Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.46 KB, 14 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP
CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1 Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trong
ngân sách Nhà nước.
1.1.1 Khái niệm về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là một khái niệm thuộc phạm
vi chi NSNN. Để có được hình dung rõ ràng về vốn sự nghiệp có tính chất đầu
tư xây dựng, trước hết ta cần tìm hiểu một số khái niệm và nội dung của chi
NSNN.
1.1.1.1 Khái niệm và nội dung của CNSNN
Theo luật NSNN năm 2002, NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà
nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
NSNN có hai nội dung lớn là thu NSNN và chi NSNN, Nhà nước thông
qua thu nhập để tạo lập quỹ tài chính – tiền tệ của mình. Nguồn thu chủ yếu của
NSNN là thuế. Chi NSNN được hiểu là quá trình phân phối và sử dụng quỹ
NSNN theo những nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện những nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, xã hội của Nhà nước. Nội dung chi NSNN rất phong phú và thể
được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu và
quản lý.
Theo tính chất phát sinh của các khoản chi, chi NSNN bao gồm chi thường
xuyên và chi không thường xuyên.
Theo mục đích sử dụng cuối cùng, chi NSNN bao gồm chi tích luỹ và chi
tiêu dùng.
Theo phương thức chi tiêu, chi NSNN được bao gồm chi thanh toán và chi
chuyển giao.
Theo nghị định 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, chi NSNN bao gồm:
1- Chi đầu tư phát triển: là khoản chi phát sinh không thường xuyên có tính
định hướng cao nhằm mục tiêu: xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định và phát triển
kinh tế.


2- Chi thường xuyên: là khoản chi phát sinh thường xuyên liên tục, định kỳ
hàng năm nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị HCSN: đảm bảo
quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
3- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
4- Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài.
5- Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
6- Chi trả gốc và lãi các khoản huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng (theo khoản 3 điều 8, Luật Ngân sách Nhà nước)
7- Chi bổ sung cho Ngân sách địa phương.
9- Chi chuyển nguồn từ Ngân sách Trung Ương năm trước sang Ngân sách
Trung Ương năm sau.
Trong hoạt động của các cơ quan HCSN, chi của các đơn vị bao gồm:
- Chi hoạt động thường xuyên (chi cho người lao động, Chi quản lý hành
chính, Chi hoạt động nghiệp vụ, Chi mua sắm sửa chữa tài sản cố định, Chi hoạt
động thường xuyên khác).
- Chi hoạt động không thường xuyên (Chi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học, Chi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng, Chi thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia, Chi thực hiện tinh giảm biên chế, Chi đầu tư XDCB, mua
sắm thiết bị, Chi khác).
Các khoản chi trên được lấy từ hai nguồn chính là kinh phí Nhà nước cấp
và nguồn thu để lại. Kinh phí Nhà nước cấp cho các đơn vị được ghi vào chi
NSNN. Số thu đơn vị nộp Ngân sách được ghi vào thu NSNN.
1.1.1.2 Khái niệm vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là vốn từ nguồn NSNN cấp
cho các đơn vị HCSN để chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất
hiện có nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định (bao gồm cả việc xây
dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan đơn vị
HCSN).
Chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là một loại chi “lưỡng
tính” vừa mang tính chất thường xuyên vừa mang tính không thường xuyên.

