Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ trên kiến thức về bệnh của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRẦN THỊ THANH TÂM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ
TRÊN KIẾN THỨC VỀ BỆNH
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

TP Hồ Chí Minh - 2020

BỘ Y TẾ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

TRẦN THỊ THANH TÂM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ
TRÊN KIẾN THỨC VỀ BỆNH
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG
Ngành: Dược lý và Dược lâm sàng


Mã số: 8720205
Luận văn Thạc sĩ Dược học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Hương Thảo

TP Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu
sử dụng trong phân tích luận văn có nguồn gốc rõ ràng, và được hội đồng đạo đức
chấp thuận. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn được khảo sát, tìm hiểu và
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tất
cả các tài liệu tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Trần Thị Thanh Tâm


LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện cho em hồn thành chương trình học thạc sĩ.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian em thu thập số liệu tại bệnh viện.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô PGS.TS Nguyễn Huơng Thảo đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em
thực hiện đề tài này.
Em cũng xin chân thành cám ơn Thầy TS.DS Nguyễn Thắng đã hỡ trợ em hết mình
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Trần Thị Thanh Tâm



Luận văn thạc sĩ - Khóa 2018 - 2020
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ TRÊN
KIẾN THỨC VỀ BỆNH CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG
Học viên: Trần Thị Thanh Tâm
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hương Thảo
TÓM TẮT

Mở đầu: Kiến thức về bệnh của bệnh nhân đái tháo đường là yếu tố chính để cải
thiện chất lượng cuộc sống, giúp bệnh nhân đạt được kết quả lâm sàng tích cực và
hạn chế các biến chứng đái tháo đường. Sự can thiệp của nhân viên y tế, đặc biệt là
dược sĩ đã được chứng minh là giúp cải thiện kiến thức về bệnh của bệnh nhân. Tuy
nhiên, dữ liệu này ở Việt Nam còn hạn chế.
Mục tiêu:
Dịch thuật, điều chỉnh và thẩm định bộ câu hỏi kiến thức của bệnh nhân về bệnh đái
tháo đường.
Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ trên kiến thức về bệnh của bệnh nhân đái
tháo đường type 2.
Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình dịch thuật và điều chỉnh bộ câu hỏi về kiến thức bệnh đái tháo đường
(Diabetes Knowledge Questionnaire - DKQ) được tiến hành theo 5 bước dựa trên
hướng dẫn của Beaton và cộng sự (2000 & 2007). Tính giá trị và độ tin cậy của bộ
câu hỏi được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s alpha và hệ số Kappa dựa trên việc
khảo sát 87 bệnh nhân đái tháo đường type 2. Giá trị cấu trúc được đánh giá bằng
cách khảo sát sự liên quan giữa điểm kiến thức với đặc điểm bệnh nhân.
Nghiên cứu được thiết kế là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng mù đơn,
thực hiện trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Hậu Giang từ 01/04/2020 đến 15/08/2020 được phân bố ngẫu nhiên vào
nhóm đối chứng hoặc nhóm can thiệp. Đặc điểm bệnh nhân và thông tin điều trị



được thu thập từ sổ khám bệnh. Kiến thức về bệnh đái tháo đường được đo lường
bằng bộ câu hỏi Diabetes Knowledge Questionnaire (DKQ). Nhóm can thiệp được
dược sĩ tư vấn kiến thức cơ bản về bệnh ĐTĐ, chế độ ăn uống và luyện tập thể dục,
kiểm soát đường huyết và biến chứng của bệnh đái tháo đường. Tại thời điểm 1
tháng sau can thiệp, bệnh nhân được kiểm tra lại kết quả kiến thức về bệnh đái tháo
đường bằng bộ câu hỏi DKQ. Hiệu quả can thiệp của dược sĩ trên kiến thức về bệnh
của bệnh nhân được đánh giá bằng hồi quy tuyến tính đa biến, tỷ lệ TTDT của bệnh
nhân và tỷ lệ bệnh nhân đạt đường huyết đói mục tiêu.
Kết quả:
Bộ câu hỏi DKQ phiên bản tiếng Việt được tạo thành gồm 24 câu. Phiên bản tiếng
Việt có mức tương đương cao với phiên bản gốc cho cả 4 tiêu chí là tương đương về
ngữ nghĩa, thành ngữ, trải nghiệm và khái niệm. Bộ câu hỏi đạt tính nhất quán với
hệ số Cronbach’s alpha tổng thể là 0,898. Bộ câu hỏi đạt độ ổn định với hệ số
Kappa của tất cả các câu hỏi đều lớn hơn 0,60 (p < 0,001). Bộ câu hỏi cũng đạt giá
trị cấu trúc, có sự liên quan giữa điểm trả lời câu hỏi và trình độ học vấn của bệnh
nhân (p < 0,001).
Có 165 bệnh nhân tham gia nghiên cứu (tuổi trung bình 63,33±14,12). Trước can
thiệp, điểm trung bình kiến thức về bệnh đái tháo đường là 12,25±5,55, chỉ có
78/165 (47,3%) bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc, điểm MMAS-8 trung bình của mẫu
nghiên cứu là 5,21±1,78 và tỷ lệ bệnh nhân đạt được đường huyết đói mục tiêu là
40,6%. Tại thời điểm 1 tháng sau can thiệp, các bệnh nhân nhận được can thiệp của
dược sĩ đã có kiến thức về bệnh tốt hơn (B = 5,521; 95% CI: 3,972 – 7,070; p <
0,001), tuân thủ dùng thuốc tốt hơn (OR = 9,599; 95% CI: 2,392 – 38,517, p <
0,001) và khả năng bệnh nhân đạt đường huyết đói mục tiêu cao hơn so với các
bệnh nhân không được can thiệp (OR = 2,028; 95% CI: 1,050 – 3,918, p < 0,035).
Kết luận:
Bộ câu hỏi DKQ phiên bản tiếng Việt có thể được xem như là một cơng cụ giá trị và
tin cậy để khảo sát kiến thức của bệnh nhân về bệnh đái tháo đường tại Việt Nam.

