Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC HẢI HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.23 KB, 9 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC HẢI HÀ.
Qua những phân tích đã nêu trên, ta thấy trong những năm qua Công ty
cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà đã vượt qua những khó khăn, thực hiện
kinh doanh một cách có hiệu quả, cụ thể: trong 2 năm 2001 - 2002 công ty đều
làm ăn có lãi, đóng góp vào ngân sách nhà nước một số lượng không nhỏ,
ngoài ra công ty đã bảo toàn được vốn. Tuy nhiên để có thể đứng vững, phát
triển và hoàn thành được kế hoạch đề ra đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cùng
CBCNV trong công ty cần cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong sản xuất kinh
doanh và trong quản lý sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
Trên cơ sở phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh ở trên, em xin
mạnh dạn dưa ra một số đánh giá và đề xuất một số ý kiến mang tính giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà.
I. Những định hướng phát triển công ty trong những năm tới.
Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Nước Hải Hà đã thành lặp trong một thời
gian tương đối lâu (1995 ) do đó công ty cũng đã đạt được những thành công
nhất định trong bước đường phát triển của mình. Những thành công mà công
ty gặt hái được là do sự cố gắng nỗ lực của ban giám đốc, cán bộ công nhân
viên trong công ty cùng sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước. Công
ty đã đề ra những biện pháp, chính sách phát triển hợp lý, từng bước tự khẳng
định mình.
Trong hội nghị tổng kết cuối năm 2002 công ty đã đề ra những định
hướng sau phát triển trong những năm tới là:
- Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, chuyển dần từ xây dựng cơ bản
sang sản xuất kinh doanh, với những mặt hàng mới như: tấm tường cánh cửa
bằng tôn, tôn mạ mầu nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh
tranh của công ty trên thị trường.
-Từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty cả
về vật chất lẫn tinh thần. Để họ phát huy được tinh thần trách nhiệm, năng lực
công việc.


- Luôn tìm cách nâng cao việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh
nói chung và vốn lưu động nói riêng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong
kinh doanh.
II. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty.
1. Chủ động lập kế hoạch tạo lập nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh
doanh.
Vốn là yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở bất cứ thời kỳ nào, nó là
điều kiện cần để một doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển. Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch
sử dụng và huy động vốn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp.
- Để có thể giảm bớt chi phí sử dụng vốn, công ty khi xây dựng kế hoạch tạo lập vốn cần triệt để khai
thác nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, đó là lợi nhuận để lại , các loại quỹ, tiền khấu hao TSCĐ…
Qua thực tế tại Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Nước Hải Hà năm 2002 ta thấy vốn chủ sở hữu của
công ty chỉ chiếm có 14,3% trong tổng nguồn vốn, còn lại là các khoản nợ ngắn hạn chiếm tới 85,7%, công ty
chỉ phải bỏ ra lượng vốn nhỏ vào SXKD nhưng được sở hữu một lượng vốn lớn nếu công ty biết quản lý và sử
dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả thì nó sẽ giúp công ty tăng được hiệu quả đồng vốn, nhưng nếu
khoản vốn này doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả,doanh thu không bù đắp được chi phí vay vốn thì nó sẽ
có tác động ngược lại. Do đó công ty phải tận dụng được tối đa nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, tăng vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay nhằm làm vững mạnh tình hình tài chính của
