Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thu hút khách du lịch quốc tế đến việt nam trong bối cảnh dịch covid 19 và giải pháp phục hồi ngành du lịch hậu đại dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI NGÀNH DU LỊCH HẬU ĐẠI DỊCH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

HOÀNG NGỌC MAI

LỚP:

QH2016E – KTQT

HỆ:

CHẤT LƯỢNG CAO

Hà Nội, 04/2020


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thấy cô giáo trường
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học
tập, nghiên cứu vừa qua.


Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi - giảng
viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - đã ln nhiệt tâm, tận tình hướng dẫn
em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Cuối cùng, em xin được cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln động viên, cổ
vũ và tạo điều kiện về thời gian cũng như tinh thần cho em trong suốt quá trình
thực hiện cơng trình nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hết sức từ việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu đến từ việc
tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, người quan tâm trong và ngoài nước về đề tài
luận văn này song báo cáo vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất
mong nhận đưoc ý kiến đóng góp, su chi bảo đến từ thầy cơ và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Hoàng Ngọc Mai


MỤC LỤC
Danh mục từ ngữ viết tắt ...................................................................................... i
Lời mở đầu ............................................................................................................ 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và một số vấn đề lý luận chung về
thu hút khách du lịch quốc tế .............................................................................. 5
1.1. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 5
1.2. Các khái niệm liên quan đến du lịch quốc tế ................................................ 8
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của
một địa phương .................................................................................................... 13
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế ............ 14
1.5. Sơ lược về dịch bệnh COVID-19 .............................................................. 24
Chương 2.Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trước và
khi diễn ra dịch bệnh COVID-19...................................................................... 26
2.1. Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015 –
2019 ..................................................................................................................... 26

2.2. Thực trạng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh dịch
COVID-19 (3 tháng đầu năm 2020) .................................................................... 59
2.3. Ảnh hưởng của COVID-19 đến du lịch inbound ở Việt Nam.................... 65
Chương 3. Một số giải pháp phục hồi ngành du lịch hậu đại dịch................ 71
3.1. Phân tích khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch
Việt Nam .............................................................................................................. 71
3.2. Giải pháp phục hồi ngành du lịch ............................................................... 73
Kết luận ............................................................................................................... 87
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... ii


i

Danh mục từ ngữ viết tắt
Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt
ECDC

Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu

MICE

Du lịch kết hợp khen thưởng, hội nghị, hội thảo

GDP

Thu nhập bình quân đầu người

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

UNWTO

Tổ chức Du lịch Thế giới

WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế giới


1

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cuối năm 2019, virus COVID-19 xuất hiện lần đầu ở thành phố Vũ Hán,
Trung Quốc. Sự lây lan nhanh của virus cùng sự đóng cửa của Vũ Hán mang đến
nỗi lo sợ cho các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, hàng xóm của Trung
Quốc. Đứng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này, đầu năm 2020, chính phủ
Việt Nam đã đưa ra quyết định dừng miễn thị thực, tạm ngừng các chuyến bay từ
nhiều vùng lãnh thổ và quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới

cũng thực hiện lệnh giới nghiêm hoặc giãn cách ly xã hội để đảm bảo dịch bệnh
không lây lan. Điều này gây ra một ảnh hưởng không nhỏ lên ngành du lịch nói
chung và du lịch quốc tế nói riêng.
Trong xu thế tồn cầu hóa, các nước trên thế giới mở rộng cửa để hội nhập,
ngành du lịch đã và đang đóng vai trị khơng nhỏ trong chiến lược phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước và cải thiện đời sống của nhân dân. Ngành du lịch mang
lại thu nhập lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao
động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra tồn thế giới. Trong nhiều năm
gần đây, Việt Nam trở thành điểm đến lí tưởng của du khách quốc tế từ khắp các
châu lục. Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển, vì thế
việc đầu tư phát triển du lịch chính là một trong những giải pháp hữu hiệu đưa nền
kinh tế Việt Nam tăng trưởng, đồng thời giúp Việt Nam có nhiều điều kiện giao
lưu, hội nhập quốc tế. Với ưu thế nổi bật về vị trí là nằm ở gần trung tâm của khu
vực Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, có sự hợp tác về
nhiều mặt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cũng là nước
có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú, lại được coi là điểm
đến an toàn, thân thiện của khách du lịch quốc tế. Với những điều kiện thuận lợi


