Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận Luật Dân sự (Phân tích và cho ví dụ minh họa về Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.95 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VÀ CHO VÍ DỤ MINH HỌA VỀ ĐIỀU 420 BỘ
LUẬT DÂN SỰ 2015................................................................................................1
1. Sự cần thiết của quy định về “Thực hiện hợp đồng khi có hồn cảnh thay đổi cơ
bản” tại Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015.....................................................................2
2. Nội dung của Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015........................................................2
3. Ví dụ minh họa về Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015................................................7
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ VIỆC ÁP DỤNG ĐIỀU 420 BỘ
LUẬN DÂN SỰ 2015 TRONG THỰC TIỄN CUỘC SỐNG..................................9
1. Xác định trường hợp “Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết
trước thì hợp đồng đã khơng được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung
hoàn toàn khác”.........................................................................................................9
2.Phân biệt, làm rõ các khái niệm “thiệt hại” và “các chi phí để thực hiện hợp
đồng”.......................................................................................................................10
3. Bảo vệ quyền lợi của bên có lợi ích bị ảnh hưởng trong quá trình đàm phán sửa
đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc.................................................11
4. Vai trò của Trọng tài thương mại.........................................................................11
5. Giới hạn sửa đổi hợp đồng của cơ quan xét xử...................................................12
6.Về tính chất khơng lường trước được của hoàn cảnh thay đổi cơ bản.................13
KẾT LUẬN.............................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Hiện nay, tại Việt Nam, vấn đề loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do
“hoàn cảnh thay đổi” mới đây được ghi nhận tại Điều 420 Bộ luật dân sự 2015 với
tên gọi là “Thực hiện hợp đồng khi có hồn cảnh thay đổi cơ bản”. Tuy nhiên, quy
định này vẫn còn được biết đến và áp dụng trong thực tiễn pháp lý một cách hạn


chế. Vấn đề cải cách và hoàn thiện hệ thống hệ thống pháp luật của nước ta phù
hợp với nhu cầu hội nhập quốc tế được đặt ra hết sức cấp thiết, đồng thời, khẳng
định việc ghi nhận quy định về thực hiện hợp đồng khi có hồn cảnh thay đổi trong
pháp luật Việt Nam hiện hành là cần thiết. Do đó, em xin lựa chọn đề bài số 2:
“Phân tích và cho ví dụ minh họa về Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015. Nêu quan
điểm cá nhân về việc áp dụng quy định này trong thực tiễn cuộc sống” để nghiên
cứu. Bài làm cịn nhiều điều chủ quan, thiếu xót, mong thầy cơ góp ý, chỉnh sửa,
bổ sung để đề tài được hồn thiện hơn.

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VÀ CHO VÍ DỤ MINH HỌA VỀ
ĐIỀU 420 BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Bộ luật Dân sự năm 2005 khơng có quy định cụ thể về việc thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trong một số văn bản luật chuyên ngành, đã
tồn tại bóng dáng của việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
nhưng nội dung của các quy định này khơng hồn tồn giống nhau về bản chất
pháp lý. Ví dụ Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung
năm 2010) quy định về việc thay đổi phí bảo hiểm do cơ sở tính phí bảo hiểm thay

1


đổi. Điều 420 Bộ luận Dân sự 2015 là một bước tiến mới của pháp luật Việt Nam
trong vấn đề hợp đồng.

1. Sự cần thiết của quy định về “Thực hiện hợp đồng khi có hồn cảnh thay
đổi cơ bản” tại Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015
Thứ nhất, quy định mới này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh xã hội ở Việt
Nam thường xuyên có sự biến động lớn cả về biên độ và chu kỳ thì sự cứng nhắc
của pháp luật trong nhiều trường hợp sẽ làm giảm tính hiệu quả của pháp luật hợp

đồng.
Thứ hai, quy định này nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong
hợp đồng, phù hợp với thông lệ quốc tế, với nguyên tắc Win-Win trong kinh
doanh.
Thứ ba, quy định này cũng xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng, thiện chí
trong quan hệ dân sự.
2. Nội dung của Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015
Mục đích giao kết hợp đồng của các bên có thể đạt được hay khơng khơng
chỉ phụ thuộc vào việc bên kia có tuân thủ hợp đồng hay khơng, mà cịn phụ thuộc
vào những điều kiện, hồn cảnh khách quan mang lại. Do đó, nếu hồn cảnh thực
hiện hợp đồng thay đổi cơ bản khiến cho một bên có thể bị thiệt hại nghiêm trọng
nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì theo yêu cầu của bên đó, hợp đồng có thể
chấm dứt hoặc sửa đổi nhằm bảo đảm sự cân bằng về quyền và lợi ích hợp pháp
của cá bên.