công ty tránh phụ thuộc tài chính vào đơn vị khác. Công ty có thể khai thác thêm nguồn vốn bên trong của
mình qua việc xác định đúng mức NVL tồn kho, xác định đắn nhu cầu VLĐ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
thi công xây lắp trong kỳ. Tại biểu 08 ta thấy lượng vốn tồn kho của công ty có sự tăng lên ,mà chủ yếu là
nguyên vật liệu ( cuối năm 2002 giá trị NVL tồn kho tăng 39.864.207 đồng chiếm 5,2 % trong hàng tồn kho)
dùng cho xây dựng như: xi măng, sắt , thép…chúng ta không phủ nhận là dư trữ là cần thiết nhưng những
NVL đó rất sẵn trên thị trường mà giá cả tương đối ổn định, do đó công ty chỉ cần dự trữ những NVL như
dàn giáo, côpha còn những nguyên liệu khác là không cần thiết. Ngoài ra khi dự trữ những NVL đó sẽ phải
mất thêm chi phí lưu giữ, bảo quản, nếu để lâu trong kho sẽ dẫn đến tình trạng kém phẩm chất từ đó ảnh
hưởng đến giá trị công trình thi công. Trong thời gian tới công ty nên giảm bớt dự trữ nguyên vật liệu, từ đó
giảm chi phí lưu giữ , bảo quản, bốc xếp. Ngoài
- Xây dựng hợp đồng trách nhiệm của các bên trong việc hoàn thành, bàn giao, thanh toán khối lượng

thi công xây lắp trong kỳ. Hai bên có thể thoả thuận về phương thức thanh toán đối với hạng mục, khối
lượng thi công xây lắp, tỷ lệ tạm ứng, thanh toán. Để giảm bớt nhu cầu vốn phải huy động từ bên ngoài. Như
ở Chương II ta đã phân tích cho thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2002 là thấp ( cuối năm
2002 là 0,4 < 1 ), như vậy sẽ làm cho tình hình tài chính của công ty không được lành mạnh, phụ thuộc tài
chính vào đơn vị khác . Do đó để có thể nâng cao và đảm bảo uy tín của mình trong việc trả lãi và vốn gốc
đúng hạn để tạo điều kiện cho công ty vay thêm vốn thì trước mắt công ty cần giảm thiểu hàng hoá tồn kho
chuyển nhanh tốc độ chu chuyển vốn vật tư hàng hoá sang vốn bằng tiền tăng khả năng thanh toán nhanh
cho công ty. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tồn cao, nhưng
không phải là không có cách khắc phục:
+ Trước khi ký kết hợp đồng công ty cần xem xét khả năng tài chính của công ty đối tác có khả năng
thanh toán không.
+ Tham gia đấu thầu xây, lắp các công trình dân dụng vì với những công trình này chủ đàu tư có khả
năng thanh toán ngay sau khi công trình hoàn thành.
+ Thiết lập quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp, từ đó có thể thoả thuận với nhà cung cấp về thanh toán
khoản phải trả. Công ty có thể thoả thuận sau khi quyết toán công trình, bên A thanh toán thì sẽ trả cho nhà
cung cấp các khoản phải trả. Tuy nhiên phương pháp này phải dựa vào uy tín của công ty, cũng như quan hệ
đối với nhà cung cấp.
+ Công ty cần hoàn thành nhanh chóng khối lượng công việc, bàn giao sản phẩm cho khách hàng từ
đó thu tiền bán hàng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
- Đối với nguồn vốn tạm thời chiếm dụng: Đến thời điểm 31/12/02 công ty đã chiếm dụng 51% trong
tổng các khoản phải trả, công ty đã chiếm dụng vốn để sản xuất kinh doanh là điều cần thiết, nhưng bên
cạnh việc tận dụng nguồn vốn này trong thời gian được phép thì công ty cần phải đảm bảo trả được nợ để
tạo lòng tin với bạn hàng; và không để tình trạng nợ quá hạn hay công ty không có khả năng thanh toán.
2. Tăng cường quản lý VLĐ, phấn đấu tăng tốc độ chu chuyển VLĐ, cải
thiện tình hình tổ chức của công ty.
Vốn lưu động của công ty chiếm một tỷ trọng tương đối lớn so với tổng
VKD (71.2%) trong đó vốn trong thanh toán chiếm tỷ trọng không nhỏ so với
tổng VLĐ , đây là khoản vốn của công ty mà người khác đang sử dụng trong
khi công ty đang thiếu vốn do vậy mà công ty cần phải đẩy mạnh công tác thu
hồi công nợ góp phần tăng nhanh vòng quay của VLĐ nói riêng và vốn SXKD

nói chung.
