ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
HÀ MỸ ANH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
HÀ MỸ ANH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong luận văn thạc sỹ “Phát triển du
lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC”là kết quả của quá trình học
tập và nghiên cứu của bản thân tôi, đƣợc sự hƣớng dân của PGS.TS. Nguyễn Thị
Kim Chi. Kết quả và số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa
từng đƣợc sử dụng để bảo vệ bất cứ học hàm, học vị nào. Các nội dung trích dẫn và
tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí
và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô giáo Trƣờng Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những ý kiến đóng góp giúp tác giả hoàn
thành luận văn này, đặc biệt tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này.
Do nhận thức và thời gian nghiên cứu có hạn chế nên trong khuôn khổ
đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận
đƣợc sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu này đƣợc
hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ..................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu .......................................................................4
1.1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt
ra cần tiếp tục nghiên cứu ................................................................................15
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập AEC ...............................................................................................19
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam .....19
1.2.2. Vai trò của du lịch quốc tế .....................................................................21
1.2.3. Tác động của tự do hoá hội nhập quốc tế lên phát triển du lịch quốc tế ......24
1.2.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế một số nước và bài học cho Việt
Nam
...............................................................................................................27
1.2.5. Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định có ảnh hưởng tới phát triển
du lịch ...............................................................................................................43
1.2.6. Các quy định khác ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam ..................54
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 58
2.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu .......................................................................58
2.2. Phƣơng pháp cụ thể .......................................................................................58
2.2.1. Phương pháp thu nhập và xử lý số liệu ..................................................58
2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp ......................................................59
2.2.3. Phương pháp logic .................................................................................59
2.3. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................60
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC ......................................................... 61
3.1. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam ............................61
3.2. Thực trạng phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
AEC ......................................................................................................................67
3.2.1. Tăng đầu tư vào du lịch, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch
...............................................................................................................67
3.2.2. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ du lịch .......................71
3.2.3. Kết quả của ngành du lịch ......................................................................73
3.2.4.Đánh giá chung về phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam trước và sau
hội nhập AEC ...................................................................................................86
3.3. Cơ hội, thách thức của hội nhập AEC đối với phát triển du lịch quốc tế Việt
Nam .......................................................................................................................90
3.3.1. Cơ hội .....................................................................................................91
3.3.2. Thách thức ..............................................................................................97
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC ............................................. 101
4.1. Bối cảnh trong và ngoài nƣớc ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch quốc tế
Việt Nam sau hội nhập........................................................................................101
4.1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực .................................................................101
4.1.3. Bối cảnh trong nước .............................................................................103
4.2. Xu hƣớng phát triển du lịch quốc tế tác động đến sự phát triển của du lịch
quốc tế tại Việt Nam ...........................................................................................105
4.2.1. Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch ...................................105
4.2.2. Xu hướng phát triển của cung du lịch ..................................................106
4.3. Định hƣớng, mục tiêu của Đảng và nhà nƣớc về phát triển du lịch quốc tế
của Việt Nam ......................................................................................................107
4.3.1. Định hướng ..........................................................................................107
4.3.2. Mục tiêu ................................................................................................108
4.4. Một số giải pháp phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam..............................108
4.4.1. Tăng cường, đẩy mạnh công tác quảng bá ..........................................109
4.4.2. Đẩy mạnh triển khai kế hoạch thu hút vốn đầu tư vào phát triển dịch vụ
du lịch. ............................................................................................................109
4.4.3. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch, qua đó nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch. ........................................110
4.4.4. Tạo sự liên kết toàn diện giữa bộ, ngành với địa phương nhằm phát
triển nhiều loại hình du lịch, nhiều điểm du lịch đa dạng, phong phú. .........111
4.4.5. Tiếp tục đổi mới cơ chế của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
du lịch. ............................................................................................................111
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 113
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt
1
Ký hiệu
ACCSTP
2
ACIA
3
AEC
4
AFAS
5
APEC
6
ASEAN
7
ATA
8
ATIGA
9
ATPMC
10
ATQEM
11
CATC
12
