Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xnk thiết bị điện ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.75 KB, 14 trang )

Một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xnk
thiết bị điện ảnh - truyền hình.
---------------&---------------
I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty:
Hơn 25 năm kể từ khi thành lập, Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền
hình đã trải qua không ít những khó khăn thử thách to lớn trong quá trình tồn
tại và phát triển. Trước những khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ
sản phẩm nhưng nhờ những chính sách đổi mới của Ban lãnh đạo Công ty, nhờ
quyết tâm đưa Công ty phát triển cao hơn nữa bằng nhiều khả năng và biện
pháp, Công ty vẫn đứng vững và phát triển ổn định cùng với các Công ty khác
trên cả nước cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được ngày
càng cao nhu cầu của thị trường.
Phân tích tình hình tài chính của Công ty là yêu cầu mang tính thường xuyên
và là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban lãnh đạo Công ty,
các tổ chức tín dụng, các khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng khác.
Thông qua việc tiếp cận với tình hình tài chính của Công ty trên cơ sở hệ thống
báo cáo tài chính kế toán năm 2001 và năm 2002 với tư cách là một sinh viên
chuyên ngành Tài chính, cá nhân em có một số đánh giá về tình hình tài chính
của Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình như sau:
• Nhìn chung, trong những năm gần đây, Công ty làm ăn có lãi. Năm 2001,
Công ty đã bị lỗ 117.587.364 VNĐ, nhờ những nỗ lực cố gắng của Công ty và
nhờ chính sách ưu đãi cả nhà nước, năm 2002 Công ty dần hồi phục và ổn định
trở lại nâng mức lợi nhuận trước thuế lên 68.728.424 VNĐ. Công ty luôn tìm
mọi biện pháp để nâng cao mức thu nhập cho công nhân viên và tìm mọi biện
pháp khắc phục khó khăn đưa tình hình tài chính của Công ty ổn định và khả
quan hơn. Thực tế cho thấy tình hình tài chính của Công ty tương đối lành mạnh
và có nhiều triển vọng khả quan trong tương lai. Xu hướng tích cực này càng
góp phần làm cho Công ty có tro đứng vững trong cạnh tranh và khẳng định
được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.
• Những tồn tại về mặt tài chính của Công ty ngày càng được giảm xuống để


thích nghi với tình hình mới, làm tăng hiệu quả kinh doanh đưa mức tổng lợi
nhuận ngày càng tăng lên. Quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty nói chung
năm 2002 tăng lên 10,68% so với năm trước. Tuy nhiên, cơ cấu tài sản và nguồn
vốn chưa thật hợp lý và phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công
ty. Nhìn vào bức tranh tài chính của Công ty ta thấy các khoản mục tài sản và
nguồn vốn vẫn chưa có sự phân bố hợp lý: Về phần tài sản của Công ty chỉ có
TSCĐ hữu hình mà không có các tài sản khác, các khoản ĐTDH và các khoản
chi phí XDCB không có. Giá trị TSCĐ năm 2002 giảm so với năm 2001 do
mức khấu hao khá lớn. Công ty bị thiếu vốn để đầu tư trang bị cho TSCĐ, trong
khi quy mô tài sản nói chung tăng 10,68% nhưng chủ yếu là do TSLĐ và
ĐTNH tăng, còn nguyên giá TSCĐ do mua sắm cũng tăng nhưng rất ít.. Bản
thân TSLĐ của Công ty cũng có những điểm đáng chú ý sau:
+ Vốn bằng tiền năm 2002 giảm so với năm 2001 được đánh giá là chưa tốt
vì nó chưa đáp ứng được khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán
nhanh của Công ty. Trong vốn bằng tiền thì tiền gửi Ngân hàng chiếm chủ yếu
do việc thanh toán trong hoạt động kinh doanh chủ yếu được thực hiện thông
qua chuyển khoản, séc.... Khoản tiền gửi Ngân hàng trong mục vốn bằng tiền
cũng giảm so với năm trước.
+ Hàng tồn kho tăng đáp ứng được nhu cầu tăng vốn cho khâu dự trữ và
khâu tiêu thụ của Công ty. Tuy nhiên, sang năm tới Công ty có thể giảm vốn dự
trữ cho các loại sản phẩm theo định mức dự trữ đã được nghiên cứu phù hợp
với năng lực tiêu thụ của Công ty.
+ Các khoản phải thu của Công ty năm 2002 giảm đi, trong đó chủ yếu là
giảm khoản phải thu khác và trả trước cho người bán, chứng tỏ uy tín của Công
ty một phần nào đã được nâng cao, riêng khoản phải thu của khách hàng tăng
lên nhưng tăng không đáng kể, như vậy chứng tỏ Công ty ít bị chiếm dụng vốn
từ phía khách hàng do đó cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn trong khâu lưu
thông.
+ Các khoản Nợ phải trả của Công ty năm 2002 tăng lên so với năm trước với
tổng số nợ phải trả là 9.334.290.136 VNĐ, trong đó chủ yếu là do tăng các