2


2.1. Điều kiện để xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 như
sau:
“Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao
kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về
sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng
đã khơng được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà khơng có sự thay đổi nội dung hợp
đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong
khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn,
giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”
Thứ nhất, sự thay đổi hồn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi
giao kết hợp đồng. Sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng phải có tính khách
quan, tức là khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng như
bão lũ, cháy, đình cơng, bạo động, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền..
Thứ hai, tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước
được về sự thay đổi hoàn cảnh. Theo quy định này, hoàn cảnh thay đổi xáy ra sau
khi hợp đồng đã được giao kết và các bên không thể lường trước về sự thay đổi
3


này. Tức là, sự thay đổi của hoàn cảnh nằm ngồi ý chí của các bên. Quy định này
cũng thể hiện tính khách quan của sự thay đổi hồn cảnh thực hiện hợp đồng.
Thứ ba, hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp
đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn
khác. Theo quy định này, sự thay đổi của hoàn cảnh thực hiện hợp đồng làm cho
các bên không thể thực hiện hợp đồng theo những điều khoản đã ký kết. Mức độ
của sự thay đổi của hồn cảnh có thể khiến cho việc giao kết hợp đồng sẽ không
được diễn ra hoặc diễn ra với nội dung khác. Nếu như các bên biết trước sự thay
đổi của hoàn cảnh mà vẫn giao kết hợp đồng với nội dung trước đó thì hợp đồng sẽ
khơng thẻ thực hiện được hoặc viêc thực hiện hợp đồng sẽ gây ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Thứ tư, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà khơng có sự thay đổi nội dung
hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Đây là quy định nhằm xác
định mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng. Việc thay
đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng dẫn đến các bên buộc phải thay đổi nội dung của
hợp đồng đã được giao kết trước đó. Nếu như khơng thay đổi nội dung của hợp

đồng thì sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Thiệt hại nghiêm trọng được
để cập ở đây được hiểu là nếu thiệt hại xảy ra, thì một trong các bên khơng đạt
được mục đích giao kết hợp đồng.
Thứ năm, bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn
chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Đây là quy định nhằm xác định
nghĩa vụ của bên bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của hồn cảnh thực hiện hợp đồng.
Nếu như bên có lợi ích bị ảnh hưởng yêu cầu chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng thì
bản thân họ cũng có nghĩa vụ ngặn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của sự thay
4


đổi hồn cảnh đến lợi ích của mình. Khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng đưa ra u cầu
chấm dứt hoặc thay đổi nội dung hợp đồng thì phải chứng minh đầy đủ các điều
kiện, đặc biệt phải chứng minh mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn
không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích từ sự thay đổi đó.
2.2. Quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng
Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 như
sau:
“Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng
có quyền u cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.”
Khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh
hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại nhằm làm thay đổi các nội dung của
hợp đồng đã được ký kết trước đó. Tuy nhiên, quyền này phải được thực hiện trong
một thờ hạn hợp lý kể từ khi sự thay đổi của hoàn cảnh diễn ra trên thực tế. Nếu
hết thời hạn được coi là hợp lý đó mà bên có lợi ích bị ảnh hưởng khơng u cầu
bên kia đàm phán lại thì coi như họ đã khơng có nhu cầuđàm phán để thay đổi nội
dung của hợp đồng và phải chấp nhận thiệt hại xảy ra đó.
2.3. Vai trị của Tịa án trong trường hợp thực hiện hợp đồng khi có hồn cảnh
thay đổi cơ bản

Nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 như
sau:
“Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng
trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

5


b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do
hồn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc
chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp
đồng nếu được sửa đổi.”
Khi có đủ 5 điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự
2015 mà các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một
thời hạn hợp ly thì một trong các bên có quyền u cầu Tịa án:
+ Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
+ Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do
hồn cảnh thay đổi cơ bản.
Tịa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc
chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp
đồng nếu được sửa đổi.
2.4. Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong quá trình đàm phán sửa đổi,
chấm dứt hợp đồng
Nội dung này được quy định tại khoản 4 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 như
sau:
“Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết
vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.”