Biện pháp can thiệp của dược sĩ thông qua tư vấn và cung cấp thông tin kiến thức
về bệnh đã cải thiện kiến thức về bệnh của bệnh nhân đái tháo đường type 2.


Master's thesis - Academic course 2018 - 2020
Speciality: Pharmacology and Clinical Pharmacology
IMPACT OF PHARMACIST'S INTERVENTION ON
DIABETES KNOWLEDGE IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES
AT HAU GIANG GENERAL HOSPITAL
Tran Thi Thanh Tam
Supervisor: Assoc. Prof. Nguyen Huong Thao, PhD.
ABSTRACT
Background: Diabetes knowledge in patients with diabetes is a key factor to improve
their quality of life, help patients archive positive clinical outcomes and limit diabetic
complications. The intervention of health care providers, especially pharmacist can
help improve diabetes knowledge. However, such data in Vietnam is limited.
Objectives:
To translate, cross-culturally adapt and validate the diabetes knowledge
questionnaire into Vietnamese.
To evaluate the impact of pharmacist's intervention on diabetes knowledge in
patients with type 2 diabetes.
Methods:
The 5-stage guideline by Beaton et al. (2000 & 2007) was strictly followed during
the process of translation and adaptation. The validity and reliability of the
questionnaires were evaluated in 87 Vietnamese patients with type 2 diabetes. The
internal consistency and test-retest reliability were assessed using Cronbach’s alpha
and Kappa coefficient. Construct validity was determined by examining the
relationship between knowledge scores and patient’s characteristics.
This was a single-blinded randomized controlled trial, on outpatients with type 2
diabetes was conducted from April 1nd to August 15th, 2020, at Hau Giang General

Hospital, were randomly allocated to intervention and control arms. Patients’
sociodemographic characteristics and indicated medications were obtained from
outpatients’ medical records. Data on diabetes knowledge was evaluated using the
Diabetes Knowledge Questionnaire (DKQ). The intervention group was consulted by a


pharmacist about basic diabetes information, diet and exercise, glycemic control and
diabetic complications. Patients’ diabetes knowledge was reassessed at 1 month after
intervention using DKQ. The effectiveness of pharmacist intervention on patients’
diabetes knowledge is assessed by multiple linear regression, patients’ medication
adherence and the proportion of patients achieving the target fasting glucose.
Results:
The Vietnamese version of DKQ includes 24 items. There was a good equivalence
between the original and the Vietnamese versions of DKQ in all four criteria
including semantic, idiomatic, experiential and conceptual equivalence. Cronbach’s
alpha coefficients were acceptable for the whole questionnaire (0.898). All Kappa
coefficient were good (Kappa > 0.60; p < 0.001). Construct validity was confirmed
by a significant correlation between patient’s knowledge score and education level
(p < 0.001).
There were 165 patients included in the study (mean age was 63.33±14.12). Before
intervention, the average score of the patients’ diabetes knowledge was 12.25±5.55,
only 78/165 (47.3%) of patients adhered to indicated medications, the average
MMAS-8 score was 5.21±1.78 and the proportion of patients achieving the target
fasting glucose was 40.6%. The pharmacist's intervention has improved the
patients’ diabetes knowledge, the patients’ medication adherence and the proportion
of patients achieving the target fasting glucose at 1 month after the intervention,
patients in the intervention group had better in diabetes knowledge (B = 5.521; 95%
CI: 3.972 – 7.070; p < 0.001), higher in medication adherence (OR = 9.599; 95%
CI: 2.392 – 38.517, p < 0.001) and the likelihood of the patient achieving target
fasting glucose is higher than in the control group (OR = 2.028; 95% CI: 1.050 –

3.918, p < 0.035).
Conclusions:
The Vietnamese version of DKQ can be considered as a valid and reliable
questionnaire to evaluate patient’s knowledge of diabetes.
Pharmacist's intervention including consultation and provision of diabetes knowledge
information has improved diabetes knowledge among patients with type 2 diabetes.


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ..............................................................iv
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ........................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại .......................................................................................................... 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường type 2 .......................................................... 3
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán ...................................................................................... 4
1.1.5. Biến chứng của đái tháo đường ....................................................................... 5
1.1.6. Điều trị ............................................................................................................ 5
1.1.7. Phương pháp điều trị ....................................................................................... 6
1.2. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ............................. 9
1.2.1. Sự cần thiết của việc đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo đường .................... 9
1.2.2. Các bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo đường ........................... 11
1.3. DỊCH THUẬT, ĐIỀU CHỈNH VÀ THẨM ĐỊNH BỘ CÂU HỎI ................... 13
1.3.1. Vai trò dịch thuật, điều chỉnh và thẩm định bộ câu hỏi ................................. 13
1.3.2. Hướng dẫn dịch thuật và điều chỉnh bộ câu hỏi của Beaton và cộng sự ........ 13