Trong công tác quản lý các khoản phải thu , để quản lý tốt thì trong thời gian
tới công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Sắp xếp các khoản phải thu.Theo phương pháp này các nhà quản lý sắp xếp
các khoản phải thu theo thứ tự thời gian đã bị chiếm dụng, đặc biệt là các
khoản phải thu của khách hàng để tiện theo dõi và có biện pháp đôn đốc khách
hàng trả tiền, đồng thời lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi nhằm xử lý các
khoản phải thu đã qua hạn lâu mà đối tượng nợ không còn hoặc không có khả
năng thanh toán.
- Thu hồi nợ bằng cách bán nợ.
- Thực hiện tính lãi cho những khoản nợ đã đến hạn trả nhưng khách hàng vẫn
đang chiếm dụng. Như vậy khoản vốn bị chiếm dụng có khả năng sinh lời, đồng
thời do mức chi phí chiếm dụng vốn sẽ hạn chế khách hàng kéo dài thời hạn nợ.
Cùng với việc đôn đốc thu hồi các khoản phải thu công ty phải có các
phương án thích hợp để trả các khoản vay hay chiếm dụng của khách hàng. Để
chấp hành tốt kỷ luật thanh toán công ty phải có phương án trả nợ đủ và đúng
theo thời hạn nếu có những khoản nợ đến hạn trả phát sinh vào thời điểm
công ty đang thiếu vốn chưa có đủ điều kiện thanh toán thì công ty phải xin gia
hạn nợ và phải có ngay biện pháp tìm nguồn trang trải, có như vậy khách
hàng, bạn hàng mới tin tưởng và duy trì mối quan hệ lâu dài với công ty, tôn
trọng và hợp tác cùng công ty.
Trong 2 năm 2001 - 2002 công tác thu hồi nợ của công ty chưa đạt hiệu quả, lượng vốn của công ty bị
chiếm dụng chủ yếu nằm ở khoản phải thu của khách hàng. Cuối năm 2001 khoản phải thu của khách hàng
là 8.976.458.117 đồng, cuối năm 2002 tăng lên thành 12.287.602.889 đồng. Đối với hàng tồn kho ta có thể
thấy trong năm 2002 lượng hàng tồn kho nhìn chung đã giảm so với năm 2001 nhưng vẫn chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng vốn lưu động của công ty. Năm 2001 hàng tồn kho là 8.718.053.117 đồng đến năm
2002 giảm xuống còn 5.698.613.924 đồng có thể xem xét một số nguyên nhân sau:
- Do chính sách tín dụng của công ty đối với khách hàng chưa được tốt, công tác thu hồi nợ còn kém
hiệu quả.
- Việc thẩm định tín dụng chưa đạt được hiệu quả dẫn đến các khoản nợ dây dưa khó đòi.

- Thời hạn thanh toán quy định trong một số hợp đồng chưa rõ ràng làm cho việc quyết toán công
trình gặp nhiều khó khăn.
- Do công ty có các công trình thi công kéo dài dẫn đến chi phí SXKD tồn nhiều trong kho.