Về nguyên tắc, khi hợp đồng có hiệu lực thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ
theo hợp đồng, cho nên trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa

6


án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo
hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Ví dụ minh họa về Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015
A và B đã ký hợp đồng về mặt bằng để buôn bán với giá thuê nhà rất cao
trong vòng 20 năm bởi khu vực có giáp với trung tâm thương mại,.. Tuy nhiên sau
5 năm bn bán có lãi ổn định thì đến năm thứ 6 cơ quan nhà nước quy hoạch khu
vực này, trong đó có trung tâm thương mại để làm đường ray xe lửa. Điều này dẫn
tới việc kinh doanh, buôn bán của A bị ảnh hưởng rất lớn. Doanh thu giảm xuống
tới 80% vì khơng cịn khách hàng. A đã có các hoạt động nhằm cải thiện tình hình
như kiến nghị xem xét lại quyết định quy hoạch của cơ quan nhà nước hay các
chiến dịch mới nhằm thu hút khách hàng nhưng khơng có hiệu quả. Trong trường
hợp này nếu tiếp tục hợp đồng thì A sẽ bị thiệt hại rất lớn.
Trong trường hợp này, việc quy hoạch của cơ quan nhà nước được xác định
là hoàn cảnh thay đổi cơ bản vì:
+ Đây là một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xảy ra sau
thời điểm giao kết hợp đồng 6 năm. Cả bên A và bên B đều không thể áp đặt ý chí
chủ quan của mình tới sự việc này nên việc quy hoạch của cơ quan nhà nước là
một nguyên nhân hoàn toàn khách quan.
+ Tại thời điểm giao kết hợp đồng, cả hai bên chủ thể đều không thể lường
trước được, biết trước được kế hoạch quy hoạch của cơ quan nhà nước 6 năm sau
đó. Sự thay đổi này hồn tồn nằm ngồi phạm vi ý chí của A và B.
+ Nếu khi giao kết hợp đồng, 2 bên biết được kế hoạch quy hoạch trung tâm
thương mại của cơ quan nhà nước thì các điều khoản của hợp đồng có thể được


7


thay đổi với nội dung khác như giảm giá thuê mặt bằng, giảm thời hạn cho thuê,..
hoặc thậm chí hợp đồng sẽ không được giao kết.
+ Nếu vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng mà khơng có sự sửa đổi thì thiệt hại
đối với việc kinh doanh của A sẽ rất nghiêm trọng. Doanh thu giảm xuống tới 80%
vì khơng còn khách hàng do trung tâm thương mại đã được quy hoạch để làm
đường ray xe lửa.
+ Bên A - bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà khơng thể ngăn
chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích như kiến nghị với cơ quan nhà
nước về viếc xem xét lại quyết định quy hoạch trung tâm thương mại hay các
chiến dịch mới nhằm thu hút khách hàng nhưng khơng có hiệu quả.
Vì những lý do trên, quyết định quy hoạch của cơ quan nhà nước chính là
hồn cảnh thay đổi cơ bản và bên A có quyền yêu cầu bên B đàm phán lại hợp
đồng trong một thời hạn hợp lý. Nếu trong thời hạn đó, hai bên không thể thỏa
thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên
có thể yêu cầu Tòa án: Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hoặc sửa đổi
hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên do hồn cảnh thay
đổi cơ bản. Tịa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp
việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện
hợp đồng nếu được sửa đổi.
Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ
việc, bên A vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng như nghĩa vụ trả tiền
thuê mặt bằng, nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê,..Bên B vẫn phải thực hiện nghĩa vụ
đảm bảo quyền sử dụng tài sản cho bên A. Nếu trường hợp hai bên có thỏa thuận
hỗn thực hiện nghĩa vụ trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng,
8



Tịa án giải quyết vụ việc thì A và B sẽ không phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp
đồng nữa.

CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ VIỆC ÁP DỤNG
ĐIỀU 420 BỘ LUẬN DÂN SỰ 2015 TRONG THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
Việc ghi nhận điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng vào pháp
luật Việt Nam, cụ thể là quy đinh tại Điều 420 Bộ luật dân sự 2015, là kết quả của
tiến trình cải cách tư pháp nói chung, hứa hẹn sự ưu việt của pháp luật Việt Nam
trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng giai đoạn tới; nhưng đồng thời cũng
đặt ra thách thức mới trong việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong cuộc sống. Theo quan điểm cá nhân,
em xét thấy có một số vấn đề cần được giải quyết triệt để trong áp dụng vào thực
tiễn cuộc sống với quy định này như sau:

1. Xác định trường hợp “Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên
biết trước thì hợp đồng đã khơng được giao kết hoặc được giao kết nhưng với
nội dung hoàn toàn khác”
Vấn đề này được quy định theo điểm c khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự
2015, là một trong năm điều kiện của hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Quy định này cần
được hướng dẫn cụ thể, bởi đây là điều kiện trung tâm để xác định sự thay đổi cơ
bản của hoàn cảnh. Quy định này cần được hướng dẫn cụ thể, bởi đây là điều kiện
trung tâm để xác định sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh.
Tiếp cận từ góc độ so sánh, bình luận chính thức của Bộ Nguyên tắc
UNIDROIT (Viện Quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tư
9

- The International



Institute for the Unification of Private Law) năm 1994 cho rằng: “Nếu việc thực
hiện nghĩa vụ có thể quy đổi ra tiền, chi phí thực hiện nghĩa vụ hoặc giá trị của
nghĩa vụ thay đổi từ 50% trở lên có thể được xem là thay đổi cơ bản”. Tuy nhiên,
nhận định trên không được các học giả ủng hộ, bởi vì họ cho rằng con số 50%
được đưa ra là quá thấp và có phần tùy tiện. Thực tiễn tài phán tại nhiều quốc gia
cũng thể hiện rằng sự thay đổi hoàn cảnh phải rất lớn mới được xem là hồn cảnh
thay đổi cơ bản. Ví dụ, Tịa án Đức thường yêu cầu phần chi phí tăng thêm phải
bằng hoặc hơn 150% chi phí ban đầu mới được coi là hồn cảnh thay đổi cơ bản,
trong khi Tịa án Nga thường yêu cầu mức tăng từ 100% trở lên so với chi phí ban
đầu. Để áp dụng trong thực tiễn Việt Nam, các nhà làm luật cần có các văn bản
hướng dẫn chi tiết hơn về tỷ lệ chi phí trong các loại hợp đồng cụ thể phù hợp với
điều kiện nước ta.
2.Phân biệt, làm rõ các khái niệm “thiệt hại” và “các chi phí để thực hiện hợp
đồng”
Khoản 3 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, trường hợp các bên không thể
thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, thì một trong các
bên có thể u cầu Tịa án sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, “Tòa án
chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp
đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được
sửa đổi”. Các khái niệm “thiệt hại” và “các chi phí để thực hiện hợp đồng” trong
điều luật này cần được làm rõ. Cụ thể, thiệt hại mà việc chấm dứt hợp đồng gây ra
cho bên nào sẽ được sử dụng để so sánh với các chi phí để thực hiện hợp đồng?
Thậm chí là có tính tốn đến chi phí, lợi ích của người thứ ba hay khơng?

10


3. Bảo vệ quyền lợi của bên có lợi ích bị ảnh hưởng trong quá trình đàm phán
sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc
Khoản 4 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trong quá trình đàm

phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng hay khi Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn
phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác”. Như vậy, “thỏa thuận khác” là căn cứ duy nhất để một trong các bên
có thể hỗn thực hiện nghĩa vụ. Vấn đề đặt ra là trong q trình Tịa án giải quyết
vụ việc, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời hay không? Với quy định hiện nay, nếu khơng thỏa thuận
được, bên cịn lại có thể cố tình trì hỗn giải quyết vụ việc tại Tịa án nhằm thu
được nhiều lợi ích hơn và tiếp tục thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên có lợi
ích bị ảnh hưởng. Quy định này chưa bảo vệ kịp thời cho bên yếu thế trong thời
gian chờ Tòa án đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo quan điểm cá nhân, em đề xuất cần giới hạn các loại nghĩa vụ mà các
bên tiếp tục thực hiện trong quá trình đàm phán, Tòa án giải quyết vụ việc, cần
xem xét mức độ thiệt hại của bên có lợi ích bị ảnh hưởng nếu tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ để đưa ra các quy định phù hợp nhất.
4. Vai trò của Trọng tài thương mại
Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ đề cập đến vai trị của Tịa án mà khơng
quy định vai trò của Trọng tài thương mại. Theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại
2010: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài, mà một
bên khởi kiện tại Tồ án thì Tồ án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận
trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Như vậy,
trong hoạt động thương mại, nếu các bên có thỏa thuận trọng tài thì trọng tài có