1.3.3. Các tiêu chí thẩm định bộ câu hỏi.................................................................. 15
1.3.4. Một số nghiên cứu về dịch thuật, điều chỉnh và áp dụng bộ câu hỏi DKQ
(Diabetes Knowledge Questionnaire) ...................................................................... 15
1.4. VAI TRÒ CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG VIỆC CẢI THIỆN KIẾN
THỨC VỀ BỆNH CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ................. 19
1.4.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng ......................................................................... 19
1.4.2. Các nghiên cứu can thiệp kiến thức về bệnh của bệnh nhân đái tháo đường
type 2 ....................................................................................................................... 20


ii

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHO MỤC TIÊU 1 ...... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 24
2.1.2. Dịch thuật và điều chỉnh bộ câu hỏi DKQ ..................................................... 24
2.1.3. Thẩm định bộ câu hỏi DKQ .......................................................................... 28
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHO MỤC TIÊU 2, MỤC
TIÊU 3..................................................................................................................... 31
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 31
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ .................................................... 31
2.2.3. Cỡ mẫu .......................................................................................................... 32
2.2.4. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 33
2.2.5. Phương pháp tiến hành .................................................................................. 35
2.3. XỬ LÝ VÀ TRÌNH BÀY SỐ LIỆU ................................................................ 39
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ............................................................... 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ......................................................................................... 42
3.1. DỊCH THUẬT VÀ THẨM ĐỊNH BỘ CÂU HỎI DKQ .................................. 42
3.1.1. Dịch thuật và điều chỉnh bộ câu hỏi DKQ ..................................................... 42
3.1.2. Thẩm định bộ câu hỏi DKQ phiên bản tiếng Việt ......................................... 51

3.2. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ........................................................................... 55
3.2.1. Quá trình chọn và theo dõi bệnh nhân ........................................................... 55
3.2.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu.................................................................... 57
3.2.3. Kết quả sau can thiệp ..................................................................................... 59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 65
4.1. DỊCH THUẬT VÀ THẨM ĐỊNH BỘ CÂU HỎI DKQ .................................. 65
4.1.1. Dịch thuật và điều chỉnh bộ câu hỏi DKQ ..................................................... 65
4.1.2. Thẩm định bộ câu hỏi DKQ phiên bản tiếng Việt ......................................... 67
4.2. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ........................................................................... 71
4.2.1. Quá trình chọn và theo dõi bệnh nhân ........................................................... 71
4.2.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu.................................................................... 71


iii

4.2.3. Kiến thức về bệnh .......................................................................................... 76
4.2.4. Tuân thủ dùng thuốc ...................................................................................... 81
4.2.5. Kiểm soát đường huyết .................................................................................. 83
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 86
5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 86
5.1.1. Dịch thuật và thẩm định bộ câu hỏi ............................................................... 86
5.1.2. Nghiên cứu can thiệp ..................................................................................... 86
5.2. ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 89
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... PL-1
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... PL-2
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... PL-5
PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................... PL-15
PHỤ LỤC 5 ....................................................................................................... PL-16
PHỤ LỤC 6 ....................................................................................................... PL-18

PHỤ LỤC 7 ....................................................................................................... PL-20
PHỤ LỤC 8 ....................................................................................................... PL-22
PHỤ LỤC 9 ....................................................................................................... PL-23
PHỤ LỤC 10 ..................................................................................................... PL-25
PHỤ LỤC 11 ..................................................................................................... PL-26
PHỤ LỤC 12 ..................................................................................................... PL-27
PHỤ LỤC 13 ..................................................................................................... PL-28
PHỤ LỤC 14 ..................................................................................................... PL-32
PHỤ LỤC 15 ..................................................................................................... PL-36


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADA

American Diabetes Association

Hiệp hội Đái tháo đường
Hoa Kỳ
Bệnh nhân

BN
DKQ


Diabetes Knowledge Questionnaire

Bộ câu hỏi về kiến thức
bệnh đái tháo đường

DSCKQ

Diabetes Self – Care Knowledge

Bộ câu hỏi về kiến thức

Questionnaire

tự chăm sóc bệnh đái
tháo đường

ĐTB

Điểm trung bình

ĐTĐ

Đái tháo đường

FDA

Food and Drug Administration

Cục Quản lý Dược phẩm

và Thực phẩm (Hoa Kỳ)

FBG

Fasting blood glucose

Đường huyết đói

HbA1c

Hemoglobin A1c

Hemoglobin A1c

IDF

International Diabetes Federation

Liên đồn Đái tháo
đường Quốc tế

MDKT

Michigan Diabetes Knowledge Test

Bộ câu hỏi về kiến thức
bệnh đái tháo đường
Michigan

MMAS-8


Morisky Medication Adherence

Thang đo tuân thủ dùng

Scale-8

thuốc Morisky-8
Nghiên cứu

NC
LDL – C

Low density lipoprotein cholesterol

Cholesterol gắn
lippoprotein tỷ trọng thấp
Tuân thủ dùng thuốc

TTDT
SMBG

Self Monitoring of Blood Glucose

Tự theo dõi đường huyết

WHO

World Health Organization


Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành,
khơng có thai ............................................................................................................ 6
Bảng 1.2. Mục tiêu đường huyết theo ADA 2020 ..................................................... 6
Bảng 1.3. Các tiêu chí thẩm định bộ câu hỏi ........................................................... 15
Bảng 1.4. Một số nghiên cứu về dịch thuật, điều chỉnh và áp dụng bộ câu hỏi DKQ
(Diabetes Knowledge Questionnaire) ...................................................................... 16
Bảng 1.5. Một số nghiên cứu can thiệp kiến thức về bệnh của bệnh nhân ĐTĐ type 2 .... 21
Bảng 2.6. Đánh giá hệ số Cronbach’s alpha ........................................................... 29
Bảng 2.7. Đánh giá hệ số Kappa ............................................................................ 30
Bảng 2.8. Quá trình phỏng vấn bệnh nhân .............................................................. 31
Bảng 2.9. Ví dụ về cách chia ngẫu nhiên bệnh nhân ............................................... 37
Bảng 3.10. Các khó khăn và gợi ý điều chỉnh trong quá trình dịch thuật và tổng hợp
2 bản dịch ................................................................................................................ 42
Bảng 3.11. Điểm đánh giá mức độ tương đương lần 1 ............................................ 45
Bảng 3.12. Ý kiến của Hội đồng chuyên gia về những câu hỏi có điều chỉnh nội
dung......................................................................................................................... 46
Bảng 3.13. Các câu khơng điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá lần 1 .................... 47
Bảng 3.14. Điểm đánh giá mức độ tương đương lần 2 ............................................ 48
Bảng 3.15. Đặc điểm bệnh nhân tham gia khảo sát pilot ......................................... 49
Bảng 3.16. Điểm đánh giá mức độ rõ ràng, dễ hiểu của từng câu hỏi ..................... 50
Bảng 3.17. Các điều chỉnh dựa trên ý kiến của bệnh nhân khảo sát pilot ................ 51
Bảng 3.18. Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia nghiên cứu............................ 51
Bảng 3.19. Giá trị Cronbach’s alpha của bộ câu hỏi................................................ 52

