Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hậu phương quảng bình trong kháng chiến chống mỹ cứu nước cuối 1954 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 77 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong Khóa luận là trung thực, chưa từng được cơng bố trong bất
cứ cơng trình nào khác.
Tác giả khóa luận

Hồng Việt Hùng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thế Hoàn, người đã định hướng đề tài, tận tâm
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu, học tập và hồn
thành khóa luận.
Trân trọng cảm ơn q thầy, cô Khoa khoa học xã hội, Ban Giám hiệu Trường
Đại học Quảng Bình, và thầy cơ Khoa Lịch Sử trường đại học sư phạm Huế đã tạo
điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu khóa luận này.
Xin cảm ơn Trung tâm học liệu đại học quảng bình, thư viện tỉnh và trung tâm
thơng tin – thư viện đại học sư phạm Huế.… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được
tiếp cận, khai thác các nguồn tư liệu phục vụ học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn gia đình, bạn bè ln đồng hành, động viên, chia sẻ và hỗ trợ tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2017
Tác giả Khóa Luận
Hồng Việt Hùng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
PHẦN A . PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Mục tiêu đề tài .............................................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài. ....................................................................................................5
7. Bố cục đề tài ................................................................................................................5
PHẦN B . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................6
Chương I : VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG BÌNH SAU 1954 ..................6
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình ...........................................6
1.1 Đặc điểm tự nhiên .....................................................................................................6
1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................................9
1.2.1 Về kinh tế................................................................................................................9
1.2.2 Về xã hội ...............................................................................................................10
2. Bối cảnh Quảng Bình sau năm 1954 .........................................................................12
2.1 Về chính trị, ..............................................................................................................12
2.2 Khơi phục và phát triển kinh tế, ................................................................................13
2.3 Về văn hoá, giáo dục, y tế ............................................................................................ 14
CHƯƠNG II : HẬU PHƯƠNG QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC TỪ SAU NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975.....................................................16
1. Xây dựng, bảo vệ hậu phương vững mạnh tồn diện ................................................16
1.1. Về chính trị ............................................................................................................17
1.2 Xây dựng hậu phương về kinh tế ............................................................................19
1.3 Về văn hóa xã hội ....................................................................................................29
1.4 Xây dựng hậu phương gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ hậu phương .........................32



iv
2. Quảng Bình ln hoang thành nhiệm vụ đảm bảo an tồn mạch máu giao thơng chi
viện cho chiến trường ....................................................................................................36
2.1 Đảm bảo mạch máu giao thông ..............................................................................36
2.2 Vận tải chi viện cho chiến trường ..........................................................................44
3. Xây dựng địa bàn đứng chân cho các lực lượng tham gia chiến trường ...................50
3.1 Xây dựng địa bàn đứng chân cho các lực lượng tác chiến ......................................50
3.2 Xây dựng Ban B ......................................................................................................51
3.3 Xây dựng Ban C ......................................................................................................51
4. Chi viện trực tiếp cho tiền tuyến, làm nghĩa vụ quốc tế ............................................52
4.1 Chi viện sức người ...................................................................................................52
4.2 Chi viện sức của ......................................................................................................53
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..................................................56
1. Quán triệt chủ trương của đảng về thực hiện nhiệm vụ hậu phương phù hợp với vị
trí chiến lược đặc biệt của Quảng Bình .........................................................................56
2. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi viện tiền tuyến ............59
3. Huy động tiềm lực của nhân dân thực hiện vai trò hậu phương miền bắc .....................61
PHẦN C. KẾT LUẬN ..................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67
PHỤ LỤC


1

PHẦN A . PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng Bình là tuyến
đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương cận kề của cách mạng miền Nam, trực
tiếp là chiến trường Trị - Thiên, là điểm khởi đầu và lan tỏa của tuyến đường Hồ Chí
Minh chi viện chiến trường miền Nam và phong trào kháng chiến chống Mỹ ở địa bàn

Nam Lào và Campuchia. Do Quảng Bình có vị thế chiến lược quan trọng như vậy nên
đế quốc Mỹ xem nơi đây là “yết hầu”, “nút chặn” quyết liệt nhất trong chiến tranh
phá hoại miền Bắc. Quảng Bình là nơi bị đánh phá dài nhất, quy mơ lớn nhất và mức
độ tàn phá nghiêm trọng nhất. Đối với ta, Quảng Bình là nơi thử thách ác liệt nhất
trong chiến tranh phá hoại để mở đường, bảo vệ đường và đảm bảo giao thông vận tải
chi viện chiến trường, bảo vệ tuyến đầu của miền Bắc. Với vị trí địa - chính trị đặc
biệt, tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình là địa bàn đầu cầu, điểm trung
chuyển, tiếp nối giữa hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền Nam. Trong suốt 21
năm kháng chiến chống mỹ cứu nước, quân và dân Quảng Bình đã đương đầu và góp
phần quan trọng làm thất bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, xây dựng,
bảo vệ vững chắc hậu phương. Quảng Bình làm trịn sứ mệnh của địa bàn chiến lược hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn 1964 - 1975,
Quảng Bình “đất lửa” đã phát huy truyền thống quê hương “hai giỏi”: vừa chiến đấu,
vừa sản xuất, hồn thành vai trị cầu nối giữa hai tuyến.
Về ý nghĩa khoa học: Khóa luận phản ánh bức tranh tồn cảnh về cơ sở hình
thành và phát triển của hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến chống Mĩ, xây
dựng và bảo vệ hậu phương Quảng Bình vững chắc về kinh tế, chính trị, văn hóa.
Ln hồn thành nhiệm vụ, đảm bảo an toàn mạch máu giao thong, chi viện người và
của, làm chổ dựa cho miền nam kháng chiến.
Về ý nghĩa thực tiễn: Khóa luận góp phần bổ sung tư liệu về hậu phương Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954 – 1975 cho cả nước nói chung và
Quảng Bình nói riêng. Khóa luận cịn là tài liệu để giáo dục tinh thần yêu nước và cách
mạng cho các thế hệ nhân dân Quảng Bình, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhằm khơi
dậy lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông, để nỗ lực vươn lên xây dựng quê
hương Quảng Bình giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước.


2

Với ý nghĩa đó, tơi chọn đề tài “Hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước cuối 1954 đến năm 1975” để làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu về hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước được công bố, chủ
yếu như sau:
Luận án “ Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ
năm 1964 tới năm 1975” của Trần Như Hiền (2016) trình bày về sự lãnh đạo của
đảng bộ Quảng Bình trong thực hiện nhiệm vụ chủ trương xây dựng và đảm bảo hậu
phương Quảng Bình để chi viện cho tiền tuyến lớn miền nam.
Luận án “Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mĩ cứu
nước những năm 1965 - 1973” của Mai Xuân Toàn(2017). Luận án này là cơng trình
nghiên cứu có hệ thống và tương đối đầy đủ về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh
phá hoại ở Quảng Bình những năm 1965-1973. Đây là một luận án quan trọng cùng
với luận án “Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ
năm 1964 tới năm 1975” của Trần Như Hiền góp phần quan trọng trong khóa luận tốt
nghiệp lần này.
Cuốn “Đại thắng mùa Xuân 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của dân tộc Việt Nam” của Phạm Huy Dương, Phạm Bá Tồn trình bày các yếu tố
quan trọng đưa đến đại thắng mùa Xuân năm 1975. Phần hai của cơng trình: Hậu
phương miền Bắc dốc lịng vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, đã nêu lên vai trò của
miền Bắc trong việc xây dựng căn cứ địa hậu phương trên các chiến trường, trong đó
có tỉnh Quảng Bình, nhằm tạo nguồn bảo đảm hậu cần tại chỗ ngày một vững chắc và
rút ra các bài học về xây dựng hậu phương quốc gia và hậu phương tại chỗ trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cơng trình "Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1954 - 1975)" của Viện
lịc sử quân sự là chuyên khảo nghiên cứu vai trò của hậu phương trong suốt 30 năm chiến
tranh giải phóng ở nhiều góc độ, khía cạnh: căn cứ địa, hậu phương chiến lược, hậu
phương tại chỗ, hậu phương quốc tế trong hai cuộc kháng chiến. Cơng trình đã trình bày
cơng tác xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến
miền Nam. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, cơng trình đã đề cập đến hậu phương Quảng
Bình với vị trí chiến lược quan trọng, là hậu phương trực tiếp, là địa bàn trung chuyển

hàng hóa và con người ra mặt trận có ý nghĩa quyết định.


