Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.76 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
A.
B.
I.
1.
2.
3.
4.
II.
1.
2.
3.
4.

Lời mở đầu……………………………………………………………… trang 4
Nội dung
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng…………………………. trang 5
Cơ sở hình thành đạo đức HCM……………………………………….... trang 5
Vị trí, vai trị đạo đức trong tư tưởng HCM……………………………. trang 9
Những chuẩn mực đạo đức cách mạng trong tư tưởng HCM………….. trang 11
Một số nguyên tắc xây dựng, rèn luyện………………………………… trang 17
đạo đức cách mạng theo tư tưởng HCM
Vận dụng tư tưởng vào việc xây dựng ………………………………… trang 22
đạo đức của học sinh, sinh viên hiên nay
Thực trạng hssv trẻ ở nước ta hiện nay…………………………………. trang 22
Yêu cầu đặt ra đối với đạo đức hssv hiện nay………………………….. trang 26
Phương hướng vận dụng tư tưởng đạo đức HCM vào hssv hiện nay……trang 28
Đề xuất các biện pháp cụ thể để giáo…………………………………… trang 30
dục hssv theo tư tưởng HCM về đạo đức
Lời kết thúc……………………………………………………………... trang 33
Tài liệu tham khảo……………………………………………………... trang 34



LỜI MỞ ĐẦU
Trước lúc đi xa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về vấn đề
đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính,
1


chí cơng vơ tư. Phải gìn giữ Đảng ta thật trong sạch , phải xứng đáng là người
đầy tớ trung thành của nhân dân”. Cả cuộc đời của mình, Người đã thực hiện một
cách hoàn chỉnh , trọn vẹn những tư tưởng và khát vọng của đạo đức cách mạng;
Người vừa là nhà lí luận đạo đức cách mạng, vừa là một tấm gương đạo đức
trong sang và gần gũi nhất.
Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói : “Đạo đức khơng phải là đạo đức
thủ cựu. Nó là đạo đức mới. Đạo đức vĩ đại, nó khơng vì danh vọng của cá nhân,
mà vì lợi ích chung của đảng, của dân tộc và của loài người”. Và theo cách diễn
đạt của người thì đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối và, sức
mạnh của con người, sức có mạnh thì mới gánh được nặng đi được xa. Người
thường xuyên nhấn mạnh: “Đảng phải là đạo đức, là văn minh”, cán bộ, đảng
viên có đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, phải hội tụ cả đức lẫn tài,
đức là gốc, phải có sự trung với nước, hiếu với dân.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sang Hồ Chí Minh là tài
sản tinh thần vô giá của đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu, học tập và vận dụng tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự tự hào của mỗi học sinh sinh viên
trong thời kì hiện đại ngày này. Trong thời đại xã hội hiện đại với nhiều cám dỗ,
vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ chủ tịch sẽ dẫn dắt, mở ra con đường sang và
đúng đắn cho thế hệ trẻ ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
độc lập và xã hội chủ nghĩa.

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1.1 Cơ sở lý luận.
a. Truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, để
2


tồn tại, phát triển, ông cha ta đã kiên cường, bất khuất, nhân dân ta đã sớm có ý
thức đồn kết cộng đồng, tương thân tương ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau,
chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ, sống trọng nghĩa, trọng tình, thuỷ
chung, độ lượng... Những đức tính tốt đẹp đó trở thành những giá trị đạo đức cao
đẹp, bền vững của dân tộc ta.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nếp sống, phong cách
sinh hoạt gần gũi với người lao động, trọng tình người, sống có nghĩa khí và trên
q hương giàu truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước, thương dân đã tiếp thêm
nghị lực, sức mạnh cho Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện một
mục đích cao cả, “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Những giá trị
đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, q hương, gia đình đã được Hồ Chí
Minh kế thừa, phát huy, phát triển lên một tầm cao mới, của thời đại mới và được
thể hiện một cách sâu sắc trong tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng.
b. Tinh hoa đạo đức phương Đơng, phương Tây
Hồ Chí Minh đã tìm thấy và nhận thức được những giá trị nhân bản, hạt nhân
hợp lý trong đạo đức phương Đông, phương Tây. Song sự tiếp thu, kế thừa của
Hồ Chí Minh bao giờ cũng trên cơ sở có chọn lọc và phê phán.
Đối với đạo đức phương Đông: Hồ Chí Minh coi trọng và đánh giá cao những
giá trị tích cực, tiến bộ trong tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo. Đặc biệt trong
học thuyết của Khổng Tử, Người cho rằng, “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy
trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều khơng đúng song những điều hay

trong đó thì chúng ta nên học”1. Đó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, nghiêm
khắc với bản thân. Người cũng tìm thấy những điểm hợp lý trong tư tưởng của
Phật giáo, coi trọng và đề cao “cái thiện”, khuyên con người sống hiền từ,