Bảng 3.20. Hệ số Kappa của bộ câu hỏi .................................................................. 53
Bảng 3.21. Liên quan giữa kết quả trả lời bộ câu hỏi DKQ với đặc điểm BN ......... 54
Bảng 3.22. Đặc điểm ban đầu của bệnh nhân tham gia nghiên cứu ......................... 57
Bảng 3.23. Kết quả kiến thức về bệnh tại thời điểm 1 tháng sau can thiệp .............. 59


vi

Bảng 3.24. So sánh điểm trung bình kiến thức về bệnh ban đầu và sau 1 tháng trong
từng nhóm ............................................................................................................... 59
Bảng 3.25. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến về mối liên quan giữa các
yếu tố khảo sát với điểm kiến thức về bệnh sau 1 tháng .......................................... 60
Bảng 3.26. Kết quả tuân thủ dùng thuốc tại thời điểm 1 tháng sau can thiệp .......... 61
Bảng 3.27. So sánh MMAS – 8 ban đầu và sau 1 tháng trong từng nhóm............... 61
Bảng 3.28. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến về mối liên quan giữa các yếu
tố khảo sát với sự tuân thủ dùng thuốc sau 1 tháng ................................................. 62
Bảng 3.29. Đặc điểm về tỷ lệ BN đạt đường huyết đói mục tiêu tại thời điểm 1
tháng sau can thiệp .................................................................................................. 62
Bảng 3.30. So sánh tỷ lệ BN đạt đường huyết đói mục tiêu ban đầu và sau 1 tháng
trong từng nhóm ...................................................................................................... 63
Bảng 3.31. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến về mối liên quan giữa các yếu
tố khảo sát với việc đạt đường huyết đói mục tiêu sau 1 tháng ............................... 63
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các bước dịch thuật và điều chỉnh theo hưởng dẫn của Beaton và cộng sự
................................................................................................................................ 14
Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 33
Sơ đồ 3.3. Quá trình theo dõi BN ............................................................................ 56


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh mạn tính, khơng lây nhiễm phổ
biến nhất trên tồn thế giới [72]. Theo Hiệp hội đái tháo đường Thế giới
(International Diabetes Federation - IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu
người mắc ĐTĐ, dự kiến đến năm 2045 con số này sẽ là 700 triệu [75]. Trong đó,
Việt Nam có 3,5 triệu bệnh nhân (BN) trong độ tuổi từ 20-79 mắc ĐTĐ và ước tính
sẽ tăng lên đến 6,3 triệu người mắc bệnh vào năm 2045 [75]. Bệnh ĐTĐ nếu khơng
được quản lý và kiểm sốt tốt sẽ dẫn đến xuất hiện các biến chứng và các nguy cơ
tiềm ẩn trên nhiều hệ thống và cơ quan trong cơ thể [54]. ĐTĐ là nguyên nhân gây
tử vong cao thứ ba tại Việt Nam (sau xơ vữa động mạch và ung thư), chỉ tính riêng
trong năm 2017 cả nước có gần 29.000 người trưởng thành tử vong do các nguyên
nhân liên quan đến ĐTĐ [1]. Kiểm soát đường huyết là một mục tiêu chính của việc
điều trị BN ĐTĐ type 2. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh việc kê đơn
thuốc hợp lý, thì kiến thức về bệnh ĐTĐ của BN, tuân thủ dùng thuốc, chế độ ăn
uống và luyện tập của BN đều đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được hiệu quả
điều trị ĐTĐ type 2 [47].
Kiến thức về bệnh được coi là nền tảng của tự chăm sóc bệnh ĐTĐ và kiểm soát
đường huyết [69]. Trong nhiều năm qua, việc đánh giá kiến thức liên quan đến bệnh
ĐTĐ là một phần quan trọng trong tổng thể đánh giá BN ĐTĐ. Kiểm tra kiến thức
đã được sử dụng trong đánh giá và NC để đo lường kiến thức như kết quả trong
giáo dục BN ĐTĐ. Một NC được thực hiện ở Bangalore năm 2005 cho thấy rằng tư
vấn của dược sĩ về kiến thức bệnh ĐTĐ cho BN làm gia tăng đáng kể kiến thức về
bệnh của BN. Sự tham gia của dược sĩ trong việc chăm sóc BN đã giúp giảm số
người nhập viện và số BN cấp cứu [38], [73]. Sturt và cộng sự báo cáo rằng một can
thiệp cá nhân với sự tư vấn của nhân viên y tế và hỗ trợ qua điện thoại đã được
chứng minh giảm đáng kể về mặt lâm sàng mức HbA1c, đối với BN ĐTĐ type 2
kiểm sốt đường huyết kém [84]. Vì thế việc đánh giá kiến thức về bệnh ĐTĐ là
bước đầu tiên quan trọng để đo lường hiệu quả và tối ưu hóa các chương trình giáo