3

"Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)"
của Nguyễn Xuân Tú đề cập đến những vấn đề lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin
về vai trò quyết định của hậu phương trong chiến tranh; sự cần thiết phải xây dựng hậu
phương miền Bắc và chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương miền Bắc trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Cuốn "Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn" của Phan Ngọc Liên tập hợp những bài
viết của nhiều tác giả đề cập đến quá trình xây dựng hậu phương lớn miền Bắc, thực hiện
nghĩa vụ đối với tiền tuyến lớn. Cuốn sách là cơng trình biên soạn dầy dặn, khá cơng
phu, bao gồm những đoạn trích văn kiện Đảng, những bài nói, thư gửi, lời kêu gọi, lời
căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những bài viết tiêu biểu của các nhà nghiên cứu đã
được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như Lịch sử quân sự, Lịch sử Đảng;
những phần trích từ những cơng trình của Viện Lịch sử quân sự như “Hậu phương
chiến tranh nhân dân”, “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975. Thắng lợi và
bài học”; “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học”;
những bài phát biểu, hồi ức của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết của tập thể các nhà
nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, về sự nghiệp chiến đấu, xây
dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa (XHCN) miền Bắc, về vai trò hậu phương chiến lược
của miền Bắc trong 21 năm (1954 - 1975). Liên quan đến hậu phương Quảng Bình,
cuốn sách có bài viết của Phạm Đức Kiên: Quảng Bình chiến đấu chống hai cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Cũng đề cập đến hậu phương của chiến tranh cách mạng Việt Nam, cuốn “Chuyên
đề môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” có chuyên đề “Đảng lãnh đạo xây dựng và
bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến thời kỳ 1945 - 1975” của Ngô Đăng Tri. Chun
đề có ba nội dung chính: Vai trị của hậu phương đối với tiền tuyến trong chiến tranh hiện
đại; Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến thời kỳ 1954 1975 và nêu lên những nhận xét chung cũng như những kinh nghiệm chủ yếu về quá trình

Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương. Trong đó, giai đoạn 1965 - 1975, tác giả
trình bày khái quát đường lối xây dựng hậu phương miền Bắc của Đảng và tập trung trình
bày sự chi viện về vật chất của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt


4

Nam (1945-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, ngoài đề cập q trình xây dựng
hậu phương vững mạnh tồn diện, làm chỗ dựa cho cách mạng miền Nam, công trình
dành phần quan trọng trình bày về xây dựng và phát huy tuyến vận tải chiến lược chi
viện cách mạng miền Nam, chủ yếu là qua tuyến đường Trường Sơn. Cơng trình cũng
rút ra những bài học kinh nghiệm lớn về phát huy vai trò hậu phương trong chiến tranh
nhân dân.
Vai trò của hậu phương Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, của
Nguyễn Văn Quang đã nêu lên những đặc điểm, tính chất, ý nghĩa, vị trí và vai trò quan
trọng của địa bàn Quân khu 4 (QK4) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuốn
sách đã rút ra những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật tổ chức, xây dựng, chiến đấu bảo
vệ và phát huy vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng của hậu phương QK4 trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, cung cấp nhiều tư liệu liên quan đến địa bàn tỉnh Quảng Bình, cùng
với QK4, xây dựng nên một hậu phương vững mạnh trong cuộc kháng chiến.
3. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu đề ra của khóa luận là tái hiện lại một cách chân thực nhất về hậu
phương Quảng Bình trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ từ 1954 - 1975 làm rõ một
số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về vai trò của hậu phương Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơng qua đó, khẳng định vị trí chiến
lược, vai trị của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu
nước của dân tộc. Giúp cho người nghiên cứu cũng như người đọc đánh giá đúng hơn
về hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975.
4. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước từ cuối năm 1954 đến năm 1975.
- Về khơng gian: Tồn bộ địa bàn tỉnh Quảng Bình gồm thành phố Đồng Hới và 6
huyện trong tỉnh (Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, Quảng
Ninh) .
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic để trình
bày các vấn đề theo diễn tiến trình tự thời gian trong mối quan hệ móc xích với nhau.
Các phương pháp như văn bản học, phân tích, so sánh, tổng hợp… phương pháp


5

chuyên gia, ... cũng được lựa chọn, sử dụng để xử lí tư liệu nhằm tái hiện một cách
trung thực về hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 –
1975.
6. Đóng góp của đề tài.
Một là, khóa luận là cơng trình bổ sung về hậu phương Quảng Bình trong kháng
chiến chống Mỹ từ cuối năm 1954 đến năm 1975.
Hai là, khóa luận làm rõ vai trị của Quảng Bình với tư cách là tuyến đầu của
miền bắc xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ba là, khóa luận cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn và giảng
dạy lịch sử, đặc biệt là lịch sử hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ.
Giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm của thế
hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bố cục của đề tài được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Vài nét khái quát về tỉnh Quảng Bình sau năm 1954
Chương 2: Hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ

sau năm 1954 đến năm 1975
Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm


6

PHẦN B . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Chương 1 : VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG BÌNH SAU 1954
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, có diện tích 8.065,27 km2, tọa độ địa
lí phần đất liền giới hạn từ 17005,02 đến 18005,12 vĩ độ Bắc, 105036,55 đến
1060059,37 kinh độ Đơng. Quảng Bình có chiều ngang hẹp nhất của cả nước (nơi rộng
nhất 94,2km, nơi hẹp nhất 40,5km), phía Đơng bờ biển dài 116km, phía Tây có 201,87
km biên giới với Lào, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,5km và phía Nam
giáp tỉnh Quảng Trị dài 78,8km. Nhìn chung, địa hình Quảng Bình thấp dần từ Tây
sang Đông và hẹp dần từ Bắc vào Nam, phân thành 4 vùng liên quan với nhau trong
một hình thái địa lí hồn chỉnh.
Vùng rừng núi ở phía Tây rộng 5.236,16 km2 (chiếm 65% diện tích tự nhiên), địa
hình hiểm trở, nhiều sông suối, bị chia cắt mạnh nên dễ bị đối phương lợi dụng sơ hở
xâm nhập, hoạt động biệt kích ta khó phát hiện, truy lùng. Ngồi ra, Quảng Bình cịn
có các dãy núi chạy ra sát biển, như Đèo Ngang và mũi Rn. Những dãy núi này có
thể xây dựng trận địa phòng thủ, khống chế vùng đồng bằng, tổ chức các trạm quan
sát, trinh sát, cảnh giới trên khơng, trên biển.
Vùng gị đồi rộng 1.677,95km2 (chiếm 19,7% diện tích tự nhiên), có độ cao từ 50250m, là vùng đệm tiếp giáp giữa rừng núi và đồng bằng. Vùng này thuận lợi cho ta
triển khai lực lượng, sơ tán giãn dân, làm cơng trình và các đường vịng tránh.
Vùng đồng bằng rộng 866,9km2 (chiếm 10,95% diện tích tự nhiên), nằm ở hạ lưu
các con sơng. Vùng này có nhiều đồng lầy, nhiều cầu phà, tập trung đường sá và các
đầu mối giao thông quan trọng, dân cư đông đúc, thuận lợi cho việc huy động sức
người sức của tương đối lớn để đảm bảo giao thông vận tải, chiến đấu và phục vụ

