Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại việt nam trong tiến trình hội nhập quốc tế phân tích trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN HẢI MINH

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾPHÂN TÍCH TRƢỜNG HỢP NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN HẢI MINH

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ PHÂN TÍCH TRƢỜNG HỢP NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành:Quản trị Kinh doanh
Mã số:62.34.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Minh Cƣơng



HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận án “Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - Phân tích trường hợp
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu độc lập của
cá nhân tơi. Ngồi những thơng tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã đƣợc
trích dẫn nguồn, tồn bộ kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án đƣợc phân tích
từ nguồn dữ liệu điều tra thực tế do cá nhân tôi thực hiện. Tất cả các dữ liệu đều
trung thực và nội dung luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận án

Nguyễn Hải Minh

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................................. 1
MỤC LỤC .............................................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................................... ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 1

3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 16
3.1 Mục tiêu chung .................................................................................................... 16
3.2. Những mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 16
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 16
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 17
6. Tính mới và đóng góp của luận án ........................................................................ 18
6.1. Các đóng góp về mặt lý luận .............................................................................. 18
6.2. Các đóng góp về mặt thực tiễn ........................................................................... 18
7. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 19
8. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 20
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ..................................... 21
1.1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ........................................... 21
1.1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ............................................................... 21
1.1.2. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp ................................................................... 25
1.1.3. Phân loại văn hóa doanh nghiệp ..................................................................... 32
ii


1.1.4. Các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp............ 41
1.1.5. Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp ................................................................... 47
1.1.6. Một số đặc điểm nổi bật của văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thƣơng
mại so với các loại hình doanh nghiệp khác ............................................................. 49
1.2. ĐO LƢỜNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .................................................... 51
1.2.1. Một số mơ hình đo lƣờng văn hóa doanh nghiệp phổ biến trên thế giới ........ 51
1.2.2. So sánh các mơ hình đo lƣờng văn hóa doanh nghiệp .................................... 65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 68
CHƢƠNG 2: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM ................................................................ 69
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM .............................................. 69

2.1.1. Tổng quan hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc ở Việt Nam từ
sau đổi mới đến nay .................................................................................................. 69
2.1.2. Khái qt về q trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng
thƣơng mại Nhà nƣớc ở Việt Nam giai đoạn vừa qua .............................................. 76
2.2. MƠ HÌNH, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 84
2.2.1. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................ 84
2.2.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 87
2.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi đo lƣờng ....................................................................... 88
2.2.4. Tổng thể, mẫu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................ 95
2.2.5. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 96
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 97
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NHTM
NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ....................... 98
iii


3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 98
3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC CẤP ĐỘ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM ...................... 100
3.2.1. Kết quả đánh giá các cấp độ văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng
Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ....................................... 100
3.2.2. Kết quả đánh giá các cấp độ văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM Nhà nƣớc
ở Việt Nam trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .......................................... 110
3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC CẤP ĐỘ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO
NHỮNG YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC ................................................................ 114
3.3.1. Kết quả đánh giá cấp độ văn hóa thứ nhất tại các NHTM Nhà nƣớc ở Việt
Nam theo những yếu tố nhân khẩu học ................................................................... 114
3.3.2. Kết quả đánh giá cấp độ văn hóa thứ hai tại các NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam
theo những yếu tố nhân khẩu học ........................................................................... 123
3.3.3. Kết quả đánh giá cấp độ văn hóa thứ ba tại các NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam

theo những yếu tố nhân khẩu học ........................................................................... 127
3.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH VĂN HĨA DOANH NGHIỆP CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM TRƢỚC VÀ SAU
KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ....................................................................... 133
3.4.1. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank ........................ 133
3.4.2. Mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam ........ 140
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................ 144
CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC Ở VIỆT
NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ..........................................................145
4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 145

iv


4.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NHTM
NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.................... 152
4.2.1. Các giải pháp củng cố các cấp độ văn hóa doanh nghiệp ............................. 153
4.2.2. Các giải pháp định hình mơ hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp với xu thế
hội nhập quốc tế đồng thời phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam ............................ 159
4.2.3. Các giải pháp nhằm củng cố kết cấu văn hóa doanh nghiệp mạnh ở các ngân
hàng thƣơng mại Nhà nƣớc ở Việt Nam ................................................................. 163
4.2.4. Học hỏi, áp dụng chọn lọc kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp của
các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài ................................................................... 167
4.3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........... 174
4.3.1. Hạn chế về nội dung nghiên cứu ................................................................... 174
4.3.2. Hạn chế về phạm vi nghiên cứu .................................................................... 174
4.3.3. Hạn chế về mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..................... 174
4.3.4. Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 175
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................ 176

KẾT LUẬN ........................................................................................................................................177
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ



LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................181
PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra ..............................................................................................................187
PHỤ LỤC 2: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................197
PHỤ LỤC 3: Kết quả khảo sát đánh giá các cấp độ VHDN tại tổng thể 4 NHTM
Nhà nƣớc ở Việt Nam giữa hai thời kỳ trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ..........200
PHỤ LỤC 4: Mơ hình văn hóa doanh nghiệp của một số ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc ở
Việt Nam trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ..................................................................207