CEPT
Nguyên nghĩa tiếng anh
Nguyên nghĩa tiếng việt
Common Competency
Tiêu chuẩn năng lực chung
Standards for Tourism
của ASEAN về nghiệp vụ du
Professionals
lịch
ASEAN Comprehensive
Hiệp định Đầu tƣ Toàn diện
investment agrrement
ASEAN
ASEAN Economic
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Community
ASEAN Framework
Hiệp định Khung về Dịch vụ
Agreement on Services
ASEAN
Asia-Pacific Economic
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Cooperation
châu Á- Thái Bình Dƣơng
Association of Southeast
Hiệp hội các quốc gia Đông
Asian Nations
Nam Á
ASEAN Tourism Agreement
Hiệp định Du lịch trong
ASEAN
ASEAN Trade in Goods
Hiệp định Thƣơng mại Hàng
Agreement
hóa ASEAN
ASEAN Tourism Professional Ủy ban Giám sát Lao động du
Monitoring Committee
lịch ASEAN
ASEAN Tourism
Ma trận Trình độ chuyên môn
Qualifications Equivalency
Du lịch Tƣơng đƣơng
Matrix
ASEAN
Common ASEAN Tourism
Chƣơng trình du lịch chung
Curriculum
ASEAN
Common Effective
Chƣơng trình ƣu đãi thuế
Preferential Tariff
quan có hiệu lực chung
i
13
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
14
FTA
Free trade agreement
Hiệp định thƣơng mại tự do
15
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
16
ISDS
17
MNP
18
MRA
Investor - State Dispute
Settlement
MRA- TP
nhà nƣớc-nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài
ASEAN Agreement on
Hiệp định về Di chuyển thể
Movement of Natural Persons
nhân trong ASEAN
Mutual Recognition
Thỏa thuận thừa nhận lẫn
Arrangement
nhau
ASEAN Mutual Recognition
19
Cơ chế giải quyết tranh chấp
Arrangement on Tourism
Professionals
Thỏa thuận thừa nhận lẫn
nhau về ngành du lịch
The National Tourism
Hội đồng lao động du lịch
Professional Board
quốc gia
SME
Small and Medium Enterprise
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
22
TBT
Technical Barriers to Trade
23
TNC
Transnational corporation
Công ty xuyên quốc gia
24
TPCB
Tourism Professional
Hội đồng chứng nhận nghiệp
Certification Board
vụ du lịch
25
TRIMS
Agreement on Trade-Related
Biện pháp đầu tƣ liên quan
Investment Measures
đến thƣơng mại
26
VTOS
Vietnam Tourism
Tiêu chuẩn kỹ năng ngành du
Occupational Skills Standards
lịch Việt Nam
27
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
20
NTPB
21
ii
Hàng rào kỹ thuật trong
thƣơng mại
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đóng góp trục tiếp việc làm của ngành du lịch 2017 của các quốc gia ...23
Bảng 1.2. Danh sách các nƣớc, v ng lãnh thổ có doanh thu từ du lịch quốc tế cao
nhất năm 2013 ...........................................................................................................32
Bảng 1.3 Danh sách 10 thành phố có lƣợt khách quốc tế đến nhiều nhất trên thế giới
năm 2013 ...................................................................................................................33
Bảng 1.4. 32 chức danh công việc & 6 Bộ phận Lao động ...................................51
Bảng 3.1. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2007-2017 ................................67
Bảng 3.2. Cơ sở lƣu trú du lịch giai đoạn 2007- 2015 ..............................................69
Bảng 3.3. Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch từ 3-5 sao (2013-2017) ............................70
Bảng 3.4. Số khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2018 theo phƣơng tiện
đến .............................................................................................................................80
Bảng 3.5. Số khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2018 phân theo thị
trƣờng đến .................................................................................................................82
Bảng 3.6. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2006- 2013 (USD) .83
Bảng 3.7. Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam ( %) .............................84
Bảng 3.8. Doanh thu từ khách du lịch và tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2007- 2015 85
Bảng 3.9. Tổng thu từ khách du lịch năm 2015- 2017 và tốc độ tăng trƣởng ..........86
Bảng 3.10. So sánh nhân lực các nƣớc ASEAN .......................................................96
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình1.1 Đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP của Việt Nam giai đoạn
2009- 2017 ................................................................................................................22
Hình 1.2. Chi tiêu khách quốc tế, khách nội địa đóng góp vào GDP Việt Nam năm 2015. ....24
Hình 1.3. Số khách quốc tế đến khu vực ASEAN giai đoạn 2014- 2016 .................27
Hình 1.4. Sơ đồ phác thảo MRA ASEAN về Cơ chế Ngành du lịch ........................47
Hình 1.5. Tiến trình MRA-Ngành du lịch .................................................................49
Hình 1.6. Mối quan hệ giữa Năng lực cốt lõi, năng lực chung và chức năng .....53
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn ...........................................................60
Hình 3.1. Bản đồ Việt Nam .......................................................................................61
Hình 3.2. Lƣợng khách du lịch Việt Nam giai đoạn 2010- 2015..............................74
Hình 3.3. Tỷ lệ % số khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phƣơng tiện ..............74
Hình 3.4. Kết cấu khách quốc tế theo mục đích chuyến đi năm 2014 ......................75
Hình 3.5. Kết cấu khách quốc tế đến theo loại khách năm 2014 ..............................76
Hình 3.6. Tỷ lệ phần trăm khách quốc tế đến Việt Nam năm 2015 phân theo khu
vực đến ......................................................................................................................77
Hình 3.7. Số khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015- 2018 theo từng quý .....78
Hình 3.8. Số khách quốc tế đến Việt Nam theo phƣơng tiện đến giai đoạn 2016- 2017 .....78
Hình 3.9. Tỷ lệ phần trăm số khách quốc tế đến Việt Nam theo phƣơng tiện đến giai
đoạn 2016- 2017 ........................................................................................................79
Hình 3.10. Tỷ lệ phần trăm khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016- 2017 phân
theo khu vực đến .......................................................................................................81
Hình 3.11 Tỷ lệ phần trăm khách trong và ngoài khối ASEAN đến các nƣớc
ASEAN năm 2014.....................................................................................................95
iv
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoảng 3000 năm trƣớc công nguyên, đã có hàng ngàn ngƣời từ những nơi xa
xôi đổ về Ai Cập. Họ đến để chiêm ngƣỡng những kim tự tháp và những kỳ quan
khác của đất nƣớc văn minh, thịnh vƣợng này. Những ngày lễ, đoàn ngƣời hành
hƣơng tới các nhà thờ, tu viện để cầu nguyện và cúng bái. Dần dần, dọc theo những
con đƣờng dẫn đến các khu Thánh địa, các nhà trọ, quán ăn đã đƣợc xây dựng để
phục vụ khách bộ hành ăn nghỉ và bắt đầu hình thành hoạt động kinh doanh trong
du lịch tôn giáo.