chiến đấu. Trong chiến tranh phá hoại, khi địch tập trung đánh mạnh, nhất là bằng máy
bay và tàu chiến, ta khó bảo vệ mục tiêu, khó cơ động và triển khai lực lượng, khó bố
trí mạng hỏa lực và phịng vệ có chiều sâu, hỗ trợ nhau đắc lực, khó cấu trúc cơng sự
vững chắc.


7

Vùng ven biển ngoài nguồn lợi lớn về thủy hải sản cịn có một số cảng như cảng
Gianh ... thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường biển, kết hợp vận chuyển
đường biển và đường sông. Tuy nhiên, trong điều kiện hải quân, không quân và các
lực lượng bảo vệ bờ biển chưa lớn mạnh, cơng tác bố phịng, bảo vệ và chống địch
xâm nhập, đánh phá còn nhiều khó khăn. Mặt khác, các cửa biển nhỏ, cạn chỉ có thể sử
dụng tàu thuyền nhỏ và bị ảnh hưởng bởi mùa mưa bão. Dọc bờ biển có nhiều cồn cát
lớn, địa hình trống trải, khiến địch có thể dùng tàu chiến vào gần bờ, bắn phá sâu vào
đất liền. Ngược lại, do các cồn cát che khuất tầm nhìn nên chúng phải dùng khí tài
quan sát và hiệu chỉnh bắn. Vì vậy, ta có thể bố trí các trận địa hỏa lực để đánh trả
trong điều kiện phải đảm bảo công sự vững chắc và ngụy trang tốt trận địa.
Vùng biển Quảng Bình mực nước tương đối cạn, ít có điều kiện cho tàu đổ bộ
nhưng các tàu khu trục và tuần dương Mỹ có thể vào cách bờ 5km và tàu biệt kích là
1-3km. Một số đảo ven bờ như Hịn La, đảo Yến, Hịn Gió, Hịn Nấm, Hịn Cọ hay các
mũi đèo Ngang và Rn, ta có thể bố trí hỏa lực để khống chế vùng biển và đặt các
trạm quan sát cảnh giới.
Quảng Bình có các con sơng là Rn, Gianh (gồm 4 nguồn: Rào Nậy, Rào Trổ,
Rào Nam và Rào Son), Lý Hòa, Dinh và Nhật Lệ (gồm 2 nguồn: Kiến Giang và Long
Đại), chủ yếu chảy theo hướng Tây - Đông (trừ sông Nhật Lệ chảy hướng Tây Nam Đông Bắc). Các sông đều ngắn, dốc nên vào mùa mưa sẽ hứng một lượng nước khổng
lồ từ dãy Trường Sơn đổ xuống, gây nên lũ lụt và tạo thành chướng ngại thiên nhiên
lớn, chia cắt địa hình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và giao thơng vận tải. Với
đặc điểm đó, trong thời bình việc khắc phục lũ lụt, lầy úng đã khó thì trong chiến
tranh, địch tập trung đánh phá các điểm vượt sông và các khu vực lầy lội sẽ càng

thêm gây khó khăn cho ta. Riêng sơng Nhật Lệ, do hướng chảy của mình lại tạo
điều kiện thuận lợi hình thành tuyến vận tải từ Nhật Lệ đi về phía Nam hoặc đi sâu vào
chân dãy Trường Sơn, nơi có các kho hàng tập kết của Đoàn 559. Tuyến vận tải này
đặc biệt phát huy vai trò nhất là vào những thời điểm Quốc lộ 1 và Đường 15 bị ách
tắc. Thời tiết ở Quảng Bình chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12,
mùa khô kéo dài từ đầu năm đến tháng 7. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau,
Quảng Bình chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đơng Bắc, có nhiều mưa phùn và lạnh.
Vào tháng 1 và 2 hàng năm, vùng trung du và miền núi có sương mù từ chiều hôm


8

trước đến giữa sáng hơm sau, khiến tầm nhìn bị hạn chế xuống dưới 1.000m. Điều
kiện này vừa có thuận lợi cho ta (như mây mù, mưa phùn hạn chế hoạt động của máy
bay địch) nhưng mặt khác, khi bị đánh phá thì tác hại lại kéo dài, khó khắc phục. Ở
Quảng Bình, mùa mưa bão hàng năm kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, gây lũ lụt
nghiêm trọng. Trong điều kiện này, máy bay và tàu chiến địch cũng khơng hoạt động
được. Do đó, việc nghiên cứu kĩ yếu tố thời tiết để tìm giải pháp khắc phục khó khăn
và phát huy thuận lợi nhằm hạn chế đến mức tối đa hoạt động đánh phá của đối
phương là vấn đề mang tính thường trực của quân dân Quảng Bình.
Như vậy, đặc điểm tự nhiên của Quảng Bình vừa có thuận lợi cho việc triển khai
thế trận chiến tranh nhân dân như địa hình nhiều rừng núi, hang động có thể xây dựng
các căn cứ, kho tàng, che dấu lực lượng cũng như nhanh chóng sử dụng lực lượng tại
chỗ cơ động đánh địch xâm nhập, … Trong trường hợp bị chia cắt, mỗi vùng là một
khu phòng thủ hồn chỉnh. Ở vùng nơng thơn đồng bằng, dân cư sống tập trung ven
các trục đường nên dễ huy động được nguồn nhân lực lớn để bảo đảm giao thông khi
cần thiết. Tuy vậy, nhìn chung điều kiện tự nhiên của Quảng Bình trong chiến tranh
khó khăn là cơ bản, trong đó lớn nhất là địa hình bị chia cắt mạnh nên khó cho việc mở
đường mới cũng như sửa chữa khi gặp mưa lũ hoặc bị địch đánh phá. Do đó, cơng tác
chi viện cách mạng miền Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Địa thế hẹp bề ngang với

nhiều cửa sơng và mỏm núi ăn ra biển khó cho việc phòng thủ trước những âm mưu
xâm nhập bằng biệt kích hoặc tập kích, đổ bộ của địch hịng biến thành “nút chặn”
con đường chi viện cách mạng miền Nam, chia cắt, uy hiếp các mục tiêu nội địa.
Với đặc điểm và điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí có ý nghĩa chiến lược quan trọng
như vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Quảng Bình là
tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là hậu phương trực tiếp của cách mạng miền
Nam. Với tầm nhìn chiến lược, nhận rõ vị trí địa – chính trị, địa - quân sự của Quảng
Bình, ngay từ lần vào thăm (16-6-1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Quảng
Bình cùng với Vĩnh Linh ở tuyến đầu miền Bắc, tiếp giáp miền Nam. Mọi việc làm tốt
hay xấu của các cơ, các chú ở đây đều có ảnh hưởng nhất định đến cách mạng miền
Nam, đều có ý nghĩa đối với việc bảo vệ miền Bắc. Nếu kẻ địch có hành động gì, thì
Quảng Bình, Vĩnh Linh phải đương đầu với chúng trước hết và phải đánh thắng chúng
trước hết” [5, tr. 278].