11


thẩm quyền giải quyết việc thực hiện hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản hay
khơng?
Theo quan điểm cá nhân, em đề xuất nên trao thẩm quyền giải quyết việc
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho cả Trọng tài thương mại để
quá trình đàm phán, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng diễn ra thuận tiện, linh hoạt và kịp

thời.
5. Giới hạn sửa đổi hợp đồng của cơ quan xét xử
Về quyền sửa đổi hợp đồng của Tịa án, có thể thấy hướng giải quyết là sửa
đổi hợp đồng của Tòa án bị hạn chế áp dụng hơn so với hướng giải quyết chấm dứt
hợp đồng. Trong khi quyền chấm dứt hợp đồng của Tòa án khơng kèm theo điều
kiện nào khác, thì quyền sửa đổi hợp đồng lại bị giới hạn: “Tòa án chỉ được quyết
định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt
hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng”. Quy định chặt chẽ như vậy
sẽ ngăn ngừa được các trường hợp Tòa án lạm dụng để can thiệp quá mức vào thỏa
thuận giữa các bên, tuy nhiên, quy định này cũng đồng thời đặt ra gánh nặng trong
việc áp dụng thực tế, bởi việc xác định thiệt hại “trong trường hợp chấm dứt hợp
đồng” và xác định “chi phí để thực hiện hợp đồng” là các vấn đề hết sức phức tạp
và khó khăn, khơng phải người xét xử nào cũng có đủ hiểu biết và trình độ để tính
tốn, đặc biệt là với các hợp đồng trong các lĩnh vực có tính đặc thù cao như kỹ
thuật, cơng nghệ thơng tin,… Hơn nữa, ngay cả khi Tịa ra quyết định sửa đổi hợp
đồng, thì việc sửa đổi các điều khoản cụ thể có được đặt trong chừng mực nào
khơng, hay hồn tồn dựa trên ý kiến chủ quan của người xét xử.
Theo quan điểm cá nhân, em đề xuất giới hạn phạm vi sửa đổi hợp đồng của
cơ quan xét xử, có thể thay đổi một số điều khoản của hợp đồng như thay đổi thời

12


hạn thực hiện nghĩa vụ, tăng hay giảm giá, số lượng,… Tuy nhiên, việc sửa đổi cần
bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Các điều khoản mới có hiệu lực thay thế cho các điều khoản đã bị sửa đổi;
+ Việc sửa đổi hợp đồng tuân theo hình thức của hợp đồng nếu hình thức là
bắt buộc, và việc sửa đổi hợp đồng có thể nằm trong phần phụ lục của hợp đồng;
+ Việc sửa đổi không được gây thiệt hại cho người thứ ba, trường hợp người
thứ ba có lợi ích liên quan từ hợp đồng thì việc sửa đổi phải được người thứ ba

đồng ý;
+ Việc sửa đổi hợp đồng phải tuân thủ các quy định về điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng;
+ Khơng làm thay đổi việc chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp cũng
như thời hiệu khởi kiện
6.Về tính chất khơng lường trước được của hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Theo điểm b,c khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015: “Tại thời điểm giao
kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh” ;
“Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã
khơng được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác”. So
sánh với diễn giải PICC (Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế- Principles
of International Commercial Contracts) của UNIDROIT về sự “tính đến hợp lý”
của bên bị bất lợi về hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi giao kết hợp đồng: “Ngay cả
khi sự thay đổi của hoàn cảnh xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, sự thay đổi hồn
cảnh đó khơng thể được coi là hồn cảnh thay đổi cơ bản nếu bên bị bất lợi có thể
tính đến hồn cảnh đó một cách hợp lý khi giao kết hợp đồng”. Khái niệm “tính
đến hợp lý” của PICC đã được minh họa cụ thể như sau: A ký hợp đồng cung cấp
cho B mặt hàng dầu thô tại nước X với giá cố định, thời hạn trong vòng 5 năm,
mặc dù tình hình chính trị tại nước X đang bất ổn tại thời điểm kí hợp đồng. Hai
13