Do đó, để đảm sự ổn định, lành mạnh, tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn
từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty cần có các biện pháp hữu hiệu hơn nữa:
+ Quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu. Trước khi ký kết các hợp đồng và chấp nhận tín dụng
công ty cần thẩm định và xem xét khả năng thanh toán của khách hàng cũng như uy tín của khách hàng trên
thương trường. Trong hợp đồng ký kết công ty cần quy định rõ ràng, chặt chẽ về thời gian và phương thức
thanh toán đối với hạng mục, khối lượng thi công xây lắp, tỷ lệ tạm ứng…yêu cầu các bên phải chịu trách
nhiệm đầy đủ nghiêm túc các quy định trong hợp đồng, đề ra các hình thức phạt do vi phạm hợp đồng, phạt
nợ quá hạn và phải chịu lãi suất theo lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng. Mặt khác công ty phải có phương
pháp quản lý các khoản phải thu như quản lý các khoản phải thu theo thời gian, đây là phương pháp mà các
nhà quản lý sắp xếp các khoản phải thu của khách hàng để tiện theo dõi và có biện pháp đôn đốc, xử lý. Công
ty cần sắp xếp thành các khoản phải thu chưa đến hạn, đã đến hạn và quá hạn. Trong số nợ quá hạn cần theo
dõi thành các khoản nợ trên một năm; nợ quá hạn trên hai năm; nợ quá hạn từ ba năm trở lên và nợ khó
đòi. Đồng thời tiến hành lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi nhằm xử lý các khoản nợ quá hạn quá lâu và các
khoản nợ khó đòi. Quỹ dự phòng phải thu khó đòi được dùng để bù đắp cho các khoản phải thu khó đòi mà
khả năng không jthu hồi được nợ là 100% nhằm hạn chế những biến động có ảnh hưởng xấu đến tình hình
tài chính của công ty. Việc dùng quỹ này để bù đắp các khoản phải thu khó đòi không có nghĩa là xoá nợ,
chấm dứt nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp mắc nợ mà công ty cần tiếp tục theo dõi và có biện pháp tích cực
để thu hồi nợ.
+ Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho. Trong năm 2002 lương hàng tồn kho nhìn
chung giảm xuống so với năm 2001 nhưng vẫn ở mức cao. Trong dó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
chiếm đa số, điều đó dẫn đến lượng vốn bằng tiền của công ty chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chỉ có 0,92%( tính đến
thời điểm 31/12/02 ). Do đó trong thời gian tới công ty cần có biện pháp khắc phục nhằm đấy nhanh vòng
quay vốn lưu động thông qua việc quản lý tốt hàng tồn kho. Cụ thể:
• Công ty cần thực hiện cơ chế khoán hợp lý xuống các xí nghiệp, đội thi công, phấn đấu hoàn
thành nhanh nhất, đúng tiến độ nhất, đảm bảo, chất lượng công trình hoàn thành bàn giao.
• Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ kthi công, xây lắp trong
kỳ, để tránh gây thiếu vốn hoặc ứ đọng vốn.

+ Biện pháp nâng cao khả năng thanh toán
Để có thể đánh gia chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta cần phải dựa vào hệ số tài chính
để giải thích các mối quan hệ tài chính. Trong đó khả năng thanh toán là một hệ số phản ánh sự lành mạnh
về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Qua phân tích ở Chương II ta thấy các chỉ tiêu thanh toán của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Nước
Hải Hà là rất thấp:
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 2 năm 2001 và 2002 đều nhỏ hơn 1, đây là một biểu
hiện chưa tốt vì điều đó cho thấy khả năng thanh toán của công ty thấp không đủ khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn và đến hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong năm 2001 và 2002 đều nhỏ hơn 1 càng chứng tỏ
rằng lượng vốn bằng tiền không đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.
Vậy nguyên nhân từ đâu? điều đó đều xuất phát từ việc là nợ ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu
của khách hàng chiếm tỷ lệ cao.
Do đó em xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần khôi phục khả năng thanh toán của công ty trong kỳ
sản xuất tới, đó là:
+ Giảm bớt các khoản nợ phải trả ( đặc biệt là nợ ngắn hạn ) và tăng lượng vốn bằng tiền mặt. Công
ty chủ yếu là vay nợ ngắn hạn mà không hề có vay nợ dài hạn điều này là bất lợi cho công ty, vì với khoản nợ
ngắn hạn công ty chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn, sức ép về nợ nần luôn đè nặng do phải trả lãi vay
đến hạn. do đó trong thời gian tới công ty nên tích cực vay dài hạn nhằm tận dụng tối đa thời gian vay vốn
giúp công ty có thời gian sử dụng đông vốn đi vay có hiệu quả, giảm được sức ép nợ nần.

×