9

1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Về kinh tế
Sau năm 1954 nền kinh tế Quảng Bình chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Qua cải
cách ruộng đất, hợp tác hóa nơng nghiệp và cải tạo xã hội chủ nghĩa, đến năm 1960, có
95% số hộ tham gia hợp tác xã nông nghiệp, 74% số hộ vào hợp tác xã tín dụng,
66,6% hộ tham gia hợp tác xã mua bán, 90,6% thợ thủ công tham gia hợp tác xã thủ
công nghiệp, 32 hộ tư sản ở Đồng Hới và Ba Đồn tham gia công tư hợp doanh, thành
lập mới 7 xí nghiệp sản xuất kinh doanh. Nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là Hợp
tác xã Đại Phong (Lệ Thủy), ngọn cờ đầu của phong trào hợp tác xã nông nghiệp toàn
miền Bắc. Trong ngư nghiệp, Quang Phú (Đồng Hới) là ngọn cờ đầu của hợp tác xã
nghề cá toàn miền Bắc. Trong những năm 1960-1962, phong trào thi đua “học tập,
tiến kịp và vượt Hợp tác xã Đại Phong” được phát động và dấy lên trong toàn tỉnh.
Kết quả, đến cuối năm 1962 có 200/780 hợp tác xã đạt danh hiệu “Hợp tác xã Đại

Phong”. Cùng với việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nơng
nghiệp, một loạt cơng trình thủy lợi được xây dựng như đê Hạc Hải, Rào Sen,
Cẩm Ly (Lệ Thủy), Ba Nương (Tun Hóa), Sơng Thai, Cự Nẫm (Bố Trạch),… đã
góp phần đưa năng suất lương thực tăng lên. Năm 1962, tồn tỉnh đạt sản lượng
119.290 tấn, bình qn đầu người là 329kg (so với năm 1960 cao hơn 29.490
tấn và 29kg) [23, tr. 136]. Nhờ vậy, nhiều hợp tác xã trước đây thiếu ă n nay đã tự túc
được lương thực và nhiều hợp tác xã từ tự túc lương thực có dư thừa bán nghĩa vụ cho
nhà nước.
Trên lĩnh vực tiểu thủ cơng nghiệp, năm 1960, Quảng Bình có 18 xí nghiệp cơng
nghiệp quốc doanh, 4 xí nghiệp cơng tư hợp doanh và 2 xí nghiệp hợp tác. Tỉnh ủy và
Ủy ban Hành chính tỉnh có những chính sách và biện pháp chỉ đạo để phát triển mạnh
công nghiệp địa phương một cách vững chắc, xây dựng tiểu thủ công nghiệp tiến dần
lên cơ giới, đảm bảo cung cấp một phần tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng và vật
liệu xây dựng. Kết quả, đến năm 1965, toàn tỉnh có 31 xí nghiệp quốc doanh, 116 hợp
tác xã tiểu thủ cơng nghiệp, trong đó quan trọng và có quy mơ khá như xí nghiệp cơ
khí 3-2, xí nghiệp cưa mộc Ba Đồn, xí nghiệp cưa mộc Trị Thiên, xưởng cưa xẻ Ba
Rền, xưởng gạch ngói Phúc Duệ, xí nghiệp đá Bến Tiêm, xí nghiệp tàu Đồng Hới, xí
nghiệp chế biến hải sản Bảo Ninh, xí nghiệp rượu dâu Đồng Hới, …


10

Như vậy, phần lớn các xí nghiệp thủ cơng nghiệp ở Quảng Bình nặng về chế biến
thơ từ nguồn tài nguyên tại chỗ của địa phương (gỗ, đá, thủy sản, …) nên trong điều
kiện có chiến tranh, những cơ sở này dễ phân tán và vẫn duy trì được sản xuất bình
thường, đảm bảo cung cấp vật liệu đá và gỗ phục vụ sửa chữa đường sá, xây dựng hầm
hào phòng tránh, … Mặt khác, do sản xuất thuần túy nơng nghiệp nên các mục tiêu
kinh tế ở Quảng Bình rất phân tán, hạn chế được thiệt hại bởi các cuộc đánh phá của
đối phương, ngoại trừ những cơng trình thủy lợi.
Điều quan trọng là việc xây dựng được phong trào hợp tác xã mạnh về nhiều mặt

là điều kiện đảm bảo cho chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình phát huy được ưu thế
của mình như chủ động được việc bố trí, sắp xếp, huy động nhân lực sản xuất, chiến
đấu và phục vụ chiến đấu cũng như làm công tác chi viện cách mạng miền Nam như
tham gia xây dựng, sửa chữa đường sá, vận chuyển hàng hóa và hỗ trợ về mọi mặt cho
chiến trường Trị - Thiên, chiến trường Lào, ngay cả khi có một bộ phận lớn lực lượng
thanh niên đã lên đường nhập ngũ.
* Về xã hội
Cho đến năm 1965, dân số Quảng Bình có khoảng 41 vạn người, đa số là người
Kinh, nhưng phân bố không đều. Vùng miền núi rộng lớn chỉ có khoảng 4.000
người thuộc các dân tộc như Vân Kiều, Chứt sống rải rác trong các bản cách nhau
hàng ngày đường. Vùng ven biển có khoảng 24.000 người nhưng tập trung chủ yếu ở
các cửa sơng. Do vậy, có những qng biên giới, bờ biển dài 20-30km khơng có người
ở, dễ bị địch lợi dụng sơ hở để hoạt động gián điệp, biệt kích, xâm nhập nội địa để
chống phá. Trong khi đó, vùng đồng bằng nhỏ hẹp lại tập trung hơn 90% dân số bám
theo các trục đường và ven sơng . Tuy có thuận lợi là dễ huy động nguồn nhân lực lớn
khi có yêu cầu nhưng với mật độ q đơng trên một diện hẹp rất khó cho việc tổ chức
phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi bị đánh phá
cũng như cơ động lực lượng để đánh trả [17].
Việc dân số phân bố không đều gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội
cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vùng miền núi rộng lớn tuy có nhiều tiềm
năng để phát triển nhưng cịn quá thưa dân, trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc
thiểu số cịn hạn chế là khó khăn rất lớn trong việc khai thác tài nguyên cũng như góp
phần đấu tranh chống các hoạt động xâm nhập, phá hoại của địch.