2

đó, trong những năm qua, du lịch Việt Nam cũng đã đạt được những thành tự đáng
kể. Vì vậy, việc thu hút khách du lịch quốc tế không chỉ đem lại nguồn lợi hữu
hình là nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong hoạt động ngoại thương mà nó cịn là
chiếc cầu nối hợp tác quốc tế của các quốc gia và các dân tộc. Do đó, hoạt động
thu hút khách du lịch quốc tế là một trong những lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng
với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên, em chọn đề tài này nhằm phân tích và
đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh
dịch bệnh COVID-19 cũng như đề ra giải pháp phục hồi ngành du lịch hậu đại

dịch, tầm nhìn 2025.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
trước và sau đại dịch, đề xuất giải pháp hồi phục ngành du lịch hậu đại dịch.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến du lịch quốc tế
- Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh
dịch bệnh COVID-19 và đánh giá
- Phân tích triển vọng và đề xuất một số giải pháp phục hồi ngành du lịch hậu
đại dịch.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trang thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trước dịch COVID-19
diễn ra như thế nào?


3

- Tình hình du lịch inbound ở Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra
như thế nào?
- Làm thế nào để hồi phục ngành du lịch hậu đại dịch?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 và giải pháp phục hồi ngành du lịch hậu đại dịch
3.2. Phạm vi nhiên cứu:
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Nội dung: Đi sâu tìm hiểu, phân tích lượng khách quốc tế đến, tổng thu từ
khách quốc tế,… trước và trong bối cảnh dịch COVID-19 để đưa giải pháp

phục hồi ngành du lịch hậu đại dịch.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong cả ba phần:
Tổng hợp cơ sở lý luận về du lịch quốc tế; Tổng hợp số liệu về lượng khách
du lịch quốc tế, đầu tư FDI vào du lịch, doanh thu của du lịch inbound; Phân
tích xu hướng thay đổi, dự đốn tương lai của ngành du lịch; Phân tích các giải
pháp đề xuất.
- Phương pháp thống kê: thống kê số liệu Tổng cục du lịch về số lượng khách
quốc tế đến, tổng thu từ khách quốc tế, số cơ sở lưu trú du lịch, hướng dẫn
viên, doanh nghiệp du lịch,… qua các năm.


4

5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài Lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục bảng biểu và tài liệu tham
khảo, đề tài được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và một số vấn đề lý luận chung
Chương 2. Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trước và trong
khi diễn ra dịch bệnh COVID-19
Chương 3. Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hậu đại dịch


5

Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và một số vấn đề lý luận chung về
thu hút khách du lịch quốc tế
1.1. Tổng quan tài liệu
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đến nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài du lịch, và

trong đó việc nghiên cứu thu hút khách du lịch quốc tế đang được nhiều nước trên
thế giới đặc biệt quan tâm. Sau đây, em sẽ nêu một số cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến chủ đề của bài viết này như sau:
-

Luận án tiến sĩ: “Tourist attractiveness of the Urban environment in

Moldavia” (Sức hấp dẫn khách du lịch của môi trường đô thị ở Moldavia) , được
tác giả Roxana Valentina Gârbea thực hiện năm 2014. Nội dung nghiên cứu của
cơng trình này là thơng qua việc tìm hiểu mức độ hấp dẫn, tiềm năng du lịch của
những trung tâm thành phố ở Moldavia để từ đó đưa ra những chính sách, chiến
lược phù hợp với sự phát triển khác nhau của các thành phố ở Moldavia nhằm thỏa
mãn nhu cầu khác nhau của các du khách khi đến với Moldavia.
-

Nghiên cứu: “Analysis of tourism attractiveness using probabilistic

travel” (Phân tích tính kém hấp dẫn của du lịch bằng cách sử dụng du lịch xác suất)
(A study on Gangstok and its surroundings), do tác giả Suman Paul thực hiện.
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí European Journal of Geography, volume 4,
2013. Nội dung nghiên cứu của cơng trình này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến việc thu hút khách du lịch theo mơ hình xác xuất, đồng thời nghiên cứu bản
chất và sở thích của khách du lịch trong và ngoài nước đến các điểm du lịch khác
nhau qua việc tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu phân tích. Gangstok được nêu
ra trong cơng trình, là trung tâm thành phố thuộc Đông Sikkim, đây là nơi có nhiều


6

tiềm năng để thu hút khách du lịch. Các nhân tố được đề cập trong cơng trình như

cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, mùa du lịch cũng như phát triển mơ hình xác
xuất dựa trên nhận thức của du khách có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần
phát triển kinh tế của đất nước.
-