3


khơng tham lam, có lịng vị tha, cảm thơng sâu sắc với người nghèo khổ, biết lo
cho người hơn lo cho mình.
Đối với đạo đức phương Tây: Hồ Chí Minh rất coi trọng những “ưu điểm”
trong tư tưởng của Thiên chúa giáo, đó là lịng nhân ái cao cả của Chúa Giêsu,
khuyên con người sống trong sạch, thuỷ chung, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau,
biết hoà đồng và làm bạn với mọi người, kể cả làm bạn với bạn của kẻ hại mình.
Mặt khác, Người cũng chỉ ra những hạn chế lớn của Thiên chúa giáo. Nghiên
cứu về nền văn hoá phương Tây, Người đánh giá cao tinh thần nhân đạo, dân
chủ và nhân quyền được thể hiện trong các trào lưu triết học, văn học nghệ
thuật, nổi bật là tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái”. Người cho rằng, đó là một
tư tưởng tiến bộ có sức hấp dẫn đối với quần chúng nhân dân lao động, nhưng
đã bị giai cấp tư sản lợi dụng để mỵ dân, xúi dục quần chúng đánh đổ giai cấp
phong kiến để đoạt lấy quyền cai trị vào tay mình, rồi quay trở lại đàn áp nhân
dân.
Hồ Chí Minh đã kế thừa, tiếp thu được những giá trị đạo đức tốt đẹp của cả
phương Đông và phương Tây để mở rộng sự hiểu biết, làm phong phú, làm giàu
thêm trí tuệ của mình. Đó cũng là điều kiện khách quan, cần thiết để Người đến
với chủ nghĩa nhân đạo cao cả của chủ nghĩa Mác - Lênin, giúp cho Người hoàn
thiện các giá trị về đạo đức bằng những quan niệm mới, cách mạng và tiến bộ,
phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nhân loại.
c. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức cách mạng.
Chủ nghĩa Mác ra đời đã đánh dấu bước ngoặt về một nền đạo đức mới, đạo
đức cộng sản, gạt bỏ tất cả những quan niệm duy tâm, phi lịch sử về đạo đức.

Mác cho rằng, “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến
nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế, của xã hội lúc bấy giờ” Đồng thời,
Mác còn chỉ rõ “đạo đức cũng là đạo đức của giai cấp, hoặc là nó biện hộ cho sự
thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc là khi giai cấp bị trị đã trở nên
khá mạnh, thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu
4


biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức”Đạo đức tiêu biểu cho lợi
ích tương lai của những người bị áp bức chính là đạo đức mới, đạo đức cách
mạng mang bản chất giai cấp công nhân, nó khác hẳn với bản chất đạo đức cũ
của giai cấp thống trị bóc lột. Bàn về vai trị to lớn của đạo đức mới, Lênin đã
khẳng định: “Đạo đức đó là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc
lột và góp phần đồn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô
sản đang sáng tạo ra một xã hội mới của những người cộng sản”
Tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin đã tác động ảnh hưởng một
cách sâu sắc đến cả nhận thức, tư duy, tình cảm và hành động của Hồ Chí
Minh.Nói về tấm gương đạo đức của Lênin, Hồ Chí Minh viết: “Khơng phải chỉ
thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao
động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp
của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái
tim của họ hướng về Người, khơng gì ngăn cản nổi”
1.2 Cơ sở thực tiễn.
a. Thực tiễn Việt Nam.
Dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, do chính sách cai trị độc ác của chủ
nghĩa thực dân, đã để lại hậu quả hết sức nặng nề. Quần chúng nhân dân lao
động họ khơng những bị áp bức, bóc lột nặng nề về thể xác, mà cịn bị nơ dịch
về tinh thần. Đặc biệt, trên lĩnh vực văn hoá, đạo đức, sự ràng buộc khắt khe của
lễ giáo phong kiến và sự áp đặt “lối sống tư sản”, cơ hội, thực dụng chạy theo
đồng tiền, đề cao chủ nghĩa cá nhân của chủ nghĩa thực dân là nguy cơ đe doạ

đến những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và là một trở ngại to
lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Nhận thức rõ được điều đó,
Hồ Chí Minh cho rằng, đối với cách mạng nước ta, muốn giải phóng triệt để cho
người lao động phải đồng thời giải phóng cho họ cả về tư tưởng, văn hố, đạo
đức lối sống, thói quen lạc hậu có gốc rễ từ hàng ngàn năm nay.

5


Mặt khác, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền đã thuộc
về nhân dân, Hồ Chí Minh sớm phát hiện ra những hiện tượng sai lệch của một
bộ phận cán bộ, đảng viên như quan liêu, hách dịch, cậy chức, cậy quyền tham
ơ, hủ hố... Những tệ nạn đó, nếu khơng sớm được phát hiện, ngăn chặn dễ trở
thành nguy cơ làm tổn hại đến thanh danh của Đảng và toàn bộ sự nghiệp cách
mạng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Việc xây dựng nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho nhân dân ta nói
chung và cán bộ, đảng viên nói riêng trở nên cấp thiết. Thực tế đó đã tác động
mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và trở thành cơ sở quan trọng, hình thành nên tư
tưởng của Người về đạo đức cách mạng.
b. Thực tiễn tình hình thế giới.
Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới, Người đã nhận thấy
chủ nghĩa đế quốc một mặt thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân lao
động, mặt khác chúng thực hiện chính sách đầu độc về văn hoá, tuyên truyền cho
lối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân, áp đặt các giá trị đạo đức, luân lý tư
sản vào các nước thuộc địa. Do đó, cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa không
chỉ nhằm mục tiêu độc lập dân tộc, mà còn để bảo vệ những giá trị văn hoá, đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.
Đặc biệt, từ khi Chủ nghĩa Mác - Lênin được xâm nhập vào các nước thuộc địa
đã làm cho cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc càng gắn bó mật thiết với
nhau hơn, quyền tự quyết của các dân tộc được coi trọng và đề cao. Đó là những