11

Trong những năm trước chiến tranh, việc khai thác khu vực cận sơn đã được chú
ý bằng việc xây dựng một số nông trường dọc theo Đường 15 như Nông trường 1-5,
Nông trường Việt - Trung, Nông trường Lệ - Ninh, … Đây thực chất là mơ hình qn

đội làm kinh tế trong thời bình, góp phần quan trọng thực hiện kinh tế kết hợp với
quốc phịng, hình thành tuyến hậu phương chiến lược trong chiến tranh. Tuy nhiên,
những vùng kinh tế mới như trên vẫn cịn ít, một mảng lớn núi rừng vẫn còn bỏ trống.
Đây là địa bàn mà đối phương thường xuyên lợi dụng để hoạt động biệt kích. Khi
chiến tranh phá hoại của Mỹ diễn ra, phần lớn các tuyến đường chi viện cách mạng
miền Nam đều đi qua địa bàn miền núi Quảng Bình nhưng việc huy động nguồn nhân
lực và vật lực tại chỗ để xây dựng, sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu phải đưa
thanh niên xung phong từ đồng bằng hoặc các tỉnh phía Bắc vào thực hiện.
Nhân dân Quảng Bình đa phần theo tín ngưỡng cổ truyền, số ít theo Phật giáo và
Thiên Chúa giáo. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Quảng Bình khơng cịn
tổ chức giáo hội Phật giáo nên khơng có những hoạt động phật sự. Thiên Chúa giáo có
khoảng 5 vạn người, tập trung ở Quảng Trạch và một số xã thuộc Tuyên Hóa, Bố
Trạch. Nhìn chung, đồng bào có truyền thống kính Chúa yêu nước, có những đóng góp
nhất định đối với cơng cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc. Sau Hiệp định Giơnevơ
(21-7-1954), bằng các biện pháp tuyên truyền, cưỡng ép và dụ dỗ, chính quyền Ngơ
Đình Diệm đã đưa hơn 1 vạn người vào Nam, trong đó phần lớn là đồng bào Thiên
Chúa giáo. Thực dân Pháp còn cài lại nhiều phần tử tay sai nhằm phá hoại công cuộc
xây dựng chế độ mới. Mặt khác, khi tiến hành phá hoại miền Bắc, địch lợi dụng những
vùng ven biển và nơi tập trung đồng bào Thiên Chúa giáo để tung người xâm nhập,
tuyên truyền, kích động chống phá chính quyền và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Do đó, song song với ổn định mọi mặt đời sống xã hội sau chiến tranh, việc đấu
tranh nhằm phát hiện, đấu tranh với những phần tử phản động, làm sạch địa bàn, đảm
bảo an tồn cho tuyến đầu miền Bắc ln là nhiệm vụ thường trực của quân dân
Quảng Bình.
Nhìn chung, cộng đồng cư dân ở Quảng Bình tương đối thuần nhất. Nội bộ nhân
dân đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Nhân dân các dân tộc, tôn giáo đều một
lòng tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng, cùng chia sẻ những khó khăn, hỗ
trợ nhau trong sản xuất và tích cực đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp cách
mạng nói chung, cho cơng cuộc bảo vệ quê hương, đất nước nói riêng. Đây là một
thuận lợi cơ bản để cấp ủy Đảng và chính quyền huy động mọi lực lượng tiến hành

cuộc chiến tranh nhân dân chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.


12

1.2 Bối cảnh Quảng Bình sau năm 1954
Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Thực hiện
những cam kết của Hiệp định, ngày 18-8-1954, những tốn lính Pháp cuối cùng đã rút
khỏi thị xã Đồng Hới, đánh dấu thời điểm Quảng Bình được hồn tồn giải phóng. Cùng
với quân và dân miền Bắc, quân và dân Quảng Bình bắt tay vào nhiệm vụ hàn gắn vết
thương chiến tranh, khơi phục kinh tế, văn hố, xã hội (1954 - 1957), tiến hành cải tạo
xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương của Trung ương
Đảng.
Trước khi rút khỏi Quảng Bình, thực dân Pháp và lực lượng thân Pháp đã vận động,
dụ dỗ đồng bào các vùng Thiên Chúa giáo di cư vào Nam. Ngày 26 và 27-7, Pháp cho
máy bay bắn phá làm cháy 130 nóc nhà ở Vạn Lộc, trên 100 ngôi nhà ở Thanh Khê.
Ngày 30-7, thực dân Pháp cho 12 máy bay oanh tạc dữ dội các làng An Lạc, Đại Phong,
Xuân Hồi, Bến Mốc, Xuân Bồ, Cổ Liễu… làm 24 người chết và thiêu trụi 4.535 ngôi nhà
[17]. Ngày 12-8, Nê-ru, linh mục quản nhà thờ Tam Toà, mặc quân phục cấp đại uý trực
tiếp chỉ huy một tốn lính lê dương đốt một lúc 150 ngơi nhà của giáo dân . Ngồi ra, các
lực lượng thân Pháp còn tung tin bịa đặt, gây hoang mang và thúc ép đồng bào bỏ quê
hương, ruộng vườn, tài sản di cư vào Nam. Với luận điệu “Mỹ sẽ thả bom nguyên tử vào
khu vực Việt Minh để không cịn một bóng cộng sản”, “muốn linh hồn được lên đất
Thánh mọi người phải mau theo cha vào Quảng Trị, Thừa Thiên, vào Nam Bộ” vì “Chúa
đã vào Nam”…, từ ngày 1-8 đến ngày 1-10-1954, các lực lượng thân Pháp đã cưỡng ép
10.045 giáo dân trong tỉnh di cư vào Nam. Với các âm mưu, thủ đoạn kể trên, các lực
lượng thân Pháp nhằm gây rối loạn tình hình an ninh, chính trị, làm giảm lịng tin và ly
gián mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và quần chúng.
1.2.1 Về chính trị,
Đảng bộ Quảng Bình đã đặt nhiệm vụ chống cưỡng ép, dụ dỗ di cư vào Nam là một

trong những công tác quan trọng, “nếu không giải quyết được nó thì mọi cơng tác khác sẽ
khơng giải quyết được” [2, tr.21]. Tỉnh ủy đã đề ra nhiều biện pháp kịp thời và chủ động
chống lại âm mưu đó một cách hiệu quả. Sau khi được giải thích, bà con làng xóm động
viên, nhiều gia đình giáo dân đã tự nguyện ở lại. Ở Hoà Ninh, các lực lượng thân Pháp
tập trung một lực lượng lớn để lôi kéo đồng bào di cư, nhưng không ai đi theo. Đồng bào
Mỹ Hịa, Hói Tre bị bắt tập trung về Thanh Khê nhưng hơn một nửa người dân đã quay


13

trở lại. Ở Mỹ Trung có 8 gia đình ở lại, Bình Thơn có 17 gia đình quay trở về và Trung
Qn có 15 gia đình quay về. Tại Đồng Hới, 300 giáo dân tập trung ở trại tế bần đã kéo
lên Dinh tỉnh trưởng đấu tranh. Một phần tư số dân Tam Tồ ở lại khơng “đi theo Chúa”
vào miền Nam …
Xác định vị trí của một tỉnh tuyến đầu, mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên đất
Quảng Bình có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đối với cách mạng ở miền Nam,
dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ Quảng Bình bắt tay thực hiện công
cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
1.2.2 Khôi phục và phát triển kinh tế,
Năm 1956, nơng nghiệp của Quảng Bình đã có bước phục hồi và phát triển: Gieo
trồng được 48.025 ha đạt 98,4% kế hoạch, vượt năm 1955 là 7.826 ha, thu được 83.011
tấn thóc, đạt 101,2% kế hoạch, đạt 303 kg thóc, bình qn một khẩu trong nơng dân, 290
kg thóc/khẩu trong nhân dân tồn tỉnh; xây dựng được 21 km đập ngăn mặn, bảo đảm
3000 ha ruộng canh tác [20]. Các ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp các vùng trong tồn tỉnh
được khơi phục và phát triển. Khai thác gỗ trong ba năm (1954 - 1956) đạt 27.690m [3].
Đến cuối năm 1957, nhiệm vụ khôi phục kinh tế ở Quảng Bình căn bản hồn thành.
Về nơng nghiệp, đã khơi phục 7000 ha ruộng đất, giải quyết trên 60% ruộng đất hoang do
chiến tranh để lại. Về công nghiệp và thủ công nghiệp, tỉnh đã tổ chức củng cố và di
chuyển những đơn vị sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp trong kháng chiến về đồng
bằng làm nòng cốt cho phát triển công nghiệp địa phương, khôi phục và phát triển môt số

ngành nghề sản xuất và phục vụ đời sống như điện nước, vận tải, các nghề lâm nghiệp,
ngư nghiệp ở các địa phương trong tỉnh. Ngành thương nghiệp đã bắt đầu tổ chức và xây
dựng mạng lưới mậu dịch quốc doanh làm chức năng hướng dẫn lưu thông, phân phối và
bảo đảm cung cấp những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân như vải, gạo, muối, nhu
yếu phẩm khác.
Thực hiện Nghị quyết lần thứ 14 của Đảng về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 3
năm (1958 - 1960), ngày 15-1-1959, Hội nghị Đại biểu Đảng bộ tỉnh được triệu tập đề ra
những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch 3 năm 1958 - 1960, trong đó chú trọng phát
triển nơng nghiệp, đồng thời quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, thúc đẩy cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.