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp đặc điểm của 4 loại hình văn hóa doanh nghiệp ......................57
Bảng 1.2: Mẫu Bảng hỏi chẩn đốn văn hóa doanh nghiệp OCAI ...........................59
Bảng 1.3: Mẫu Bảng tính điểm văn hóa doanh nghiệp OCAI ..................................61
Bảng 2.1: Thay đổi tổng tài sản và vốn chủ sở hữu các ngân hàng thƣơng mại
Nhà nƣớc ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2015 ...........................................................70
Bảng 2.2: Logo của một số ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc ..................................77
Bảng 2.3: Một số giá trị chung cơ bản của ngân hàng Vietcombank .......................78
Bảng 2.4: Thang đo lƣờng mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng .........92
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về cấu trúc văn hóa hữu hình của ngân hàng
Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .......................................100
Bảng 3.2: Kết quả kiểm định sự thay đổi về cấu trúc văn hóa hữu hình của
ngân hàng Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .....................103

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá về những giá trị chung đƣợc thống nhất trong ngân hàng
Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO............................................105
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định sự thay đổi về hệ thống giá trị chung đƣợc thống nhất
tại ngân hàng Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ................106
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá về những ngầm định cơ bản của các thành viên trong
ngân hàng Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .....................107
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định sự thay đổi về những ngầm định cơ bản trong
ngân hàng Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .....................108
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá cấp độ văn hóa
thứ nhất theo giới tính .............................................................................................115
Bảng 3.8: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá cấp độ văn hóa thứ nhất
theo khu vực ............................................................................................................116
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá cấp độ văn hóa
thứ nhất theo độ tuổi nhân viên ...............................................................................118
Bảng 3.10: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá cấp độ văn hóa thứ nhất
theo trình độ học vấn ...............................................................................................120

vi


Bảng 3.11: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá cấp độ văn hóa thứ nhất
theo số năm kinh nghiệm làm việc của nhân viên ..................................................121
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa
thứ hai theo giới tính ...............................................................................................124
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ hai
theo trình độ học vấn ...............................................................................................124
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa
thứ hai theo khu vực ................................................................................................125
Bảng 3.15: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa
thứ hai theo độ tuổi..................................................................................................126

Bảng 3.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa
thứ hai theo kinh nghiệm làm việc ..........................................................................127
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ ba
theo giới tính ...........................................................................................................128
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa
thứ ba theo trình độ học vấn ....................................................................................128
Bảng 3.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa
thứ ba theo khu vực .................................................................................................129
Bảng 3.20: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa
thứ ba theo độ tuổi ...................................................................................................130
Bảng 3.21: Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá về cấp độ văn hóa thứ ba
theo kinh nghiệm làm việc ......................................................................................132
Bảng 3.22: Đánh giá mơ hình văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng Vietcombank
trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO..............................................................133
Bảng 3.23: Điểm đánh giá các thuộc tính văn hóa gia đình tại ngân hàng
Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .......................................135
Bảng 3.24: Điểm đánh giá các thuộc tính văn hóa sáng tạo tại ngân hàng
Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .......................................136
Bảng 3.25: Điểm đánh giá các thuộc tính văn hóa thị trƣờng tại ngân hàng
Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ......................................137
vii


Bảng 3.26: Điểm đánh giá các thuộc tính văn hóa thứ bậc tại ngân hàng
Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .......................................138
Bảng 3.27: Kết quả kiểm định sự thay đổi trong mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại
ngân hàng Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .....................139
Bảng 3.28: Xu hƣớng thay đổi mơ hình VHDN của các NHTM Nhà nƣớc ở
Việt Nam trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .............................................141
Bảng 3.29: Kết quả kiểm định sự thay đổi trong mơ hình VHDN tại các NHTM

Nhà nƣớc ở Việt Nam trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO .........................143

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Ảnh hƣởng của việc chậm thay đổi văn hóa doanh nghiệp tới
sức cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................................................. 29
Hình 1.2: Khung giá trị cạnh tranh ............................................................................ 38
Hình 1.3: Bốn loại hình văn hóa doanh nghiệp theo Cameron và Quinn ................. 38
Hình 1.4: Tác động của mơi trƣờng bên trong và bên ngồi tới văn hóa doanh nghiệp .. 42
Hình 1.5: Các thành phần văn hóa doanh nghiệp theo Johnson................................ 44
Hình 1.6: Mơ hình 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của H. Schein ........................... 48
Hình 1.7: Mơ hình văn hóa 6 lớp của Đỗ Minh Cƣơng ............................................ 49
Hình 1.8: Mơ hình văn hóa doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm tại Hà Lan năm 2009 ................................................................................. 51
Hình 1.9: Mơ hình khảo sát văn hóa doanh nghiệp DOCS của Denison .................. 55
Hình 1.10: Mơ hình văn hóa doanh nghiệp Tập đồn Henkel, Đức, khảo sát theo mơ
hình Denison, năm 2003 và 2004 .............................................................................. 56
Hình 1.11: Q trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp của Apple giai đoạn
1976 – 1997 ............................................................................................................... 64
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 86
Hình 2.2: Mơ tả khung phân tích mơ hình văn hóa doanh nghiệp của các NHTM
Nhà nƣớc ở Việt Nam ............................................................................................... 86
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu................................................................................. 88
Hình 3.1: Mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank
trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.............................................................. 134
Hình 3.2: Mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam
trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.............................................................. 142
Hình 4.1: Mơ hình văn hóa doanh nghiệp của các NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam

trong tiến trình hội nhập quốc tế theo đề xuất của tác giả ...................................... 162