điều kiện thuận lợi lớn cho việc xây dựng tình đồn kết quốc tế giữa giai cấp vô
sản, nhân dân lao động ở các nước chính quốc với các dân tộc thuộc địa trong cuộc
đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân đế quốc. Trong cuộc đấu tranh
đó, các quan điểm về cái gọi “khai hoá văn minh” của chủ nghĩa thực dân ở các
nước thuộc địa lần lượt bị vạch mặt, lên án; mục tiêu, lý tưởng cách mạng, niềm tin
6


vào đạo đức cộng sản không ngừng được củng cố, mở rộng trên phạm vi thế giới.
Mặt khác, sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và cùng với
những thành tựu to lớn trong công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê
hương đất nước của Lênin, nhất là trên lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, xây
dựng đạo đức, lối sống mới đã tác động mạnh mẽ và chiếm được cảm tình của đông
đảo quần chúng nhân dân lao động trên thế giới. Thực tế đó đã được Hồ Chí Minh
nhận thức, tiếp thu một cách đúng đắn và trở thành một động lực quan trọng để
hình thành nên tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng.
Với tư chất thông minh, tư duy độc lập sáng tạo và luôn gần gũi gắn bó sâu sắc
với con người, trước hết là người lao động, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa có
chọn lọc những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa đạo đức của nhân loại,
kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống với hiện đại, là những nhân tố có ý nghĩa quan
trọng trực tiếp tác động đến việc hình thành nên tư tưởng của Người về đạo đức
cách mạng. Chính vì vậy mà tư tưởng đạo đức của Người khơng chỉ có sức hấp
dẫn, thuyết phục to lớn đối với các thế hệ người Việt Nam, mà còn cả đối với nhân
dân lao động, yêu chuộng hồ bình và tiến bộ trên thế giới.
2. Vị trí, vai trị của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng.
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một
người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu
trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với cơng việc.
Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự

nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh
rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được
nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
7


Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như
sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc,
khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi
thử thách. Người viết : “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại
khơng rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian
khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “lo hoàn
thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không cơng thần,
khơng quan liêu, khơng kiêu ngạo, khơng hủ hóa”.
Với u cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người đảng viên phải
giữ gìn cho đúng, đó là: tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân; ra sức phấn
đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng; vơ luận trong hồn cảnh nào cũng quyết tâm
chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu
khuất phục, không chịu cúi đầu; vô luận trong hồn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích
của Đảng lên trên hết; hịa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng,
hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật
trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của V. I.
Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và
thời đại.

Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện. Người nêu yêu
cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực
hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của
8


con người: đối với mình, đối với người, đối với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc
biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng
đã trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là
một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư”.
3. Những chuẩn mực đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
3.1 Trung với nước, hiếu với dân, quyết tâm phấn đấu suốt đời hi sinh vì đọc lập
tự do của tổ quốc và chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh,: Đây là chuẩn mực đạo đức nền tảng, điều chỉnh hành vi giữa
cá nhân với cộng đồng, là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối
các phẩm chất khác.
Trung với nước: trung với nước của quân đội ta trước hết thể hiện ở sự tuyệt đối
phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, là trung thành
với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Yêu nước, gắn liền với yêu CNXH; trung
thành với lý tưởng, con đường cách mạng mà đất nước, dân tộc đã lựa chọn; có
trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Quân đội nhân dân Việt Nam
ra đời từ các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, được Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn
luyện, nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vì
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội bằng bạo lực vũ trang. Quân đội ta không có
mục tiêu chiến đấu nào khác là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để đem lại tự
do, bình đẳng và hạnh phúc cho nhân dân lao động. Mục tiêu chính trị đó quy định
phẩm chất, nhân cách tồn diện của người qn nhân cách mạng. Theo đó, “trung
với Đảng, hiếu với dân” là giá trị hình mẫu hàng đầu của người quân nhân cách

mạng, là biểu hiện sinh động sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng “độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội”.
9


Lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành trong 75 năm qua đã chứng minh,
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh tổ chức xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, luôn là công cụ bạo lực
sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam, một quân đội của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
vì hạnh phúc của nhân dân. Do đó, người quân nhân giác ngộ cách mạng sâu sắc
khi và chỉ khi trong tư tưởng, tình cảm, ý chí và hành động một lòng, một dạ tận
trung với Đảng, với Tổ quốc, tận hiếu với dân. Đó cũng là phẩm chất quan trọng
hàng đầu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta, của quân đội ta. Bởi
thế, khi bàn về “Nội dung chủ nghĩa anh hùng cách mạng của chúng ta”, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đặt trang trọng phẩm chất trung với với nước, hiếu với dân lên
hàng đầu: “1- Trung với nước, hiếu với dân, vì sự nghiệp chống Mỹ, vì chủ nghĩa
xã hội, ln ln nêu cao tinh thần hy sinh chiến đấu, lao động quên mình”.
Về vấn đề này, trong “10 Lời thê danh dự của qn nhân”, ở lời thề thứ 6 có viết:
“Ln ln cảnh giác, tuyệt đối giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Nếu bị quân
địch bắt, dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lịng trung
thành với sự nghiệp cách mạng, khơng bao giờ phản bội xưng khai”. Nhờ lời thề
thiêng liêng này mà các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội ta, vơ luận trong mọi điều
kiện, hồn cảnh nào cũng ln tỏ rõ lịng trung thành vơ hạn của mình với sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong
chiến đấu chống xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, cũng như trong lao
động hịa bình, xây dựng đất nước, ln xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, của
nhân dân. Lịng trung thành của họ được tơi luyện, thử thách trong khói lửa của
chiến tranh, trong những lúc khó khăn ác liệt nhất, dù có thể phải hy sinh tính mạng