14

1.2.3 Về văn hoá, giáo dục, y tế
Ngay sau năm 1954, Đảng bộ chỉ đạo thực hiện chăm lo việc học tập và bảo vệ sức
khoẻ cho nhân dân. Ngành giáo dục đã tập trung khôi phục các trường bị gián đoạn trong
chiến tranh, tận dụng các cơ sở công cộng như đình làng, chùa chiền, nhà dân để làm lớp
học. Năm 1956, tổng số trường học ở tỉnh Quảng Bình có 108 trường, 346 lớp học, tăng
hơn năm 1955 100 lớp. Số học sinh năm 1955 là 9.500, năm 1956 tăng lên 14.500 học
sinh. Năm 1956, các lớp bình dân học vụ, đã giúp cho 10.702 người thoát mù chữ [3].
Đến năm 1957, tồn tỉnh Quảng Bình có 119 trường phổ thông; học sinh phổ thông cấp 1,
cấp 2 tăng 28%. Bình dân học vụ đạt 85% [4, tr.40]. Đến cuối tháng 12 năm 1958, qua
tổng kiểm tra, toàn tỉnh đạt từ 80 - 95% số người trong độ tuổi được “xóa mù chữ”. Số
học sinh đến trường ngày càng nhiều: Niên khóa 1959-1960, cả tỉnh có 28.775 học sinh,
trong đó có 158 học sinh cấp 3, trong khi hai năm trước đó (1958 - 1959) cả tỉnh chỉ có
15.039 học sinh[17]
Song song với việc chăm lo phát triển kinh tế, các cấp, các ngành, các địa phương
không ngừng chú trọng đến sức khoẻ của nhân dân. Ngành y tế đã di chuyển những bệnh
xá dã chiến được thành lập ở các chiến khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp về

đồng bằng, làm cơ sở để xây dựng các bệnh xá và bệnh viện các huyện, thành lập được
183 ban phòng bệnh ở cấp xã và đào tạo hàng trăm cán bộ y tế cho xã. Nhờ đó, số người
đau ốm phải vào cơ sở y tế điều trị giảm, ngăn chặn được sự lây lan của các dịch bệnh.
Năm 1960, số giường bệnh ở các trạm xá y tế là 840 (năm 1958 chỉ có 350 giường), số
giường bệnh ở bệnh viện có 330 (năm 1958 có 300 giường), 105 trạm hộ sinh (năm 1957
chỉ có 42 trạm)…
Cuối năm 1959, đầu năm 1960, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước có
những biến chuyển hết sức quan trọng. Trước tình hình đó, tháng 9-1960, Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng quyết định đường lối cơ bản của cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn trước mắt, đề ra kế hoạch 5 năm xây dựng miền Bắc và phương
châm tiến hành chiến tranh cách mạng ở miền Nam. Tháng 3-1961, Đại hội Đại biểu
Đảng bộ Quảng Bình lần thứ IV (vịng 2) được triệu tập tại thị xã Đồng Hới. Đại hội tập
trung đánh giá tình hình trong tỉnh, đề ra mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm (1961 - 1965)..
Các mặt giáo dục, văn hố, y tế đều có bước phát triển. Riêng giáo dục, đã có 58.800 học
sinh, bình qn cứ 6 người có 1 người đi học.


15

Những kết quả về kinh tế, văn hoá - xã hội có ý nghĩa to lớn nhằm đặt cơ sở ban
đầu vững chắc cho một hậu phương trực tiếp.
Từ năm 1954 đến năm 1964, do vị trí chiến lược, Quảng Bình vừa khơi phục, xây
dựng kinh tế, văn hố, đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây dựng lực lượng bộ đội địa
phương, dân quân, du kích; bước đầu xây dựng hệ thống GTVT, vừa ổn định phát triển
đời sống của nhân dân, vừa chuẩn bị tiềm lực phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải
phóng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) ở Quảng Bình
đang được thực hiện, thì đầu tháng 8 - 1964, với việc xảy ra “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”,
không quân Mỹ ném bom bắn phá một số nơi trên miền Bắc. Ngày 7-2-1965, Mỹ chính
thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên tồn bộ lãnh

thổ miền Bắc Việt Nam. Từ đó, Quảng Bình phải chuyển hướng xây dựng và phát triển
kinh tế cho phù hợp với tình hình thời chiến.


16

CHƯƠNG 2 : HẬU PHƯƠNG QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ SAU NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
2.1. Xây dựng, bảo vệ hậu phương vững mạnh toàn diện
Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, vị trí và vai trị của miền Bắc trong sự nghiệp đấu
tranh thống nhất đất nước được Đảng xác định rõ. Lường định con đường đấu tranh
hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sẽ diễn ra lâu dài, gian khổ, ác liệt, Đảng đã
quyết định miền Bắc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng thành hậu phương vững
mạnh của cách mạng cả nước.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (8/1955) nhận định: “Miền Bắc là chỗ đứng
của ta. Bất kể trong tình thế nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”. Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) hoạch định đường lối chiến lược cho cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, chủ trương phải tiến hành đồng thời hai cuộc
cách mạng ở hai miền, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai chiến lược cách mạng này có quan hệ mật thiết với
nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, để thực hiện một mục tiêu
chung của cách mạng Việt Nam là thực hiện thống nhất nước nhà.
Đại hội xác định vị trí, vai trị và nhiệm vụ cụ thể của cách mạng mỗi miền:
Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với
sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta. Miền Bắc là căn cứ địa chung của cách
mạng cả nước, là hậu phương vững chắc cho cách mạng cả nước.
Sau ngày q hương được hồn tồn giải phóng, quân và dân Quảng Bình phải
dồn sức giải quyết nhiều nhiệm vụ hết sức cấp bách. Là tỉnh ở vị trí tuyến đầu miền
Bắc, mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở Quảng Bình có ảnh hưởng trực tiếp,
quan trọng đối với cách mạng miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng,

Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình cùng với nhân dân miền Bắc phát huy tinh thần yêu
nước, bắt tay khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, thúc
đẩy sự phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hố, xã hội và an ninh, quốc phịng, sẵn
sàng chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Nhân dân Quảng
Bình thi đua yêu nước xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt và sẵn sàng chi
viện cho cách mạng miền Nam. Phong trào thi đua yêu nước đã diễn ra sôi nổi, liên tục
và có hiệu quả.


