Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập lớn 02 : Cho rằng anh B (anh trai của chồng cũ) đã xúi bẩy em trai ly hôn mình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.52 KB, 10 trang )

Đề bài số 02:
Cho rằng anh B (anh trai của chồng cũ) đã xúi bẩy em trai ly
hơn mình. A thuê C giết cả nhà anh B bằng cách ban đêm mang
xăng đến đốt nhà anh B. Trước khi đốt nhà anh B, C lấy dây sắt
buộc bên ngoài cửa chính, cửa sổ để người bên trong khơng
thốt được. Hậu quả là tồn bộ ngơi nhà cấp 4 của gia đình anh
B bị thiêu rụi (tổng tài sản bị thiệt hại trị giá 450 triệu đồng)
nhưng anh B cùng vợ và con gái may mắn thốt nạn vì đêm đó
về q dự đám cưới nên khơng có mặt ở nhà.
Câu hỏi:
1.

2.
3.
4.

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà C thực hiện
trong tình huống trên thuộc loại tội phạm nào theo cách phân
loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?
Trách nhiệm hình sự của A trong vụ án này thế nào? Tại sao?
Tội giết người mà A và C thực hiện trong tình huống nêu trên ở
giai đoạn nào? Tại sao?
Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là bao nhiêu năm
tù?
Bài làm:

1.

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà C thực
hiện trong tình huống trên thuộc loại tội phạm rất
nghiêm trọng.


Theo nội dung vụ án, hành vi phạm tội của C thực hiện gây
hủy hoại tài sản của gia đình anh B với tổng giá trị 450 triệu
đồng.
Căn cứ khoản 3 Điều 178 BLHS về tội hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản:
“Điều 178. Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản
...

1


3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
10 năm.
...”
Như vậy, hành vi của C đã phạm vào khoản 3 Điều 178 BLHS
với mức hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 9 BLHS về phân loại tội phạm
quy định như sau:
“Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm
được phân thành 04 loại sau đây:
...
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07
năm tù đến 15 năm tù;
…”

Căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 178; điểm c, khoản 1, Điều
9 Bộ luật Hình sự, hành vi phạm tội của C là tội phạm rất
nghiêm trọng.
2.



A chịu trách nhiệm hình sự với vai trò là đồng phạm
(người tổ chức) với C về hai tội:
Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo
quy định tại khoản 3 Điều 178 BLHS
Tội giết người theo Điều 123 BLHS
Điều 17 BLHS quy định:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng
thực hiện một tội phạm.
2


2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết
chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực
hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực
hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người
khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất
cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về

hành vi vượt quá của người thực hành.”
Đồng phạm là những người cùng tham gia vào việc thực hiện
một tội phạm như:
+
+

Người thực hành là người cùng thực hiện tội phạm có thể là trực
tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm;
Người tổ chức là người thực hiện hành vi chủ mưu, chỉ huy, cầm
đầu việc thực hiện tội phạm;
+ Người xúi giục là người thực hiện hành vi kích động, dụ dỗ,
thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm;
+ Người giúp sức là người tạo điều kiện về tinh thần hay vật
chất cho người khác thực hiện tội phạm;
Khi thực hiện hành vi tội phạm, mỗi người đồng phạm không
chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà cịn biết và mong
muốn sự cùng tham gia của những người đồng phạm khác. Cố ý
trong đồng phạm được thể hiện trên hai phương diện về lý trí
và ý chí:
Về lý trí, mỗi người đồng phạm đều nhận thức được tính chất
nguy hiểm đối với hành vi của mình, nhận thức được tính chất
3


nguy hiểm của những người đồng phạm khác, thấy trước được
việc gây ra hậu quả chung của hành vi phạm tội đó.
Về ý chí, những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều
mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả
chung của tội phạm xảy ra.
Như vậy, để thoả mãn quy định về đồng phạm cần có những

điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phải có từ hai người trở lên, những người này phải
có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Đây là điều kiện về
năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là mỗi người
trong đồng phạm đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện
tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện có sự liên kết
với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của
người khác và ngược lại, hành vi phạm tội của mỗi người đều
nằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục đích
chung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm. Vì vậy, sẽ khơng
được coi là đồng phạm khi một số người đã cùng thực hiện một
tội phạm và cùng một thời gian nhưng giữa những người này
khơng có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ lẫn nhau mà
hành vi của từng người đều thực hiện độc lập.
Giả sử, trong tình huống này A và C (khơng có thêm mệnh đề
khác) đều là người thỏa mãn điều kiện về năng lực trách nhiệm
hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật. A là người thuê C thực hiện hành vi giết cả nhà anh B
bằng cách đốt nhà, như vậy hành vi của A và C đã thỏa mãn
dấu hiệu pháp lý của đồng phạm:



Gồm hai người là A và C; cả hai đủ năng lực trách nhiệm hình
sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
A là người tổ chức, chủ mưu giết hại cả nhà anh B để trả thù,
thuê C thực hiện hành vi giết người và hủy hoại tài sản;
4






C là người thực hành, trực tiếp thực hiện hành vi đốt nhà bằng
xăng nhằm giết hại gia đình anh B vào ban đêm;
Cả A và C đã có bàn bạc, tổ chức sử dụng hình thức đốt nhà
bằng xăng vào ban đêm để giết hại nhà anh B, như vậy cả hai
đã có sự câu kết chặt chẽ, có kế hoạch trước khi thực hiện hành
vi tội phạm.
Như vậy, Căn cứ Điều 17 BLHS, A trong vụ án này phải chịu
trách nhiệm hình sự với vai trị là đồng phạm với vai trị là người
tổ chức.

3.

Trong tình huống trên, tội giết người mà A và C là phạm
tội chưa đạt đã hoàn thành
Điều 123 BLHS quy định tội giết người như sau:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc
tử hình:
...
4. Người phạm tội cịn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế
hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà các
dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao
gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và

mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi
phạm tội gây ra;
Theo quy định tại Điều 123 BLHS thì các dấu hiệu thuộc mặt
khách quan của cấu thành tội phạm bao gồm hành vi giết
người, hậu quả chết người và mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi và hậu quả. Do vậy, tội giết người có cấu thành tội phạm vật
chất, chỉ khi xảy ra hậu quả chết người thì tội phạm mới ở giai
đoạn tội phạm hồn thành. Cụ thể, trong tình huống trên, hành
vi giết người của A và C khơng có hậu quả là anh B và gia đình
5


chết. Vì vậy, Tội giết người của A và C là tội phạm chưa đạt
theo quy định tại Điều 15 BLHS.
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp người
phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần
thiết để gây hậu quả, nhưng vì ngun nhân khách quan hậu
quả đó khơng xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành
vi).
Điều 15 BLHS quy định Phạm tội chưa đạt như sau:
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng khơng
thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn
của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm chưa đạt.”
Với hành vi lấy dây sắt buộc cửa chính và cửa sổ của nhà anh
B đã thể hiện việc anh B và gia đình khơng ở nhà là nằm ngồi
dự tính của C, C vẫn thực hiện hành vi với ý chí thực hiện hành
vi đến cùng.
Về cấu thành tội phạm giết người, mặt chủ quan lỗi này là cố

ý, ý chí thực hiện hành vi đến cùng và việc bị hại khơng có mặt
là nằm ngồi ý chí chủ quan C không biết, tâm lý C vẫn thể
hiện C nghĩ rằng gia đình anh B cùng gia đình có mặt trong nhà,
tiếp tục thực hiện hành vi đuổi cùng giết tận, khơng cho nạn
nhân lối thốt. C thực hiện đầy đủ những hành vi cần thiết để
gây hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách quan nên hậu quả
chết người không xảy ra.
Như vậy, hành vi của C và A đã đủ cấu thành tội giết người ở
giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hồn thành.
4.

Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là 30 năm tù
Bao gồm:

6


Hình phạt đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
theo quy định tại khoản 3 Điều 178 BLHS với mức hình phạt tối
đa là 10 năm tù;
Hình phạt đối với tội giết người theo Điều 123 BLHS tối đa là
20 năm tù;
Cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 178 BLHS A phạm tội hủy hoại tài
sản với mức hình phạt tù cao nhất là 10 năm tù.
Căn cứ khoản 1, Điều 123; điểm a, khoản 1, Điều 55;
khoản 1, 3 Điều 57; Điều 58 BLHS
Điều 123 BLHS quy định tội giết người như sau:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc

tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ
của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô
giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện
một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
7


l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Th giết người hoặc giết người th;
n) Có tính chất cơn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội khơng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm.
4. Người phạm tội cịn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế

hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 123 BLHS nhận thấy:








Việc A thuê C giết cả nhà B phạm vào điểm a, khoản 1, Điều
123 BLHS về giết 02 người trở lên;
Việc A, C giết người bằng phương pháp đốt nhà, hủy hoại tài
sản của gia đình B phạm vào khoản 3 Điều 178 BLHS là tội
phạm rất nghiêm trọng nhằm thực hiện hành vi giết người. Như
vậy, A và C vi phạm điểm e, khoản 1, Điều 123 BLHS.
A và C bàn tính và sử dụng phương pháp chặn tồn bộ các lối
thốt của nhà, và đốt nhà là phương pháp có thể gây chết
nhiều người đã phạm vào điểm l, khoản 1, Điều 123 BLHS
A thuê C thực hiện hành vi giết người vi phạm điểm m, khoản 1,
Điều 123 BLHS.
Hành vi của A là hành vi giết người để trả thù vì cho rằng vì B
mà A và chồng ly hơn, vì lý do ích kỷ, mà nảy sinh động cơ giết
người, thuê C giết cả nhà B.
Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về tình tiết phạm
tội vì động cơ đê hèn với tư cách là một tình tiết tăng nặng
trách nhiêm hình sự. Trong các tội phạm cụ thể, với tư cách là
8



tình tiết định khung, tình tiết vì động cơ đê hèn được hướng dẫn
cụ thể.
Đối với tội Giết người, theo Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ
năm 1986 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn về tội giết
người với tình tiết định khung vì động cơ đê hèn là: “Giết người
vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao,
phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn
nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách
nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn,
hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…)”.
Đây là tình tiết định khung tăng nặng thuộc điểm q, khoản 1,
Điều 123 BLHS: “vì động cơ đê hèn”.
Căn cứ, điểm a, e, l, m, q, khoản 1, Điều 123 BLHS, là các
tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, A có thể bị
truy tố theo khoản 1 Điều 123BLHS với mức hình phạt cao nhất
là chung thân hoặc tử hình.
Tại Điều 57 BLHS quy định Quyết định hình phạt trong trường
hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt quy định như sau:
“1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội
chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật
này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội
và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện
được đến cùng.
...
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được
áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc
tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là tù
có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt
tù mà điều luật quy định.”

Căn cứ Điều 58 BLHS Quyết định hình phạt trong trường hợp
đồng phạm
9


Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm,
Tịa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức
độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm
hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với
người đó.
Trong tình huống trên, A và C phạm tội chưa đạt đối với tội
giết người quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS với mức phạt
cao nhất là chung thân hoặc tử hình, áp dụng khoản 1, 3, Điều
57 BLHS; Điều 58 BLHS với vai trị là đồng phạm- người tổ chức
thì mức hình phạt cao nhất mà A phải chịu đối với tội giết người
là 20 năm tù.
Căn cứ Điều 55 BLHS về Quyết định hình phạt trong trường
hợp phạm nhiều tội:
“Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án
quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt
theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tun cùng là cải tạo khơng giam
giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng
lại thành hình phạt chung; hình phạt chung khơng được vượt
q 03 năm đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ, 30 năm
đối với hình phạt tù có thời hạn;”
Như vậy, tổng hợp hình phạt cao nhất mà A phải chịu là tối
đa 30 năm tù.


10



×