Nghiên cứu: “Attracting Chinese Tourist to Denmark” (Thu hút khách

du lịch Trung Quốc đến Đan Mạch), của tác giả Jurgita Lahouati, thuộc trường Kinh
doanh Copenhagen, Đan Mạch. Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012. Nội
dung của nghiên cứu này là thông qua phương pháp định tính, phỏng vấn chun
gia để tìm hiểu nhận thức khách Trung Quốc về Đan Mạch. Từ đó đề xuất các giải
pháp, chính sách và chiến lược phù hợp cho Đan Mạch nhằm thỏa mãn nhu cầu
khác nhau của khách du lịch Trung Quốc khi đến với Đan Mạch.
-

Nghiên cứu: “Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước

đang phát triển) (1997), được thực hiện bởi Martin Oppermann và Kye-Sung Chon.
Nghiên cứu được xuất bản tại nhà xuất bản International Thomson Business Press.
Nội dung của cơng trình là tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến sự phát
triển về du lịch ở các nước đã và đang phát triển. Bên cạnh đó cơng trình cịn đề
cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mơ hình phân tích phát triển du
lịch, các phương pháp đo lường phát triển quốc tế, sự phát triển điểm đến du lịch.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Đến nay, ở Việt Nam đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu, đề án liên quan
đến đề tài du lịch và thu hút khách du lịch quôc tế. Sau đây em sẽ nêu một số cơng
trình liên quan đến luận văn thạc sĩ này như sau:
-

Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020


đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” (2012) của Nguyễn Duy Mậu. Nội dung


7

của luận án là đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng về du lịch trên địa
bàn Tây Nguyên. Từ đó đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp và các kiến nghị để
phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020, nhằm góp phần đưa ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Tây Nguyên.
-

Đề án: “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam giai đoạn

2012-2015” (2012) của Tổng cục du lịch Việt Nam. Nội dung của đề án là nêu ra
các định hướng và kế hoạch nhằm thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam giai đoạn
2012-2015 theo hướng chuyên nghiệp, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch
là trọng tâm, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch trong điều kiện thực tế. Bên
cạnh đó, đề án cịn đề xuất cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành, cơ quan trung ương
và địa phương liên quan, các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm phát huy các
nguồn lực nhằm thúc đẩy lượng khách du lịch Úc đến Việt Nam. Đồng thời, đề án
cũng hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 trong lĩnh vực phát triển thương hiệu du lịch, marketing du
lịch và phát triển sản phẩm hướng đến thị trường Úc.
-

Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: “Khảo sát ý kiến khách du lịch

nước ngoài về những điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng” (2012)

của Trương Thị Ngọc Thuyên. Nội dung của đề tài khoa học này là qua việc tìm
hiểu các mối quan tâm của du khách về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam,
hình ảnh Việt Nam trong tâm trí của khách quốc tế. Từ đó giúp phát hiện được
những yếu tố tiềm năng du lịch mà khách quốc tế quan tâm. Đồng thời, đề tài cũng
thơng qua việc tìm hiểu về sở thích, thói quen, mong muốn của du khách về sản
phẩm du lịch và tìm hiểu những nhận định của khách du lịch về chất lượng sản


8

phẩm du lịch nhằm làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Đà Lạt- Lâm
Đồng dưới góc nhìn của khách du lịch quốc tế.
-

Cơng trình: “Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm di tích

Đại Nội – Huế” của tác giả Lê Thị Ngọc Anh, Trần Thị Khuyên, được đăng trên
Tạp chí nghiên cứu và phát triển, số 1, 2014. Nội dung của công trình là vận dụng
mơ hình các thuộc tính của điểm đến. Nghiên cứu này phân tích đánh giá khả năng
thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội, từ việc xác định mức độ thu hút của
các thuộc tính làm cơ sở cho việc đưa ra các đề xuất cho việc quản lý và phát triển
điểm di tích nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách tham quan.
-

Luận văn thạc sĩ: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình

du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên địa bàn Hà
Nội” (2005) của Lê Thị Lan Hương – Đại học kinh tế quốc dân. Luận văn đã nêu
những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng chương trình du lịch. Tác giả đã phân
tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình

du lịch.
Nhìn chung các tài liệu đã cung cấp các thông tin cơ bản về thu hút khách du
lịch quốc tế, cũng như giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, chưa có
tài liệu nào đầy đủ và cập nhật về thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong
bối cảnh dịch COVID-19. Do vậy, cần phải có một nghiên cứu phân tích chi tiết tác
động của dịch COVID-19 đến du lịch quốc tế ở Việt Nam, đồng thời gợi ý chính
sách, giải pháp phục hồi ngành du lịch hậu đại dịch.
1.2. Các khái niệm liên quan đến du lịch quốc tế
1.2.1. Khái niệm du lịch