17

2.1.1. Về chính trị
Để giành thắng lợi trước cuộc chiến tranh phá hoại tồn diện, ngày càng leo thang
khơng ngừng của đế quốc Mỹ, việc xây dựng tiềm lực chiến tranh nhân dân vững
mạnh về mọi mặt là nhiệm vụ tối quan trọng, trong đó cơng tác chính trị - tư tưởng
phải được đặt lên hàng đầu. Bởi nếu không xây dựng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ
cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thì Quảng Bình khơng thể đứng vững để
giành thắng lợi. Ở phương diện này, Quảng Bình đã thành cơng khi tạo được thế trận
lịng dân vững chắc, ln tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi cuối cùng
của sự nghiệp cách mạng. Đây chính là cơ sở quan trọng của cuộc chiến tranh nhân
dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (3-1965) khẳng định: “Công tác lãnh đạo
tư tưởng và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân là cực kì quan
trọng trong lúc này” [6, tr. 92]. Trên cơ sở làm cho toàn Đảng, tồn dân nhận rõ thức
tình hình, thế mạnh của ta và thế yếu của Mỹ “ra sức xây dựng tư tưởng phấn khởi và
tin tưởng, quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ và tay sai, tư tưởng sẵn sàng chiến đấu
và công tác bất cứ ở nơi nào theo tiếng gọi của Đảng và của Tổ quốc, tư tưởng sẵn
sàng đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch, tư tưởng sẵn sàng khắc phục mọi
khó khăn gian khổ, tư tưởng sẵn sàng chiến đấu lâu dài chống Mỹ, tinh thần tự lực
cánh sinh cao; chống tư tưởng sợ Mỹ, đánh giá địch quá cao, hoặc chủ quan khinh

địch, tư tưởng hoang mang, dao động, cầu an, tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của nước
ngồi và khơng tin vào sức mình” [6, tr. 93].
Ngày 2-4-1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 94-CT/TW về cơng
tác tư tưởng trong tình hình trước mắt, chỉ ra những biện pháp cụ thể: “Phải ra sức
làm sáng tỏ quan điểm chiến tranh nhân dân và quốc phịng tồn dân. Phải coi trọng
cơng tác chính trị và tư tưởng trong các lực lượng vũ trang, trong thanh niên và phụ
nữ. Phải tuyên truyền giáo dục tập trung hơn nữa những điển hình tiên tiến trên các
mặt sản xuất và các gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta. Nêu cao khẩu
hiệu: học tập, đuổi kịp và vượt những đơn vị và những người tiên tiến, học tập và noi
gương những người anh hùng” [6, tr. 107].


18

Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Quảng Bình thường xun chú
trọng cơng tác giáo dục chính trị cho cán bộ và nhân dân nhận thức sâu sắc về sự
nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, về vai trò và trách nhiệm của địa phương ở
tuyến đầu miền Bắc và hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam, để từ đó
nâng cao ý thức chính trị, củng cố quyết tâm “đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” trong
mọi tình huống.
Ngay sau ngày 7-2-1965, trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được của đợt
sinh hoạt “10 năm Quảng Bình giải phóng” , Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cán
bộ toàn tỉnh, lấy ý kiến nhân dân về quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Trong báo cáo
gửi Trung ương Đảng, Tỉnh ủy khẳng định: “Dù trải qua hi sinh, gian khổ ác liệt mấy
đi nữa, quân và dân Quảng Bình quyết giữ vững tinh thần, phát huy truyền thống anh
hùng, bất khuất của Bình Trị Thiên khói lửa, sẵn sàng trước mọi thử thách, quyết tâm
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” [7, tr. 9].
Đảng bộ Quảng Bình đặc biệt chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân nhận rõ âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù; tình hình, nhiệm vụ
cách mạng. Qua đó nâng cao ý thức chính trị, củng cố sự đồn kết nhất trí trong mọi

tầng lớp nhân dân, giữ vững ý chí, quyết tâm xây dựng và bảo vệ hậu phương. Hội
nghị tổng kết 10 năm Quảng Bình giải phóng (1954-1964) của Tỉnh ủy đánh giá: “Trải
qua 10 năm xây dựng hậu phương, nhân dân Quảng Bình đã tơi luyện cho mình sự
nhất trí về chính trị và tinh thần, củng cố lịng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, ý
thức căm thù kẻ xâm lược được thể hiện bằng hành động cách mạng cụ thể, bằng khí
thế chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đẩy mạnh sản xuất”[18].
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 và 12 (năm 1965) với chủ
trương quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, miền
Bắc dấy lên phong trào thi đua “Hai giỏi”: sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi; các phong
trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Làm nghìn việc tốt”.
Phong trào thi đua “Hai giỏi” do Tỉnh uỷ Quảng Bình phát động năm 1966
“chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi” trở thành phong trào cách mạng của quần chúng, mang
ý nghĩa chính trị sâu sắc. Phong trào thúc đẩy, đồng thời là “thước đo” tinh thần, ý chí
và trách nhiệm của mỗi người dân Quảng Bình. Xuất phát từ phong trào “Hai giỏi”,
các ban, ngành đã cụ thể hố nội dung thi đua của ngành mình, cơ quan mình cho phù


19

hợp với mơi trường hoạt động. Trong phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”, trong
trong thanh niên có phong trào “Ba sẵn sàng”17 trong cơng nhân có phong trào “Ba
cải tiến”, trong giáo dục có phong trào “Hai tốt”…[18].
Những đợt sinh hoạt chính trị do Tỉnh uỷ tổ chức như “Ơn Đảng nặng, thù giặc
sâu” (năm 1967), “Vinh dự to lớn, trách nhiệm nặng nề, sẵn sàng đi trước về sau cho
đến thắng lợi cuối cùng” (năm 1968), tăng cường sự đồn kết nhất trí nội bộ và là dịp
bồi dưỡng về công tác đảng, xác định rõ trách nhiệm đảng viên, làm cho cán bộ đảng
viên hiểu rõ thêm vai trò lãnh đạo Đảng. Mỗi đợt sinh hoạt chính trị là mỗi lần chuẩn
bị về tư tưởng, tinh thần cho Đảng bộ và quân dân trong tỉnh triển khai nhiệm vụ mới
với những thử thách khó khăn mới. Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình nhận thức sâu
sắc vị trí, vai trị của tỉnh nhà đã chủ động, sáng tạo đưa đường lối của Đảng vào thực

tiễn kháng chiến.
2.1.2 Xây dựng hậu phương về kinh tế
Để hậu thuẫn trực tiếp cho chiến trường, Quảng Bình đẩy mạnh sản xuất, tạo ra
khả năng toàn diện về kinh tế và quốc phòng, củng cố hậu phương vững chắc, sẵn sàng
đáp ứng yêu cầu của tiền tuyến.
a .Trên mặt trận sản xuất nơng nghiệp, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã phát động
quần chúng hồn thành xuất sắc cơng tác lương thực. Dân qn, du kích là lực lượng
nịng cốt cùng nhân dân “bám hố bom mà sản xuất”, quyết không bỏ ruộng hoang.
Dân quân, du kích các xã Trung Trạch, Đại Trạch (Bố Trạch), Võ Ninh (Quảng Ninh),
Cam Thủy (Lệ Thủy)… bám sát cầu đường, vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Các tiểu đội
dân quân xung kích tháo gỡ hàng trăm quả bom nổ chậm, bảo vệ cho nhân dân thu
hoạch mùa màng. Dân quân du kích các xã xung quanh bến phà Long Đại, Quán Hàu,
phà Gianh… bám đồng ruộng, đào đắp hàng vạn mét khối đất, lấp hàng ngàn hố bom,
đảm bảo diện tích trồng trọt. Các phân đội nữ dân quân trực chiến Võ Ninh, Xuân
Ninh (Quảng Ninh), Phong Thủy (Lệ Thủy), Tiến Hoá (Tuyên Hoá) tổ chức thành
nhiều kíp thay phiên nhau vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu. Phong trào cải tiến
nông cụ, cải tạo đồng ruộng, phát triển mạng lưới cơ khí nhỏ trong các hợp tác xã
được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ.
Năm 1967, địch đánh phá ác liệt, diện tích lúa chiêm vẫn đạt 23.400ha bằng 98%
kế hoạch, diện tích trồng màu 17.749ha đạt 102% kế hoạch đề ra. Hai đội sản xuất 22,
23 của hợp tác xã Đại Phong được Chính phủ công nhận là “Đội lao động xã hội chủ
nghĩa”.


