình, tổ chức thực hiện quy phạm, quy trình kỹ thuật sản xuất
của Lâm trường.
+ Điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, lập hồ sơ quản lý rừng, chỉ đạo,
kiểm tra giám sát quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
+ Thẩm định dự án, tổ chức nghiệp thu hạng mục dự án, sản phẩm.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc Lâm trường phân công.
- Trạm, Đội quản lý bảo vệ rừng
Tham mưu cho Ban giám đốc về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Tổ chức tuần tra,
quản lý bảo vệ rừng theo chức trách nhiệm vụ được giao. Lập biên bản vi phạm lâm
luật, áp giải người, phương tiện phạm pháp, tang vật về Lâm trường để xử lý theo trình
tự pháp luật.
- Các đội sản xuất
Đội trưởng có trách nhiệm quản lý và điều hành nhân viên, phân công người
kiểm tra, bám sát địa bàn để nắm chắc diễn biến phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản,

tình hình lấn chiếm đất rừng trái phép để có những biện pháp thích hợp, hạn chế thấp
nhất thiệt hại tài nguyên rừng xảy ra.

15


Triển khai thực hiện kế hoạch trồng, chăm sóc rừng trồng hàng năm, Phải thường
xuyên kiểm tra diện tích rừng trồng được giao, không để xảy ra hiện tượng chặt phá,
lấn chiếm đất, chăn thả gia súc vào rừng trồng, làm tốt cơng tác phịng chống cháy,
quản lý tốt sản phẩm sau khai thác.
Giúp Giám đốc Lâm trường quản lý toàn bộ rừng và đất rừng ở các tiểu khu được
giao và tổ chức sản xuất kinh doanh.
3.2. Một số thuận lợi và khó khăn của Lâm trường Trường Sơn
3.2.1. Thuận lợi
- Nhìn chung diện tích đất đai, khí hậu còn giữ nguyên được bản chất đất rừng tự
nhiên, màu mỡ và rất phù hợp cho công tác trồng rừng đặc biệt là trồng rừng lấy gỗ và
nguyên liệu giấy.
- Quỹ đất sản xuất lâm nghiệp của cộng đồng khá lớn, đặc biệt là xã Trường Sơn
là cơ sở thuận lợi để tổ chức phát triển sản xuất lâm nghiệp cho cộng đồng.
- Kết cấu hạ tầng như phương tiện, giao thông, thông tin liên lạc, trường học, y
tế… trên địa bàn ngày càng được nhà nước quan tâm đầu tư bằng các chương trình, dự
án cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho Lâm trường trong việc tổ chức SXKD, tiêu thụ
sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên và người
dân trên địa bàn.
- Lực lượng lao động trên địa bàn khá lớn, chủ yếu là lao động phổ thông đã
quen với hoạt động nghề rừng, thuận lợi cho Lâm trường thu hút được lao động tham
gia vào kế hoạc sản xuất kinh doanh của đơn vị.
3.2.2. Khó khăn
- Điều kiện về địa hình chia cắt lớn, có nhiều hệ thống khe suối, khí hậu chia
thành 2 mùa mưa nắng rõ rệt và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt về mùa mưa thường có bão lớn xảy ra, mùa nắng hạn hán kéo dài. Vì vậy khi
xây dựng kế hoạch sản xuất cần lựa chọn lồi cây trồng và bố trí thời gian, địa điểm
phù hợp để tránh những ảnh hưởng tiêu cực do điều kiện tự nhiên mang lại.
- Địa bàn thuộc miền núi, vùng cao, trình độ dân trí thấp, đời sống nghèo và còn
tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Cơ sở hạ tầng mặc dù đã được nhà nước đầu
tư nhiều so với trước đây nhưng so với mặt bằng xã hội thì vẫn cịn kém, đặc biệt là
một số bản ở xa.
- Cộng đồng địa phương còn thiếu để sản xuất nông nghiệp, thiếu lượng thực
phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gây áp lực lớn đến rừng tự nhiên.
- Lực lượng lao động nhàn rỗi trong cộng đồng địa phương khá nhiều, trong đó
một số bộ phận lao động khơng chịu khó lao động sản xuất mà chủ yếu là sống dựa
vào rừng, điều này gây nên áp lực về quản lý và bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Trình độ nhận thức, tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật cịn hạn chế, do đó phần nào ảnh hưởng đến
thu hút lực lượng lao động trên địa bàn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm
trường.

16


CHƯƠNG II KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1 Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đất của chi nhánh lâm trường
Trường Sơn
2.1.1 Diện tích, chức năng và trữ lượng rừng
* Về diện tích: Theo Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh đến thời điểm hiện
tại, cụ thể diện tích hiện Lâm trường đang quản lý là 32.122,54 ha.
* Về chức năng rừng: Căn cứ theo Quyết định 2410/QĐ-UBND ngày 03/9/2014
của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh
Quảng Bình giai đoạn đến năm 2020. Theo đó diện tích quy hoạch phịng hộ của Lâm
trường Trường Sơn là 6.935,80 ha và diện tích quy hoạch rừng sản xuất là 25.186,74

ha.
* Về hiện trạng tài nguyên đất và rừng: Theo số liệu hiện tại của Phương án quản
lý rừng bền vững năm 2016 đã được phê duyệt có diện tích phần bốc tách chuyển về
địa phương quản lý, cụ thể hiện trạng rừng sau khi điều chỉnh giảm còn lại như sau:
- Diện tích rừng tự nhiên: 28.844,28 ha (Rừng giàu là 14.57,91ha; rừng trung
bình là 2.656,33 ha; rừng rất giàu là 9.849,01 ha, rừng trồng là 2.207,90 ha);
- Diện tích rừng trồng: 2.207,9 ha;
- Diện tích đất chưa có rừng: 986,27ha;
- Diện tích đất khác: 44,09ha;
2.1.1.1 Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Lâm trường Trường Sơn thuộc Cơng ty Long Đại được
trình bày trong bảng sau :
Bảng 2: Tổng hợp kết quả về diện tích rừng
TT
Loại đất, loại rừng
Tổng cộng (ha) Rừng phịng hộ Rừng sản xuất
Tổng diện tích tự
32.122,54
6.935,80
25.186,74
nhiên
Diện tích có rừng
31.092,18
6.890,61
24.201,57
1.1. Rừng tự nhiên:
28.884,28
6.788,31
22.095,97
Rừng rất giàu

9.849,01
2.475,50
7.373,51
Rừng giàu
14.577,91
2.940,94
11.636,97
I
Rừng trung bình
2.656,33
696,61
1.959,72
Rừng chưa có trữ
1.801,03
675,26
1.125,77
lượng
1.2. Rừng trồng:
2.207,90
102,30
2.105,60
Rừng gỗ (keo, tràm)
1.672,00
1.672,00
Rừng trồng cây bản địa
535,90
102,30
433,60
II
Đất chưa có rừng

986,27
9,10
977,17
Đất trống khơng có cây
986,27
9,10
977,17
gỗ tái sinh

17


×