vẫn kiên trung với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đó là biểu hiện cao nhất của
lịng trung thành với Đảng của người quân nhân cách mạng.
10


Điều này cũng có nghĩa là vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân
dân, vừa là mục tiêu chiến đấu, vừa là phương châm hành động của tất cả quân
nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự trung thành của quân nhân đối với
Đảng, Tổ quốc và nhân dân không phải chỉ là sự trung thành với tư cách là một tổ
chức vũ trang của Đảng, mà sự trung thành đó được thấm vào trong từng trái tim,
khối óc, trong tình cảm cách mạng của họ, biểu hiện ở sự giác ngộ sâu sắc mục
tiêu, lý tưởng chiến đấu, ở hành động thực tiễn của từng quân nhân trong thực hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trung
thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng không phải dừng lại ở phạm vi nhận thức,
thái độ, tình cảm, mà điều quan trọng là phải thể hiện ở hành động cách mạng cụ
thể, ở sự “sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã
hội. Nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng”.
Hiếu với dân: Hiếu với dân là phải gắn bó với nhân dân, gần gũi nhân dân, dựa
vào dân, nắm vững dân tình, dân tâm, dân trí, hết lịng hết sức phục vụ nhân dân, để
dân tin, dân yêu, dân giúp đỡ, bao bọc chở che. Thương dân, quý dân, lấy dân làm
gốc; chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân một cách tự giác; đấu tranh giải phóng
quần chúng nhân dân để dân trở thành người chủ và làm chủ. Đối với nhân dân,
Người yêu cầu quân đội phải giữ mối quan hệ máu thịt với nhân dân, luôn luôn
phát huy truyền thống quân dân cá nước. Cán bộ, chiến sĩ quân đội phải thấm
nhuần sâu sắc rằng, quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; mọi
người phải biết kính già, yêu trẻ, đúng đắn với phụ nữ. Quân đội phải hết lòng, hết
sức giúp đỡ nhân dân, đặc biệt trong thiên tai, địch hoạ, đói rét. Vì rằng, “Dân như
nước, qn như cá. Phải làm cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mình mới đánh
thắng giặc”. Cán bộ, chiến sĩ quân đội là con em của nhân dân, gắn bó máu thịt với

nhân dân; nhân dân ln ln gửi gắm tình cảm mến yêu và niềm tin tưởng của
mình đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội. Sự đùm bọc, che chở, sự giúp đỡ và lòng tin
11


tưởng sâu sắc của mọi tầng lớp nhân dân đối với quân đội là nguồn động viên, cổ
vũ to lớn không bao giờ cạn kiệt, đảm bảo cho quân đội ta trưởng thành và chiến
thắng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Tổ quốc và nhân dân giao phó.
Nhân dân “là nền tảng, là cha mẹ” của bộ đội, “khơng có dân thì khơng có bộ đội”.
Sức mạnh của quân đội ta dựa trên nền tảng sức mạnh của nhân dân, sức mạnh tổng
hợp quốc gia, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đây là sự khác nhau căn bản về bản chất cội nguồn sức mạnh của quân đội ta so
với quân đội của thực dân, đế quốc. Đúng như đúc kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân
chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Khơng có, thì việc gì làm
cũng khơng xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau
chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đồn thể to lớn, nghĩ mãi khơng
ra”. Vì vậy, Người tiếp tục nhắc nhở điều này trong Bài nói tại Hội nghị kiểm thảo
chiến dịch đường số 18: “Mình đánh giặc là vì dân. Nhưng mình khơng phải là
“cứu tinh” của dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân. Tất cả quân nhân
phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào để khi mình chưa đến, thì
dân trơng mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến
tiếc. Muốn vậy, bộ đội phải giúp đỡ dân, thương yêu dân”.
Từ quan niệm cũ “ trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền thống của
xã hội phong kiến phương Đơng, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, cao
rộng hơn là “ trung với nước, hiếu với dân”. Người khẳng định: Trung với nước,
hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa
xã hội, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh thắng. Câu nói của Bác vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng
chính trị, đạo đức cho mỗi người Việt Nam, không phải chỉ trong cuộc đấu tranh