9

Ngày nay, du lịch đã thực sự trở nên phổ biến trên khắp Thế giới. Hoạt động
du lịch đã hình thành từ rất lâu với tốc độ phát triển rất nhanh. Vì vậy, chúng ta có
thể tìm được rất nhiều khái niệm “du lịch”.
Các học giả biên soạn Từ Điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1996)(12) đã
tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. “Nghĩa thứ nhất,
đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi, du lịch là một dạng nghĩ dưỡng, tham
quan tích cực của con người ngồi nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa, nghệ thuật… Nghĩa thứ
hai, đứng trên gốc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả
cao về nhiều mặt như nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn
hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình u đất nước; thắt chặt tình hữu nghị
giữa những người nước ngồi với dân tộc mình và là lĩnh vực kinh doanh mang lại
hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.”

Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)(22), một tổ chức thuộc
Liên Hợp Quốc, khái niệm du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là hành động
rời khỏi nơi thường trú để đi đến một nơi khác, một môi trường khác trong một thời

gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng. Du
lịch bao gồm mọi hoạt động của những người du hành, tam trú, trong mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải
trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời
gian liên tục nhưng khơng q một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư,
nhưng loại trừ các cuộc du hành mà có mục đích là thu lợi nhuận. Du lịch cũng là
một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.”


10

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với Việt Nam, Luật Du
lịch(4) quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Du lịch được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như phạm vi lãnh
thổ của chuyến đi, nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch, đôi tượng khách du lịch,
phương tiện đi lại, … Trong đó nếu dựa vào tiêu thức phạm vi lãnh thổ của chuyến
đi du lịch, du lịch được phân chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
Du lịch có đặc điểm là hoạt động bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, mang tính
đa ngành, đa thành phần tham gia, có tính thời vụ đặc trưng, tính liên kết vùng và
tính chi phí tổng hợp cao.
Có thể thấy rằng du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành
phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có
đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.2.2. Khái niệm du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế được hiểu là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức du lịch này,
khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.(1)
Một cách hiểu khác về du lịch quốc tế: “Du lịch quốc tế là sự dịch chuyển và

lưu trú tạm thời của con người trong thời gian nhàn rỗi ở một quốc gia khác bên
ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm mục đích tham quan, giải trí, nghỉ
ngơi, chữa bệnh. Qua đó, con người có điều kiện phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao nhận thức văn hóa, kèm theo việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và
văn hóa qua các sản phẩm du lịch.(11)


11

Do là một loại hình của du lịch nói chung, do đó mà du lịch quốc tế mang tất
cả các đặc điểm của du lịch nói chung cộng thêm yếu tố quốc tế. Du lịch quốc tế
được chia ra làm hai loại: Du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động.
Du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của những người từ nước ngồi
đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó.
Du lịch quốc tế thụ động: là hình thức du lịch của cơng dân một quốc gia nào
đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó đi ra
nước khác du lịch và trong chuyến đi họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước đang cư
trú.
Ví dụ:
Khách nước ngồi vào Việt Nam đi du lịch, ngành du lịch Việt Nam phục vụ.
Trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du lịch quốc tế chủ động. Du lịch quốc
tế chủ động tương đương với xuất khẩu vì cùng tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho một
quốc gia Công dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch, ngành du lịch Việt Nam gửi
khách. Trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du lịch quốc tế thụ động. Du
lịch quốc tế thụ động tương đương với nhập khẩu vì cùng gây ra hiện tượng xuất
ngoại tệ từ một quốc gia ra nước ngoài.
Hoạt động du lịch quốc tế mà đề tài nghiên cứu được hiểu là du lịch quốc tế
chủ động, tức là nghiên cứu du lịch quốc tế theo chiều đến Việt Nam
1.2.3. Khái niệm khách du lịch quốc tế
Theo định nghĩa UNWTO(22) đưa ra thì: khách du lịch quốc tế là bất kì một

người nào đó đi ra khỏi nước người đó cư trú thường xun và ngồi mơi trường
sống thường xun của họ với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng với mục đích của