Gần hơn một chút, từ thế kỷ IV trƣớc công nguyên, giai cấp chủ nô v ng Hy Lạp,
các chính khách, thƣơng gia Hy Lạp cổ đại đã có nhu cầu tìm hiểu thể giới xung
quanh, tìm đến v ng đất Địa Trung Hải nhằm mục đích nghỉ dƣỡng. Cũng tại Hy
Lạp, năm 776 trƣớc công nguyên, đại hội thể thao Olimpic đầu tiên đã thu hút nhiều
ngƣời tham dự, kéo theo sự xuất hiện của nhiều cơ sở phục vụ ăn nghỉ, vui chơi cho
các vận động viên và khán giả.
Những sự kiện trên, có thể nói là những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của du lịch
thế giới. Khi kinh tế còn lạc hậu, đời sống tinh thần còn giản đơn, con ngƣời đã sớm
có nhu cầu du lịch. Du lịch ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, song song
với sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Đến nay ở nhiều nƣớc trên thế giới, du lịch
đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần quan trọng cho thu nhập quốc dân,
giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Kinh tế du lịch ngày càng có vị trí và vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, ngành du lịch càng có vị thế
quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Những năm gần đây, ngày càng nhiều các hiệp định thƣơng mại tự do đƣợc kí
kết, hay càng có nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế đi vào hoạt động. Chúng đều có
tác động mạnh mẽ đến tổng thể các mặt của nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền
kinh tế khu vực nói chung, từ đó gián tiếp tác động lên nền kinh tế thế giới. Cộng
đồng kinh tế AEC- nhân tố quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
1
ASEAN, là một trong những nhân tố đƣợc đánh giá ảnh hƣởng mạnh mẽ đến phát
triển du lịch của các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Việt
Nam, với vị trí một trong những thành viên của AEC, cũng chịu nhiều ảnh hƣởng
tới nền kinh tế, trong đó có ngành du lịch. Do đó việc phân tích sự phát triển của du
lịch Việt Nam trong bối cảnh gia nhập AEC là vô c ng cần thiết. AEC tác động đến
du lịch Việt Nam nhƣ thế nào, AEC sẽ mang đến cơ hội cho Việt Nam ra sao, Việt
Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức nào? Đây là những câu hỏi Việt Nam
cần trả lời trƣớc thềm hội nhập AEC.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển du
lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC: Cơ hội và thách thức” để đi
sâu nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm tìm hiểu phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập cộng đồng kinh tế AEC, từ đó đƣa ra nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch
quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch quốc tế ở Việt Nam và cộng
đồng kinh tế ASEAN
- Chỉ ra những quy định của AEC về ngành du lịch Việt Nam
- Đánh giá tác động của AEC tới phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam: cơ hội
và thách thức
- Đánh giá sự thay đổi của du lịch quốc tế ở Việt Nam trƣớc và sau khi gia nhập AEC
- Dự báo xu hƣớng phát triển của du lịch quốc tế ở Việt Nam và đề ra giải pháp
phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của bài viết là Phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập AEC.
2
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Phát triển du lịch quốc tế chủ động tại Việt Nam trong mối quan
hệ với các quốc gia trong khu vực ASEAN và các đối tác hàng đầu của khu vực.
- Thời gian: Phần phân tích, đánh giá thực trạng tính từ năm 2007 đến năm
2018, phần phƣơng hƣớng, giải pháp xác định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
- Nội dung: bài viết đi sâu nghiên cứu về 1 mảng của du lịch quốc tế- du lịch
quốc tế chủ động của Việt Nam.
4. Kết cấu của đề tài
Đề tài kết cấu 4 chương sau đây:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển du lịch quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế
ASEAN
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập AEC
Chƣơng 4: Một số giải pháp phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập AEC
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đến nay ở nhiều nƣớc trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp
phần quan trọng cho thu nhập quốc dân, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Đặc
biệt, ngành du lịch càng có vị thế quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của kinh tế du lịch, nhiều nhà nghiên cứu và tổ
chức trên thế giới đã có những nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế du lịch và đã có
những đóng nhất định cho sự phát triển của ngành. Bên cạnh nhiều nghiên cứu cả trong
và ngoài nƣớc về ngành du lịch nói chung, cũng xuất hiện nhiều nghiên cứu về ngành
du lịch Việt Nam nói riêng, không chỉ là nghiên cứu du lịch trong trạng thái tĩnh mà
còn nghiên cứu sự vận động của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Những năm gần đây, ngày càng nhiều các hiệp định thƣơng mại tự do đƣợc ký
kết, hay càng có nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế đi vào hoạt động. Chúng đều có
tác động mạnh mẽ đến tổng thể các mặt của nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền
kinh tế khu vực nói chung, từ đó gián tiếp tác động lên nền kinh tế thế giới. Cộng
đồng kinh tế AEC- nhân tố quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN- đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm đến. Do đó, có nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới nghiên cứu về Cộng đồng kinh tế AEC.