2

dục BN. Việc khảo sát kiến thức của dân số nói chung và những BN mắc bệnh ĐTĐ
nói riêng sẽ rất có ích cho giáo dục sức khỏe, phịng ngừa bệnh trong cộng đồng
cũng như quá trình điều trị của BN. Hiện tại, ở Việt Nam, những NC kiến thức về
bệnh ĐTĐ vẫn cịn hạn chế, có thể do thiếu các công cụ phù hợp để đánh giá kiến
thức của BN. Năm 2001, tác giả Garcia và cộng sự đã xây dựng và thẩm định bộ
câu hỏi Diabetes knowledge Questionnaire (DKQ) [47]. Đây là một công cụ đơn
giản, ngắn gọn, phù hợp áp dụng trên lâm sàng để đánh giá kiến thức của BN về
bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, muốn sử dụng một công cụ đánh giá bằng ngôn ngữ khác thì
việc chuyển ngữ (dịch thuật, điều chỉnh) và thẩm định là vơ cùng cần thiết để cơng
cụ đó phù hợp với văn hóa và ngơn ngữ tại nơi tiến hành nghiên cứu. Đồng thời, tác
giả bộ câu hỏi DKQ (Garcia và cộng sự) cũng đề nghị nhóm nghiên cứu chúng tôi
thực hiện việc chuyển ngữ (từ tiếng Anh sang tiếng Việt) và thẩm định bộ câu hỏi
DKQ để sử dụng trong điều kiện Việt Nam.
Trên thế giới đã có một số NC cho thấy ảnh hưởng của sự can thiệp của nhân viên y
tế giúp nâng cao kiến thức về bệnh, hành vi tự chăm sóc và giảm HbA1c [39], [49],
[70], [96]. Với mong muốn tìm ra biện pháp can thiệp hiệu quả để cải thiện kiến
thức về bệnh đái tháo đường của BN ĐTĐ type 2, chúng tôi tiến hành NC “Đánh
giá hiệu quả can thiệp của Dược sĩ trên kiến thức về bệnh của bệnh nhân đái
tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Hậu Giang” với ba mục tiêu sau:
1. Dịch thuật, thẩm định bộ câu hỏi kiến thức về bệnh đái tháo đường (Diabetes
Knowledge Questionnaire - DKQ) của bệnh nhân đái tháo đường type 2.
2. Khảo sát kiến thức về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường
type 2.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn của dược sĩ trên kiến thức về bệnh của
bệnh nhân đái tháo đường type 2.



3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Định nghĩa
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ - ADA (2020): bệnh ĐTĐ là bệnh mạn tính,
phức tạp, cần có chăm sóc y khoa liên tục mà sự giáo dục và hỡ trợ BN tự chăm sóc
rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng cấp tính và làm chậm tiến triển biến
chứng mạn tính. ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường huyết
do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. ĐTĐ gây nên
những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ
quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh [29].
1.1.2. Phân loại
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ - ADA (2020), ĐTĐ được chia thành 4 loại
[29]:
- ĐTĐ type 1: do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối.
- ĐTĐ type 2: do sự đề kháng insulin với mơ đích.
- ĐTĐ thai kỳ: là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của
thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó.
- ĐTĐ type đặc biệt do những nguyên nhân khác như: khiếm khuyết gen, bệnh lý
tuyến tụy ngoại tiết, bệnh nội tiết (hội chứng cushing, cường giáp…), thuốc hoặc
hóa chất (hormon tuyến giáp, glucocorticoid…).
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường type 2
Có 2 yếu tố cơ bản đóng vai trị quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2
là kháng insulin và rối loạn tiết insulin kết hợp với nhau [74]:
- Rối loạn tiết insulin: tế bào β đảo tụy bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin
bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hóa
đường bình thường. Các rối loạn gồm:
• Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết insulin.
• Bất thường về lượng tiết insulin [13].

- Tình trạng kháng insulin có thể được thấy ở hầu hết các đối tượng ĐTĐ type 2 và


4

tăng đường huyết xảy ra khi khả năng bài xuất insulin của các tế bào β đảo tụy
không đáp ứng thỏa đáng nhu cầu chuyển hóa [7].
- Tình trạng kháng insulin cũng rất phong phú bao gồm: giảm khả năng ức chế sản
xuất glucose (gan), giảm khả năng thu nạp glucose (ở mô ngoại vi) và giảm khả
năng sử dụng glucose (ở các cơ quan) [13].
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán
1.1.4.1. Chẩn đoán xác định đái tháo đường
Năm 2020, theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (The American
Diabetes Association - ADA) và đồng thuận của WHO, chẩn đốn ĐTĐ khi có ít
nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau [29]:
Tiêu chuẩn 1: HbA1c > 6,5%.
Xét nghiệm nên được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn.
Tiêu chuẩn 2: đường huyết đói > 126 mg/dl (≈7,0 mmol/l).
Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít
nhất 8 giờ.
Tiêu chuẩn 3: đường huyết 2 giờ > 200 mg/dl (≈11,1 mmol/l) khi làm test dung nạp
glucose.
Test dung nạp glucose nên thực hiện theo mô tả của WHO: thử nghiệm được tiến
hành vào buổi sáng sau khi nhịn đói sau ăn từ 10 - 14 giờ. Lấy máu xét nghiệm
đường huyết đói, sau đó cho BN uống 75g glucose trong 5 phút. Định lượng đường
huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường, sử dụng dung dịch 75g
glucose.
Tiêu chuẩn 4: người bệnh có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng
đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên > 200 mg/dl
(≈11,1 mmol/l).

1.1.4.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường (prediabetes)
- Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance): nếu đường huyết tương ở
thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose huyết đường uống từ
140 mg/dl đến 200 mg/dl (≈7,8 mmol/l đến 11,0 mmol/l) .