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đánh giá các khía cạnh cấu trúc văn hóa hữu hình tại ngân hàng
Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ....................................... 104
Biểu đồ 3.2: Đánh giá các khía cạnh hệ thống những giá trị chung đƣợc thống nhất
tại ngân hàng Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ................ 106
Biểu đồ 3.3: Đánh giá các khía cạnh những ngầm định cơ bản tại ngân hàng
Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ....................................... 109
Biểu đồ 3.4: Đánh giá các khía cạnh cấu trúc văn hóa hữu hình tại các NHTM Nhà
nƣớc ở Việt Nam trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ................................. 111
Biểu đồ 3.5: Đánh giá các khía cạnh hệ thống những giá trị chung đƣợc thống nhất tại các
NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ...................... 112
Biểu đồ 3.6: Đánh giá các khía cạnh những ngầm định cơ bản tại các NHTM
Nhà nƣớc ở Việt Nam trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ......................... 113
Biểu đồ 3.7: Kết quả kiểm định sự thay đổi trong mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại
ngân hàng Vietcombank trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ..................... 140
Biểu đồ 3.8: Kết quả kiểm định sự thay đổi trong mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại các
NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ................ 143

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt


Giải nghĩa tiếng Anh

Giải nghĩa tiếng Việt

ATM

Automated Teller Machine

Máy giao dịch tự động

OCAI

Organizational Culture

Bộ công cụ chẩn đốn văn

Assessment Instrument

hóa doanh nghiệp

DOCS

Denison Organizational Culture Bảng khảo sát văn hóa doanh
Survey

nghiệp của Denison

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thƣơng mại thế giới

2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt
Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

BIDV

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

TCTD


Tổ chức tín dụng

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Vietcombank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

VietinBank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Cơng thƣơng Việt Nam

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

VHTC

Văn hóa tổ chức

xi


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho mơi trƣờng kinh
doanh thay đổi một cách nhanh chóng với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối
với các doanh nghiệp. Để thành công, các doanh nghiệp phải thích ứng đƣợc với sự
biến đổi của thị trƣờng và tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh bền vững. Nhiều
doanh nghiệp đã sử dụng Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) nhƣ một thứ tài sản vơ
hình nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một số
kết quả nghiên cứu cho thấy VHDN có ảnh hƣởng tích cực đến việc nâng cao hiệu
suất hoạt động của doanh nghiệp (Ojo, 2009; Shahzad vào cộng sự, 2012), tăng
cƣờng tính đồng thuận của tổ chức, nâng cao năng suất làm việc, tăng cƣờng tính tự
giác của nhân viên (Nguyễn Mạnh Quân, 2004), đồng thời, là nhân tố quan trọng
đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (Dƣơng Thị Liễu, 2008). Trong
thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế ngày nay, VHDN đóng vai trị quan
trọng trong việc định hình tầm nhìn, chiến lƣợc, sứ mệnh và xây dựng thƣơng hiệu
cho mỗi doanh nghiệp, ngành ngân hàng cũng khơng nằm ngồi xu hƣớng trên.
Dịch vụ ngân hàng thuộc loại hình dịch vụ cao cấp và phức tạp, vì vậy những u
cầu, địi hỏi đối với nhân tố con ngƣời phải ở mức độ cao hơn. Nói cách khác, việc
xây dựng phát triển văn hóa vốn gắn liền với yếu tố con ngƣời thuộc các ngân hàng
thƣơng mại (NHTM) dƣờng nhƣ khó khăn hơn, vừa phải đảm bảo có tính chung của
văn hóa quốc gia, dân tộc, vùng miền, vừa có những đặc điểm riêng trong văn hóa
ngành ngân hàng và bản sắc riêng của từng đơn vị.
So với hệ thống NHTM trên thế giới, hệ thống NHTM của Việt Nam còn khá
non trẻ. Tuy nhiên, hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ
sau khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986, đánh dấu bằng việc
chuyển từ hệ thống ngân hàng đơn cấp sang cơ chế ngân hàng hai cấp với sự phân
tách riêng rẽ trong hoạt động của các NHTM với Ngân hàng Nhà nƣớc.
Dựa vào hình thức sở hữu, hệ thống NHTM ở Việt Nam đƣợc chia thành:
NHTM Nhà nƣớc (NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần
1



do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ), NHTM cổ phần tƣ nhân (NHTM được
tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần và Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ);
NHTM liên doanh (NHTM được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt
Nam và Bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh); Chi nhánh ngân hàng
nƣớc ngoài (chi nhánh mở tại Việt Nam của NHTM được thành lập theo pháp luật
nước ngoài) và NHTM 100% vốn nƣớc ngoài (NHTM được thành lập tại Việt Nam
với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngồi; trong đó phải có một NH nước
ngồi sở hữu trên 50% vốn điều lệ).
Số lƣợng các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam đã tăng từ 4 ngân hàng
năm 1988 lên đến 43 ngân hàng tính đến tháng 6 năm 2016, bao gồm 7 NHTM Nhà
nƣớc, 28 NHTM cổ phần tƣ nhân, 6 NHTM 100% vốn nƣớc ngồi, 2 NHTM liên
doanh, ngồi ra cịn có 51 chi nhánh NHTM nƣớc ngoài cũng đang hoạt động tại
Việt Nam.
Sự lớn mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam thể hiện ở sự tăng lên của vốn
chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp
của ngành vào GDP hàng năm. Xét về tổng tài sản có, tính đến tháng 6/2016, đứng
đầu là các NHTM Nhà nƣớc (chiếm 44.7% toàn hệ thống), tiếp theo là các NHTM
tƣ nhân (chiếm 40.1% toàn hệ thống), phần cịn lại thuộc về các loại hình NHTM
khác.
Bên cạnh sự khác biệt về tỷ lệ sở hữu vốn, các NHTM Nhà nƣớc và NHTM tƣ
nhân, NHTM liên doanh và NHTM 100% vốn nƣớc ngồi cịn khác biệt ở môt số
yếu tố nhƣ: truyền thống và kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam; mức độ chịu ảnh
hƣởng, tác động về nhân sự, quyết định quản trị của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
đối với các NHTM; mức độ tham gia của các tổ chức chính trị (tổ chức Đảng) và
các tổ chức chính trị xã hội (Cơng Đồn, Đoàn Thanh niên) trong hoạt động quản trị
của các NHTM. Những khác biệt nêu trên cũng tạo ra sự khác biệt đáng kể về cấu
trúc quản trị và đặc điểm VHDN của các NHTM Nhà nƣớc với những loại hình
NHTM khác.