Với sự xuất hiện của AEC, c ng với tầm quan trọng của ngành du lịch, cộng
đồng nghiên cứu đã xuất hiện nhƣng công trình, bài viết nghiên cứu rõ hơn về phát
triển du lịch trong sự xuất hiện của Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Sau đây là một số bài viết, công trình nghiên cứu với những giá trị tham khảo cao.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu
1.1.1.1. Nhóm các bài viết, công trình nghiên cứu về AEC
Ngay từ những ngày đầu hình thành ý tƣởng thành lập Cộng đồng kinh tế
ASEAN, các nhà nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt từ các quốc gia Đông Nam Á,
4
cũng nhƣ các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
Từ đó đến nay, đã có lƣợng công trình nghiên cứu đồ sộ về Cộng đồng kinh tế
ASEAN. Các tác giả nghiên cứu Cộng đồng kinh tế ASEAN từ những nhân tố thành
lập đầu tiên, nhƣ hoạt động kinh tế của ASEAN từ khi ASEAN mới thành lập đến
sự phát triển hoạt động kinh tế của ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới.
Tác giả Siow Yue Chia trong bài viết “The ASEAN Economic Community:
Progress, Challenges, and Prospects” đăng trên Asian Development Bank Institute
No. 440 October 2013 đã phân tích quá trình hội nhập kinh tế ASEAN trong những
năm 1980- 1990, quá trình hƣớng tới AEC với các lợi ích, mục tiêu, kế hoạch phát
triển. Vì đƣợc ra đời vào năm 2013- hai năm trƣớc khi AEC chính thức hoạt động,
nên công trình nghiên cứu cũng đƣa ra kế hoạch AEC vào năm 2015.
Trung tâm WTO và Hội nhập vào năm 2016 đã xuất bản cuốn Cẩm nang tóm
lược Cộng đồng kinh tế ASEAN. Cuốn cẩm nang đã mang đến những thông tin cơ
bản nhất về AEC: từ lịch sử hình thành, các mốc thời gian đến mục tiêu, bản chất và
việc thực hiện AEC; các hiệp định chính trong AEC. Công trình này cũng đánh giá
cơ hội và thách thức của AEC đối với doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó đƣa ra
khuyến nghị cho doanh nghiệp và nhà nƣớc trong quá trình hội nhập. Những nội
dung trên hƣớng đến trả lời câu hỏi: Việt Nam và các đối tác ASEAN đã cam kết
những gì trong AEC, AEC có mở cửa hoàn toàn thị trƣờng Việt Nam không, doanh
nghiệp cần làm gì để tận dụng cơ hội từ AEC.
Bên cạnh việc nghiên cứu cộng đồng kinh tế ASEAN và các thành viên nói
chung, nhiều tác giả nghiên cứu trực tiếp cộng đồng kinh tế ASEAN trong mối quan
hệ với Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Văn Tuấn có bài viết “Việt Nam và bước ngoặt hội nhập Cộng
đồng Kinh tế ASEAN” đƣợc đăng trên Tạp chí kinh tế và dự báo, số 3, tháng 2/2016.
Tác giả đã phân tích tác động của AEC tới Việt Nam trên các phƣơng diện: thƣơng
mại, đầu tƣ, di chuyển lao động; từ đó đƣa ra giải pháp làm thế nào tận dụng những
cơ hội từ AEC. Những nội dung trên, tuy không đề cập trực tiếp đến ngành du lịch,
nhƣng cũng là những yếu tố tác động gián tiếp tới sự phát triển của ngành du lịch.
5
Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 20 (30)- tháng 1-2/2015 có bài viết “Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt
Nam” của các tác giả Trần Văn H ng, Lê Thị Mai Hƣơng và Nguyễn Lê Anh. Các
tác giả đã phân tích sự hình thành và mục tiêu của AEC, nêu lên thực trạng kinh tế
nội khối ASEAN giai đoạn 2000- 2013 và đi sâu phân tích cụ thể thực trạng giao
thƣơng của Việt Nam đối với nội khối ASEAN trong c ng giai đoạn, từ đó chỉ ra cơ
hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập AEC và đề xuất kiến
nghị đối với nhà nƣớc và doanh nghiệp. Bài viết phân tích AEC đứng trên góc nhìn
tổng thể nền kinh tế với cái nhìn toàn diện. Tuy nhiên cũng vì thế ngành du lịch
chƣa đƣợc nghiên cứu sâu.
Tác giả Mai Quyên trên Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 4/2015 có
bài viết “Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế
ASEAN”. Bài viết chỉ ra những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập AEC, từ
đó đƣa ra một số ý kiến giúp Việt Nam khi gia nhập AEC có hiệu quả hơn.