năm sau, chiến tranh xảy ra dẫn đến khủng hoảng năng lượng và giá dầu thô tăng
mạnh. Trong trường hợp này, A không thể viện dẫn điều khoản hardship, bởi tại
thời điểm ký hợp đồng, A đáng lẽ phải tính đến tình hình chính trị bất ổn tại nước
X và dự liệu được tình hình đó sẽ có tác động lên giá dầu.
Như vậy, việc lường trước sự thay đổi của hoàn cảnh phải dựa trên thực tế
vụ việc, đồng thời phân định rõ sự thay đổi hoàn cảnh thuộc trường hợp có thể
lường trước được nhưng do bên bị bất lợi cố tình hoặc vơ tình khơng nhận thức
được (do năng lực dự đoán yếu kém), hay do bản chất sự thay đổi hồn cảnh đó là

khơng lường trước được. Việc quy định chặt chẽ và rõ ràng về vấn đề này sẽ có tác
dụng ràng buộc các bên phải có ý thức nghiên cứu cẩn thận, kĩ càng hơn trước khi
quyết định kí kết hợp đồng, từ đó làm cho môi trường giao dịch ổn định hơn và
giảm các tranh chấp khơng đáng có.

KẾT LUẬN
Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 là một quy định mới thể hiện sự tiến bộ trong
tư duy lập pháp và tham khảo kinh nghiệm quốc tế của các nhà làm luật Việt Nam,
đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đảm bảo quyền lợi của bên yếu thế trong thực hiện
hợp đồng. Tuy nhiên, đây là quy định mới và khá phức tạp. Để triển khai thi hành
trên thực tiễn, cần có sự nghiên cứu và nhìn nhận nghiêm túc từ phía nhà làm luật,
nhà nghiên cứu, đặc biệt là của các thẩm phán trong việc giải quyết các vụ việc liên
quan. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nên xem xét ban hành nghị
quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất Điều 420 Bộ luật Dân sự năm
2015, đặc biệt là đối với các vấn đề đã được trình bày trong bài viết này.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2005
2. Bộ luật Dân sự 2015
3. Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế PICC của UNIDROIT

15


PHỤC LỤC
Quy định của một số nước trên thế giới về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản

1.Theo pháp luật Pháp
Năm 2016, Bộ luật Dân sự Pháp trải qua một đợt sửa đổi quan trọng liên
quan đến luật nghĩa vụ . Việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi đã được
ghi nhận tại Điều 1195 Bộ luật Dân sự Pháp. Theo đó, nếu sau khi giao kết hợp
đồng, hoàn cảnh thay đổi cơ bản đến mức làm cho chi phí thực hiện nghĩa vụ đó
tăng lên, mà bên bị bất lợi không thể gánh chịu rủi ro về sự kiện này, họ có quyền
yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp đồng. Trong quá trình đàm phán lại hợp đồng,
bên bị bất lợi vẫn phải thực hiện nghĩa vụ. Nếu các bên không thỏa thuận được, các
bên có quyền hủy bỏ hợp đồng, hoặc cùng yêu cầu Tòa án sửa đổi hợp đồng. Nếu
sau một thời hạn hợp lý mà hai bên không thỏa thuận được, Tịa án, theo u cầu
của một bên, có quyền sửa đổi hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo
các điều kiện do Tòa án quyết định.
2. Theo pháp luật Đức
Năm 2002, Bộ luật Dân sự Đức có sửa đổi quan trọng và việc thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi đã được ghi nhận tại Điều 313. Khoản 1 Điều 313 quy
định rằng: nếu sau khi hợp đồng được giao kết mà hoàn cảnh thay đổi cơ bản đến
mức các bên sẽ không giao kết hợp đồng hoặc sẽ giao kết hợp đồng khác đi nếu họ
tiên liệu được sự thay đổi này, thì hợp đồng có thể được sửa đổi, trong chừng mực
xét theo hoàn cảnh liên quan. Khoản 3 Điều 313 quy định rằng, nếu việc sửa đổi
hợp đồng không thể thực hiện được hoặc khơng hợp lý cho một bên thì bên bị bất
lợi có quyền chấm dứt hợp đồng.

16



×