5

- Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose): nếu đường huyết tương đói
(sau ăn 8 giờ) từ 100 mg/dl đến 125 mg/dl (≈5,6 mmol/l đến 6,9 mmol/l); và
glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp dung nạp glucose huyết
dưới
140 mg/dl (≈ < 7,8 mmol/l).
- Mức HbA1c từ 5,6% đến 6,4% [63].
1.1.5. Biến chứng của đái tháo đường
Biến chứng của bệnh ĐTĐ thường được chia ra theo thời gian xuất hiện và mức độ
của các biến chứng [34].
1.1.5.1. Biến chứng cấp tính
Các biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ thường là hậu quả của chẩn đoán muộn,
điều trị khơng thích hợp hoặc do bệnh thứ phát hoặc nhiễm khuẩn cấp tính [44].
Bao gồm các biến chứng: hơn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm
thấu, hôn mê do hạ đường huyết quá mức và nhiễm trùng cấp tính [34].
1.1.5.2. Biến chứng mạn tính
Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ rất hay gặp, thậm chí các biến chứng này có
ngay tại thời điểm bệnh được phát hiện.
Biến chứng mạch máu lớn:
- Bệnh động mạch vành: dựa vào đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đốn
xác định như tính chất cơn đau thắt ngực, điện tâm đồ hay chụp mạch vành.
- Tai biến mạch máu não: ĐTĐ làm gia tăng tỷ lệ mắc, tử vong, thường để lại di
chứng nặng nề đối với các trường hợp bị tai biến mạch máu não.

Biến chứng mạch máu nhỏ:
- Biến chứng mắt: thường gặp bệnh võng mạc ĐTĐ.
- Biến chứng thận do đái tháo đường: bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân thường
gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối.
- Biến chứng thần kinh: thần kinh tự chủ, thần kinh cảm giác, thần kinh vận động.
1.1.6. Điều trị
Mục tiêu điều trị


6

Mục tiêu điều trị nhằm làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu nhỏ
và mạch máu lớn, cải thiện các triệu chứng, giảm thiểu nguy cơ tử vong và cải thiện
chất lượng cuộc sống của người bệnh [14], [44].
Mục tiêu điều trị của BN ĐTĐ type 2 theo hướng dẫn chẩn đoán bệnh nội tiết và rối
loạn chuyển hóa của Bộ Y Tế năm 2017 và theo ADA (2020) được trình bày lần
lượt trong bảng 1.1. và bảng 1.2.
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng thành,
khơng có thai [2]
Mục tiêu
HbA1c
Đường huyết đói,
trước ăn
Đỉnh đường huyết tương sau
ăn 1 - 2 giờ
Huyết áp

Lipid máu

Chỉ số

< 7%
80 - 130 mg/dL (4,4 - 7,2 mmol/L)
< 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
Tâm thu <140 mmHg, tâm trương < 90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: huyết áp < 130/85 - 80
mmHg
LDL cholesterol < 100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa
có biến chứng tim mạch
LDL cholesterol < 70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có
bệnh tim mạch
Triglycerides < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol > 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >
50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ

Bảng 1.2. Mục tiêu đường huyết theo ADA 2020 [27]
Mục tiêu
HbA1c
Đường huyết đói, trước ăn
Đỉnh đường huyết sau ăn (1 – 2h)

Chỉ số
< 7% (53 mmol/mol)
80 – 130 mg/dL (4,4 – 7,2 mmol/L)
< 180 mg/dL (10,0 mmol/L)

1.1.7. Phương pháp điều trị
1.1.7.1. Điều trị không dùng thuốc
Thực hiện lối sống lành mạnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể
dục có thể giúp phịng tránh 70% số ca mắc bệnh ĐTĐ [66].



7

Chế độ ăn
Chế độ ăn phù hợp là một phần quan trọng trong chăm sóc BN ĐTĐ, đem lại những
lợi ích tích cực đối với việc kiểm soát cân nặng, chuyển hóa trong cơ thể và thể
trạng chung của BN [66]. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ - ADA (2020) đưa ra
một số khuyến cáo về dinh dưỡng cho mọi BN ĐTĐ như sau [26]:
- Những BN thừa cân, béo phì cần giảm 5% cân nặng nền để đạt hiệu quả trong
kiểm soát đường huyết, huyết áp và lipid máu. Tuy nhiên, có thể giảm đến 15% cân
nặng để đạt hiệu quả lâm sàng cao hơn.
- Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm, có nhiều chất xơ, khơng chà xát kỹ
như gạo lức, bánh mì đen hay nui còn chứa nhiều chất xơ.
- Dùng các loại dầu mỡ có chứa acid béo khơng no một hoặc nhiều nối đôi như dầu
ô liu, dầu mè, dầu lạc hay mỡ cá.
- Giảm muối trong chế độ ăn còn khoảng 2300 mg natri mỗi ngày.
Vận động thể lực
Việc vận động thể lực đem lại nhiều lợi ích cho BN ĐTĐ. Tập thể dục góp phần cải
thiện tình trạng kháng insulin, kiểm soát đường huyết ở phần lớn các BN và giảm
nguy cơ các bệnh tim mạch, giúp giảm hoặc duy trì cân nặng, cải thiện tình trạng
chung của BN [41]. BN nên vận động thể lực 30 phút trong vòng 3 - 5 ngày / tuần,
không nên ngưng 2 ngày liên tiếp hoặc 150 phút / tuần với loại hình luyện tập thông
dụng và dễ áp dụng nhất là đi bộ. Mỗi tuần nên tập kháng lực (kéo dây, nâng tạ) từ
2 - 3 lần. Đối với người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, ví dụ đi
bộ từ 10 - 15 phút sau 3 bữa ăn [1].
1.1.7.2. Điều trị bằng thuốc
Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ và cơ chế tác dụng được tóm tắt như sau [28]:
Thuốc điều trị ĐTĐ đường uống:
- Nhóm biguanid: giảm tân tạo glucose tại gan, tăng nhạy cảm insulin.
- Nhóm sulfonylurea: kích thích tế bào β tuyến tụy tiết insulin.

- Nhóm meglitinid: kích thích tế bào β tuyến tụy tiết insulin.
- Nhóm TZD (thiazolidinedion): tăng nhạy cảm insulin ở gan, cơ, mô mỡ.