Kỷ yếu hội thảo “Hƣớng tới cộng đồng kinh tế ASEAN và gợi ý chính sách với
Việt Nam” đăng trên Tạp chí cộng sản 28/10/2014 là tập hợp nhiều bài viết xoay
quanh ASEAN và các nƣớc thành viên, trong đó có Việt Nam. Những bài viết đã
phân tích, thảo luận hai mảng nội dung chính. Một là, tiến trình hội nhập của các
nƣớc ASEAN vào AEC. Các bài trình bày, các ý kiến trao đổi, bình luận đã phân
tích các kết quả đạt đƣợc trong quá trình chuẩn bị cho AEC, đánh giá các hoạt động
cắt giảm thuế quan, thuận lợi hóa thƣơng mại, các biện pháp phi thuế quan và tự do
hóa dịch vụ hƣớng đến trụ cột thị trƣờng và địa bàn sản xuất thống nhất; phân tích
tiến trình thực hiện hiệp định thƣơng mại của ASEAN+1 và Hiệp định Kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP), trên cơ sở đó đƣa ra một số dự báo về tác động của AEC đến
tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc thành viên ASEAN nói chung và của Việt Nam
nói riêng. Hai là, đánh giá về công tác chuẩn bị của Việt Nam trong việc tham gia
AEC và những hàm ý cho Việt Nam; cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam khi hội nhập vào AEC…
6
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn với công trình nghiên cứu “Cộng đồng kinh tế
ASEAN trong bối cảnh mới của thế giới và sự tham gia của Việt Nam” đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của hội nhập kinh tế khu vực, cộng đồng kinh tế nói
chung và cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC nói riêng. Tác giả cũng chỉ ra bối cảnh
quốc tế mới và tác động của nó tới quá trình thực hiện AEC; kết quả thực hiện, thể
chế hợp tác và kinh nghiệm tham gia AEC của các nƣớc thành viên. Cuối c ng, tác
giả nghiên cứu sự tham gia của Việt Nam vào AEC và một số gợi ý về chính sách
nhằm tăng cƣờng sự tham gia hiệu quả của Việt Nam vào cộng đồng kinh tế
ASEAN.
Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra những điều cơ bản và tổng quan nhất
về cộng đồng kinh tế AEC và sự tham gia của các nƣớc thành viên. Tác động của
AEC tới Việt Nam đƣợc phân tích trên nhiều mặt của nền kinh tế.
1.1.1.2. Nhóm các bài viết, công trình nghiên cứu về du lịch và du lịch quốc tế
Du lịch là một trong những ngành có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển
của quốc gia. Tƣơng ứng với tầm quan trọng đó, du lịch cũng là một trong những
ngành hàng đầu đƣợc các quốc gia chú trọng đầu tƣ phát triển. Đó cũng là lí do giải
thích cho sự xuất hiện của lƣợng lớn các công trình nghiên cứu về ngành du lịch cả
trong nƣớc và quốc tế.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Công ty xuất bản World Scientific năm 2013 đã xuất bản công trình nghiên cứu
của tác giả Clement A. Tisdell- cuốn sách “Handbook of Tourism Economics:
Analysis, New Applications and Case Studies” (Cẩm nang Kinh tế Du lịch: Phân
tích, ứng dụng mới và các nghiên cứu tình huống). Cuốn sách cung cấp những nội
dung mới nhất về những chủ đề quan trọng trong kinh tế du lịch nhƣ: nhu cầu trong
du lịch, sự cung cấp các dịch vụ trong du lịch, các phân khúc cụ thể trong ngành
công nghiệp du lịch, chi phí cơ hội trong kinh tế du lịch. Ngoài ra, một số nghiên
cứu chuyên sâu về sự đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế ở một số nƣớc
gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Bồ Đào Nha cũng đƣợc giới
thiệu trong nội dung cuốn sách.
7
C ng nghiên cứu về kinh tế du lịch còn có công trình nghiên cứu “Economics of
Tourism” (Kinh tế du lịch) của các tác giả Larry Dwyer, Peter Forsyth và Andreas
Papatheodorou năm 2011. Các tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết áp dụng cho việc
phân tích nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng đến kinh tế du lịch. Bằng việc sử dụng
các phƣơng pháp đo lƣờng kinh tế để phân tích các mô hình cung - cầu du lịch, các
tác giả đƣa ra những dự báo về xu hƣớng phát triển kinh tế du lịch đến năm 2020 và
những tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với kinh tế du lịch thế giới; đồng
thời, công trình cũng nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô
về ảnh hƣởng của thay đổi khí hậu theo m a đến phát triển kinh tế du lịch.
Năm 2013, tác giả Anna Athanasopoulou có công trình nghiên cứu “Tourism as a
driver of economic growth and development in the EU-27 and ASEAN regions” (Du
lịch là một động lực thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế trong khu vực EU và
ASEAN). Tác giả đã nghiên cứu vai trò và tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội với hƣớng tiếp cận theo chuyên ngành kinh tế
chính trị. Dựa theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hội đồng Du
lịch và Lữ hành thế giới, tác giả đã phân tích những đóng góp của du lịch vào GDP,
việc làm, đầu tƣ và xuất khẩu ở Liên minh Châu Âu EU và ASEAN. Tuy nhiên, bên
cạnh những tác động tích cực thì phát triển kinh tế du lịch cũng có những tác động
tiêu cực nhƣ: hoạt động du lịch có thể hủy hoại môi trƣờng tự nhiên, hủy hoại các di
sản quốc gia, ảnh hƣởng tới văn hóa địa phƣơng và các làng nghề truyền thống; tính
cạnh tranh cao có thể gây khó khăn cho ngƣời dân và các doanh nghiệp địa phƣơng
hay sự gia tăng thất nghiệp trong các giai đoạn mà du lịch chƣa vào vụ… Do vậy,
kế hoạch phát triển kinh tế du lịch trong tƣơng lai phải đảm bảo các yếu tố về môi
trƣờng, văn hóa và xã hội.