12

chuyến đi là khơng phải đến đó để được nhận thù lao (hay nói cách khác là khơng
phải để kiếm sống), không bao gồm các trường hợp sau:
Những người đến và sống ở nước này như một người cư trú thường xuyên ở
nước đó kể cả những người đi theo sống dựa vào họ.
Những người công dân cư trú ở gần biên giới nước này nhưng lại làm việc ở một
nước khác ở gần biên giới nước đó.
Những nhà ngoại giao, tư vấn và các thành viên lực lượng vũ trang ở nước
khác đến theo sự phân công bao gồm cả những người ở và những người đi theo
sống dựa vào họ.
Những người đi theo dạng tị nạn hoặc du mục.
Những người q cảnh mà khơng vào nước đó (chỉ chờ chuyến máy bay ở
sân bay) thông qua kiểm tra hộ chiếu như những hành khách ở lại trong thời gian
rất ngắn ở ga sân bay, hoặc là những hành khách trên thuyền ở cảng mà không được
phép lên bờ.
Năm 1993, Hội đồng Thống kê Liên hiệp quốc (United Nations Statiscal
Commission) đã công nhận thuật ngữ: “Khách du lịch quốc tế” để thống nhất việc
soạn thảo thống kê du lịch bao gồm:
Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): gồm những người từ nước ngoài
đến du lịch một quốc gia.
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): Gồm những người
đang sống trong một quốc gia di du lịch nước ngoài.
Theo Luật Du Lịch Việt Nam 2005 (khoản 3, điều 34, chương 1)(4) quy định:



13

“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam đinh cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch; cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch.”
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc
tế của một địa phương
Có rất nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế của một địa phương như số lượt khách quốc tế đến, doanh thu từ khách
quốc tế, cơng suất buồng phịng,… Trong bài viết này tác giả chủ yếu sử dụng hai
chỉ tiêu sau:
1.3.1. Số lượt khách du lịch quốc tế đến địa phương
Số lượt khách du lịch quốc tế đến địa phương là chỉ tiêu cụ thể nhất thể hiện
hiệu quả của hoạt động thu hút du khách quốc tế của địa phương đó. Số khách du
lịch quốc tế đến với địa phương càng nhiều thì hoạt động thu hút khách càng hiệu
quả và ngược lại.
Theo như quy định của UNWTO đối với các nước thành viên, số lượt khách
du lịch quốc tế đến một quốc gia được tính trên số lượt khách du lịch quốc tế nhập
cảnh tại một cửa khẩu bất kì của nước đó. Ngồi ra, một số quốc gia trên thế giới
cịn thu thập số liệu lượt khách du lịch quốc tế bằng những cách khác nhau như số
lượt khách du lịch quốc tế được phục vụ tại các khách sạn hay các cơ sở lưu trú
du lịch,...
1.3.2. Doanh thu của ngành du lịch từ khách du lịch quốc tế
Doanh thu của ngành du lịch từ khách du lịch quốc tế được hiểu là toàn bộ
thu nhập mà ngành du lịch địa phương thu được từ khách du lịch quốc tế khi du


14

khách chi tiêu, mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại địa phương trong thời gian

du lịch của mình.
Doanh thu của ngành du lịch không chỉ phản ánh hiệu quả thu hút khách du
lịch quốc tế chi tiêu vào các dịch vụ du lịch của địa phương mà còn phản ánh trình
độ phát triển du lịch của địa phương đó. Du khách chỉ bỏ tiền ra cho các dịch vụ
khi các dịch vụ ấy thỏa mãn được nhu cầu của họ; qua số tiền thu được từ du khách
ta thấy được hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch nói riêng và hiệu quả
của hoạt động kinh tế du lịch nói chung.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế
Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương được đánh giá
thông qua hiệu quả cuối cùng của nó chính là số lượt khách du lịch quốc tế đến
địa phương đó hay thu nhập mà địa phương đó thu được từ khách du lịch quốc tế.
Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa
phương chính là các nhân tố có tác dụng làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt
động này. Các nghiên cứu trước đây của Frechtling (1996)(16), Kosnan và Ismail
(2012)(20),... chia các nhân tố này thành các nhân tố liên quan tới cầu, các nhân tố
liên quan tới cung và một số các nhân tố cản trở khác. Đây cũng chính là cách
phân loại được em chọn lựa để trình bày về các nhân tố tác động đến hoạt động
thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương.
1.4.1. Các nhân tố liên quan đến cầu
Các nhân tố liên quan tới cầu là những nhân tố xuất phát từ phía du khách.
Đây là những nhân tố thuộc về đời tư hay nơi cư trú thường xuyên của khách du
lịch có tác dụng thúc đẩy hay cản trở quyết định đi du lịch của khách du lịch. Một
số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Kosnan và Ismail (2012)(20) về các