8

- Nhóm ức chế α-glucosidase: ức chế men α-glucosidase tại ruột non, làm chậm hấp
thu glucose tại ruột.
- Nhóm ức chế DPP-4 (dipeptidyl-peptidase-4): ức chế enzym DPP-4, giúp phóng
thích insulin và làm giảm bài tiết glucagon sau ăn.
- Nhóm ức chế SGLT2 (sodium-glucose cotransporter 2): ức chế kênh đồng vận
natri-glucose 2 ở ống thận từ đó ngăn tái hấp thu glucose từ ống thận, tăng thải
glucose qua đường niệu.
Thuốc điều trị ĐTĐ đường tiêm:
- Insulin: tăng phân giải glucose, giảm tân tạo glucose tại gan.
- Nhóm thuốc đồng vận GLP1 (glucagon-like-peptid-1): đồng vận thụ thể GLP-1, từ đó
làm tăng tiết insulin, giảm tiết glucagon sau ăn, chậm rỗng dạ dày và giảm thèm ăn.
- Pramlintid: đồng dạng tổng hợp của amylin, chậm rỗng dạ dày, giảm tiết glucagon
và giảm thèm ăn.
Khởi đầu điều trị
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ - ADA (2020): Metformin được khởi đầu
điều trị với ĐTĐ type 2 mới chẩn đốn nếu như khơng có chống chỉ định [28].
Metformin hiệu quả, an toàn, giá thành rẻ và có khả năng làm giảm biến cố tim
mạch và tử vong [51]. So với sulfonylurea, metformin là lựa chọn mang lại nhiều
lợi ích trên HbA1c, cân nặng, tử vong do tim mạch. Tuy nhiên, có bằng chứng cho
thấy BN bị tăng đường huyết khơng kiểm sốt được trong ĐTĐ type 2 có thể điều
trị hiệu quả bằng sulfonylurea [61]. Trong trường hợp BN chống chỉ định hoặc
không dung nạp với metformin, khởi đầu điều trị bằng thuốc nào nên được xem xét
dựa trên các yếu tố của BN. Trong trường hợp BN có đường huyết ≥ 300 mg/dL
hoặc HbA1c > 10% hay BN có các triệu chứng của tăng đường huyết (đái tháo nhạt,

chứng khát nhiều) có thể cân nhắc khởi đầu điều trị với insulin [28].
Theo đồng thuận giữa Hiệp hội tim mạch ở Châu Âu (European Society of
Cardiology - ESA) và Hiệp hội đái tháo đường Châu Âu (European Association for
the Study of Diabetes - EASD) 2019: Metformin được cân nhắc cho những BN
ĐTĐ type 2 mà khơng có bệnh tim mạch hay nguy cơ tim mạch trung bình [40].


9

Phối hợp trong điều trị
ĐTĐ type 2 là bệnh mạn tính và tiến triển. Mục tiêu điều trị thường chỉ duy trì được
trong 1 năm với chế độ đơn trị liệu. Đã có dữ liệu cho thấy bắt đầu liệu pháp phối
hợp ngay từ đầu giúp đạt mục tiêu đường huyết tốt hơn. Kết quả từ NC VERIFY
cho thấy tỷ lệ thất bại điều trị sau 5 năm ở nhóm khởi trị hai thuốc thấp hơn so với
nhóm sử dụng metformin (hazard ratio 0,51 [95%CI: 0,45 – 0,58] với p < 0,001).
Điều đó cho thấy khởi đầu điều trị với phác đồ 2 thuốc giúp ổn định đường huyết
lâu dài hơn so với khởi đầu điều trị với metformin [62].
Việc lựa chọn thuốc phối hợp cùng với metformin cần dựa trên đặc điểm lâm sàng
của BN. Những đặc điểm lâm sàng quan trọng cần được xem xét bao gồm bệnh tim
mạch xơ vữa (Atherosclerotic Cardiovascular Disease – ASCVD) hoặc có nguy cơ
ASCVD cao, bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease – CKD), suy tim, phản ứng
có hại của thuốc cũng như tính an tồn, dung nạp, chi phí. Mặc dù có nhiều thử
nghiệm lâm sàng so sánh phối hợp trị liệu với đơn trị liệu metformin, nhưng vẫn có
bằng chứng ủng hộ cho đơn trị liệu bằng metformin. Nếu mục tiêu HbA1c khơng
đạt sau khoảng 3 tháng thì metformin có thể kết hợp với một trong các nhóm thuốc:
sulfonylurea, thiazolidinedion, ức chế dipeptidyl peptidase - 4 (DPP-4), ức chế kênh
đồng vận chuyển glucose natri 2 (SGLT-2), đồng vận thụ thể glucagon like peptide
- 1 (GLP-1) hoặc insulin nền [28].
1.2. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1. Sự cần thiết của việc đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo đường

Kiến thức về bệnh ĐTĐ ở BN được xem là quan trọng để tự kiểm soát tốt đường
huyết của bản thân. Mặc dù có kiến thức tốt về bệnh ĐTĐ thường liên quan đến
việc kiểm soát đường huyết tốt hơn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Tuy nhiên, những BN có kiến thức về bệnh ĐTĐ có thể ít có quan niệm sai lầm và
hiểu rõ hơn về hậu quả sức khỏe mà bệnh ĐTĐ gây ra [47], [58]. Kiến thức về căn
bệnh này có khả năng thơng báo cho BN về các hành động cụ thể trong quy trình
quản lý bệnh ĐTĐ. Do đó, BN càng hiểu được bệnh của mình và có các hành vi
chăm sóc như chế độ ăn uống, tập thể dục và theo dõi đường huyết định kỳ thì sẽ