Tạp chí International Journal of Business and Management năm 2011 có bài viết
“Economic Impacts of Tourism Industry” (Các tác động về mặt kinh tế của ngành
du lịch) của tác giả Fateme Tohidy Ardahaey. Bài báo bàn về các tác động kinh tế
của ngành công nghiệp du lịch, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển; bao gồm tác
động trực tiếp trong ngành du lịch và tác động gián tiếp đối với những ngành khác
8
có liên quan. Kinh tế du lịch có thể làm thay đổi giá cả, số lƣợng, chất lƣợng hàng
hóa, dịch vụ, mức thuế ở nơi có hoạt động du lịch. Nội dung bài nghiên cứu đã nâng
tầm du lịch trở thành ngành kinh tế ngang tầm với ngành công nghiệp.
Năm 2007, các tác giả Caroline Ashley, Peter De Bride, Amy Lehr và Hannah
Wilde đến từ trƣờng đại học Harvard có báo cáo “The Role of Tourism Sector in
Expanding Economic Opportunity” (Vai trò của du lịch trong mở rộng cơ hội phát
triển kinh tế). Các tác giả nghiên cƣu các vai trò của ngành du lịch, nghiên cứu cách
thức để các công ty du lịch có thể tăng cƣờng sự đóng góp của mình vào sự phát
triển kinh tế ở các nƣớc đang phát triển thông qua liên kết phát triển du lịch với các
v ng kinh tế đặc th của các nƣớc. Công trình cũng chỉ ra các tác động tích cực từ
sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là sự đóng góp trong việc xóa đói giảm
nghèo. Bên cạnh đó, công trình này cũng phân tích những giải pháp để phát triển
trong kinh doanh du lịch.
Công trình “Kinh tế du lịch và du lịch học” của hai tác giả Trung Quốc là Đổng
Ngọc Minh, Vƣơng Lôi Đình đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và
kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, lịch sử phát triển du lịch ở Trung Quốc đã đƣợc đề
cập, theo đó có nhiều điểm tƣơng đồng với lịch sử hình thành và phát triển du lịch
Việt Nam: từ chỗ là cơ quan chuyên làm nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách quốc tế
của Đảng và Nhà nƣớc, do nhu cầu phát triển của xã hội mà ngành du lịch phải phá
thế bao cấp, trở thành một ngành kinh tế có nhiều điều kiện để phát triển, một ngành
công nghiệp không khói mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên thế giới về du lịch có nội dung khá
phong phú, xuất phát từ tính đa dạng và phức tạp của kinh tế du lịch. Trong c ng
nhóm đề tài về tổng quan du lịch cũng đã xuất hiện không chỉ một, hai công trình
nghiên cứu. Tuy viết về c ng đề tài, nhƣng các tác giả có góc nhìn khác nhau, nhận
định khác nhau, khiến đề tài không bị tr ng lặp.
Các công trình nghiên cứu trong nước
Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch và du lịch quốc tế.
9
Nhóm mục tiêu đƣợc các tác giả quan tâm nhất khi viết về du lịch chính là tìm ra
phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển du lịch.
Tác giả Nguyễn Lâm T ng trên Tạp chí Tài chính 9/2017 có bài viết “Một số giải
pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam”. Bài viết đã khái quát những kết quả mà
du lịch Việt Nam đạt đƣợc đến năm 2016, đồng thời cũng đề cập đến những khó
khăn thách thức mà ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt. Trên cơ sở nội dung trên,
tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những tiềm năng lợi thế, khắc phục
những tồn tại hạn chế đang níu đà tăng trƣởng của ngành Du lịch.
Tác giả Trần Thị Minh Hòa năm 2013 đã thực hiện công trình nghiên cứu “Hoàn
thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Việt
Nam”. Tác giả đề cập đến bốn bên liên quan và mối quan hệ giữa các bên trong hoạt
động du lịch bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, các nhà cung ứng
dịch vụ du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cƣ. Bên cạnh đó, tác giả cũng làm
rõ thực trạng của các mối quan hệ này tại Việt Nam, phân tích một số bài học kinh
nghiệm quốc tế trong việc tạo ra các mối quan hệ tốt giữa các bên liên quan trong
hoạt động du lịch, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện các mối quan hệ này
nhằm phát triển bền vững hoạt động du lịch tại Việt Nam.
Các tác giả Phạm Hồng Chƣơng, Hoàng Văn Hoa, Trần Văn Hòe, Kenichi Ohno,
Nguyễn Đình Thọ có bài nghiên cứu “Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do
hóa ngành du lịch”. Nghiên cứu này đã chỉ rõ khả năng cạnh tranh và tiềm năng
của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, những đòi hỏi về nguồn lực
đầu tƣ cho ngành du lịch và những định hƣớng cơ bản để tăng đầu tƣ cho phát triển
bền vững ngành du lịch Việt Nam. Công trình này đã khảo sát và đánh giá về năng
lực thu hút đầu tƣ phát triển du lịch Việt Nam trong xu hƣớng hội nhập, chỉ rõ
những định hƣớng cần đáp ứng để các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc có thể sẵn
sàng đầu tƣ cho phát triển du lịch vào các địa phwong với tiềm năng khác nhau
Bên cạnh những công trình nghiên cứu tổng quan chung về ngành du lịch, nhiều
tác giả nghiên cứu sâu hơn những yếu tố quan trọng của du lịch.