15

nhân tố tác động đến thu nhập từ khách du lịch quốc tế đến Malaysia, nghiên cứu
của Ibrahim (2011)(18) về các nhân tố ảnh hưởng đến lượt khách du lịch quốc tế
đến Ai Cập, hay nghiên cứu tương tự của Bashagi và Muchapondwa (2009)(14) đối

với Tanzania,... chủ yếu tập trung định lượng các nhân tố liên quan đến cầu để xác
định ý nghĩa của các nhân tố này đối với du lịch quốc tế tại địa phương nghiên
cứu. Đây là những nhân tố khách quan mà địa phương mong muốn thu hút khách
du lịch quốc tế không thể tác động lên được.
 Dân số của nơi cư trú thường xuyên của du khách
Kosnan và Ismail (2012)(20) đã chỉ ra rằng nước có dân số càng lớn thì càng
có nhiều khách du lịch đến Malaysia. Chính vì vậy mà hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế của một nước thường hướng vào các thị trường có dân số cao như Hoa
Kỳ, Trung Quốc,…
 Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người)
Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia thường được đo bằng chỉ
tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP) của quốc gia ấy. Đây
chính là chỉ tiêu phản ánh mức sống vật chất bình quân của công dân một đất nước.
Mức sống vật chất cao là điều kiện quan trọng xác lập nhu cầu đi du lịch của người
dân một nước vì chỉ khi nào có thu nhập đủ cao thì họ mới nhu cầu để đi du lịch
và chi trả các chi phí cho chuyến du lịch của mình như vé máy bay, tiền tàu xe, ăn
ở, tham quan, mua sắm,...Chỉ tiêu này đều được đưa vào mơ hình và chứng minh
sự tác động của nó đối với lượng khách du lịch quốc tế đến điểm đến được nghiên
cứu trong các nghiên cứu của Bashagi và Muchapondwa (2009)(14), Chumni
(2001)(15).
 Thời gian rỗi của người dân


16

Thời gian rỗi là yếu tố thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của con người vì chỉ khi
có thời gian thì con người mới có thể thực hiện một chuyến đi du lịch. Yếu tố thời
gian rỗi trong năm của con người thường được thể hiện một cách trung gian thông
qua số ngày làm việc trong năm của họ. Số ngày làm việc càng cao đồng nghĩa
với việc thời gian rỗi của con người càng ít và do đó nhu cầu về du lịch cũng giảm

xuống và các hoạt động thu hút khách du lịch từ những nước có số ngày lao động
cao cũng khó phát huy tác dụng do người dân khơng có nhiều thời gian để đi du
lịch dù họ rất muốn.(3)
 Trình độ văn hóa
Con người càng có học thức, trình độ văn hóa cao thì động cơ đi du lịch của
họ càng tăng vì du lịch giúp con người mở mang kiến thức và sự hiểu biết về thế
giới bên ngoài. Robert W.McIntosh (1995)(21) đã nghiên cứu và khẳng định mối
quan hệ thuận giữa trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch của
họ. Theo đó, với người chủ gia đình có trình độ văn hóa ở mức đại học thì tỷ lệ đi
du lịch là 85%, trong khi đó, chỉ có 50% gia đình với người chủ gia đình có trình
độ dưới trung học đi du lịch.(1)
1.4.2. Các nhân tố liên quan đến cung
Các nhân tố liên quan tới cung là những nhân tố liên quan trực tiếp đến địa
phương có tác dụng kéo, thu hút nhu cầu đi du lịch của khách du lịch quốc tế về
phía địa phương mình. Các nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007)(19),
Yang, Ye và Yan (2011)(23), hay nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc WEF
trong Báo cáo Năng lực du lịch Thế giới hằng năm đã tập trung khai thác các nhân
tố thuộc về cung của các điểm đến để phân tích tác động của chúng đến hiệu quả


17

hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của các điểm đến này. Theo WEF, các
nhân tố liên quan tới cung được chia thành 3 nhóm chính.
 Nhóm các nhân tố về tài nguyên con người, văn hóa và thiên nhiên cho
du lịch
 Nguồn nhân lực cho du lịch
Du lịch là hoạt động có sự tương tác giữa khách du lịch quốc tế và người
dân địa phương mà trong đó nguồn nhân lực địa phương làm việc trong ngành du
lịch chính là đại diện quan trọng. Lực lượng lao động du lịch được đào tạo bài bản,