10

kiểm soát bệnh tốt hơn so với những người khác [86].
Các cá nhân mắc bệnh ĐTĐ cần thực hiện tự chăm sóc suốt đời để ngăn ngừa hoặc
trì hỗn các biến chứng cấp và mạn tính của bệnh và để cải thiện chất lượng cuộc
sống. Tự chăm sóc được định nghĩa là các hành động được thực hiện bởi các cá
nhân để tự chăm sóc bản thân trong điều kiện mơi trường của họ. Khơng có thuật
ngữ thống nhất liên quan đến tự chăm sóc, nhưng thuật ngữ này thường được sử
dụng thay thế cho việc tự quản lý, tuân thủ theo tiêu chuẩn, phù hợp. Đối với những
người mắc ĐTĐ, tự chăm sóc bao gồm một loạt các hành vi như chế độ ăn uống,
tập thể dục, uống thuốc (insuin hoặc thuốc điều trị ĐTĐ đường uống), tự theo dõi
đường huyết (SMBG) và chăm sóc bàn chân [58].
Bên cạnh kiến thức về bệnh ĐTĐ thì TTDT cũng là một chìa khóa yếu tố quyết
định thành cơng trong điều trị ở BN ĐTĐ. Việc TTDT và mối liên quan giữa TTDT
với kiến thức về bệnh ĐTĐ được đánh giá trong NC của Sweileh và cộng sự năm
2014, kết quả cho thấy rằng khơng tn thủ có liên quan đáng kể với kiến thức về
bệnh ĐTĐ của BN [86]. Do đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên giáo dục
kiến thức về bệnh ĐTĐ của BN với hy vọng cải thiện TTDT để đạt hiệu quả điều
trị. Mối liên hệ này rất quan trọng đối với điều trị bệnh ĐTĐ vì cả kiến thức bệnh
ĐTĐ và thực hành tự chăm sóc đều có liên quan đáng kể đến kiểm sốt đường

huyết - thước đo kết quả của bệnh ĐTĐ.
Tóm lại, kiến thức về bệnh được coi là nền tảng của tự chăm sóc bệnh ĐTĐ và có
liên quan đáng kể đến việc TTDT. Nâng cao kiến thức về bệnh của BN ĐTĐ có thể
ảnh hưởng tích cực đến việc TTDT và hiệu quả điều trị của BN [86]. Do đó, việc
đánh giá kiến thức về bệnh là rất quan trọng để xác định và hiểu các vấn đề trong
quản lý ĐTĐ, để tạo điều kiện kiểm soát đường huyết tốt hơn và giảm các biến
chứng khi bệnh không được kiểm soát [47], [58].
Trong nhiều năm qua, việc đánh giá kiến thức liên quan đến bệnh ĐTĐ là một phần
quan trọng trong tổng thể đánh giá BN ĐTĐ. Kiểm tra kiến thức đã được sử dụng trong
đánh giá và NC để đo lường kiến thức như kết quả trong giáo dục BN ĐTĐ. Tuy nhiên,
các công cụ đánh giá kiến thức hợp lệ, đáng tin cậy và dễ sử dụng là rất ít.


11

1.2.2. Các bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo đường
Có nhiều bộ câu hỏi sử dụng để đánh giá kiến thức về bệnh ĐTĐ của BN, đặc điểm
của các bộ câu hỏi này được trình bày như sau:
1.2.2.1. Bộ câu hỏi về kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường (Diabetes Self
– Care Knowledge - DSCKQ-30)
Bộ câu hỏi được xây dựng vào năm 2011 bởi tác giả Adibe và cộng sự. Bao gồm 30
câu hỏi chia làm 3 phần: phần 1: thay đổi lối sống (18 câu), phần 2: tuân thủ (8 câu),
phần 3: hậu quả của việc khơng kiểm sốt được đường huyết (4 câu) [20]. Mỡi câu
có 2 đáp án lựa chọn là Đúng hoặc Sai. Mỗi đáp án đúng tương đương 1 điểm. Phân
loại kiến thức dựa trên phần trăm trả lời đúng: < 70%: kiến thức kém, ≥ 70%: kiến
thức tốt [20].
Giá trị Cronbach’s alpha tổng thể của 30 câu hỏi là 0,89. Cronbach’s alpha từng
phần: phần 1: 0,82, phần 2: 0,74, phần 3: 0,64. Độ ổn định: hệ số tương quan nội là
0,62. Giá trị cấu trúc: điểm kiến thức có liên quan với thời gian mắc bệnh (p =
0,0169), với việc có thành viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè mắc bệnh ĐTĐ (p <

0,0001) [20]. Bộ câu hỏi vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: khá dài (30 câu),
thiếu thơng tin về thời gian hồn thành và thử nghiệm đánh giá mức độ rõ ràng, dễ
hiểu, nên được đánh giá thêm giá trị tiêu chuẩn.
1.2.2.2. Bộ câu hỏi về kiến thức bệnh đái tháo đường (Diabetes Knowledge
Questionnaire - DKQ)
Bộ câu hỏi được xây dựng vào năm 2001 bởi Garcia và cộng sự. Bao gồm 24 câu
hỏi, mỡi câu hỏi có 3 đáp án lựa chọn là Đúng, Sai hoặc Không biết. Mỗi đáp án
đúng tương đương 1 điểm [47].
Giá trị Cronbach’s alpha tổng thể của 24 câu hỏi: 0,78. Giá trị cấu trúc: điểm kiến
thức trung bình của nhóm BN có tham gia chương trình giáo dục về bệnh ĐTĐ cao
hơn nhóm BN khơng tham gia chương trình này (p < 0,001), điểm kiến thức có liên
quan với trình độ học vấn (p < 0,001) [47]. Tuy nhiên bộ câu hỏi thiếu thông tin về
thời gian hoàn thành và thử nghiệm đánh giá mức độ rõ ràng, dễ hiểu, gồm nhiều


×