10
Nghiên cứu về nguồn nhân lực du lịch, các tác giả Phan Huy Xu và Võ Văn
Thành có bài viết “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, đƣợc đăng trên Tạp chí khoa học đại học Văn
Lang số 2/2017. Bài báo đã trình bày một số luận điểm về thực trạng nguồn nhân
lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay về quy mô, số lƣợng, chất lƣợng và ƣu nhƣợc
điểm của nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam. Các tác giả cũng trả lời câu hỏi
thế nào là nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao, đồng thời đƣa ra những giải pháp
về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao nhằm đƣa du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn.
Phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy, nhiều cuốn sách về du lịch đã đƣợc
xuất bản nhƣ:
Cuốn “Thị trường du lịch” của tác giả Nguyễn Văn Lƣu xuất bản năm 2009 là
một trong những cuốn sách tổng quan nhất về thị trƣờng du lịch: khái niệm và
những đặc điểm của thị trƣờng du lịch, các loại thị trƣờng du lịch, phân tích một số
yếu tố cơ bản trên thị trƣờng du lịch. Tác giả đã phân tích khá kỹ hai yếu tố quan
trọng của thị trƣờng du lịch đó là cầu du lịch và cung du lịch. Từ đó, tác giả đã đi
sâu phân tích thị trƣờng du lịch thế giới, thị trƣờng du lịch các nƣớc ASEAN làm cơ
sở để so sánh, đánh giá thị trƣờng du lịch của Việt Nam.
Cuốn “Giáo trình Kinh tế du lịch” đƣợc xuất bản tại Nxb Đại học Kinh tế quốc
dân Hà Nội năm 2008 do hai tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa đồng
chủ biên là một công trình tổng quan khác về kinh tế du lịch. Dƣới góc độ kinh tế,
các tác giả cung cấp các tri thức cơ bản các khái niệm liên quan đến du lịch; lịch sử
hình thành, xu hƣớng phát triển và tác động kinh tế- xã hội của du lịch đối với một
địa bàn phát triển du lịch (chủ yếu dƣới góc độ một quốc gia). Trong đó, cuốn sách
đã đánh giá ngành du lịch Việt Nam từ khi ra đời nhất là từ khi đổi mới đến nay,
khẳng định vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia và
những khó khăn, hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan mà kinh tế du lịch Việt
Nam đang gặp phải. Cuốn sách còn chỉ rõ những nguyên nhân mà kinh tế du lịch
11
Việt Nam phát triển chƣa ổn định, thiếu bền vững, hiệu quả chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng du lịch to lớn của đất nƣớc.
1.1.1.3. Nhóm các bài viết, công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trong bối
cảnh quốc tế và hội nhập AEC
Từ khi ra đời đến nay, ngành du lịch đã trải qua quá trình phát triển dài với nhiều
biến động. Ngành du lịch ngày càng mở rộng cả về chất và lƣợng. Sự mở rộng này
đƣợc tiến hành dần dần với sự thay đổi của bối cảnh thế giới, và sẽ không có điểm
dừng. Do vậy, nghiên cứu việc phát triển du lịch trong bối cảnh quốc tế là đề tài
không bao giờ cũ, không bao giờ mất đi tính cấp thiết.
Tác giả Vannarith Chheang có công trình nghiên cứu “Tourism and regional
integration in Southeast Asia” (Du lịch và hội nhập khu vực ở Đông Nam Á) năm
2013. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khái niệm về kinh tế du lịch, chủ
nghĩa khu vực trong kinh tế du lịch, tầm quan trọng của phát triển du lịch trong giai
đoạn hội nhập khu vực Đông Nam Á. Mối quan hệ gắn kết giữa du lịch và hội nhập
khu vực cũng đƣợc làm rõ: Phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to
lớn cho các quốc gia mà còn thúc đẩy cho quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN
trở nên nhanh chóng và bền vững hơn. Ngƣợc lại, chủ nghĩa khu vực cũng thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển của ngành du lịch ở mỗi nƣớc thông qua việc xóa bỏ các rào
cản về thủ tục xuất nhập cảnh, giúp cho công dân của các nƣớc thành viên ASEAN
có thể đi lại dễ dàng ở các quốc gia này, từ đó gia tăng số lƣợng lớn khách du lịch
cho mỗi quốc gia thành viên, thúc đẩy giao lƣu văn hóa, kết nối cộng đồng, hỗ trợ
giảm đói nghèo. Ngoài ra, tác giả cũng phân tích chính sách phát triển du lịch của
10 quốc gia thành viên ASEAN và cho thấy rằng, tất cả các chính sách phát triển du
lịch của các nƣớc này đều coi trọng việc hợp tác trong phát triển du lịch ở khu vực
và do đó, ngành du lịch của mỗi nƣớc cần điều chỉnh sao cho ph hợp với xu thế
chung của hội nhập.