2


Mặc dù hạn chế về số lƣợng, nhƣng phạm vi hoạt động của các NHTM Nhà
nƣớc ở Việt Nam ngày càng đƣợc mở rộng, quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản
ngày càng tăng lên nhanh chóng. Với nhu cầu tăng vốn, tạo lợi thế cạnh tranh, 3
NHTM Nhà nƣớc đã tiến hành cổ phần hóa là Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank) và
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV). Các NHTM Nhà nƣớc ở
Việt Nam cũng đã thể hiện nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa, nâng cao chất
lƣợng các sản phẩm, dịch vụ, mở rộng đầu tƣ sang một số lĩnh vực có liên quan đến
ngành kinh doanh lõi là tài chính ngân hàng nhƣ bảo hiểm, chứng khoán. Năng lực
quản trị của các NHTM Nhà nƣớc cũng ngày càng đƣợc cải thiện. Điều này đƣợc
minh chứng qua việc các NHTM Nhà nƣớc đã nhận đƣợc nhiều giải thƣởng do
nhiều tổ chức, tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bình chọn. Với
những bƣớc phát triển nêu trên, tỷ lệ lợi nhuận rịng của các NHTM Nhà nƣớc cũng
đã có sự tăng trƣởng mạnh mẽ.
Các NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt với áp lực
cạnh tranh lớn, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO (1/2007). Về tổng thể,
các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đƣợc
đánh giá là khá rộng rãi. Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng liên
doanh tại Việt Nam ngay từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Về phạm vi hoạt
động và loại hình dịch vụ ngân hàng, các tổ chức tín dụng (TCTD) nƣớc ngồi hoạt
động tại Việt Nam đƣợc cho phép cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng
nhƣ: cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị
trƣờng tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh, mơi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung
cấp dịch vụ thanh tốn, tƣ vấn và thơng tin tài chính. Việc thâm nhập ngày càng
mạnh mẽ của các TCTD nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam chắc chắn gây ra một
áp lực cạnh tranh không nhỏ tới các NHTM nói chung và các NHTM Nhà nƣớc ở
Việt Nam nói riêng.

Bản thân các NHTM Nhà nƣớc cũng cịn tồn tại khá nhiều hạn chế trong quá
trình quản trị, triển khai hoạt động kinh doanh nhƣ: quy mô vốn nhỏ, hệ số an toàn

3


vốn thấp, nợ xấu cịn cao do những khó khăn từ khu vực sản xuất kinh doanh chƣa
đƣợc khắc phục triệt để; hiệu suất sinh lời thấp, quy mô thu nhập sau rủi ro thấp hơn
nhiều so với một số nƣớc trong khu vực; cơ cấu thu nhập còn nặng về thu lãi, thu từ
hoạt động ngân hàng bán buôn, trong khi đó thu từ dịch vụ, từ bán lẻ còn chiếm tỷ
trọng thấp; năng lực quản trị của các ngân hàng cịn hạn chế, mơ hình tổ chức quản
lý chƣa đƣợc tập trung hóa, thiếu các cơng cụ để lƣợng hóa và phịng ngừa rủi ro….
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM Việt Nam đã ngày càng chú
trọng đến vấn đề nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong đó có việc xây
dựng VHDN. Nhiều NHTM thậm chí đã có những nghiên cứu nhằm xây dựng
chiến lƣợc phát triển VHDN của riêng mình. Những nghiên cứu về VHDN tại các
NHTM Việt Nam của các học giả cũng ngày càng nhiều hơn, thể hiện qua số lƣợng
các bài đăng tạp chí khoa học và các đề tài nghiên cứu ngành quản trị kinh doanh
các cấp liên quan đến chủ đề VHDN. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2015, vẫn chƣa
có đề tài nghiên cứu nào phân tích một cách khoa học, có hệ thống về sự thay đổi,
điều chỉnh các đặc điểm, mơ hình VHDN của các NHTM Việt Nam trong tiến trình
Việt Nam hội nhập quốc tế.
Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Văn hóa doanh nghiệp tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - Phân tích
trường hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài cho luận án
tiến sỹ của mình. Luận án đƣợc thiết kế nhằm đánh giá các cấp độ VHDN, xác định
mơ hình VHDN và sự thay đổi của các cấp độ VHDN, mơ hình VHDN tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giữa hai thời kỳ trƣớc và sau khi Việt Nam gia
nhập WTO.
Tác giả lựa chọn Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng làm trƣờng hợp nghiên

cứu điển hình của luận án với một số lý do chính nhƣ sau:
(1) Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng là một trong những NHTM lớn và có
truyền thống nhất của Việt Nam (việc nghiên cứu VHDN của một đơn vị sẽ có ý
nghĩa hơn nếu đơn vị đó đủ lớn về quy mơ và có bề dày truyền thống để nghiên cứu
đƣợc sự thay đổi trong các đặc điểm VHDN);