làm việc chuyên nghiệp và đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch sẽ góp phần
đem lại cho du khách sự hài lòng và hoạt động thu hút khách du lịch sẽ ngày càng
hiệu quả. Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đại diện cho nguồn nhân lực cho du
lịch của một địa phương, khóa luận này sử dụng số lượng lao động trong ngành
du lịch để thể hiện nguồn nhân lực của địa phương nghiên cứu. Đây cũng chính là
chỉ số được đưa vào mơ hình trong nghiên cứu của Yang, Ye và Yan (2011)(23).
 Nguồn tài nguyên du lịch của địa phương
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999, “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao
động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch;
là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp
dẫn du lịch”. Như vậy, tài nguyên du lịch chính là những tư liệu quan trọng cho
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương. Địa phương dựa vào
các di tích nổi bật của mình để thu hút khách du lịch quốc tế đến để tham quan,
thưởng lãm cũng như các nét đặc sắc về văn hóa để thu hút các du khách đến tìm
hiểu và giao lưu. Độ dồi dào, phong phú của tài nguyên thiên nhiên và văn hóa


18

của một địa phương có thể đánh giá qua số lượng Di sản thiên nhiên Thế giới hay
Di sản văn hóa Thế giới do UNESCO cơng nhận của địa phương ấy hay các di tích
được cơng nhận bởi chính địa phương. Trong nghiên cứu của Yang, Ye và Yan
(2011)(23), tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa của tỉnh Tứ Xuyên được
thể hiện qua số lượng di tích được xếp hạng trên cấp tỉnh của Tứ Xuyên. Chỉ tiêu
số lượng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt của TP.HCM cũng chính là
chỉ tiêu được sử dụng trong khóa luận để phản ánh nguồn tài nguyên du lịch của
thành phố.
 Nhóm các nhân tố về mơi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng cho du lịch
 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Sự phát triển của giao thông vận tải là một trong những điều kiện tiên quyết
cho sự lớn mạnh của hoạt động du lịch một địa phương. Một điểm đến dù hấp dẫn
đến mấy nếu khơng có đầy đủ cơ sở vật chất về giao thông cho du khách tiếp cận
địa điểm ấy thì cũng thu hút được nhiều khách du lịch. Yang, Ye và Yan (2011)(23)
đã sử dụng tổng số dặm đường bộ, tổng số dặm đường sắt và tổng số dặm khai
thác trong hàng không dân dụng của Tứ Xuyên để định lượng ảnh hưởng của các
yếu tố trên đến với tổng thu nhập từ hoạt động du lịch quốc tế của tỉnh này. Mặt
khác, báo cáo của WEF lại sử dụng số lượng lượt cất cánh của các chuyến bay
quốc tế và nội địa của các hãng hàng không được phép hoạt động trong một nước
hay số lượng hãng hàng không đang hoạt động và một số chỉ tiêu khác để đại diện
cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của một quốc gia.

 Cơ sở hạ tầng viễn thơng
Viễn thơng góp phần nối liền hoạt động liên lạc giữa nhiều nước với nhau.
Đây cũng là nhân tố quan trọng giúp hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế trở


19

nên hiệu quả. Ngày nay, giao dịch được thực hiện qua mạng Internet ngày càng
phổ biến, việc đặt tour, đăng ký vé máy bay qua mạng Internet giúp công tác chuẩn
bị đi du lịch của du khách ngày càng dễ dàng hơn và nhờ đó mà hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế ngày càng hiệu quả. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá cơ sở hạ
tầng viễn thông của một quốc gia được các nhà nghiên cứu của WEF sử dụng gồm
có số lượng người sử dụng Internet, số lượng người sử dụng điện thoại di động,...
 Cơ sở hạ tầng du lịch
Đại diện tiêu biểu của cơ sở hạ tầng du lịch của một địa phương là sự hiện
diện của các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch càng tốt
càng chứng tỏ sức chứa đối với khách du lịch của địa phương đó càng cao. Chính
vì vậy mà sự phát triển của nhân tố này tạo điều kiện cho sự tăng lên về mặt hiệu

quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của địa phương đó. Khóa luận
này sẽ sử dụng chỉ tiêu tổng số phịng trong các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn
TP.HCM để thể hiện cơ sở hạ tầng du lịch như trong nghiên cứu của Khadaroo và
Seetanah (2007)(19) về các nhân tố liên quan đến cơ sở hạ tầng tác động sự phát
triển du lịch của Mauritius, một đảo quốc nằm trên Ấn Độ Dương.
 Giá cả
Giá cả là một nhân tố được sử dụng thường xuyên nhất trong các mơ hình
dự đốn về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của con người. Giá
cả ở đây chính là giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nước đến. Khách du lịch khi đến
một nước không tránh khỏi việc phải mua sắm, chi tiêu cho các hoạt động của
mình trong thời gian đi du lịch. Thuận theo quy luật đường cầu, đặc biệt khi du
lịch quốc tế được xem là một loại hàng hóa xa xỉ nên độ co giãn của cầu so với
giá cả sẽ lớn, khi giá cả ở một nước tăng cao thì cầu về du lịch tại nước đó sẽ giảm