giành độc lập dân tộc mà còn lâu dài mãi về sau.
3.2 Yêu thương con người.
12


Yêu thương con người: Yêu thương tất cả mọi người, trước hết là người lao động
nghèo khổ, bị bóc lột, áp bức, những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội: trẻ
em, người già, phụ nữ; yêu thương con người trên lập trường của giai cấp công
nhân; chăm lo mọi mặt đời sống con người để con người được thỏa mãn các nhu
cầu, lợi ích, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
Quan niệm này cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về lịng u thương con
người rất tồn diện và độc đáo. Bởi vậy, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương
con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Người luôn luôn dành tình
yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức
bóc lột. Bác viết: “tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước
ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(1). Đó là thơng điệp Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi đến quốc dân đồng bào mục đích phấn đấu suốt đời của mình là vì độc lập, tự
do của dân tộc, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Người đã dành tất cả tình u
thương cho đồng bào, đồng chí, cho già, trẻ, gái, trai, từ miền xuôi đến miền ngược,
từ Bắc đến Nam…
Ở Hồ Chí Minh, tình u thương đồng bào, đồng chí của Người rất bao la, rộng
lớn và tồn diện, khơng phân biệt vùng, miền, trẻ, già, trai, gái...hễ là người Việt
Nam u nước thì đều có chỗ trong tấm lịng nhân ái của Người. Tình u thương
của Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn thể hiện tấm lòng bao dung cao cả của một người
Cha, đặc biệt, đối với những người phạm sai lầm, khuyết điểm. Người căn dặn: mỗi
con người đều có thiện và ác ở trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi
con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của
người cách mạng(2). Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản
lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần

thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời.
Chính vì vậy, trong Di chúc để lại cho mn đời sau, Người căn dặn Đảng: phải có
13


tình đồng chí thương u lẫn nhau, mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến
phẩm chất yêu thương con người.
3.3 Cần kiệm liêm chính- chí cơng vơ tư
Theo Hồ Chí Minh thì:
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng
suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại,
không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc của chúng ta".
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân,
của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ
cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, khơng bừa bãi", khơng phơ
trương hình thức, khơng liên hoan, chè chén lu bù.
Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động, trong đời sống, trong công tác.
Cần và kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.
Cần mà khơng Kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy” cũng như cái thùng
khơng có đáy, nước đổ vào chừng nào chảy ra hết chừng ấy, không lại hồn khơng.
Kiệm mà khơng Cần, thì khơng tăng thêm, khơng phát triển được. Mà vật gì
khơng tiến tức là thối.
Liêm tức là "ln ln tơn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm
phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không
tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Khơng tham sung sướng.
Khơng ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, khơng bao giờ
hủ hố".
Chính: "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: khơng tự cao, tự
đại, ln chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay,

14


sửa đổi điều dở của bản thân mình.Đối với người: khơng nịnh hót người trên,
khơng xem khinh người dưới, ln giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật
thà, không dối trá, lừa lọc.Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư,
việc nhà.
Theo Bác Hồ thì, cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính khơng thể thiếu đối
với cán bộ, đảng viên.
Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính là người chí cơng, vơ tư là chính
tâm, thân dân - là người có ý thức phục vụ Nhân dân, đặt lợi ích của Nhân dân, của
tổ quốc, của Đảng lên trên hết.
Chí cơng vơ tư, Người nói: "Đem lịng chí cơng vơ tư mà đối với người, với
việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì
mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
3.4

Tinh thần quốc tế trong sáng
Đó là, tinh thần đồn kết quốc tế vơ sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh
đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp
bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày cơng vun đắp bằng
hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng
của cả dân tộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người
tiến bộ trên thế giới vì hồ bình, cơng lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn
của thời đại là hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vơ sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước,
hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong
sáng.


4
4.1

Một số nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức.
15


Nói đi đơi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất
trong xây dựng một nền đạo đức mới. Đây cũng là biện pháp mang lại hiệu quả cao
trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng. Đối với mỗi người, nhất là đối với những
người lãnh đạo, lời nói phải đi đơi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực
cho chính bản thân và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều, làm ít, nói
mà khơng làm, hơn nữa nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác
dụng.
Đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực từ
Đảng, Nhà nước đến nhà trường, gia đình, xã hội…Bởi vì mỗi dân tộc, mỗi Đảng
và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, khơng nhất thiết
ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người u mến và ca ngợi, nếu lịng dạ
khơng trong sáng nữa,nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh ln quan tâm biểu dương tất cả những gương người tốt, việc tốt.
Đặc biệt Người đã tự mình nêu lên một tấm gương đạo đức trong sáng tuyệt vời,
tiêu biểu cho tinh hoa và khí phách dân tộc, được tồn dân tin theo và thế giới
ngưỡng mộ. Đó là tấm gương suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cứu nước, cứu dân,
hết lòng yêu thương nhân dân với tinh thần “lấy dân làm gốc”; một tấm gương suốt
đời không ngừng học tập và rèn luyện, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng
vơ tư; nếp sống giản dị, khiêm tốn, thanh cao…Nêu gương về đạo đức có tầm quan
trọng đặc biệt trong đời sống, có ý nghĩa thúc đẩy xã hội phát triển. Nói đi đơi với
làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh đã có lần chỉ rõ: “Nói
chung thì các dân tộc phương Đơng đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm

gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Người cho
rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức, đạo
đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”. Người nói: “Lấy gương
người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất
16