4


(2) Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng là một NHTM Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc
sở hữu vốn chi phối và từng chịu tác động của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp
trƣớc đây. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng lại đƣợc nhiều chuyên gia
đánh giá là một trong những NHTM Việt Nam năng động và có tốc độ phát triển
nhanh nhất sau thời kỳ mở cửa. Vì vậy, phân tích VHDN của Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng sẽ cho chúng ta thấy đƣợc một trƣờng hợp điển hình thú vị trong sự
thay đổi VHDN của một doanh nghiệp Nhà nƣớc trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Để có cơ sở đánh giá sự thay đổi VHDN của Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng trong tiến trình hội nhập quốc tế, căn cứ những phân tích nêu trên về nhiều
yếu tố khác biệt giữa loại hình NHTM Nhà nƣớc với các loại hình NHTM khác
(NHTM tƣ nhân, NHTM liên doanh, NHTM 100% vốn nƣớc ngồi), trong nghiên
cứu của mình, tác giả đã mở rộng khảo sát tới một số NHTM có sự tƣơng đồng nhất
định với Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng là Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank), và
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Tác giả kỳ vọng, kết quả nghiên cứu điển hình về VHDN tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam sẽ cung cấp thêm cả cơ sở lý luận và thực tiễn cho
các nghiên cứu mở rộng về VHDN tại các NHTM Nhà nƣớc nói riêng và các
NHTM ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về VHDN nói chung

và VHDN trong các NHTM nói riêng. Có thể tóm tắt các vấn đề nổi bật đã đƣợc đề
cập trong một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau:
Về khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về VHDN. Một số học giả đƣa
ra cái nhìn mang tính khái qt, tổng quan về VHDN nhƣ “VHDN đơn giản là cách
thức mà doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh của mình” (Deal và
Kennedy,1988, tr.56), “VHDN là chất keo kết dính tồn bộ tổ chức lại với nhau
bằng cách cung cấp sự cố kết và liên kết mạch lạc giữa từng bộ phận nhỏ của
5


doanh nghiệp” (Schneider, 1988, tr.232), hay “VHDN là toàn bộ những nhân tố
văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động
kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó” (Dƣơng Thị Liễu,
2008, tr.22).
Một số học giả, khi đƣa ra khái niệm về VHDN lại nhấn mạnh đến ý nghĩa,
tầm quan trọng của các yếu tố, giá trị văn hóa vơ hình trong doanh nghiệp. Các yếu
tố văn hóa vơ hình trong doanh nghiệp có thể bao gồm: các giả định tinh thần
(Ravasi & Schultz, 2006), thái độ (Allan., Dobson & Walters, 1989), thói quen,
truyền thống, các triết lý, giá trị cốt lõi, quan niệm (Schein, 2004), niềm tin, kỳ
vọng chung (Schwartz & David, 1981) và thậm trí cả phƣơng pháp tƣ duy (Đỗ Thị
Phi Hoài, 2009), tồn tại phổ biến trong doanh nghiệp; các yếu tố văn hóa vơ hình
này đƣợc tồn bộ các thành viên trong doanh nghiệp chia sẻ, thừa nhận và định hình
thành những chuẩn mực hành vi ứng xử của họ và có xu hƣớng tự lƣu truyền,
thƣờng trong thời gian dài (Kotter & Heskett, 1992).
Một số học giả, khi đƣa ra định nghĩa về VHDN, ngồi việc đề cập đến các
yếu tố văn hóa vơ hình, cịn đề cập đến các yếu tố hữu hình của VHDN nhƣ các
biểu tƣợng, lễ nghi, sự kiện, các vật thể, kiến trúc, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp. Chính những yếu tố văn hóa hữu hình sẽ giúp các thành viên trong
doanh nghiệp, đặc biệt là các thành viên mới hiểu và thấm nhuần các yếu tố VHDN

vơ hình (niềm tin, giá trị, …) một cách nhanh chóng hơn.
Một số học giả, trong định nghĩa về VHDN, cũng đã thể hiện một số nội dung
quan trọng khác nhƣ: VHDN do chính các thành viên doanh nghiệp tạo ra trong quá
trình hoạt động kinh doanh và trong mối quan hệ với môi trƣờng xã hội, tự nhiên của
mình; nó tồn tại trong suốt q trình phát triển của doanh nghiệp, có thể thay đổi theo
thời gian nhƣng luôn thể hiện đƣợc bản sắc riêng của doanh nghiệp.
Vai trị của văn hóa doanh nghiệp
Các nghiên cứu đã chỉ ra một số vai trò nổi bật của VHDN đóng góp cho sự phát
triển của doanh nghiệp nhƣ:

6


Đề cập đến vai trị của VHDN trong việc hình thành đặc điểm, bản sắc, nền
tảng sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp, Đào Duy Quát (2007, tr.22) cho rằng:
tinh túy nhất trong văn hóa của một doanh nghiệp là những phẩm chất văn hóa của
mọi thành viên trong doanh nghiệp nhƣ lịng u nghề, u cơng ty, tinh thần ham
học, đổi mới ..... Những yếu tố trên cũng chính là sự thể hiện của phong cách, bản
sắc và nền tảng sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp.
Về vai trò của VHDN trong việc phản ánh các giá trị cốt lõi, tầm nhìn chiến
lƣợc, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, Jim Collins và
Jerry Porras (2004, tr.85) khẳng định: muốn có doanh nghiệp đạt đẳng cấp cao
trên thƣơng trƣờng, một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải có một nền văn
hóa tập thể mạnh mẽ và những bản sắc riêng của mình. Đinh Cơng Hiệp (2007,
tr.39), trong bài “Văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển kinh tế xã hội” tại Tạp chí
Kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng cho rằng, đối với các doanh nghiệp, việc xây
dựng đƣợc VHDN mạnh và thích ứng là điều kiện cần thiết và quan trọng để quảng
bá thƣơng hiệu, mở rộng quan hệ bạn hàng, mở rộng quan hệ thị thƣờng và tăng
cƣờng năng lực cạnh tranh.
VHDN cũng đƣợc cho rằng đóng vai trị quan trọng trong việc tăng cƣờng

sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Dƣơng Thị Liễu (2008, tr.42), một
doanh nghiệp có văn hóa mạnh sẽ có điều kiện thu hút nhân tài và củng cố lòng
trung thành, những yếu tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh cạnh tranh của doanh
nghiệp. Lê Thị Kim Nga (2012, tr.52), trong bài viết “Văn hóa doanh nghiệp và
quản trị doanh nghiệp” cũng khẳng định, VHDN có khả năng tổng hợp liên kết sức
mạnh của các nguồn lực khác nhau, kiến tạo sự khác biệt độc đáo trên thị trƣờng, từ
đó giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh. Có khá nhiều nghiên cứu khác
về mối quan hệ giữa VHDN và các thành tố hình thành nên năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, trong đó Sousa-Poza (2001) khẳng định mối liên hệ tích cực giữa
việc thực thi các nội dung VHDN đến kết quả thực hiện Quản trị chất lƣợng tổng
thể TQM (Total Quanlity Management).

7


VHDN góp phần xây dựng mơi trƣờng làm việc đồn kết, hiệu quả trong doanh
nghiệp, nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Lund (2003) đã nghiên cứu
ảnh hƣởng của các loại hình VHDN tới mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên
thông qua bảng hỏi khảo sát các doanh nghiệp tại Mỹ. Kết quả cho thấy nhân viên có
mức độ thỏa mãn cơng việc cao hơn tại các doanh nghiệp hƣớng theo loại hình văn hóa
gia đình và sáng tạo. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp hƣớng theo loại hình văn hóa cạnh
tranh và thứ bậc đem lại ít sự thỏa mãn hơn tới nhân viên. Đỗ Minh Cƣơng (2009,
tr.73), trong bài “Văn hóa doanh nghiệp, một số vấn đề và giải pháp” nhận định rằng,
các doanh nghiệp thành công trong nƣớc và thế giới, đều rất coi trọng việc giáo dục
nhân viên bằng các giá trị và bản sắc văn hóa của mình, đồng thời cố gắng tạo ra điều
kiện vật chất và tinh thần để nguồn vốn con ngƣời có hứng khởi trong lao động, thỏa
mãn trong cơng việc, cống hiến hết mình cho tổ chức.
Phân loại văn hóa doanh nghiệp
Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, các học giả đã đƣa ra một số phƣơng
án khác nhau nhằm phân loại VHDN:

Handy (1993), mở rộng các nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơ cấu tổ chức
và VHDN, mô tả VHDN theo 4 loại: Văn hóa quyền lực (quyền lực đƣợc tập trung
trong một nhóm nhỏ hoặc một nhân vật trung tâm); Văn hóa vai trị (các vị trí cơng
việc đƣợc phân bổ theo một cấu trúc hệ thống); Văn hóa nhiệm vụ (các nhóm đƣợc
thành lập để giải quyết các vấn đề cụ thể, quyền lực đƣợc trao cho nhóm để thực
hiện nhiệm vụ) và Văn hóa cá nhân (mọi cá nhân đều tin rằng mình vƣợt trội và
quan trọng với tổ chức).
Cooke & Lafferty (1987), đƣa ra Bảng kê VHDN với mƣời hai quy tắc,
phong cách ứng xử đƣợc chia thành ba nhóm: nhóm văn hóa xây dựng, nhóm văn
hóa thụ động, nhóm văn hóa cạnh tranh. Theo đó, ở nhóm văn hóa xây dựng, các
thành viên đƣợc khuyến khích để tƣơng tác với nhau, khuyến khích làm việc nhóm,
hỗ trợ nhau cùng hồn thành nhiệm vụ chứ khơng chỉ lo nghĩ đến cơng việc của
riêng mình. Ở nhóm văn hóa thụ động, các thành viên tin rằng các mối tƣơng tác
với những ngƣời khác trong doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở không ảnh hƣởng, tác
8