20

xuống. Mọi hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế sẽ khơng khó có thể phát huy
tác dụng nếu như giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nước đến tăng cao. Rất nhiều các
chỉ tiêu đã được sử dụng để đại diện cho giá cả hàng hóa và dịch vụ của một địa
phương. Một trong số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là tỷ giá hối đoái của đồng
tiền địa phương so với đồng đô la Mỹ.
 Tuyên truyền quảng bá
Công tác quảng bá du lịch được xác định là một trong những nhân tố vô
cùng quan trọng, có sức ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế đến
Tỉnh. Quảng bá du lịch nhằm mục đích đưa hình ảnh du lịch địa phương đến với
khách du lịch quốc tế hiện tại và tiềm năng, tạo sự lôi cuốn khi họ trải nghiệm du
lịch đến địa phương, kích thích chi tiêu của khách du lịch, kéo dài ngày lưu trú của
du khách, mở rộng thị trường du lịch quốc tế và thúc đẩy hoạt động du lịch quốc
tế của địa phương ngày càng phát triển. Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế

của địa phương mang về nguồn thu ngoại tệ khá lớn cho quốc gia. Ngoài ra, hoạt
động du lịch quốc tế từ việc thu hút nhiều khách du lịch quốc tế sẽ tạo ra công ăn,
việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần phân phối lại thu nhập. Hơn thế
nữa, xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch địa phương cịn là bệ phóng giúp hình
ảnh địa phương nói riêng và quốc gia nói chung được vươn ra biển lớn, thúc đẩy
mối quan hệ ngoại giao giữa quốc gia với các nước bạn.
Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì giải pháp chủ yếu là tăng
cường công tác quảng bá, xúc tiến. Hoạt động du lịch chỉ thật sự thành cơng khi
đi kèm với đó là công tác quảng bá du lịch được tiến hành rộng rãi và liên tục. Một
điểm đến du lịch hấp dẫn cần phải được giới thiệu đến đông đảo bạn bè quốc tế
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo đài, internet, các triển lãm


21

du lịch và các hoạt động văn hóa xã hội diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Thơng
qua đó, hình ảnh con người, hình ảnh của vùng đất đó sẽ được mọi người nhắc đến
và biết đến, và họ sẽ có thêm một lựa chọn nữa trước khi chuẩn bị cho một chuyến
đi xa.
Công tác quảng bá du lịch cũng cần phải được tiến hành một cách bài bản
và chuyên nghiệp. Giữa các địa phương và trung ương cần phối hợp chặt chẽ với
nhau trong công tác quảng bá, tránh tình trạng “dẫm chân nhau” vừa gây lãng phí
vừa không gây được ấn tượng mạnh với du khách. Bên cạnh đó, hình ảnh và thơng
điệp truyền đi khắp thế giới phải gắn liền với những đặc điểm tiêu biểu nhất về
văn hóa và lịch sử của vùng đất đó. Chỉ có như vậy thì mới đủ sức hấp dẫn du
khách trước sự cạnh tranh quyết liệt của những điểm đến du lịch khác cũng có nền
văn hóa, lịch sử phong phú không kém.
Công tác quảng bá du lịch cũng cần phải có sự kết hợp với người dân để
mỗi người dân trở thành “sứ giả du lịch”. Chẳng hạn, các chương trình quảng bá
du lịch nên lồng ghép vào đó là những hình ảnh cuộc sống thường nhật của người

dân; huy động mọi người ủng hộ giúp sức cho các sự kiện văn hóa, chính trị mang
tầm vóc quốc tế được tổ chức ở địa phương. Bên cạnh đó, giáo dục cho người dân
ý thức bảo vệ môi trường, nếp sống văn hóa nhằm tạo ấn tượng tốt đối với khách
du lịch quốc tế khi đến địa phương.
 Nhóm các nhân tố về khung chính sách và quy định cho hoạt động du
lịch
 Các quy định và chính sách
Vai trị của chính quyền địa phương có tác động lớn đến hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế của một quốc gia. Những điều kiện thuận lợi về quy định và


×