khoản vay ngắn hạn (960.189.143 VNĐ) và các khoản phải trả nhà cung cấp
(187.716.155 VNĐ), các khoản nợ các đối tượng khác như người mua cũng
tăng nhưng chậm hơn. Nguyên nhân chính làm cho các khoản nợ vay tăng lên là
do Công ty tăng mức dự trữ hàng tồn kho, đồng thời Công ty bán chịu cho
khách hàng tăng. Để đảm bảo thanh toán cho nhà cung cấp đúng hạn và đảm
bảo chữ tín đối với họ cho nên Công ty phải vay tạm thời để thực hiện mục tiêu
này. Nếu so sánh với các khoản phải thu thì Công ty đi chiếm dụng nhiều hơn là
bị chiếm dụng, đồng thời nếu so với vốn chủ sở hữu thì các khoản phải thanh
toán cũng chiếm tỷ trọng lớn do đó khả năng thanh toán nợ của Công ty chưa
thật cao. Điều này có ảnh hưởng đến tâm lý của các chủ Ngân hàng, các nhà cho
vay tín dụng cũng như những người có quan hệ thanh toán với công ty. Nếu khả
năng thanh toán hiện hành ngắn hạn của Công ty rất tốt nhưng khả năng thanh
toán nhanh của Công ty lại giảm do vốn bằng tiền và các khoản có thể chuyển
hoá nhanh thành tiền của Công ty giảm do đó khả năng đầu tư vào những lĩnh
vực kinh doanh có chu kỳ kinh doanh ngắn của Công ty bị hạn chế.
• Nguồn vốn chủ sở hữu giảm so với kỳ trước (8.951.399 VNĐ tương đương
giảm 0,1%) chủ yếu là do nguồn vốn quỹ giảm hay nguồn vốn kinh doanh giảm.
Với nguồn vốn tự có của mình Công ty chỉ đảm bảo tài trợ cho TSCĐ và một
phần cho TSLĐ, phần còn lại buộc Công ty phải huy động bên ngoài để bù đắp.
Như vậy, tỷ lệ vốn vay và vốn đi chiếm dụng cao hơn so với tiêu chuẩn của
ngành sản xuất công nghiệp (mức đảm bảo vốn phải đạt trên 50% thì mới an
toàn và chủ động) cho thấy Công ty chưa chủ động về vốn. Nhưng đây là tình
hình chung của các doanh nghiệp Nhà nước vì nguồn vốn chủ sở hữu của Công
ty chủ yếu là do Ngân sách Nhà nước cấp dưới hình thức TSCĐ ( Nhà cửa, vật
kiến trúc,máy móc thiết bị...) nguồn vốn lưu động rất ít, vốn tự bổ sung không
nhiều. Chính vì vậy, Công ty đang thiếu vốn để mở rộng quy mô hoạt động
kinh doanh và để chủ động trong kinh doanh, Công ty đã phải huy động vốn vay
vừa bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đem lại lợi nhuận.
• Một vấn đề đáng quan tâm nữa là doanh thu thuần trong hoạt động kinh
doanh của Công ty năm 2002 tăng nhanh nên đã làm cho các giá trị của hiệu

quả sử dụng và hiệu quả sinh lợi của vốn kinh doanh, vốn chủ sở hữu và VCĐ
đều tăng lên cao. Đây cũng là điều kiện để gây lòng tin từ phía người cho vay.
Công ty cũng đã sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả VCĐ, VLĐ và vốn sản xuất
kinh doanh góp phần nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận.
Trên đây là những nhận xét đánh giá, chung nhất về tình hình tài chính của
Công ty. Qua các đánh giá trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty trong
năm 2002 tương đối ổn định, lành mạnh và khả quan hơn so với năm 2001. Tuy
nhiên, để khắc phục được những bất cập còn tồn tại trong bức tranh tài chính
của Công ty, cần thiết phải đề ra một số phương hướng, giải pháp mang tính đề
xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty trong những năm tiếp theo.
II. một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Xnk thiết bị điện ảnh - truyền hình
trong những năm tới:
Những phân tích, đánh giá trên đây mới chỉ dừng lại ở những Đanh giá
chung nhất và những nét cơ bản nhất về tình hình tài chính của Công ty. Do vậy,
những kiến nghị mang tính đề xuất dưới chỉ có ý nghĩa trong một giới hạn nhất
định nào đó nên cần phải đặt trong mối quan hệ với tình hình thực tế luôn phát
sinh và biến động tại Công ty thì mới thực sự có giá trị.
1. Các kiến nghị đối với Công ty:
1.1. Kiến nghị về công tác quản lý:
Nhìn chung, bộ máy quản lý của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu tinh giảm
gọn nhẹ của Nhà nước đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Ban
lãnh đạo Công ty tạo ra được hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt
động, bộ máy quản lý của Công ty vẫn còn trì trệ, yếu kém về hiệu quả. Cán bộ
quản lý ở các mặt hoạt động, các lĩnh vực của Công ty ngoài lực lượng lãnh đạo
có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong thời buổi nền kinh tế
thị trường vẫn còn một số chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển sản xuất
kinh doanh. Do đó, để có thể phát triển nhanh hơn nữa, Công ty cần phải tăng
cường khả năng tổ chức lãnh đạo và quản lý hơn nữa bằng việc chú trọng đào
tạo một đội ngũ cán bộ quản lý năng động hơn, linh hoạt hơn và có trình độ cao

hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày nay. Muốn thực hiện được điều đó,
Công ty nên áp dụng các giải pháp sau:
• Thứ nhất, Công ty phải chấn chỉnh và sắp xếp lại bộ máy gián tiếp, phục vụ
trong Công ty theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ hơn nữa, giải quyết chế độ cho số
cán bộ, nhân viên có điều kiện và thâm niên công tác nhưng không đáp ứng
được yêu cầu về sức khoẻ và trình độ năng lực. Ban lãnh đạo Công ty cần kiên
quyết sàng lọc những người không đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đồng thời
phải có chế độ thưởng phạt phân minh nhằm khuyến khích động viên kịp thời
những người đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
• Thứ hai, Công ty nên bổ sung một lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, nhân
viên trẻ và có những chính sách để thu hút họ. Ngoài ra, Công ty cũng nên tổ
chức các lớp học ngắn hạn về pháp luật và những cải cách đổi mới của Nhà
nước, đặc biệt là những chính sách về tiền lương, tiền thưởng để thực hiện quy
chế dân chủ trong quản lý.
1.2. Kiến nghị về công tác kế toán:
• Kết quả cuối cùng của công tác kế toán là đưa ra được những báo cáo tài
chính phản ánh đúng tình hình, thực trạng tài chính của Công ty. Hiện nay, công
tác kế toán rất phù hợp với đặc điểm và quy mô kinh doanh của Công ty. Sự
phân công trách nhiệm đối với từng người trong phòng tài vụ là tương đối hợp
lý, hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực pháp lý phù hợp với chế độ kế toán
hiện hành. Để giảm bớt công sức và thời gian cho nhân viên kế toán và để đáp
ứng với nền công nghiệp hiện đại ngày nay, Công ty nên tiếp cận và áp dụng kế
toán máy vào công việc thu nhận và xử lý thông tin kế toán cho quản lý một
cách kịp thời, chính xác. Có như vậy mới có thể giảm bớt được việc tích trữ một
lượng lớn tài liệu, sổ sách kế toán và công sức của nhân viên kế toán. Nhưng, để
có những báo cáo tài chính kế toán cuối kỳ trung thực thì đòi hỏi các kế toán
viên phụ trách từng phần hành kế toán trong Công ty phải phản ánh chính xác
các nghiệp vụ phát sinh. Do công tác hạch toán kế toán hàng ngày tại phòng tài
vụ nhiều phức tạp nên yêu cầu đặt ra là Công ty cần phải có một đội ngũ nhân
viên kế toán có chuyên môn và nghiệp vụ đồng đều. Từ nhiều năm trở lại đây,

Công ty đã chú trọng công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, trang
bị thêm các phương tiện hỗ trợ cho các cán bộ, nhân viên phòng tài vụ và các
nhân viên hạch toán ban đầu tại các phân xưởng. Tuy nhiên, trước những biến
động và sự hoà nhập của nền kinh tế trong nước với khu vực và thế giới, Công
ty vẫn cần phải trang bị thêm những kiến thức về hệ thống kế toán quốc tế cũng
như các chuẩn mực kiểm toán trong nước và quốc tế cho đội ngũ nhân viên kế
toán.
• Kỳ lập Báo cáo tài chính: Để nắm bắt được tình hình tài chính của Công ty
kịp thời thông qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty thì Công ty
phải tiến hành lập Báo cáo tài chính đúng kỳ kế toán. Để thực hiện được điều
này, Công ty cần có biện pháp đốc thúc các đơn vị lập báo cáo đúng kỳ, đồng
thời có biện pháp xử phạt cụ thể đối với các đối tượng nộp sai kỳ hạn gây cản
trở cho công tác phân tích tài chính của Công ty và định hướng cho sự phát triển
trong năm tới.

×