Mang tính không thường xuyên vì chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ
sỏ vật chất của các đơn vị HCSN không phải là khoản chi ổn định, đều đặn hàng
năm như chi cho con người, chi quản lý hành chính. Tuy nhiên, vì nó là khoản
chi phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp, không
phải là khoản chi xây dựng những cơ sở hạ tầng then chốt như đầu tư XDCB
nên trong tổng hợp chi NSNN, nó được xếp vào chi thường xuyên.
Một loại chi Ngân sách có thể có nhiều nguồn chi khác nhau. Nhưng một
loại vốn Ngân sách chỉ được dùng cho loại chi đã xác định của nó. Theo quy
định hiện nay, chỉ những dự án sửa chữa cải tạo. mở rộng, nâng cấp có giá trị từ
20 triệu đồng trở lên mới được bố trí danh mục riêng để chi vốn sự nghiệp có
tính chất đầu tư xây dựng. Với các dự án dưới 20 triệu đồng đơn vị phải tự sắp
xếp nhiệm vụ chi hoặc phải chi bằng nguồn khác.
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản là vốn đầu tư, do dùng
để lại chi thường xuyên của các đơn vị HCSN nên được gọi là vốn sự nghiệp.
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng không phải là một khái niệm
cơ bản trong lý thuyết về tài chính công mà là một khái niệm được đặt ra xuất
phát từ yêu cầu quản lý và phân cấp quản lý Ngân sách. Tại cơ quan tài chính
luôn có bộ phận chuyên trách quản lý cấp phát các khoản chi HCSN. Bộ phận
này nắm chắc tình hình chi Ngân sách thực tế của đơn vị. Khoản chi sửa chữa,
cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị HCSN được
bố trí nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng và quản lý cấp phát
chung với các khoản chi thường xuyên khác, vì vậy, cơ quan quản lý dễ theo dõi
tình hình chi Ngân sách của các đơn vị đồng thời bố trí kế hoạch chi phù hợp
với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ được giao của đơn vị.
“Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng” được dùng để chi cho việc
sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất sẵn có của các đơn vị
HCSN, nhằm duy trì hoặc tăng cường chức năng hoạt động của các cơ sở vật
chất này. Không được dùng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng
để đầu tư xây dựng mới, trừ việc sử dụng mới các hạng mục công trình trong
các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị HCSN. Các dự án xây dựng mới phải

xin khinh phí từ nguồn vốn đầu tư XDCB.
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thường có quy mô nhỏ, chỉ
bao gồm các dự án nhóm B, C và cũng chỉ giới hạn mức vốn từ 20 triệu lên đến
mức vốn hợp lý dành cho sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp. Bản thân vốn sự
nghiệp có tính đầu tư xây dựng là một bộ phận của chi thường xuyên mà chi
thường xuyên lại là một bộ phận của tổng chi NSNN. Tỷ trọng chi vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư XDCB trong chi thường xuyên HCSN cũng không
cao. Vì vây, trong tổng chi NSNN, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng
chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng được phân cấp quản lý về đến
cấp huyện, tức là, Ngân sách quận, huyện được Ngân sách tỉnh, thành phố bố trí
cho một khoản vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng và UBND quận,
huyện được UBND tỉnh, thành phố phân cấp quyết định đầu tư với các dự án
thuộc phạm vi này.
1.1.1.3. Đối tượng sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
Đối tượng sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là các cơ
quan, đơn vị HCSN, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp.
Cơ quan hành chính Nhà nước là các cơ quan thuộc bộ máy hành pháp có
chức năng quản lý Nhà nước dối với viẹc chấp hành luật pháp và chỉ đạo thực
hiện các chủ trương kế hoạch của Nhà nước. Các cơ quan này được NSNN đảm
bảo 100% kinh phí hoạt động.
Các đơn vị sự nghiệp Nhà nước là các đơn vị do Nhà nước thành lập để
thực hiện các hoạt động sự nghiệp (cung cấp các dịch vụ theo chuyên môn của
mình) như sự nghiệp y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá,…Các đơn vị sự nghiệp
Nhà nước hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận và được Nhà nước đảm bảo toàn
bộ hoặc một phần kinh phí.
Ngân sách Nhà nước cũng đảm bảo cân đối chi phí hoạt động của Đảng
cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, Kinh phí hoạt động của các
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự

bảo đảm và có thể được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí.
Như vậy, thực ra các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp không phải là cơ quan, đơn vị HCSN nhưng
vì chúng đều có sử dụng NSNN và có các nội dung chi tương tự như các đơn vị
HCSN nên trong quản lý NSNN, các khoản chi Ngân sách của các đơn vị
HCSN, các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội – nghề nghiệp được quản lý chung và được gọi chung là chi HCSN. Và
trong luận văn này, khi đề cập đến các đơn vị HCSN là bao gồm toàn bộ các cơ
quan, đơn vị tổ chức nêu trên.
1.1.2 Vai trò của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
Như đã nêu trong khái niệm, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng
dùng để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sỏ vật chất hiện có của các
cơ quan, đơn vị HCSN nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định. Nó đóng
vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động và nâng cao hiệu quả công việc
của các đơn vị HCSN bởi vì các cơ sỏ vật chất là yếu tố không thể thiếu được
đói với hoạt động của mọi cơ quan đơn vị và trạng thái, chất lượng của các cơ
sỏ vật chất là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công
tác của các đơn vị.
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng góp phần tạo nên cơ sở vật
chất phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, hoạt động sự nghiệp
kinh tế, giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, ytế, văn hoá, xã hội, thông

×