Việt Nam đã và đang tham gia ngày càng sâu hơn vào quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Quá trình hội nhập bên cạnh những tác động dễ thấy nhất về thƣơng mại
12
quốc tế, cũng mang đến nhiều cơ hội về ngành du lịch. Vì vậy, có rất nhiều nghiên
cứu về việc phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tạp chí du lịch số ra ngày 25/12/2017 có bài viết của tác giả Văn Dƣơng “Tình
hình du lịch Việt Nam, cơ hội thách thức trong hội nhập quốc tế”. Tác giả khái quát
lại tình hình du lịch Việt Nam giai đoạn 2011- 2017, bên cạnh những thành công
nhƣ tăng trƣởng tốc độ cao, thu hút đầu tƣ, hình thành điểm đến, sản phẩm du lịch
thì vẫn còn nhiều những bất cập đặc biệt về nguồn nhân lực du lịch. Tác giả cũng
điểm lại những nét chính trong hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam: hội nhập
WTO, tham gia ASEAN. Tác giả đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức của ngành du lịch Việt Nam trong hội nhập quốc tế, từ đó đặt ra một số nhu
cầu phát triển chính của du lịch Việt Nam hiện nay.
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 7 (458)- tháng 7/2016 có bài viết “Thực trạng thu
hút khách quốc tế của du lịch biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của
tác giả Hà Thị Thanh Thủy. Bài viết đã đánh giá thực trạng thu hút khách quốc tế
của du lịch biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó chỉ ra
những thách thức, hạn chế và hƣớng khắc phục nhằm đẩy mạnh hơn nữa thị trƣờng
khách quốc tế đến với biển Việt Nam trong giai đoạn tới.
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch năm 2015 có bài viết của tác giả Phạm Trung
Lƣơng (1/2015) Phát triển Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Nhìn nhận sự
phát triển của du lịch với tƣ cách là một ngành kinh tế không nằm ngoài quy luật
khách quan là toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả phân tích quá trình
hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam, chỉ ra những cơ hội và thách thức của du
lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Từ những vấn đề đặt ra
với du lịch Việt Nam trong hội nhập quốc tế, tác giả đề xuất một số giải pháp góp
phần tăng cƣờng hội nhập của du lịch Việt Nam
Những năm gần đây, một trong những sự kiện tác động mạnh đến du lịch Việt
Nam phải kể đến sự xuất hiện của cộng đồng kinh tế ASEAN. AEC tác động mạnh
mẽ đến nhiều mặt của Việt Nam, trong đó có ngành du lịch, tuy nhiên, chƣa nhiều
ngƣời, nhiều tổ chức hoạt động liên quan đến ngành du lịch hiểu đƣợc điều này. Chỉ
13
có một số công trình nghiên cứu về ngành du lịch trong bối cảnh AEC, có càng ít
hơn bài viết về du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC.
TS. Nguyễn Văn Lƣu (2014) trong bài viết Du lịch Việt Nam hội nhập trong
ASEAN đã cung cấp cho độc giả thông tin về du lịch khu vực ASEAN và các nƣớc
thành viên; cơ cấu tổ chức, nguyên tắc và cơ chế hợp tác quốc tế về du lịch trong
ASEAN; nguồn lực phát triển của du lịch Việt Nam; thực trạng hội nhập quốc tế
của du lịch Việt Nam trong ASEAN; định hƣớng và pháp đẩy mạnh hội nhập và
hợp tác của du lịch Việt Nam trong ASEAN.
Các tác giả Lê Thanh T ng, Lê Tuấn Anh có bài đăng trên Tạp chí phát triển và
hội nhập số 26 (36)- Tháng 1-2/2016 “Hoàn thiện chiến lược phát triển ngành du
lịch Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập”. Bài
nghiên cứu đã khái quát thực trạng phát triển ngành du lịch Việt Nam những năm
qua, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của ngành du lịch Việt Nam
trong bối cảnh AEC đƣợc thành lập bằng khung lý thuyết phân tích SWOT, từ đó
đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc phát triển cho ngành du lịch Việt
Nam trong bối cảnh AEC đƣợc thành lập thời gian tới. Tuy nhiên bài viết không
đƣa ra những chính sách của AEC liên quan đến ngành du lịch, do đó chƣa phân
tích đƣợc cụ thể những chính sách của AEC tác động trực tiếp đến ngành du lịch
Việt Nam nhƣ thế nào.
Ngoài việc nghiên cứu chung về du lịch, các tác giả còn đi sâu nghiên cứu nhân
tố vô c ng quan trọng đối với phát triển du lịch- đó là nguồn nhân lực du lịch.
Tác giả Lê Anh Tuấn trên Tạp chí du lịch 12/2017 có bài viết “ Bàn về đào tạo
du lịch trong hội nhập ASEAN”. Tác giả đã chỉ ra những thách thức trong đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hƣớng tới hội nhập
khu vực, trƣớc hết là hội nhập ASEAN. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải
pháp “cấp bách” giải quyết những thách thức trên, nâng cao chất lƣợng đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam.
Cũng trên Tạp chí du lịch 9/2017, tác giả Lê Anh Tuấn còn có bài viết khác về du
lịch Việt Nam “Nguồn lực để phát triển Du lịch Việt Nam”. Tác giả cho rằng trong
14