20

Trước việc sản xuất bắt đầu gặp khó khăn trong khi nguồn chi viện từ Trung
ương vào gặp trở ngại do các cuộc đánh phá của Mỹ, vấn đề đảm bảo tự túc lương
thực tại chỗ càng trở nên quan trọng. Ngày 29-6-1965, Ban Bí thư gửi Điện mật số
146/HT cho các tỉnh khu 4 về việc giải quyết lương thực, đẩy mạnh sản xuất. Ban Bí

thư yêu cầu các địa phương “cần thúc đẩy sản xuất tại chỗ, có giải pháp đưa những
thành phần phi sản xuất về nông thơn” [6, tr 345]. Qn triệt chủ trương đó của Trung
ương, Hội nghị cán bộ tồn tỉnh Quảng Bình (18 – 26-6-1965) đề ra nhiệm vụ: “Vừa
chiến đấu, vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa đẩy mạnh sản xuất và tích cực bảo vệ sản
xuất. Ra sức xây dựng tiềm lực kinh tế vững chắc để đáp ứng yêu cầu chiến đấu, đời
sống của nhân dân”. “Trước mắt chuyển hướng xây dựng nền kinh tế tự túc. Đề cao ý
thức tự lực cánh sinh, chỉ yêu cầu Trung ương viện trợ những thứ địa phương khơng
có khả năng sản xuất và thiếu nó khơng thể sống được. Bảo đảm cho dân quân tự vệ
đủ sức vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Bồi dưỡng sức dân để đảm bảo sản xuất, chiến
đấu lâu dài với tinh thần triệt để tiết kiệm. Tất cả 40 vạn nhân dân Quảng Bình cố
gắng thắt lưng buộc bụng, sẵn sàng chịu đựng mọi thiếu thốn, dốc toàn lực xây dựng
nền kinh tế tự túc” [7].
Trên tinh thần chỉ đạo của Trung ương và quyết tâm của tỉnh Quảng Bình, nơng
nghiệp trong thời kì kháng chiến chống Mỹ tập trung vào 2 mục tiêu lớn nhất là xây
dựng hợp tác xã vững mạnh làm cơ sở cho nền kinh tế thời chiến và tập trung cao nhất
cho sản xuất lương thực, đảm bảo tự túc được lương thực trong mọi hoàn cảnh, kể cả
trong những thời điểm bị địch đánh phá, phong tỏa, bao vây, chia cắt khỏi sự chi viện
của Trung ương.
Về trồng trọt. Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp trong thời chiến, biện pháp quan
trọng đầu tiên cần thực hiện là củng cố hợp tác xã vững mạnh. Có như vậy mới giải
quyết được nhân công cho sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chỗ cũng như
chi viện cho các chiến trường trong điều kiện một bộ phận lớn thanh niên đã, đang và
sẽ lên đường chiến đấu. “Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp không phải chỉ là một tổ
chức kinh tế tập thể của nơng dân mà cịn là nơi động viên tổ chức lực lượng chiến
đấu, sản xuất, phục vụ chiến đấu, nơi giải quyết chính sách, giải quyết đời sống, đảm
bảo chiến đấu và sản xuất” [8, tr. 44-45]. Để hợp tác xã hoàn thành được sứ mệnh của
mình, cơng tác tổ chức được đặt lên hàng đầu. Từ giữa năm 1966, Ủy ban Hành


21


chính tỉnh chọn huyện Lệ Thủy phát động cải tiến cơng tác quản lí hợp tác xã
nhằm đảm bảo giữ vững, phát triển quan hệ sản xuất mới và phát huy được tác dụng
của nó trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Kinh nghiệm thực tế rút ra từ
đợt phát động này là để vừa đảm bảo phịng khơng tốt vừa đảm bảo tăng năng suất lao
động, hợp tác xã phải có quy mơ lớn, đội sản xuất có quy mơ 40-60 lao động nhưng tổ
chức sản xuất hàng ngày lại phải chia nhóm, khốn nhỏ. Hợp tác xã vừa là cơ sở tổ
chức sản xuất vừa là cơ sở chiến đấu, khu vực chiến đấu. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ
Đảng, Ban quản trị hợp tác xã là tập thể chịu trách nhiệm về tất cả các mặt sản xuất, tổ
chức đời sống, chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Chủ nhiệm và đội trưởng đội sản xuất
phụ trách chung kiêm chỉ huy dân quân, phó chủ nhiệm và đội phó sản xuất phụ trách
sản xuất, lao động và đời sống. Ban quản trị và các đội trưởng sản xuất khơng những
có trách nhiệm chăm lo sản xuất, tổ chức đời sống, phân công lao động mà còn phải
chăm lo việc tổ chức lực lượng, điều động lực lượng, giải quyết chính sách cho những
người tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đảm bảo giao thơng và làm cơng tác
phịng khơng nhân dân. Do đó, trong từng hợp tác xã và đội sản xuất, các xã viên vừa
sản xuất vừa là dân quân, trực chiến máy bay hoặc canh gác bờ biển, biên giới, làm
hầm hào, cấp cứu, tải thương, quan sát, báo động, phục vụ giao thông và kể cả là tham
gia rà phá bom mìn khi có u cầu, … Ngồi ra, các hợp tác xã còn tổ chức những bộ
phận giúp đỡ các đơn vị chủ lực chiến đấu tại địa phương như tiếp tế, tải thương, tải
đạn, làm trận địa, ngụy trang, kéo pháo, gánh nước, nấu cơm, chăm sóc thương binh,
… Tất cả những việc làm này đều được tính cơng điểm, trong đó, cơng tác chiến đấu
và phục vụ giao thơng vận tải được tính ngang với những người sản xuất có năng suất
cao nhất.
Từ Lệ Thủy, kinh nghiệm được nhân rộng ra, toàn bộ các hợp tác xã nhỏ ở quy
mô bậc thấp được đưa lên bậc cao, quy mơ tồn thơn, có nơi là tồn xã (như Hợp tác
xã Đại Phong). Đến cuối năm 1968, toàn tỉnh có 408 hợp tác xã bậc cao (đạt 100%).
Qua q trình sáp nhập, năm 1970 cịn 238 hợp tác xã. Năm 1968, số hộ vào hợp tác
xã là 97,05%, qua năm 1970 là 98,7% [9, tr. 115]. Thực tiễn của cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại sau đó cho thấy, với hình thức tổ chức như vậy, hợp tác xã đã

phát huy được vai trị của nó đối với sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ miền
Bắc, chi viện cách mạng miền Nam, luôn đảm bảo được số nhân công cần thiết để sản
xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, ngay cả những thời điểm chiến tranh ác liệt nhất
hay khi có yêu cầu nhiệm vụ đột xuất.


×