để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới,
cuộc sống mới”;
Những tấm gương đạo đức được hiểu theo nghĩa rộng. Có những tấm gương
chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần. Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng
trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những phẩm chất đạo đức, những chuẩn
mực đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức ngày càng phổ biến trong toàn xã hội,
mà những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt
có ý nghĩa và tác dụng lớn lao. Trong những năm qua, bài giảng về tư cách một
người cách mạng, về đạo đức cách mạng, về "Nói thì phải làm" của Chủ tịch Hồ
Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Trong kháng chiến cũng như trong công cuộc bảo
vệ và xây dựng đất nước hôm nay, nhiều cán bộ, đảng viên, nhiều người đã làm tốt
những lời Bác dạy, đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu về sự hy sinh, lòng nhân ái,
về cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư...
4.2

Xây đi đơi với chống
Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái có đạo đức
cái vơ đạo đức vẫn tồn tại, đan xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của con
người. Cùng với việc xây dựng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nhất thiết phải
chống những biểu hiện sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầu đạo đức mới. Vì vậy,
trong lĩnh vực đạo đức xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống
nhằm mục đích xây.
Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục

những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trường
và ngồi xã hội; thơng qua hoạt động thực tiễn; cụ thể hoá phẩm chất đạo đức
chung cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau và điều quan trọng là phải khơi
dậy sự ý thức của mỗi người. Tức là, không ngừng trau dồi, xây đắp, phát triển đạo
đức mới, tăng cường cái đúng, cái tốt. Cái tốt được tăng cường, phát triển thì cái
17


xấu sẽ bị đẩy lùi. Những phẩm chất chung, cơ bản nhất phải được cụ thể hoá cho
sát với từng đối tượng. Trong việc giáo dục đạo đức mới, phải khơi dậy ý thức đạo
đức lành mạnh trong mỗi con người để họ tự giác nhận thức được trách nhiệm của
mình.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta rằng, thoát thai từ một xã hội
phong kiến, thuộc địa, nhiều tàn dư của văn hố nơ dịch thực dân vẫn còn ăn sâu,
bén rễ trong xã hội mới. Vả lại trong mỗi con người, vì những lý do khác nhau,
không phải người nào cũng tốt, người nào cũng hay, mỗi người đều có cái thiện, cái
ác trong lịng. Vì vậy, phải kết hợp xây đi đôi với chống những cái ác, tiến tới xoá
bỏ, diệt trừ cái ác. Việc chống những cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức, phải được tiến
hành bằng tự phê bình và phê bình; bằng giáo dục, thuyết phục, bằng kỷ luật của
Đảng hay bằng pháp luật của Nhà Nước. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc
chống chủ nghĩa cá nhân, vì chủ nghĩa cá nhân là một thứ bệnh cực kỳ nguy hiểm,
nó đẻ ra hàng trăm thứ bệnh khác như tham ơ, hủ hố, lãng phí, xa hoa, tự cao, tự
đại, chuyên quyền, tham danh, trục lợi…
Để việc xây và chống có kết quả, theo Hồ Chí Minh, phải tạo thành phong trào
quần chúng rộng rãi, thông qua phong trào quần chúng và các cuộc vận động lôi
kéo mọi người thực hiện việc xây và chống cái gì đó rất cụ thể, rõ ràng, để mọi
người tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của mình.
4.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Hồ Chí Minh thường nhắc lại luận điểm “chính tâm, tu thân để trị quốc bình
thiên hạ” để vận dụng vào rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Không thể chỉ

trong một thời gian ngắn mà mỗi người có thể “chính tâm, tu thân”, bởi nó là cuộc
cách mạng trong bản thân mỗi con người để bỏ con người cũ mà trở thành con
người mới, bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ. Việc rèn luyện bền
bỉ và ln có ý thức trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm cần thiết và là nguyên
18


tắc quan trọng bậc nhất đối với con người. Theo Hồ chí Minh, đã là người thì ai
cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu, ai cũng có thiện, có ác trong mình. Vấn
đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, khơng tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ
cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy rõ cái dở, cái xấu để khắc phục. Đối với
mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực
tiễn, trong mọi quan hệ xã hội. Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên
trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố.
Cũng như ngọc càng ngày càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, “điều gì phải,
thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một
điều trái nhỏ”. Vì vậy, phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa
mặt hàng ngày; phải làm kiên trì, bền bỉ, suốt đời. Bởi đạo đức cách mạng không
phải từ trên trời sa xuống,không phải tự nhiên có được, nó khơng phải là “tính sẵn”
mà là do quá trình nhận thức, tiếp thu kế thừa và sàng lọc từ cuộc sống, từ thực tiễn
sống động của cách mạng, “gian nan rèn luyện” mà có, do giáo dục mà nên.
Theo Hồ Chí Minh, đã hoạt động cách mạng thì khó tránh khỏi sai lầm và
khuyết điểm. Một người dù tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ
trông thấy, chỉ xem xét được một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả
mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy mọi người phải ln lnhọc tập tu dưỡng để hồn
thiện bản thân là việc làm thường xuyên, việc tu dưỡng phải gắn với thực tiễn, bền
bỉ, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.
Người thường nhắc nhở: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống,
nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố; cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới gắn bó chặt chẽ với nhau; đó là những
nguyên tắc chỉ đạo mỗi người phấn đấu trở thành người có đức, có tài để phục vụ
tốt cho việc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam.
19


Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và những ngun tắc về xây dựng đạo đức mới
nói riêng cho đến ngày nay, vẫn cịn giữ ngun tính thời sự, soi sáng cho Đảng và
nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức Việt Nam ngang
tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Đứng trước bối cảnh ấy, là
một người thanh niên cũng như bao con người khác đang cùng bước trên con
đường xây dựng đất nước tiến lên Xã hội chủ nghĩa, một nhiệm vụ rất lớn đang đặt
ra đó là thưc hiện theo lời dạy của Bác: “Thanh niên bây giờ là thế hệ vẻ vang, vì
vậy nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng
với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài....”.
II. Vận dụng tư tưởng vào việc xây dựng đạo đức của học sinh sinh viên hiện nay
1. Thực trạng học sinh sinh viên trẻ ở nước ta hiện nay
Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh sinh viên mấy năm gần đây đã
trở thành điểm nóng khơng chỉ của ngành giáo dục mà cịn của tồn xã hội. Các
hành vi lệch chuẩn về đạo đức trong học sinh sinh viên ngày càng gia tăng. Ở đâu
một hình mẫu lý tưởng cho tuổi học trò? Và làm thế nào để các em học sinh sinh
viên định hình cho mình một phong cách sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức
đúng lứa tuổi?
Giới trẻ, trong đó có sinh viên – đối tượng sinh ra và lớn lên trong thời kì đổi
mới với những biến đổi vơ cùng nhanh chóng, cả về đời sống vật chất lẫn đời sống
tinh thần xã hội, đang là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi của kinh tế
- xã hội. Sự thay đổi của đời sống vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu
cực đến đạo đức sinh viên hiện nay.
1.1 Ưu điểm
Sinh viên là những trí thức trẻ tương lai, khơng ai hết mà chính là họ sẽ là những

người đóng vai trị rất quan trọng chủ chốt trog cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất
20


nước. Thế kỉ XXI là thế kỉ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kĩ thuật,
nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có
khả năng tiếp thu cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời
với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến
mới.
Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người. Nhưng
bên cạnh đó, họ cịn mang những đặc điểm riêng: trẻ, có trí thức, dễ tiếp thu cái
mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội… Đặc điểm rất đáng chú ý đang
hình thành trong những người trẻ hơm nay, liên quan đến sự phát triển của công
nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng. Hình thành một phương thức tư
duy của thời đại công nghệ thông tin: ngơn ngữ ngắn gọn, có tính logic, chính xác,
hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan.
Sinh viên hiện nay, nổi bật lên khả năng tự ý thức cá nhân và ít chịu ảnh hưởng
bởi dư luận như trước, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân, chủ động và
nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ,
chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và cơng việc. Làm được điều
đó một cách triệt để nhất, rõ ràng nhất, khơng ai khác ngồi sinh viên – đối tượng
trẻ có tri thức, lớn lên trong môi trường năng động và thay đổi liên tục.
Bên cạnh đặc điểm cơ bản là dễ tiếp thu cái mới, sinh viên hơm nay cịn được
trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và
việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế…điều này mở ra đượ một
dịng chảy mới trong quá trình hội nhập, là thước đo tính đúng đắn và bền vững.
Các quan niệm đạo đức của mỗi cộng đồng, bên cạnh cái riêng của mình, đang xuất
hiện những cái chung hòa nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu học hỏi.
Có thể dự đoán về xu hướng đạo đức được quốc tế hóa, vừa trên cơ sở thống nhất


21


những quy tắc đạo đức chung của con người, vừa giữ được truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
Những quan niệm về tốt, xấu, cơng bằng, bình đẳng,… cũng đang có sự dịch
chuyển nhất định. Những dịch chuyển này tạo ra 1 sự giải phóng về tư tưởng, quan
niệm, hướng sinh viên đến sự chuẩn bị cho những hành động có tính hiệu quả sau
này. Những quy tắc ứng xử vì thế cũng biến đổi, sự điều chỉnh hành động tuân theo
nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại công nghiệp.
Những rào cản đạo đức nào không phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt
qua, thể hiện khá rõ nét ở sinh viên.
1.2 Hạn chế
Điều đáng chú ý là vẫn với những yếu tố tác động có tính tích cực ở trên, ở một
số bộ phận sinh viên đã xuất hiện việc lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực.
Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện cá nhân thực dụng trong quan niệm
đạo đức và hành vi ứng xử trong một bộ phận không nhỏ sinh viên hôm nay. Trào
lưu dân chủ hóa, làn sóng cơng nghệ thơng tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý
thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt là sinh viên. Họ tự ý thức cao về bản thân mình
và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Cái cá nhân nhiều khi đã lấn át cái cộng đồng, lợi
ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Dần dần, nó hình thành ra một thái độ bàng quan
đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện gần đây được
phát động khá rầm rộ trong sinh viên nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì
cộng đồng. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì thường
được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ.
Tác động tiêu cực tiếp theo là cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công
nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít sinh viên xa rời các
giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vẫn luôn phù họp với thời kỳ hiện đại. Hình
thành tư tưởng hưởng thụ ăn chơi đua đòi, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo
22



đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế - xã hội mở cửa. Các quan niệm đạo
đức trong một bộ phận sinh viên đang bị lệch chuẩn, dặc biệt là ở quan niệm cho
rằng đạo đức và lợi ích cá nhân là hồn tồn đồng nhất mọi luc mọi nơi.
Sự dối lừa được coi là một chuyện bình thường. Khi quan sát, có thể thấy một
biểu hiện đáng buồn là nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn
cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi , viết tiểu luận và khóa luận là một hành vi
phi đạo đức. Hiện tượng mua bằng, bán điểm khơng cịn là chuyện hiếm thấy. Điều
đáng lo ngại là nhiều sinh viên bộc lộ thái độ cho rằng đó là chuyện bình thường,
khơng liên quan đến đạo đức. Trong khi đó, ở các nước phát triển, lừa dối là hành
vi bị len án rất mạnh trong môi trường học đường.
Cũng vậy, với sự phát triển của thông tin, được sự hỗ trợ của công nghệ cao đã
làm Internet trở nên phổ biến, nhiều bạn trẻ đã lên mạng sử dụng tiện ích chat như
một thú tiêu khiển hơn là phương tiện liên lạc. Sự dối lừa trên mạng được coi là
một trị chơi. Nếu như nó chỉ dừng lại ở đó thì khơng có gì nghiêm trọng, nhưng
đáng lưu tâm ở chỗ là từ trò chơi – một lĩnh vực cụ thể, nó dần dần sẽ ảnh hưởng
sang quan niệm về đạo đức nói chung, ở cả các lĩnh vực khác.
1.3 Nguyên nhân thực trạng hạn chế
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có được những bước phát triển
đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Nhưng cùng với đó thì
những mặt trái xã hội ngày càng nhiều và nó đang ảnh hưởng khơng nhỏ tới thế hệ
học sinh sinh viên hiện nay. Mặt trái internet là một ví dụ. Bên cạnh những tiện ích
như cung cấp thơng tin nhanh chóng, kịp tời, rút ngắn khoảng cách giữa mội người
thì Internet cũng là một nguyên nhân gây ra sự suy giảm đạo đức ở lứa tuổi học
sinh sinh viên.
Những web cấm và nhất là game online đang kéo nhiều học sinh sinh viên rời xa
trường học. Tình trạng học sinh trốn học chơi game ngày càng nhiều. Những trò
chơi bạo lực và cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống bằng đao, kiếm đã
dần ngấm vào các em từ thế giới ảo đã trở thành thế giới thực.

23


Nhưng đó chưa phải là ngun nhân chính dẫn tới tình trạng suy giảm đạo đức ở
lứa tuổi học sinh sinh viên hiện nay. Vậy nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ đâu?
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên
nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng.
Những phẩm chất xấu ấy là kết quả của sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình,
nhà trường, xã hội. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng đến
nề nếp kỉ cương cùng với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành
vi ứng xử thực tế.
Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh chương trình
“giáo dục tồn diện”. “ Giáo dục tồn diện” không chỉ đơn thuần là cung cấp cho
học sinh một cách đầy đủ tri thức mọi mặt trong cuộc sống mà quan trọng hơn là
phải giáo dục nhân cách cho lứa tuổi học sinh sinh viên. Có lẽ trong những năm
qua chúng ta chỉ chú trọng vào giáo dục kiến thức cho thế hệ học sinh mà coi nhẹ
giáo dục đạo đức.
2. Yêu cầu đặt ra đối với đạo đức học sinh sinh viên hiện nay
Coi trọng hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp trong
các trường đại học và cao đẳng. Các trường đại học và cao đẳng là những cơ sở đào
tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu đào tạo của các trường là hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân; đào tạo lớp người lao động có nghề,
năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức và ý chí vươn lên đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong hầu hết
các trường đại học và cao đẳng không có bộ mơn đạo đức học. Sự thiếu sót này làm
hạn chế mục tiêu đào tạo đã được xác định.
Coi trọng sự tu dưỡng của bản thân : Đạo đức mới chỉ được hình thành trên cơ
sở sự tự giác tu dưỡng của mỗi sinh viên. Nó địi hỏi mỗi người phải tự giác rèn
luyện thông qua hoạt động thực tiễn, học tập, trong các mối quan hệ của mình,

khơng tự lừa dối, phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện cũng như cái chưa tốt, cái
xấu, cái ác của mình để khắc phục.
24


Phải xây dựng thái độ chính trị đúng : Thái độ chính trị là tình cảm chính trị của
mỗi người trước các vấn đề chính trị, thời sự của đất nước. Tình cảm chính trị là
sản phẩm tổng hợp của tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ,
trong đó, tình cảm trí tuệ là cơ sở, nền tảng. Nội dung của tình cảm chính trị thể
hiện rất phong phú, đó là lịng u nước, u chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu
khoa học, lòng nhân ái, ham học hỏi, yêu cái đẹp, ghét sự bất cơng xã hội,…
Phát huy vai trị tự học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên :
Học sinh, sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với
cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong tự học tập, tự tu
dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ,
trưởng thành.
Đó cịn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết
phải hình thành cho học sinh, sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng
đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự
khẳng định mình.
Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng
thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu
cho học sinh, sinh viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh,
sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu
đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối
sống.
Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân
dân, sống có lý tưởng, có hồi bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản
thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và


25


×