động hoặc đe dọa tính riêng tƣ và quyền lợi của mỗi ngƣời. Trong nhóm văn hóa
cạnh tranh, các thành viên chỉ giao tiếp với nhau khi thực hiện nhiệm vụ và ln có
tinh thần cạnh tranh cao để bảo vệ vị trí, quyền lợi của họ.
Cameron & Quinn (2011) dựa trên lý thuyết về Khung giá trị cạnh tranh, so
sánh mức độ phân cực của mỗi doanh nghiệp về tính linh hoạt so với sự ổn định, và
mức độ tập trung nội bộ so với bên ngoài, đã chia VHDN thành 4 loại: Văn hóa gia
đình (Clan), văn hóa thứ bậc (Hierarchy), văn hóa cạnh tranh (Market) và văn hóa
sáng tạo (Adhocracy).
Trong khi mơi trƣờng văn hóa gia đình tạo sự thân thiện giữa tất cả các cấp
quản trị, từ lãnh đạo tới nhân viên, chú trọng đến làm việc nhóm thì mơi trƣờng văn
hóa thứ bậc hình thành mối quan hệ giữa các cấp thể hiện tính tơn ti, trật tự và luôn
phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định do tổ chức đặt ra. Trong khi văn hóa cạnh
tranh coi việc hồn thành nhiệm vụ, đạt và vƣợt mục tiêu đề ra luôn là ƣu tiên số

một của doanh nghiệp thì văn hóa sáng tạo lại chú trọng đến việc tạo khơng gian
tự do nhất có thể đối với nhân viên.
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của văn hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, Kotter & Heskett (1992, tr.179) đƣa ra phân tích về VHDN mạnh và yếu.
Theo đó, các doanh nghiệp đƣợc coi là có văn hóa mạnh khi từ đội ngũ lãnh đạo
đến đơng đảo nhân viên cùng nhau chia sẻ về tầm nhìn, niềm tin và những giá trị
của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, doanh nghiệp có mức văn hóa yếu khi có rất ít sự liên
kết, thống nhất về giá trị của tổ chức và doanh nghiệp.
Cũng nghiên cứu về mức độ văn hóa doanh nghiệp mạnh, yếu,

Nguyễn

Mạnh Quân (2004, tr.276) cho rằng, ở những doanh nghiệp có đặc trƣng văn hóa
mạnh, ln có sự thống nhất về những gì đƣợc coi là quan trọng, về thế nào là hành
vi “đúng đắn” và do đó nhân viên sẽ gắn bó, trung thành với tổ chức hơn, kết quả
hoạt động và hiệu quả tổ chức cũng cao hơn so với những nơi có văn hóa doanh
nghiệp yếu (những nơi mà khơng có sự phân biệt rõ ràng điều gì là quan trọng, điều
gì khơng, các quyết định đƣợc đƣa ra thiếu nhất quán và nơi mà sự mơ hồ làm giảm
sự nhiệt tình, quyết tâm của nhân viên).
9


Các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của văn hóa doanh
nghiệp
Theo Schein (2004, tr.85), hai yếu tố chính tác động đến sự hình thành và
phát triển của VHDN chính là (1) sự thích ứng của doanh nghiệp với mơi trường
bên ngồi và (2) sự hài hịa ở mơi trường bên trong doanh nghiệp. Sự thích ứng với
mơi trƣờng bên ngồi phản ánh một sự tiếp cận phát triển, theo đó, VHDN đƣợc
hình thành dựa trên yêu cầu cần tồn tại song song với những biến động của các yếu
tố bên ngồi nhƣ mơi trƣờng chính trị, văn hóa, cơng nghệ ... Sự hài hịa bên trong

lại là một chức năng nhằm xây dựng một “cấu trúc xã hội” phù hợp trong doanh
nghiệp. Cấu trúc xã hội đó đƣợc xây dựng nhằm phù hợp với đặc thù loại hình kinh
doanh của doanh nghiệp, phù hợp với triết lý, sứ mệnh mà doanh nghiệp (người
lãnh đạo doanh nghiệp) lựa chọn, hay phù hợp với cấu trúc nhân sự, tổ chức của
doanh nghiệp.
Theo Dƣơng Thị Liễu (2008, tr23-33), có 3 yếu tố chính ảnh hƣởng đến sự
hình thành VHDN, đó là: văn hóa dân tộc, nhà lãnh đạo doanh nghiệp (đặc biệt là
những nhà sáng lập doanh nghiệp) và những giá trị văn hóa học hỏi được. Dƣơng
Thị Liễu cho rằng, sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên VHDN là một điều tất
yếu do VHDN là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Về yếu tố lãnh
đạo doanh nghiệp, qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tƣ tƣởng và
tính cách của các nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu lên VHDN. Tuy nhiên, trong cùng một
doanh nghiệp, các thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị khác nhau
và tác động ở mức độ khác nhau lên VHDN. Về những giá trị văn hóa học hỏi được,
hay những giá trị văn hóa của doanh nghiệp do tập thể nhân viên của doanh nghiệp
tạo dựng nên là rất phong phú nhƣ những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp,
những giá trị học hỏi đƣợc từ doanh nghiệp khác, những giá trị văn hóa đƣợc tiếp
nhận trong q trình giao lƣu với nền văn hóa khác, những giá trị do một hay nhiều
thành viên mới đến mang lại.
Nguyễn Mạnh Quân (2004, tr.320-327), cũng nhấn mạnh vai trò của phong
cách lãnh đạo đối với việc hình thành VHDN. Ông đề cập chi tiết đến hai hệ thống
10


công cụ tác động đến việc phát triển VHDN là việc quản lý hình tượng và các hệ
thống trong tổ chức. Về việc quản lý hình tượng, ơng cho rằng ngƣời lãnh đạo, quản
lý doanh nghiệp cần định nghĩa rõ những giá trị đạo đức, triết lý mong muốn và tìm
cách sử dụng các cơng cụ biểu tƣợng (biểu trƣng, khẩu hiệu, ấn phẩm ….) để diễn
đạt chúng. Về việc quản lý các hệ thống trong tổ chức, ông cho rằng cần phân định
rõ các hệ thống chung về quản trị tác nghiệp (điều lệ, quy định, quy tắc….), các hệ

thống đạo đức chính thức, hệ thống các giá trị chủ đạo và hệ thống các nhóm (chính
thức và phi chính thức) của tổ chức nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả vào việc
hình thành và phát triển bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.
Trong bài viết “Những yếu tố tác động đến nhân cách doanh nhân và văn
hóa kinh doanh Việt Nam”, Đỗ Minh Cƣơng (2013, tr.55-65) đã cập đến 4 yếu tố
bên ngoài tác động đến việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh, VHDN
gồm: Điều kiện tự nhiên và phương thức sản xuất (giải thích sự khác biệt văn hóa
giữa các doanh nghiệp xuất phát từ các điều kiện và phƣơng thức sản xuất khác
nhau); Tổ chức xã hội truyền thống (giải thích ảnh hƣởng của văn hóa dân tộc tới
VHDN); Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế (tác động của quá trình giao thƣơng,
giao lƣu văn hóa, hội nhập quốc tế tới những thay đổi trong VHDN); Thể chế quản
lý và thành phần, thái độ cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên (giải
thích q trình biến đổi VHDN do tác động của những biến đổi về thể chế chính trị,
kinh tế). Nghiên cứu về các yếu tố bên trong tác động đến việc hình thành và phát
triển VHDN, ngoài yếu tố phong cách lãnh đạo, Đỗ Minh Cƣơng (2009, tr.75-76)
đề cập thêm hai yếu tố khác là cấu trúc tổ chức và thể chế, cơ chế quản lý.
Tổng hợp quan điểm, ý kiến của các học giả nêu trên, chúng ta có thể thấy
rằng, sự hình thành và phát triển VHDN của một đơn vị chịu sự tác động của rất
nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong đơn vị đó. Các yếu tố bên ngồi có thể là các
yếu tố vĩ mơ nhƣ tình hình chính trị, lịch sử, văn hóa địa phƣơng, mức độ phát triển
của khoa học công nghệ, lĩnh vực kinh doanh của đơn vị đến những yếu tố “vi mơ”
hơn nhƣ chính VHDN của đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Các yếu tố
bên trong chủ yếu liên quan đến giá trị, tầm nhìn, niềm tin mà doanh nghiệp theo

11


đuổi, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, cấu trúc tổ chức, cơ chế quản lý
của doanh nghiệp hay phong cách của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Tóm lại, có
thể nói VHDN đƣợc hình thành và phát triển chính là do sự thích nghi, điều chỉnh

của doanh nghiệp với các yếu tố thuộc về môi trƣờng bên trong và bên ngồi của nó.
Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp
Schein (2004) đƣa ra mơ hình 3 cấp độ VHDN, bao gồm: (1) Cấu trúc văn hóa
hữu hình, (2) Những giá trị được thống nhất và (3) Những ngầm định cơ bản. Đồng
thời, ông phân loại doanh nghiệp theo mức độ doanh nghiệp thoả mãn các đặc điểm
của 3 cấp độ văn hóa này.
(1) Cấp độ một: Cấu trúc văn hóa hữu hình (Artifacts): bao gồm tất cả những
hiện tƣợng và sự vật mà một ngƣời có thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận khi lần
đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp.
(2) Cấp độ hai: Những giá trị chung được thống nhất (Espoused Values): bao
gồm những giá trị, chiến lƣợc, triết lý chung đƣợc thống nhất, tán thành trong đông đảo
ngƣời lao động và lãnh đạo doanh nghiệp.
(3) Cấp độ ba: Những ngầm định cơ bản (Basic Underlying Assumptions) bao
gồm những nhận thức, niềm tin, suy nghĩ, tình cảm chung đƣợc chia sẻ, ăn sâu trong
tiềm thức, tâm lý của các thành viên doanh nghiệp và trở thành điều mặc nhiên đƣợc
công nhận.
Đỗ Minh Cƣơng (2001) đã mở rộng mô hình 3 cấp độ VHDN của Schein
bằng mơ hình cấu trúc 6 lớp nhằm phân loại VHDN, bao gồm: Hệ tƣ tƣởng, triết lý;
Hệ thống giá trị; Phong tục, tập qn, thói quen; Các truyền thuyết, tín ngƣỡng;
Hoạt động văn hóa nghệ thuật; Hành vi ứng xử, lối hành động chung, khơng khí
tâm lý chung của doanh nghiệp.
Đo lường văn hóa doanh nghiệp
Daniel Denison (1990), đƣa ra bốn đặc điểm văn hóa làm cơ sở cho mơ hình
khảo sát VHDN DOCS của mình gồm: sứ mệnh, khả năng thích ứng, sự tham gia và
tính nhất quán.
12


×